Trong cuốn này tác tả đã đưa ra khái niệm điểm đến du lịch:“Điểm đến du lịch là một vùng không gian mà khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm.Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các
lOMoARcPSD|38839596 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN MARTKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Đề bài: Tổng hợp lý thuyết về khả năng hấp dẫn của điểm đến (attractiveness of tourist destination), sau đó lựa chọn 1 khung lý thuyết bất kỳ để phân tích cho 1 điểm đến du lịch Nhóm học viên: Phí Ngọc Hoàng Kiều Mai Hương Đỗ Thị Hương Nguyễn Ngọc Nhung Chu Thị Hằng Nga Nguyễn Thị Anh Phương Hoàng Ngọc Hiển Ngô Việt Anh Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Hà Nội, 2022 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG HẤP DẪN CỦA ĐIỂM ĐẾN 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về điểm đến du lịch Năm 2007, Tổ chức du lịch Thế giới UNWTO xuất bản cuốn: “ Hướng dẫn thực hành Quản lý điểm đến” Trong cuốn này tác tả đã đưa ra khái niệm điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là một vùng không gian mà khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các nguồn lực du lịch và các điểm tham quan có thể đi và về trong vòng một ngày, có ranh giới vật chất và hành chính xác định các hình ảnh, quan điểm, quản lý và lợi thế cạnh tranh trên thị trường” Các điểm đến địa phương bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau (như cộng đồng địa phương) và có thể tạo thành các điểm đến lớn hơn nhờ sự liên kết mạng lưới Một điểm đến có thể có ở bất kỳ quy mô nào, là cả một quốc gia (ví dụ Australia), hay một khu vực (ví dụ Costas của Tây Ban Nha), một hòn đảo (ví dụ Bali), một ngôi làng, thị trấn, thành phố; thậm chí có thể chỉ là một trung tâm giải trí (ví dụ Disneyland) Đây là khái niệm có tính khái quát cao, đề cập đến các góc độ liên quan điểm đến và theo đó, điểm đến có thể là toàn bộ các quốc gia, các lục địa, một quốc gia, hay một địa phương (tỉnh, thành phố), Bên cạnh khái niệm điểm đến du lịch còn có khái niệm về Điểm du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có quy mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt Như vậy, khái niệm Điểm du lịch mới chỉ nói đến một phạm vi hẹp của nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ cho khách du lịch mà chưa chỉ rõ được quy mô, mức độ, việc lưu lại của khách du lịch, điều kiện tiếp cận, sản phẩm du lịch, ranh giới hành chính để quản lý, cũng như sự nhận diện về hình ảnh của điểm đến du lịch Như vậy, chúng ta có thể hiểu: “ Điểm đến du lịch là một vùng quốc gia/ vùng lãnh thổ hoặc địa phương nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có kết cấu hạ tầng du lịch thích hợp, có các sản phẩm du lịch và dịch vụ hỗ trợ du lịch, có khả năng thu hút, có điều kiện phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm” 1.1.2 Khái niệm về khả năng hấp dẫn của điểm đến du lịch Tính hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng hình ảnh của diểm đến du lịch Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: sự hấp dẫn, các tiện nghi, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ khách sạn Một quan điểm khác cho rằng, các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: Những đặc điểm cơ bản, nguyên thủy của điểm đến: khí hậu, môi trường sinh học, văn hóa và kiến trúc truyền thống đó chính là những điều kiện cần để khách du lịch chọn điểm đến; Những đặc điểm khác của điểm đến Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 du lịch: các khách sạn, vận chuyển, nơi vui chơi giải trí đó là điều kiện đủ để tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hay có thể phân chia các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, kiến trúc, phong cảnh thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử; các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán v.v Nhân tố tâm lý xã hội tại điểm đến du lịch đó là sự hiếu khách và tính thân thiện của cộng đồng dân cư sở tại, các sự kiện văn hóa, cuộc sống ban đêm và vui chơi giải trí, tính mới lạ của điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận, các món ăn và sự yên tĩnh, môi trường chính trị, xã hội và giá cả Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch được thể hiện ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đi tới điểm du lịch với nguyên tắc: “Dễ dàng, thuận tiện, Nhanh chóng, an toàn và tiện nghi” Tính hấp dẫn của điểm du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội tại điểm du lịch như : vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức cộng đồng dân cư về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch v.v Tính hấp dẫn du lịch là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm cấp khách (nơi có khách du lịch tiềm năng) đây là yếu tố quan trọng nhất Lực hút (sức thu hút) này bao gồm: sự phù hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; sức chứa; sự phát triển các loại dịch vụ phục vụ khách tại điểm đến du lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức các loại hình du lịch v.v Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại các điểm đến du lịch 1.2 Các thuộc tính ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn của điểm đến 1.2.1 Quan điểm của Kulsum Bibi Gany Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 a Sức hấp dẫn của tự nhiên (khí hậu, cảnh quan, vị trí địa lý) - Khí hậu Mối quan hệ giữa ngành du lịch và khí hậu đã được nghiên cứu vào những năm 1970, bắt đầu từ việc kiểm tra các ngưỡng khí hậu để xác định độ dài của mùa nhằm chuẩn bị các hoạt động du lịch cho phù hợp Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm và chi tiêu du lịch vì nhiều điểm du lịch được liên kết chặt chẽ với môi trường tự nhiên Khí hậu là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của địa điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm Sức mua của du khách trong mùa du lịch cũng phụ thuộc vào khí hậu và tác động đáng kể đối với các mối quan hệ cạnh tranh giữa các địa điểm và lợi nhuận của các doanh nghiệp du lịch Điểm hấp dẫn tự nhiên được hiểu là những điểm hấp dẫn về môi trường không phải do con người tạo ra (Bajs, 2011) Chúng bao gồm các khu vực hoang dã, rừng, núi, thác nước, bãi biển, sông và biển Chúng cũng bao gồm khí hậu, cảnh đẹp, động vật hoang dã và cảnh quan Tự nhiên là một trong những đối tượng thu hút khách du lịch, chính những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên mà điểm tham quan được tạo thành - Cảnh quan Hồ làm tăng thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nhiều cảnh quan và thường xuyên cung cấp một loạt các hoạt động du lịch xung quan Các tổ chức du lịch và lữ hành cung cấp một loạt các hoạt động trên mặt nước và các làng ven hồ thường cung cấp các cơ sở du lịch Các địa điểm cắm trại và nhà lưu động gần hồ rất phổ biến vì quang cảnh hồ thu hút nhiều khách du lịch và một số cơ sở thường ở gần đó Hồ lớn nhất ở Wales là Hồ Bala (Llyn Tegid) dài khoảng 6 km và rộng 1,5 km Thị trấn Bala nằm ở cuối phía bắc của hồ và Đường sắt Hồ Bala khổ hẹp chạy dài vài km dọc theo bờ biển phía nam Hồ nổi tiếng với nhiều loại hoạt động dưới nước bao gồm chèo thuyền, lướt ván buồm Đi bè trên mặt nước trắng diễn ra trên sông Dee chảy qua hồ - Hang động Phần lớn các hệ thống hang động được tạo ra do nước chảy qua các vết nứt và khe nứt trong đá vôi và gây ra phong hóa thông qua các quá trình hóa học Điều này dẫn đến việc hình thành các hệ thống hang động dưới lòng đất với một loạt các đặc điểm địa mạo độc đáo Trong nhiều khu vực, hệ thống hang động đã được phát triển như một hoạt động thương mại và hoạt động như một điểm tham quan Sự hấp dẫn của các hang động là cơ hội để đi bộ dưới lòng đất và trải nghiệm một môi trường khác nhau Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Trong Vương quốc Anh có một số hệ thống hang động, trong đó nổi tiếng nhất là các hang động Cheddar và các hệ thống ở khu vực Castleton của Derbyshire NÚI Nhiều ngọn núi sẽ được coi là điểm tham quan mặc dù hầu hết các dãy núi sẽ được coi là điểm đến Ví dụ về các điểm tham quan núi cụ thể là Ben Nevis ở Scotland, Snowdon ở Wales và Helvelyn ở Anh Himalaya Núi thu hút và hấp dẫn khách du lịch, nhiều du khách thích ngắm nhìn quy mô và vẻ đẹp của phong cảnh, những người khác xem núi là một thử thách và muốn leo lên hoặc trượt xuống Bãi biển Các khu vực ven biển cung cấp một loạt các điểm thu hút khách du lịch Nhiều bãi biển trên thế giới được xếp vào danh sách các điểm tham quan tự nhiên Đối với một số khách du lịch, các cơ sở vật chất được cung cấp làm tăng thêm sức hấp dẫn của bãi biển, trong khi những khách du lịch khác lại thấy những bãi biển vắng vẻ và biệt lập hấp dẫn hơn Ngoài các bãi biển, còn có một loạt các địa hình ven biển mang lại sự hấp dẫn và thích thú cho khách du lịch Xung quanh bờ biển nước Anh, từ Durdle Door ở Dorset, Beachy Head ở Sussex và Giant’s Causeway ở Bắc Ireland đều là những điểm tham quan cụ thể thu hút và quan tâm đến du khách Tại những điểm này, và nhiều điểm tham quan ven biển khác, có một loạt các phương tiện được cung cấp cho khách du lịch và một phần của sự hấp dẫn là đi bộ dọc theo một đỉnh vách đá để xem địa hình Vách đá, ngăn xếp, mái vòm, hang động và các hòn đảo ngoài khơi bờ biển đều mang lại sự thú vị và hấp dẫn cho khách du lịch - Địa hình Đạ hình là thành phần chủ yếu tạo nên sức hấp dẫn của điểm du lịch, các dạng địa hình đặc biệt góp phần tạo nên vẻ đẹp và sự đa dạng, tương phản và độc đáo thi sự hấp dẫn sẽ càng cao Miền núi có địa hình chia cắt, tạo nên sự tương phản nên miền núi có nhiều phong cảnh đẹp và đa dạng, khí hậu mát mẻ, nhiều suối, thác nước, hang động Đồng bằng địa hình đơn điệu, kết hơp với sông ngòi, ao hồ, kệnh rạch…tạo nên phong cảnh đồng quê yên ả, nên thơ: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì… Ngoài ra Đồng bằng còn là nơi cư trú con người từ lâu nên có nhiều di tích lịch sử, nhiều đô thị…phù hợp với du lịch sinh thái hoặc ngắn ngày, chùa Một Cột, đền Đô… b Sức hấp dẫn của văn hoá (trải nghiệm văn hoá, di tích lịch sử, lễ hội và sự kiện) Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 - Trải nghiệm văn hóa Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), du lịch văn hoá đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng khoảng 15% mỗi năm Du khách ngày nay thích tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tham quan bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các lễ hội địa phương Với họ, đó là cách để hiểu về một đất nước, một vùng đất theo cách sâu sắc và gần gũi nhất Thực tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia thành công trong việc sử dụng bản sắc văn hoá để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời, thu hút khách du lịch Tại Brazil, mỗi mùa Carnival đều thu hút hàng triệu du khách đến thành phố Rio de Janerio để hòa mình vào những vũ điệu samba sôi động, đầy màu sắc Trong khi đó, chương trình biểu diễn thực cảnh mang tên “Ấn tượng Lưu Tam Tỷ” nơi những câu chuyện lịch sử, phong tục, tập quán đặc sắc và mới lạ của vùng đất Quế Lâm được “kể” lại đã thu hút lượng khách khổng lồ, khắc tên Quế Lâm lên bản đồ văn hóa thế giới - Di tích lịch sử Di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn vô cùng tận cho điểm đến du lịch Di sản văn hóa là động cơ, là duyên cớ thôi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những làn sóng đầu tư vào du lịch di sản, những dòng khách du lịch tấp nập đổ về; người người, nhà nhà làm du lịch Trên thế giới, du lịch văn hóa đã từ lâu và sẽ mãi mãi là trường phái hay dòng sản phẩm du lịch cơ bản Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có chiều sâu văn hóa đo bằng hệ thống di sản đậm đặc như nước ta thì du lịch di sản trở thành một trong những thế mạnh nổi trội Ngày nay, du lịch di sản hướng thu hút khách tìm đến những giá trị về nguồn, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm để thẩm thấu những giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc, các tộc người Ở nước ta, chủ trương phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được thể hiện trong Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - Lễ hội, sự kiện Lễ hội, sự kiện là một ngày hoặc một khoảng thời gian đặc biệt, thường là để kỉ niệm, tưởng nhớ một sự kiện tôn giáo, với các hoạt động, ẩm thực và nghi lễ đặc sắc riêng (Theo Dictionary Cambridge) có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Thông qua các lê hội, sự kiện du khách nhận ra những nét riêngg và chung hàm chưa nhiều nghi lễ, tôn giáo đặc sắc, các hoạt động văn hoa dân gian Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Mỗi địa phương lại có một số trò chơi, lễ hội, sự kiện đặc thù hay có nguồn gốc địa phương Điều này cũng làm cho mùa lễ hội ở địa bàn có tính khác biệt với các lễ hội ở vùng khác c Cơ sở hạ tầng du lịch (khả năng tiếp cận, điều kiện du lịch, an ninh, anh toàn) - Khả năng tiếp cận Dịch vụ cơ bản: cấp nước, điện, viễn thông, thu gom chất thải, y tế và vệ sinh, an ninh và bảo vệ Hệ thống đường bộ: đường cao tốc, đường bộ, đường dẫn và đường mòn Giao thông vận tải: sân bay, cảng biển, thuyền sông, mạng lưới đường sắt, xe buýt, taxi Nhà trọ: khách sạn, nhà trọ, căn hộ, trại Ẩm thực: nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh, quán rượu, quán cà phê Dịch vụ cho các hoạt động văn hóa: nghệ thuật và giải trí, bảo tàng, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn thú Dịch vụ cho các hoạt động thể thao và giải trí: cho thuê các mặt hàng thể thao và giải trí, phòng đánh bạc và cá cược, công viên giải trí, sân golf, sân thể thao, lặn, trượt tuyết Các dịch vụ khác: thông tin du lịch, cho thuê thiết bị và phương tiện, dịch vụ ngân hàng Mạng lưới cửa hàng và cửa hàng nói chung Dịch vụ bảo vệ / bảo vệ du lịch - An Ninh Việc xây dựng hình ảnh điểm đến cần xuất phát từ chính sách cấp quốc gia và khu vực hướng tới phạm vi toàn cầu Chính sách an toàn an ninh cho du khách mang tính liên ngành trong mỗi quốc gia như giao thông, y tế, môi trường, nông nghiệp, công nghệ… Từ đó, các bên cùng tham gia vào quá trình vận hành ngành du lịch cần xác định rõ yếu tố then chốt về an toàn an ninh cho du khách có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong từng địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng Doanh nghiệp và công đồng hay một cách khác hơn là lực lượng lao động trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp dịch vụ có liên quan đến du khách cần hiểu và tự giác thực hiện các chính sách về an toàn và an ninh của quốc gia Với một quốc gia có nền chính trị ổn định như Việt Nam, du khách có thể thoải mái vui chơi, mua sắm mà không cần lo ngại đến các vụ biến động chính trị Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Trong suốt hàng nghìn năm qua chưa hề xảy ra một vụ khủng bố nào Ngay cả khi có các sự kiện chính trị lớn, các cuộc viếng thăm của Tổng thống các nước khác, trật tự an ninh tại Việt Nam luôn được đảm bảo 100% C-hính vì vậy khách du lịch có thể tự do đi lại mà không cần lo lắng về vấn đề bảo an d.Cơ sở lưu trú (Khả năng cung cấp và chất lượng) Tính đến hết năm 2019, có 484 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5 sao trên toàn quốc với hơn 100.000 buồng Ở một số điểm du lịch như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc, đã xuất hiện những khu nghỉ dưỡng sang trọng đẳng cấp hàng đầu thế giới, là điểm đến của những người nổi tiếng có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm độc đáo, chất lượng cao Cùng với đó là xu hướng hình thành các tổ hợp/quần thể nghỉ dưỡng, giải trí quy mô lớn cung cấp hoàn chỉnh các dịch vụ cho khách từ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, tham quan nhằm kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách Bên cạnh đó, các hình thức lưu trú du lịch khác cũng được mở rộng, đáng chú ý là loại hình lưu trú kết nối qua airbnb, homestay, boutique hotel, mô hình time- share Dấu ấn về công nghệ số hiện hữu ngày càng rõ nét trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú với xu hướng gia tăng đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử, công nghệ thông minh được áp dụng trong quản lý và cung cấp tiện ích phục vụ khách tại cơ sở lưu trú e.Các hoạt động du lịch (hoạt động đêm, vui chơi giải trí, thể thao) Du lịch đêm đã trở nên quen thuộc ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Khái niệm này nhằm chỉ các hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến trước 6 giờ ngày hôm sau Các hoạt động trải nghiệm về đêm tại những điểm đến, nếu được khai thác phù hợp, đúng hướng sẽ góp phần đáng kể vào việc thu hút du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch…Nhưng để xây dựng và khai thác hiệu quả các sản phẩm dịch vụ diễn ra vào khung giờ này lại đòi hỏi phải có các chính sách đồng bộ, hài hòa và cả cách làm mang tính đột phá, phù hợp với đặc thù từng địa phương - Thể thao Các hoạt động tham gia hoặc xem các sự kiện thể thao mà không đi đến bất cứ địa điểm du lịch quen thuộc nào Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, du lịch thể thao là một trong những ngành du lịch phát triển nhanh nhất khi ngày càng có nhiều du khách hứng thú với các hoạt động thể thao trong chuyến du lịch của mình, bất kể các môn thể thao này có phải là mục đích chính của chuyến đi hay không Ngoài yếu tố về kinh tế như tạo việc làm, tạo thu nhập, du lịch thế thao còn mang lại các giá trị; Nâng cao tính cạnh tranh điể đến, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường… f Dịch vụ (sự thân thiện của người dân, danh tiếng, giá cả, ẩm thực) Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 1.2.2 Quan điểm của UNWTO 1.2.2.1 Sức hấp dẫn (Attractions) Tính hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng hình ảnh của điểm đến du lịch Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch được thể hiện ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đi tới điểm du lịch với nguyên tắc: “Dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiện nghi” Tính hấp dẫn của điểm du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội tại điểm du lịch như : vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức cộng đồng dân cư về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch v.v Sự phù hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; sức chứa; sự phát triển các loại dịch vụ phục vụ khách tại điểm đến du lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức các loại hình du lịch v.v Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại các điểm đến du lịch 1.2.2.2 Các dịch vụ công cộng và tiện nghi cá nhân (Public and Private Amenities) Các tiện nghi và dịch vụ là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch Có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên du lịch và phục vụ du khách Du khách luôn đòi hỏi về một loạt tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ cho nhu cầu của mình tại các điểm du lịch Để là điểm đến du lịch hấp dẫn cần có cơ sở và dịch vụ hỗ trợ du lịch một cách đồng bộ, đạt tiêu chuẩn 1.2.2.3 Khả năng tiếp cận điểm đến (Accessibility) Một điểm đến du lịch có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được vì việc tiếp cận điểm đến đó hết sức khó khăn Vấn đề tiếp cận điểm đến du lịch thuận lợi phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Khoảng cách giữa điểm đến du lịch và nguồn khách (hay giữa điểm đi và điểm đến) là một trong những yếu tố về khả năng tiếp cận Điều này chỉ thuận lợi khi có mạng lưới các phương tiện giao thông vận chuyển khách đa dạng, thuận tiện, dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.Đó là mạng lưới của các hãng hàng không, mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường biển - Đối với khách du lịch quốc tế, đó là việc đơn giản hóa các thủ tục từ thị thực xuất nhập cảnh đến các thủ tục hộ chiếu,hải quan tại các cửa khẩu quốc tế Tất cả những thủ tục hành chính này sẽ tạo ra những ấn tượng đầu tiên đối với khách và họ sẽ có những cảm nhận về điểm đến du lịch Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 sức chứa sinh học có ý nghĩa khi nghiên cứu toàn bộ hệ sinh thái hơn là cân nhắc các yếu tố riêng lẻ của nó - Sức chứa xã hội nảy sinh từ các ý tưởng hoạch định và phát triển du lịch bền vững phải dựa trên lợi ích cộng đồng Nó biểu lộ và các mức độ phát triển được cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương có thể chấp nhận được 1.2.3.2 Vị trí địa lý của điểm đến (Geographical Location) Vị trí địa lý, diện tích của từng vùng là những đặc điểm tự nhiêncó thể tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau có tác động đến việc khai thác các nguồn tài nguyên cho sự phát triển du lịch Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc trưng chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội và cả những đặc điểm riêng biệt của từng vùng Đây chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái địch cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền 1.2.3.3 Sức hấp dẫn (Attractions) Tính hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng hình ảnh của điểm đến du lịch Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: sự hấp dẫn; các tiện nghi; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển; dịch vụ khách sạn Một quan điểm khác cho rằng, các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: Những đặc điểm cơ bản, nguyên thủy của điểm đến: khí hậu, môi trường sinh học, văn hóa và kiến trúc truyền thống đó chính là những điều kiện cần để khách du lịch chọn điểm đến; Những đặc điểm khác của điểm đến du lịch: các khách sạn, vận chuyển, nơi vui chơi giải trí đó là điều kiện đủ để tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hay có thể phân chia các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, kiến trúc, phong cảnh thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử; các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán v.v Nhân tố tâm lý xã hội tại điểm đến du lịch đó là sự hiếu khách và tính thân thiện của cộng đồng dân cư sở tại, các sự kiện văn hóa, cuộc sống ban đêm và vui chơi giải trí, tính mới lạ của điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận, các món ăn và sự yên tĩnh, môi trường chính trị, xã hội và giá cả; Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch được thể hiện ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đi tới điểm du lịch với nguyên tắc: “Dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiện nghi” Tính hấp dẫn của điểm du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội tại điểm du lịch như : vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức cộng đồng Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 dân cư về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch v.v Tính hấp dẫn du lịch là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm cấp khách(nơi có khách du lịch tiềm năng) đây là yếu tố quan trọng nhất Lực hút(sức thu hút) này bao gồm: sự phù hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; sức chứa; sự phát triển các loại dịch vụ phục vụ khách tại điểm đến du lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức các loại hình du lịch v.v Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại các điểm đến du lịch Sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của các nhân tố như: hình ảnh về điểm đến, giá trị cảm nhận về chất lượng cả sản phẩm hữu hình và vô hình được trải nghiệm và tiêu dùng tại điểm đến, lòng hiếu khách và thái độ ứng xử của cộng đồng dân cư Vì thế, việc nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch sẽ biết được sự trung thành của khách đối với điểm đến du lịch hoặc một quốc gia Họ có thể trở lại điểm đến du lịch hàng năm hoặc 2-3 lần trong một năm 1.2.3.4 Tiện nghi phục vụ du lịch (Amenities) Đó là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch, nó có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch Để là điểm đến du lịch hấp dẫn cần có vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế Ngoài ra còn có các cơ sở khác như mua sắm, rạp hát, rạp xiếc, các cơ sở về thể thao(sân bóng đá, sân golfs, sân tenis, bowling…v.v), các cơ sở chăm sóc sức khỏe(massage, tắm bùn, bể bơi nước khoáng v.v) Các cơ sở phục vụ sinh hoạt như: mạng Internet, nơi đổi tiền, thanh toán bằng thẻ v.v Tất cả những vấn đề trên tạo cho khách một tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và tham gia vào các hoạt động tại điểm đến du lịch 1.2.3.5 Khả năng tiếp cận điểm đến (Accessibility) Khả năng tiếp cận được định nghĩa là khả năng tiếp cận một địa điểm so với một địa điểm khác Trong bối cảnh này, khả năng tiếp cận đề cập đến việc dễ dàng tiếp cận các điểm đến Những người ở những vị trí dễ tiếp cận hơn sẽ có thể đến các hoạt động và điểm đến nhanh hơn những người ở những vị trí khó tiếp cận Sau này sẽ không thể đến cùng một lượng địa điểm trong một khoảng thời gian nhất định Khả năng tiếp cận xác định khả năng tiếp cận và cơ hội bình đẳng Ví dụ, mức độ tiếp cận giao thông công cộng (PTAL) ở Vương quốc Anh là một phương pháp lập kế hoạch giao thông xác định mức độ tiếp cận của các vị trí địa lý liên quan đến giao thông công cộng 1.2.3.6 Dịch vụ bổ sung tại điểm đến (Ancillaries) Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của khách du lịch Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong hành trình du lịch của du khách Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Dich vụ bổ sung tạo điều kiện cho khách vui chơi giải trí Đây chính là yêu cầu lớn nhất mà khối dịch vụ bổ sung cần phải đáp ứng cho du khách nhằm giảm bớt căng thẳng trong công việc đời thường, giúp khách tiêu khiển những thời gian nhàn rỗi và tạo ra sự hưng phấn trong thời gian khách lưu trú tại điểm du lịch 1.2.3.7 Khả năng chi trả (Affordability) Ngày nay, kinh tế ngày một phát triển, năng suất lao động ngày càng cao và mức sống của con người ngày càng được cải thiện do vậy họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong và ngoài nước Có tài nguyên du lịch nhiều chưa chắc phát triển du lịch nếu như nền kinh tế còn lạc hậu và khách du lịch của nước đó không có khả năng thanh toán cho nhu cầu du lịch Khi rời nơi lưu trú thường xuyên để đi du lịch, khách du lichjn luôn là những người tiêu dùng nhiều loại dịch vụ, hàng hóa Vậy họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ để biến nhu cầu đi du lịch thành nhu cầu có khả năng thanh toán 1.2.3.8 Các hoạt động phục vụ du lịch (Activites) Tổ chức nhiều chương trình, họat đông nhằm tận dụng tối đa các hoạt động kich cầu, các sự kiện quy mô lớn , tổ chức tuần lễ văn hóa, thể thao , liên hoan các nhóm nhảy, biểu diễn dân vũ,., hội chợ, mở các cuộc triển lãm… để truyền thông, quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người, tài nguyên thiên nhiêm, bản sắc văn hóa các dân tộc… Đây là những hoạt động có ích phục vụ du lịch nhằm kích cầu du lịch nhất là sau đại dịch Covid 1.2.3.9 Cơ sở lưu trú (Accomodation) Lưu trú là một trong những hoạt động quan trọng của du lịch Cơ sở lưu trú du lịch là những đơn vị cung ứng dịch vụ chính của lĩnh vực du lịch: lưu trú và nhiều dịch vụ bổ sung khác, có liên quan trực tiếp đến con người, liên quan đến nhiều ngành nghề Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động có điều kiện Loại hình CSLTDL tại Việt Nam ngày càng phong phú Ngoài khách sạn và nhà nghỉ du lịch là hai loại hình chủ yếu, đã xuất hiện những loại hình: căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, làng du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch Sự tăng trưởng của khách du lịch quốc tế và nội địa đã tạo nhu cầu cao về CSLTDL, tăng cơ hội cho các nhà đầu tư và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong lĩnh vực này Tại những điểm đến hấp dẫn du lịch, những địa danh gắn liền với các khu du lịch quốc gia, nơi được xác định có giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc và độc đáo, nơi có di sản thiên nhiên, di sản văn hóa được UNESCO công nhận, có giá trị sinh thái như biển, núi, hồ… với đặc điểm địa hình, khí hậu lý tưởng cho sự sống và thụ hưởng của con người, những hệ thống CSLTDL đang đón nhận lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa 1.2.3.10 An ninh, an toàn của điểm đến (Peace & Stability) Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Yếu tố an ninh, trật tự xã hội bao gồm câc vấn đề ổn định chính trị, trật tự, bài truwg tệ nạn xã hội, bảo hiểm sinh mạng cho khách Vấn đề an ninh là yếu tố quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch Một vùng, một nước thiếu an ninh, an toàn thì ngành du lịch không phát triển Bảo vệ tính mạng cho du khách là vấn đề cực kỳ quan trọng Du khách là mục tiêu tấn công phổ biến của các tổ chức chính trị đối lập của các băng nhóm tội phạm ở nhiều quốc gia nên việc đảm bảo an ninh cho khách du lịch là điều tất yếu và cần thiết 1.2.3.11 Hình ảnh điểm đến (Positive Image) Hình ảnh điểm đến là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp hiểu được nhận thức của du khách cũng như phản ánh những giá trị cốt lõi và tạo nên định vị thương hiệu của một điểm đến Vì vậy, đây chính là yếu tố thể hiện sự thành công hoặc thất bại trong hoạt động quản lý điểmr đến Theo một số nghiên cứu, hình ảnh điểm đến được định nghĩa là “tất cả những kiến thức khách quan, định kiến, tưởng tượng và suy nghĩ về mặt cảm xúc của một cá nhân hoặc một nhóm người về một địa điểm” (Lawson và Baud Bovy, 1977) Hoặc theo Murphy, Pritchard và Smith (2000), hình ảnh điểm đến là “tổng thể những liên tưởng và thông tin liên quan đến một điểm đến, bao gồm những bộ phận cấu thành nên điểm đến và nhận thức của cá nhân” Từ đó, có thể hiểu hình ảnh điểm đến là những nhận thức tổng thể, ấn tượng cá nhân của du khách đối với một điểm đến thông qua kiến thức, thông tin tìm hiểu hoặc trải nghiệm thực tế của họ về điểm đến đó 1.2.3.12 Chính sách du lịch của điểm đến (Tourism Plicies) Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của điểm đến Các nhóm chính sách chủ yếu sau: + Chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu + Chính sách phát triển du lịch bền vững: khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch, mô hình “3R”; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 hoạt động du lịch Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường + Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật của vùng, quốc gia + Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch; + Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, chương trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; tạo điều kiện di chuyển, chuyển đổi nghề nghiệp; hình thành mã ngành đào tạo du lịch ở các cấp đào tạo; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực + Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; quảng bá những thương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm + Chính sách phát triển du lịch cộng đồng:Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG HẤP DẪN CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẠ LONG 2.1 Giới thiệu về du lịch thành phố Hạ Long Thành phố Hạ Long là 1 thành phố được đặt theo tên của vịnh Hạ Long, vịnh biển nằm ở phía nam thành phố và là một di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam Tên "Hạ Long" (chữ Hán: 下龍) nghĩa là "con rồng bay xuống" Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai cũ Ngày 10 tháng 10 năm 2013, thành phố được công nhận là đô thị loại I Trước đây, địa giới hành chính trên đất liền của thành phố bị chia tách bởi vịnh Cửa Lục, khu vực phía bắc vịnh khi đó thuộc địa phận huyện Hoành Bồ Cầu Bãi Cháy (trước năm 2006 là bến phà Bãi Cháy) là tuyến giao thông duy nhất kết nối trực tiếp hai bên bờ của thành phố lúc bấy giờ Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sau khi sáp nhập với huyện Hoành Bồ, Hạ Long trở thành thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, địa giới hành chính trên đất liền của thành phố trở thành một khối Hạ Long là thành phố nằm ở trung tâm của Tỉnh Quảng Ninh Sau khi được sáp nhập với huyện Hoành Bồ, vị trí địa lý Hạ Long đã thay đổi Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả, phía Tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp với tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ, phía Nam giáp với huyện Cát Hải, TP Hải Phòng và Vịnh Hạ Long Đầu năm 2020, thành phố Hạ Long chính thức sáp nhập với Huyện Hoành Bồ, thành lập phường Hoành Bồ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số thị trấn Trới Nâng tổng số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc lên 33 bao gồm 21 phường và 12 xã Dân số: 300.267 người (số liệu năm 2019); Mật độ: 268 người/km² Thành phố Hạ Long có diện tích 1.119,36 km², dân số năm 2018 là 300.267 người, mật độ dân số đạt 268 người/km² Diện tích tự nhiên của thành phố bao gồm phần diện tích trên đất liền và hàng trăm đảo đá vôi trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long Như vậy, hiện nay Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, lớn hơn diện tích 3 tỉnh nhỏ nhất là Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên và xấp xỉ diện tích của thành phố trung ương Đà Nẵng Theo thống kê năm 2019, dân số thành phố là 322.710 người Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh và được mệnh danh là thành phố du lịch, trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long Tỉnh cũng được kết nối với 4 cảng biển quốc tế: Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai và Vạn Gia Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, là mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, là trung tâm du lịch của tỉnh với sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch biển, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với các loại hình du lịch khác Khi đến Hạ Long không ai là không biết đến Vịnh Hạ Long đây chính là thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Vịnh Hạ Long- một vùng biển đảo kỳ vĩ nằm trên dải hành lang ven biển vùng Đông - Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Đông, là một phần trong hệ thống tài nguyên biển đảo của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 1.553km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo đẹp, hệ thống hang động kỳ thú, là những giá trị độc đáo giúp Vịnh Hạ Long là khu vực duy nhất ở Việt Nam cũng như ít có trên thế giới 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất Có thể coi thương hiệu Vịnh Hạ Long chính là một trong những thế mạnh/lợi thế so sánh phát triển du lịch lớn nhất của Quảng Ninh Thương hiệu Vịnh Hạ Long đã mang lại cho Quảng Ninh những lợi thế so sánh đối với các địa phương khác trong cả nước Cho đến nay, Vịnh Hạ Long cùng với cố đô Huế là những điểm đến được ưu tiên lựa chọn hàng đầu của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam - Vịnh Hạ Long là một tài nguyên du lịch đặc sắc có nhiều giá trị nổi trội mang tầm quốc tế: Năm 1994 Vịnh Hạ Long được UNESCO đưa vào danh mục Di sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về thẩm mỹ Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ 2 được UNESCO ghi nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị địa chất điển hình Tháng 7 năm 2003, Vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất hành tinh Năm 2011, Vịnh Hạ Long tiếp tục được Tổ chức New 7 Wonders bầu chọn là một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, ngoài những giá trị điển hình về thẩm mỹ và địa chất, không gian Vịnh Hạ Long còn chứa đựng rất nhiều giá trị sinh học, lịch sử và văn hoá vật thể và phi vật thể với nhiều truyền thuyết dân gian Ngoài ra trong không gian rộng lớn của vịnh Hạ Long còn tồn tại nhiều làng chài truyền thống nơi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa cộng đồng rất độc đáo Những giá trị này đang được các cơ quan chức năng và ngành du lịch Quảng Ninh nghiên cứu khai thác, phát huy Tất cả những giá trị nói trên là nền tảng hiện thực để xây dựng, phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch trong hiện tại và tương lai 2.2 Khả năng hấp dẫn của điểm đến du lịch thành phố Hạ Long (sử dụng nguyên tắc CLAPPPPP….) 2.2.1 Sức chứa của điểm đến Sức chứa của điểm đến du lịch được hiểu đơn giản chính là số lượng người tối đa có thể sử dụng một vị trí du lịch mà không làm nơi đó bị hủy hoại môi trường tự nhiên và không làm ảnh hưởng đến các kinh nghiệm thu nhận được của du khách Theo Tổ chức du lịch thế giới, sức chứa của một điểm đến là mức độ sử dụng hoặc phát triển du lịch tối đa mà điểm đến có thể hấp thu (chấp nhận) mà không tạo ra sự phá hủy môi trường tự nhiên và các vấn đề kinh tế - xã hội đồng thời không làm giảm chất lượng và kinh nghiệm thu nhận của khách Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com)