Việc mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động và giới chủ diễn ra ngàycàng gay gắt đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng giảm sút năng suất laođộng, mất ổn định không những ở khu vực sản
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-***** -BÀI TẬP GIỮA KỲ LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
CHỦ ĐỀ: THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC F.W.TAYLOR
TÁC PHẨM “NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA QUẢN LÝ
THEO KHOA HỌC”
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Trang 2NHẬN XÉT CỦA THẦY
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
1 Nguyễn Phương Anh 21010476
6 Lê Thị Khánh My 21030752
7 Nguyễn Trần Hà Phương 21030766
8 Nguyễn Thị Quyên 21030767
Trang 4MỤC LỤC
1 Điều kiện kinh tế - xã hội 4
2 Frederick Winslow Taylor và tác phẩm “Những nguyên lý của quản lý theo khoa học” 4
2.1 Tiểu sử và sự nghiệp 4
2.2 Cách tiếp cận và quan niệm về quản lý 5
2.3 Tác phẩm “Những nguyên lý của quản lý theo khoa học” 6
3 Nội dung thuyết quản lý theo khoa học của Taylor 6
3.1 Tư tưởng cải tạo các quan hệ quản lý 6
3.2 Hợp lý hóa lao động 7
Tiêu chuẩn hóa 7
Chuyên môn hóa 8
Công cụ lao động tối ưu 9
Xác lập quan hệ quản lý rõ ràng, sòng phẳng 9
Trả lương theo sản phẩm 9
3.3 Quan niệm “con người kinh tế” 9
4 Đánh giá thuyết Quản lý theo khoa học 10
4.1 Đánh giá ưu điểm, hạn chế của thuyết Quản lý theo khoa học 10
4.2 Bài học 12
4.3 Vai trò, đóng góp của F.W.Taylor vào khoa học quản lý 12
5 Vận dụng thuyết Quản lý theo khoa học 13
5.1 Các nhà quản lý tiếp tục phát triển thuyết Quản lý theo khoa học 13
5.2 Vận dụng thuyết Quản lý theo khoa học tại Việt Nam 14
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 51 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bên cạnh những hạn chế cố hữu của nó, đã đem lại một cuộc cách mạnh trong việc tổ chức sản xuất
Cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện làm cho quá trình sản xuất xã hội
có sự nhảy vọt về chất Đồng thời, sự xuất hiện và áp dụng máy móc, băng tải trong sản xuất tại các xí nghiệp công nghiệp đã gây ra nhiều mâu thuẫn giữa người lao động và giới chủ Thực tiễn sản xuất xã hội đã thay đổi trong khi đó, cách nghĩ, cách làm của chủ thể quản lý vẫn còn đang đi theo kinh nghiệm, lối mòn cũ Người lao động mang nặng tâm lý tiểu nông, tùy tiện, ý thức kỷ luật lao động thấp Giới chủ quản lý, điều hành sản xuất một cách tùy tiện với phương thức cơ bản là dùng bạo lực để cưỡng bức người lao động
Việc mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động và giới chủ diễn ra ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng giảm sút năng suất lao động, mất ổn định không những ở khu vực sản xuất mà còn ở lĩnh vực xã hội Tình trạng này yêu cầu nhà quản lý, giới chủ phải tìm ra một cách thức quản lý mới mang tính khoa học nhằm ổn định và tăng trưởng trong sản xuất
Khoa học kĩ thuật dựa trên cơ học cổ điển của Newton phát triển mạnh đã tạo ra phương pháp tư duy máy móc, siêu hình Sự phát triển khoa học kĩ thuật này là một tiền đề quan trọng tạo nên tư duy khoa học mang tính cơ giới, máy móc trong quản lý
2 Frederick Winslow Taylor và tác phẩm “Những nguyên lý của quản lý theo khoa học”
2.1 Tiểu sử và sự nghiệp
F.W.Taylor (1856 – 1915) là một kỹ sư cơ khí người Mỹ Ông được sinh ra
và giáo dục trong gia đình trí thức tầng lớp trên
Trang 6Năm 1874, Taylor bắt đầu sự nghiệp của mình tại xí nghiệp Hydraulic Works, tại đây, ông đã tìm kiếm các phương pháp để tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện sống của người lao động
Đến năm 1878, ông chuyển đến công tác tại nhà máy thép Midvale và đã
có những phát kiến quan trọng (mâm cặp, máy nghiền tự động, máy tiếp dụng
cụ, máy rèn, máy khoan và máy tiện) nên ông được chỉ định làm trưởng kíp sau
đó trở thành quản đốc, mặc dù làm chức vụ quản lý nhưng ông vẫn luôn đồng cảm với những người công nhân Cuối cùng ông được đề bạt làm kỹ sư trưởng của nhà máy
Năm 1883, Taylor giành được học vị tiến sĩ kỹ thuật chế tạo máy của Viện
kỹ thuật Steven Năm 1885, ông trở thành thành viên Hội các kỹ sư cơ khí Mỹ
và sau đó làm Chủ tịch Hội
Sự nghiệp khoa học của ông liên quan chặt chẽ với các hoạt động của Hội
kỹ sư cơ khí Ông đã có nhiều bài thuyết trình tại Hội như: Các ghi chép về sự chuyển động bằng dây (1893), Quản lý phân xưởng (1903), Hệ thống định mức sản phẩm và nghệ thuật cắt kim loại (1906) Năm 1911, ông đăng báo công trình Những nguyên lý của quản lý theo khoa học và sau đó được xuất bản và được
dịch ra 8 tiếng ở châu Âu và tiếng Nhật Bản
2.2 Cách tiếp cận và quan niệm về quản lý
F.W.Taylor tiếp cận quản lý cấp thấp (điều hành, tổ chức thực hiện)
Theo Taylor, quản lý có 2 chức năng cơ bản là lập kế hoạch công việc và kiểm tra, kiểm soát
Hợp tác mật thiết và thân thiện giữa nhà quản lý và người lao động được ông coi là một trong 4 nguyên lý cơ bản của quản lý
F.W Taylor quan niệm bản chất con người là con người kinh tế
Trang 72.3 Tác phẩm “Những nguyên lý của quản lý theo khoa học”
Tác phẩm Những nguyên lý của quản lý theo khoa học (The Principles of
Scientific Management) được F.W.Taylor sáng tác vào năm 1911, tác phẩm đã thể hiện rõ nhất quan điểm của Taylor về tư tưởng quản lý theo khoa học cũng như các nguyên tắc quản lý một cách hợp lý, chính xác, khoa học trong thời kỳ công nghiệp hóa
3 Nội dung thuyết quản lý theo khoa học của Taylor
3.1 Tư tưởng cải tạo các quan hệ quản lý
Cải tạo quản lý là thay đổi quan hệ giữa chủ và thợ, cũng như tạo sự giao tiếp, trao đổi thoải mái, bãi bỏ quan hệ lạnh lùng và dùng hình phạt với người lao động Taylor chú ý đến nơi làm việc, cách bố trí để cải thiện môi trường lao động trong nhà máy, khuyến khích công nhân kiếm tiền
Ông nói, “Quản lý theo khoa học trước hết là cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại nhằm cải thiện quan hệ quản lý” cho nên để cải tạo cần tìm hiểu rõ nguyên nhân Trong thời kì này mâu thuẫn giữa giới chủ và người làm thuê ngày càng trở nên trầm trọng, các nhà máy trở nên náo loạn Taylor cho rằng nguyên nhân
cơ bản của tình trạng này là sự hờ hững và thiếu trách nhiệm của cả hai phía quản lý và bị quản lý:
Đối với người quản lý, trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhà quản lý là người quyết định công việc, định mức quản lý lao động bằng kiến thức và kinh nghiệm
cá nhân Bởi vậy xuất hiện các vấn đề: thứ nhất, khối lượng công việc không được tính toán dựa trên cơ sở khoa học dẫn đến thiếu chính xác; thứ hai, nhà quản lý có xu hướng độc đoán và lạm dụng quyền lực để thúc ép nhân viên Đối với công nhân, người làm thuê chủ yếu xuất phát từ nông dân với tâm
lý tùy tiện khá nặng nề, ý thức kỷ luật lao động thấp Người công nhân thích
“hành động kiểu người lính” – đây là lối hành xử phổ biến trong thời kì này, công nhân tìm ra cách hạn chế đầu ra công việc một cách hệ thống và có tổ chức, làm giảm kết quả của sản xuất Taylor phân biệt cách hành xử này làm 2
Trang 8loại: Hành động kiểu người lính tự nhiên (xuất phát từ tính lười biếng và xu hướng dễ dãi của quản lý) và hành động kiểu người lính có tổ chức (nảy sinh từ
sự tác động qua lại giữa những công nhân với nhau, hình thành một phong trào đấu tranh chống lại giới chủ, cuộc cách mạng tạo nên bước đi đầu tiên giới khoa học quản lý)
Vậy nên, giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa chủ và thợ là một nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản nhất của khoa học quản lý
Lý tưởng và đường lối mà Taylor theo đuổi là tìm ra một phương thức quản
lý khiến cả chủ và thợ có thể gắn bó, hợp tác với nhau trong một tổ chức công nghiệp để cùng đi tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động khác với con đường đấu tranh, chiến tranh của các công nhân do các nghiệp đoàn và công đoàn lãnh đạo
Taylor chỉ ra mối quan tâm chung và động cơ thúc đẩy họ lao động là lợi ích kinh tế cá nhân thu được và các lợi ích này luôn mâu thuẫn và đối lập nhau
Từ đó, ông đưa ra nhiệm vụ của thuyết Quản lý theo khoa học không chỉ đưa ra cách thức tổ chức sản xuất mới mà còn phải thực hiện các chế độ lương và thưởng hợp lý, sao cho lợi ích của giới chủ tăng mà lợi ích của người lao động không bị thiệt
3.2 Hợp lý hóa lao động
Hợp lý hóa là một đặc điểm nổi bật trong thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor
Hợp lý hóa là quá trình tổ chức lại một ngành hoặc doanh nghiệp để sử dụng nguồn lực hiện có theo cách hiệu quả hơn
Taylor cho rằng “Một nhà máy tồi nhưng có tổ chức tốt thì sẽ có hiệu quả hơn một nhà máy tốt nhưng có tổ chức tồi”
Trang 9 Tiêu chuẩn hóa
Taylor cho rằng tiêu chuẩn hóa công việc là cách thức để hoàn thành công việc một cách tốt nhất
Tiêu chuẩn hóa công việc liên quan chặt chẽ tới việc phân chia công việc thành những bộ phận, công đoạn chính và định mức lao động hợp lý
Tiêu chuẩn hóa công việc giúp cho người quản lý và người lao động biết rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và đích cần đạt được trong quá trình lao động Đồng thời người quản lý đánh giá được hiệu quả công việc của người lao động Từ đó tạo
ra hiệu suất cao trong công việc cũng như tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho công nhân
Chuyên môn hóa
Làm việc theo khoa học đòi hỏi có sự chuyên môn hóa nhằm thực hiện công việc tốt nhất và rẻ nhất điều đó phụ thuộc vào vai trò của nhà quản lý Chuyên môn hóa là cách thức phân công lao động mà mỗi cá nhân hay doanh nghiệp tập trung nỗ lực sản xuất của mình vào một hoạt động duy nhất hay một vài hoạt động nào đó Ví dụ: Hãng xe hơi Ford ứng dụng khi lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền (tiến hành lắp ráp lần lượt các chi tiết vào chiếc
xe tùy theo công việc đã được chuyên môn hóa: là mỗi công nhân sẽ đảm nhận 1 công đoạn như công nhân A sẽ làm bánh xe, công nhân B sẽ làm tay lái ) dài 24km trong nhà máy với công suất lên đến 7000 chiếc xe mỗi ngày
Trong cuốn Các nguyên lý quản lý theo khoa học, ông cho rằng nhà quản lý
là người đưa ra tư tưởng, người lên kế hoạch, chỉ đạo tổ chức công việc, kiểm soát các thủ tục và chi tiết liên quan đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất
Về phía người công nhân, họ cần phải được đào tạo chuyên môn để trở thành lao động chuyên nghiệp Đồng thời, ông nhấn mạnh phải tìm ra người thợ giỏi nhất điều đó sẽ giúp cho nhà quản lý đề ra định mức hợp lý, tạo tấm gương thúc đẩy những người thợ khác phấn đấu, nâng cao năng suất thu nhập của họ
Trang 10Tư tưởng chuyên môn hóa đã từng được Adam Smith nói đến như sau: Phương ngôn của mọi người chủ gia đình khôn ngoan là không bao giờ tự sản xuất lấy những gì mà nếu đi mua sẽ được rẻ hơn Người thợ may không khi nào
hì hục đóng đôi giày, mà thường đi mua ở người thợ giày Và người thợ giày cũng không cần loay hoay cắt may mà nhờ anh thợ may may hộ Người nông dân không tự làm lấy hai thứ trên, mà nhờ vào các tay thợ khéo Tức là, mọi người đều sẽ có lợi khi làm công việc mình có lợi thế hơn và dùng một phần số sản phẩm của mình hay tiền bán được số sản phẩm ấy để đi mua mọi thứ cần dùng khác
Công cụ lao động tối ưu
F.W.Taylor yêu cầu người quản lý phải nghiên cứu để đưa ra công cụ lao động tối ưu Trên thực tế ông đã có rất nhiều những sáng kiến về công cụ, phương tiện, máy móc trợ giúp lao động Chẳng hạn như năm 1881, ông đã nghiên cứu và thiết kế các loại xẻng phù hợp giúp cho xưởng thép Benthlehem giảm 360 công nhân xúc than mà vẫn đảm bảo kế hoạch
Xác lập quan hệ quản lý rõ ràng, sòng phẳng
Người chủ doanh nghiệp cần có các biện pháp hợp lý hoá lao động, cung cấp công cụ làm việc, tăng lương sòng phẳng cho người công nhân
Công nhân có trách nhiệm thừa hành các công việc theo sự hướng dẫn của nhà quản lý
Các đội ngũ cán bộ quản lý đòi hỏi phải có trí tuệ, chuyên môn, trung thực, biết phân tích, công bằng, công tâm
Trả lương theo sản phẩm
Taylor cho rằng muốn đạt năng suất cao cần kết hợp với mức lương tương ứng với nó Ông áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm thay vì thời gian Chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm và chế độ thưởng phạt nhằm
Trang 11Có thể thấy, bản chất của thuyết quản lý theo khoa học là thay thế những kinh nghiệm cũ bằng việc phát triển khoa học, nâng cao năng lực quản lý.
3.3 Quan niệm “con người kinh tế”
Thuyết quản lý theo khoa học do Taylor khởi xướng nhằm biến lao động quản lý từ chỗ phụ thuộc cá tính và năng lực chủ quan của các ông chủ thành một khóa học mang tính khách quan, chính xác và hiệu quả Ông tìm tòi và phát triển các ý tưởng, phương pháp quản lý thành một hệ thống khoa học nhưng hệ thống này bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “con người kinh tế”
Dưới quan điểm của Taylor, bản chất con người là kinh tế, cả chủ và thợ đều có chung nhu cầu cơ bản nhất là nhu cầu kinh tế, là kiếm tiền, là làm giàu khi sản xuất có hiệu quả thì nhu cầu sẽ đạt được sự thống nhất về lợi ích Taylor
đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của thuyết triết học thực dụng ở Mỹ cùng thời Taylor cho rằng: con người thường lười biếng, trốn việc và thích làm việc kiểu người lính vì vậy phải đưa họ vào khuôn phép , kỷ luật, có chế độ thưởng phạt
rõ ràng Động lực để thúc đẩy họ hành động, phát triển là cả một hệ thống các nhu cầu trong đó kinh tế là một
Các quan niệm phiến diện và máy móc khiến ông không nhận ra khả năng sáng tạo của người công nhân
Ví dụ: Khi công nhân tham gia vào sản xuất, yêu của ông dành cho họ là bám sát đến cùng chi tiết nhỏ nhất của mệnh lệnh ban ra, không được làm theo
óc sáng tạo của cá nhân khiến họ cảm thấy bị biến thành nô lệ của máy móc với những công việc quá đơn điệu, nhàm chán và làm tổn hại sinh lý, thần kinh của họ
Còn đối với A Smith, ông cho rằng “con người kinh tế” là động lực để phát triển, khi họ theo đuổi lợi nhuận, học sẽ tăng khả năng sáng tạo, năng động, dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường Đồng thời, khi người ta bị chi phối bởi lợi ích cá nhân của mình, mỗi người chỉ biết và chạy theo tư lợi, chịu sự tác
Trang 12động của “bàn tay vô hình” Với sự tác động này, con người kinh tế vừa chạy theo tư lợi vừa đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến đó là đáp ứng lợi ích chung của xã hội Theo ông trong nhiều trường hợp, người ta đáp ứng lợi ích chung của xã hội còn tốt hơn lợi ích riêng của cá nhân
4 Đánh giá thuyết Quản lý theo khoa học
4.1 Đánh giá ưu điểm, hạn chế của thuyết Quản lý theo khoa học
唃ᬀu điểm:
Phân công lao động đều giữa người quản lý và công nhân để có thể xác định được rõ nhiệm vụ của người quản lý và công nhân Nhà quản lý sẽ nhìn nhận, giao việc hợp lí, họ sẽ hình dung các công việc được tiến triển như thế nào
và định hướng cho công nhân đảm bảo mọi người đều thực hiện công việc của mình một cách nghiêm túc, đầy đủ
Chú ý phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân, bố trí lao động một cách nhịp nhàng, phát huy năng lực của người lao động để công việc đạt được kết quả mong muốn
Quan tâm đến việc xây dựng định mức lao động và trả công hợp lí để kích thích người lao động
Hạn chế
Hạn chế lớn nhất của học thuyết đó là bỏ quên nhân tố con người, coi con người là công cụ lao động:
Việc bị gắn chặt với một quy trình, mô hình sản xuất khiến vai trò của con người không còn được chú trọng (chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra, coi máy móc
là trung tâm còn con người chỉ là một yếu tố của hao phí sản xuất), tăng sự lệ thuộc vào máy móc, giảm khả năng làm việc độc lập và không có sự sáng tạo
Trang 13Sự công bằng về cơ hội của con người trong các xí nghiệp không được quan tâm, dẫn đến tâm lý chán nản, thờ ơ công việc của người lao động
Quan niệm con người kinh tế đã đúng khi đưa ra tiền lương như sự kích thích lao động cho cả chủ và thợ, tuy nhiên, điều này lại dẫn đến sự thực dụng trong công việc Thợ chỉ làm vì tiền nên khó mà giữ chân họ khi có bên thứ 3 trả giá cao hơn, Chủ cũng làm vì lợi nhuận nên định mức công việc cực lớn gây sức
ép lên thợ
Một nhược điểm nữa đó là mối quan hệ giữa một mắt xích với cả dây chuyền vận hành Phân công lao động làm cho việc vận hành tổ chức theo một quy trình cụ thể và máy móc Khi một mắt xích hoặc một khâu trong quy trình xảy ra vấn đề thì kéo theo đó là các mắt xích khác cũng gặp vấn đề theo và hệ thống có thể bị sụp đổ
4.2 Bài học
Là người đặt nền móng cho quản lý theo khoa học tuy nhiên Taylor mới chỉ dừng lại ở quan hệ chủ thợ trong sản xuất đại trà, cứng nhắc và thiếu linh động các vì vậy doanh nghiệp cần khéo léo vận dụng thuyết taylor vào quản lý cho doanh nghiệp
Kỷ luật, chuyên quyền vẫn cần đi cùng với dân chủ, các doanh nghiệp cần
chú ý và tâm lý của nhân viên và phân công lao động thật sự phù hợp
4.3 Vai trò, đóng góp của F.W.Taylor vào khoa học quản lý
Học thuyết Taylor đã đóng góp rất lớn vào bước ngoặt trong nền khoa học quản lý:
Taylor là người tiên phong trong việc đưa quản lý theo kinh nghiệm trở thành quản lý theo khoa học Việc khoa học hóa quản lý giúp việc quản lý được trình bày ra 1 cách khoa học, có hệ thống và thuyết phục hơn