1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng tích cực cải tiến chất lượng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhân viên y tế, hình ảnh toàn ngành y

23 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tích cực cải tiến chất lượng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhân viên Y tế, hình ảnh toàn ngành Y
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại Học Trà Vinh
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Tiểu luận cuối khóa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 244,34 KB

Nội dung

Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

Trang 1

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ

“ Tích cực cải tiến chất lượng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh,

nhân viên Y tế, hình ảnh toàn ngành Y ”

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

ĐIỀU DƯỠNG

Họ và tên:

Ngày sinh:

………, NĂM 2023

Trang 3

qua Trong bài giảng “Các nội dung trọng tâm nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện”dành cho lớp đào tạo cán bộ quản lý Y tế, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởngCục Quản lý Khám chữa bệnh đã kết luận: “Tích cực cải tiến chất lượng mang lạinhiều lợi ích cho người bệnh, nhân viên Y tế, hình ảnh toàn ngành Y” Tại trung tâm Y

tế huyện Hữu Lũng đã thực hiện tích cực thay đổi phong cách, thái độ phục vụ qua

việc thực hiện Slogan “Lấy chất lượng dịch vụ là phương châm hành động, lấy sự hài lòng của bệnh nhân là tôn chỉ mục đích phục vụ”

Quản lý chất lượng toàn diện nhằm cung cấp một hệ thống đồng bộ cho côngtác quản lý, cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự thamgia của mọi bộ phận cũng như mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra; cảitiến liên tục chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ nhằm thoả mãn khách hàng nóichung, người bệnh nói riêng ở mức tốt nhất cho phép Đây không những là quan điểmchỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự định hướng của Lãnh đạo ngành Y tế, mà còn làphương châm hành động, là con đường lựa chọn phát triển nhanh, bền vững, là mệnhlệnh của cuộc sống; là nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của cả đối tượng phục vụ lẫn đốitượng được phục vụ tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng – Tỉnh Lạng Sơn

Là một Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn Trung tâm Y tế huyện HữuLũng có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong khu vực thuộc địa bàn xã,thị trấn và vùng lân cận các tỉnh giáp danh Trong những năm vừa qua đơn vị luôn ưutiên các hoạt động quản lý chất lượng toàn diện, áp dụng tiêu chuẩn quản lý, kiểm trachất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh theo Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế;Từng bước nâng cao và cải thiện chất lượng bệnh viện hàng năm phấn đấu 82/83 tiêuchí đạt mức điểm 3,5 và phấn đấu tăng các mức tiêu chí theo lộ trình

Tổ Quản lý chất lượng làm đầu mối đã lập kế hoạch chi tiết, thống kê các tiểumục trong “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện” cần cải thiện, phân tích nguyên nhân gốcchưa đạt, đề xuất giải pháp khả thi và giao trách nhiệm cụ thể cho khoa, phòng và từng

cá nhân thực hiện, gắn với giám sát việc tuân thủ hàng tuần, sơ kết hàng tháng, hàngquý, khen thưởng đột xuất kết quả thực hiện tốt so với tiến độ kế hoạch, dựa vào bảngkiểm đã xây dựng

Theo số liệu báo cáo tổng kết năm 2022, hầu hết các chỉ tiêu được giao, các khoaphòng và cá nhân chủ động triển khai khá đồng bộ, huy động được toàn hệ thống thamgia chủ động, tích cực Các chỉ số cần duy trì trong năm cũng được từng khoa phòng

Trang 4

triển khai hoạt động cụ thể và đảm bảo yêu cầu đề ra, góp phần nâng cao chất lượngkhám chữa bệnh và triển khai dịch vụ Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn bộc lộ các

hạn chế, bất cập, trong đó có công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, làm giảm sự hài lòng người bệnh

Thực tiễn cho thấy, ngay khi người bệnh đến bệnh viện, rất cần điều dưỡng

hướng dẫn những điều cần biết khi nhập viện, phổ biến các nội quy khoa phòng đểngười bệnh thuận tiện trong sinh hoạt, hợp tác tốt hơn trong quá trình khám chữa bệnh,nhất là nâng cao ý thức của người bệnh, người nhà người bệnh trong việc chấp hànhnội quy bệnh viện; giữ gìn trật tự, an toàn, vệ sinh buồng bệnh ngày càng tốt hơn, môitrường bệnh viện luôn xanh sạch đẹp Tuy nhiên, với hình thức truyền thông bằng lờinói, làm cho người bệnh khó hiểu, khó nhớ hơn, vì vậy trong thời gian qua, ngườibệnh vẫn chưa tuân thủ các quy định hoặc không biết sử dụng các vật dụng, dịch vụtrong bệnh viện như phân loại rác tại nguồn chưa đúng, chưa biết sử dụng thanh chắngiường bệnh, cách đi lại an toàn ở những khu vực trơn trượt

Kết quả khảo sát sự hài lòng của người bệnh của phòng Điều dưỡng tại 8 khoa lâm sàng của Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng trong 6 tháng cuối năm 2022 theo mẫu của Bộ Y tế cho thấy có 17,3% điều dưỡng của các khoa tư vấn hướng dẫn

những điều cần biết của người bệnh trước khi nhập viện chưa đạt yêu cầu Nguyên

nhân chính của vấn đề trên là do hình thức tư vấn, truyền thông chưa đa dạng và tínhhiệu quả chưa cao

Vì vậy, để giúp cho người bệnh điều trị nội trú hiểu biết và hợp tác tốt hơn khi

nhập viện, Tổ quản lý chất lượng đã xây dựng Đề án cải tiến chất lượng: “Tăng tỷ lệ hướng dẫn người bệnh những điều cần biết trước khi nhập viện bằng phương

pháp trực quan”, với mục tiêu: Tăng tỷ lệ tư vấn, hướng dẫn người bệnh đạt yêu cầu về những điều cần biết trước khi nhập viện từ 82,7% lên 90% trong 6 tháng đầu năm 2023.

2 NỘI DUNG BÁO CÁO 2.1 Tổng quan về Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng trực thuộc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn Từ năm

2020 đến nay, Bệnh viện hoạt động với quy mô 140 giường bệnh kế hoạch, 285giường bệnh thực kê; Có 15 khoa, phòng (4 phòng chức năng, 8 khoa lâm sàng, 2 khoa

Trang 5

cận lâm sàng và khoa YTCC); 170 viên chức, lao động trong đó TS.BS.CK2:01;ThS.BS: 02; BS.CK1: 11, BS: 34; Nữ hộ sinh: 17 (Cao đẳng 04, trung học 13); Kỹthuật viên: 07 (Đại học 01, cao đẳng 03, trung học 02); Điều dưỡng: 47 (Đại học: 13,cao đẳng 27, trung học 07); Y sỹ: 15 (Y sỹ đa khoa 11, y sỹ YHCT 04); Dược sỹ: 13(Đại học 03, CĐ 05 ; Trung học 05); Cán bộ khác: 32 Trong những năm qua Trungtâm Y tế huyện Hữu Lũng luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn vớiviệc tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại; cập nhật và triển khai các danh mục kỹ thuậtmới Trong 6 tháng cuối năm 2022 đơn vị đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnhLạng Sơn triển khai và bàn giao thành công kỹ thuật phẫu thuật nội soi tiêu hóa gây

mê và mang lại kết quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân; đáp ứng sự hài lòng của ngườibệnh nói riêng, khách hàng nói chung; quan tâm mở rộng dịch vụ chăm sóc ngườibệnh hiệu quả gắn với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, môi trường làm việc củaviên chức, người lao động Trong thời gian tới TTYT huyện phối hợp với các nhà hảotâm hướng tới dịch vụ xã hội hóa máy chụp MRI 32 dãy đem lại nhiều thuận lợi vàchẩn đoán sớm trong điều trị

Trung bình hằng năm trung tâm Y tế huyện tiếp nhận 98.000 đến 110.000 lượtkhám bệnh; 92.000 lượt điều trị nội trú, điều trị ngoại trú 26.500 lượt; Công suất sửdụng giường bệnh đạt 78,5% Bệnh viện đã triển khai hàng loạt kỹ thuật mới như điệnnào đồ, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật có hiệu quả nhưnội soi dạ dày gây mê, nội soi đại tràng, đo loãng xương trong năm tổ chức được 3đợt phẫu thuật phaco với 165 bệnh nhân được phẫu thuật an toàn và được BHYT thanhtoán

2.2 Một số khái niệm liên quan quản lý chất lượng toàn diện

2.2.1 Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một phương pháp quản lý của một tổchức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên, nhằm đemlại sự thành công dài hạn, thông qua sự thoả mãn khách hàng cũng như lợi ích mọi

thành viên của cơ quan, đơn vị và xã hội TQM là một phương pháp quản lý chất

lượng liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, nhưng lại đòihỏi một sự hợp tác đồng bộ, hiệu quả

Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ởmức tốt nhất cho phép Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý

Trang 6

chất lượng (QLCL) trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản

lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng, huy động sự tham gia củamọi bộ phận cũng như tất cả cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra

Nguyên lý thực hiện TQM bao gồm: Không thể đảm bảo chất lượng, làm chủchất lượng nếu chỉ tiến hành quản lý đầu ra của quá trình, mà phải là một hệ thốngquản lý bao trùm, tác động lên toàn bộ quá trình Cần có sự cam kết nhất trí của lãnhđạo về những hoạt động chất lượng Muốn cải tiến chất lượng, trước hết phải cải tiến

công tác quản trị hành chính và các hoạt động hỗ trợ khác Chất lượng sản phẩm phụ

thuộc vào chất lượng con người, yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hình thànhnên chất lượng sản phẩm Đào tạo, huấn luyện phải là nhiệm vụ có tầm chiến lược

hàng đầu trong các chương trình nâng cao chất lượng Chất lượng phải là mối quan

tâm của mọi thành viên trong tổ chức Do vậy hệ thống quản lý chất lượng phải đượcxây dựng trên cơ sở sự thông hiểu lẫn nhau, gắn bó cam kết vì mục tiêu chung là chấtlượng công việc Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng các phong trào chấtlượng trong tổ chức, qua đó lôi kéo mọi người vào các hoạt động sáng tạo và cải tiếnchất lượng Hướng tới sự phòng ngừa, tránh lặp lại sai lầm trong quá trình sản xuất, tácnghiệp, thông qua việc khai thác tốt các công cụ thống kê để tìm ra nguyên nhân chủyếu, từ đó có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời, chính xác Để tránh nhữngtổn thất kinh tế, phải triệt để thực hiện nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu

Hoạt động cải tiến chất lượng của Trung tâm Y tế sẽ mang lại những ưu thế:

Nâng cao uy tín, thương hiệu của đơn vị, tăng thu nhập một cách ổn định nhờ chất

lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được những đòi hỏi của người bệnh Lôi kéo được

sự tham gia của mọi thành viên vào các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng một cách đồng bộ tạo ra một hệ thống hoạt động nhịp nhàng Việc phân tích quá trình sản xuất và chất lượng bằng các công cụ thống kê cho phép nghiên cứu chính xác hơn các kết quả thu được và nguyên nhân của chúng Việc áp dụng TQM một cách rộng rãi là một cơ sở vững chắc để tiếp thu, quản lý và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên nhiều lĩnh vực

2.2.2 Chất lượng

Tùy theo cách tiếp cận, có các khái niệm khác nhau, nhưng trên quan điểmhướng đến nhu cầu khách hàng thì chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với

Trang 7

yêu cầu của người tiêu dùng Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạocho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.

2.2.3 Tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe

+ Tư vấn sức khỏe: Tư vấn là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái

độ với nhau nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người

Tư vấn là một hình thức giáo dục sức khỏe cá nhân, trong đó người tư vấn cungcấp thông tin cho đối tượng (cá nhân và gia đình), động viên đối tượng suy nghĩ về vấn

đề của họ, giúp họ hiểu biết được vấn đề, nguyên nhân của vấn đề và chọn cách hànhđộng riêng để giải quyết vấn đề Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoangmang lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc những vấn đề đối tượng cho lànghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ Trình tự các bước tư vấn: theo nguyên tắcGATHER:

G (Greet): Chào hỏi thân mật

A (Ask): Hỏi

T (Tell): Nói

H (Help): Giúp đỡ

E (Explain): Giải thích

R (Return): Hẹn gặp lại và cảm ơn.

+ Truyền thông: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin như những ýtưởng, cảm xúc, kiến thức và kỹ năng giữa con người với nhau Truyền thông có thể lànhững cuộc đối thoại bình thường như giải thích một chủ đề, một nội dung nào đó; hỏimột câu hỏi hoặc chỉ là cuộc trò chuyện hàng ngày

+ Giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe là sự tổng hợp các kinh nghiệm nhằmtạo điều kiện thuận lợi để người dân chấp nhận một cách tự nguyện các hành vi có lợicho sức khỏe Đó là một quá trình nhằm giúp người dân tăng cường hiểu biết để thayđổi thái độ, tự nguyện thay đổi những hành vi có hại cho sức khỏe, chấp nhận và duytrì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe Đây là một quá trình lâudài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sựtham gia của ngành Y tế và các ngành khác

2.3 Các hoạt động quản lý chất lượng toàn diện đã triển khai tại đơn vị

2.3.1 Hội đồng QLCL và các thành viên Hội đồng QLCL

Trang 8

Kiện toàn Hội đồng và các thành viên thuộc Hội đồng QLCL.

Thành lập tổ quản lý chất lượng hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồngQLCL

Các thành viên trong tổ QLCL tham gia giám sát độc lập việc thực hiện theocác tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của các khoa phòng đầu mối

Mỗi khoa, phòng đầu mối xây dựng bảng kiểm cho từng tiêu chí để đánh giátừng tiêu chí và phân công cá nhân cụ thể đảm nhiệm từng tiêu chí đó

Hàng quý công bố kết quả đánh giá cải tiến CLBV của các khoa, phòng trongcuộc họp bình xét thi đua tháng, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát theo các tiêu chí đãphân công và các đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng

2.3.2 Mạng lưới quản lý chất lượng

Cử cán bộ tham gia lớp đào tạo về QLCL do Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn tổ chức

Cử cán bộ tham gia đào tạo liên tục về các nội dung: An toàn người bệnh;Truyền thông GDSK; Kiểm soát nhiễm khuẩn…

Họp tổ QLCL định kỳ 1 tháng một lần hoặc đột xuất (nếu có yêu cầu) Đa dạngnội dung sinh hoạt, sinh hoạt bàn bạc và tháo gỡ theo từng tiêu chí cụ thể, khó thựchiện, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, các phương pháp đảm bảo an toàn người bệnh,nhận biết các sự cố Y khoa và báo cáo kịp thời

Các thành viên trong tổ chia xẻ kiến thức QLCL, tham gia báo cáo sự cố Ykhoa, hướng dẫn các khoa, phòng phân tích, tìm ra các giải pháp cụ thể để thực hiệncông tác cải tiến CLBV và tham gia xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng tại khoaphòng

Các thành viên tổ hướng dẫn các khoa phòng xây dựng và hoàn thiện các quytrình kỹ thuật mà khoa phòng đang thực hiện

2.3.3 Hệ thống an toàn người bệnh

+ An toàn về trang thiết bị: Đảm bảo trang thiết bị Y tế hoạt động tốt khi sử

dụng cho người bệnh, Khoa Dược – Vật tư - Trang thiết bị thực hiện bảo trì thườngxuyên:

Máy móc, trang thiết bị: bảo hành theo hãng

Máy móc, trang thiết bị khác bảo quản tập trung hoặc đưa ra quy định cụ thể vềthời gian bảo hành từng máy móc, trang thiết bị trong năm Tiến hành bảo trì và đánhgiá hiệu suất sử dụng, Ghi đầy đủ rõ ràng lý lịch hoạt động của máy, trang thiết bị

Trang 9

+ An toàn về phẫu thuật thủ thuật:

Xây dựng bảng kiểm kiểm tra việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật - thủthuật

Giám sát việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật - thủ thuật hằng quý hoặcđột xuất

+ An toàn về phòng nguy cơ trượt ngã:

Rà soát những vị trí có nguy cơ trượt ngã đề ra giải pháp khắc phục

Dán bảng cảnh báo nguy cơ trượt ngã như lan can, cầu thang, khu vực nhà vệsinh, những vị trí có nguy cơ trượt ngã

+ Thực hiện tránh nhầm lẫn: bệnh nhân, thuốc,

Thực hiện nghiêm túc 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trước khi dùng thuốc, thực hiệncác thủ thuật, phẫu thuật cho người bệnh

2.3.4 Sự tham gia đóng góp của tất cả các khoa phòng

Xây dựng, hoàn thiện các quy trình chuyên môn, phác đồ điều trị, bảng kiểmcác quy trình kỹ thuật, bảng kiểm trong phòng mổ, phòng làm thủ thuật

Xây dựng các quy trình rút gọn thực hiện các dịch vụ: Khám bênh, thực hiệncận lâm sàng tại nơi thực hiện để người bệnh dễ quan sát và tuân thủ

Xây dựng, triển khai chương trình nâng cao chất lượng, an toàn người bệnh

Bảng 1 Phân công Đề án cải tiến chất lượng giao cho khoa phòng

T

Khoa/phòng thực hiện chính

Khoa/phòng Phối hợp Tiêu chí

1 Đề án nâng cao chất lượng quản lý hồsơ bệnh án Nghiệp vụKế hoạch Tổ chức hànhchính B2.1; B4.1; TừC2.2 đến C5.5;

2 Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện2020. Nghiệp vụKế hoạch Ban giám đốc;Tổ QLCL D1.2;D 2.3;D3.2

3 Đề án nâng cao chất lượng Công nghệ

thông tin; Phát triển nguồn nhân lực

Tổ chứchành chính

Bộ phậnCNTT

Từ B1.1 đếnB4.4; Từ C1.1

Trang 10

đến C3.2; TừD1.1 đến D3.3

4 Đề án cải tiến tỷ lệ hài lòng ngườibệnh đến khám bệnh khám bệnhKhoa hành chínhTổ chức đến A1.6Từ A1.1

5 Đề án nâng cao mức độ hài lòng củanhân viên Y tế hành chínhTổ chức Tài chínhkế toán A4.3;A4.4; B3.1; B3.2

6 Đề án cải tiến chất lượng trong phảnhồi, giải quyết thắc mắc của người

bệnh

Tổ chứchành chính Điều dưỡngPhòng A4.1 đến A4.6

7 Đề án nâng cao chất lượng chăm sócsức khỏe sinh sản CSSKSSKhoa hành chínhTổ chức E1.1 đến E1.3

8

Đề án cải tiến hiệu quả hoạt động

truyền thông, giáo dục sức khỏe cho

người bệnh

Phòng Điều dưỡng

Tổ chứchành chính

Từ C4.1 đếnC6.3

9

Đề án giảm tỷ lệ tồn kho các vật tư

-trang bị thiết, An toàn về thuốc – vật

Dược - vậttư- trangthiết bị Y tế

Tài chính

kế toán

Từ C9.1 đếnC9.6

10

Đề án cải tiến và nâng cao chất lượng

xét nghiệm

Khoa Xétnghiệm -CĐHA

Tổ chứchành chính

C8.1;C8.2

11 Đề án nâng cao tỷ lệ người bệnh dùng

suất ăn bệnh lý

Phòng điềudưỡng

Tổ chứchành chính

Từ C7.1 đếnC7.5

Xây dựng phong trào nâng cao chất lượng (đầu mối thực hiện tổ QLCL, phốihợp: các khoa phòng - thực hiện theo chủ đề từng tháng/ quý):

- Phát động phong trào thi đua cải tiến chất lượng trong toàn bệnh viện

- Hướng dẫn, khuyến khích khoa phòng xây dựng đề án cải tiến chất lượng, tổchức thi đề án CTCL và khen thưởng cho các khoa phòng thực hiện tốt

- Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm (đầu mối thực hiện làkhoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh)

- Dựa vào sổ tay hướng dẫn đánh giá các tiêu chí chất lượng xét nghiệm do Bộ

Y tế ban hành để thực hiện các tiêu chí chất lượng theo Thông tư 01/2013/TT-BYTngày 11/1/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xétnghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Thực hiện các công việc phân công cụ thể cho từng nhân viên của từng khoa,phòng theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện

Xây dựng và đo lường các chỉ số chất lượng bệnh viện (đầu mối thực hiện tổQLCL):

- Các khoa phòng xây dựng và đo lường một chỉ số chất lượng riêng

Trang 11

- Tất cả các chỉ số chất lượng có đưa ra chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được.

- Theo dõi thực hiện báo cáo việc đo lường và can thiệp dựa trên các chỉ sốkhoa phòng tự xây dựng và chỉ số bệnh viện (đầu mối là tổ QLCL)

Nâng cao năng lực quản lý hồ sơ bệnh án (đầu mối thực hiện phòng Kế hoạchnghiệp vụ, phối hợp: phòng tổ chức hành chính, các khoa lâm sàng)

Chú trọng bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

2.3.5 Đào tạo, cập nhật liên tục, nâng cao kiến thức về QLCL, an toàn y tế

Trung tâm Y tế phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức đào tạo về quản lý chấtlượng & an toàn người bệnh cho mạng lưới chất lượng bệnh viện

Cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn về QLCL, an toàn người bệnh, quản lý

sự cố Y khoa ở một số bệnh viện tuyến trên hoặc các lớp do Sở Y tế tổ chức

Nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân viên về tầm quan trọng của việc cải tiếnnâng cao chất lượng và an toàn người bệnh bằng các hình thức như: triển khai cácphong trào chất lượng, tổ chức các cuộc thi kỹ năng tư vấn, truyền thông, thi tay nghề,cuộc thi đề án cải tiến chất lượng

2.3.6 Đo lường và giám sát việc thực hiện cải tiến chất lượng

Giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng dựa trên bản kế hoạchchung của TTYT và của từng khoa, phòng

Bám sát bộ tiêu chí chất lượng, phân công cụ thể cho các khoa, phòng phụtrách, giám sát, tham gia thực hiện các hoạt động theo từng tiêu chí của bộ tiêu chíđánh giá chất lượng bệnh viện

Đo lường và giám sát các chỉ số chất lượng toàn TTYT

Giám sát việc thực hiện báo cáo sự cố Y khoa và phân tích nguyên nhân, tìmgiải pháp cải tiến thích hợp

Hàng tháng giám sát thực hiện và duy trì vệ sinh khoa phòng,chăm sóc bệnhnhân chu đáo, tận tình, giám sát an toàn Y tế

Định kỳ hàng tháng/quý thực hiện đánh giá việc tuân thủ các phác đồ và quytrình kỹ thuật theo bảng kiểm đã xây dựng (phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Phòng Điềudưỡng)

Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động, những cải tiến, đề xuất của khoa phòngtrình lãnh đạo xem xét, chỉ đạo (Tổ QLCL)

2.4 Kết quả và bàn luận

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w