Nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chủ yếu tiếp cận và phát triển

Một phần của tài liệu Bài giảng Những xu hướng mới trong thương mại điện tử (Trang 91 - 94)

NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ

3. Nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chủ yếu tiếp cận và phát triển

Động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người.

4.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

4.2.1. Ảnh hưởng của Công nghiệp 4.0 tới người lao động

• Trong các nhà máy của tương lai, nhờ internet vạn vật (IOT) và trí tuệ nhân tạo (AI), tất cả máy móc được kết nối với nhau: chúng giao tiếp và trao đổi dữ liệu cho nhau, tạo ra một hệ thống sản xuất tự động hóa hoàn toàn mà không cần tới công nhân đứng vận hành bên cạnh.

• Công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sự tăng trưởng nhanh về việc làm trong khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trên nền kỹ thuật số và làm suy giảm việc làm trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

• Sẽ có một làn sóng gia tăng mới của hình thức tự kinh doanh trong ngành dịch vụ.

• Trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, sẽ chỉ còn tồn tại những việc làm tri thức, việc làm đòi hỏi con người phải am hiểu công nghệ và quy trình sản xuất tự động hóa để điều khiển, cải tiến và nâng cấp quy trình trên hệ thống điều hành ảo (điều khiển hệ thống phần mềm máy tính để vận hành toàn bộ quy trình sản xuất, kể cả sản xuất ra máy móc, thiết bị thông minh và sản xuất ra sản phẩm vật chất).

• Tương tự như vậy, đối với ngành nông nghiệp, quy trình nuôi trồng, khai thác và chế biến nông, lâm, ngư nghiệp, tự động hóa bằng các hệ thống thông minh kết nối, sẽ lấy đi những việc làm tay chân giản đơn mà con người đang làm hôm nay.

• Các thay đổi to lớn này làm cho khẩu hiệu của Marx về “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, hình thái chủ nghĩa cộng sản đang đến gần cùng với sự phát triển của Công nghiệp 4.0 đưa tới sự sản xuất tự động hóa hàng loạt.

• Trong ngành truyền thông, người dân bất kỳ sử dụng mạng xã hội có thể trở thành người cung cấp thông tin trên mạng và thông tin này sẽ cạnh tranh với báo chí chuyên nghiệp.

Mô hình sản xuất

• Công nghiệp 4.0 thay đổi toàn bộ mô hình sản xuất, kinh doanh, việc làm và cuộc sống của con người thể hiện ở thay đổi tính chất việc làm.

• Việc làm theo kiểu “chuyên gia lưu trữ kiến thức” (biết nhiều và biết rộng) sẽ được thay thế một cách tổng thể trong tất cả các ngành nhờ các hệ thống lưu trữ và tìm kiếm kiến thức/tri thức dựa trên trí tuệ nhân tạo.

• Tùy loại công việc và ngành nghề, quá trình số hóa sẽ tạo thêm việc làm hay làm mất đi việc làm.

• Trong thực tiễn, việc làm mất đi không có nghĩa là hôm nay thực hiện số hóa quá trình sản xuất, ngày mai việc làm của người lao động sẽ tự động mất đi. Quá trình ứng dụng số hóa nhanh hay chậm, mức độ nhiều hay ít, diễn ra ở thời điểm nào, còn tùy thuộc quyết định đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm

• Cơ hội việc làm cho những người có năng lực. Trong Công nghiệp 4.0, người lao động sẽ rơi vào một trong hai nhóm sau:

• Một là, nhóm người lao động trở nên lo lắng, lo sợ khi chuyển sang việc làm số hóa, bởi họ lo không có năng lực, kỹ năng đáp ứng công việc mới và lo robot sẽ thay thế họ và họ sẽ bị mất việc.

• Hai là, nhóm người lao động vui vẻ, thích thú bởi việc làm số hóa có ưu điểm rõ ràng, được giảm bớt công việc tay chân, đơn giản, lặp đi lặp lại để tập trung vào các công việc ưa thích. Những việc kỹ thuật có thể được giải quyết trong quy trình số hóa và người lao động có thể tự do hơn trong các công việc sáng tạo, trí óc.

• Tuy nhiên, để làm được những công việc này đòi hỏi người lao động phải có năng lực, am hiểu toàn bộ quy trình và say mê sáng tạo.

Áp lực

• Người lao động chịu áp lực về thay đổi kỹ năng liên tục; Người lao động chịu áp lực bị giám sát trong công việc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những xu hướng mới trong thương mại điện tử (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)