DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Môn học : Dân số học đại cương Trang 2 Lời mở đầu Ngày nay nền kinh tế thế giới đang phát triển theo
Trang 1NHÓM 4 DÂN SỐ VIỆT NAM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Môn học : Dân số học đại cương
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Năm học : 2022 - 2023
Trang 2L ời mở đầu
Ngày nay nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ kéo theo đó là những vấn đề về việc đổi mới ở tất cả các phương diện như văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội,… Trong đó, vấn đề dân
số và các dân cư là điều luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu đối với sự phát triển của tất cả các nước trên thế giới Không riêng gì, ở Việt Nam, mặc dù nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng vấn đề dân số cùng với sự tác động của nó luôn có ảnh hưởng rất lớn, tác động qua lại lên nền kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống cũng như trong quá trình phát triển Bởi vậy, khi nghiên cứu vấn đề dân số người ta thường xem xét dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, nhiều quy mô khác nhau Thông qua quá trình nghiên cứu với nhiều khía cạnh đa dạng như vậy, chúng ta có thể biết được tình trạng dân số ở mỗi quốc gia, đặc điểm dân số, quy mô, cơ cấu, chất lượng của dân số đó Phân tích để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các vấn đề trong dân số Việt Nam Đồng thời đưa ra phương hướng và chiến lược cụ thể trong tương lai cho từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể, dự đoán được xu hướng phát triển Với chủ đề dân số Việt Nam trong phần nội dung này, nhóm sẽ đề cập đến một số vấn đề của dân số Việt Nam như:
● Tình hình phát triển dân số Việt Nam
● Đặc điểm dân số Việt Nam - Quy mô dân số ( quy mô hộ, quy mô theo giới tính, quy mô dân số theo khu vực thành thị, )
● Phân bố dân cư, mật độ dân số – theo vùng, theo lãnh thổ
● Tỷ lệ gia tăng dân số
● Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…
● Ảnh hưởng của vấn đề gia tăng dân số ở Việt Nam
1 Tình hình phát triển dân số Việt Nam
Khái niệm “Dân số” là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số
Dân cư sinh sống trên lanh thổ Việt Nam xuất hiện tương đối sớm, tuy nhiên đến thời Hùng Vương chưa có tài liệu thống kê nào xác định số dân chính thức, dân số VN mới chỉ khoảng 1 triệu người Trải qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm (Ngọc, 2009) Trong đó:
Trang 3● Thời kỳ 1921 - 1943 tăng 319,5 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,71%/năm;
● Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với nguyên nhân chủ yếu do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và số người bị chết trong chiến tranh
● Thời kỳ 1951 - 1957 tăng 753 nghìn người/năm hay tăng 3,03%/năm;
● Thời kỳ 1957 - 1976 tăng 1.135,8 nghìn người/năm hay tăng 3,08%/năm;
● Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm;
● Thời kỳ 1985 - 2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm;
● Riêng thời kỳ 2000 - 2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,31%/năm
Như vậy, mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm xuống trong những năm gần đây, nhưng
về quy mô tuyệt đối hàng năm vẫn còn tăng trên dưới 1 triệu người, bằng với quy mô dân
số trung bình của một tỉnh
Hình 1.1 Dân số trung bình Việt Nam qua một số mốc thời gian
(Nguồn: VnEconomy) Mặc dù trải qua 2 thời kì chiến tranh nhưng dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh và tăng với
tốc độ đáng kinh ngạc Dưới đây là một vài hình ảnh minh hoạ (Dân số Việt Nam mới nhất (2022), 2022)
Trang 4Hình 1.2 Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1951-2020
(Nguồn: Danso)
Hình 1.3 Thống kê dân số Việt Nam giai đoạn 1955-2020
(Nguồn: Danso)
Trang 5Hình 1.4 Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1951-2020
(Nguồn: Danso) Giai đoạn 1990 đến nay, sau hơn 30 năm thực hiện kế hoạch hoá gia đình, mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên đã giảm xuống chỉ còn mức 0,9% năm 2020 Nhưng dân số mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 8000-9000/ năm
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Việt Nam ước tính là 98.564.407 người, tăng 830.246 người so với dân số 97.757.118 người năm trước Năm 2021, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 912.801 người Do tình trạng di cư dân số giảm -82.555 người Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,997 (997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới
năm 2021 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ (Dân số Việt Nam mới nhất (2022), 2022)
2 Các yếu tố của dân số Việt Nam
Quá trình phát triển nào cũng chịu những sự tác động nhất định của các yếu tố dân số, bao gồm quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số và một vài các yếu tố khác
2.1 Quy mô h ộ và dân số
2.1.1 Quy mô h ộ
Hộ gia đình (Household) được định nghĩa là một đơn vị kinh tế - xã hội thường được
dùng trong thống kê và là một nhóm người thường sống và ăn chúng với nhau (Tuệ & Lê, 1997), hộ gia đình có sự ràng buộc lẫn nhau về mặt vật chất và tinh thần giữa các thành viên của hộ
Quy mô hộ gia đình là số lượng thành viên đang sống chung của hộ gia đình đó Quy
mô hộ gia đình phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, dân số, kinh tế, cũng như đóng vai trò quan trọng đối với phúc lợi xã hội của gia đình và cá nhân
Trang 6Cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với cùng thời điểm năm 2009 Bình quân mỗi hộ có 3,6 người/hộ, thấp hơn 0,2 người/hộ so với năm 2009 Trong giai đoạn 2009-2019, tỷ lệ tăng bình quân số hộ dân cư là 1,8%/năm, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999-2009 và là giai đoạn có tỷ lệ tăng số hộ dân cư thấp nhất trong vòng 40 năm qua
Quy mô hộ bình quân khu vực nông thôn là 3,6 người/hộ, cao hơn quy mô hộ bình quân khu vực thành thị là 0,2 người/hộ Trung du và miền núi phía Bắc có số người bình quân một hộ lớn nhất cả nước (3,9 người/ hộ); Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có số người bình quân một hộ thấp nhất cả nước (đều bằng 3,4 người/hộ)
Quy mô hộ bình quân phổ biến trên cả nước là từ 2 đến 4 người/hộ, chiếm 64,5% tổng
số hộ Tỷ lệ hộ chỉ có một người (hộ độc thân) tăng so với năm 2009 (năm 2009: 7,2%, năm 2019: 10,4%), trong đó tỷ lệ hộ độc thân ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (12,3% so với 9,4%) Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng có tỷ
lệ hộ độc thân cao nhất, tương ứng là 12,4% và 12,3%
Tỷ lệ hộ có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm (2009: 28,9%, năm 2019: 25,1%) Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ hộ từ 5 người trở lên cao nhất cả nước, tương ứng là 32,2% và 29,4% Đây là hai vùng tập trung nhiều người dân tộc thiểu số, có tập quán sinh sống theo gia đình nhiều thế hệ và có mức sinh cao nên có nhiều hộ đông người
2.1.2 Quy mô dân s ố
Quy mô dân số là tổng dân số sinh sống (cư trú) trong những vùng lãnh thổ nhất định
vào những thời điểm xác định Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản Thông tin về quy mô dân số được dùng để tính toán số dân bình quân và nhiều chỉ tiêu dân số khác Quy
mô dân số chính là một đại lượng không thể thiếu được trong việc xác định các thước đo chủ yếu về mức sinh, chết đi, di dân
Dân số Việt Nam tại thời điểm Tổng điều tra năm 2019 là 96,2 triệu người, dự báo vào năm 2069 là 116,9 triệu người theo phương án trung bình, 111,1 triệu người theo phương
án thấp và 122,0 triệu người theo phương án cao Như vậy, trong vòng 50 năm, từ 2019 đến 2069, dân số nước ta theo ba phương án trung bình, thấp và cao sẽ tăng thêm tương ứng là 19,4%, 14,4% và 23,7%
Quy mô dân s ố theo giới tính
Theo Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, dân số Việt nam có 48,017 triệu người là nam, chiếm 49,77% tổng dân số Việt Nam, tỷ lệ gia tăng là 1,25% tăng 0,01% so với năm
2018 Bên cạnh, dân số là nữ là 48,466 triệu người, chiếm 50,23% tổng dân số, tỷ lệ gia tăng là 1,06% thấp hơn 0,04% so với năm 2018 Có thể nhận thấy rằng số lượng nam giới năm 2019 đã tăng so với năm 2018, tỷ lệ gia tăng nam giới cũng cao hơn trong khi đó thì
tỷ lệ gia tăng số lượng nữ giới lại giảm so với năm 2018
Quy mô dân s ố theo khu vực thành thị - nông thôn
Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019 cho thấy sự chênh lệch giữa quy mô dân
số của khu vực thành thị và nông thôn Cụ thể, dân số thành thành thị có 33,123 triệu người, chiếm 34,4% tổng dân số Việt Nam thời điểm thực hiện tổng điều tra Còn dân số khu vực
Trang 7nông thôn cao gấp hai lần dân số tại khu vực thành thị, có 63,086 triệu người, chiếm 65,6% tổng dân số
Tổng cục thống kê cũng đưa ra dự báo về quy mô dân số khu vực thành thị - nông thôn trong vòng 50 năm tới (2019 - 2069)
Phương án mức sinh trung bình
Phương án mức sinh thấp Phương án mức sinh cao Thành thị
Trang 9Hình 2.1.1 Quy mô dân số khu vực thành thị - nông thôn giai đoạn 2019 - 2069
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Như vậy, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và quá trình di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị với nhu cầu việc làm, mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, v…v… ngày càng gia tăng, quy mô dân số nông thôn trong tương lai có xu hướng giảm dân trong khi quy mô khu vực thành thị tăng dần, càng mở rộng thêm khoảng cách về quy mô của hai khu vực
Quy mô dân s ố theo 6 vùng kinh tế
Trong giai đoạn 2019 - 2045, quy mô dân số của từng vùng kinh tế trên cả nước được đưa ra như sau:
Trang 10Hình 2.1.2 Dự báo dân số các vùng kinh tế - xã hội theo phương án trung bình
((Nguồn: Tổng cục thống kê) Theo như dự báo trên, các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô dân số lớn hơn tương đối so với các khu vực còn lại Tuy nhiên, do tỷ lệ gia tăng dân số của đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung thấp, quy mô dân số trong vòng 25 năm không có sự tăng lên rõ rệt (trung bình tăng 0.4% ở đồng bằng SCL và 0.13% ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung)
Trang 112.2 Phân bố dân cư và tỷ lệ tăng dân số
Dân cư là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi kết cấu, mối
quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ
Phân b ố dân cư ( Distribution of Population ) là sự sắp xếp dân số một cách tự giác
hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định phù hợp với các điều kiện sống của họ và với các yêu cầu xã hội
Hình 2.2.1 Bản đồ đồ phân bố dân cư Việt Nam (theo tổng điều tra dân số 2019)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Trang 12Dựa theo bản đồ trên, có thể nước ta có sự phân bố dân cư không đồng đều tại các khu vực Hai vị trí tập trung đông dân cư nhất chính là hai thành phố trọng điểm của đất nước:
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (trên 4 triệu dân) Các thành phố phát triển hơn có dân
số trung bình dao động từ khoảng 1 đến dưới 3 triệu dân Ít hơn nữa là các khu vực dân cư
ít và thưa thớt như các tỉnh miền núi phía Bắc, một số thành phố thuộc khu vực Tây Nam
Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung Việc báo cáo tình trạng phân bố dân cư có thể
tùy thuộc vào đặc điểm của sự phân bố
2.2.1 Khu v ực thành thị và nông thôn
Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6% Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009 - 2019 là 2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nước và gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn Tuy nhiên, trong những thời gian gần đây, tỷ lệ dân của khu vực thành thị trở nên cao hơn do sự di dân từ nông thôn Việc này
đã tạo nên sự phân bố dân khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những nước có tốc
độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á Năm 1986 tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam chiếm khoảng 19%, thì đến năm 2013 tỷ lệ này đạt gần 34% (ADB, 2016) Năm 2019, dân số thành phố Hà Nội khoảng 8 triệu dân; TP Hồ Chí Minh hơn 10 triệu dân, thuộc diện các thành phố lớn nhất của khu vực
Tổng cục Thống kê dự báo về tình hình dân số giai đoạn 2019-2069 ước chừng cả nước
sẽ có 6,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên là người di cư, chiếm 7,3% tổng dân số, thấp hơn so với năm 2009 (6,7 triệu người di cư, chiếm 8,5% dân số) Nữ giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới trong tổng dân số di cư nhưng sự khác biệt này đang dần thay đổi theo hướng cân bằng Phần lớn người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ từ 20-39 tuổi (chiếm 61,8% tổng số người
di cư)
Trang 13Hình 2.2.2 Dự báo tốc độ tăng dân số trung bình 10 năm theo khu vực thành thị -
nông thôn (2019 - 2069) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Chính vì sự di cư được đẩy nhanh đến các khu vực thành thị, sự phân bố dân cư ở nông thôn trở nên thưa thớt, trong khi đó, khu vực thành phố ngày càng đông đúc, chật hẹp
Tổng cục thống kê cũng tiến hành dự báo sự phân bố dân cư ở 6 vùng kinh tế trong vòng
25 năm tới, từ năm 2019 đến 2045 Kết quả dự báo theo của phương án trung bình cho thấy mức tăng dân số sau năm 2019 của các vùng giảm dần cho đến cuối thời kỳ dự báo (Biểu 2.4) Vào giai đoạn 2039-2045, mức tăng bình quân hàng năm của cả nước là 0,4% Con
số đó của Tây Nguyên là cao nhất là (0,61%), tiếp sau là của Trung du và miền núi phía Bắc (0,60%) Tỷ suất tăng của Đồng bằng sông Cửu Long là thấp nhất (0,04%)
Hình 2.2.3 Dự báo dân số của 6 vùng kinh tế xã hội trong giai đoạn 2019 - 2045
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Như vậy, trong khoảng thời gian tới, chưa thể giảm thiểu được sự chênh lệch trong phân
bố dân cư ở các vùng trung du, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ với khu vực đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ
Trang 142.2.3 Các y ếu tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
Y ếu tố tự nhiên
Con người là một phần của tự nhiên Đời sống của mỗi cá nhân đều gắn với môi trường
tự nhiên và chịu những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên Vấn đề phân bố dân cư cũng không ngoại lệ Đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước, đặc trưng khí hậu, v…v… đều có những tác động nhất định tới phân bố dân cư trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
* Về đặc trưng khí hậu
Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư Nói chung, nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá) ít hấp dẫn con người Trên thực tế, nhân loại tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến khu vực nhiệt đới Dân cư ở vùng khí hậu nóng ẩm trù mật hơn ở vùng khô hạn Trong cùng một đới khí hậu, con người ưa thích khí hậu ôn đới hải dương hơn khí hậu ôn đới lục địa Nhiệt độ quá thấp cũng trở ngại cho việc tập trung dân cư
* Về đặc trưng nguồn nước
Nguồn nước cũng là nhân tố quan trọng tác động tới sự phân bố dân cư Mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều cần đến nước Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, mỗi người mỗi năm cần khoảng 2.700m3 nước Muốn sản xuất 1 kg thức ăn thực vật phải có 2.500 lít nước, 1
kg thịt cần 20.000 lít nước Hoạt động công nghiệp cũng tiêu thụ rất nhiều nước Nói chung,
ở đâu có nguồn nước thì ở đó có con người sinh sống
* Về đặc trưng đất đai, địa hình
Đây cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư Những châu thổ màu
mỡ của các sông lớn như Ấn, Hằng, Trường Giang, Mê Kông…là những vùng đông dân nhất thế giới Những vùng đất đai khô cằn ở các hoang mạc và thảo nguyên khô cằn có rất
ít dân cư Địa hình lại thường có mối quan hệ với độ phì nhiêu của đất đai Các đồng bằng
có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư Nhìn chung trên thế giới, phần lớn nhân loại cư trú trên các đồng bằng có độ cao không quá 200m so với mặt nước biển vì có nhiều thuận lợi cho
cả sản xuất lẫn cư trú Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình có mật độ dân
Y ếu tố kinh tế - xã hội, lịch sử
Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, quá trình xã hội hóa, lịch sử khai hoang, mở rộng lãnh thổ hay các đặc điểm khác nhau của nền kinh tế cũng đem lại ảnh hưởng đến việc phân bố dân cư
* Về lịch sử khai hoang, mở rộng lãnh thổ
Trang 15Đây là yếu tố có mối liên quan tương tương đối chặt chẽ với tình hình phân bố dân cư Người ta thấy ở những khu vực khai thác lâu đời (như các đồng bằng ở Đông Nam Á…)
có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác (như ở Úc, Canada) Ở Nga, khoảng một nửa dân số cả nước tập trung ở phía Tây sông Volga mà lãnh thổ này chỉ chiếm diện tích rất nhỏ so với diện tích toàn quốc điều đó cũng được lý giải bằng lịch sử khai thác lãnh thổ Tương tự như vậy là miền Đông Bắc Trung Quốc thưa dân so với miền Trung và miền Nam đông dân Ở Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ có lịch sử khai thác lâu đời, dân cư trù mật nhất cả nước, trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu nhưng mật độ dân cư lại thấp hơn Ngoài ra, yếu tố di cư trong lịch sử cũng tạo điều kiện cho sự khác biệt về phân
bố dân cư trên cả nước Theo Nguyễn Đình Lê năm 1970, ông cho rằng cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam thường gắn với tiến trình phát triển lịch sử đất nước hoặc mở mang khu vực kinh tế hoặc bờ cõi… Bởi do đặc điểm lịch sử của mình, cho nên đến trước Cách mạng Tháng 8 (1945), các cuộc di dân của người Việt thường theo hướng nhất quán: từ Bắc vào Nam Lịch sử Việt Nam ghi nhận các cuộc
di dân Nam tiến diễn ra liên tục, xuyên suốt gần 10 thế kỷ, bắt đầu từ triều Lý (thế kỉ XI) đến nửa đầu thế kỉ XX dưới thời thuộc Pháp Từ phía Bắc, dần dần cư dân Việt đã Nam tiến và chung sống với cộng đồng khác ở vùng này thuộc Quảng Bình, Quảng Trị (thế kỉ XX); Huế (thời Trần); Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tuy Hòa (thế kỉ XV); cuối XVIII đã xuống vùng Phan Rang; sang thế kỉ XVIII, XIX đã xuống tận vùng đất phương Nam Sau
đó từ khoảng 3 thế kỷ (từ XVII đến XIX) có các nhóm người khác nhau di cư vào lập nghiệp ở vùng đất sau này là Nam bộ
* Về đặc trưng, tính chất của nền kinh tế
Sự phân bố dân cư có mối liên hệ chặt chẽ với tính chất của nền kinh tế, chẳng hạn, những khu dân cư đông đúc thường gắn bó với các hoạt động công nghiệp nhiều hơn so với nông nghiệp Trong khu công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau cũng tùy theo tính chất của từng ngành sản xuất Và cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì mức độ tập trung dân cư trong các khu công nghiệp cũng có chiều hướng giảm xuống Trong hoạt động nông nghiệp cũng vậy, có nơi thưa dân nhưng cũng có nơi đông dân Riêng trong ngành trồng trọt thì việc canh tác lúa nước đòi hỏi rất nhiều lao động, nên những vùng trồng lúa nước thường là vùng dân cư rất trù mật Ngược lại, các vùng trồng lúa mì, trồng ngô, dân cư không đông lắm, một phần là do việc trồng các loại cây này không cần nhiều nhân lực như các loại cây khác
* Về các yếu tố xã hội khác, điển hình như trình độ phát triển lực lượng sản xuất
Có thể thấy trong xã hội nguyên thủy, con người sinh sống bằng săn bắt, hái lượm nay đây mai đó nên cần phải có địa bàn đất đai rộng lớn Việc tập trung dân cư có mật độ dân
số cao trên một diện tích đất đai nhỏ chỉ có được khi nền nông nghiệp định canh ra đời Thành phố đã mọc lên từ xa xưa vào thời nô lệ, nhưng nó thật sự trở thành trung tâm thu
Trang 16hút dân cư chỉ từ khi nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa bắt đầu mở rộng Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, bộ mặt phân bố dân cư trên địa cầu dần dần thay đổi Ngày nay, nhiều trung tâm dân cư lớn đã mọc lên ở cả vùng quanh năm băng giá, cả vùng núi cao ba bốn ngàn mét, các vùng hoang mạc nóng bỏng, thậm chí vươn cả ra biển Điều kiện
tự nhiên tuy vẫn thế, nhưng sự phân bố dân cư đã có nhiều biến đổi Rõ ràng, các nhân tố
tự nhiên chỉ tạo ra khả năng cho việc tập trung dân cư, còn khả năng ấy thực hiện được như thế nào lại do các nhân tố xã hội, trước hết là trình độ phát triển lực lượng sản xuất
2.2.4 T ỷ lệ tăng dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa số sinh và số chết so với dân số trung bình trong kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệu số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết thô của dân số trong kỳ (tính theo một năm dương lịch)
Sau tổng điều tra dân số năm 2019, Tổng cục Thống kê tiếp tục đưa ra dự báo về tỷ lệ gia tăng dân số
Hình 2.2.4 Dự báo về tỷ lệ gia tăng dân số
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trang 17Theo phương án trung bình, trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, 2019-2024, dự báo dân
số nước ta dự báo có tỷ lệ tăng hàng năm là 0,93% Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân
số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái “dừng” vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069 Trong trường hợp mức sinh giảm mạnh như phương án thấp thì sau năm 2054, dân số Việt Nam sẽ bắt đầu tăng trưởng âm và mức giảm dân số ngày càng lớn Giai đoạn 2054 -
2059, bình quân mỗi năm dân số giảm 0,04%/năm, mức giảm này ở cuối thời kỳ dự báo (2064 - 2069) là 0,18%/năm, tương đương giảm bình quân 200 nghìn người mỗi năm Ngược lại, nếu mức sinh thay thế vẫn được duy trì ổn định trong suốt thời kỳ dự báo đúng như mục tiêu Nghị quyết số 21/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đề ra thì đến cuối thời kỳ dự báo, dân số Việt Nam vẫn tăng nhẹ, bình quân mỗi năm giai đoạn 2064 - 2069, dân số tăng 0,17%, tương đương 200 nghìn người mỗi năm
Thực tế, thời điểm hiện tại, dân số Việt Nam đang được ước tính khoảng hơn 99 triệu người* (tính đến ngày 16/10/22)
và Singapore với mật độ dân số là 8.292 người/km2
Trong đó, hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, tương ứng là 1.060 người/km2 và 757 người/km2 Đồng thời, vùng có mật
độ dân số thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tương ứng là 132 người/km2 và 107 người/ km2
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, số liệu này chưa được kiểm chứng, đầu năm
2022, mật độ dân số của Việt Nam đã tăng lên 319 người/km2 với số này thì dân số hiện tại của Việt Nam là 99.059.944 người và tổng diện tích đất là 310.060 km2
(người/km²)
Trang 18Bảng 2.3.1 Thứ tự mật độ dân số của các quốc gia trên thế giới
(Theo: số liệu của Liên hợp Quốc)
Có thể thấy, so với các quốc gia khác, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao trên thế giới
2.4 Dân số thành thị và dân số nông thôn
Theo kết quả điều tra năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6% (Tổng cục thống
kê, 2020) Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai đoạn 1999-2009 Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng lên những vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á
Theo số liệu mới của tổng cục thống kê, dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020 Trong tổng dân số, dân số thành thị 36,57 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,94 triệu người, chiếm 62,9%
3 Cơ cấu dân số Việt Nam
Cơ cấu dân số là đặc tính thứ ba, được hình thành dưới tác động của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di dân Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các
Trang 19nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số Ví dụ: như
cơ cấu tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ cấu dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn…) Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi vì không những nó ảnh hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội
3.1 Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính (tháp dân số)
Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25% Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển
từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết, tốc độ tăng dân số của một tập hợp dân số tại một thời điểm xác định và được
mô tả bằng tháp dân số
Tháp dân số (tháp tuổi – giới tính) là cách biểu thị cơ cấu tuổi và giới tính của dân số bằng hình học Tháp dân số được phân chia thành 2 phần bằng một trục thẳng đứng ở giữa được gọi là trục tuổi dùng để biểu diễn độ tuổi hoặc nhóm tuổi của dân số Trên trục này,
độ tuổi có thể được chia chi tiết theo từng tuổi, hoặc các nhóm tuổi với khoảng cách đều nhau, thường là 5 hoặc 10 tuổi Các thanh hình chữ nhật nằm ngang hai bên trục tuổi biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi của nam và nữ, bên trái là nam, bên phải là nữ
Hình dạng của tháp dân số không chỉ cung cấp các thông tin khái quát về cơ cấu tuổi và giới tính của dân số vào thời điểm xác định, mà còn có thể cho phép đánh giá đặc điểm cơ bản của tái sản xuất dân số trong quá khứ phân tích các yếu tố tác động làm thay đổi quy
mô và cơ cấu tuổi, giới tính của dân số trong những thời gian trước đó, đặc biệt các yếu tố như chiến tranh, di dân hàng loạt, nạn đói, bệnh dịch … Đồng thời, tháp dân số còn cho ta phán đoán được xu hướng phát triển của dân số trong tương lai
Trang 20Hình 3.1.1 Tháp dân số Việt Nam, 2009- 2019 (Nguồn: Tổng điều tra dân số 2019)
Dường như không có sự khác biệt ở phần đáy tháp của năm 2019 so với năm 2009, cho thấy mức sinh vẫn duy trì ở mức ổn định Phần giữa tháp năm 2019, hai thanh của nhóm tuổi 15-19 và 20-24, thu hẹp hơn so với năm 2009 cho thấy tỷ trọng lực lượng thanh niên trẻ của Việt Nam giảm, chủ yếu là do mức sinh thấp của giai đoạn 15-20 năm trước, cộng với tác động của yếu tố tử vong Các thanh ở nhóm tuổi từ 25-64 của tháp năm 2019 vẫn được mở rộng và không có sự biến động nhiều so với tháp năm 2009, điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì một lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào, là lợi thế lớn trong việc phát triển kinh tế
3.1.1 Cơ cấu dân số vàng
Trên thế giới người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi:
● Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi
● Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
● Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số Nhìn chung có ba kiểu tháp dân số cơ bản:
● Kiểu mở rộng: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh
● Kiểu thu hẹp: tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần
● + Kiểu ổn định: tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện
tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm, già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu
Trang 21Thông qua hình dạng của tháp dân số, chúng ta có thể biết được về tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình của một khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng (từ năm 2007 khi tỷ trọng dân số trẻ em (từ 0-14 tuổi) nhỏ hơn 30%, tỷ trọng dân số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) nhỏ hơn 15% Ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ số phụ thuộc chung (dân số từ 0-14 tuổi và dân số trên 65 tuổi tính so với dân số từ 15-64 tuổi) thường đạt dưới 50%, tức cứ hai người trong độ tuổi lao động từ 15-64 tuổi gánh một người ở độ tuổi phụ thuộc (dưới
15 hoặc từ 65 trở lên) Theo báo cáo “Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam – Cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách”, do Quỹ dân số Liên hợp quốc xuất bản năm 2010: thời
kỳ dân số “vàng” xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15% Vào năm 2039, theo phương án trung bình, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số vàng Kết quả này cũng xảy ra tương tự đối với phương án thấp và phương án trung bình
Hình 3.1.2 Tỷ trọng dân số theo nhóm tuổi, 1999-2019
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cơ cấu dân số vàng mang lại rất nhiều thuận lợi:
● Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào, đây được xem như một lợi thế cho phát triển kinh tế của đất nước nếu năng suất lao động của nhóm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên
● Cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Cơ cấu
“dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội,
y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai Lực lượng lao động dồi dào với đặc tính cần
cù, thông minh cũng đang là yếu tố tạo nên sức hút của Việt Nam với các nhà đầu
tư quốc tế, khiến nước ta trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những thách thức:
Thách thức đầu tiên của thời kỳ “dân số vàng” là áp lực giải quyết việc làm cho người lao động Cùng với đó, trong thời kỳ đòi hỏi lao động phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, việc đào tạo người lao động để có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư
Trang 22trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ hiện đại là thách thức không nhỏ Nếu không giải quyết được vấn đề này, lao động Việt Nam sẽ chỉ là lao động giản đơn, có năng suất thấp và không tạo ra được nhiều giá trị gia tăng Đó là trở ngại lớn trên con đường đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển
3.1.2 Già hóa dân s ố
Già hóa dân số là quá trình mà tỷ lệ người trưởng thành và người cao tuổi tăng lên trong
cơ cấu dân số và tuổi thọ trung bình tăng lên trong khi tỷ suất sinh giảm đi Thực tế cho thấy, xu hướng già hóa dân số đặt ra sức ép lên hệ thống cơ chế, chính sách dành cho người cao tuổi và ứng phó với xu hướng này, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội Số người về hưu tăng và thời gian hưởng lương hưu dài hơn đòi hỏi nguồn lực tài chính đủ để đáp ứng hợp
lý những nhu cầu thiết yếu cho người cao tuổi cả về cuộc sống vật chất, chăm sóc sức khỏe, tâm lý… Già hóa dân số cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động của người cao tuổi Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, nhưng tốc độ già hóa đang tăng nhanh Trong đó, tuổi thọ trung bình là 73,6, liên tục tăng trong 20 năm qua Dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh, từ 35,9% năm 2009 lên 48,8% năm 2019, do đó Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức già hoá dân số
52,7
Đồng bằng sông Cửu Long 58,5 60,3 57,9
Hình 3.1.3 Chỉ số già hóa theo vùng kinh tế-xã hội
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trang 23Đồng bằng sống Cửu Long là khu vực có chỉ số già hoá cao nhất cả nước với tỉ lệ là 58,5%, xếp thứ hai là đồng bằng sông Hồng với 57,4%, thấp nhất là Tây Nguyên với chỉ 28,1%
Các chuyên gia cho rằng, già hóa là kết quả của tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng Thực tế là trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định, xu hướng sinh hai con là phổ biến Ước lượng Tổng tỷ suất sinh (TFR) từ kết quả Tổng điều tra năm 2019 là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế Tỷ suất chết thô (CDR) của cả nước năm 2019 là 6,3 người chết/1000 dân, thấp hơn so với năm 2009 (6,8 người chết/1000 dân) Trong khi đó, năm 2019, tuổi thọ trung bình của cả nước là 73,6 tuổi, cao hơn nhiều tuổi thọ trung bình cách đây 30 năm (65,2 tuổi) Tương tự như các cuộc Tổng điều tra trước đây và kết quả Tổng điều tra các quốc gia khác trên thế giới, tuổi thọ trung bình của nam luôn thấp hơn của nữ, với độ tuổi của nam là 71,0 tuổi và nữ là 76,3 tuổi vào năm 2019
Bên cạnh đó, già hóa dân số đã và đang đặt ra không ít thách thức đối với Chính phủ trong việc đảm bảo các chính sách an sinh cho người già bởi quá trình già hóa; đồng thời tạo ra các nhu cầu như dinh dưỡng người già, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người già, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người già… Vấn đề an sinh cho người già càng cần được quan tâm hơn, khi theo đánh giá của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi ở nước ta (giai đoạn sống tích cực) lại khá thấp (chỉ khoảng
64 tuổi) Đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, nhiều người mắc bệnh nan y… Khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền, trung bình 1 người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh Gánh nặng bệnh tật kép ở người cao tuổi đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng và gia đình phải đầu tư nguồn ngân sách đáng kể cho công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc y tế cho người cao tuổi Bên cạnh đó,
hệ thống các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức; Hệ thống an sinh xã hội cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi cũng như chưa có hệ thống cung ứng việc làm cũng như chăm sóc sức khỏe dài hạn Theo Luật Lao động của Việt Nam, dân số trong độ tuổi lao động là những người từ đủ
15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 đến 55 tuổi đối với nữ, thì tỷ lệ người trên độ tuổi lao động đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao, chiếm 8,2% dân số từ 15 tuổi trở lên và chiếm 42,2% dân số trên độ tuổi lao động Như vậy, gần một nửa số người trên độ tuổi lao động vẫn đang tiếp tục làm việc để tạo thu nhập Điều này đang thôi thúc Chính phủ, các Bộ ngành vừa phải đồng thời thực hiện các chính sách thích ứng với già hóa dân số vừa cần tranh thủ tận dụng nguồn nhân lực «vàng» cho phát triển kinh tế
Trang 24Hình 3.1.4 Infographic về tốc độ già hóa dân số của Việt Nam
3.2 Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn
* Vai trò c ủa giáo dục
Giáo dục không chỉ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển riêng của mỗi cá nhân mà còn với sự phát triển chung của toàn xã hội Quan điểm này lại càng phù hợp hơn trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Ở góc độ cá nhân, giáo dục không chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức và kỹ năng, mà còn hướng tới rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách Đầu tiên, giáo dục trang
bị cho con người những kiến thức và kĩ năng để chúng ta có thể chủ động trước những thay đổi của điều kiện tự nhiên và xã hội; tạo cho ta một nền tảng tri thức, trình độ học vấn để ra tham gia hiệu quả vào quá trình sản xuất hàng hóa, tạo ra của cải vật chất để nuôi
sống bản thân và đóng góp cho xã hội Giáo dục dục cũng giúp nâng cao trình độ cá nhân, tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống Giáo dục giúp con người rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách theo hướng tích cực hơn, trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội Khi nhận thức được nâng lên, con người cũng sẽ dần xóa
bỏ được những định kiến, những rào cản giữa người với người, và nhờ thế có được một
cuộc sống trọn vẹn hơn (Phương, 2022)
Ở góc độ xã hội, vai trò của giáo dục được thể hiện ở 4 khía cạnh chính: Nâng cao dân
trí quốc gia; Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ; Bảo vệ thể chế chính trị của đất
Trang 25nước; và Bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động Thông qua hoạt động giáo
dục và đào tạo, mặt bằng dân trí được nâng cao, là cơ sở để khẳng định sức mạnh của quốc gia Một đất nước sở hữu dân trí cao có khả năng phát triển lớn và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế Ngược lại, một đất nước không coi trọng giáo dục, đất nước đó chắc
Cùng với sự bùng nổ của khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định nhất tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức Mọi quốc gia muốn phát triển nhanh chóng, vững mạnh cần dựa vào nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn cao đã qua đào tạo với cơ cấu nguồn nhân lực đa dạng Bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức, Việt Nam tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tuy nhiên trình độ lao động phổ thông còn thấp, lao động có tay nghề cao còn hạn chế Chính vì vậy cần ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, đổi mới toàn diện hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Phương, 2022)
* M ối quan hệ 2 chiều giữa giáo dục và dân số
Tác động của dân số đến giáo dục
● Thứ nhất: Quy m ô dân số thay đổi (tăng lên hoặc giảm đi) sẽ làm thay đổi số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường (tăng lên hoặc giảm đi) Do đó, đòi hỏi
ngành giáo dục phải tăng hoặc giảm số lớp hoặc số lượng học sinh từng lớp học để đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ em ở các độ tuổi
● Thứ hai: Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu học sinh các cấp Mức sinh giảm, tỷ trọng trẻ em trong dân số và giảm cũng làm cho
nhu cầu về giáo dục thay đổi
● Thứ ba: Phân bố dân cư giữa các đơn vị hành chính và các vùng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu học sinh các cấp Nếu mật độ dân số quá cao làm
cho số lượng học sinh mỗi lớp học quá đông (trên 50 học sinh) ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học Tuy nhiên, nếu mật độ dân số quá thưa thớt, số lượng học sinh quá ít cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học Tại những tỉnh miền núi của nước
ta, mật độ dân số quá thưa thớt nên nhiều xã phải tổ chức lớp học ghép, một cô giáo phải dạy 3 đến 4 lớp học trong cùng một thời gian (cùng một phòng học có học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 và lớp 4) Tuy nhiên, mỗi lớp cũng chỉ có khoảng 4 đến 5 học sinh Việc này gây khó khăn cho người dạy và cả người học
Tác động của giáo dục đến dân số
● Thứ nhất: Tác động của giáo dục đến tuổi kết hôn Các kết quả nghiên cứu cho
thấy trình độ giáo dục của số đông người dân càng cao thì tuổi kết hôn bình quân tăng lên Thậm chí, giáo dục còn có thể tác động tới tỷ lệ kết hôn, đặc biệt là nhóm
nữ giới trẻ tuổi Khi tình độ học vấn được nâng cao, phụ nữ độc lập về kinh tế, nên hôn nhân không còn là nhu cầu thiết yếu như trước Hơn nữa, tình trạng phân biệt đối xử về việc làm với phụ nữ vẫn phổ biến, khiến họ gặp nhiều khó khăn khi vừa
có sự nghiệp, vừa sinh con (Hạnh, 2021)
● Thứ hai: Giáo dục có tác dụng đến thực hiện kế hoạch hóa gia đình Những
người có trình độ học vấn cao sẽ tiếp thu các kiến thức và thành tựu của khoa học