1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm quản trị chuỗi cung ứng quốc tế đề tài phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành ô tô toyota

34 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Ngành Ô Tô - Toyota
Tác giả Nguyễn Lâm Giang, Lương Thị Hà, Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Người hướng dẫn ThS. Trần Hoàng Kiên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 687,94 KB

Nội dung

Sau một thời gian dài phát triển, đến nay Toyota đã vươn lên trở thành một trong những tập đồn sản xuất xe lớn nhất thế giới.. Toyota được biến đến với những nhãn hiệu xe nổi tiếng như P

Trang 1

1 | P a g e

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ

Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành ô tô - Toyota

Trang 2

2 | P a g e

Mục lục

A Tổng quan về Toyota 4

I Giới thiệu chung 4

1 Khái quát về Toyota: 4

2 Lịch sử hình thành, phát triển và triết lý thành công của Toyota 5

3 Cơ cấu tổ chức 8

4 Hoạt động kinh doanh 9

B Động cơ thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu của toyota 11

I Mục tiêu, phương hướng và đặc điểm kinh doanh của toyota 11

1 Mục tiêu : 11

2 Phương hướng 11

3 Đặc điểm 11

II Xu hướng phát triển hiện nay và trong tương lai 11

1 Xu hướng phát triển hiện nay: 11

2 Xu hướng phát triển trong tương lai 12

C Nhân tố tác động đến các quyết định của Toyota trong quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu 13

I Nhân tố thị trường 13

II Nhân tố chi phí 14

III Nhân tố chính phủ 15

IV Nhân tố cạnh tranh 17

B Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Toyota 19

Tổng quát 19

I Mua hàng toàn cầu 20

1 Lên kế hoạch 20

2 Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu 22

II Logistics 25

1 Inbound Logistics 25

2 Out bound Logistics 27

3 Reverse Logistics 29

4 Lưu kho 29

V Tổ chức sản xuất 30

Trang 3

3 | P a g e

VI Tạo lập kênh phân phối toàn cầu 30

E Giải pháp để chuỗi cung ứng hiệu quả hơn 31

I Hạn chế 31

II Giải pháp Toyota đã làm trong thời kỳ khó khăn 32

III Đề xuất giải pháp 33

Trang 4

4 | P a g e

A Tổng quan về Toyota

I Giới thiệu chung

1 Khái quát về Toyota:

Toyota Motor Corporation (gọi tắt là Toyota) là một tập đoàn sản xuất ô tô xuyên quốc gia có trụ sở chính đặt tại Nhật Bản Toyota được thành lập vào ngày 28/08/1937 bởi Kiichiro Toyota từ một phần tách ra khỏi Toyota Industries Sau một thời gian dài phát triển, đến nay Toyota đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn sản xuất xe lớn nhất thế giới Tính tới ngày 31/03/2021, Toyota cung cấp việc làm cho 366,283 người lao động, hơn 500 công ty con, với tổng số vốn của công ty lên tới 635 tỷ yên

Hoạt động chủ yếu của công ty là thiết kế, lắp ráp và bán các loại xe hơi, xe đua, xe tải, xe chuyên chở và các loại phụ tùng liên quan Toyota được biến đến với những nhãn hiệu xe nổi tiếng như Prius (dòng xe nhiên liệu sạch hybrid), Lexus và Scion (dòng xe sang trọng), Tundra (dòng xe tải)…Toyota sở hữu một lượng cổ phần lớn trong các hãng xe hơi Daihatsu và Hino, Fuji Heavy Industries, Isuzu Motors, Yamaha Motors, và tập đoàn Mitsubishi Aircraft Ngoài sản xuất xe ô tô, Toyota còn cung cấp các dịch vụ tài chính (Toyota Financial Services), tham gia chế tạo robot, công nghệ sinh học…

Thị phần của Toyota trải rộng toàn thế giới Trong số đó 26% tại Nhật Bản, 29% tại Bắc Mỹ, 14% tại Châu Âu… Toyota xây dựng những nhà máy tại mọi nơi trên thế giới, sản xuất hoặc lắp ráp xe phục vụ nhu cầu tại chính thị trường đó Những nhà máy này có mặt tại Apan, Úc, Ấn độ, Sri Lanka, Canada, Indonesia, Ba Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Anh, Mỹ, UAE, Pháp, Brazil, Bồ Đào Nha, Argentina, Cộng hòa Séc, Mexico, Malaysia, Thailand, Pakistan, Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela, Philippine, và Nga

Về logo của Toyota

Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3

hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3

trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan

tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho

chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực

phát triển khoa học công nghệ không ngừng

Trang 5

và Chevrolet, với những bộ phận được thay đổi so với phiên bản Mỹ của chúng Mặc

dù tập đoàn Toyota ngày nay nổi tiếng với dòng xe hơi, tập đoàn còn kinh doanh ngành dệt và sản xuất những khung cửi tự động và máy may điện, được phân phối rộng rãi trên toàn thế giới

Công ty Toyota Motor trở thành một công ty độc lập vào năm 1937 Công ty đã đổi từ tên Toyoda thành Toyota để mang đến cho công ty một khởi đầu tốt đẹp và tách biệt cuộc sống công việc ra khỏi cuộc sống gia đình Toyoda

- Thời kỳ sau

Công ty đoạt giải thưởng quản lý chất lượng của Nhật Bản vào đầu những năm

70 và bắt đầu tham gia vào thị trường xe thể thao Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm

1973 làm cho thị trường Mỹ chuyển sang loại xe nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu Những nhà sản xuất xe hơi Mỹ xem dòng xe hơi nhỏ như một sản phẩm “để thâm nhập thị trường” và những loại xe nhỏ này được sản xuất với chất lượng không cao

để giữ giá thành xe ở mức thấp Tuy nhiên người tiêu dùng Nhật, với truyền thống lâu dài của họ, có nhu cầu sử dụng loại xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu được sản xuất với chất lượng cao Chính vì điều đó, những công ty như Toyota , Honda và Nissan đã thành lập và phát triển mạnh mẽ thương hiệu của mình ở Bắc Mỹ vào những năm 70

Những năm 90, Toyota bắt đầu đa dạng những dòng xe của mình với những loại xe lớn và xe hạng sang, bao gồm: dòng T100 (sau này được biết đến với tên Toyota Tundra), những dòng khác của SUVs, phiên bản thể thao của Camry, với tên gọi Camry Solara, và dòng Scion, dòng xe thuận tiên, mang tính thể thao, hướng tới những người trẻ Toyota cũng đã trở thành nhà sản xuất loại xe sử dụng hai loại nhiên liệu (hybrid) hàng đầu thế giới vào năm 1997

Sự thành công của đội ngũ làm việc ở châu Âu đã giúp Toyota phát triển rộng

rãi ở châu lục này, TMME (Toyota Motor Europe Marketing & Engineering) được

thành lập phát triển hơn nữa thị trường châu Âu Hai năm sau đó, Toyota thành lập TMUK ở Anh, thương hiệu Toyota trở nên nổi tiếng

Trang 6

Năm 2007, Toyota cho ra đời dòng xe tải lớn, Toyota Tundra, được sản xuất

ở hai nhà máy ở Mỹ, một ở Texas và một ở Indiana Motor Trend đã bình chọn Toyota Camry là “Dòng xe của năm 2007” Trong năm này, Toyota cũng bắt đầu xây dựng nhà máy ở Mississippi

Năm 2008, Toyota vượt qua GM để trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới với doanh thu đạt 230.200,8 triệu USD, lợi nhuận đạt 15.042,5 triệu USD Sau cuộc khủng hoảng kinh tế và đợt thu hồi xe năm 2009, Toyota đang dần hồi phục và tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về doanh số và sản lượng trong ngành công nghiệp xe hơi

- Toyota hiện nay

Hiện nay Toyota luôn góp mặt trong danh sách những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về doanh thu cũng như thị phần bên cạnh những tên tuổi lớn như Volkswagen (Đức), Nissan (Nhật Bản), GM (Mỹ) Trụ sở chính của Toyota đặt ở thành phố Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản Công ty dịch vụ tài chính Toyota, công ty con của tập đoàn Toyota còn tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh khác Thương hiệu của Toyota bao gồm Toyota, Scion và Lexus là một phần của tập đoàn Toyota Toyota là cổ đông lớn của Daihatsu và Hino, Toyota còn sở hữu 8.7% của Fuji Heavy Industries, 5,9% của Isuzu Motors Ltd

Phần lớn thành công của Toyota đến từ danh tiếng về chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định trong suốt quá trình sản xuất Hệ thống sản xuất của Toyota với đặc điểm nổi bật là sự tinh gọn đã thống trị xu thế sản xuất trong ngành ô tô trong hơn 10 năm qua Toyota cũng là hãng xe tiên phong trong công cuộc “xanh hóa” ô tô trong phạm vi toàn cầu Từ năm 1997 đến 2021, Toyota đã bán tổng cộng được 15 triệu chiếc xe với động cơ hybrid trên toàn cầu, mở ra thời đại xe thân thiện với môi trường và thúc đẩy các hãng xe ô tô khác trên thế giới phát triển các dòng xe hybrid tốt hơn, hiệu quả hơn và rẻ hơn

2.2 Triết lý thành công của Toyota

Trang 7

2.3 Triết lý kinh doanh của Toyota

Toyota Production Systems (TPS) hay Lean Manufactoring (Sản xuất tinh gọn) chính là một trong những “Phương thức Toyota” (The Toyota Way) đã làm nên khác biệt cho hãng sản xuất hàng đầu thế giới này và trở thành mô hình được áp dụng ở nhiều lĩnh vực

- Triết lý TPS

Thuật ngữ Lean lần đầu được đưa ra bởi John Krafcik, từng là một kỹ sư chất lượng trong liên doanh Toyota-GM NUMMI, vào năm 1988 trong bài nghiên cứu có tên “Chiến thắng của hệ thống sản xuất tinh gọn”

Tuy nhiên, triết lý quản lý tinh gọn này có nguồn gốc từ hệ thống “just-in-time

production” (sản xuất vừa-đúng-lúc), được xây dựng từ những năm 1948 đến 1975 bởi người sáng lập của Toyota, Sakichi Toyoda, con trai của ông Kiichiro Toyoda cùng kỹ sư Taiichi Ohno Sau nhiều cải tiến đã

phát triển thành TPS

Mục tiêu chính của TPS là đảm bảo rằng quy

trình sản xuất linh hoạt mà không bị căng thẳng

hoặc “muri” (quá tải), điều sẽ tạo ra “Muda”

(lãng phí) Có tám loại lãng phí được đề cập

trong TPS, bao gồm: lãng phí do sản xuất dư

thừa, do thời gian chờ đợi, do tồn kho, vận

chuyển, quy trình, vận hành và nguồn nhân lực

TPS được tạo nên bởi hai trụ cột: jidoka và

just-in-time

Trang 8

8 | P a g e

Jidoka, thuật ngữ tiếng Nhật, được hiểu là “tự động hóa trong sự liên lạc với con người”, một phương pháp để nhanh chóng xác định và sửa chữa bất kỳ vấn đề nào có thể dẫn đến sản xuất lỗi

Just-in-time (vừa-đúng-lúc) có nghĩa là “chỉ làm những gì cần thiết, khi cần thiết, với số lượng cần thiết” Điều này đồng nghĩa với không có lãng phí, hạn chế

việc gây ra những phí phạm như sản xuất quá mức cần thiết hoặc sản xuất sớm hơn lúc cần thiết

3 Cơ cấu tổ chức

Toyota là công ty đa quốc gia, có mặt ở 53 quốc gia trên thế giới và bán các loại xe ở hơn 170 quốc gia Để thực hiện chiến lược vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý để các phòng ban

có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất Toyota xây dựng cơ cấu tổ chức của mình dựa trên những yêu cầu về sản xuất, phân phối, tài chính, quan hệ khách hàng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chi nhánh ở nước ngoài Các bộ phận, phòng ban của công ty Toyota trụ sở chính tại Nhật Bản và các chi nhánh trên khắp thế giới phối hợp hoạt động với nhau, các luồng thông tin di chuyển ở khắp các cấp quản trị để tạo

ra hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng tốt nhất

Cơ cấu tổ chức của Toyota được xây dựng như sau:

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Toyota

Trang 9

9 | P a g e

Hình 2.2 Các vùng sản xuất kinh doanh của Toyota trên thế giới

4 Hoạt động kinh doanh

4.1 Mô hình kinh doanh:

Toyota có mô hình kinh doanh đa dạng, bao gồm sản xuất và kinh doanh ô tô, xe tải, và các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp ô tô, như phụ tùng thay thế và dịch vụ bảo trì Dưới đây là mô tả chi tiết về mô hình kinh doanh của Toyota:

- Sản xuất ô tô: Toyota là một trong những công ty sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với một loạt các mẫu xe khác nhau như sedan, SUV, xe bán tải và xe thể thao Toyota sản xuất các dòng xe này tại các nhà máy trên toàn thế giới, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Thái Lan và các nước khác

- Bán lẻ ô tô: Toyota cung cấp các sản phẩm của mình thông qua các đại lý và nhà bán lẻ trên toàn cầu Các đại lý này bao gồm các công ty độc lập và các đại lý được quản lý bởi Toyota

- Bảo trì và sửa chữa: Toyota cung cấp dịch vụ bảo trì và sửa chữa cho các sản phẩm của mình thông qua các đại lý và trung tâm dịch vụ của riêng mình Những dịch vụ này giúp khách hàng duy trì và tối ưu hóa hiệu suất của xe họ

- Các sản phẩm liên quan đến ô tô: Ngoài ra, Toyota cũng sản xuất và bán phụ tùng thay thế, phụ kiện và các sản phẩm khác liên quan đến ô tô như động cơ, hộp số, thân xe, và các phụ kiện khác Công ty cũng cung cấp các sản phẩm

và dịch vụ hỗ trợ khác như tài chính ô tô, bảo hiểm và cho thuê xe

- Nghiên cứu và phát triển: Toyota đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến Công ty có nhiều trung tâm nghiên cứu

và phát triển trên toàn thế giới, tập trung vào các lĩnh vực như động cơ, kỹ thuật chế tạo, điện tử, và các công nghệ khác liên quan đến ô tô

Trung tâm nghiên cứu và phát triển chính của Toyota đặt tại Kyowa, thành phố Obu, tỉnh Aichi, đảm nhiệm việc phát triển nền tảng công nghệ tiên tiến cho Toyota

- chìa khóa cho các sản phẩm trong tương lai của từng bộ phận sản xuất

 Với mô hình kinh doanh đa dạng như vậy, Toyota đã trở thành một trong những công ty ô tô lớn nhất thế giới và duy trì vị thế của mình trong nhiều năm qua

4.2 Kết quả kinh doanh:

Theo thông báo của Toyota - nhà sản xuất ôtô bán chạy nhất thế giới năm 2021

- lợi nhuận ròng năm 2021 đạt 2.800 tỷ yen (22 tỷ USD), tăng 26,9% so với năm trước

Trang 10

10 | P a g e

Ngày 10/5, hãng xe Toyota của Nhật Bản thông báo lợi nhuận ròng cả năm đạt

kỷ lục nhờ doanh thu bán hàng tăng mạnh và đồng yên giảm giá Tuy nhiên, hãng vẫn đưa ra các dự báo khá thận trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và căng thẳng Nga-Ukraine làm gián đoạn các chuỗi cung ứng

Theo thông báo của Toyota - nhà sản xuất ôtô bán chạy nhất thế giới năm 2021

- lợi nhuận ròng năm 2021 đạt 2.800 tỷ yen (22 tỷ USD), tăng 26,9% so với năm trước Nhưng trong tài khóa hiện nay tính đến tháng 3/2023, hãng dự báo mức lợi nhuận ròng chỉ ở mức 2.260 tỷ yên (17,3 tỷ USD) do nhiều khó khăn

Toyota cho biết kết quả đáng mừng trên một phần là nhờ tỷ giá hối đoái có lợi, khi đồng yên rẻ hơn giúp tăng lợi nhuận khi bán xe ra nước ngoài Hãng cũng viện dẫn các nỗ lực giảm chi phí và doanh số bán hàng tăng nhờ các cố gắng marketing

Trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2022, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh tăng 36,3% so với tài khóa trước, đạt 3.000 tỷ yên và doanh thu bán xe tăng 15,3% lên 31.400 tỷ yên

Doanh thu của Toyota vẫn tăng mạnh bất chấp việc công ty buộc phải nhiều lần sửa đổi các mục tiêu sản lượng vì các vấn đề về chuỗi cung ứng, từ việc thiếu thiết bị bán dẫn đến việc đóng cửa xưởng sản xuất do dịch COVID-19

Ngày 10/5, hãng đã phải ngừng sản xuất tại 8 nhà máy trong nước trong 6 ngày

do tác động của các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại Trung Quốc, đặc biệt tại

"cỗ máy kinh tế" Thượng Hải, nơi phải phong tỏa từ tháng 4 Quyết định đóng cửa này khiến Toyota phải giảm 50.000 xe trong mục tiêu sản lượng toàn cầu của mình trong tháng 5 xuống còn 700.000 xe

Ngoài ra, hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi một trận động đất tại Nhật Bản và một vụ tấn công mạng tại một nhà cung ứng cho Toyota Công ty đặt mục tiêu sản lượng cho tài khóa hiện nay là 9,7 triệu xe, sau khi đã đạt mục tiêu 8,5 triệu xe trong tài khóa tính đến tháng 3/2022

Từ những ngày đầu, nguyên tắc về chuẩn mực chất lượng của người sáng lập

“không bán sản phẩm nếu chưa thử nghiệm kĩ càng, dẫn đầu thế giới bằng sự đổi mới

và sáng tạo” Bản thân logo của Toyota cũng thể hiện rõ nét tinh thần của thương hiệu: 3 hình elip lồng vào nhau lần lượt tượng trưng cho sự quan tâm đến khách hàng, chất lượng sản phẩm và tinh thần phát triển khoa học công nghệ

Trang 11

11 | P a g e

B Động cơ thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu của toyota

I Mục tiêu, phương hướng và đặc điểm kinh doanh của toyota

và giúp đỡ để họ tự cải thiện

3 Đặc điểm

- Toyota dựa vào những nhà cung ứng bên ngoài cho hầu hết các nguyên vật liệu và phụ tùng cho mỗi chiếc xe mà nó tạo ra, luôn có sự hợp tác với các nhà cung ứng

- Toyota chủ trương tìm kiếm những nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh tầm cơ thế giới, dựa trên các tiêu chí về chất lượng, giá cả, phân phối và khả năng công nghệ, toyoya có 9 nhà cung ứng thân thiết

- Giúp đỡ các nhà cung ứng cạnh tranh : toyota cam kết giúp đỡ các nhà cung ứng tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường xe hơi Quá trình này tạo lợi nhuận trên sự tin tưởng lẫn nhau Quá trình này diễn ra thông qua 2 chương trình : chính sách thu mua hàng năm và hệ thống cung ứng

II Xu hướng phát triển hiện nay và trong tương lai

1 Xu hướng phát triển hiện nay:

- Ưu điểm

+ Quả thật chuỗi cung ứng của toyota là một chuỗi cung ứng nhanh nhạy có thể nắm bắt và đáp ứng những thay đổi về cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng, trong tầm dự đoán và với chất lượng cao Toyota đã rất thành công với

mô hình quản trị chuỗi cung ứng của mình nhời phối hợp giữa hệ thống quản trị chuỗi TPS, và các hệ thống chiến lược JIT, KANBAN và HEJUNKA + TPS là hệ thống quản lý hiệu quả để rút ngắn thời gian sản xuất TPS có nguồn gốc từ toyota nhưng cũng đã được các công ty khác ứng dụng và đã thành công Thành công thật sự của toyota không phải là tạo ra và sử dụng

Trang 12

2 Xu hướng phát triển trong tương lai

- Củng cố logistics: Mô hình hoá và tối ưu hoá số hàng lưu khó trên mỗi phân đoạn của chuỗi cung ứng, vì các bộ phận cung ứng không phải hoàn toàn “ bình đẳng “ với nhau Việc mô hình hoá khả năng bị chậm trễ cung ứng sẽ giúp công ty điều chỉnh số lưu kho an toàn tốt hơn

+ Cần chú ý giám sát một số dấu hiệu cụ thể cảnh báo sự rắc rối Việc theo dõi một số chỉ số rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể cho bạn những cảnh báo quan trọng khi sắp có rắc rối và có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng

- Động cơ thúc đẩy toyota tham gia vào chuỗi cung ứng:

+ Nỗ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng

+ Phấn đấu trở thành công dân tốt với nhiều đóng góp cho xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống

+ Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp + Với hậu cần đầu vào giúp Toyota nội địa hóa sản xuất và áp dụng hiệu quả

hệ thống chuỗi cung ứng JIT, tối ưu hóa trong quy trình lắp ráp và sản xuất cũng như giảm chi phí hàng tồn kho.Nội địa hóa sản xuất là một trong những chiến lược cốt lõi được Toyota theo đuổi Toyota không tự sản xuất từ những

Trang 13

13 | P a g e

nguyên vật liệu thô mà lấy các bộ phận nhỏ từ các nhà cung cấp giao đến nhà máy địa phương Các bộ phận chiến lược đều lấy từ Nhật Bản là chủ yếu để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

+ Với hậu cần đầu ra là mô hình JIT của Toyota, doanh nghiệp này không cần tốn chi phí lưu kho, sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được chuyển ngay đến các đại lý Hiện nay Toyota có khoảng 170 nhà phân phối và 8.900 đại lý bên ngoài Nhật Bản

C Nhân tố tác động đến các quyết định của Toyota trong quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

I Nhân tố thị trường

1 Cơ sở hạ tầng

- Tại các thị trường phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Canada, cơ sở hạ tầng có tính đồng bộ và hiệu quả cao do đó đặt các cơ sở sản xuất tại các quốc gia này tạo điều kiện cho hoạt động Logistics trở nên dễ dàng, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu các hoạt động sản xuất thiết yếu của chuỗi cung ứng là vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, lưu trữ và xử lý hàng hóa cũng như đảm bảo thông tin liên lạc, giảm bớt chi phí

- Toyota hướng đến những thị trường có cơ sở hạ tầng tiềm năng phù hợp với một hoặc nhiều dòng xe của hãng

Ví dụ: Những thị trường có hệ thống sạc điện cho xe điện và xe hybrid, có mạng lưới đường bộ hiện đại và an toàn, có hệ thống kết nối giữa xe và cơ sở

hạ tầng để tăng cường tính an toàn và hiệu quả

- Toyota còn có các cơ sở sản xuất tại các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan; đây là các quốc gia có nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ở mức khá, là lực lượng nhân công tiềm năng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

2 Mức độ hiểu biết của khách hàng

- Khách hàng biết đến Toyota với chất lượng tốt, đáng tin cậy và hiệu suất cao Toyota đứng thứ 6 trong danh sách 2022 Forbes Halo 100 - 100 công ty có thương hiệu được người dùng yêu thích nhất Khi được hỏi liệu họ có muốn mua thêm một chiếc Toyota khác hay không, 80% khách hàng trả lời sẽ mua

- Khách hàng của Toyota là các cá nhân, tổ chức, chính phủ chủ yếu ở các Thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á

→ Toyota xây dựng những đại lý, trung tâm phân phối, nhà cung cấp ở những khu vực này, Toyota có tổng cộng 68 nhà máy, đặt tại 27 quốc gia trên toàn thế giới

3 Phương tiện truyền thông

Trang 14

14 | P a g e

Năm 2021, Toyota đã chi riêng 1,6 tỷ USD cho thị trường Hoa Kỳ Bao gồm quảng cáo Super Bowl hàng năm thường thu hút sự chú ý lớn và có sự hợp tác của những người nổi tiếng

→ Toyota có nhiều dòng xe và hướng tới nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, họ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nên việc chi tiền cho hoạt động marketing là bắt buộc không giống như những dòng xe hạng cao cấp không cần phải PR quá nhiều (ví dụ Tesla chi 0đ cho chi phí Marketing)

 Toyota đã tập trung rất nhiều vào truyền thông tiếp thị để phổ biến rộng rãi sản phẩm và thương hiệu của mình nhằm tăng doanh số bán hàng của họ thông qua các phương thức:

 Quảng bá thông qua quan hệ công chúng như chương trình “Together Green” cho các sáng kiến môi trường, sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính đã tạo ra một hình ảnh tích cực cho công ty

 Tiến hành trao giải cuộc thi“Chiếc ô tô mơ ước Toyota” dành cho trẻ em hàng năm trong 10 năm qua Đồng thời tài trợ cho nhiều sự kiện thể thao trên toàn thế giới và tiến hành các chương trình biểu diễn động cơ

→ Toyota đã khéo léo sử dụng truyền hình để phát sóng cả nước với những thông tin nhỏ, giúp khách hàng tiềm năng tự tìm đến họ

Ví dụ: Khi quyết định để chọn 1 thị trường để đặt cơ sở sản xuất cho dòng xe Lexus, Toyota đã cân nhắc các yếu tố tiềm năng của thị trường về số lượng xe Lexus

cụ thể được bán ra Toyota dựa vào số lượng xe được bán ra hàng năm tại những thị trường đó cụ thể là ở Mĩ là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất của Lexus chiếm 40% tổng doanh số bán hàng toàn cầu của hãng, TQ là thị trường đang phát triển và

có tiềm năng lớn cho Lexus và Nhật Bản là quê hương của Lexus có sự gắn kết cao với thương hiệu này Tuy nhiên, Toyota lại đặt nhà máy sản xuất ở Mĩ, Canada và Nhật Bản thay vì Trung Quốc do toyota muốn:

 Duy trì chất lượng cao và uy tín của Lexus bằng cách sản xuất ở Nhật Bản và các nước có nên công nghiệp ô tô phát triển

 Toyota lo ngại rằng nếu sản xuất ở Trung Quốc dễ bị làm nhái hoặc rò rỉ công nghệ bí mật

 Yếu tố đến từ chính phủ như Toyota muốn tránh rủi ro về chính trị hoặc thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hãng

II Nhân tố chi phí

1 Công nghệ

Trang 15

15 | P a g e

- Hệ thống sản xuất TPS của Toyota giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách loại bỏ những lãng phí, cải tiến liên tục, nâng cao chất lượng và tăng giá trị cho khách hàng

- Toyota áp dụng chiến lược JIT để duy trì mức tồn kho tối thiểu, hạn chế lượng hàng bị trả lại và giảm số lượng và chi phí các giao dịch JIT là một phần của

hệ thống TPS hay sản xuất tinh gọn

- Toyota đã sử dụng công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất, bán hàng và hậu mãi Ví dụ, Toyota đã triển khai hệ thống ERP để tích hợp các thông tin về nguồn lực của doanh nghiệp

→ Tạo nên sự khác biệt cho Toyota trên thị trường

2 Phát triển sản phẩm

- Toyota địa phương hóa thiết kế sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của từng thị trường Toyota có các trung tâm R&D chuyên trách việc phát triển thiết kế tương lai, bao gồm cách thức phát triển xe an toàn hơn, thiết kế hấp dẫn hơn,

ít gây ô nhiễm môi trường

→ Toyota đặt các trung tâm R&D tại chính các thị trường mục tiêu: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á Vào năm 2021, Toyota đã chi ra 9,87 tỷ USD cho R&D, chiếm 3,8% doanh thu

- Động cơ Hybrid (HEV): Toyota đang theo đuổi xu hướng điện hóa để có

những chiếc xe thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu Dòng sản phẩm kết hợp giữa động cơ xăng và motor điện giúp người sử dụng không cần

lo lắng về vấn đề trạm sạc, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng tiết kiệm nhiên liệu cũng như bảo vệ môi trường Đồng thời, đây là giải pháp của Toyota để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe ở các nước phát triển về tiêu chuẩn khí thải

- Toyota cũng đang tăng cường nỗ lực phát triển các phương tiện không phát thải, gồm cả xe chạy bằng pin nhiên liệu Toyota nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh trên thị trường xe điện, xe tự lái và dịch vụ vận tải mới đang ngày càng gia tăng khi phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn trên thị trường

III Nhân tố chính phủ

Toyota đã tận dụng những lợi thế về chính phủ, như ưu đãi về thuế quan, thuế xuất nhập khẩu, những chính sách ưu đãi để lựa chọn các thị trường, mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu của mình

1 Chính sách và các quy định

Trang 16

16 | P a g e

Chính sách thương mại của Nhật Bản là chủ yếu tập trung hướng về xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Nhật Bản thực hiện các chính sách thuế quan nhằm hạn chế và bảo hộ trong nước làm giảm sức mua của người Nhật Bản, giảm hàng nhập khẩu và tăng hàng xuất khẩu Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu được hàng hoá của mình, Nhật Bản

đã áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu đãi như: miễn giảm thuế cho các công ty xuất nhập khẩu, cấp vốn với lãi suất thấp, ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Đặc biệt, chính phủ đã thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu trong lĩnh vực thăm dò

và tìm kiếm các thị trường bên ngoài Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu để hỗ trợ tín dụng cho cho những dự án xuất khẩu có kim ngạch lớn như trong đó có ô tô

Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu rất khắt khe nhằm không cho hàng kém chất lượng lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín

→ Với chính sách ưu tiên xuất khẩu như vậy, Toyota nhận được nhiều ưu đãi từ chính phủ Nhật Bản

Nhật Bản chú trọng xuất khẩu hàng hóa chế tạo, đặc biệt là xe ô tô và các loại máy móc khác Khi sản xuất máy móc, thiết bị, một doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều tiền để xây dựng nhà máy Ví dụ, để sản xuất một chiếc ô tô, Toyota phải bỏ hàng triệu đô để xây dựng nhà máy lắp ráp Nhưng khi sản xuất chiếc xe tiếp theo, họ chỉ phải đầu tư kim loại, nhựa và các nguyên vật liệu cần thiết với chi phí chỉ vài trăm

đô Trong trường hợp này, Toyota càng sản xuất nhiều xe, chi phí bình quân để sản xuất ra một chiếc xe càng nhỏ Trong thuật ngữ kinh tế gọi là kinh tế quy mô hay thang bậc vì sản xuất quy mô lớn sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất Trong nền kinh tế quy

mô, các nhà sản xuất được khuyến khích sản xuất nhiều hơn

Bên cạnh đó để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Nhật Bản còn tham gia rất nhiều các FTA, hiệp định thương mại song phương và đơn phương nhằm

gỡ bỏ hàng ràng thuế quan, phi thuế quan Có thể kể đến như Hiệp định thương mại

tự do Liên minh châu Âu - Nhật Bản JEFTA, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào cuối năm 2020, hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện AJCEP

- Một trong những FTA tiêu biểu là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện – AJCEP

+ Rào cản thuế quan:

Tháng 4/2008, ASEAN và nhật bản ký kết hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện (AJCEP) AJCEP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh

tế với cam kết cắt giảm thuế quan

Trang 17

17 | P a g e

→ Tạo điều kiện thuận lợi cho Toyota khi có thể giảm được chi phí khi đưa những sản phẩm từ 2 cơ sở sản xuất tại Việt Nam và Thái Lan đi đến những các nước khác trong khu vực Đông Nam Á

2 Các yêu cầu về phát triển bền vững (CSR- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)

- Mục tiêu của Toyota:

+ Cống hiến công việc kinh doanh để cung cấp các sản phẩm tốt nhất cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống ở mọi nơi thông qua hoạt động của chính công ty

+ Tôn trọng văn hóa, phong tục của mọi quốc gia và khu vực, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội thông qua các hoạt động của công ty trong các cộng đồng tương ứng

Ví dụ: Tại Việt Nam, Toyota đã và đang tích cực đóng góp cho cộng đồng thông qua

nhiều hoạt động ý nghĩa có quy mô rộng khắp các lĩnh vực: Bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, Văn hóa- Xã hội Toyota luôn nỗ lực để trở thành một “doanh nghiệp xanh” thông qua những hoạt động như đầu tư và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu tối đa những tác hại đến môi trường tại nhà máy, hỗ trợ đại lý và các nhà cung cấp cùng thực hiện “chu trình xanh” khép kín, đồng thời thực hiện nhiều hoạt động đóng góp xã hội có quy mô lớn và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng

IV Nhân tố cạnh tranh

1 Đối thủ cạnh tranh

Toyota hiện nay chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới trong ngành công nghiệp ô tô

Hiện nay, Toyota phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau bởi vì các dòng

xe trải dài từ bình dân đến cao cấp

- Phân khúc cao cấp: Lexus

Đối thủ cạnh tranh Volkswagen, GM, Mercedes

- Phân khúc bình dân:Toyota Camry, Vios

Đối thủ cạnh tranh Ford, Hyundai, Nissan

Tuy nhiên, Toyota còn phải đối mặt với các đối thủ mới như Tesla Toyota là một công ty truyền thống tập trung vào chất lượng và cải tiến liên tục, trong khi Tesla là một công ty đột phá trong ngành ủng hộ những thay đổi mang tính cách mạng Điều quan trọng đối với các nhà đầu tư, một là con đẻ của đầu tư tăng trưởng, trong khi cái kia là một cơ hội giá trị cổ điển

Ngày đăng: 19/03/2024, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w