1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập công ty cổ phần tự động hóa và công nghệ jvn

114 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Và Công Nghệ JVN
Tác giả Nguyễn Thương Ngọc
Người hướng dẫn Đào Thị Nhung
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 10,92 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN (12)
    • 1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tự động hóa và công nghệ JVN (12)
      • 1.1.1 Khái quát sự hình thành của công ty (12)
      • 1.1.2 Khái quát về sự phát triển của công ty (15)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty (17)
      • 1.2.1 Sơ đồ khối về tổ chức bộ máy quản lý (17)
      • 1.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận (20)
    • 1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN (21)
      • 1.3.1 Mô tả quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty (21)
      • 1.3.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty (24)
      • 1.3.3 Thuận lợi và khó khăn (24)
    • 1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN (24)
    • 1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị (32)
      • 1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán (32)
      • 1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng (34)
        • 1.5.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán (36)
        • 1.5.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán (38)
        • 1.5.2.4 Hình thức sổ kế toán (42)
        • 1.5.2.5 Báo cáo kế toán (45)
  • PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN (48)
    • 2.1 Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần tự động hóa và công nghệ JVN (48)
      • 2.1.2 Quy trình, thủ tục duyệt thu, chi của đơn vị (49)
      • 2.1.3 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán vón bằng tiền của Công ty Cổ phần Tự động hóa và Công nghệ JVN (50)
      • 2.1.4 Kết cấu và nội dung tài khoản sử dụng kế toán vốn bằng tiền (56)
        • 2.1.4.1 Kế toán tiền mặt (56)
        • 2.1.4.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng (58)
      • 2.1.5 Một số nghiệp vụ minh họa về tiền mặt tại công ty (61)
    • 2.2 Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN (82)
      • 2.2.1 Khái niệm nguyên vật liệu (82)
      • 2.2.2 Danh mục các loại vật liệu, công cụ dụng cụ chính tại Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN để sản xuất các mạch điện tử (82)
      • 2.2.3 Phương pháp hạch toán vật liệu của công ty (84)
      • 2.2.4 Chứng từ sử dụng và sơ đồ luân chuyển chứng từ (87)
      • 2.2.5 Một số ví dụ minh họa về kế toán nguyên vật liệu (87)
  • PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ (107)
    • 3.3 Khuyến nghị/giải pháp hoàn thiện (109)
  • KẾT LUẬN (112)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (114)

Nội dung

Qua đó, bộ phận kế tốn trong cơng ty đóng góp vai trò tíchcực trong việc quản lý tài sản, điều hành các nguồn ra nguồn vào trong hoạt động sảnsuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc thực t

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN

Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tự động hóa và công nghệ JVN

1.1.1 Khái quát sự hình thành của công ty

- Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN

- Tên giao dịch, tên viết tắt: JVN TECHNOLOGY.,JSC

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B2, ngõ 689 đường Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hình 1.1 Thông tin Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN

+ Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

+ Sản xuất linh kiện điện tử; thiết bị truyền thông; thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; sản xuất đồ điện gia dụng.

+ Sữa chưa máy móc, thiết bị.

+ Lắp đặt máy móc và thiết bị và thiết bị công nghiệp; lắp đặt hệ thống điện

+ Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện)…

+ Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

+ Xuất bản phần mêm, lập trình máy vi tính, xử lý dữ liệu.

- Số lao động hiện tại, trình độ lao động: lao động trình độ Cao đẳng, Đại học.

- Ngày tháng năm thành lập: 20/12/2011

- Giấy phép đăng ký kinh doanh:

Hình 1.2: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN)

1.1.2 Khái quát về sự phát triển của công ty

 Các giai đoạn phát triển chủ yếu

Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN nằm ở địa phận: Lô B2, ngõ

689 đường Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Công ty Cổ phần Tự động hóa và công nghệ JVN được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh vào ngày 20/12/2011 với tên giao dịch tiếng anh là JVN TECHNOLOGY AND AUTOMATION JOINT STOCK

COMPANY (viết tắt là: JVN TECHNOLOGY., JSC) với mã số thuế là 0105742778 và số vốn điều lệ là 4.000.000.000 đồng (Bốn tỷ đồng) Doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực gia công, sản xuất, lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần.

Trong những ngày đầu thành lập, công ty chưa có chiến lược đúng đắn, chưa có nhiều kinh nghiệm, còn non trẻ và phải cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác; khách hàng chưa biết đến nhiều; chưa có uy tín trên thị trường, có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng; chưa có chính sách giới thiệu sản phẩm ra thị trường nên công ty còn gặp khá nhiều khó khăn Chính vì vậy, doanh thu còn ít, chưa thu được lợi nhuận Nhưng dưới sự lãnh đạo của Giám đốc với sự cố gắng hết mình của cán bộ nhân viên, JVN ngày càng phát triển đã dần đạt được niềm tin từ khách hàng, có chỗ đứng trên thị trường.

Cuối năm 2014 với sự mạnh dạn và hướng đi đúng đắn của các nhà lãnh đạo trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và bước đột phá trong quy trình sản xuất, công ty đã hoàn thành xuất những chỉ tiêu đã đề ra, ổn định kinh doanh tăng lợi nhuận của công ty, tạo được việc làm cho người lao động,

Nguyễn Thương Ngọc Đến nay, Công ty vẫn hoạt động rất tốt, tiếp tục khẳng định bản thân trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử Không chỉ dừng lại ở đó, tỏng những năm gần đây, công ty đã biết nắm bắt thời cơ và lợi thế vốn có để mở thêm nhiều lĩnh vực giúp cho công ty tăng thêm lợi nhuận.

Dưới đây là một số hình ảnh về các mặt hàng “mạch" kinh doanh chính của Công ty.

Mạch Fixture Support PCB Mạch XBee

Hình 1.3: Hình ảnh sản phẩm của Công ty

 Định hướng phát triển của công ty trong năm 2023:

- Xây dựng Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN mạnh hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường.

- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.

- Thực hiện sắp xếp lại và thay đồi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp.

Mục tiêu ngắn hạn: : Phát triển nhanh và bền vững cả về quy mô và chiều sâu các sản phẩm và dịch vụ chủ lực hiện có, tăng nhanh doanh thu và hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

- Tiếp tục tăng cường vốn đầu tư đối mới phương tiện, trang thiết bị công nghệ hiện đại, phù hợp với triển vọng, định hướng phát triển của ngành gia công, sản xuất, lắp đặt máy móc và các thiết bị công nghiệp.

- Nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển đồng bộ và hợp lý Lựa chọn và phát triển những sản phẩm có chất lượng cạnh tranh, giá cả hợp lý phục vụ khách hàng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1.2.1 Sơ đồ khối về tổ chức bộ máy quản lý

Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách thức quản lý khác nhau do vậy mà hình thành nên các mô hình xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp khác nhau.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN)

Mối quan hệ giữa các phòng ban

Các bộ phận quản lý đều có nhiệm vụ và chức năng quyền hạn riêng, xong nó vẫn có mối liên kết gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau Giúp bộ máy quản lý trong công ty được tốt hơn và đảm bảo duy trì công ty một cách hiệu quả nhất.

Quan hệ giữa giám đốc và các phòng ban: Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban Bộ phận tổ chức hành chính theo dõi thống kê số nhân lực trong toàn doanh nghiệp, bộ phận kế hoạch đề ra các kế hoạch mua, bán, sản xuất các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dựa trên các con số dự toán, thống kê từ các sổ sách bên phòng kế toán và sự phát triển của thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng Từ các kế hoạch đó,

Bộ phận kế toán lên dự toán thu chi, hoạch toán các chi phí tính giá thành, doanh thu tiêu thụ sản phẩm Các phân xưởng sản xuất tiến hành sản xuất theo các hợp đồng kinh tế đã ký với các khách hàng Bộ phận kiểm soát chất lượng kiểm tra chất lượng ở phân xưởng sản xuất và báo cáo lại tình hình sản xuất cho bộ phận kế toán hạch toán chi phí,

Nguyễn Thương Ngọc phận kế hoạch, giám đốc để phân tích đưa ra định hướng sản xuất cho các tháng tiếp theo.

Quan hệ giữa các phòng ban: Các phòng ban chịu trách nhiệm và tự chủ xử lý công việc, giúp đỡ các bộ phận khác, không đùn đẩy trách nhiệm được yêu cầu Khi giải quyết công việc, các phòng ban chủ động bàn bạc Khi không có sự thống nhất phải báo cáo cho cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.

1.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Đứng đầu doanh nghiệp là Giám Đốc (Nguyễn Hải Thành) - người có quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp có trách nhiệm về mặt pháp lý đối với các cơ quan tổ chức nhà nước và toàn thể nhân viên công ty Điều hành, quản lý, phê duyệt và đưa ra các chính sách cuối cùng để nâng cao hiệu quản quản lý và sản xuất công ty đưa công ty ngày một phát triển hoàn thiện hơn Giám Đốc kiểm soát chung hoạt động của toàn doanh nghiệp.

- Phòng HC-NS: Bao gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên Thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý công tác tổ chức cán bộ, bộ máy sản xuất Đào tạo và tuyển dụng lao động, thực hiện công tác tài chính, quản lý các quỹ cho công ty để có các chế độ chính sách cho người lao động Bảo vệ nội bọ và tài sản.

- Phòng kế toán: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính chuẩn bị và kiểm tra vốn của công ty để phục vụ sản xuất, theo dõi hệ thống và kiểm tra tài sản cố định,nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thường xuyên Phòng kế toán còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí, thoanh toán các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán, tính giá thành sản phẩm, tính các khoản lương… Phòng hoạt động theo luật kế toán và quy chế tài chính trong doanh nghiệp Bộ phận kế toán lên dự toán thu chi, hoạch toán các chi phí tính giá thành, doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ khai thác cung ứng vật tư và nguyên vật liệu theo theo kế hoạch của phòng Xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý giảm thiểu tồn kho, đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

-Phòng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo các đơn đặt hàng được cấp trên chuyển xuống bộ phận.

-Phòng kỹ thuật: Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và máy móc của doanh nghiệp Trách nhiệm của phòng kỹ thuật chính là lập hồ sơ thiết kế, quản lý, giám sát kỹ thuật các dự án mới.

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN

1.3.1 Mô tả quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty.

 Sơ đồ mô tả quy trình sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty JVN

( Nguồn: Phòng kế toán) Giải thích:

Khi tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng, phòng kế hoạch công ty sẽ xử lý đơn đặt hàng, các đơn hàng sau khi xử lý sẽ cho ra các danh mục sản phẩm theo khách hàng, dựa vào đơn đặt hàng chuyển đến phòng kế toán sẽ xác định loại nguyên vật liệu, định lượng số nguyên vật liệu sẽ dùng viết phiếu xuất kho và báo cho phòng kế hoạch xuất kho đúng số lượng nguyện vật liệu đã được định sẵn và gửi cho phòng kỹ thuật lập hồ sơ thiết kế Nguyên vật liệu sẽ được đưa tới các phân xưởng sản xuất và sẽ diễn ra quá trình sản xuất các sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng đã lên sẵn Sau khi các công nhân sản xuất xong thành phẩm đạt chất lượng sẽ được nhân viên phòng kế hoạch vận chuyển tới đơn vị Đơn hàng

Khách hàng Vật tư Phòng kỹ thuật

Phòng kế toán khách hàng một cách nhanh chóng để đảm bảo chất lượng các sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng đề ra.

 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm Giải thích sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty:

Nhân viên kinh doanh thực hiện tìm kiếm khách hàng Sau đó khách hàng đặt đơn hàng với nhân viên kinh doanh Từ đơn đặt hàng nhận được, kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hành định lượng số nguyên vật liệu cần xuất dùng cho đơn hàng theo bảng định mức đã định sẵn Nhân viên phòng kế hoạch sẽ xuất nguyên vật liệu tới phân xưởng sản xuất Tại phân xưởng sản xuất, nguyên vật liệu sẽ được xử lý bước đầu,phân loại, tiến hành quy trình để sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của đơn hàng.Các thành phẩm cuối cùng được kiểm tra đảm bảo chất lượng và đưa tới đơn vị khách hàng Quá trình thực hiện đơn hàng tối đa 30 ngày (tùy thuộc vào số lượng sản phẩm của đơn hàng).

1.3.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty.

Công ty Cổ phần tự động hóa và công nghệ JVN là công ty sản xuất Các máy móc được trang thiết bị hiện đại, độ chính xác cao, nhờ tối ưu công nghệ khuôn mẫu nên sẽ cho ra đời các sản phẩm tinh xảo, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Do các sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản xuất mạch và thiết bị công nghệ cho nên đòi hỏi cao về chất lượng Do vậy công ty không ngừng nỗ lực và cố gắng thiết kế sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

1.3.3 Thuận lợi và khó khăn.

- Công ty có bộ máy kế toán năng động sáng tạo.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.

- Tiềm lực kinh tế năng động, theo kịp với tiến độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, các sản phẩm phải đạt được chất lượng tốt nhất Điều này tác động không nhỏ đến các bộ phận của công ty.

Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN

Nhìn chung, kết quả những năm gần đây cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong Công ty đã đưa doanh thu của Công ty tăng qua các năm.

6.Chi phí quản lý kinh doanh

Nguyễn Thương Ngọc nhuận kế toán trước thuế

16.Thu nhập bình quân/ người/ tháng

Bảng 1.1: Bảng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tự động hóa và công nghệ JVN

Qua bảng tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN cho ta thấy được nhìn chung 3 năm gần đây kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có sự biến động Cụ thể phân tích qua từng năm như sau:

Doanh thu thuần của công ty cao nhất vào năm 2020 là 14.240.629.310 đồng và thấp thấp nhất là vào năm 2021 là 12.390.986.770 đồng Tăng từ 13.659.354.131 đồng năm 2019 lên 14.240.629.310 đồng năm 2020, đã tăng 581.275.179 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4.26% Năm 2021, doanh thu giảm chỉ còn 12.390.986.770 đồng, giảm 1.849.642.540 đồng so với năm 2020 tương ứng tỷ lệ giảm 12.99% Như vậy, sự giảm đáng kể này của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động bán hàng suy giảm, số lượng đơn hàng xuất bán giảm trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp dẫn đến doanh thu giảm Nói chung các chính sách bán hàng mà công ty đã thực hiện chưa thực sự phát huy tốt, làm doanh thu của công ty giảm xuống, dẫn đến cách chiếm thêm thị phần trên thị trường gặp khó khăn.

Giá vốn hàng bán biến động tăng qua các năm Cụ thể năm 2019 là

9.736.347.554 đồng, đến năm 2020 con số này tăng lên là 9.827.597.636 đồng tương ứng tăng 0.94% Năm 2021 lại tăng 10.726.723.868 đồng so với năm 2021 Nguyên nhân của sự tăng, giảm giá vốn không đồng đều là do sự biến động của các chi phí đầu vào, doanh nghiệp phải thu mua nguyên vật liệu với giá cao mà nguyên vật liệu thì khan hiếm Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại nguồn cung cấp nguyên liệu và công tác quản lý sản xuất của mình để tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao tay nghề công nhân sản xuất giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận gộp chịu sự biến động tuef doanh thu và giá vốn Năm 2020, lợi nhuận gộp là 4.412.861.674 đồng tăng so với năm 2019 là 3.923.006.577 đồng tương ứng tăng 12.49% Kết quả này do doanh thu bán hàng tăng, doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy để ngày càng có hiệu quả tốt Năm 2021, lợi nhuận gộp là 1.664.262.902 đồng giảm hơn so với năm 2020 là 2.748.598.772 đồng tương ứng giảm 62.29%. Nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm của doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán, từ đó làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Doanh thu hoạt động tài chính chiếm không đáng kể trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Doanh thu hoạt động tài chính là 200.892.965 đồng năm 2020 tăng 147.162 đồng tương ứng tăng 0.073% so với năm 2019 Năm 2021 giảm so với năm

2020 là 267.690 đồng tương ứng giảm 0.133% Như vậy có thể thấy doanh nghiệp không chú trọng vào các hoạt động đầu tư tài chính mà chỉ tập trung vào hoạt động bán hàng Doanh nghiệp cần thay đổi chính sách để có thể mang lại doanh thu cao hơn.

Các chi phí quản lý kinh doanh có sự biến động tăng giảm, năm 2019 là

2.458.672.928 đồng, năm 2020 tăng lên 2.919.279.293 đồng (tăng 18,73%) Điều này đã cho thấy trong năm 2020 doanh nghiệp đã thực hiện tốt trong công tác quản lý, tiết kiệm được chi phí Tuy nhiên đến năm 2021, chi phí này đã giảm xuống còn 1.440.638.329 đồng Có thể do tác động của thị trường, hoặc do doanh nghiệp bắt đầu có sự quan tâm hơn trong khâu quản lý và giám sát Do đó doanh nghiệp cần phát huy thành quả đó và tiến bộ hơn nữa.

Lợi nhuận thuần tăng, giảm trong 3 năm Năm 2020 tăng 237.087.659 đồng tương ứng tăng 172.08% so với năm 2019 Nhưng năm 2021 giảm 167.257.478 đồng tương ứng giảm 44.62% so với năm 2020.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp qua các năm cũng có sự biến động không đồng đều qua các năm Năm 2020 lợi nhuận tăng so với năm 2019 là

237.087.659 đồng tương ứng tăng 172.08% Nhưng lại giảm mạnh vào năm 2021 lượi nhuận là 207.607.244 đồng giả hơn năm 2020 là 167.257.478 đồng tương ứng giảm 44.62%.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty trong 3 năm có xu hướng biến động Năm 2020 lợi nhuận sau thuế là 299.891.778 đồng tăng 162.21% lên thành 114.370.811 đồng so với năm 2019, đây là một con số tốt nói lên công ty đang có sự phát triển Tuy nhiên, đến năm 2021 lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm 44.62% so với 2020 Như vậy, công ty cần xem xét lại những chính sách bán hàng để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho công ty trong các năm tới.

Vốn chủ sở hữu trong năm 2019 là 3.089.170.912 đồng Trong năm 2020 là

2.817.280.953 đồng đã giảm 271.889.959 đồng, ứng với giảm 8.80% Đến năm 2021 đã tăng lên 2.983.317.769 đồng tương ứng tăng 166.036.816 đồng so với năm 2020 với tỷ lệ tăng 5.89% Chứng tỏ giai đoạn này đã có thêm nhiều nhà đầu tư góp vốn mới thể hiện sự phát triển của công ty.

→ Qua nhận xét tóm tắt trên cho ta thấy rằng để đạt được thành tích trên đó là một sự cố gắng lớn của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty Với các số liệu trên đã chứng minh công ty trong 3 năm gần đây hoạt động có hiệu quả và công ty đang hướng cho mình ngày càng phát triển hơn và vươn xa ra thị trường quốc tế Để tối đa hóa lợi nhuận công ty cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, công ty cần đẩy mạnh chính sách bán hàng để thu được nhiều đơn hàng; nâng cao máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, công ty nên cắt giảm chi phí không đáng kể để doanh thu của doanh nghiệp ngày một cao hơn.

1 ROA (tỷ suất LNST/ Tổng TS) 0.7% 1.68% 1.003%

2 ROE (Tỷ suất LNST/Vốn

3 ROS (tỷ suất LNST/Doanh thu) 0.83% 0.8% 1.34%

5 Hệ số tự tài trợ 0.18 0.16 0.18

Bảng 1.2: Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của

Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tài sản ROA năm 2020 chỉ tiêu này tăng so với năm 2019 là 1.68% đây cũng chính là lý do tại sao năm 2020 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại cao hơn 2019 dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp năm 2020 cũng cao hơn năm 2019 Tuy nhiên năm 2021 chỉ tiêu này lại giảm xuống là 1.003%, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản được đầu tư sẽ tạo ra 1.003% đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn CSH ROE năm 2020 là 10.64%, năm

2019 là 3.7% Đến năm 2021 chỉ tiêu này thấp hơn năm 2020, cụ thể là 5.57% điều này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đem đi đầu tư thì sẽ thu được 5.57% đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROS) của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019 là 0.8%, năm 2021 tăng lên 1.37% Điều này cho thấy cứ 1 đồng doanh thu thu được nhiều hơn 1.37 % đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2021 Ta thấy kỹ năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp đang ngày một khả quan hơn, phản ánh chiến lược

Nguyễn Thương Ngọc giá của doanh nghiệp hay khả năng quản lý của giám đốc và các biện pháp làm giảm chi phí của doanh nghiệp.

Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ

JVN (Nguồn: Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN)

Mối quan hệ giữa các phòng ban:

Các thành viên của bộ phận kế toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi thành viên là một mắt xích tạo thành cơ cấu tổ chức kế toán hoàn chỉnh Nếu thiếu một mắt xích thì không thể ra một hệ thống kế toán chặt chẽ.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: người tổ chức lãnh đạo các bộ phận trong phòng kế toán công ty, có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong phòng kế toán làm việc, đồng thời báo cáo cho ban giám đốc về tình hình tài chính của công ty Kế toán trưởng là người chịu hoàn toàn trước pháp luật và công ty về mặt quản lý kinh tế tài chính của công ty Kế toán trưởng cũng kiêm cả việc kế toán tổng hợp, lập bảng cân đối kế toán, theo dõi sổ sách, báo cáo tổng hợp doanh thu, tổng hợp chi phí Kết chuyển giá thành và tính lỗ, lãi từng đơn đặt hàng Xác định kết quả kinh doanh, hạch toán thuế thu nhập, kết chuyển và xác định kết quả hoạt động tài chính và hoạt động bất thường của công ty.

- Kế toán vật tư và TSCĐ : do đặc thù ngành hoạt động sản xuất công ty có nhiều loại vật tư, nguyên vật liệu nên có một kế toán chuyên hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu tài sản cố định như thu, mua, xuất, nhập, theo dõi đánh giá, phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành : có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi và phản ánh có khoa học các chi phí sản xuất phục vụ tính giá thành, tiêu thụ sản phẩm Hạch toán chi tiết các thành phẩm đã tiêu thụ.

- Kế toán lương, thưởng : có nhiệm vụ tổng hợp các bảng chấm công được gửi từ các bộ phận, phân xưởng Sau đó tổng hợp tính lương, các khoản phụ cấp và thưởng cho toàn bộ người lao động của công ty.

- Kế toán thanh toán và công nợ : có trách nhiệm ghi chép theo dõi và hạch toán các loại công nợ phải thu, phải trả, vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay Ngoài ra còn lập phiếu thu, phiếu chi, đối chiếu công nợ

- Thủ quỹ : có nhiệm vụ trông coi tiền mặt chi thu số tiền khi có lệnh từ cấp trên, theo dõi số dư tài khoản ngân hàng, hoặc gửi tiền vào ngân hàng hay rút tiền từ ngân hàng đó Thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tồn quỹ của công ty Quản lý quỹ, lập báo cáo quỹ cho công ty.

Như vậy, Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN tổ chức bộ máy kế toán như vậy là phù hợp với quá trình tổ chức doanh nghệp

1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng

Hiện nay công ty đang sử dụng và thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp bao gồm các chế độ, chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính.

Niên độ kế toán năm: năm tài chính theo năm dương lịch được bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 Công ty áp dụng niên độ kế toán hiện hành là 360 ngày/năm và được chia làm 4 quý:

Quý I: từ ngày 01/01 đến ngày 31/03

Quý II: từ ngày 01/04 đến ngày 30/6

Quý III: từ ngày 01/07 đến ngày 30/09

Quý IV: từ ngày 01/10 đến ngày 31/12

- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp thẻ song song.

+ Phương pháp tính giá thành hàng tồn kho cuối kỳ: tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

- Phương pháp kế toán tài sản cố định đang áp dụng:

+ Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo giá thực tế.

+ Phương pháp khấu hao áp dụng: Phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Thận trọng.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng: Thận Trọng.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Phù hợp.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí: đúng kỳ.

- Hình thức ghi sổ: sử dụng phần mềm kế toán Fast và in sổ theo hình thức nhật ký chung Phần mềm Fast tuân thủ theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính, thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hình 1.4: Hình ảnh giao diện phần mềm Fast

1.5.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán

Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN sử dụng hệ thống chúng từ kế toán theo Thông tư 133/2016 của Bộ Tài Chính Ngoài ra, Công ty còn sử dụng thêm một số chứng từ:

STT Tên chứng từ Mẫu số

2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL

3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL

4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL

6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL

7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL

8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL

9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL

10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL

11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL

12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL

Bảng 1.3: Chứng từ kế toán tiền lương

STT Tên chứng từ Mẫu số

1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH

Bảng 1.4: Chứng từ kế toán bán hàng

STT Tên chứng từ Mẫu số

3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 03-VT

4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT

5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT

6 Bảng kê mua hàng 06-VT

7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT

Bảng 1.5: Chứng từ kế toán hàng tồn kho

STT Tên chứng từ Mẫu số

3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT

4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT

5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT

6 Biên lai thu tiền 06-TT

7 Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 07-TT

8 Bảng kiểm kê quỹ(dùng cho VND) 08a-TT

9 Bảng kiểm kê quỹ(dùng cho ngoại tệ, vàng bạc,…) 08b-TT

10 Bảng kê chi tiền 09-TT

Bảng 1.6: Chứng từ kế toán tiền tệ

STT Tên chứng từ Mẫu số

1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ

2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ

3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ

4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ

5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ

6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ

Bảng 1.7: Chứng từ kế toán tài sản cố định

STT Tên chứng từ Mẫu số

1 Hoá đơn giá trị gia tăng 01GTKT3/001

2 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03XKNB

3 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

4 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản

Bảng 1.8: Một số chứng từ khác

1.5.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán

Công ty áp dụng theo thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính Công ty đã lựa chọn ra các tài khoản thích hợp để vận dụng vào hoạt động kế toán nên hệ thống tài khoản chủ yếu của công ty.

Hệ thống bao gồm các loại tài khoản:

- Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng

- Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn

- Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn

- Tài khoản loại 3: Nợ phải trả

- Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu

- Tài khoản loại 5: Doanh thu

- Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh

- Tài khoản loại 7: Thu nhập khác

- Tài khoản loại 8: Chi phí khác

- Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đang sử dụng:

LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

02 112 Tiền gửi ngân hàng Chi tiết ngân hàng

03 131 Phải thu của khách hàng

04 133 Thuế GTGT được khấu trừ

1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

1332 Thuế GTGT được khấu trừ của

1381 Tài sản thiếu chờ xử lý

07 151 Hàng mua đang đi đường

10 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

14 211 Tài sản cố định hữu hình

2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình

LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

17 331 Phải trả cho người bán

18 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu

3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp

3335 Thuế thu nhập cá nhân

3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

19 334 Phải trả người lao động Chi tiết theo yêu cầu quản lý

20 338 Phải trả, phải nộp khác

3388 Phải trả, phải nộp khác

LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU

4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu

22 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

4211 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

4212 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU

23 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5111 Doanh thu bán hàng Chi tiết theo yêu cầu quản lý

5112 Doanh thu bán các thành phẩm

24 515 Doanh thu hoạt động tài chính

LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

28 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp

LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC

LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC

31 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành

8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

32 911 Xác định kết quả kinh doanh

Bảng 1.9: Một số tài khoản sử dụng trong hạch toán kế toán tại Công ty

(Nguồn: Hệ thống tài khoản kế toán cho doanh nghiệp)

1.5.2.4 Hình thức sổ kế toán

- Hình thức ghi sổ kế toán mà Công ty áp dụng: Nhật ký chung

- Hệ thống sổ sách kế toán Công ty sử dụng áp dụng theo hệ thống sổ kế toán ban hành theo TT số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính.

- Hệ thống sổ kế toán được trình bày như sau:

Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: sổ quỹ tiền mặt, sổ phụ TGNH

Sổ chi tiết công nợ khách hàng: sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả.

Sổ chi tiết hàng tồn kho: thẻ kho, sổ chi tiết hàng hóa

Sổ chi tiết các tài khoản.

Sổ tổng hợp thành phẩm, nguyên vật liệu

Sổ tổng hợp chi tiết vật tư, hàng hóa.

Sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản

Sổ theo dõi tình hình tài sản cố định.

Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng.

 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ của hình thức nhật ký chung

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA VÀ CÔNG NGHỆ JVN

Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần tự động hóa và công nghệ JVN

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm kế toán vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một phần của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển.

Vốn bằng tiền là một nguồn vốn quan trọng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp dễ dàng thể hiện mối quan hệ Tiền – Hàng – Tiền giữa hàng hoá và tiền, là cầu nối giữa công ty với khách hàng và các đối tác khác, thể hiện nguồn tài chính của công ty Doanh nghiệp có chi trả được nợ hay nguồn vốn kinh doanh có tốt đến đâu một phần lớn là do vốn bằng tiền.

Là một phần trong vốn lưu động của doanh nghiệp, thể hiện được năng lực thanh khoản trực tiếp của doanh nghiệp nhằm tạo năng lực cạnh tranh tốt nhất.

Vốn bằng tiền yêu cầu một sự quản lý chặt chẽ và kỹ càng từ doanh nghiệp, nếu không sẽ rất dễ xảy ra tình trạng gian lận do tính chất luân chuyển cao.

Việc hạch toán vốn bằng tiền đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc và chế độ quản lý tiền tệ mà nhà nước đã quy định sẵn một cách gắt gao, nhằm phòng tránh tối đa các tình huống bị mất cắp hay bị lạm dụng nguồn vốn bằng tiền.

2.1.2 Quy trình, thủ tục duyệt thu, chi của đơn vị.

Trong công ty sử dụng nguyên tắc tiền tệ thống nhất: hạch toán sử dụng thống nhất một đơn vị giá là “đồng Việt Nam” (VNĐ) để tổng hợp các loại vốn bằng tiền Kế toán phải phản ánh kịp thời số tiền hiện có của công ty Thực hiện đúng các nguyên tắc thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp công ty quản lý tốt về các loại tiền của mình. Đồng thời công ty còn chủ động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Đối với tiền mặt công ty luôn giữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của công ty không bị gián đoạn Các nghiệp vụ kinh tế nhỏ (dưới 20 triệu) và không lặp lại nhiều lần trong tháng được thu, chi bằng tiền mặt Ví dụ như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, xăng dầu, …Ngoài ra phiếu thu còn dành cho nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ trong công ty. Các hoạt động thu/chi tiền mặt có sự kết hợp làm việc chủ yếu giữa kế toán thanh toán và công nợ với thủ quỹ và sự kiểm tra, phê duyệt từ kế toán trưởng và tổng giám đốc công ty Hàng ngày thủ quỹ cần kiểm tra số dư tiền mặt tại quỹ và đối chiếu với sổ sách của kế toán thanh toán và công nợ, nếu số liệu không khớp cần bàn bạc và kiểm tra lại sổ sách để đưa ra phương hướng sửa chữa và giải quyết. Đối với tiền gửi ngân hàng thì kế toán trong công ty luôn có sự theo dõi và kết hơp chặt chẽ đối với phía bên ngân hàng về các khoản mục giao dịch Việc thu – chi tiền gửi ngân hàng tại công ty phát sinh chủ yếu là các nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn (từ 20 triệu đồng trở lên), trả tiền cho nhà cung cấp một lần trong tháng hoặc thu tiền từ khách hàng theo điều khoản trong hợp đồng mua bán, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ.

- Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu 03-TT)

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu 04-TT)

- Giấy đề nghị thanh toán (mẫu 05-TT)

- Biên lai thu tiền (mẫu 08a-TT)

- Bảng kê chi tiền (mẫu 09-TT)

2.1.3 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán vón bằng tiền của Công ty Cổ phần Tự động hóa và Công nghệ JVN.

Quy trình thu chi tiền mặt

Công ty JVN sử dụng chứng từ, sổ sách theo thông tư TT 133/2016/TT -BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính Sử dụng hệ thống chứng từ bao gồm:phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, và hệ thống sổ sách bao gồm: sổ quỹ tiền mặt, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 111.

Phiếu thu, Phiếu chi Thu tiền, chi tiền

Biểu mẫu áp dụng và tài liệu liên quan

Phiếu đề nghị thanh toán, phiếu đề nghị thu tiền, các chừng từ, hoá đơn liên quan thu/chi

Phiếu đề nghị thanh toán, phiếu đề nghị thu tiền, các chừng từ, hoá đơn liên quan thu/chi

Phiếu đề nghị thanh toán, phiếu đề nghị thu tiền, các chừng từ, hoá đơn liên quan thu/chi

5 Thủ quỹ Phiếu thu, Phiếu chi

Kế toán thanh toán, thủ quỹ

Phiếu đề nghị thanh toán, phiếu đề nghị thu tiền, các chừng từ hoá

Bảng 2.1: Quy trình thu chi tiền mặt

Trách nhiệm Mô tả công việc Chuẩn chấp nhận

Biểu mẫu AD/ hồ sơ

Nhân viên (phòng kế hoạch/ phòng kế toán)

Tập hợp phiếu đề nghị thanh toán, phiếu đề nghị thu tiền, các chừng từ, hoá đơn liên quan đến thu/chi Trưởng bộ phận kiểm tra ký xác nhận kèm theo phiếu đề xuất phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã duyệt của giám đốc.

Ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng như mẫu quy định, không sửa chữa tẩy xoá…

Phiếu đề xuất, Phiếu đề nghị thanh toán, đề nghị thu tiền, hoá đơn…

- Kiểm tra các chứng từ, giấy tờ có tập hợp đầy đủ chính xác không.

-Chi: Giấy đề nghị chi tiền, hợp đồng tài chính, hợp đồng mua bán, giấy giới thiệu, phiếu nhập kho, … -Thu: giấy đề nghị thu tiền…

Nếu hợp lệ đầy đủ tiến hành lập phiếu, nếu không hợp lệ, đầy đủ chuyển lại người thực

Phiếu nhập kho phải đúng hàng đúng số lượng, phiếu đề nghị chi phải đủ tên người nhận tiền, công ty, số tiền, nội dung chi, hợp đồng tài chính, hợp đồng mua hàng đúng với nội dung chi,

Phiếu đề xuất, Phiếu đề nghị thanh toán, đề nghị thu tiền, hoá đơn…

Nguyễn Thương Ngọc hiện giai đoạn trước để sửa lại cho đúng. số lượng , đơn hàng, tên công ty, mã số thuế, số tiền….

Kế toán trưởng, giám đốc

Kế toán trưởng và giám đốc xem xét và ký duyệt.

Chứng từ đầy đủ chính xác như nội dung đã ghi ở giai đoạn 2.

Phiếu đề xuất, Phiếu đề nghị thanh toán, đề nghị thu tiền, hoá đơn…

Viết phiếu thu hoặc phiếu chi Chứng từ đầy đủ chính xác.

Xuất/nhập đúng số tiền ghi trên phiếu chi/thu.

Chứng từ đầy đủ chính xác.

Kế toán thanh toán, thủ quỹ

Ghi chép sổ sách kế toán và lưu hồ sơ

Rõ ràng, có hệ thống, dễ tìm kiếm

Phiếu đề xuất, Phiếu đề nghị thanh toán, đề nghị thu tiền, hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi

Bảng 2.2: Giải thích quá trình thu, chi tiền

Quy trình thu chi tiền gửi ngân hàng

Doanh nghiệp sử dụng chứng từ, sổ sách theo thông tư TT 133/2016/TT –BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính.

Liên quan tới tiền gửi ngân hàng công ty sử dụng hệ thống chứng từ bao gồm:giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu hạch toán chi tiết, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi… và hệ thống sổ sách bao gồm: sổ tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 112, sổ chi tiết TK 111.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình chi tiền gửi ngân hàng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty) Giải thích sơ đồ

Hàng ngày khi phát sinh nghiệp vụ liên quan tới việc chi tiền gửi ngân hàng kế toán thanh toán sẽ lập uỷ nhiệm chi chuyển tới kế toán trưởng và giám đốc xét duyệt.Khi có lệnh chi từ kế toán trưởng và giám đốc, uỷ nhiệm chi sẽ được gửi tới ngân hàng;ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chi và xuất giấy báo nợ về công ty Kế toán thanh toán nhận giấy báo nợ sẽ hạch toán số liệu dựa trên giấy báo có và sổ hạch toán chi tiết để nhập vào phần mềm; và lưu giữ chứng từ cẩn thận.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình thu tiền gửi ngân hàng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty) Giải thích sơ đồ

Quy trình thu tiền gửi ngân hàng: Khi nhận được thông báo trả tiền từ khách hàng và giấy báo có từ ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ lập lệnh thu và thông báo tới kế toán trưởng xét duyệt, đồng thời cũng thông báo về thủ quỹ để thủ quỹ nắm bắt được số tiền tại ngân hàng Sau khi xét duyệt kế toán thanh toán sẽ hạch toán nghiệp vụ từ các chứng từ đã có và nhập vào phần mềm, đồng thời lưu giữ các chứng từ hợp lý.

2.1.4 Kết cấu và nội dung tài khoản sử dụng kế toán vốn bằng tiền

- Tài khoản 111 - Tiền mặt, tại công ty sử dụng 1 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.

Các nghiệp vụ phát sinh liên qua đến tiền mặt được phản ánh trên tài khoản này.

Sơ đồ hạch toán tiền mặt

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tiền mặt

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Sơ đồ ghi sổ tiền mặt theo hình thức kế toán máy tại công ty

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ ghi sổ tiền mặt theo hình thức kế toán máy

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Các chứng từ phát sinh hàng ngày như phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán sẽ được kế toán thanh toán và công nợ hạch toán và nhập vào phần mềm, phần mềm sẽ tự xử lý ghi vào sổ nhật ký chung theo ngày tháng phát sinh và ghi vào sổ quỹ tiền mặt, sổ nhật ký thu tiền và chi tiền, sổ cái TK111 Cuối tháng, kế toán tổng hợp kết xuất số liệu trên phần mềm các sổ để đối chiếu và tổng hợp lên báo cáo tài chính.

2.1.4.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng

Tài khoản sử dụng: TK 112

- Sử dụng tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng, có 2 tài khoản chi tiết cấp 2

+ Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam.

Chi tiết: TK 1121.01 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Sơ đồ hạch toán TK 112

Sơ đồ 2.5: Sơ dồ hạch toán TK 112

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Trình tự ghi sổ tiền gửi ngân hàng theo hình thức kế toán máy

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ ghi sổ vốn bằng tiền theo hình thức kế toán máy

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Hàng ngày từ các chứng từ gốc là các giấy báo nợ, báo có, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… được gửi từ ngân hàng kế toán thanh toán và công nợ sẽ hạch toán và nhập vào phần mềm theo chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) sau đó phần mềm sẽ tự động lên các sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 112, sổ tiền gửi ngân hàng và số cái TK 112 Tiếp đó, cuối kỳ kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp và kết xuất các chứng từ có liên quan từ khoản mục tiền gửi ngân hàng và các khoản mục khác để đối chiếu và lên các báo cáo cuối tháng, cuối năm.

2.1.5 Một số nghiệp vụ minh họa về tiền mặt tại công ty Để minh họa thực tế về kế toán phần hành vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN Em xin trích dẫn một số nghiệp vụ và quá trình kế toán chi tiết, tổng hợp phần hành tại công ty như sau:

Ví dụ: Căn cứ hóa đơn số 114, ngày 18/11/2022 công ty mua hàng của NGUYỄN THỊ TUYẾT với tổng giá thanh toán là 17.110.000

( Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Khi hóa đơn về kế toán nhập liệu vào phần mềm

Hình 2.2: Giao diện phiếu chi hóa đơn số 114

( Nguồn: Phần mềm kế toán Fast-phòng kế toán)

Căn cứ vào hóa đơn số 114 có phiếu chi

Hình 2.3: Phiếu chi hóa đơn số 114 (Nguồn: Phần mềm kế toán Fast phòng kế toán Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và

Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN

2.2.1 Khái niệm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu đóng vai trò là đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm, trong tiêu dùng nội bộ của doanh nghiệp Đây là những tài sản vật chất được doanh nghiệp mua sắm, dự trữ để cho sản xuất kinh doanh chế tạo thành sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ hoặc sử dụng cho hoạt động bán hàng, cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.

2.2.2 Danh mục các loại vật liệu, công cụ dụng cụ chính tại Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN để sản xuất các mạch điện tử

STT Mã nguyên vật liệu Tên nguyên vật liệu ĐVT

2 C_1000UF-100V Tụ hóa 100V 1000UF 18x35mm Chiếc

5 C_10UF_50V_SMD Tụ nhôm 10UF 50V SMD Chiếc

6 CAMBIEN_XGZP_101 Cảm biến áp suất XGZP160 - 201DR Chiếc

7 CON_CVN_2 Connector 2 nhựa trắng nhỏ Chiếc

8 DAY_CAP_MANG_G Dây cáp mạng màu xanh Mét

9 DAY_NHIET_W_TO Dây nhiệt màu trắng to phi 0.75 Mét

10 FUSES_1812L150/1 Cầu chì dán 1812L150/16DR Chiếc

Bảng 2.3: Danh mục các nguyên vật liệu chính tại Công ty

 Phân loại nguyên vật liệu tại công ty

 Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.

 Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó có thể kết hợp với vật liệu chính để làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá.

 Hóa chất: sử dụng để vệ sinh mạch điện tử, thiết bị, máy móc ví dụ như cồn, butin,…

 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu tại công ty

 Nguyên tắc giá gốc: nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc Giá gốc là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được những vật tư ở trạng thái hiện tại.

 Nguyên tắc thận trọng: nguyên vật liệu phải được tính theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá

NVL phải đảm bảo tính nhất quán Tức là đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó trong suốt niên độ kế toán

 Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài:

Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho

= Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua -

Giảm giá hàng mua (nếu có)

 Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:

Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

= Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá xuất kho bình quân

Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Đơn giá xuất kho bình quân Số lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và xuất trong kỳ

2.2.3 Phương pháp hạch toán vật liệu của công ty

- Tài khoản sử dụng Để hạch toán NVL, Công ty sử dụng tài khoản 152 dùng phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại NVL theo giá trị thực tế Tài khoản 152 mở mã cấp cho mỗi nguyên vật liệu khác nhau.

Ngoài tài khoản 152, để hạch toán, kế toán còn sử dụng một số các tài khoản liên quan như:

- Tài khoản 331: Phải trả người bán

- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng

- Tài khoản 133(1): Thuế giá trị gia tăng đầu vào

Dư đầu kỳ: Giá trị thực tế của NVL tồn đầu kỳ.

+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho

+ Phát hiện thừa khi kiểm kê

+ Kết chuyển giá trị tồn cuối kỳ

+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho

+ Trả lại người bán + Chiết khấu thương mại + Phát hiện thiếu khi kiểm kê + Kết chuyển tồn đầu kỳ

Số dư cuối kỳ: giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ

Bảng 2.4: Bảng kết cấu tài khoản 152

- Sơ đồ hạch toán tài khoản 152

Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán tài khoản 152

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Sơ đồ 2.8: Sơ đồ quy trình ghi sổ nguyên vật liệu theo kế toán máy

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào đặc điểm từng nghiệp vụ để nhập dữ liệu vào giao diện cho phù hợp Khi nhập dữ liệu vào phầm mêm, như nhập kho NVL, dữ liệu sẽ tự động vào các chứng từ như: phiếu nhập kho, thẻ kho, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái.

2.2.4 Chứng từ sử dụng và sơ đồ luân chuyển chứng từ

- Phiếu nhập kho (Mẫu số: 01-VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu số: 02-VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ (Mẫu số 05- VT)

- Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT)

- Hóa đơn giá trị gia tăng.

 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán

2.2.5 Một số ví dụ minh họa về kế toán nguyên vật liệu Để minh họa thực tế về kế toán phần hành nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần

Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN Em xin trích dẫn một số nghiệp vụ và quá trình kế toán chi tiết, tổng hợp phần hành tại công ty như sau:

Ví dụ: Căn cứ hóa đơn số 265, công ty mua Cáp tín hiệu chống nhiễu của NGUYỄNTHỊ NHẠN với tổng giá thanh toán là 39.141.560 đồng (Đã giảm 78.440 đồng tương ứng mức tỷ lệ % để tính thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Sau khi nguyên vật liệu mua về nhập kho, kế toán lập phiếu nhập kho nhằm xác định số lượng nguyên vật liệu nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho Sau đó, kế toán nhập phiếu nhập kho vào phần mềm kế toán Fast theo đường dẫn sau: Kế toán chi tiết/ Thành phẩm nguyên vật liệu đồng việt/Nhập kho/Chọn nhập nguyên vật liệu mua ngoài.

Hình 2.13: Giao diện phiếu nhập mua theo hóa đơn số 265

(Nguồn: Phần mềm Fast- Phòng kế toán công ty)

Căn cứ vào hóa đơn số 265 có phiếu nhập kho

Hình 2.14: Phiếu nhập kho theo hóa đơn số 00000428

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Ví dụ minh họa xuất kho nguyên vật liệu: Căn cứ theo hóa đơn số 265, ngày09/11/2022 công ty xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất để sản xuất bộ dây của hộp Wrisp Strap Online.

Hình 2.15: Danh mục cấp sản xuất bộ dây của hộp Wrisp Strap Online

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Hình 2.16: Phiếu yêu cầu xuất vật tư ngày 10/11/2022

Giám đốc xem xét phiếu yêu cầu xuất vật tư, sau đó ký duyệt và chuyển xuống kho nguyên vật liệu Thủ kho tiến hành xuất kho theo giấy đề nghị Kế toán căn cứ vào

Nguyễn Thương Ngọc phiếu xuất kho để hạch toán vào phần mềm trên giao diện: Kế toán chi tiết/ Thành phẩm, nguyên vật liệu đồng việt/ Xuất dùng/ Xuất dùng NVL

Hình 2.17: Phiếu xuất kho sản xuất bộ dây của hộp Wrisp Strap Online

Kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán:

Hình 2.18: Giao diện phần mềm xuất kho nguyên vật liệu

(Nguồn: Phần mềm Fast- Phòng kế toán)

Dựa vào chứng từ này vào kế toán nhập số liệu vào phần mềm, phần mềm sẽ tự tổng hợp hệ thống sổ chi tiết và tổng hợp:

Hình 2.19: Sổ chi tiết TK 152

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Ta có Sổ Nhật ký chung tháng 11/2022:

Hình 2.21: Trích Sổ nhật ký chung tháng 11

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Khuyến nghị/giải pháp hoàn thiện

Trong môi trường công nghệ thông tin hiện nay, quá trình cung cấp thông tin đóng vai trò rất quan trọng đến quyết định của các nhà quản trị, nhất là thông tin tài chính kế toán Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn và công tác kế toán.

Các báo cáo tài chính còn cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm về tình hình tài chính, triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn trong từng thời kỳ Vì vậy viêc hoàn thiện và đổi mới không ngừng

Nguyễn Thương Ngọc công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường là việc làm hết sức cần thiết và cần được quan tâm.

 Về công tác quản lý:

- Cần phát huy hơn nữa vai trò của kế toán quản trị trong công ty nhằm đưa ra các quyết định phù hợp nhất và kịp thời nhất Công ty có thể đào tạo các nhân viên theo các khóa học của kế toán quản trị để nâng cao trình độ Ngoài ra, công ty nên tổ chức các khóa đào tạo học tiếng anh cho công nhân viên, giúp cho công ty phát triển thị trường với các đối tác nước ngoài.

- Áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm rút ngắn chi phí, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho công ty.

 Về công tác kế toán:

Nhân viên kế toán cần trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản pháp luật, áp dụng triệt để phần mềm kế toán để công tác kế toán dễ dàng và tránh sai sót.

Công ty nên tuyển dụng thêm nhân lực kế toán, như vậy công việc sẽ được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giảm áp lực cho bộ phận kế toán sẽ tăng hiệu quả làm việc của họ Điều kiện đặc biệt trong tuyển dụng nhân viên mới đó là những người trẻ, được tiếp xúc nhiều với khoa học mới, có kiến thức về công nghệ thông tin, phong cách làm việc năng động, sáng tạo.

 Về chính sách cho phép khách hàng thanh toán chậm hơn

Trường hợp khách hàng không trả được nợ của công ty thì công ty cần phải có kế hoạch dự phòng nguồn để thay thế các khoản này Vào cuối niên độ kế toán, dựa vào quy định của Bộ tài chính và số tiền nợ quá hạn kế toán, công ty cũng phải lập dự phòng các khoản phải thu quá hạn.

Trong phần 3 bài báo cáo thực tập em đã trình bày nhận xét và khuyến nghị/ giải pháp hoàn thiện về Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và Công Nghệ JVN với những nội dung chủ yếu sau: Nhận xét về ưu nhược điểm về công tác quản lý; ưu nhược điểm về công tác kế toán: Hình thức sổ kế toán sử dụng, hệ thống chứng từ và sổ kế toán áp dụng, cơ cấu bộ máy kế toán; và những khuyến nghị/ giải pháp để hoàn thiện công ty.

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w