1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện hoạt động mua hàng tại công ty tnhh sinh nam metal (việt nam)

123 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hoạt Động Mua Hàng Tại Công Ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)
Tác giả Trương Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn ThS. Võ Thị Xuân Hạnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 8,11 MB

Nội dung

Trang 7 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ACM Aluminum Composite Material Tấm ốp nhôm hỗn hợp AHP Analytic Hierarchy Process Phương pháp phân tích t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SKL012057

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI

CÔNG TY TNHH SINH NAM METAL (VIỆT NAM)

GVHD: ThS VÕ THỊ XUÂN HẠNH SVTH: TRƯƠNG THỊ THÙY LINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ

CHUỖI CUNG ỨNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Tp HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Tp HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2023

Giảng viên phản biện

Trang 5

iii

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ



BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH, CHỈNH SỬA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng – KHÓA: 2019

1 Thông tin chung:

Tên Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động mua hàng tại công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

Sinh viên thực hiện: Trương Thị Thùy Linh

 Sửa lại các lỗi chính tả

 Viết lại mục tiêu nghiên cứu: thay “nhìn nhận” bằng “phân tích”

 Đưa mục 4.12 “Phương hướng hoạt động của công ty” vào cuối chương 1

 Bổ sung cơ sở đề xuất vào chương 2 cho giải pháp AHP ở chương 4

 Bổ sung thêm giải pháp ở chương 4 để giải quyết vấn đề chương 3

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tp HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2023

Sinh viên

Trương Thị Thùy Linh

Trang 6

iv

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam), đặc biệt là phòng Mua hàng của công ty đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình làm việc tại đây

Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô trong khoa Kinh tế đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả học tập

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Võ Thị Xuân Hạnh đã chỉ dạy và hướng dẫn trực tiếp tác giả để hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình làm bài khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong cô bỏ qua và nhận được ý kiến đóng góp từ cô để tác giả học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2023

Sinh viên

Trương Thị Thùy Linh

Trang 7

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACM Aluminum Composite Material Tấm ốp nhôm hỗn hợp

AHP Analytic Hierarchy Process Phương pháp phân tích thứ bậc

CO., LTD Limited Company Công ty trách nhiệm hữu hạn

CPSM Certified Professional in Supply

Management

Chứng nhận chuyên nghiệp về Quản lý cung ứng

EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử

EFT Electronic Funds Transfer Chuyển tiền điện tử

ISM Institute of Supply Management Chỉ số Sản xuất của Viện Quản

lý Cung ứng

JIT Just-In-Time

Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết

toán lớn nhất thế giới

LME London Metal Exchange Sàn giao dịch Kim loại Luân

Đôn

MRP Material Requirement Planning Quá trình hoạch định nguồn lực

sản xuất MTO Material Take-Off Bảng bóc tách vật tư

Trang 8

vi

RFP Request For Proposal Yêu cầu đề xuất

RFQ Request For Quotation Yêu cầu báo giá

T/T Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện

Trang 9

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Logo công ty Sinh Nam Metal 4

Hình 1.2 Sản phẩm mặt dựng hệ semi/stick unitized 5

Hình 1.3 Sản phẩm vách kính mặt dựng hệ unitized 5

Hình 1.4 Sản phẩm cửa đi chính 6

Hình 1.5 Hệ thống spider (chân nhện) 6

Hình 1.6 Sản phẩm lan can kính 6

Hình 1.7 Sản phẩm tấm ốp composite/nhôm 7

Hình 1.8 Dự án Le-Meridien Saigon Hotel & Office Tower 7

Hình 1.9 Dự án Aqua 1 Tower – Vinhomes Golden River – Hồ Chí Minh 8

Hình 1.10 Sơ đồ tổ chức của công ty 9

Hình 2.1 Quy trình mua hàng 30

Hình 2.2 Mẫu yêu cầu mua hàng 32

Hình 2.3 Mẫu yêu cầu báo giá 36

Hình 2.4 Sơ đồ minh họa cây phân cấp 44

Hình 2.5 Sơ đồ minh họa cây phân cấp lựa chọn NCC tốt 47

Hình 3.1 Quy trình mua hàng cho đơn hàng thanh toán sau 54

Hình 3.2 Mẫu phiếu yêu cầu vật tư 56

Hình 3.3 Giao diện sau khi đăng nhập vào phần mềm Vietbird mục PO&CO 57

Hình 3.4 Giao diện phần mềm để tạo đơn hàng trên Vietbird 58

Hình 3.5 Giao diện trước khi nhập thông tin cho một đơn hàng trong Vietbird 58

Hình 3.6 Giao diện sau khi đã hoàn thành các mã vật tư trong đơn hàng 60

Hình 3.7 Đơn hàng đã được duyệt 62

Hình 3.8 Phiếu giao hàng của nhà cung cấp 63

Hình 3.9 Hóa đơn nhà cung cấp gửi cho bộ phận mua hàng 64

Hình 3.10 Mẫu phiếu yêu cầu thanh toán có đầy đủ chữ ký 65

Hình 3.11 Mẫu phiếu nhập kho có chữ ký 66

Hình 3.12 Quy trình mua hàng cho đơn hàng tạm ứng trước 67

Hình 3.13 Phiếu yêu cầu tạm ứng 69

Trang 10

viii

Hình 3.14 Cách lưu trữ hồ sơ của bộ phận mua hàng 82Hình 4.1 Mô hình đánh giá nhà cung cấp theo phương pháp AHP 87Hình 4.2 Quy trình ký duyệt hồ sơ tác giả đề xuất 96

Trang 11

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 18

Bảng 2.1 Phân loại tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí 45

Bảng 2.2 Mức độ ưu tiên của các tiêu chí theo ý kiến của chuyên gia 45

Bảng 2.3 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố 46

Bảng 2.4 Các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp thép 47

Bảng 2.5 So sánh mức độ quan trọng giữa các cặp tiêu chí theo ý kiến chuyên gia 48

Bảng 2.6 Trọng số các tiêu chí khi so sánh cặp 49

Bảng 2.7 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Giá cả” 50

Bảng 2.8 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Thời hạn giao hàng” 50

Bảng 2.9 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Chất lượng sản phẩm” 50

Bảng 2.10 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “chất lượng dịch vụ” 51

Bảng 2.11 Ma trận trọng số của NCC theo tiêu chí “Khả năng cung ứng nguồn hàng” 51

Bảng 2.12 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Năng lực của NCC” 51

Bảng 2.13 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Tỷ lệ hàng hư hỏng” 51

Bảng 2.14 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Chính sách thanh toán” 52

Bảng 2.15 Tổng hợp các kết quả tính toán 52

Bảng 2.16 Ma trận trọng số tiêu chí 52

Bảng 2.17 Bảng kết quả tính điểm NCC thép 53

Bảng 3.1 Bảng thống kê số lượng vật tư giai đoạn 2021-2022 70

Bảng 3.2 Danh sách các cán bộ tham gia quản lý dự án 73

Bảng 3.3 Một số nhà cung cấp của công ty Sinh Nam Metal 77

Bảng 4.1 Ma trận so sánh các tiêu chí của nhà cung cấp 89

Bảng 4.2 Ma trận so sánh tiêu chí C1 của các nhà cung cấp 89

Bảng 4.3 Ma trận so sánh tiêu chí C2 của các nhà cung cấp 89

Bảng 4.4 Ma trận so sánh tiêu chí C3 của các nhà cung cấp 90

Bảng 4.5 Ma trận so sánh tiêu chí C4 của các nhà cung cấp 90

Bảng 4.6 Ma trận so sánh tiêu chí C5 của các nhà cung cấp 90

Bảng 4.7 Ma trận trọng số các tiêu chí của các nhà cung cấp 90

Trang 12

x

Bảng 4.8 So sánh mức độ quan trọng giữa các tiêu chí theo ý kiến của chuyên gia 91

Bảng 4.9 Ma trận so sánh tiêu chí “Chất lượng sản phẩm” của các nhà cung cấp 92

Bảng 4.10 Ma trận so sánh tiêu chí “Giá cả” của các nhà cung cấp 92

Bảng 4.11 Ma trận so sánh tiêu chí “Độ tin cậy” của các nhà cung cấp 92

Bảng 4.12 Ma trận so sánh tiêu chí “Dịch vụ hậu mãi” của các nhà cung cấp 92

Bảng 4.13 Ma trận so sánh tiêu chí “Hiệu suất giao hàng” của các nhà cung cấp 93

Bảng 4.14 Ma trận trọng số các tiêu chí 93

Bảng 4.15 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Chất lượng sản phẩm” 93

Bảng 4.16 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Giá cả” 94

Bảng 4.17 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Độ tin cậy” 94

Bảng 4.18 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Dịch vụ hậu mãi” 94

Bảng 4.19 Ma trận trọng số của các NCC xét theo tiêu chí “Hiệu suất giao hàng” 95

Bảng 4.20 Tổng hợp các kết quả tính toán 95

Bảng 4.21 Tổng hợp ma trận trọng số tiêu chí 95

Bảng 4.22 Bảng kết quả tính điểm nhà cung cấp 95

Trang 13

xi

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

MỤC LỤC xi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu các chương 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SINH NAM METAL (VIỆT NAM) 3

1.1.Thông tin chung về công ty 3

1.2.Chức năng và lĩnh vực hoạt động 4

1.2.1.Sứ mệnh của công ty 4

1.2.2.Chức năng và lĩnh vực hoạt động 4

1.2.3.Các sản phẩm của công ty 5

1.2.4.Một số dự án công ty đã hoàn thành 7

1.3.Quá trình hình thành và phát triển 8

1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty 9

1.4.1.Sơ đồ tổ chức 9

1.4.2.Chức năng của các phòng ban 10

1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 18

1.6.Phương hướng của công ty trong thời gian tới 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG 22

Trang 14

xii

2.1.Khái niệm mua hàng 22

2.2.Trách nhiệm của mua hàng 22

2.3.Tầm quan trọng của mua hàng 24

2.4.Mục tiêu của mua hàng 27

2.5.Vai trò của mua hàng 29

2.6.Quy trình mua hàng 30

2.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng 40

2.7.1.Các yếu tố bên trong 40

2.7.2.Các yếu tố bên ngoài 42

2.8.Ứng dụng phương pháp AHP để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp 43

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SINH NAM METAL (VIỆT NAM) 54

3.1.Quy trình mua hàng tại công ty 54

3.1.1.Đối với trường hợp đơn hàng nhận hàng trước, thanh toán sau: 54

3.1.2.Đối với trường hợp đơn hàng tạm ứng trước, nhận hàng sau 67

3.1.Tình hình mua vật tư năm 2021-2022 70

3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng 72

3.2.1.Các yếu tố bên trong 72

3.2.2.Các yếu tố bên ngoài 76

3.3.Nhận xét chung về thực trạng 81

3.3.1.Những thành quả đạt được 81

3.3.2.Những vấn đề còn tồn tại 82

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SINH NAM METAL (VIỆT NAM) 85

4.1.Cơ sở đề xuất giải pháp 85

4.2.Đề xuất giải pháp 86

4.2.1.Tối ưu hóa cách lưu trữ hồ sơ của bộ phận mua hàng 86

4.2.2.Xây dựng mô hình đánh giá nhà cung cấp 86

4.2.3.Tối ưu hóa quy trình ký duyệt hồ sơ 96

Trang 15

xiii

4.2.4.Giải quyết trình trạng trục trặc trong khâu mua hàng ở nước ngoài 97

4.2.5.Giải quyết tình trạng vướng công nợ quá hạn 97

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 103

Trang 16

Một quy trình mua hàng hiệu quả có thể giúp ngăn chặn hành vi trộm cắp, gian lận hoặc chi tiêu bất thường bởi yêu cầu ghi lại tất cả các giao dịch trong kinh doanh Để có được một quy trình mua hàng thành công, đòi hỏi những người lao động có chuyên môn cao, có thể đánh giá nhà cung cấp, chuẩn bị và đàm phán hợp đồng để đảm bảo các sản phẩm đầu vào đáp ứng các thông số kỹ thuật, chất lượng cũng như với trong phạm vi ngân sách

Việc nghiên cứu và cải thiện hoạt động mua hàng sẽ giúp nâng cao sự cạnh tranh và tăng cường sức bền của doanh nghiệp trong thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu và giảm rủi ro Điều này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả nội bộ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh

Tương tự như các doanh nghiệp khác, hoạt động mua hàng cũng đóng vai trò quan trọng với công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam) Công ty này hoạt động trong lĩnh vực thiết kế hệ thống nhôm kính, và do đó cần sử dụng các sản phẩm như sắt, thép, nhôm, inox, kính để tạo ra các sản phẩm của mình Việc mua hàng đúng thời điểm, đủ số lượng

và chất lượng đảm bảo sẽ giúp công ty có thể sản xuất các sản phẩm đúng hạn và đảm bảo được chất lượng sản phẩm Ngược lại, việc mua hàng không đúng cách có thể dẫn đến gián đoạn hoặc chậm trễ trong quá trình sản xuất, cũng như gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của công ty trên thị trường

Chính vì thấy tầm quan trọng của hoạt động mua hàng đối với công ty TNHH Sinh

Nam Metal (Việt Nam), tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động mua hàng tại

công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)” để tập trung nghiên cứu và cải thiện hoạt

động này

Trang 17

2

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam) Phân tích thực trạng hoạt động mua hàng tại công ty

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động mua hàng tại công ty

3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động mua hàng tại công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

Về thời gian: 8/8/2021 - 8/6/2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp phân tích tổng hợp:

Tổng hợp dữ liệu về các quy trình mua hàng hiện tại

Phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau để xác định các xu hướng và mô hình trong hoạt động mua hàng, ví dụ như sự biến đổi giá cả

Đưa ra nhận định và khuyến nghị dựa trên việc phân tích tổng hợp dữ liệu, nhằm tối

ưu hóa quy trình mua hàng, giảm thiểu rủi ro và cải thiện hiệu suất tổng thể

 Phương pháp đánh giá và so sánh:

Đánh giá hoạt động mua hàng của công ty

Đánh giá tác động tài chính của hoạt động mua hàng Phân tích tài chính có thể giúp xác định hiệu quả và khả năng tối ưu hóa các quy trình mua hàng

6 Kết cấu các chương

Chương 1: Giới thiệu công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hoạt động mua hàng

Chương 3: Thực trạng hoạt động mua hàng tại công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua hàng tại công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

Trang 18

3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SINH NAM METAL (VIỆT NAM) 1.1 Thông tin chung về công ty

Tên công ty : Công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

Tên quốc tế : Sinh Nam Metal (VietNam) CO., LTD

Đại diện : Ông Lee Thian Hock

Quốc tịch : Singapore

Chức vụ : Chủ tịch hội đồng quản trị

Đại diện trên pháp luật : Bà Vũ Hoài Thu

Quốc tịch : Việt Nam

Nhà máy tại Bình Dương

Số 16 Đại lộ Hữu Nghị, Khu công nghiệp - Singapore, Phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An, Bình Dương

Trang 19

1.2.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Công ty Sinh Nam Metal là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp thiết kế hệ thống nhôm kính mặt tiền, sản xuất, lắp đặt và cung cấp dịch vụ quản lý dự án cho các công trình trung và cao cấp Công ty đã thu được thành công đáng kể trong việc hợp tác với các đối tác khác

Cụ thể, Sinh Nam Metal đã xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các nhà phát triển, kiến trúc sư và chuyên gia tư vấn Nhờ tương tác này, công ty đã đưa ra những giải pháp toàn diện cho hệ thống nhôm và kính mặt tiền, đồng thời đáp ứng đầy đủ chức năng

và yêu cầu thẩm mỹ của các dự án

Hơn nữa, Sinh Nam Metal đã thiết lập mối liên kết cộng tác với các kỹ sư chuyên nghiệp tại Singapore Sự hỗ trợ từ nhóm kỹ sư này đã giúp công ty cung cấp tính toán kết cấu, đảm bảo rằng các thiết kế luôn tuân thủ quy định pháp luật xây dựng của Việt Nam

Trang 20

5

Công việc chính của Sinh Nam Metal bao gồm thiết kế, sản xuất, cung cấp và lắp đặt các sản phẩm nhôm kính và tường nhôm kính (bao gồm hệ unitized, semi-unitize và stick), cửa đi, cửa sổ, tấm ốp nhôm và thép, tấm ốp ACM, nhôm louver và louver cửa, hệ thống skylight, canopy và walkway, tấm nhôm đục lỗ trang trí và hệ thống spider - nhôm lưới và những thành phần tương tự Với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, công ty đang nắm giữ 40% thị trường trong nước

Trang 22

 Dự án “Le-Meridien Saigon Hotel & Office Tower”:

Hình 1.8 Dự án Le-Meridien Saigon Hotel & Office Tower

“Nguồn: tổng hợp từ http://sinhnammetal.com” Năm hoàn thành: 2015

Hạng mục công việc: Vách rèm, cửa sổ, cửa ra vào, mái vòm kính, lan can kính, handrail, tấm ốp composite Alpolic

Trang 23

8

 Dự án “Aqua 1 Tower – Vinhomes Golden River – Hồ Chí Minh”:

Hình 1.9 Dự án Aqua 1 Tower – Vinhomes Golden River – Hồ Chí Minh

“Nguồn: tổng hợp từ http://sinhnammetal.com” Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh Năm hoàn thành: 02/2018

Hạng mục công việc: Mặt dựng hệ Nhôm kính, lam nhôm trang trí, louver, lan can kính, mái kính, vách kính tắm đứng

1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam) là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn Kimteck Industries (Singapore), được thành lập từ năm 1997 Hoạt động tại 06 quốc gia trong khu vực Châu Á/Thái Bình Dương và hiện có hơn 250 nhân viên Phương châm hoạt động của công ty là “Xây dựng một nền tảng chung toàn cầu cho việc chăm sóc khách hàng”

Công ty bắt đầu hoạt động chính thức tại Việt Nam vào năm 2000, đại diện pháp luật

là bà Vũ Hoài Thu, do ông Lee Thian Hock đại diện

Các sản phẩm chủ đạo của công ty bao gồm thiết kế, cung cấp, gia công và lắp đặt các sản phẩm nhôm kính, kim loại như mặt dựng nhôm kính (curtain wall), cửa đi và cửa sổ, tấm panel nhôm và sắt, tấm ốp nhôm hỗn hợp (ACM), lá sách nhôm và cửa lá sách, tấm chắn nắng nhôm, hệ mái kính, mái đón sảnh, spider system, dàn lam nhôm mái, sunshade, tấm nhôm đục lỗ trang trí, cửa tự động

Trang 24

Quá trình hình thành và phát triển của công ty đã trải qua nhiều giai đoạn đầu tư và

mở rộng sản xuất, chuyển đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường Công ty đã được công nhận là một doanh nghiệp xuất sắc về chất lượng sản phẩm

và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty

1.4.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 1.10 Sơ đồ tổ chức của công ty

“Nguồn: tổng hợp từ Hồ sơ năng lực của công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam)

Trang 25

10

1.4.2 Chức năng của các phòng ban

Chủ tịch hội đồng quản trị

 Lập và kiểm soát chính sách và chiến lược tổng thể của công ty

 Quản lý, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc, các cấp quản lý khác trong công

ty

 Đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược kinh doanh, tài chính, nhân sự và các vấn đề khác của công ty

 Thẩm định và phê duyệt các dự án, chương trình đầu tư của công ty

 Điều hành và giám sát các hoạt động liên quan đến phát triển kinh doanh của công

Giám đốc điều hành nhà máy

 Thực hiện các công việc điều hành nhà máy, hoạt động, tiếp thị, chiến lược, tài chính, tạo ra văn hóa công ty, nguồn nhân lực, tuyển dụng, sa thải, phù hợp với quy định Giám đốc điều hành quyết định, thiết lập ngân sách, duyệt các quy định về tài chính và các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được duyệt

Bộ phận hành chính nhân sự

 Tuyển dụng và tuyển chọn nhân viên mới cho công ty

 Quản lý và giám sát hoạt động của các nhân viên hiện có trong công ty

 Thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên

Trang 26

Bộ phận kiểm tra chất lượng

 Thực hiện các quy trình kiểm tra chất lượng trên các sản phẩm và dịch vụ của công

 Những thành phẩm đạt chất lượng sẽ được bộ phận QC ký trước khi chuyển đi ra công trình

Bộ phận mua hàng

 Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của công ty

 Thương lượng về giá cả, điều kiện thanh toán và các yêu cầu khác với các nhà cung cấp

 Quản lý và giám sát các đơn đặt hàng, đảm bảo thời gian giao hàng, số lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của công ty

Trang 27

 Đảm bảo tuân thủ các quy trình và quy định pháp luật liên quan đến việc mua hàng

và quản lý tài sản của công ty

 Theo dõi công nợ và làm hồ sơ thanh toán gửi kế toán hàng tuần

Bộ phận sản xuất

 Lập kế hoạch sản xuất và quản lý quá trình sản xuất

 Đảm bảo rằng quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn

 Quản lý và sửa chữa thiết bị sản xuất để đảm bảo hiệu suất tối đa

 Điều phối với các bộ phận khác như bộ phận mua hàng và bộ phận kế toán để đảm bảo rằng các tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả

 Thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng

 Đào tạo và phát triển nhân viên trong bộ phận sản xuất để cải thiện kỹ năng và hiệu suất làm việc

 Điều chỉnh kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thay đổi trong thị trường

 Đảm bảo tuân thủ các quy trình và quy định pháp luật liên quan đến sản xuất và

quản lý tài sản của công ty

Trang 28

 Đảm bảo tuân thủ các quy trình và quy định pháp luật liên quan đến nhập, xuất và

lưu kho sản phẩm và quản lý tài sản của công ty

 Đảm bảo rằng dự án được triển khai đúng quy trình và tiêu chuẩn chất lượng đã đề

ra, và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến dự án

 Điều chỉnh kế hoạch và phương thức triển khai dự án nếu cần thiết để đáp ứng các thay đổi hoặc yêu cầu của khách hàng, đối tác hoặc nhà đầu tư

 Lập báo cáo tiến độ và chi phí cho các bên liên quan, đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc quản lý dự án

 Đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và các bên liên quan trong quá trình triển khai dự án

 Tìm kiếm cơ hội để phát triển và mở rộng dự án, đưa ra các đề xuất cải tiến và tối

ưu hoá các quy trình để nâng cao hiệu suất và giảm chi phí

 Đảm bảo rằng các bên liên quan được thông tin và liên lạc đầy đủ và kịp thời về các vấn đề liên quan đến dự án

Trang 29

 Theo dõi quá trình sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng kích thước, chất lượng và đạt được tiêu chuẩn chất lượng

Bộ phận dự án

 Từ việc xác định các yêu cầu của khách hàng, bộ phận Project sẽ lên kế hoạch dự

án, định nghĩa các mục tiêu, tiến độ, ngân sách và phân chia các nhiệm vụ

 Bộ phận Project sẽ giám sát tiến độ của dự án, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng

 Bộ phận Project thường liên lạc với các bộ phận khác trong công ty như Bộ phận

Kế toán, Bộ phận Mua hàng, Bộ phận Sản xuất, Bộ phận Thiết kế và các đối tác ngoài để đảm bảo các hoạt động của dự án được thực hiện hiệu quả

 Bộ phận Project cũng đảm bảo rằng các nguồn lực (nhân sự, vật liệu, máy móc, tiền bạc) được sử dụng một cách hiệu quả nhất để đạt được kết quả tốt nhất cho dự án

 Bộ phận Project cũng đánh giá kết quả của dự án, đảm bảo rằng nó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và báo cáo cho các bộ phận liên quan

Trang 30

15

Giám đốc marketing

 Xây dựng kế hoạch chiến lược marketing để đưa ra các giải pháp cho công ty để đạt được mục tiêu kinh doanh của họ Kế hoạch này bao gồm việc nghiên cứu thị trường, đưa ra các phương pháp quảng cáo, tiếp cận khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới

 Quản lý các hoạt động marketing của công ty, bao gồm việc đưa ra chiến lược quảng cáo, quản lý thương hiệu, quản lý các hoạt động truyền thông và tiếp thị Họ cũng phải giám sát các hoạt động của đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược của công ty

 Quản lý và đào tạo nhân viên trong bộ phận marketing, đảm bảo rằng họ có đủ kỹ năng và kiến thức để thực hiện các nhiệm vụ được giao

 Đo lường và phân tích kết quả của các chiến lược marketing của công ty Họ phải đưa ra báo cáo, đề xuất và điều chỉnh chiến lược để đảm bảo rằng công ty đạt được mục tiêu kinh doanh của mình

 Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, tìm kiếm thông tin từ khách hàng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới và đưa ra các phương án để nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Bộ phận marketing

 Thực hiện các nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về thị trường, khách hàng

và đối thủ cạnh tranh Những thông tin này rất hữu ích để đưa ra các quyết định chiến lược trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ của công ty

 Xây dựng chiến lược marketing, bao gồm việc định vị sản phẩm, phân tích đối tượng khách hàng, đề xuất các chiến dịch quảng cáo, xây dựng kế hoạch truyền thông và tiếp thị

 Bộ phận marketing đảm nhiệm việc quản lý thương hiệu của công ty Họ đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của công ty đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và giữ vững được giá trị thương hiệu của công ty trên thị trường

 Bộ phận marketing làm việc với bộ phận bán hàng để tiếp cận khách hàng và đưa sản phẩm và dịch vụ của công ty đến tay khách hàng một cách hiệu quả nhất

Trang 31

16

 Bộ phận marketing đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing và đưa ra các phương án điều chỉnh để đảm bảo rằng các hoạt động marketing của công ty đạt được kết quả tốt nhất

Bộ phận QS (dự toán)

 Bộ phận QS thực hiện các nghiên cứu và tính toán chi phí cho các dự án xây dựng Việc dự toán chi phí giúp cho công ty có thể đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, đồng thời giúp khách hàng có được thông tin về chi phí xây dựng để đưa ra quyết định mua bán, đầu tư

 Bộ phận QS đảm bảo việc quản lý chi phí của dự án xây dựng được thực hiện theo

kế hoạch và đúng ngân sách đã định

 Bộ phận QS thường có trách nhiệm kiểm tra chất lượng các vật liệu, thiết bị và dịch

vụ liên quan đến dự án xây dựng, để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng

 Bộ phận QS thường có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến thầu và đấu thầu, từ việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu cho đến lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án

Bộ phận Contract Admin

 Bộ phận Contract Admin thường có trách nhiệm chuẩn bị các hợp đồng cho các dự

án xây dựng Điều này bao gồm việc xây dựng điều kiện, điều khoản, mức giá và thời gian thực hiện trong hợp đồng

 Bộ phận này quản lý các hợp đồng được ký kết với các nhà thầu, đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác trong dự án Họ đảm bảo rằng các bên thực hiện đúng các điều khoản và quy định trong hợp đồng, cũng như tiến độ thanh toán và các cam kết khác

 Bộ phận Contract Admin thường là người giữ vai trò trung gian trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Họ giúp các bên đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả

 Bộ phận này thường có trách nhiệm lập các báo cáo về tình hình tiến độ, chi phí và các vấn đề liên quan đến hợp đồng Nhờ đó, các bên có thể nắm được tình hình thực hiện

dự án một cách rõ ràng và đưa ra quyết định kịp thời

Trang 32

 Bộ phận kế toán thường có trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như báo cáo tài chính, báo cáo tài chính nội bộ, báo cáo thuế, báo cáo quản lý tài sản và các báo cáo khác

 Bộ phận kế toán cũng có trách nhiệm kiểm soát các chi phí của doanh nghiệp, bao gồm chi phí vận hành, chi phí quản lý, chi phí sản xuất, chi phí marketing,

 Bộ phận kế toán thường phải đối chiếu số liệu kế toán với các bộ phận khác của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu kế toán

 Bộ phận kế toán cũng tham gia vào việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc lập dự án ngân sách, lập kế hoạch thu chi, dự đoán chi phí,

Trang 33

18

1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 1.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 27 304.694.955.591 232.527.620.368

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

797.212.192 256.947.561

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 34

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng từ 26.499.893.009 đồng năm 2021 lên 40.544.808.217 đồng năm 2022, tăng 53,0% Điều này cho thấy công

ty đã tìm cách tăng năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cải tiến về quản lý chi phí hoặc giá vốn hàng bán

Chi phí tài chính của công ty tăng từ 7.725.836.769 đồng năm 2021 lên 15.864.284.673 đồng năm 2022, tăng 105,2% Điều này có thể cho thấy công ty đã phải chi trả nhiều tiền cho các khoản vay hoặc các khoản nợ khác trong năm 2022, hoặc có thể là

do tăng lãi suất của các khoản vay đó

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể từ 18 tỷ đồng năm 2021 lên 29,4 tỷ đồng năm 2022, tăng khoảng 63% Điều này có thể cho thấy công ty đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý và phát triển

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã giảm mạnh từ 1,3 tỷ đồng năm 2021 xuống còn âm 3,2 tỷ đồng năm 2022 Điều này có thể cho thấy công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý chi phí Lý do: Năm

2022 công ty nhận được nhiều dự án lớn nhưng chưa hoàn thành và chưa nhận được tiền

về, năm 2021 công ty nhận được 2 đến 3 dự án lớn và kéo dài đến 2023 mới hoàn thành do tình hình dịch bệnh kéo dài Việc công ty nhận được nhiều dự án lớn nhưng chưa hoàn thành và chưa nhận được tiền về làm tăng chi phí dở dang trong năm 2022 Việc chi phí dở dang tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, khiến cho công

ty gặp khó khăn trong việc tăng trưởng và phát triển Công ty có thể phải tìm cách cắt giảm chi phí, quản lý dự án tốt hơn để giảm thiểu các chi phí dở dang, đồng thời phải tìm kiếm các nguồn tài chính mới để đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì và phát triển Tuy nhiên, nếu các dự án này hoàn thành và công ty nhận được tiền claim trong các năm tiếp

Trang 35

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng đáng kể từ 1,5 tỷ đồng năm 2021 lên 3,4 tỷ đồng năm 2022, tăng khoảng 126% Tuy nhiên, sau khi trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty vẫn chỉ đạt được 1,2 tỷ đồng, tăng khoảng 191% so với năm 2021

Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận vì nhiều yếu tố bên ngoài, chẳng hạn do tác động của đại dịch Covid-19, việc này đã gây ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và các ngành công nghiệp, trong đó có Sinh Nam Metal, làm gián đoạn cung ứng, hạn chế hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, ngoài ra còn do việc tăng giá nguyên vật liệu và cạnh tranh khốc liệt trong ngành Ngoài ra, các chi phí cũng tăng lên

do một số dự án lớn chưa hoàn thành, dẫn đến chi phí dở dang cao Cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề này và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong tương lai

Tóm lại, tình hình kinh doanh của công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam) có những khó khăn nhưng vẫn cho thấy sự phát triển tích cực

1.6 Phương hướng của công ty trong thời gian tới

Tháng 6 năm 2023:

Đánh giá tình hình dự án Lux 5 Bason, Metropole Thủ Thiêm gần đến thời điểm hoàn thành và bàn giao vào tháng 9 năm 2023 Đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình

Tháng 7 - tháng 8 năm 2023:

Hoàn thiện các công việc cuối cùng của dự án Lux 5 Bason, Metropole Thủ Thiêm, bao gồm kiểm tra và sửa chữa những khuyết điểm (nếu có) và hoàn tất các công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho bàn giao dự án

Trang 36

21

Tháng 9 năm 2023:

Bàn giao và hoàn tất dự án Lux 5 Bason, Metropole Thủ Thiêm cho khách hàng

Tháng 10 - tháng 12 năm 2023:

Tiếp tục tiến hành thi công các dự án đang triển khai như Smateri Tây Mỗ, Film More

Đà Nẵng, Park Hyatt Phú Quốc, Sailing Club Đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công Tìm kiếm và tiếp cận các dự án mới trong và ngoài nước, đặc biệt những dự án có tiềm năng cao trong năm 2024

Năm 2024:

Thi công và hoàn thành các dự án đang triển khai như Smateri Tây Mỗ, Film More

Đà Nẵng, Park Hyatt Phú Quốc, Sailing Club

Tăng cường quảng bá và marketing để thu hút khách hàng và tìm kiếm cơ hội mới Tập trung vào việc đấu thầu dự án sân bay Long Thành và tiến hành các công việc chuẩn bị cho dự án này, bao gồm xây dựng hồ sơ dự thầu, đánh giá công trình, và lập kế hoạch chi tiết cho việc tham gia đấu thầu

Tháng 1 - 6/2025:

Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp chính và tìm kiếm nhà cung cấp mới

để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng vật tư

Đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất và quản lý dựa trên phản hồi từ khách hàng và các dự án đã triển khai

Năm 2025:

Hoàn thiện dự án sân bay Long Thành theo tiến độ và chất lượng đã cam kết

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông qua việc đào tạo nhân viên và cải tiến công nghệ sản xuất

Trang 37

22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG

2.1 Khái niệm mua hàng

Theo Monczka và cộng sự (2015), mua hàng được xem là một nhóm chức năng và hoạt động chức năng của tổ chức Nhóm mua hàng thực hiện nhiều hoạt động để mang lại giá trị tối đa cho tổ chức Các hoạt động này bao gồm xác định và lựa chọn nhà cung cấp, mua sắm, đàm phán và ký kết hợp đồng, nghiên cứu thị trường cung ứng, đánh giá và cải thiện nhà cung cấp, và phát triển hệ thống mua hàng Mục tiêu của mua hàng là thực hiện

“năm yếu tố đúng”: đảm bảo chất lượng đúng, số lượng đúng, thời gian đúng, giá cả đúng,

Trách nhiệm thứ nhất: Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Có thể nói nhiệm vụ quan trọng nhất của mua hàng là quyền đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp - đây là những gì nhân viên mua hàng được đào tạo để làm Điều quan trọng là giữ quyền này để tránh việc mua bán phi đạo đức - tình huống xảy ra khi người bán liên hệ

và cố gắng bán hàng trực tiếp cho người dùng cuối (khách hàng nội bộ của mua hàng) Tất nhiên, quyền này không có nghĩa là mua hàng không được yêu cầu trợ giúp khi xác định hoặc đánh giá nhà cung cấp tiềm năng

Ví dụ, bộ phận kỹ thuật có thể hỗ trợ việc lựa chọn nhà cung cấp bằng cách đánh giá khả năng sản phẩm và quy trình của nhà cung cấp Quyền đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp cũng không có nghĩa là nhân viên bán hàng không được phép trò chuyện với nhân viên không phải là mua hàng Tuy nhiên, nhân viên không phải là mua hàng không thể cam kết với người bán hoặc ký kết các thoả thuận hợp đồng mà không có sự tham gia của mua hàng

Trang 38

23

Một xu hướng đang ảnh hưởng đến quyền lựa chọn nhà cung cấp của mua hàng là sử dụng các nhóm nguồn cung cấp với sự đại diện của mua hàng và các bộ phận không phải là mua hàng Quyết định lựa chọn trong các nhóm nguồn cung cấp yêu cầu các thành viên đạt được

sự đồng thuận trong việc lựa chọn nhà cung cấp

Trách nhiệm thứ hai: Xem xét các thông số kỹ thuật

Quyền xem xét các thông số vật liệu cũng nằm trong phạm vi quản lý của mua hàng, mặc dù kỹ thuật đôi khi tranh cãi về quyền này Nhân viên mua hàng làm việc chăm chỉ để phát triển kiến thức và chuyên môn về nhiều loại vật liệu khác nhau, nhưng cũng phải đảm bảo rằng kiến thức này mang lại lợi ích cho tổ chức Quyền đặt câu hỏi cho phép mua hàng xem xét các thông số kỹ thuật khi cần thiết Ví dụ, mua hàng có thể đặt câu hỏi liệu một vật liệu giá thấp hơn có thể đáp ứng được yêu cầu chịu tải của kỹ sư hay không Quyền đặt câu hỏi về thông số vật liệu cũng giúp tránh việc phát triển các thông số vật liệu chỉ nhà cung cấp mà người dùng ưa thích có thể đáp ứng Xem xét yêu cầu mua hàng khác nhau cũng có thể cho thấy rằng thực tế các người dùng khác nhau cần cùng một vật liệu Bằng cách kết hợp yêu cầu mua hàng, mua hàng thường có thể đạt được chi phí tổng thấp hơn

Trách nhiệm thứ ba: Đóng vai trò là người liên hệ chính với nhà cung cấp

Các bộ phận mua hàng từ lâu đã tuân thủ chính sách rằng chỉ nhân viên mua hàng mới được liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp Mặc dù điều này có ý nghĩa từ góc nhìn kiểm soát, nhưng hiện nay một số công ty đang bắt đầu nới lỏng chính sách này Hiện nay, chúng ta nhận ra rằng mua hàng phải đóng vai trò là người liên hệ chính với nhà cung cấp, nhưng các chức năng khác cũng nên có khả năng tương tác trực tiếp với nhà cung cấp khi cần thiết

Sự tham gia của nhiều người giúp quá trình giao tiếp giữa khách hàng nội bộ, mua hàng, bán hàng và các chức năng nội bộ của nhà cung cấp trở nên hiệu quả và chính xác hơn Mặc

dù mua hàng phải giữ quyền là người liên hệ chính với nhà cung cấp, sự tham gia của những người khác có thể cải thiện việc chuyển giao thông tin và kiến thức giữa các tổ chức mua

và bán

Trang 39

24

2.3 Tầm quan trọng của mua hàng

Theo Monczka và cộng sự (2015), mua hàng có những tầm quan trọng sau đây:

Tăng giá trị và tiết kiệm:

Nhà cung cấp không chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí của một công ty mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tính năng của sản phẩm Với tỷ lệ mua hàng so với doanh số trung bình là 55% trong ngành sản xuất, mua hàng trở thành một lĩnh vực quan trọng để tiết kiệm chi phí Đồng thời, tiết kiệm chi phí cũng bao gồm việc tham gia sớm vào quá trình thiết kế và phản ứng một cách chủ động đối với yêu cầu tăng giá từ nhà cung cấp

Xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy đổi mới:

Trong quá trình tìm kiếm các phương pháp nhằm tăng giá trị khách hàng bằng cách cải thiện hiệu suất, có hai cách tiếp cận chính đã được sử dụng Mặc cả để giảm giá đã lâu trở thành cách tiếp cận truyền thống để giảm chi phí Tuy nhiên, gần đây, một cách tiếp cận mới hơn đã xuất hiện, đó là tiến hành giảm chi phí chung với các nhà cung cấp

Cách tiếp cận truyền thống của việc mặc cả để giảm giá đã tập trung vào việc đàm phán giá thành một phần quan trọng để tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể gây áp lực lên quan hệ với nhà cung cấp và giới hạn khả năng tạo ra giá trị đối với cả người mua và nhà cung cấp

Trong khi đó, cách tiếp cận mới hơn là tiến hành giảm chi phí chung với các nhà cung cấp đã tạo ra những triển vọng tích cực Cả người mua và nhà cung cấp đều có lợi ích từ việc này Bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhau, người mua có thể tiếp cận những ý tưởng sáng tạo và đổi mới từ phía nhà cung cấp, giúp cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng Đồng thời, nhà cung cấp cũng có cơ hội nâng cao hiệu suất và giảm chi phí sản xuất, tạo ra lợi ích kinh tế cho cả hai bên

Nâng cao chất lượng và danh tiếng:

Trong việc tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, người mua hiện đang tập trung vào việc phát triển năng lực cốt lõi và thuê dịch vụ từ bên ngoài cho các hoạt động

và lĩnh vực không phải là trọng tâm của họ Bằng cách tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất, người mua có thể tối ưu hóa sự tài trợ và tài nguyên của mình

Trang 40

25

Đối với việc quản lý nguyên liệu dự phòng, quá trình này đòi hỏi sự hợp tác và theo dõi kỹ lưỡng trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp Khả năng theo dõi và duy trì nguyên liệu dự phòng đảm bảo rằng hoạt động sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong việc cung cấp sản phẩm đến khách hàng cuối cùng

Sự quan trọng của chất lượng nhà cung cấp không thể bỏ qua Chất lượng của nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng Một nhà cung cấp đáng tin cậy và có chất lượng cao không chỉ đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy của sản phẩm, mà còn tạo lòng tin và sự hài lòng cho khách hàng

Quản lý chất lượng của nhà cung cấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì danh tiếng của người mua Một nhà cung cấp có hiệu suất chất lượng kém có thể gây tổn hại đến danh tiếng và niềm tin của người mua, gây khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh bền vững

Giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường:

Để tận dụng kiến thức chuyên môn của các nhà cung cấp, một phương pháp hiệu quả

là kết hợp sự tham gia của họ trong quá trình thiết kế sản phẩm Bằng cách hợp tác từ giai đoạn sớm, nhà cung cấp có thể đóng góp ý kiến và kiến thức đặc biệt của họ, giúp cải thiện sản phẩm theo nhiều khía cạnh

Sự tham gia sớm của nhà cung cấp mang lại nhiều lợi ích Đầu tiên, thông qua việc tham gia sớm, nhà cung cấp có thể đề xuất những cải tiến về chi phí nguyên vật liệu Bằng cách đánh giá và xem xét các tùy chọn nguyên vật liệu khác nhau, nhà cung cấp có thể giúp giảm chi phí sản xuất và mua hàng, đồng thời tối ưu hóa chất lượng nguyên vật liệu được

sử dụng

Thứ hai, sự tham gia sớm của nhà cung cấp cũng có thể giúp giảm thời gian phát triển sản phẩm Nhờ kiến thức và kinh nghiệm của mình, nhà cung cấp có thể đưa ra những đề xuất và giải pháp để tối ưu hóa quy trình phát triển sản phẩm, giảm bớt thời gian và công sức cần thiết để hoàn thành sản phẩm

Quản lý rủi ro nhà cung cấp:

Sự tập trung vào nguồn cung ứng toàn cầu, nguồn cung ứng đơn lẻ và tồn kho JIT (Just-In-Time) đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhưng cũng đồng nghĩa với

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w