1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập cuối kỳ môn kỹ năng làm việc nhóm

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập cuối kỳ môn: Kỹ năng làm việc nhóm; Hồ sơ thành lập nhóm Câu lạc bộ Tình nguyện “Việt Nam Trẻ”
Tác giả Võ Mỹ Uyên
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Trung
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Lưu trữ Học – Quản trị Văn phòng
Chuyên ngành Kỹ năng làm việc nhóm
Thể loại Bài tập cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 258,23 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA LƯU TRỮ HỌC – QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG------BÀI TẬP CUỐI KỲMÔN: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Trang 2 T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC – QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

- -BÀI TẬP CUỐI KỲ

MÔN: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC – QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

HỒ SƠ THÀNH LẬP NHÓM

Câu lạc bộ Tình nguyện “Việt Nam Trẻ”

của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tên nhóm: Việt Nam Trẻ

Thành viên nhóm:

Ban lãnh đạo: Nguyễn Vân Anh, Lê Phương Thảo,

Nguyễn Hoàng Linh

Ban truyền thông: Nguyễn Thị Thanh Vân, Ỳ Khố Lệ Ban hậu cần - tài chính: Trần Thị Cẩm Vân, Võ Mỹ Uyên Ban nội dung: Nguyễn Lợi Phương Nhung,

Trịnh Dương Vân Anh

Ban đối ngoại: Bùi Thị Thúy Dung, Nguyễn Phương Uyên

Trang 3

Năm hoạt động: 2024 - 2025

Trang 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /QC-XHNV Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2024

TỜ TRÌNH V/v thành lập CLB Tình nguyện “Việt Nam Trẻ”

khăn trong cuộc sống: Người neo đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em mắc bệnh hiểm

nghèo, trẻ em và đồng bào vùng cao Các chương trình của nhóm chủ yếu là

kêu gọi lòng hảo tâm của các nhà hảo tâm, anh em và bạn bè thân quý, để trao

gửi những món quà nhỏ bé nhưng mang đầy tình nhân ái của cộng đồng gửi trực

tiếp đến nơi có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời là tổ chức nhiều hoạt động ý

nghĩa để gắn kết mọi người với nhau.

Bên cạnh đó, Việt Nam Trẻ hoạt động nhằm kêu gọi và phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng, động viên các học sinh có hoàn cảnh khó

khăn, vùng sâu, vùng xa có thêm điều kiện học tập tốt hơn, góp phần tạo không

gian vui chơi, học tập cho trẻ Đồng thời, đây là nơi tạo điều kiện cho các bạn

tình nguyện viên trong nhóm có cơ hội chung tay làm các chương trình thiện

nguyện ý nghĩa, qua đó tạo điều kiện cho các bạn giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tìm

hiểu nền văn hóa của người dân tộc thiểu số Đây sẽ là dịp để các bạn thể hiện

được tinh thần sẵn sàng cống hiến sức trẻ của mình cho cộng đồng, cho xã hội.

3 Kết cấu thành phần nhóm

Trang 5

Các thành viên của Nhóm là những người tự nguyện tham gia các hoạt động tình nguyện của Nhóm Các thành viên của Nhóm có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thực hiện các hoạt động tình nguyện theo quy định của Nhóm

- Tham gia các hoạt động của Nhóm

- Được hưởng các quyền lợi của tình nguyện viên theo quy định của pháp luật và của Nhóm

Ban tổ chức của Nhóm gồm:

- Ban lãnh đạo bao gồm: Nguyễn Vân Anh, Lê Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Linh

- Ban truyền thông bao gồm: Nguyễn Thị Thanh Vân, Ỳ Khố Lệ

- Ban hậu cần - tài chính bao gồm: Trần Thị Cẩm Vân, Võ Mỹ Uyên

- Ban nội dung bao gồm: Nguyễn Lợi Phương Nhung, Trịnh Dương Vân Anh

- Ban đối ngoại bao gồm: Bùi Thị Thúy Dung, Nguyễn Phương Uyên

4 Các nội dung hoạt động nhóm

Nội dung của hoạt động tình nguyện rất đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực nhưgiáo dục, sức khỏe, môi trường, phát triển cộng đồng, hỗ trợ xã hội và khẩn cấp, văn hóa và nghệ thuật, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em, người tàn tật, và nhiều lĩnh vực khác Việt Nam Trẻ có nội dung hoạt động cụ thể là về giáo dục kiến thức kỹ năng, kiến thức xã hội, đồng thời tuyên truyền và tăng cường nhận thức của mọi người về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, xóa đói giảm nghèo, góp công sức bé nhỏ của nhóm tình nguyện để có thể mang đến cho những em bé vùng cao mọi thứ tốt đẹp nhất dù là từ những điều bé nhỏ nhất

5 Hình thức hoạt động nhóm

Hình thức hoạt động tình nguyện là hình thức làm việc trực tiếp tại địa phương,

cụ thể như sau:

Hỗ trợ tổ chức lớp học: nhóm tình nguyện có thể tham gia hỗ trợ giảng dạy các

kỹ năng cơ bản nhất, giúp đỡ học sinh, sinh viên hoặc người lớn trong việc học tập và phát triển cá nhân Có thể là lý thuyết hoặc có thể là những kỹ năng về thực hành

Trang 6

Xây dựng cộng đồng: các hoạt động như xây dựng và sửa chữa hạ tầng, quét dọn môi trường, phục hồi khu vực bị thiệt hại sau thiên tai, đều là những công việc tình nguyện quan trọng để cải thiện điều kiện sống của cộng đồng.

Hỗ trợ xã hội: nhóm tình nguyện tham gia vào các hoạt động như việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hỗ trợ chăm sóc gia đình của những trẻ em vùng cao, hỗ trợtài chính, cung cấp thực phẩm và quần áo cho những người gặp khó khăn

Làm việc trực tiếp ở địa phương: hỗ trợ vật chất như tặng những phần quà mà nhóm đã chuẩn bị sẵn, hỗ trợ thăm hỏi những gia đình tại địa phương, thăm hỏi những

em nhỏ Ngoài ra, nhóm thiện nguyện có thể xin phép địa phương để tổ chức những lớp học dạy các kỹ năng,

CLB Tình nguyện “Việt Nam Trẻ” xin cam kết sẽ tuân thủ và thực thi duy trì hoạt động và thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động Nhóm Kính mong Nhà trường xem xét và xét duyệt Xin chân thành cảm ơn./

HIỆU TRƯỜNG

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT

Trang 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Điều 1: Tên gọi, mục đích, chức năng

- Tên gọi: CLB Tình nguyện Việt Nam Trẻ

- Mục đích:

 Giúp đỡ các em bé có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập, phát triển.

 Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em bé vùng cao.

 Tạo sự gắn kết cộng đồng, truyền cảm hứng cho mọi người.

- Chức năng:

 Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động tình nguyện.

 Nâng cao tinh thần xung kích tình nguyện cho mọi người.

Điều 2: Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này áp dụng đối với tất cả các thành viên của Nhóm, bao gồm:

- Ban Chủ nhiệm Nhóm.

- Các thành viên của Nhóm.

Điều 3: Nguyên tắc hoạt động

Nhóm tình nguyện hoạt động dựa trên các nguyên tắc như sau:

- Tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm.

- Dân chủ, công khai, minh bạch.

- Hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tuân thủ pháp luật Nhà nước và quy định của Nhóm.

Điều 4: Cơ cấu tổ chức

Nhóm có cơ cấu tổ chức như sau:

- Ban Chủ nhiệm Nhóm: Là cơ quan lãnh đạo, quản lý cao nhất của Nhóm.

- Các thành viên của Nhóm: Là lực lượng nòng cốt của Nhóm, thực hiện

các hoạt động tình nguyện theo quy định của Nhóm.

Điều 5: Ban Chủ nhiệm Nhóm

Trang 8

Ban Chủ nhiệm Nhóm gồm 03 thành viên, do Đại hội thành viên của Nhóm bầu ra Nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm Nhóm là 02 năm Ban Chủ nhiệm Nhóm

có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Lãnh đạo, quản lý hoạt động của Nhóm.

- Tổ chức Đại hội thành viên của Nhóm.

- Quyết định các vấn đề quan trọng của Nhóm.

- Phê duyệt các hoạt động tình nguyện của Nhóm.

- Ban hành các quy định, quy chế hoạt động.

Điều 6: Các thành viên của Nhóm

Các thành viên của Nhóm là những người tự nguyện tham gia các hoạt động tình nguyện của Nhóm Các thành viên của Nhóm có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thực hiện các hoạt động tình nguyện theo quy định của Nhóm.

- Tham gia các hoạt động của Nhóm.

- Được hưởng các quyền lợi của tình nguyện viên theo quy định của pháp luật và của Nhóm.

Điều 7: Hoạt động tình nguyện

Hoạt động tình nguyện của Nhóm bao gồm các hoạt động sau:

- Hỗ trợ học tập: Cung cấp sách vở, dụng cụ học tập, hỗ trợ học phí, học bổng, tổ chức các buổi học bổ túc, dạy nghề,

- Hỗ trợ sức khỏe: Cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe,

- Hỗ trợ tinh thần: Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật,

Tài chính của Nhóm được sử dụng cho các mục đích sau:

- Chi cho hoạt động của Nhóm.

- Chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các thành viên của Nhóm.

- Chi cho các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và của Nhóm.

Điều 9: Điều lệ

Trang 9

Nhóm có Điều lệ riêng Điều lệ của Nhóm được Đại hội thành viên của Nhóm thông qua.

Điều 10: Giải thể

- Nhóm có thể bị giải thể trong các trường hợp sau:

- Theo quyết định của Đại hội thành viên của Nhóm.

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 11: Hiệu lực thi hành

Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 12: Trách nhiệm thi hành

Ban Chủ nhiệm Nhóm chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 13: Khen thưởng và Kỷ luật

Khen thưởng đổi với những cá nhân có tham gia tích cực hoạt động tình nguyện, hoàn thành tốt công việc được phân công Khen thưởng bằng giấy khen, giấy chứng nhận hoặc bằng hình thức hiện kim.

Kỷ luật đối với những cá nhân có hành vi chia rẽ nội bộ, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Kỷ luật theo hình thức nhắc nhở, cảnh cáo hoặc khai trừ khỏi nhóm tùy thuộc vào mức độ vi phạm

HIỆU TRƯỜNG

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT

Trang 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /QĐ-XHNV Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập CLB Tình nguyện “Việt Nam Trẻ”

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Căn cứ vào Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội sinh viên Việt Nam;

Căn cứ vào quy chế thành lập Nhóm tình nguyện của Ban Quản lý CLB – Đội – Nhóm Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM;

Căn cứ vào công văn đề nghị và hồ sơ thành lập CLB tình nguyện “Việt Nam Trẻ” của Ban Chấp hành Liên chi Hội Sinh viên

CLB Tình nguyện “Việt Nam Trẻ” được tổ chức và hoạt động theo Quy chếkèm theo Quyết định này

CLB Tình nguyện Việt Nam Trẻ được hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên,thành viên của Nhóm được hưởng chế độ, chính sách theo quy định

Trang 11

Điều 2: CLB Tình nguyện Việt Nam Trẻ trực thuộc Đoàn thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Mục đích của CLB Tình nguyện Việt Nam Trẻ bao gồm:

 Giúp đỡ các em bé có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập, phát triển

 Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em bé vùng cao

 Tạo sự gắn kết cộng đồng, truyền cảm hứng cho mọi người

Điều 3: Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, các Trưởng ban có trách nhiệm xây dựng

và ban hành điều lệ, chương trình hoạt động của Nhóm cũng như có trách nhiệm báocáo các hoạt động của Nhóm cho Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2023, các ông

(bà) có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

HIỆU TRƯỜNG

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT

Trang 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-XHNV Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH Triển khai dự án thiện nguyện “Mùa Xuân An Lành”

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 Mục đích

- Mục đích của CLB Tình nguyện “Việt Nam Trẻ” được xác định với tâm

huyết và trách nhiệm cao, hướng đến việc đem lại sự hỗ trợ có ý nghĩa cho

các em bé vùng cao, giúp họ có cơ hội học tập và phát triển một cách toàn

diện Trước hết, chúng tôi cam kết tổ chức các buổi học bổ sung và cung cấp

tài liệu giáo dục, nhằm mở rộng phạm vi kiến thức và tạo nền tảng vững chắc

cho tương lai của các em.

- Xây dựng môi trường chơi lành mạnh và bổ ích, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em vùng cao Chúng tôi đặt ra ưu tiên cao trong việc

trang trí khu vực chơi với đồ chơi an toàn và giáo dục, cũng như tổ chức các

hoạt động ngoại khóa và thể thao để kích thích sự sáng tạo và khám phá của

trẻ.

- Chú ý vào việc tạo ra sự gắn kết cộng đồng và truyền cảm hứng cho mọi người Chúng tôi sẽ tổ chức các sự kiện văn hóa và nghệ thuật nhằm kết nối

cộng đồng, cũng như thực hiện các hoạt động nhóm để khuyến khích tinh

thần hợp tác và sự chia sẻ trong nhóm Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là

giúp đỡ mà còn là tạo ra một tác động tích cực và bền vững cho cộng đồng và

cuộc sống của các em bé vùng cao.

2 Yêu cầu

Trang 13

- Mọi thành viên của CLB Tình nguyện “Việt Nam Trẻ” được yêu cầu cam kết tham gia ít nhất một hoạt động hàng tháng và đóng góp công sức tích cực cho mục tiêu chung của nhóm Sự cam kết và tính chủ động từ mỗi thành viên là quan trọng để đảm bảo hiệu suất và thành công của các hoạt động tình nguyện.

- Nhóm yêu cầu tất cả các thành viên tham gia nỗ lực trong việc liên kết với doanh nghiệp và tổ chức để hỗ trợ tài chính và cung cấp vật dụng cần thiết Đồng thời, việc sử dụng kỹ thuật quảng bá và truyền thông là quan trọng để thu hút sự quan tâm và hỗ trợ từ cộng đồng Các thành viên được khuyến khích tích cực tham gia vào các chiến dịch quảng bá để tạo ra sự nhận thức và ủng hộ từ cộng đồng lớn hơn.

3 Thời gian, địa điểm thực hiện

3.1 Thời gian: Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/03/2024

3.2 Địa điểm: 93 huyện nghèo và huyện thoát nghèo theo Quyết định số

275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

II NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

1 Nội dung thực hiện

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ trước khi thực hiện dự án: Các hoạt động truyền thông; hoạt động hỗ trợ; trao đổi những nhu cầu, khó khăn của các em Hỗ trợ học tập: Cung cấp sách vở, dụng cụ học tập, hỗ trợ học phí, học bổng, tổ chức các buổi học bổ túc, dạy nghề, Hỗ trợ sức khỏe: Cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe,

Hỗ trợ tinh thần: Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật,

- Triển khai những hoạt động hỗ trợ giáo dục bằng cách xác định nhu cầu học tập thông qua cuộc khảo sát và buổi tư vấn cùng cộng đồng Sau đó, chúng tôi sẽ lập kế hoạch các buổi học bổ sung, cung cấp tài liệu và vật dụng học tập để mở rộng kiến thức và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ em.

Trang 14

- Tập trung vào xây dựng môi trường chơi sáng tạo Tổ chức buổi làm tình nguyện để trang trí khu vực chơi với sự tham gia tích cực từ cộng đồng, đồng thời tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thăm quan và trải nghiệm văn hóa để kích thích sự sáng tạo và khám phá của trẻ em.

- Liên tục tạo sự gắn kết cộng đồng và truyền cảm hứng Tổ chức các sự kiện văn hóa, hợp tác với nghệ sĩ địa phương để tạo nên một không khí tích cực Đồng thời, khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ trách nhiệm trong nhóm

để tạo ra một đội ngũ mạnh mẽ và có ảnh hưởng.

- Để đảm bảo hiệu suất và tính bền vững của dự án, nhóm sẽ thiết lập các chỉ số đánh giá và tổ chức các cuộc họp đánh giá định kỳ Các điều chỉnh sẽ được thực hiện dựa trên đánh giá và phản hồi, đồng lòng với mục tiêu mang lại ảnh hưởng tích cực và lâu dài cho cộng đồng và cuộc sống của trẻ em vùng cao.

2 Phương thức

- Để thực hiện mục tiêu hỗ trợ giáo dục, CLB Tình nguyện “Việt Nam Trẻ” sẽ bắt đầu bằng việc tiến hành cuộc khảo sát cụ thể để xác định nhu cầu học tập của trẻ em vùng cao Đồng thời, buổi tư vấn sẽ được tổ chức với sự tham gia chủ động của cộng đồng, nhằm hiểu rõ mong muốn và khó khăn trong lĩnh vực giáo dục Tiếp theo, lịch trình học tập bổ sung linh hoạt và ứng dụng sẽ được xây dựng, đồng thời các buổi học sẽ được tổ chức với sự hỗ trợ đầy đủ từ giáo viên và người hướng dẫn, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tích cực và chất lượng Chiến dịch quyên góp tài liệu và vật dụng học tập cũng sẽ được triển khai để đảm bảo tài nguyên giáo dục đến được với những đối tượng có nhu cầu cao nhất.

- Đối với mục tiêu xây dựng môi trường chơi sáng tạo, nhóm sẽ tổ chức buổi làm việc nhóm để trang trí khu vực chơi với sự tham gia tích cực từ cộng đồng Điều này nhằm không chỉ tạo ra một không gian thú vị mà còn đảm bảo mọi đồ chơi trong khu vực đều tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và

Trang 15

giáo dục Hơn nữa, kế hoạch hoạt động ngoại khóa, như thăm quan và trải nghiệm văn hóa, sẽ được thực hiện để khuyến khích sự sáng tạo và khám phá

từ trẻ em Cộng tác với các chuyên gia địa phương cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến những trải nghiệm giáo dục độc đáo và bổ ích.

- Để tạo sự gắn kết trong cộng đồng, nhóm sẽ lên kế hoạch và thực hiện các sự kiện văn hóa và nghệ thuật, như hội chợ và triển lãm Mục tiêu là tạo

ra không khí tích cực và kích thích sự quan tâm từ cộng đồng Đồng thời, buổi gặp mặt nhóm định kỳ sẽ được tổ chức để tăng cường gắn kết và tinh thần đồng đội Khuyến khích sự hợp tác giữa các thành viên nhóm là yếu tố quan trọng để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Dự án thiện nguyện “Mùa Xuân An Lành”, Ban Tổ chức đề nghị các ban, đơn vị được phân công và các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến dịch.

HIỆU TRƯỜNG

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w