Bài thu hoạch môn kỹ thuật công nghệ truyền thông số

11 9 0
Bài thu hoạch môn kỹ thuật công nghệ truyền thông số

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới Hầu hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiế[.]

MỞ ĐẦU Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới Hầu hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến hay xem một trận thi đấu thể thao với truyền hình, họ có được cơ hội làm những việc đó Không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần tuý, ngày nay truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại Bộ phận an ninh sử dụng truyền hình như một công cụ bảo vệ, giám sát Ngành tàu điện ngầm dùng truyền hình để quản lý hệ thống đường tàu điện hay ngầm hay để điều khiển con tàu từ xa Các bác sĩ khám nội tạng bệnh nhân bằng camera hiển vi thay vì mổ Ngành giáo dục tiến hành đào tạo từ xa cũng thông qua truyền hình Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây Thế mạnh đặc trưng của truyền hình là cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh (Kết hợp âm thanh và ở mức độ nhất định cả với chữ viết) mang tính hẫp dẫn sinh động, trực tiếp và tổng hợp Từ đó, loại hình phương tiện truyền thông độc đáo, đặc biệt này tạo nên được ở người tiếp nhận thông tin hiệu quả tổng hợp tức thời về nhận thức và thẩm mỹ, trước hết là ở trình độ trực quan, trực cảm Bằng sự kết hợp các chức năng phản ánh- nhận thức thẩm mỹ- giải trí với nhau, truyền hình ngày càng thu hút được nhiều khán giả Vai trò, vị trí, ảnh hưởng và tác động của truyền hình đối với công chúng nói chung, quá trình hình thành và định hướng dư luận xã hội nói riêng đã và đang tăng lên nhanh chóng 1 NỘI DUNG I Tiến trình lịch sử ra đời của truyền hình 1 Khái quát về truyền hình Truyền hình thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông, hoạt động dựa trên nhiều thiết bị công nghệ, có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến cũng như truyền dẫn các tín hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp quang, hoặc cáp đồng trục Truyền hình đáp ứng cùng một lúc cả hai chức năng nghe và nhìn, những hình ảnh sẻ được trình chiếu trên các màn hình và âm thanh được phát trên hệ thống loa Truyền hình có tên tiếng Anh là Television, ngoài ra có các tên gọi khác như Tivi, Vô tuyến truyền hình hoặc ngắn gọn hơn chính là từ truyền hình 2 Sự ra đời của truyền hình 2.1 Sự ra đời của truyền hình trên Thế giới - Năm 1885: Paul Gottlied Nipkow, một sinh viên người Đức đã sáng tạo ra hệ thống Tivi cơ điện tử đầu tiên, bao gồm thiết bị quay và chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm Những bản thiết kế đó chỉ thực sự thành công sau khi có sự đóng góp của công nghệ ống phóng đại Và lúc này chiếc Tivi cũng vẫn chỉ dừng lại ở việc trình chiếu các bức hình tĩnh - Năm 1911: Hai nhà khoa học người Nga là Boris Rosing và học trò Vladimir Kosma Zwongrykin chế tạo thành công chiếc tivi sử dụng bộ phận hình gương để phát hình, công trình còn đang dang dở thì Boris Rosing bị Stalin bắt giam và qua đời 2 năm sau đó 2 - Năm 1920: Hai nhà khoa học Charles Francis Jenkins người Mỹ và John Logie Baird đã tạo ra mẫu tivi hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại Lúc này tivi đã có thể phát hình động và có âm thanh - Năm 1927: Một nhà khoa học trẻ người Mỹ có tên Philo Taylor Farnsworth, đã phát triển thành ống tia cực âm, một phát minh quan trọng trong việc phát tín hiệu điện tử Phát minh này được xem là bước đột phá lớn trong công nghệ truyền hình của nhân loại - Năm 1930: Năm bắt đầu cho kỷ nguyên của truyền hình với việc xuất hiện những chiếc tivi thương mại như EMI- Marconi và Baird với hai hệ thống tín hiệu 240 dòng quét và 405 dòng quét - Năm 1936: Ngày phát sóng đầu tiên của kỷ nguyên truyền hình được ghi nhận lại là ngày 2/11/1936 tại cung điện Alexandra ở thủ đô London, chương trình do hãng tin BBC phát sóng, vào thời điểm này được ghi nhận có khoảng 500 chiếc tivi bắt sóng chương trình này Vào những năm 60 của thế kỷ 20, truyền hình đã trở thành một phương tiện giải trí quan trong trong đời sống của nhân loại, công nghệ này đã mang đến cho con người những trải nghiệm vô cùng thú vị trong đời sống tinh thần - Ngày 20/1/1969 : Truyền hình đã ghi lại dấu ấn vàng son của mình trong một sự kiện trong đại của Thế giới, khi nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Amstrong cùng phi thuyền Apollo 11 đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng, khoảng khắc lịch sử ấy đã đi vào trái tim hàng triệu con người trên khắp nước Mỹ và thế giới thông qua hệ thống truyền hình - Năm 1980: Ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình 3 - Ngày 17/2/2009: Các Đài truyền hình Mỹ phát sóng duy nhất chỉ những tín hiệu số hoá, kết thúc các hoạt động của hệ thống truyền hình được sử dụng tại Hoa Kỳ suốt 55 năm qua - Ngày 31/12/2012: Hàn Quốc hoàn thành số hóa truyền hình trên phạm vi toàn quốc 2.2 Sự hình thành và phát triển truyền hình tại Việt Nam - Năm 1965: Đài truyền hình Việt Nam (THVN) hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn được thành lập thuộc Nha Vô tuyến Truyền hình Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa - Ngày 29/1/1966: Buổi phát sóng đầu tiên của Đài THVN Trong buổi phát, máy bay vận tải Super Constellation bốn động cơ đặt tên là Ô-xanh 2 bay ở độ cao ổn định là 3.150 m Mỗi tối máy bay này chở hàng tấn máy móc rời phi trường Tân Sơn Nhất lên tới độ cao nhất định tại một địa điểm phía đông nam Sài Gòn khoảng 32 km rồi từ đó bay theo một lộ trình không thay đổi, lặp lại mỗi đêm với tốc độ ổn định là 271 km/giờ Máy bay bay suốt bốn giờ liên tục từ 19 giờ đến 23 giờ mới hạ cánh lại Tân Sơn Nhất Từ 20 giờ máy bay phục vụ cho chương trình truyền hình thứ nhì loan tin và giải trí cho quân đội Mỹ đến 23 giờ Trong máy bay có hai máy truyền hình mạnh 2.000 kW, hai máy thu hình và tiếng vào, hai hệ thống kiểm soát âm thanh, hai hệ thống vô tuyến điện ảnh dùng phim 16 ly Các làn sóng điện đem theo hình ảnh và âm thanh có thể được tiếp nhận tới các nơi xa Sài Gòn như Campuchia (cách 120 km), Đà Nẵng (608 km), Cà Mau (206 km) - Tháng 3/1968: Khi đài truyền hình mới đã được xây xong tại số 9 Hồng Thập Tự (nay là trụ sở Đài truyền hình TP.HCM) thì nhờ có trụ phát tuyến cao nên hình ảnh được rõ ràng, không còn mờ rung như khi phát hình bằng máy bay nữa Từ đó các chương trình đầy đủ và phong phú hơn 4 - Ngày 29/4/1975: Cột mốc đánh dấu sự ra đời của Đài truyền hình đầu tiên tại Việt Nam với loại hình với công nghệ đen trắng Về sau, Đài Truyền hình Việt Nam (Vietnam Television) gọi tắt là VTV, là Đài Truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ngày 7/9/1970: Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên - Năm 1971: Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến Truyền hình - Ngày 18/6/1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương - Giai đoạn 1980 – 1990: Tuy thiết bị còn hết sức hạn chế, Đài THVN đã cố gắng phát xen kẽ các chương trình truyền hình màu (hệ SECAM) với các chương trình đen trắng nhằm mục đích thử nghiệm, đào tạo đội ngũ và phục vụ một số lượng hạn chế các máy thu hình màu hiện có của khán giả Một điều đáng nói nữa là Việt Nam khi đó là thành viên của OIRT (Organization International of Radio and Television) – Tổ chức phát thanh truyền hình của các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô - Năm 1990: THVN sẽ chuyển sang phát sóng chính thức theo tiêu chuẩn truyền hình màu hệ PAL Đây có thể được coi là một trong những bước ngoặt có tính lịch sử của công nghệ truyền hình Việt Nam - Ngày 26/3/2001: Ông Hồ Anh Dũng (Tổng Giám đốc Đài THVN) đã chính thức ký quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, đánh dấu thời điểm bắt đầu của quá trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng truyền hình tương tự sang truyền hình số của truyền hình Việt Nam - Năm 2010: Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) phát sóng truyền hình số mặt đất theo phiên bản DVB-T2, phủ sóng khoảng 50% hộ dân 5 - Năm 2015: Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trên cả nước chấm dứt công nghệ truyền hình tương tự, chuyển hoàn toàn sang phát sóng số Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt "Đề án số hóa Truyền dẫn, Phát sóng Truyền hình mặt đất" của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, trên cả nước sẽ kết thúc phát sóng truyền hình tương tự và chuyển hoàn toàn sang công nghệ số II Xu hướng trong thời gian tới của truyền hình là gì? Nội dung các chương trình sẽ có gì thay đổi? Truyền hình liệu có biến mất hay không? Tại sao? 1 Xu hướng trong thời gian tới của truyền hình Hệ thống phân phối truyền hình ngày càng mở rộng; Sự hội tụ lớn của những công nghệ mới đang tạo điều kiện cho truyền hình truyền thống chuyển đổi Nhờ nắm bắt các xu hướng này, các nhà đài sẽ có cơ sở đề điều chỉnh chiến lược phát triển trong thời đại mới  Đa dạng thông tin Quá trình truyền thông xã hội hiện đại đang làm thay đổi cách làm truyền hình truyền thông, ngày nay có những kênh truyền hình tập hợp các video clip của công chúng và phát sóng Các đoạn hình ảnh được thu thập khắp nơi do khán giả gửi đến làm phong phú thêm những “điểm nhìn về mọi góc độ của cuộc sống Những thiết bị ghi hình ngày càng nhỏ gọn giúp cho việc tác nghiệp dễ dàng hơn Thông tin nhanh trực tiếp về sự kiện luôn thu hút người xem  Tăng tính tương tác Ngày nay các chương trình truyền hình được thiết kế tăng tính tương tác với khán giả, đây là hình thức tiếp nhận những phản ứng trong giao tiếp từ phía người xem Việc khán giả tham gia vào chương trình ngày càng phổ biến, có thể thông qua điện thoại, tin nhắn, e-mail, web cam…đã tạo nên 6 hướng thu mới của khán giả Cùng với nó là hàng loạt các dịch vụ gia tăng phát triển như dịch vụ thông tin, dịch vụ quảng cáo và bán hàng qua truyền hình Sự chia sẻ thông tin ngay lập tức từ phía khán giả mở ra nhiều hướng phát triển cho truyền hình  Phát triển kênh dịch vụ - giải trí: Số lượng các kênh truyền hình giải trí ngày càng tăng: kênh phim truyện, âm nhạc, thời trang, mua sắm, dịch vụ… 2 Sự thay đổi các chương trình của truyền hình Theo eMarketer, thời gian xem TV truyền thống đang giảm với tốc độ nhanh hơn so với dự đoán Năm 2019, thời gian xem TV trung bình là 4g10’ mỗi ngày, đến năm 2021, con số này sẽ chỉ còn 3g37’ Năm 2019 còn chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thói quen của khán giả, với những bước nhảy vọt khi tiếp cận nội dung trên các kênh kỹ thuật số Thế hệ trẻ đang xem nội dung TV trên các hình thức trực tuyến nhiều hơn hẳn TV truyền thống, qua các ứng dụng phát trực tuyến trên thiết bị di động Trong khi đó, dựa vào số liệu của Nielsen, phần lớn khán giả thế hệ Y (thuộc độ tuổi 18 - 34, tức sinh trong khoảng đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) nhận tin tức của họ từ cả hai nguồn: TV và các nền tảng kỹ thuật số Tuy nhiên, có tới 36% khán giả thế hệ Y chỉ nhận tin tức từ một nguồn duy nhất là nền tảng kỹ thuật số, trong khi con số nhận tin chỉ từ TV khiêm tốn hơn nhiều, chỉ chiếm 8% số khán giả này Bên cạnh đó, những nội dung khác nhau sẽ được gợi ý khác nhau cho mỗi khán giả Điều này xuất phát từ câu chuyện cá nhân hóa, người xem được trải nghiệm theo yêu cầu, dẫn đến việc phân phối nội dung theo từng cá nhân Khán giả thế hệ mới còn có xu hướng binge watching - cách xem phim truyền hình mà khán giả có thể xem từ 2 đến 3 tập liên tiếp, trong thời gian liên tục; 7 họ cũng lựa chọn và yêu thích những nội dung có tính chất bản địa, vùng miền với độ chi tiết và thiết thực cao Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ khán giả có thói quen hoàn toàn khác biệt so với trước đó Và để thích ứng với những thay đổi này, các nhà đài buộc phải chuyển đổi, để có thể trụ vững và phát triển Việc xác định các xu hướng chính trong ngành sẽ giúp họ xác định được cách điều chỉnh chiến lược, xây dựng chiến thuật mới và làm thế nào để có những bước chuẩn bị tốt nhất cho tương lai  Mở rộng hệ thống phân phối OTT OTT (Over-The-Top - ứng dụng xem đa dạng các kiểu nội dung từ nhiều nhà sản xuất khác nhau trên nền tảng internet) đang trở thành “miếng bánh” gắn liền với tên tuổi của những “ông lớn” toàn cầu như: YouTube, Netflix, Amazon Prime, HULU, Now TV và những tên tuổi nói riêng tại Việt Nam như: FPT play, Zing TV, BHD, Galaxy, K+ Dường như, đang có một “cuộc đua” trong việc cung cấp các sản phẩm OTT và những cái tên kể trên - dù ở sân chơi nào - cũng đang ở trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt, dù thị trường tiềm năng vẫn còn rất lớn Tất nhiên, các đài truyền hình trên thế giới như: ABC News, New Channel 5, KBS cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của họ trên các hệ thống phân phối OTT Tại Việt Nam, các đài truyền hình thương hiệu cũng đang chiếm một phần vị thế trong “cuộc chơi” này vì có sẵn nội dung tốt Theo Unisphere Research, các dịch vụ truyền hình OTT ngày càng thu hút được nhiều thuê bao Đơn cử như Netflix, năm 2015, họ chỉ có 17,4 triệu thuê bao Nhưng con số này đã lên đến 75 triệu vào năm 2016, và năm 2018, số lượng thuê bao toàn cầu của Netflix đã lên đến 93,8 triệu Hiện ước tính, Netflix có hơn 151 triệu thuê bao trả phí từ hơn 190 quốc gia Tốc độ gia tăng chóng mặt này nói lên điều gì? OTT phát triển mạnh mẽ, trước hết vì nó đáp ứng được nhu cầu mới trong thời cuộc mới, của người xem Khán giả được xem những gì họ muốn, nhờ dịch vụ VoD (Video on Demand - xem video theo yêu cầu) nổi bật của 8 OTT Hơn thế nữa, khán giả có thể xem mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn số tập mỗi lần xem, không giới hạn thiết bị Chưa kể, số tiền chi cho hoạt động quảng cáo cũng đang có sự dịch chuyển khi đổ vào truyền hình OTT ngày một tăng lên Sự chuyển đổi của các nhà quảng cáo cho thấy họ đã nhận ra, OTT là một phương thức marketing hiệu quả Truyền hình OTT là con đường buộc phải đi của các nhà đài, bởi như đã nói, thói quen người xem thay đổi, thói quen chi tiền của các nhà quảng cáo thay đổi Các nhà đài buộc phải chuyển đổi là một chuyện, chuyển đổi thành công lại là chuyện khác Bởi lẽ đang có một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt, khi trên thị trường nội địa không chỉ có dịch vụ truyền hình OTT của các doanh nghiệp trong nước (FPT, Zing ) mà còn có sự xuất hiện của những ông lớn toàn cầu, đáng kể có Netflix - đã có mặt tại Việt Nam từ 2016 - với không chỉ nội dung mà dịch vụ cũng vô cùng hấp dẫn Để thành công trong công cuộc mở rộng phạm vi trên hệ thống OTT, các nhà đài phải làm gì?  Chất lượng nội dung và tận dụng lợi thế công nghệ Khán giả đang ở trong một không gian nơi có sẵn rất nhiều tin tức, lại dễ dàng tiếp cận Các nhà đài muốn giành được vị thế tốt phải có trong tay những nội dung chất lượng, được cung ứng một cách nhanh chóng, kịp thời Như đã nói, khán giả ngày nay có xu hướng tiếp cận nội dung có tính chất bản địa, vùng miền với độ chi tiết và thiết thực, và câu chuyện của đài truyền hình là làm thế nào để tạo nên được những sản phẩm như thế và có kết nối tốt với khán giả Chẳng hạn, việc dự báo thời tiết trong khoảng nhiều giờ, trên một khu vực rộng lớn đã không còn phù hợp Và CBSN - dịch vụ tin tức phát trực tuyến 24g - đã có những thay đổi để nội dung giá trị hơn Đơn cử như việc tận dụng công nghệ thời tiết, mô hình hóa chúng, cung cấp đúng từng điểm nhỏ mà người xem mong đợi Một số nhà đài còn chắt lọc thông tin thời tiết một cách tường tận đến mức có thể trả lời câu hỏi: Tôi phải chạy điều hòa bao lâu 9 trong những ngày tới? Cuối tuần có nhiều muỗi hay không? Sáng mai không khí có đủ trong lành để chạy bộ bên ngoài? Không chỉ giải bài toán về chất lượng nội dung, cách kết nối với khán giả, các nhà đài còn cần tận dụng những lợi thế to lớn do sự hội tụ lớn của những công nghệ mới mang lại: AI, thiết bị sản xuất, công nghệ phân phối Trong giới hạn bài viết này, người viết chỉ đề cập qua AI (trí tuệ nhân tạo) Theo phân tích ở trên, các đài truyền hình buộc phải chuyển đổi, để chuyển đổi hiệu quả thì yếu tố nội dung vô cùng quan trọng Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh, các đài truyền hình không thể thuê thêm nhân lực để sản xuất nội dung, kết nối truyền hình truyền thống và truyền hình số 3 Trong tương lai truyền hình có mất đi hay không? Vì sao? Trong tương lai truyền hình sễ không thể mất đi vì truyền hình là truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ, với mọi người trên thế giới này đang theo dõi các kênh tivi thông thường với nhiều kênh truyền hình yêu thích của mình một thời gian dài Để phục vụ việc giải trí, cung cấp những thông tin,tin tức… cho mọi người cũng như điều thói quen mà khẳng định là truyền hình sẽ không thể mất đi vì kênh truyền hình sẽ phát triển theo các công nghệ hiện đại và theo yêu cầu truyền tải trực tiếp qua mạng internet Ví dụ: Như Apple giới thiệu, kiểu tivi mới mà bạn có thể trò chuyện với Siri thông qua micro trên điều khiển từ xa, mở các ứng dụng hay tìm thông tin về bộ phim nào đó bạn đang muốn xem, tất cả thật dễ dàng Apple cho biết dịch vụ trực tuyến bên trong tivi của họ sẽ cạnh tranh với các nhà mạng như Comcast hay DirecTV tại Mỹ Như thể cho chúng ta thấy rằng những các nhà khoa học đều tìm những điều mới để phát triển truyền hình cho phù hợp với thời kỳ, đầy là điều khẳng định rằng truyền hình sẽ không thể mất đi và hơn nữa truyền hình sẽ ngày càng phát triển theo nhu cầu của con người 10 KẾT LUẬN Thông qua bài trên cho chúng ta thấy rằng truyền hình có thể thay đổi theo sự phát triển của từng giai đoạn Dù sẽ có rất nhiều những phương tiện khác nó tiên tiến hơn, tiện dụng hơn như: điện thoại, máy tính nhưng truyền hình cũng khó có thể mất được vì những tính năng đặc trưng mà nó mang lại cho con người cùng với sự sáng tạo của các nhà khoa học, nhà kinh doanh đều tìm cách thức mới để tăng chất lượng của truyền hình cho đầy đủ với nhu cầu của con người Như vậy chắc chắn truyền hình trong tương lai sẽ không mất đi đối với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ và nhu cầu của con người truyền hình sẽ càng ngày càng phát triển hơn 11

Ngày đăng: 27/05/2023, 12:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan