- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 nhằm phát triển năng lực cho học sinh... Giả thuyết khoa học Nếu thiết
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRỊNH THỊ KIM QUẾ
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Huỳnh Thái Lộc
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa được công bố ở các đề tài nghiên cứu khác
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả
Trịnh Thị Kim Quế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các
thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên,
các thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học, phòng Đào tạo và các phòng ban trung tâm
trong trường, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những
kiến thức rất quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại nhà trường
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Huỳnh Thái Lộc, là
người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên lớp Giáo dục học (Giáo dục
Tiểu học) K29, cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ tôi trong
quá trình làm luận văn Đồng thời xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô và các em học
sinh ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Nội, đặc biệt các em lớp 2A, 2B của trường
Tiểu học Nguyễn Du- Thành phố Hà Nội tạo mọi điều kiện và hợp tác cùng tôi
để tôi hoàn thành thiện luận văn này
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã luôn
cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Kính mong
được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Người thực hiện
Trịnh Thị Kim Quế
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 5
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.1.3 Nhận xét chung 10
1.2 Học liệu điện tử và vấn đề thiết kế, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở tiểu học 11
1.2.1 Khái niệm 11
Trang 61.2.2 Phân loại học liệu điện tử trong dạy học ở tiểu học 13
1.2.3 Thành phần cơ bản của học liệu điện tử sử dụng trong dạy học ở tiểu học 14
1.3 Vai trò của học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 16
1.3.1 Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội 16
1.3.2 Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 16
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 17
1.3.4 Vai trò của học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 19
1.4 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học với việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học 21
1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học 21
1.4.2 Sự phù hợp của việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học với đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học 22
1.5 Thực trạng sử dụng học liệu điện tử tại một số trường tiểu học hiện nay 23
1.5.1 Khái quát quá trình khảo sát 23
1.5.2 Kết quả khảo sát 24
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 32
2.1 Định hướng thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 32
2.2 Nguyên tắc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 33
2.2.1 Đảm bảo tính khoa học 33
2.2.2 Đảm bảo tính phù hợp 34
2.2.3 Đảm bảo tính đa dạng 35
Trang 72.2.4 Đảm bảo tính khả thi, dễ sử dụng 36
2.3 Thiết kế học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 37
2.3.1 Quy trình thiết kế 37
2.3.2 Một số ví dụ minh hoạ 40
2.4 Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 47
2.4.1 Sử dụng học liệu điện tử hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên 47
2.4.2 Sử dụng học liệu điện tử hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh 51
Tiểu kết chương 2 59
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 60
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 60
3.3 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 60
3.4 Thời gian thực nghiệm 61
3.5 Đặc điểm đối tượng tham gia thực nghiệm 61
3.6 Mô tả quá trình triển khai thực nghiệm 62
3.7 Nội dung thực nghiệm 64
3.8 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 64
3.9 Kết quả thực nghiệm 65
3.9.1 Kết quả khảo nghiệm sư phạm 65
3.9.2 Kết quả dạy thử nghiệm 69
3.10 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm 74
Tiểu kết chương 3 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT :Công nghệ thông tin GDPT : Giáo dục phổ thông
GV : Giáo viên HLĐT : Học liệu điện tử
HS : Học sinh HSTH : Học sinh tiểu học PMDH : Phân môn dạy học PPDH : Phương pháp dạy học
SL : Số lượng
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 17 Bảng 1.2 Các loại học liệu điện tử sử dụng trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội 26 Bảng 1.3 Số lượng và chất lượng các loại HLĐT hỗ trợ dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội hiện nay 28 Bảng 1.4 Mục đích sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội 29 Bảng 3.1 Đặc điểm đối tượng thực nghiệm 62 Bảng 3.2 Kế hoạch thực nghiệm 64 Bảng 3.3 Mức độ phù hợp của quy trình thiết kế thiết kế học liệu điện
tử trong dạy học môn Tự nhiên vầ Xã hội 2 66 Bảng 3.4 Mức độ phù hợp của biện pháp sử dụng HLĐT trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 67 Bảng 3.5 Mức độ sử dụng các học liệu điện tử đã thiết kế trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 68 Bảng 3.6 Kết quả đánh giá biểu hiện một số phẩm chất, năng lực của
HS trong tiết dạy 71
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1 Vai trò của việc khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội 25
Biểu đồ 1.2 Các loại học liệu điện tử sử dụng trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 26
Biểu đồ 1.3 Mức độ sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 27
Biểu đồ 1.4 Số lượng và chất lượng các loại HLĐT hỗ trợ dạy học môn Tự nhiên và Xã hội hiện nay 28
Biểu đồ 1.5 Mục đích sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 30
Biểu đồ 3.1 Mức độ phù hợp của quy trình thiết kế thiết kế học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 2 66
Biểu đồ 3.2 Mức độ sử dụng các học liệu điện tử đã thiết kế trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 69
Biểu đồ 3.3 Kết quả điểm kiểm tra của HS sau khi dạy thử nghiệm 70
Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá biểu hiện một số phẩm chất, năng lực của HS trong tiết dạy 72
Sơ đồ: Sơ đồ 2.1 Quy trình thiết kế học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 37
Hình: Hình 2.1 Hình ảnh về môi trường sống của thực vật 49
Hình 2.2 Hình ảnh minh hoạ trò chơi Vượt chướng ngại vật 50
Hình 2.3 Minh họa giao diện tin nhắn lời mời vào lớp học trong gmail 54
Hình 2.4 Minh họa bước tham gia vào lớp học 55
Hình 2.5 Minh họa bài tập của học sinh trên lớp google classroom 55
Trang 11Hình 2.6 Mô phỏng bước thực hiện xem bài tập được giao 56
Hình 2.7 Hình ảnh minh họa cách truy cập để làm bài tập 56
Hình 2.8 Giao diện màn hình hệ thống thông báo em đã nộp bài tập 57
Hình 2.9 Giao diện màn hình các học liệu điện tử hỗ trợ dạy học 57
Hình 2.10 Các học liệu điện tử Tự nhiên và Xã hội 2 có trong Google classroom 58
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong bối cảnh giáo dục 4.0, việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực cho cho học sinh Trong đó, học liệu điện tử có vai trò quan trọng, giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận thiết kế và tổ chức bài dạy sinh động, hiệu quả; giúp học sinh trực quan và hứng thú tiếp cận các nội dung học tập, qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết
1.2 Môn Tự nhiên và xã hội tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5 Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho các
em cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
Nội dung môn Tự nhiên và xã hội gần gũi, giúp các em được mở rộng tri thức về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh Tích hợp những nội dung liên quan đến thế giới tự nhiên và xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội Khi dạy học môn học này, cần tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập bằng cách giúp các em biết đặt câu hỏi; tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi; điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh thể hiện việc học tập của cá nhân và nhóm thông qua các sản phẩm học tập; khuyến khích HS vận dụng được những điều
đã học vào đời sống Do đó, học liệu điện tử có vai trò quan trọng trong việc giúp giáo viên và học sinh khai thác và sử dụng hiệu quả để hình thành năng lực khoa học
Trang 131.3 Trong những năm gần đây, việc thiết kế học liệu điện tử trong dạy học được các nhà xuất bản cũng xây dựng được một số học liệu điện tử phục
vụ cho việc giảng dạy gắn với các bộ sách giáo khoa Tuy nhiên, các học liệu điện tử đó được thiết kế đơn lẻ, chưa hệ thống và chưa phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau Do đó việc xây dựng học liệu điện tử phù hợp với trường để đưa vào khai thác phục vụ giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội là yêu cầu cần thiết
Xuất phát với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2” để
nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 nhằm giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học môn học và góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học sinh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong
dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 nhằm phát triển năng lực cho học sinh
Trang 145 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và
xã hội lớp 2 phù hợp sẽ góp phần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn học hướng đến phát triển năng lực cho học sinh
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lí luận về việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học sinh
- Thiết kế các mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra giáo viên tại một
số trường tiểu học để làm rõ quan điểm của giáo viên về việc thiết kế, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
- Đề xuất quy trình và thiết kế học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Thiết kế một số bài dạy minh hoạ dựa trên học liệu điện tử được xây dựng và tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng và đánh giá các giả thuyết mà đề tài nêu ra
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học, triết học, các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam về thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học tiểu học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 2 nói riêng
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tiến hành điều tra, quan sát các hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học nhằm xác định hiểu biết và quan điểm của GV về việc thiết kế,
sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở một số trường tiểu học
Trang 15- Tiến hành trao đổi trực tiếp với GV để tìm hiểu những nội dung, phương thức tổ chức, thuận lợi và khó khăn thường gặp khi thiết kế và sử dụng học liệu điện tử
- Xây dựng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội và đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả
- Xác định nhiệm vụ và xây dựng nội dung, tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm
7.3 Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục
Sử dụng các phần mềm thống kê để liệt kê, mô tả, phân tích, xử lí các số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm nhằm làm rõ các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chương 2: Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ
VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm 1990, “Knowledge Adventure (Anh) đã nghiên cứu bộ tài nguyên giáo dục cho trẻ tiểu học và mầm non JumpStart Các phiên bản dành cho đối tượng tiểu học đầu tiên được xuất bản năm 1995, các phiên bản mới nhất cho đối tượng tiểu học tính đến năm 2014 bao gồm: JumpStart 1st Grade, JumpStart 2nd Grade (2007); JumpStart 3rd Grade, JumpStart 4th Grade (2000); JumpStart 5th Grade (2001) Các phiên bản này bao gồm các bài học, bài tập, video, trò chơi giáo dục, các ứng dụng iPad và các phương tiện khác với tính tương tác cao” [5]
Những năm gần đây, nhiều tác giả cũng đưa ra nhiều nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử cho học sinh tiểu học Có thể kể đến một
số nghiên cứu như:
Năm 2012, Ciampa trong bài viết “Reading in the digital age: Using electronic books as a teaching tool for beginning reader” (Sử dụng sách điện tử như một công cụ giảng dạy cho người mới bắt đầu đọc) đã đưa ra khái niệm, vai trò của sách điện tử và cách thức khai thác, sử dụng sách điện tử cho người mới bắt đầu đọc, trong đó bao gồm cả học sinh bắt đầu đi học tiểu học Bài viết
đã phân tích vai trò quan trọng của một số học liệu điện tử, trong đó có sách đọc đến sự hình thành, phát triển ngôn ngữ cho học sinh [18]
Năm 2013, Schugar, H R., Smith, C A., & Schugar, J T trong bài viết
“Teaching with interactive picture e‐books in grades K–6” (Giảng dạy bằng sách điện tử có hình ảnh tương tác ở các lớp K–6) đã trình bày ý nghĩa chung
Trang 17của việc sử dụng sách tranh điện tử tương tác trong lớp học Các đề xuất bắt nguồn từ nghiên cứu với các độc giả lớp trung học cơ sở trong môi trường dạy kèm và từ lớp mẫu giáo đến lớp bốn Người ta đặc biệt chú ý đến những tính năng trong sách điện tử có thể làm xao nhãng, hỗ trợ hoặc mở rộng khả năng hiểu Bài báo cũng đề cập đến các cách giúp học sinh làm quen với các thiết bị máy tính bảng cảm ứng đa điểm đồng thời khuyến khích học sinh và giáo viên chuyển các chiến lược đọc sách in sang phương tiện mới này Ngoài ra, các tác giả cung cấp một khuôn khổ để xem xét mối quan hệ giữa các tính năng tương tác trong sách điện tử và khả năng hiểu của học sinh đồng thời thiết lập nhu cầu
về hướng dẫn đọc nhiều hơn khi sử dụng sách điện tử [23]
Năm 2019, Dek Ngurah Laba Laksana, Maria Angelina Seso, Imelda Uma Riwu trong nghiên cứu “Content and Flores Cultural Context Based Thematic Electronic Learning Materials: Teachers and Students’ Perception”
đã điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh tiểu học về nội dung và tài liệu học tập điện tử theo chủ đề dựa trên bối cảnh văn hóa Flores Nghiên cứu này bắt đầu với việc phát triển các tài liệu học tập điện tử bằng cách sử dụng mô hình ADDIE bao gồm: 1) phân tích, 2) thiết kế, 3) phát triển, 4) triển khai và 5) đánh giá Mặt khác, dữ liệu về nhận thức của học sinh và giáo viên được thu thập thông qua bảng câu hỏi về nhận thức của giáo viên và học sinh cho thấy: nhận thức của giáo viên về học liệu điện tử thuộc loại xuất sắc Ngoài ra, học sinh tiểu học cũng có nhận thức rất tốt về các tài liệu học tập điện tử và được
sử dụng có hiệu quả trong quá trình học tập [21]
Bên cạnh những nghiên cứu về học liệu điện tử, nhiều cá nhân, tổ chức cũng đưa ra những phần mềm điện tử hỗ trợ việc tổ chức dạy học cho học sinh tiểu học như:
Năm 2006, phần mềm “Math Facts in a Flash” của Wisconsin Rapids xuất hiện Đây là phần mềm thiết kế được dùng để hỗ trợ tính toán ra đời dựa
Trang 18trên nền tảng Flash Phần mềm này cung cấp cho học sinh ở mọi cấp độ có thể thực hành cá nhân hóa khả năng tính toán cộng, trừ, nhân, chia, phân số, số thập phân và phần trăm Nó cung cấp cho học sinh những công cụ thực hành cần thiết để phát triển kĩ năng tính toán trôi chảy và chuẩn bị cho việc học đại số Học sinh có thể thực hiện tiến độ học theo các cấp độ trong phần mềm bằng cách đáp ứng thời gian và độ chính xác đạt được Phần mềm theo dõi bài làm của học sinh theo từng cấp độ và báo cáo chi tiết thông qua một ảnh chụp nhanh
về sự tiến bộ của học sinh
Ngoài ra có thể kể đến phần mềm GCompris “Đây là một bộ phần mềm giáo dục toàn diện và nền tảng cho trẻ tiểu học, là một phần của dự án GNU
Nó bao gồm các hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng như nhận ra chữ cái và con số, cách sử dụng chuột và bàn phím, học đại số tiểu học, đọc trên một đồng hồ analog, vẽ vector, học ngôn ngữ thông qua các trò chơi và một số kỹ năng khác Tính đến năm 2014, GCompris bao gồm hơn 140 trò chơi, được gọi là "hoạt động" và được đóng gói thành các nhóm: Khám phá máy tính; Toán; Khoa học; Địa lý; Trò chơi; Đọc; Khác (học cách xem giờ, câu đố về bức tranh nổi tiếng, vẽ vector, làm phim hoạt hình, )” [5]
Năm 2021, phần mềm Duolingo xuất hiện như là công cụ hỗ trợ dạy học tiểu học hiệu quả “Phương pháp sư phạm mà Duolingo hướng đến là phương pháp tự học, kỹ năng “thực chiến” nhằm giúp người dùng có thể chủ động hơn trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức, được các chuyên gia chọn là một trong các phần mềm dạy học ở tiểu học tốt nhất”[19]
Bên cạnh đó, có một số Website của một số công ty cũng giới thiệu cho học sinh tiểu học một số phần mềm bổ ích và lí thú hỗ trợ các em học tập, bổ sung kiến thức, kĩ năng ở nhiều lĩnh vực như: “http://www.e-learningforkids.org (cung cấp các phần mềm dạy học với 7 mảng kiến thức là Toán, Sức khỏe, Tin học, Kỹ năng sống, Tiếng Anh, Văn học, Khoa học),
Trang 19http://www.educational-freeware.com (cung cấp các phần mềm dạy học được xây dựng trên nền tảng web), http://www.monanneeaucollege.com (cung cấp các tư liệu dạy học như bài giảng, hình vẽ, ảnh, sơ đồ, chuyện kể, câu hỏi, bài tập về cuộc sống
và trái đất, và các hướng dẫn cho việc tự học ở nhà của HS)” [5]
1.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học được nhiều tác giả và giáo viên tìm hiểu và nghiên cứu Một trong các nội dung về CNTT trong dạy học được đề cập là tìm hiểu, xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học
Năm 2002, Nguyễn Sỹ Đức trong nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học hỗ trợ luyện tập môn Toán ở trường tiểu học”[4] đã làm rõ
“những căn cứ luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học hỗ trợ môn toán ở trường tiểu học Tác giả đã làm sáng rõ ý nghĩa đổi mới PPDH của việc sử dụng phần mềm dạy học trên các phương diện: Tổ chức học tập trong hoạt động và bằng hoạt động; tăng cường yếu tố tự học của HS; sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá Ưu điểm của phần mềm là hỗ trợ được GV trong việc soạn bài, tổ chức giảng dạy
có hiệu quả các bài luyện tập cho HSTH”[4]
Năm 2008, Nguyễn Hoài Anh trong nghiên cứu “Dạy học khái niệm toán học cho HS các lớp 4, 5 với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học” [9] đã làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến dạy học “khái niệm toán học ở tiểu học và định hướng sử dụng, thiết kế các đồ dùng trực quan dựa trên các PMDH nhằm
hỗ trợ HS các lớp 4, 5 lĩnh hội các khái niệm toán học, từ đó đề xuất quy trình khai thác và thiết kế các đồ dùng dạy học ảo thao tác được nhằm hỗ trợ hoạt động dạy và học các khái niệm toán học”[1]
Năm 2011, Nguyễn Thị Tường Vi trong nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học chủ đề Con người và Sức khỏe trong môn Tự nhiên
và Xã hội ở tiểu học” [15] đã “xây dựng phần mềm dạy học bao gồm hệ thống
Trang 20tư liệu (hệ thống hình ảnh, câu hỏi khai thác tranh, câu hỏi trắc nghiệm, chuyện
kể, bài hát, trò chơi) được thiết kế trên phần mềm Violet và được chuyển tải qua đĩa CD, qua trang Web (http://www.tunhienxahoi.com) Phần mềm đã tạo môi trường tương tác giữa HS và các thành tố liên quan (GV, bạn học và đối tượng học tập) làm cho việc tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng và thú vị đối với
HS Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ dừng lại ở chủ đề Con người và Sức khoẻ trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 và cũng chưa có phương án mở rộng hệ thống tư liệu cho chủ đề này trong môn Khoa học lớp
4, 5 và ở các chủ đề khác thuộc nội dung kiến thức của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học” [15]
Năm 2015, Trịnh Phương Thảo trong bài báo “Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông” đã trình bày một số vấn đề lí luận về việc sử dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông, đồng thời phân tích tình hình thực tiễn về vấn đề sử dụng CNTT, đặc biệt là việc khai thác học liệu điện tử trong dạy học Từ đó, bài báo chỉ ra những yêu cầu sư phạm đối với việc khai thác, sử dụng học liệu điện tử; chỉ ra những năng lực cơ bản mà giáo viên cần có để biên soạn, sử dụng học liệu điện tử vào quá trình dạy học phổ thông hiệu quả [11]
Năm 2018, Trần Dương Quốc Hoà, trong đề tài “Xây dựng học liệu điện
tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học” đã phân tích các cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học Đồng thời, xây dựng nguồn học liệu điện tử hỗ trợ quá trình tổ chức dạy học các môn học ở tiểu học theo quan điểm dạy học tương tác [5]
Bên cạnh những nghiên cứu về học liệu điện tử, cũng có nhiều các nghiên cứu và thiết kế phần mềm hỗ trợ dạy học ở tiểu học Có thể kể ra một số phần mềm tiêu biểu ở tiểu học được nhà trường tiểu học ở Việt Nam sử dụng nhiều
Trang 21hiện nay như: Classin; Duolingo; Hiệp sĩ toán; Khan Academy Kids… Ngoài
ra, một số website dạy học ở cấp tiểu học hiện nay cũng tăng nhiều, chẳng hạn như: http://chamhoc.vn, http://bachkim.vn; http://violympic.org; http://violet.vn; http://hoctoan.360do.vn; http://tieuhoc.info; www.catlinhschool.edu.vn; Trên các website này có nhiều tư liệu về bài giảng điện tử, video, tình huống, tranh ảnh trong dạy học, nhưng tính sư phạm, tính khoa học của những học liệu điện tử trên các trang Web này chưa được kiểm chứng một cách chặt chẽ
1.1.3 Nhận xét chung
Tổng quan, các nghiên cứu về xây dựng học liệu số trong dạy học ở trường tiểu học đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng học liệu số như một nguồn tài liệu hỗ trợ giáo dục quan trọng Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cần được làm rõ và đề cập trong các nghiên cứu như:
- Các vấn đề lý luận liên quan đến học liệu số và quá trình xây dựng chúng để hỗ trợ giáo dục cho học sinh tiểu học chưa được nêu rõ và đầy đủ;
- Hiệu quả thực tế của việc áp dụng các nghiên cứu này trong dạy học ở trường tiểu học còn hạn chế vì:
+ Các nghiên cứu chưa đánh giá được những nhu cầu thực tế của giáo viên trong quá trình giảng dạy ở các địa phương khác nhau;
+ Các kết quả nghiên cứu thường chỉ duy trì trong thời gian ngắn, nhiều học liệu số được tác giả nghiên cứu cung cấp trên các trang web thường không truy cập và sử dụng được sau khi tác giả hoàn tất nghiên cứu của mình
+ Các nghiên cứu về sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở tiểu học trước đây thường gắn với nội dung, mục tiêu của Chương trình GDPT 2006, chưa có nhiều nghiên cứu về học liệu điện tử được xây dựng gắn với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018
Trang 221.2 Học liệu điện tử và vấn đề thiết kế, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở tiểu học
1.2.1 Khái niệm
“Học liệu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập của môn học được người học sử dụng làm phương tiện và nguồn để học tập theo mục tiêu và nội dung của chương trình và được GV sử dụng làm căn cứ để tổ chức, hỗ trợ học tập theo đúng mục tiêu và nội dung dạy học” [16]
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2018/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, “Học liệu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập, nghiên cứu” [13]
Khi nghiên cứu về học liệu, có thể phân chia ra thành nhiều loại khác nhau Khi tiếp cận học liệu với phương diện là phương tiện dạy học, nó có vai trò quan trọng trong dạy học và theo quy định trong “Khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2018/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì Học liệu bao gồm: học liệu dạng truyền thống (tranh ảnh, ảnh dạng thẻ) và học liệu điện tử” [13]
Parrott và Kok đã coi học liệu điện tử (e-courseware) là “một tài liệu học tập được cung cấp dưới định dạng điện tử, là sự tích hợp của các dạng thức đa phương tiện được số hóa khác nhau như: Văn bản (text), âm thanh (sounds), hoạt hình (animations)” [22, tr.131-137]
Van Den Akker thì bổ sung thêm học liệu điện tử bao gồm cả các loại văn bản và các tài liệu hỗ trợ dạy học Van Den Akker cho rằng: “Học liệu điện
tử khác với học liệu truyền thống trong cách cung cấp nội dung học tập đến người học cũng như cách tạo ra tương tác giữa người học với các tác nhân khác của quá trình dạy học Học liệu điện tử có thể được sử dụng như một phương tiện giảng dạy chính hoặc kết hợp với phương tiện truyền thống trong dạy học” [25, Tr 65-76]
Trang 23“Học liệu điện tử là các tài liệu học tập (dạng tài liệu điện tử dạy học) được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy học Dạng thức số hóa có thể là văn bản, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, ứng dụng tương tác, và hỗn hợp các dạng thức nói trên” [16]
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 12/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo, “Học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, vi deo, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo…” [12]
Đến năm 2018, trong Thông tư số 11 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chí để xác định hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục, thì “Học liệu điện tử là các tài liệu học tập được số hóa theo một kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như CD, USB, máy tính, mạng máy tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học Dạng thức số hóa có thể là văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, phần mềm máy tính và hỗn hợp các dạng thức nói trên”[13]
Như vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu: Học liệu điện tử là các tài liệu chứa thông tin kiến thức đã được số hóa để sử dụng trong quá trình dạy
và học thông qua máy tính hoặc các thiết bị số Đây có thể là văn bản, slide PowerPoint, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video và các dạng thức kết hợp khác Học liệu điện tử cần đáp ứng tính linh hoạt và đa dạng trong cách thức và công nghệ sử dụng, như trò chơi, mô phỏng, thí nghiệm ảo và trí tuệ nhân tạo
Nó bao gồm các định dạng kỹ thuật và thiết kế nội dung để hỗ trợ quá trình dạy
và học của giáo viên và học sinh
Thiết kế học liệu điện tử trong dạy học là “quá trình tạo ra các tài liệu số hóa được sử dụng trong quá trình dạy và học Nó bao gồm việc lựa chọn và tổ
Trang 24chức nội dung, sắp xếp cấu trúc, lựa chọn phương pháp truyền đạt thông tin, và tạo ra các phương tiện trực quan để tương tác với người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học, môn học” [22]
Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học là việc áp dụng các tài liệu số hóa trong quá trình dạy và học Các học liệu điện tử được sử dụng nhằm cung cấp nguồn tư liệu học tập, kiến thức và thông tin cho người học thông qua các phương tiện công nghệ điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động hoặc các thiết bị số khác nhằm mục đích đạt được mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học cho học sinh
Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở tiểu học là quá trình tạo ra và sử dụng các tài liệu số hóa để hỗ trợ quá trình dạy học nhằm phát huy lợi ích của công nghệ, cung cấp trải nghiệm học tập tương tác và hấp dẫn cho học sinh tiểu học, hướng đến đạt được mục tiêu học tập phát triển phẩm chất, năng lực
1.2.2 Phân loại học liệu điện tử trong dạy học ở tiểu học
Trong dạy học ở tiểu học hiện nay, học liệu điện tử được sử dụng khá đa dạng Có nhiều cách tiếp cận để phân chia, phân loại học liệu điện tử, tuy nhiên,
có hai cách tiếp cận phân loại phổ biến nhất là dựa trên nội dung của HLĐT và dựa trên chức năng của HLĐT
Tiếp cận ở góc độ nội dung, HLĐT được chia thành hai loại chính: HLĐT tĩnh và HLĐT đa phương tiện HLĐT tĩnh bao gồm các file văn bản, slide Powerpoint và bảng dữ liệu; HLĐT đa phương tiện bao gồm: các file âm thanh
mô phỏng, video clip và trình diễn tổ hợp các thành phần trên một cấu trúc nhất định Ngoài ra, HLĐT có thể được phân thành hai loại dựa trên khả năng can thiệp vào nội dung: HLĐT đóng và HLĐT mở HLĐT đóng không cho phép thay đổi nội dung sau khi xuất bản, trong khi HLĐT mở cho phép cập nhật, bổ sung và chỉnh sửa nội dung
Trang 25Tiếp cận ở góc độ chức năng, HLĐT có thể được chia thành ba nhóm: HLĐT hỗ trợ giáo viên, HLĐT hỗ trợ học sinh và HLĐT hỗ trợ cả giáo viên và học sinh HLĐT hỗ trợ giáo viên cung cấp tư liệu tham khảo, hướng dẫn giảng dạy, hỗ trợ giao tiếp và tương tác, tạo lập môi trường sư phạm HLĐT hỗ trợ học sinh hỗ trợ tìm kiếm thông tin, công cụ học tập, tương tác với giáo viên và bạn học, hướng dẫn học tập và tự học HLĐT hỗ trợ cả giáo viên và học sinh là một sự kết hợp các dạng thức hỗ trợ cho cả hai đối tượng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân chia học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học thành 2 nhóm cơ bản: học liệu điện tử tĩnh (file văn bản, slide Powerpoint và bảng dữ liệu); học liệu điện tử đa phương tiện (các file âm thanh mô phỏng, video clip)
1.2.3 Thành phần cơ bản của học liệu điện tử sử dụng trong dạy học ở tiểu học
“Trong dạy học ở tiểu học, việc số hoá các thành phần của HLĐT dựa trên cấu trúc, định dạng và kịch bản của HLĐT Nó thường được cấu trúc bởi
3 thành tố cơ bản: Cơ sở dữ liệu, các liên kết và môi trường tương tác - giao tiếp” [dẫn theo 5]
Thành phần đầu tiên là cơ sở dữ liệu, đó là nguồn tài nguyên dạy học được biên soạn, thiết kế và xây dựng theo một cấu trúc nhất định Cơ sở dữ liệu này bao gồm các file văn bản, slide PowerPoint, bảng dữ liệu, biểu đồ, hình ảnh, file âm thanh, file mô phỏng và video Ngoài ra, nó còn bao gồm các bài giảng, kế hoạch giảng dạy, giáo trình điện tử và tài liệu tham khảo
Thành phần thứ hai là các liên kết, đó là các kết nối giữa giao diện người dùng và cơ sở dữ liệu của HLĐT Các liên kết này giúp người dùng tìm đến, truy cập và tương tác với HLĐT, kích hoạt các chức năng và truy xuất dữ liệu cần thiết
Trang 26Thành phần cuối cùng là môi trường tương tác và giao tiếp, đó là không gian được tạo ra để người sử dụng có thể tiếp cận và hiển thị thông tin theo nhu cầu Thông qua phần mềm hoặc trang web, người dùng có thể thực hiện các thao tác với cơ sở dữ liệu, sử dụng các cửa sổ tĩnh và động, và tương tác qua các liên kết được gắn kết
1.2.4 Quy trình thiết kế học liệu điện tử trong dạy học
Quy trình thiết kế học liệu điện tử trong dạy học thường gồm nhiều bước,
từ việc xác định mục tiêu cho đến việc đánh giá và phản hồi Các bước tiến hành khi thiết kế học liệu điện tử trong dạy học có thể được tiến hành với các bước cơ bản như sau:
- Xác định mục tiêu và đối tượng học tập, sử dụng học liệu điện tử: Xác định rõ mục tiêu học tập, như những kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau khi hoàn thành khóa học
- Đánh giá nhu cầu và đặc điểm của đối tượng mục tiêu, như độ tuổi, kiến thức nền, quan điểm học tập, và yêu cầu công nghệ
- Phân tích nội dung: Tìm hiểu và phân chia nội dung cần truyền đạt thành từng phần nhỏ, dễ dàng để tổ chức và trình bày Từ đó xác định các khái niệm, nguyên tắc, và thông tin liên quan
- Chọn và áp dụng phương pháp dạy học: Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, như tự học, học theo nhóm, hướng dẫn trực tuyến, trong đó có cả phương pháp dạy học truyền thống
- Thiết kế và phát triển nội dung học liệu điện tử: Chọn loại hình phương tiện phù hợp như văn bản, hình ảnh, video, và hiệu ứng
- Sử dụng công cụ thiết kế học liệu điện tử như LMS (Learning Management System) hay các phần mềm khác như Adobe Captivate, Articulate Storyline … để tạo ra nội dung học
Trang 27- Kiểm tra và đánh giá học liệu điện tử: Tạo ra bài kiểm tra, bài tập và phản hồi tự động để đánh giá hiệu suất học tập của học sinh Thu thập và phân tích dữ liệu về quá trình học của học sinh, như thời gian học, số lần truy cập,
và điểm số
- Triển khai và phân phối học liệu điện tử trong kế hoạch bài dạy Đưa học liệu điện tử lên một hệ thống quản lý học tập (LMS) hoặc trang web chuyên dụng
Từ đó, thông báo và hướng dẫn học sinh về cách truy cập và sử dụng học liệu
- Đánh giá và cải tiến học liệu điện tử: Thu thập phản hồi từ học viên và giáo viên về chất lượng và hiệu quả của học liệu Tùy chỉnh và cải tiến nội dung dựa trên phản hồi và dữ liệu thu được Để tạo ra học liệu điện tử hiệu quả, quá trình thiết kế và phát triển cần được tiến hành một cách có hệ thống và linh hoạt, sẵn lòng điều chỉnh dựa trên nhu cầu và phản hồi từ phía học sinh, phụ huynh
1.3 Vai trò của học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
1.3.1 Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội
Theo Chương trình GDPT 2018, môn Tự nhiên và Xã hội là môn học
“góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng;
ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học” [3]
“Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học” [3]
1.3.2 Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có 6 chủ đề xoay quanh các mối quan hệ của học sinh với tự nhiên và xã hội xung quanh Theo Chương trình GDPT
2018, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được thể hiện qua bảng sau:
Trang 28Bảng 1.1 Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 [3]
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chương trình GDPT 2018 hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Môn Tự nhiên và Xã hội cũng giống như các môn học khác, ngoài việc giúp HS đạt được các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung thì môn học còn giúp HS hình thành và phát triển các năng lực khoa học cho HS
Dựa trên nội dung và quan điểm lựa chọn phương pháp dạy học được quy định trong Chương trình GDPT 2018, việc lựa chọn phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cần bám sát quan điểm định hướng chung như sau:
Trang 29“- Khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan
hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học;
- Tổ chức cho học sinh học thông qua quan sát Đối tượng quan sát là các
sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ tranh ảnh, vật thật, video, môi trường xung quanh Hoạt động quan sát nhằm phát triển ở học sinh các kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát hoá những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản;
- Tổ chức cho học sinh học thông qua trải nghiệm Học sinh thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử phù hợp với sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống
- Tổ chức cho học sinh học thông qua tương tác Học sinh thực hiện các hoạt động trò chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn
để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp
và sự tự tin;
- Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.”
Dựa trên định hướng trên, một số phương thức tổ chức dạy học phù hợp
có thể được sử dụng trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm:
Học tập dựa trên vấn đề (Problem-based learning): Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tế, có ý nghĩa trong cuộc sống Học sinh được khuyến
Trang 30khích đặt câu hỏi, nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề Qua quá trình này, học sinh được phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, phân tích, xử lý thông tin và làm việc nhóm
Dạy học dự án: Yêu cầu học sinh thực hiện một dự án dựa trên một câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể Học sinh sẽ nghiên cứu, thực hiện các hoạt động thực
tế và tạo ra một sản phẩm hoặc giải pháp cuối cùng Qua quá trình này, các em được phát triển kỹ năng nghiên cứu, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và trình bày kết quả
Học tập phối hợp (Blended learning): kết hợp sự kết hợp giữa học tập trực tiếp và học tập trực tuyến Học sinh có cơ hội tiếp cận tài liệu và tài nguyên trực tuyến, tham gia vào hoạt động trực tuyến như thảo luận, bài tập, và kiểm tra Đồng thời, họ tham gia các hoạt động học tập trực tiếp trong lớp, như thảo luận nhóm, thực hành và phân tích
Học tập hợp tác (Collaborative learning): khuyến khích học sinh làm việc nhóm, chia sẻ ý kiến, thảo luận và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập Học sinh
có cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo và giải quyết mâu thuẫn từ đó phát triển tư duy phản biện, giao tiếp và hợp tác hiệu quả
1.3.4 Vai trò của học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Học liệu điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, truyền đạt và gia tăng cơ hội tương tác giữa
GV, HS với nội dung học tập Nó cung cấp tài liệu tham khảo, tương tác, hỗ trợ học sinh, đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh Nó mang lại những trải nghiệm học tập đa phương tiện
và tạo điều kiện cho học sinh khám phá, xây dựng và phát triển các phẩm chất
và năng lực cần thiết
Thứ nhất, HLĐT cung cấp tài liệu tham khảo cho GV và HS: Học liệu điện tử cung cấp các tài liệu tham khảo như sách điện tử, bài giảng điện tử và
Trang 31các tài liệu liên quan đến các nội dung trong môn học GV và HS có thể truy cập vào các tài liệu này để nắm vững kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu hơn về các chủ đề được giảng dạy
Thứ hai, HLĐT tăng cường tương tác và hỗ trợ học sinh: Học liệu điện
tử cho phép học sinh tương tác trực tiếp với nội dung HS có thể xem các slide thuyết trình, video giảng dạy, và các hoạt động tương tác trên nền tảng điện tử Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn và thúc đẩy sự tương tác, tư duy sáng tạo
và khám phá kiến thức
Thứ ba, HLĐT hỗ trợ phân tích và mô phỏng các nội dung học tập: Học liệu điện tử có thể cung cấp các phương pháp phân tích và mô phỏng về các khía cạnh của môn học Ví dụ, thông qua video, học sinh có thể quan sát và hiểu về môi trường sống của thực vật và động vật Các em cũng có thể tham gia vào các hoạt động tương tác để mô phỏng và khám phá các hiện tượng tự nhiên và xã hội
Thứ tư, HLĐT hỗ trợ đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Học liệu điện
tử cung cấp các phương pháp giảng dạy đa dạng như bài giảng trực tuyến, trò chơi giáo dục, bài tập tương tác, và các hoạt động học tập tương tự Điều này giúp giáo viên có nhiều tùy chọn để truyền đạt kiến thức một cách sinh động
và hấp dẫn đến học sinh
Thứ năm, HLĐT tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh: Học liệu điện tử tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh tương tác và giao tiếp với nhau Học sinh có thể gửi câu hỏi, bình luận và nhận phản hồi từ giáo viên qua các công cụ trực tuyến Điều này giúp xây dựng một môi trường học tập sôi động và tạo sự tương tác tích cực trong quá trình dạy và học
Trang 321.4 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học với việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học
1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học
Giai đoạn đầu cấp tiểu học là giai đoạn quan trọng trong phát triển tâm
lí và nhân cách của học sinh Học sinh ở tuổi này đã có khả năng vận động, hiểu biết về thế giới xung quanh và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp Học sinh có đời sống tình cảm phong phú, nhạy cảm và đang hình thành những phẩm chất đạo đức và tư duy trực quan Tuy nhiên, học sinh cần tiếp tục phát triển khả năng chú ý, kiểm soát cảm xúc và ý chí Giai đoạn này đặc trưng bởi tính hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng
Về vận động và hiểu biết: Học sinh ở tuổi này có khả năng vận động thô
và tinh tế, khéo léo Các em đã tích lũy được hiểu biết về thế giới xung quanh,
có thể thực hiện các thao tác trí tuệ và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp Tâm thế "sẵn sàng đi học" làm cho học sinh thích đến trường và thích ứng tốt với hoạt động học tập
Về nhận thức: Ở lớp 2, học sinh đang phát triển các cơ quan cảm giác như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác Tri giác của các em trở nên chủ định và tập trung hơn trong hoạt động học, tuy nhiên vẫn liên quan chặt chẽ đến hành động trực quan Tư duy của học sinh còn mang tính chất trực quan hành động và trực quan hình ảnh, nhưng đã phát triển từ tính cụ thể đến trừu tượng khái quát
Về ngôn ngữ: Học sinh ở tuổi này đã có khả năng phát âm rõ ràng và sử dụng ngôn ngữ nói tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp Kỹ năng đọc của học sinh phát triển nhanh chóng và ổn định, một số học sinh có thể "đọc bằng mắt" Tuy nhiên, vẫn có em phát âm lệch chuẩn và còn chậm trong việc đọc và viết Hình thành kỹ năng viết vẫn đang trong quá trình phát triển và có thể chậm, lỗi chính
tả và ngữ pháp
Trang 33Về chú ý và ghi nhớ: Học sinh ở tuổi này có khả năng chú ý và tập trung còn hạn chế Sự kiểm soát và điều khiển chú ý còn yếu, và khả năng trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ và lôgic Tuy nhiên, học sinh cần phát triển khả năng tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa và khả năng kiểm soát cảm xúc để tập trung lâu dài trong quá trình học tập
Về nhân cách và đặc điểm tình cảm: Học sinh ở tuổi này đang phát triển những đặc điểm của nhân cách như nhu cầu xã hội hóa, nhu cầu tinh thần, ý thức cá nhân và khả năng kiểm soát cảm xúc Các em có tính hồn nhiên, ngây thơ và tiềm năng phát triển lớn Tuy nhiên, khả năng kiềm chế xúc cảm và ý chí vẫn còn yếu, đặc biệt trong việc đối mặt với các nhiệm vụ khó khăn Bên cạnh đó, các em có đời sống tình cảm phong phú, nhạy cảm và thể hiện cảm xúc một cách chân thực Học sinh có nhu cầu bộc lộ và nhận được tình cảm từ người khác, đặc biệt từ gia đình, giáo viên và bạn bè Tình cảm đạo đức, tình cảm tập thể và tình cảm trí tuệ đang phát triển mạnh trong học sinh
1.4.2 Sự phù hợp của việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học với đặc điểm tâm sinh lý học sinh đầu cấp tiểu học
Việc sử dụng học liệu điện tử trong dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đầu cấp tiểu học Nó tạo ra sự hứng thú, tương tác, đa dạng, trực quan và linh hoạt trong quá trình học tập, giúp tối ưu hóa khả năng học tập
và phát triển của học sinh Sự phù hợp đó có thể được thể hiện qua các mặt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sử dụng HLĐT tăng hứng thú và tương tác với HS: Học liệu điện tử thường được thiết kế một cách hấp dẫn và tương tác, giúp kích thích sự hứng thú và sự tương tác của học sinh Học sinh ở độ tuổi này thích thú với công nghệ và sẵn lòng tương tác với các phương tiện công nghệ, điện tử Học liệu điện tử cung cấp cách tiếp cận mới mẻ và hấp dẫn cho học sinh, giúp họ tham gia tích cực vào quá trình học tập
Trang 34Thứ hai, sử dụng HLĐT giúp tạo ra các hoạt động đa dạng, cung cấp nội dung và hình thức trình bày phong phú thông qua các tài liệu, hình ảnh, video,
âm thanh, trò chơi và bài tập tương tác Điều này phù hợp với tính chất phát triển tâm sinh lý của học sinh đầu cấp tiểu học, khi các em đang trải nghiệm giai đoạn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh một cách tích cực Học liệu điện tử giúp học sinh tương tác trực tiếp với các khái niệm và kiến thức, từ
đó tạo ra trải nghiệm học tập đa chiều và sâu sắc hơn
Thứ ba, sử dụng HLĐT tăng cường tính trực quan và thúc đẩy trí nhớ của HS Học liệu điện tử thường cung cấp hình ảnh, đồ họa và video, giúp học sinh hình dung và nhớ lâu các khái niệm và thông tin Học sinh đầu cấp tiểu học có khả năng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ và lôgic Sử dụng học liệu điện tử giúp tối ưu hóa khả năng trí nhớ của học sinh bằng cách
GV trong daỵ học môn Tự nhiên và Xã hội tại một số trường tiểu học hiện nay
1.5.1.2 Đối tượng, thời gian khảo sát
Đối tượng khảo sát là 56 GV và cán bộ quản lý tại các trường tiểu học của Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Nội, trong đó có 8 cán bộ quản lý và 48 GV đã
và đang giảng dạy học sinh lớp 2
Trang 35Thời gian khảo sát được tiến hành trong tháng 1 năm 2022
1.5.1.3 Nội dung khảo sát
- Khảo sát nhu cầu của GV về nguồn HLĐT hỗ trợ dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội ở tiểu học như:
+ Nhận thức về vai trò của HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội + Mức độ mong muốn của GV về nguồn HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
- Nội dung khảo sát thực trạng khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội của GV tiểu học bao gồm:
+ Thực trạng các loại HLĐT được GV đang sử dụng để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội tại các trường tiểu học
+ Thực trạng khai thác và sử dụng HLĐT của GV trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học như: Mức độ khai thác và sử dụng và các khó khăn cơ bản mà GV gặp phải
+ Thái độ của GV đối với việc sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội;
1.5.1.4 Phương pháp khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra; Quan sát, đàm thoại, phỏng vấn
1.5.2 Kết quả khảo sát
1.5.2.1 Nhận thức về vai trò của HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Để đánh giá nhận thức của GV về vai trò của việc khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1) Kết quả như sau:
Trang 36Biểu đồ 1.1 Vai trò của việc khai thác và sử dụng HLĐT
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy: Đa số GV đánh giá rất cao vai trò rất quan trọng (69,7%), quan trọng (21,4%) của việc khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Tỷ lệ GV đánh giá không quan trọng chiếm số nhỏ, chỉ 8,9%
1.5.2.2 Thực trạng các loại HLĐT được GV sử dụng trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chúng tôi đã khảo sát để đánh giá các loại HLĐT được GV sử dụng trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học thông qua câu hỏi 2 (phụ lục 1) Kết quả thu được như sau:
Trang 37Bảng 1.2 Mức độ sử dụng các loại học liệu điện tử sử dụng
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Biểu đồ 1.2 Các loại học liệu điện tử sử dụng trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Tranh ảnh
Sách điện tử
Bài giảng điện tử
File âm thanh
VideoPhần mềm dạy học
Khác
Chưa bao giờ Thi thoảng Thường xuyên
Trang 38Kết quả khảo sát ở trên cho thấy: phần lớn GV hiện nay chủ yếu sử dụng sách điện tử, bài giảng điện tử, tranh ảnh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Việc khai thác và sử dụng các video, file âm thanh, phầm mềm dạy học hạn chế
1.5.2.3 Mức độ sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Bên cạnh việc khảo sát các loại học liệu điện tử được sử dụng trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát để đánh giá mức độ sử dụng các HLĐT này trong môn học Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 1.3 Mức độ sử dụng HLĐT trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy không có GV nào chưa từng sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Tuy nhiên, tỷ lệ GV sử dụng thường xuyên và rất thường xuyên chiếm tỷ lệ không cao, tỷ lệ GV thi thoảng
sử dụng có tỷ lệ cao nhất (42,9%) Như vậy, có sự mâu thuẫn tương đối giữa đánh giá mức độ quan trọng của GV về việc sử dụng HLĐT với mức độ sử dụng của GV: mặc dù GV đánh giá rất cao vai trò của việc sử dụng HLĐT
Trang 39nhưng mức độ thường xuyên sử dụng lại không cao Mâu thuẫn này có thể bị tác động bởi một số yếu tố khách quan và khó khăn của GV khi tiếp cận các
nguồn HLĐT hoặc khả năng sử dụng các HLĐT
1.5.2.4 Số lượng và chất lượng các loại HLĐT hỗ trợ dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội hiện nay
Chúng tôi khảo sát đưa ra câu hỏi yêu cầu GV đánh giá về số lượng và chất lượng các loại HLĐT hỗ trợ dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học hiện nay Kết quả như sau:
Bảng 1.3 Số lượng và chất lượng các loại HLĐT hỗ trợ
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội hiện nay
Nội dung đánh giá
Mức độ
Số lượng 13 23,2% 29 51,8% 14 25% 0 0% Chất lượng 2 5,4% 17 33,9% 33 60,7% 4 7,1%
Biểu đồ 1.4 Số lượng và chất lượng các loại HLĐT hỗ trợ
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội hiện nay
Trang 40Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: phần lớn GV đánh giá rất cao số lượng các HLĐT đang được sử dụng tại các trường tiểu học hiện nay với sự đa dạng, phong phú, nhiều loại HLĐT khác nhau với 23,2% rất nhiều và 51,8% là nhiều Tuy nhiên, chất lượng các HLĐT được sử dụng hiện nay được GV đánh gía không cao, trong đó có 60,7% GV đánh giá chất lượng thấp, ít phục vụ cho hoạt động dạy học của môn Tự nhiên và Xã hội
1.5.2.5 Mục đích sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chúng tôi khảo sát mục đích của việc khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học Kết quả như sau:
Bảng 1.4 Mục đích sử dụng HLĐT trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội