1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, căn cứ hậu phương theo quan điểm của đảng trong kháng chiến chống pháp (1945 1954

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Việc Xây Dựng Căn Cứ Địa Cách Mạng, Căn Cứ Hậu Phương Theo Quan Điểm Của Đảng Trong Kháng Chiến Chống Pháp (1945 - 1954)
Tác giả Đặng Giang Nhi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 422,48 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1945 - 1975ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CĂ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1945 - 1975

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG,

CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Phương Sinh viên thực hiện: Đặng Giang Nhi

Mã số sinh viên : 2156040108

Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 2 năm 2023

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Trang 2

1

M Ở ĐẦU 2

N ỘI DUNG 3

I Cơ sở lý luận 3

1 Ti ền tuyến (Chiến trường): 3

2 H ậu phương – Căn cứ địa: 3

2.1 Hậu phương 3

2.2 Căn cứ địa 3

3 Vai trò c ủa hậu phương trong chiến tranh 4

3.1 Vai trò c ủa hậu phương trong chiến tranh theo chủ nghĩa Marx – Lenin 4

3.2 Vai trò c ủa hậu phương trong chiến tranh theo tư tưởng Hồ Chí Minh 5

II Quá trình xây d ựng căn cứ hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chiến ch ống Pháp 1945 – 1975 6

1 Quá trình xây d ựng căn cứ hậu phương trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1945 – 1975 6

1.1 Xây d ựng về chính trị: 6

1.2 Xây dựng về kinh tế: 7

1.3 Xây d ựng về văn hóa, giáo dục: 8

1.4 Xây d ựng về đối ngoại: 9

2 Quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1975 10

III Vai trò c ủa việc xây dựng căn cứ hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến ch ống Pháp 1945 – 1975 12

1 T ập kết các cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến; nơi đứng chân và tổ chức chiến đấu, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy; nơi củng cố và huấn luyện các lực lượng vũ trang cách m ạng của toàn miền, khu và các địa phương tỉnh, huyện 13

2 Nơi chuẩn bị tư tưởng chính trị, bồ dưỡng lập trường chiến đấu cho bộ đội và cho mọi người tham gia kháng chiến 13

3 Cung c ấp đầy đủ, kịp thời sức người và sức của để đảm bảo cho cuộc kháng chiến giành th ắng lợi cuối cùng 14

4 Nhân t ố thường xuyên quyết định đến thắng lợi của chiến trường, trực tiếp góp phần vào th ắng lợi trên mặt trận quân sự trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 15

5 Đáp ứng nhu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến, đẩy mạnh sự nghiệp quốc phòng, tạo ti ền đề (chính quyền, cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội) để tiến lên chủ nghĩa xã hội sau này 16

K ẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 19

Trang 3

2

M Ở ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945-1954) đã thắng lợi vẻ vang Đây là thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt hẳn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới, thời kì xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học xây dựng hậu phương, căn cứ địa của cuộc kháng chiến

Thắng lợi oanh liệt về quân sự của quân và dân ta trên chiến trường trong 9 năm kháng chiến là thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và củng cố chế độ dân chủ cộng hoà, xây dựng và củng cố hậu phương vững mạnh mọi mặt Hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh Nếu không có hậu phương vững mạnh đảm bảo sự chi viện thường xuyên về lực lượng, của cải và tinh thần, chính trị cho tiền tuyến thì không một quân đội nào có thể thắng lợi Một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc kháng chiến

Chủ trương xây dựng căn cứ hậu phương, căn cứ địa cách mạng luôn song song với chủ chỉ đạo kháng chiến của Đảng ta trong kháng chiến chống Pháp Do đó, đề tài

“Vai trò của việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, căn cứ hậu phương theo quan điểm của Đảng trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1975)” được chọn làm đề tài

cho tiểu luận

2 M ục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về căn cứ địa, hậu phương trong chiến tranh nói chung và trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng để từ đó làm nổi bật luôn được đóng góp, vai trò

của căn cứ địa và hậu phương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Căn cứ hậu phương và căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Căn cứ hậu phương, căn cứ địa cách mạng trên cả nước

- Phạm vi thời gian: Từ năm 1945 đến năm 1954

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra còn kết hợp phương pháp logic

và phương pháp lịch sử

Trang 4

3

N ỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Ti ền tuyến (Chiến trường):

Là khu vực xảy ra tranh chấp giữa hai lực lượng đối lập nhau đó là nơi tập trung tất cả những đội quân chủ lực để chiến đấu Ở những vị trí trọng yếu thì nó là nơi tập trung những vũ khí hiện đại nhất, những lực lượng tinh nhuệ nhất, lương thảo dồi dào nhất, sự thành bại của chiến tranh là do chiến trường quyết định

2 H ậu phương – Căn cứ địa:

2.1 H ậu phương

Trong chiến tranh khi đã có tiền tuyến thì cũng có hậu phương Hậu phương là vùng phía sau của tiền tuyến, kết hợp với tiền tuyến để đạt được mục đích của chiến tranh

Hậu phương theo nghĩa hẹp còn được định nghĩa là nơi đối xứng với tiền tuyến,

có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực Là nơi xây dựng và huy động sức người sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến Theo nghĩa rộng, “Hậu phương là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp sức người sức của cho chiến tranh không phân biệt rạch ròi với tiền tuyến

về mặt không gian” Trong chiến tranh khi một quốc gia có chủ quyền tiến hành chiến tranh thì vùng đất phía sau tiền tuyến là hậu phương là hậu phương có chủ quyền, còn với những nước chưa có chủ quyền thì hậu phương đó gọi là những căn cứ địa

2.2 Căn cứ địa

Căn cứ địa là vùng đất đã được giải phóng, có cơ sở vững chắc để dựa vào đó tích lũy và phát triển về mọi mặt tạo nên những trận địa vững chắc về chính trị, kinh

tế, văn hóa Cách mạng lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần và cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù giải phóng hoàn toàn đất nước Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời cũng là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng, trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh

Trang 5

4

Trong kháng chiến chống Pháp ngoài việc tiếp thu căn cứ địa cũ của cách mạng thời kỳ trước là Việt Bắc làm nơi đứng chân của của các cơ quan lãnh đạo và bộ đội chủ lực thì còn có các vùng tự do cũng ngày càng được mở rộng Cuộc kháng chiến càng phát triển thì vai trò của các căn cứ địa và các vùng tự do càng quan trọng Tại các nơi đó Đảng và chính phủ đã có những chính sách xây dựng và phát triển mọi mặt Trong điều kiện chiến tranh của ta luôn ở thế chênh lệch lực lượng nghiêng về phía địch thì ta phải lựa chọn vùng rừng núi và nông thôn làm căn cứ địa Sở dĩ như vậy vì rừng núi là những nơi có tầm quan trọng mà địch không đủ sức kiểm soát hơn nữa đó

là những nơi hạn chế được thế mạnh của địch về tính cơ động, kỹ thuật nhưng lại thích hợp với sở trường của ta là dễ ngụy trang, di chuyển linh hoạt, triển khai kiểu chiến tranh du kích Sau rừng núi là nông thôn nơi có 90% dân số sống ở nông thôn Đại đa

số người nông dân ở nông thôn bị bóc lột áp bức nặng nề của phong kiến và đế quốc,

họ lại không có ruộng đất nên họ sẵn sàng đi theo cách mạng, theo Đảng Ở thành phố thì hậu phương có thể xây dựng được là nhờ lòng dân (các cơ sở bí mật)

3 Vai trò c ủa hậu phương trong chiến tranh

3.1 Vai trò c ủa hậu phương trong chiến tranh theo chủ nghĩa Marx – Lenin

Lenin nói rằng: "Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh thì phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc Nếu không được trang bị, cấp dưỡng đầy đủ, không được huấn luyện cẩn thận thì dù là quân đội ưu tú nhất, có những người trung thành với cách mạng nhất cũng sẽ bị kẻ địch tiêu diệt ngay lập tức"1

Sự ủng hộ, giúp đỡ của hậu phương đối với quân đội không chỉ là vật chất, mà điều rất quan trọng là tinh thần, là điểm tựa, chỗ dựa tinh thần cho quân đội, trực tiếp

và quyết định làm nên nhân tố “rốt cuộc” thắng lợi trong chiến tranh - tinh thần của người lính trên chiến trường Chủ nghĩa Marx – Lenin khẳng định mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là mối quan hệ mật thiết Thực chất mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là nội dung cốt lõi của mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến;

là biểu hiện mối quan hệ giữa kinh tế và chiến tranh, sự phụ thuộc của quân đội vào điều kiện và trình độ sản xuất, kinh tế đất nước

1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 27, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr 88

Trang 6

5

Để xây dựng hậu phương, thì tất cả mọi người và tất cả các cơ quan ở hậu

phương cần phải làm việc cho “ăn khớp như bộ máy đồng hồ tốt” Phải xây dựng, củng cố hậu phương về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục và

tư tưởng Xây dựng hậu phương không những nhằm đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến trong chiến tranh, mà điều quan trọng là đáp ứng mọi nhu cầu của quân đội với tư cách

là lực lượng trực tiếp chiến đấu ở chiến trường, lực lượng nòng cốt trong chiến tranh

3.2 Vai trò c ủa hậu phương trong chiến tranh theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng về xây dựng hậu phương quân đội được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong nhiều tài liệu, văn kiện, chỉ thị, bài nói, bài viết, bài báo chỉ đạo qua từng

thời kỳ cách mạng, tuy ở nhiều dạng văn phong khác nhau nhưng đều thống nhất ở những quan điểm lớn và có giá trị sâu sắc về lý luận và thực tiễn Trong tư tưởng quân

sự Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò hậu phương quân đội có

một vị trí hết sức quan trọng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương, coi đó là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, phải “Xây dựng hậu phương vững mạnh toàn

diện” Về chính trị, tư tưởng thì: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”2, “phải xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật”; phải kết hợp

chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

Về vai trò của hậu phương đối với kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

“Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương” Như vậy, hậu phương có một vai trò hết sức to lớn và có vị trí mang tính quyết định thành, bại của kháng chiến Đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng càng lâu dài, gian khổ

ác liệt, vai trò của hậu phương càng trở nên quan trọng Về sức mạnh của hậu phương, của thế trận lòng dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Dù địch có những vũ khí tối tân, hùng binh ác tướng, nhưng chúng ta lại có những thứ vũ khí mạnh mẽ hơn, bền bỉ hơn chúng - đó là sức mạnh nhân dân, của hậu phương quân đội Chúng ta có cái chí quật

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.164

Trang 7

6

cường không núng của dân tộc, chúng ta có sự đòan kết của toàn quân, toàn dân Chúng ta có cái lòng hy sinh cảm tử của chiến sĩ ở tiền tuyến Chúng ta có cái sức kiên quyết nhẫn nại của đồng bào ở hậu phương Đó là những vũ khí luôn luôn chiến thắng quân thù, chứ không lực lượng nào chiến thắng được những vũ khí đó

Mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến là mối quan hệ biện chứng, gắn bó khăng khít, mật thiết với nhau và luôn tác động qua lại Hậu phương là chỗ dựa, là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, là nơi cổ vũ niềm tin cho bộ đội Hậu phương có vững mạnh, được giữ vững mọi mặt thì bộ đội ở chiến trường mới có thêm sức mạnh để đánh thắng giặc Tiền tuyến càng thắng lớn, tiêu diệt được nhiều địch, giải phóng dân và đất đai thì hậu phương càng được củng cố, mở rộng, nhân dân càng phấn khởi thi đua sản xuất, thi đua động viên con em tòng quân, kháng chiến càng chóng thắng lợi

II Quá trình xây d ựng căn cứ hậu phương, căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chi ến chống Pháp 1945 – 1975

1 Quá trình xây d ựng căn cứ hậu phương trong thời kì kháng chiến chống Pháp

1945 – 1975

1.1 Xây d ựng về chính trị:

Chính phủ quyết định chia cả nước thành 12 khu hành chính Các ủy ban hành chính chuyển thành Ủy ban kháng chiến hành chính để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, thành lập Hội Liên hiệp quốc quân Việt Nam (Hội Liên Việt)

Ở vùng tạm chiếm, nhân dân tham gia đánh giặc giữ làng, chống bắt phu bắt lính

Ở vùng tự do, toàn dân tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, luyện tập quân sự, góp gạo nuôi quân, sẵn sàng chiến đấu Chính quyền dân chủ nhân dân (tiêu biểu là Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp) từ chiến khu đến tỉnh, huyện, xã không ngừng được

mở rộng

Nhân dân ta đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến Điều kiện lịch sử đó đã đặt ra cho Đảng ta yêu cầu về bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam Đặc biệt là yêu cầu Đảng phải ra hoạt động công khai lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn Đầu năm 1949, Chính phủ quyết định tổ chức

Trang 8

7

bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính kháng chiến các cấp Tháng 6/1949, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức

Từ ngày 3 đến ngày 7/3/1951, đã diễn ra Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận

Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt), do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự

Ngày 11/3/1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Itxarắc, Mặt trận Lào Itxala họp Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào Liên minh thành lập đã tăng cường hơn nữa tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ

Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu, lan rộng trong các ngành, các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú

1.2 Xây d ựng về kinh tế:

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vấn đề đặt ra là có tổ chức được nền kinh tế kháng chiến mới có đủ điều kiện tiến hành cuộc kháng chiến Chính sách kinh tế

kháng chiến của Đảng và Chính phủ ta lúc bấy giờ bao gồm: xây dựng kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp Phát triển nông nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc kháng chiến

Mặc dù bị địch tàn phá nặng nề, nhưng đến đầu năm 1949, diện tích trồng trọt ở các vùng tự do đã tăng gấp ba, bốn lần so với trước kháng chiến Hàng nghìn mẫu đất được khai phá thêm ở các vùng căn cứ Việt Bắc, Đồng Tháp Mười, Cà Mau,… Các cơ

sở công nghiệp quốc phòng (xưởng quân giới, xưởng công binh) được xây dựng ở nhiều nơi trong vùng tự do và chiến khu của ta với quy mô vừa và nhỏ

Đến năm 1949, cả nước có khoảng 130 xưởng sản xuất vũ khí, 21 cơ sở quân dược, 20 cơ sở sản xuất quân nhu và hàng chụ xí nghiệp sản xuất xà phòng, giấy, vải sợi,… Sản xuất được một số loại vũ khí lớn như SKZ, ống phun bom, súng cối 60 li và

120 li,…Các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, đã tự túc được một phần thuốc men, vải mặc và dụng cụ sản xuất cho nhân dân

Để bồi dưỡng sức dân, nhất là đối với giai cấp nông dân - đội quân chủ lực của nền kinh tế kháng chiến là một vấn đề có tầm chiến lược quan trọng được Đảng và

Trang 9

8

Chính phủ đặc biệt quan tâm Chính phủ ban hành thông tư quy định thực hiện giảm tô 25%, giảm tức, hoãn nợ, chia lại ruộng đất công, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất cấp từ tay đế quốc, bọn phản cách mạng Công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo quy mô nhỏ và phân tán, chú trọng công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống và chiến đấu Một số chính sách mới về kinh tế và tài chính được ban hành như thuế nông nghiệp, thành lập hệ thống

mậu dịch quốc doanh, xây dựng Ngân hàng quốc gia Việt Nam (6/1951),…

Đầu năm 1952, Đảng và Chính phủ phát động cuộc “Đại vận động sản xuất và tiết kiệm” trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thu được nhiều kết quả to lớn

Tháng 11/1953, Hội nghị Trung ương lần thứ năm của Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và phải thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến Tháng 12/1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách ruộng đất ở các vùng tự do Những chính sách đó vừa nhằm đấu tranh kinh tế với địch, hạn chế sự bóc lột của địa chủ, cải thiện đời sống nhân dân vừa tạo cơ sở kinh tế cho cuộc kháng chiến

Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp, công tác đấu tranh kinh tế với địch cũng được chú trọng nhằm đánh bại chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp Ở các vùng sau lưng địch, cuộc chiến đấu chống địch càn quét, phá hoại mùa màng, cướp bóc lúa gạo diễn ra quyết liệt Ở các vùng tự do, nhân dân ta vừa chiến đấu chống máy bay địch ném bom

bắn phá đê điều, kho tàng, bến bãi, vừa đấu tranh chống sự xâm nhập kinh tế của địch

1.3 Xây d ựng về văn hóa, giáo dục:

Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển Trường phổ thông các cấp được xây dựng Những khẩu hiệu như “chống giặc dốt như chống giặc ngoại xâm”, “Đi học là kháng chiến” đã gắn liền với việc thanh toán nạn mù chữ với đẩy mạnh nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc

Năm 1948, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Trường Chinh đọc báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam, nêu rõ nền văn hóa mới cách mạng Việt Nam được xây dựng theo phương châm Dân tộc – Khoa học – Đại chúng Phong trào Bình dân học vụ và giáo dục phổ thong các cấp được duy trì và phát triển Tháng

Trang 10

9

7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông nhằm hướng tới xây dựng nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa

Một số trường trung cấp chuyên nghiệp và đại học cũng bắt đầu được xây dựng để chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ Tính đến năm 1952, chỉ riêng các liên khu Việt Bắc, Khu IV, Khu V đã có trên 1 triệu học sinh phổ thông, phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tiếp tục phát triển

Phong trào xây dựng đời sống mới (vệ sinh phòng bệnh, chống mê tín dị đoan,…) ngày càng lan rộng trong nhân dân Những thành quả đó không những đáp ứng nhu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến mà còn góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phản phong, tạo tiền đề quan trọng để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này

1.4 Xây d ựng về đối ngoại:

Đảng ta coi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam là một bộ phận

của phong trào cách mạng thế giới Chiến dịch Biên Giới (năm 1950) kết thúc thắng lợi đã mở ra một cục diện mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp

Mỹ, quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, “biên giới phía Bắc được khai thông, chấm dứt tình thế phải chiến đấu trong vòng vây của địch, có điều kiện giao lưu quốc tế, nhận viện trợ của các nước anh em, căn cứ địa Việt Bắc được

mở rộng”3

Ngày 14/01/1950, Chính phủ ra tuyên bố về đường lối ngoại giao Ngày

18/01/1950, Chính phủ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công nhận Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sau đó, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp phát triển rầm rộ Mối quan hệ truyền thống, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được tăng cường Với sự giúp

đỡ, phối hợp của quân dân ta, các khu căn cứ kháng chiến ở Trung Lào, Hạ Lào được thành lập, Ủy ban Dân tộc giải phóng Khơme ra đời Tháng 3/1951, Khối Liên minh Việt-Miên-Lào được thành lập tạo thế liên minh chiến đấu giữa cách mạng ba nước Đông Dương thêm vững chắc Tháng 4/1953, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân giải phóng Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Xiêng Khoảng, một

3 H ọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 1, Quyển 2 , Nxb Chính trị quốc gia, H.2018, tr.307

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w