1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chọn 5 bài báo bất kỳ và phân tích 5 yếu tố, hiện tượng lệch chuẩn mực ngôn ngữ

14 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chọn 5 bài báo bất kỳ và phân tích 5 yếu tố, hiện tượng lệch chuẩn mực ngôn ngữ
Tác giả Đinh Việt Hà
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Quang Hào
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Ngôn ngữ báo chí
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Đánh giá vai trò và sức tác động của hiện tượng chệch ngôn ngữ trên báo chí.Sáng tạo trong cách dùng từ, trong lối viết là một trong những yếu tố quan trọng quyết định “sự sống còn” của

lOMoARcPSD|38842354 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -*** - BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Họ và tên : Đinh Việt Hà Mã sinh viên : 21030367 Lớp : Báo chí (CTĐT CLC) Khóa : QH – 2021 – X Giảng viên : PGS.TS Vũ Quang Hào Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2022 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 MỤC LỤC Câu 1: 3 a Chọn 5 bài báo bất kỳ và phân tích 5 yếu tố, hiện tượng lệch chuẩn mực ngôn ngữ Bằng lý luận của mình, hãy đánh giá vai trò và sức tác động của hiện tượng chệch ngôn ngữ trên báo chí .3 1 5 bài báo cùng với hiện tượng chuẩn ngôn ngữ 3 2 Đánh giá vai trò và sức tác động của hiện tượng chệch ngôn ngữ trên báo chí 6 b Chọn 1 clip bất kì trên truyền hình Thông qua đó phân tích những chất liệu làm nên ngôn ngữ truyền hình .7 Các chất liệu làm nên ngôn ngữ truyền hình trong clip phóng sự trên: 8 Câu 2: Chọn 1 đề tài bất kì, lên đề cương kịch bản đề làm một phóng sự 2p30s về đề tài đó 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO .15 2 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Câu 1: a Chọn 5 bài báo bất kỳ và phân tích 5 yếu tố, hiện tượng lệch chuẩn mực ngôn ngữ Bằng lý luận của mình, hãy đánh giá vai trò và sức tác động của hiện tượng chệch ngôn ngữ trên báo chí 1 5 bài báo cùng với hiện tượng chuẩn ngôn ngữ 1.1 Chuyên gia bóc lý do Nguyễn Thái Luyện dễ “lùa gà” kiếm cả nghìn tỉ đồng (Nguyễn Văn Hải, 11/12/2022, Dân trí) Trong bài viết và ngay trên tiêu đề, tác giả đã sử dụng một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trên không gian mạng xã hội hiện nay – “lùa gà” “Lùa gà” là một thuật ngữ để chỉ hành động lừa dối, lợi dụng tầm ảnh hưởng để trục lợi và gây hại trực tiếp, gián tiếp cho người khác Nội dung bài báo xoay quanh những nhận định của chuyên gia về những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng Nguyễn Thái Luyện thông qua việc phân lô bán nền Tuy không xuất hiện quá nhiều nhưng trong bài viết tác giả vẫn sử dụng một số thuật ngữ chệch chuẩn ngôn ngữ có thể kể đến như từ “võ mồm”: “Nhiều nhân viên cũng không có trình độ học vấn, chỉ cần giỏi "võ mồm" cũng có thể bán được hàng.” Các thuật ngữ chệch chuẩn được sử dụng trong bài viết này là những từ ngữ được đông đảo công chúng biết tới và sử 3 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 dụng, đặc biệt là giới trẻ, nhờ thế mà bài viết có thể thu hút, đón nhận bởi nhiều đối tượng công chúng trong thời đại hiện nay 1.2 Hãng bay nhận 'cõng' cành đào, mai trong dịp Tết Quý Mão 2023 (Việt Hùng, 08/12/2022, VietnamPlus) Ngay tại tiêu đề bài viết, tác giả đã sử dụng cách mượn vốn từ của lĩnh vực này để miêu tả về một lĩnh vực khác đó là từ “cõng” “Cõng” là một hành động của con người mang trên lưng, thường bằng cách còng lưng xuống và quặt tay ra phía sau để đỡ Ở đây từ “cõng” lại được sử dụng để nói về việc hãng bay nhận chuyên chở cành đào, cành mai dưới dạng hành lý ký gửi trên các chuyến bay nội địa Đây là cách sử dụng từ ngữ phổ biến trong cách tạo ra những “chệch chuẩn” về từ vựng, ngữ nghĩa trên báo 1.3 Quốc lộ 1 qua Phú Yên dày đặc ‘bẫy’ người đi đường (Duy Thanh, 09/12/2022, Tuổi trẻ) 4 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Tác giả đã sử dụng những những từ ngữ mạnh trong bài viết như “bẫy”; “hố bom” để miêu tả sự nguy hiểm của những ổ gà, ổ voi, những hư hỏng nặng nề của quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên Cách viết chệch chuẩn ngôn ngữ này giúp cho người đọng cảm nhận rõ ràng hơn về những hư hỏng nghiêm trọng, tiềm tàng những hiểm nguy với người tham gia giao thông trên quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên 1.4 'Vàng trắng' và phận người (Uyên Phương, 07/07/2022, Tiền Phong) Ở bài viết này tác giả đã sử dụng phép ẩn dụ chơi chữ từ “vàng trắng” để nói về nghành nghề khai thác mủ cao su Việc gọi mủ cao su với tên gọi mĩ miều “vàng trắng” trắng không phải không có lý vì nghề khai thác mủ cao su đã đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của người dân, ổn định cuộc sống Cách viết lệch chuẩn này giúp cho độc giả có cái 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 nhìn thú vị hơn về mủ cao su cũng như tầm quan trọng về mặt kinh tế của nó tới cuộc sống của người dân 1.5 Canh 'mắt biển' trăm tuổi trên đỉnh Sơn Trà (Nguyễn Thành, 19/03/2022, Tiền Phong) Tác giả đã sử dụng phép nhân hóa thú vị gọi ngọn hải đăng là “mắt biển” Bài viết miêu tả, ghi lại những chia sẻ của những con người trong công việc vận hành, bải dưỡng sửa chữa Trạm hải đăng Tiên Sa, mà tác giả miêu tả công việc này bằng động từ “canh mắt biển” đầy chất văn chương, làm nổi bật lên tầm quan trọng của công việc này trong việc đảm bảo an toàn hàng hải, dẫn lối hàng triệu lượt tàu thuyền trên biển đêm 2 Đánh giá vai trò và sức tác động của hiện tượng chệch ngôn ngữ trên báo chí Sáng tạo trong cách dùng từ, trong lối viết là một trong những yếu tố quan trọng quyết định “sự sống còn” của mỗi bài báo Nếu mỗi bài báo chỉ dừng lại ở cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu thì khó tránh khỏi sự khô cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt Vì thế trên báo chí hiện nay việc tạo ra những “chệch chuẩn” là một trong những sự sáng tạo về cách dùng từ, ngữ, tạo sức hấp dẫn cho bài báo, thu hút công chúng hơn Chệch chuẩn là một sự sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của người cầm bút, tạo sự mới mẻ, táo bạo trong cách viết Hiện tượng này thường xuất hiện ở cấu tạo từ, tạo ngữ Ví dụ như những 6 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 cách diễn đạt “Tây quá” của cách nhà báo thời 30-45; cách sử dụng những cụm tính + danh từ (đảo ngược); cách mượn vốn từ của lĩnh vực này để miêu tả một lĩnh vực khác… Chệch chuẩn tạo sự độc đáo, lôi cuốn khi nó là sự sáng tạo cá nhân nhưng phù hợp và được cả cộng đồng chấp nhận Bên cạnh đó, chệch chuẩn mang sắc thái khoa trương, li kì hóa hình tượng nghệ thuật ngôn ngữ Trong báo chí, hiện tượng chệch chuẩn phụ thuộc nhiều vào vốn từ, kiến thức, tài năng của nhà báo để làm sao chế định được phong cách của mình với những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí Sáng tạo, tìm tòi, sử dụng yếu tố mới không đồng nhất với việc máy móc, khoa trương, lạm dụng Nhà báo có thể thoải mái áp dụng chệch chuẩn ngôn ngữ để sáng tạo những thứ được coi là cái văn của mình để tạo nên được một cá tính riêng Điều này giúp những tờ báo tiếp cận với những độc giả trẻ tuổi hơn nhờ việc thay đổi chính những ngôn ngữ chuẩn mà tờ báo đấy sử dụng sang sử dụng những ngôn ngữ của giới trẻ Hơn nữa khi thay đổi như này, các tòa báo sẽ có một lượng đọc giả lớn hơn, đem về nhiều doanh thu hơn Có thể thấy rằng không phải những biến thể nào cũng được coi là chệch chuẩn, có những biến thể là cái sai trong cách dùng từ, cách diễn đạt, có thể kể đến việc lạm dụng chệch chuẩn trong một số bài báo làm cho độc giả khó hiểu, sử dụng trong bối cảnh không phù hợp, làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa, bóp méo, thậm chí làm "vẩn đục" ngôn ngữ của dân tộc Ngôn ngữ báo chí hiện nay xuất hiện nhiều cách sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt khác nhau Công chúng thừa nhận hiện tượng này bởi thực tế đời sống xã hội có nhiều màu sắc, nhiều dáng vẻ, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội cùng đua nhau chen lấn, biến đổi đến chóng mặt Tuy nhiên không phải phong cách nào khi xuất hiện cũng đều được công chúng chấp nhận Vì vậy, ta cũng cần thận trọng và kĩ lưỡng hơn khi quyết định áp dụng chệch chuẩn ngôn ngữ trên các sản phẩm báo chí của mình sao cho phù hợp nhất b Chọn 1 clip bất kì trên truyền hình Thông qua đó phân tích những chất liệu làm nên ngôn ngữ truyền hình Clip truyền hình: Từ vụ hàng loạt cán bộ công an bị khởi tố: Đã có "thuốc" trị Đảng viên mắc bệnh suy thoái | VTC Now 7 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Nội dung: Phóng sự được thực hiện trong bối cảnh trong thời gian gần đây, hàng loạt cán bộ Đảng viên rơi vào vòng lao lý vì đi ngược đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Qua những câu chuyện Vậy cần phải làm gì để loại bỏ những cán bộ suy thoái này? Các chất liệu làm nên ngôn ngữ truyền hình trong clip phóng sự trên: 1 Hình ảnh và ảnh Hình ảnh có vai trò đặc biệt quan trọng hướng người xem tới thông tin cụ thể: một con người xuất hiện trong tác phẩm báo chí truyền hình sẽ có tên tuổi, địa chỉ thật chứ không giống phim truyện điện ảnh chỉ là hình tượng hư cấu và không tìm thấy trong xã hội Không gian trong truyền hình cũng là bối cảnh thật của sự kiện, những cảnh quay trên truyền hình cần khai thác những hình ảnh biểu đạt thông tin, làm rõ những vấn đề cụ thể cần truyền tải tới người xem Ở phóng sự “Từ vụ hàng loạt cán bộ công an bị khởi tố: Đã có "thuốc" trị Đảng viên mắc bệnh suy thoái” đã thể hiện tốt những chất liệu hình ảnh để dẫn dắt người xem một câu chuyện có trình tự rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu: từ câu chuyện người chiến sĩ công an ra khỏi nghành để tố giác hành vi sai trái của cấp trên, rồi từ đó dẫn ra câu chuyện từ chức của các cán bộ, cho đến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, chất liệu ảnh đang dần dần song hành cùng hình ảnh trở thành một chất liệu không thể thiếu trong các sản phẩm truyền hình hiện nay Bản chất của ảnh là có tính ghi nhanh, kịp thời câu chuyện, sự kiện hoặc nhân vật Ảnh được đưa trên clip truyền hình hoặc phóng sự truyền hình có thể được ghi lại bằng điện thoại hoặc máy ảnh Ảnh đang dần được sử dụng trong truyền hình nhiều bởi trong một vài trường hợp khẩn cấp mà phóng viên không có mặt kịp thời, người có mặt tại hiện trường có thể chụp ảnh lại và cung cấp cho nhà đài làm tư liệu hiện trường 8 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Hình ảnh chiến sĩ công an xin nghỉ ra khỏi ngành để tố Ảnh chân dung bí thư tỉnh Quảng Ngãi xin từ giác tiêu cực cấp trên tham nhũng chức, chủ tịch tỉnh vềề hưu sớm trước Đại hội, nhưng đó là sau khi họ bị phát hiện và kỉ luật những sai phạm trong công tác Hình ảnh về phiên tòa xét xử tội phạm bổ trợ cho nội Hình ảnh Đại hội ĐCS Việt Nam XIII bổ trợ cho nội dung về việc Ủy ban kiểm tra trung ương đã thi hành kỉ dung về những chính sách, chủ trương của trung ương luật, cảnh cáo ban cán sự Đảng, tòa án nhân dân tỉnh Đảng để chấn chỉnh đội ngũ Đảng viên, chống sự suy Quảng Ninh do đã để phạm nhân ra tù sớm mà không thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đủ căn cứ 2 Âm thanh Âm thanh thường đóng vai trò hỗ trợ cho chất liệu hình ảnh Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, vị trí, tầm quan trọng của ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh nói gần như ngang bằng nhau Trong giao tiếp truyền hình, hình ảnh luôn cần đến sự dẫn giải bằng âm thanh, ngôn ngữ lời nói Dù hình ảnh có sống động, chân thực bao nhiêu, nhưng với tư cách là phương tiện cung cấp thông tin, sẽ không hoặc vô cùng ít ỏi cái gọi là hình ảnh câm Nếu thiếu lời nói, hình ảnh sẽ mơ hồ khó hiểu, rối rắm, kém chính xác, không còn là tác phẩm báo chí Những ý niệm, khái niệm trừu tượng, thế giới cảm xúc và tư duy sâu kín, tế vi, phức tạp của con người phải cần đến lời nói để truyền tải 9 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Trong phóng sự này, âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng để người xem nắm bắt rõ ràng hơn nội dung hình ảnh truyền tải tới Âm thanh hiện trường trong phóng sự này chỉ chiếm phần lớn từ việc phỏng vấn nhân vật trong câu chuyện xin rời khỏi ngành để tố giác tiêu cực của cán bộ cấp trên, phỏng vấn các chuyên gia về vấn đề từ chức cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc củng cố, bổ trợ cho nội dung của phóng sự Âm thanh tới từ giọng đọc off của BTV, lời dẫn của người dẫn chương trình đóng vai trò xuyên suốt phóng sự, song hành cùng chất liệu hình ảnh dẫn dắt câu chuyện Giọng đọc off chính là một phương tiện đưa công chúng đến với vấn đề, cung cấp thông tin chưa được thể hiện ở phần hình ảnh Nhịp điệu và tông giọng của giọng đọc off là yếu tố giữ chân khán giả ở lại theo dõi chương trình, qua tông giọng còn thấy được xu hướng phát triển của vấn đề Xuyên suốt phóng sự, ta có thể thấy tông giọng của người đọc thể hiện rõ sự nghiêm túc, giúp cho công chúng cảm nhận được những vấn đề nghiêm trọng của các cán bộ Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhịp điệu của người đọc mạch lạc giúp cho công chúng nắm bắt được những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chấn chỉnh đội ngũ Đảng viên Âm thanh hiện trường thể hiện qua phần phỏng vấn nhân vật và chuyên gia 10 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Âm thanh lời dẫn của MC, giọng đọc off của BTV góp phần không nhỏ bổ trợ cho chất liệu hình ảnh của phóng sự này 3 Chữ và số Chữ và số trong truyền hình là một chất liệu quan trọng bởi nó vừa có tác dụng hỗ trợ truyền tải thông tin vừa có thể tóm gọn nội dung cho các chương trình thông qua các headlines, các chú thích và các từ khóa được đẩy lên sẽ giúp người xem dễ nhận biết ngay thậm chí là nhớ luôn những gì quan trọng trong bản tin Trên thực tế, khán giả luôn xem truyền hình trong ba điều kiện: Môi trường xem bị nhiễu, xem không cố ý, trình độ khán giá chưa thật cao Với nhiều điều kiện như trên thì lượng thông tin thu được chỉ đạt hiệu quả khoảng 10 – 15%, vì vậy mà chất liệu chữ và số càng thể hiện được giá trị và vai trò của mình trong việc thu hút công chúng Phần chữ thể hiện thông tin tên tuổi, chức vụ, cơ quan công tác của người phỏng vấn Phần chữ thể hiện tên chuyên mục, tiêu đề của phóng sự 4 Đồ họa Đồ họa là dạng tin/bài trực quan sử dụng ngôn ngữ phi văn tự, thể hiện thong tin qua hình ảnh kết hợp hoặc không kết hợp với các yếu tố văn bản, hình ảnh chụp Chất liệu đồ họa 11 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 vừa có vai trò tác động thị giác, vừa có tác dụng giải thích minh họa cho lời nói, văn tự, làm tăng sức thuyết phục của nội dung phóng sự đối với công chúng, nhất là đối với thông tin mang tính chỉ dẫn, tính khoa học, làm cho các vấn đề của phóng sự được diễn đạt một cách nhanh gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ gây ấn tượng, nhờ vào đó giúp cho người xem ghi nhớ dễ dàng Phóng sự trên đã vận dụng rất thành công chất liệu đồ họa vào những thông tin quan trọng, những số liệu cụ thể có thể kể đến như số lượng đảng viên bị kỉ luật, đảng viên suy thoái, số lượng cán bộ cấp cao bị kỷ luật,… Những số liệu được thể hiện qua đồ họa đã gây ấn tượng mạnh tới công chúng, phản ánh rõ nét thực trạng nhức nhối đáng báo động về những cán bộ, đảng viên biến chất, suy thoái, vi phạm kỉ luật… Có thể khẳng định rằng những thông tin, số liệu từ những chất liệu đồ họa này sẽ in sâu trong tâm trí người xem Câu 2: Chọn 1 đề tài bất kì, lên đề cương kịch bản đề làm một phóng sự 2p30s về đề tài đó Kịch bản chương trình phóng sự 12 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 “Mạnh tay ngăn chặn đua xe trái phép trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” STT Cỡ cảnh Nội dung khung hình Thời Người thực Nguồn Ghi chú gian hiện Đoàn đua xe trái phép lạng 1 Toàn cảnh lách đánh võng quanh khu vực 6s Quay phim Hồ Gươm Focus vào 1,2 quái xế đang Tiếng động hiện 2 Trung cảnh thực hiện các động tác đánh 10s Quay phim trường, giọng võng, bốc đầu Các chiến sĩ CSGT, CSCĐ tổ đọc off 3 Trung cảnh chức vây bắt các đối tượng 15s Quay phim đua xe trái phép Các chiến sĩ công an áp giải Tiếng động hiện 4 Cận cảnh các đối tượng đua xe trái phép 10s Quay phim trường và xe về chốt kiểm soát Phỏng vấn một chiến sĩ CSGT về vấn đề triển khai các 5 Cận cảnh phương án ngăn chặn tổ chức 35s đua xe trái phép làm náo loạn Tiếng trả lời của PV, quay đường phố Phỏng vấn một đối tượng bị người phỏng phim vấn 6 Cận cảnh CSGT bắt giữ về động cơ tổ 40s chức đua xe trái phép, cảm xúc sau khi bị bắt giữ thu hồi xe cộ Toàn cảnh hàng dài đối tượng 7 Toàn cảnh bị lực lượng công an bắt giữ 3s Quay phim đứng cùng hàng dài xe cộ bị thu hồi Những chiếc xe đã bị chủ xe độ sai quy cách kĩ thuật, Tiếng động hiện 8 Cận cảnh không đảm bảo an toàn lưu 5s Quay phim trường, giọng thông đọc off Các đối tượng đua xe trái phép 9 Trung cảnh ngồi trong phong tạm giam tại 3s Quay phim trụ sở công an phường Hoàn Kiếm 10 Cận cảnh Các đối tượng đua xe kí vào 3s Quay phim Tiếng động hiện biên bản vi phạm trường 11 Cận cảnh Lời kết của phóng viên tại 20s PV, quay Tiếng động hiện 13 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 hiện trường phim trường, lời bình của PV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ Quang Hào (2016), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2 Trần Thị Hằng (2017), Phương thức kể chuyện có sử dụng thông tin đồ họa (Inforgraphic) trên truyền hình, Luận văn Thạc sĩ, Khoa báo chí, ĐH KHXH&NV, Hà Nội 3 Trương Thị Kiên (2015), Những yêu cầu đối với ngôn ngữ lời nói trong chương trình thời sự truyền hình, https://ajc.hcma.vn/pages/nghien-cuu-khoa-hoc.aspx? CateID=679&ItemID=5703#:~:text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20ch %E1%BA%A5t%20li%E1%BB%87u%20giao,%2C%20ch%C3%ADnh%20x%C3%A1c %2C%20kh%C3%A1ch%20quan 4 PGS.TS Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh, Trần Thị Nguyệt (2014), Khảo sát hiện tượng chệch chuẩn trên báo Pháp luật tp Hồ Chí Minh, Ngôn ngữ & Đời sống, số 2 (220), trang 17-18 14 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w