Kinh tế tri thức và Kinh tế sốKinh tế tri thức một khái niệm bao hàm một quá trình phát triển đến Kinh tế sốKinh tế tri thức là một xu hướng, một giai đoạn phát triển mới sau kinh tếcông
NHỮNG XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ MỚI 1/24/2024 TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1 Bộ môn Thương mại điện tử Hà Nội - 2024 1 Chương 1 XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2 1/24/2024 1.1 KINH TẾ SỐ 3 1.1.1 Kinh tế tri thức và Kinh tế số Kinh tế tri thức một khái niệm bao hàm một quá trình phát triển đến Kinh tế số Kinh tế tri thức là một xu hướng, một giai đoạn phát triển mới sau kinh tế công nghiệp, trong đó vai trò của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng Sau cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế và trong công việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt sau khi chính thức CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14/01/2019, Việt Nam được coi là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và là cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu cho nhiều ngành hàng công nghiệp Tuy nhiên, với các nước trong khu vực và các nước mới công nghiệp hóa như Singapore, Thái Lan, Malaysia thì năng lực cạnh tranh của công ty Việt Nam vẫn còn thấp 4 2 1/24/2024 Phát triển công nghiệp • Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong CIP (chỉ số CIP (Hiệu suất công nghiệp cạnh tranh) của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO)) bảng xếp hạng đã có những kết quả cực kỳ ấn tượng, Việt Nam trở thành thành một trong những bộ nước tiên tiến trên thế giới khi tăng 23 bậc chỉ trong vòng 6 năm (từ bậc 67 năm 2010 tiến lên đứng thứ 44 năm 2016) và được đánh giá là "con hổ đang gầm ở Châu Á "trở thành điểm hấp dẫn của nhiều nhà sản xuất trên thế giới 5 Thành tựu đạt được là do • Để nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp, Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển các cụm liên kết công nghiệp, tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng công nghiệp • Đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sáng tạo về khoa học - công nghệ, phát triển chuyển giao công nghệ và tăng cường liên kết các doanh nghiệp công nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu • Sự chuyển hướng từ dựa chủ yếu vào nguồn vật chất sang dựa chủ yếu vào nguồn lực trí tuệ con người; đó là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức mới của nhân loại để phát triển nhanh và bền vững; trong đó phần lớn giá trị sản phẩm được tạo ra là do tri thức 6 3 1/24/2024 Kinh tế tri thức, kinh tế mới, kinh tế thông tin • Kinh tế thông tin (information economy), kinh tế mạng (network economy), kinh tế số (digital economy): nhấn mạnh vai trò quyết định của công nghệ thông tin trong sự phát triển kinh tế • Kinh tế học hỏi (learning economy): nhấn mạnh động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học tập suốt đòi của mọi người • Kinh tế dựa vào tri thức (knowledge based economy), kinh tế dẫn dắt bởi tri thức (knowledge driven economy), • Kinh tế tri thức (knowledge economy): nhấn mạnh vai trò quyết đinh của tri thức và công nghê đối với phát triển kinh tế • Kinh tế mới (new economy): là tên gọi chung, không xác định nội dung 7 • Trong số các tên gọi trên, kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã chính thức dùng khái niệm này từ năm 1996; theo đó, kinh tế tri thức là kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin • Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh (năm 1998) cho rằng, kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải • Tiếp đến, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã điều chỉnh và đưa ra một định nghĩa mới, hợp lý hơn: Kinh tế tri thức là kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, việc làm trong tất cả các ngành kinh tế 8 4 1/24/2024 Khái niệm về kinh tế tri thức • Trên cơ sở tán đồng quan điểm của APEC, năm 2004, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khái quát một cách dễ hiêu hơn về định nghĩa này: Kinh tế tri thức là kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu cũng như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình 9 Dấu hiệu của kinh tế tri thức • a) Trên 70% GDP là do các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mang lại; • b) Trong cơ cấu giá trị gia tăng, trên 70% là kết quả của lao động trí óc; • c) Trên 70% lực lượng lao động là công nhân trí tuệ; • d) Trên 70% tư bản là tư bản con người” (theo nhà nghiên cứu Phạm Quang Phan) 10 5 1/24/2024 Lợi thế của Kinh tế tri thức • Xu hướng phát triển kinh tế tri thức là xu hướng của thời đại, những quốc gia muốn hình thành kinh tế tri thức phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân tài (những nhà lãnh đạo sáng suốt, những doanh nhân tài ba, những nhà khoa học - công nghệ giỏi) 11 • Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu • Kinh tế tri thức là động lực thúc đẩy tiến trình phát triển lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu • Kinh tế tri thức được hình thành, phát triển trên cơ sở các ngành sản xuất sử dụng công nghê cao, tư đó tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế • Thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh thông qua các cuộc cách mạng: cách mạng xanh, cách mạng sinh học • Thúc đẩy công nghiệp, không ngừng gia tăng hàm lượng khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp • Thúc đẩy phát triển ở các ngành dịch vụ, thông tin thương mại, tiền tệ, với nhiều hình thức phong phú • Thúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nền văn minh cao hơn 12 6 1/24/2024 Đặc điểm của nền kinh tế tri thức • Bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian để đi ngay vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, không hoàn toàn lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng đã có • Văn hóa học tập suốt đời, tinh thần thái độ, kỹ năng, kiến thức (ASK - Attitude, Skill, Knowledge) là yếu tố quan trọng • (1) Các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia phải chấp nhận sự thay đổi vô cùng nhanh chóng về cơ sở lý luận, về yếu tố công nghệ và cả về phương pháp cách thức để đạt được mục tiêu; • (2) Nền kinh tế tri thức tạo ra nét đặc trưng riêng, khó bắt chước, tạo ra giá trị cao và những giá trị này có thể lan tỏa rộng rãi, nhanh chóng; trong đó, tri thức trở thành “nguồn vốn” quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất; • (3) Hoạt động ứng dụng công nghệ là hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất trong nền kinh tế tri thức; đồng thời công nghệ trong nền kinh tế này mang tính đồng bộ và tính tích hợp cao; • (4) Kinh tế tri thức không chỉ giải quyết những vấn đề mang tính xu hướng của cuộc sống kinh tế - xã hội mà còn đóng vai trò tạo ra xu hướng: tạo ra những sản phẩm công nghệ thay đổi thói quen, hành vi của người tiêu dùng (ví dụ: học online, mua hàng online, văn phòng di dộng, ) 13 Thế giới hôm nay? • Chúng ta đang sống trong một thế giới biến động liên tục với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của khoa học công nghệ … • Thế giới ấy có thế được mô tả ngắn gọn trong thuật ngữ VUCA (Volatility - Sự biến động, Uncertainty - Sự không chắc chắn, Complexity - Sự phức tạp, Ambiguity - Sự mơ hồ) 14 7 1/24/2024 Khái niệm Kinh tế số Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng 15 • R.Bukht và R Heeks đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về kinh tế số bằng cách đề ra hệ thống “Khung khái niệm về Kinh tế số” Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của Kinh tế số lõi thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (Core Digital Economy), Phạm vi hẹp là Kinh tế số (Digital Economy) và phạm vi rộng Kinh tế số hoá (Digitalised Economy) Trong đó • (1) Kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông tin, phần mềm và tư vấn công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT); • (2) Kinh tế số bổ sung dịch vụ số (Digital services) và kinh tế nền tảng (Platform Economy) vào kinh tế số lõi Hơn nữa, kinh tế số phạm vi hẹp còn bao gồm một bộ phận của kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), kinh tế gắn kết lỏng (Gig Economy); • (3) Kinh tế số hóa bổ sung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), nông nghiệp chính xác (Precision agriculture), kinh tế thuật toán (Algorithmic Economy), phần còn lại của kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng vào kinh tế số 16 8 1/24/2024 1.1.2 Đặc điểm Kinh tế số • Đặc điểm của Kinh tế số: - Sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính - Sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế 17 • Kinh tế số bao gồm: - Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông - Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến - Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế của các ngành, lĩnh vực được gia tăng đáng kể nhờ đầu vào công nghệ số và dữ liệu số, với môi trường số là không gian hoạt động chính - Kinh tế xã hội số là việc vận dụng các nền tảng, các giải pháp công nghệ số vào các hoạt động kinh tế trên địa bàn để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn 18 9 1/24/2024 1.2 CHUYỂN ĐỔI SỐ 19 Chuyển đổi số? • Có thể hiểu chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số (các công nghệ liên quan đến di động, Big Data, Internet vạn vật - IoTs, Cloud, Blockchain, ) vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp đế thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng Nói cách khác, đây là quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang một mô hình doanh nghiệp trưởng thành số với khả năng ứng dụng và tích hợp công nghệ mới để thay đổi cách thức vận hành, quản lý, thực thi, 20 10