1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chọn trên báo bất kỳ 5 hiện tượng chệch chuẩn mực ngôn ngữ bằng lý thuyết (lý luận) hãy đánh giá vai trò và sức tác động của hiện tượng chệch chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chọn Trên Báo Bất Kỳ 5 Hiện Tượng Chệch Chuẩn Mực Ngôn Ngữ Bằng Lý Thuyết (Lý Luận) Hãy Đánh Giá Vai Trò Và Sức Tác Động Của Hiện Tượng Chệch Chuẩn Mực Ngôn Ngữ Trên Báo Chí
Tác giả Trần Thu Hương
Người hướng dẫn PGS. TS. Vũ Quang Hào
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo Chí CLC
Thể loại cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 741,1 KB

Nội dung

Giải quyết tốt mối tương quan đó giữa cái đúng và cái thích hợp chính là người viết đã đạt đến sự thành công và cái tài của nhà văn, nhà báo trong việc dung ngôn từ có đạt được hay không

lOMoARcPSD|38842354 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -—&– - CUỐI KÌ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Sinh viên : Trần Thu Hương Mã sinh viên : 21030040 Lớp : QH-2021-X - BC.TT23 Ngành học : Báo Chí CLC Giảng viên : PGS TS Vũ Quang Hào Hà Nội, 2022 0 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 ĐỀ BÀI .2 I CÁC HIỆN TƯỢNG CHỆCH CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ 3 1 Chuẩn mực ngôn ngữ 3 2 Các hiện tượng chệch chuẩn mực ngôn ngữ 3 3 Vai trò, sức tác động của chệch chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí .7 II CHẤT LIỆU CỦA NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH 9 1 Hình ảnh .10 2 Âm thanh 11 3 Chữ .13 4 Đồ hoạ 13 III BÁO IN ĐA HƯỚNG NHÌN 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 ĐỀ BÀI Câu 1: a Chọn trên báo bất kỳ 5 hiện tượng chệch chuẩn mực ngôn ngữ Bằng lý thuyết (lý luận) hãy đánh giá vai trò và sức tác động của hiện tượng chệch chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí b Chọn 1 clip bất kỳ trên truyền hình Thông qua đó phân tích những chất liệu làm nên ngôn ngữ truyền hình Câu 2: Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau đây: a Chọn 1 đề tài bất kỳ, lên đề cương kịch bản để làm 1 phóng sự 2 phút 30s về đề tài đó b Chọn 1 đề tài bất kỳ, để tổ chức 1 bài báo in đa hướng nhìn 2 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 I CÁC HIỆN TƯỢNG CHỆCH CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ 1 Chuẩn mực ngôn ngữ: Theo PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn Ngôn ngữ báo chí, chuẩn mực của ngôn ngữ (chuẩn ngôn ngữ) cần được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng Mặt khác, chuẩn phải phù hợp phát triển nội tại của ngôn ngữ Tức là chuẩn mực ngôn ngữ phải dựa trên quy luật phát triển và biến đổi của ngôn ngữ; bên cạnh đó còn phải dựa vào thực tế thời đại, sự phát triển của xã hội, từng thời kỳ lịch sử Chuẩn ngôn ngữ bao gồm 2 nội dung căn bản, đó là cái đúng và sự thích hợp Cái đúng hay còn gọi là tiêu chuẩn đúng phép tắc được cộng đồng ngôn ngữ hiểu và chấp nhận, là một trong những điều kiện để thừa nhận tính chuẩn mực cùa ngôn ngữ Tuy nhiên dù tiêu chuẩn đó được đánh giá lựa chọn thì cũng không thể đạt đến sự nhất trí hoàn toàn Tiêu chuẩn chỉ là quy ước và chỉ dẫn không phải là luật hay quy định do đó không loại trừ những trường hợp cá nhân có sự lựa chọn đạt đến trình độ sáng tạo nghệ thuật và được cộng đồng đón nhận Cái đúng mới chỉ là một mặt của chuẩn mực Chuẩn mực còn cần phải thích hợp vì thông tin đúng mà không thích hợp thì hiệu quả thông tin kém Cái thích hợp còn có vai trò nâng cao giá trị thẩm mĩ cùa ngôn từ Hai nội dung của chuẩn ngôn ngữ có mối quan hệ hữu cơ trong quá trìnhsử dụng ngôn ngữ làm cho giao tiếp bằng ngôn ngữ đạt đến hiệu quả cao nhất Giải quyết tốt mối tương quan đó giữa cái đúng và cái thích hợp chính là người viết đã đạt đến sự thành công và cái tài của nhà văn, nhà báo trong việc dung ngôn từ có đạt được hay không cũng chính là ở đó 2 Các hiện tượng chệch chuẩn mực ngôn ngữ a, Phóng sự “Mùa… cầm đồ” của tác giả Yến Trinh – Báo Tuổi trẻ Đây là một tác phẩm phóng sự báo chí được đăng tải vào ngày 10/12/2022 bắt nhịp nhanh với những sự kiện của thời cuộc vào những dịp bóng đá và cuối năm như thế này Trong bài báo, tác giả không chỉ phản ánh được sự kiện nổi bật hiện nay, thực trạng cầm đồ, lý do cầm đồ; những câu chuyện, tình huống nổi bật Ngôn ngữ phóng sự kết hợp cùng ngôn ngữ đời sống khiến cho bài báo trở nên thú vị và thu hút hơn Phóng sự có 3 đặc điểm đặc trưng và tác phẩm trên đã đáp ứng được cả 3 đặc trưng đó: • Phóng sự thông tin về người thật, việc thật vụ việc cầm đồ đang diễn ra; cố gắng thẩm định hiện thực đó • Phóng sự là thể loại báo chí có ngôn ngữ sinh động giàu sức biểu đạt Bằng ngôn ngữ đời thường thú vị nó đã thu hút những người xem nhấn vào đọc ngay từ Tít bài 3 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 • Trong phóng sự này, cái tôi trần thuật khách quan rất logic và chặt chẽ Đây là một vấn đề xã hội không to lớn và cũng không mới tuy nhiên cũng là vấn đề nhức nhối trong cuộc sống Bài báo phóng sự chỉ đơn thuần phóng sự không dạy dỗ hay răn đe, chỉ như một bài viết hài hước mà đánh trúng tâm lý của người trong cuộc Từ đầu tới cuối bài phóng sự đều chỉ đơn thuần là chia sẻ lại những câu chuyện nhưng nó chính là hiện thực, là vấn đề của nhiều người, những câu chuyện khiến người đọc cảm giác như mình cũng ở trong đó mà không hề bị cứng nhắc, khuôn mẫu như một bài phóng sự phản ánh thông thường Bài viết này không có số liệu, dẫn minh chứng hay phân tích mà tác giả dùng những giọng văn rất thân thuộc đời thường như đang kể một câu chuyện Tác giả cũng khéo léo tạo ra những sự chệch chuẩn gần gũi: Mùa… cầm đồ, gửi tạm, nướng vào bóng, những trái tim nhiệt huyết … cờ bạc, v.v… Dù chỉ là những thứ vốn có nhưng tác giả vẫn xây dựng dợc một bài viết rất thú vị: Tiệm cầm đồ đêm đêm rộng cửa phục vụ dân mê đỏ đen Tình hình kinh tế khó khăn cũng "dắt" nhiều người đem đồ của mình ra tiệm Nếu chỉ đọc một đoạn sẽ thấy bài viết rất hài hước và thú vị nhưng nếu đọc hết cả bài viết ấy sẽ cảm nhận được một nỗi xót xa với thời đại, với con người của tác giả Nhìn chung, phong cách ngôn ngữ trong bài viết này khá giống với phong cách ngôn ngữ phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân, luôn đi liền với thực tế, sáng tạo cái mới từ “cái cũ” b, Ký sự chân dung “Chưa bao giờ tôi nghe thầy nói về tiền tài, địa vị” của tác giả Nguyễn Hồng Sơn – Báo Vietnamnet Bài ký sự được đăng tải ngày 15/11/2022 được viết vào dịp tri ân Thầy cô 20/11 Bài viết này về cơ bản vẫn mang những đặc điểm cơ bản của một ký sự chân dung phản ánh một con người thật luôn hết lòng vì học sinh Bài báo này là một bài tâm sự tới từ vị trí người tác giả cũng vừa là một ký sự về người thầy Tác giả phác hoạ chân dung nhân vật rất giản dĩ, đời thường nhưng rất thu hút người đọc Nhờ ngôn ngữ giàu chất văn chương, người đọc có thể cảm nhận rất rõ một người thầy luôn tận tâm vì học sinh của mình, vì tương lai của đất nước Đọc tác phẩm này người đọc sẽ dễ dàng nhận diện chân dung con người đầy tri thức và tài năng Khác biệt hẳn so với các bài ký sự khác, bài viết này không có yếu tố khoa học hay lập luận cũng không quá sắc bén nhưng chính sự chân thành trong cách viết đã đưa bài viết này tới gần công chúng và cũng chính điều đó đã tạo nên sự độc đáo riêng trong cách khắc hoạ chân dung của tác giả Thể loại ký sự chân dung nói chung có rất nhiều trên các mặt báo nhưng để tìm một bài báo mang đến sự khác biệt, không chỉ là cung cấp thông tin một cách đơn thuần thì lại là điều 4 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 khó Do vậy tác phẩm trên cũng chính là một sự “mới mẻ” trong những tác phẩm trăm bài như một c, Bài báo “Nơi chưng cất giá trị văn hóa vượt thời gian” của tác giả An Đào – Báo Nhân dân Bài báo được đăng tải vào ngày 29/11/2022 về Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Một bài báo thu hút ngay từ khi đọc tiêu đề của nó trong hàng loạt các bài báo về du lịch Những cảm nhận đầu tiên khi đọc bài báo này đó chính là một lối hành văn hoài niệm, dễ hiểu nhưng rất có sự đầu tư, sâu lắng Nhờ các khắc hoạ của tác giả mà địa điểm du lịch này trở nên hấp dẫn hơn, không bị nhàm chán và tạp nham với giọng điệu giới thiệu địa danh thô cứng và nhàm chán Bài báo này được tác giả đầu tư rất tỉ mỉ từ những kiến thức sử học, những hán tự, văn tự cổ, giải thích phân tích các chi tiết lịch sử, đưa người đọc về với quá khứ, cảm nhận rõ ràng hơn về một lịch sử đầy tự hào và thú vị Bên cạnh đó, xen lẫn những cảm xúc lồng vào câu chữ khiến người đọc càng hình dung chi tiết hơn về cảm xúc mà người viết muốn truyền tải và hình ảnh ráng lệ, hùng vĩ của di tích lịch sử này Có thể thấy tác giả đặt rất nhiều tâm tư và nhiệt huyết để viết ra một bài báo như vậy Bài báo để mà nói thì không thoát hẳn ra khỏi cách viết báo công nghiệp thời nay tuy nhiên đã có những nét đặc trưng, có cảm xúc riêng, có sự chân thành và đầy tâm huyết của tác giả Đây chính là điểm khiến bài báo khác biệt rất nhiều so với các bài báo còn lại d, Góc nhìn “Mảnh vườn của hàng xóm” của nhà báo Phạm Trung Tuyến – VnExpress Tác phẩm được đăng tải ngày 21/12/2021 đã thu hút được rất nhiều người đọc và tham gia bàn luận Một tựa đề rất thôn quê gần gũi thế nhưng là đang nhắc tới một vấn đề xã hội nhức nhối đó là tình trạng ùn ứ và lệ thuộc của nông sản Việt mỗi dịp cuối năm khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Với góc nhìn thú vị cùng văn phong phóng khoáng gần gũi, tác giả vừa nêu bật lên được tình trạng nhức nhối của thị trường nông sản Việt lại vừa khiến độc giả cảm nhận được sự trăn trở và xót xa của người viết đối với chính nền nông nghiệp nước nhà Bài viết này có đặc trưng của một thể loại tuỳ bút báo chí vì người viết dễ dàng mượn ngoại cảnh để thổ lộ tâm tư của mình một cách có ý thức, có hệ thống, qua đó truyền tải đến người đọc bằng ngôn ngữ của báo chí 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Sử dụng những ngôn từ rất thông dụng đời thường gắn liền với thôn xóm để dễ dàng truyền tải tới tất cả các đối tượng nhưng không hề bỏ quên việc cung cấp thông tin chính là thành công của tác phẩm này khiến nó trở nên khác biệt với những bài viết thông thường e, Bài báo “Khéo mua quan sẽ giỏi bán chức” của tác giả Nguyễn Tấn Tuân – Báo Quân đội nhân dân Bài báo được đăng tải ngày 06/12/2022 dưới dạng một tiểu phẩm Cách đột phá của bài báo này chính là dù phản ánh vấn đề chính trị xã hội thì giọng văn vẫn rất gần gũi và cách xây dựng bài báo độc đáo Từ tên tít ta đã thấy được một giọng điệu hài hước và có chút châm biếm của tác giả Bài viết được xây dựng theo cách viết tiểu phẩm phản ánh hiện thực để từ đó nhắc nhở những người gọi là “cán bộ” rằng “Chức tước phù vân, danh thơm còn mãi” Các dùng từ của người viết rất thú vị như “chia sẻ tý lộc” vì năm nay “lộc về nhiều”, buộc lòng phải “đón nhận” một cách cưỡng ép và đau đáu tìm cách trả lại, cảm ơn cái chức “be bé”, v.v… Qua giọng điệu hóm hỉnh pha lẫn châm biếm của tác giả, người đọc cũng có thể cảm nhận được sự lên án và phản đối lề thói, tình trạng xấu này trong xã hội Bằng lối suy nghĩ thú vị và các viết độc đáo, bài viết đã đem tới cho người đọc những cách nghĩ thú vị hơn, tiếp nhận được những triết lý độc đáo, và cũng nhằm góp phần lên án mạnh mẽ cái “phong tục” đầy sâu mọt trong xã hội f, Bài báo “Tầm nhìn chiến lược để bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long” của tác giả Giang Nam – Báo Nhân dân Bài báo được đăng tải ngày 04/12/2022 về di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội Bài báo này với vấn đề tầm nhìn chiến lược tuy nhiên lại không hề thô cứng, máy móc và lý thuyết Với bút pháp đầy chất văn chương, bài báo đã thu hút và lôi kéo sự tò mò của người đọc ngay từ dòng đầu tiên “Mỗi lần khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long là một lần những bí ẩn về cung điện, đền đài xưa được giải mã, đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi mới cần giải đáp, nhất là khi những tầng di tích lịch sử, văn hóa chồng lấp lên nhau dưới những hố khai quật” Mỗi một câu được tác giả viết đều là tấm lòng nhân văn, cảm thông và trăn trở Tác giả trăn trở về một di tích lịch sử đầy hào hùng của dân tộc đang dần bị huỷ hoại, tò mò thích thú với lịch sử dân tộc và đau xót nếu chậm trễ việc nghiên cứu, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long; cảm thấy có lỗi với tiền nhân, vừa có lỗi với nhân dân Bên cạnh chất văn chương bài báo này cũng rất logic và khoa học trong cách xây dựng lập luận, đưa ra các dẫn chứng và những kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học chứng minh làm rõ Nhưng bằng giọng văn gần gũi, cách gửi gắm thông điệp đầy chân thành của mình bài 6 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 báo vẫn truyền tải một cách dễ hiểu và thấm thía tới người đọc những tri thức chuyên ngành thú vị Độc giả có thể hiểu rõ hơn về những kiến thức, nắm được những thông tin liên quan tới Hoàng Thành Thăng Long nhưng cũng phần nào cảm nhận được nỗi xót xa, đau đáu và trăn trở của chính người viết Đây là một trong những bài báo rất “độc, lạ” và thu hút người đọc, giải thoát người đọc khỏi những bài “viết mỳ ăn liền” hay những bài báo cung cấp số liệu giải pháp đơn thuần 3 Vai trò, sức tác động của chệch chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí Chức năng giao tiếp dẫn tới sự thống nhất mã ngôn ngữ Ngược lại, chức năng biểu hiện dẫn tới sự đa dạng mã ngôn ngữ Ngôn ngữ báo chí mang cả hai chức năng trên Nếu chỉ dừng lại ở cách diễn đạt có tính chất khuôn mẫu thì khó tránh khỏi sự khô cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt Báo chí hiện đại hướng tới những đối tượng ngày càng sáng tạo và mới mẻ do đó chuẩn ngôn ngữ dần trở thành một chuẩn mực thô cứng trên các báo Do đó sự phát triển của các kênh thông tin ngày càng nhiều hơn và nó cũng chính là yếu tố tác động để báo chí ngày một sáng tạo hơn Hiện nay người xem không chỉ là đơn thuần tiếp thu nội dung thông tin trên các mặt báo nữa, họ đọc nhiều văn chương hơn, họ thấu hiểu và đồng cảm nhiều hơn, họ muốn thảo luận nhiều hơn do đó sự chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí sẽ tạo ra những bài báo thú vị hơn chứa đựng những góc nhìn mới mẻ của tác giả nhưng vẫn không mất đi thông tin cần cung cấp, tạo ra nhiều cơ hội hơn để thảo luận cộng đồng Tính chuẩn mực tiên quyết của ngôn ngữ báo chí không loại trừ sự sáng tạo cá nhân của nhà báo với tư cách là sự đi chệch chuẩn Chệch chuẩn gắn liền với phong cách nhà báo, là hết sức cần thiết, chệch chuẩn có thể tạo ra sự hấp dẫn của bài báo Với bất cứ một nhà báo nào cũng đều muốn khẳng định bản thân mình, tạo ra dấu ấn và nét riêng trong sự nghiệp báo chí Do đó bên cạnh việc tuân theo chuẩn mực ngôn ngữ, mỗi bài báo vẫn nên mang đặc điểm riêng những nét văn phong đặc biệt của tác giả đó Chệch chuẩn là cơ hội để một tác giả khẳng định tên tuổi, vị thế của mình, khám phá ra con người cá tính của riêng mình Và đây cũng là cơ hội để kết nối cộng đồng những người cùng suy nghĩ, hoài bão, cá tính giống nhau gặp nhau Chuẩn ngôn ngữ có những quy luật và cách sử dụng, chúng tồn tại khách quan trong một giai đoạn đối với một cộng đồng người và có tính chất bắt buộc tương đối Nhưng do ngôn ngữ luôn luôn vận động nên bên cạnh cái chuẩn chung luôn tồn tại những biến thể Trong số những biến thể có những cái được gọi là chệch chuẩn - chênh ra khỏi chuẩn mực, trên cơ sở nắm vững cái “chuẩn”, chứ không phải là cái sai Thế giới luôn không ngừng vận động và sự chệch chuẩn chính là sự tiên phong của cái mới, kế thừa và tiếp thu cái tốt loại bỏ cái xấu cái lạc hậu bảo thủ, nhất là với báo chí Đối tượng của báo chí sẽ luôn vận động thay đổi phù hợp với thời đại do đó sự chệch chuẩn còn có thể coi là sự tiên phong mở đầu của cái mới Sự chệch 7 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 chuẩn mở ra một thời đại mới cho báo chí truyền thông với cách viết phóng khoáng, tự do và những cách nhìn mới Chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí có thể tạo ra những từ ngữ mới, khái niệm mới, định nghĩa mới và quan điểm thẩm mỹ xã hội mới Nó có thể dẫn dắt xã hội tới một thời đại tân tiến hơn những gì mà mình nghĩ rằng nó không thể Giống như trong nghệ thuật ở thời kỳ của chủ nghĩa cổ điển, Marcel Duchamp đã phá vỡ những luật lệ, những định kiến thô cứng của nghệ thuật chỉ là những điều đẹp đẽ và to tát bằng cách trưng bày tác phẩm “Foutain” – một chiếc bệ bồn cầu Mở ra một thời đại mới trong nghệ thuật đó là thời kỳ Khai sáng – thời đại phá bỏ những quy tắc khuôn mẫu, hướng tới những điều bình dị, những con người cá nhân nhỏ bé Hay trong văn học, Hồ Xuân Hương chính là một hiện tượng chệch chuẩn mực tiêu biểu của thời đại văn học lúc bấy giờ Thời đại ấy ngay cả việc một người phụ nữ được học hành thi cử thôi cũng là điều khó khăn chứ không nhắc tới chuyện bà ấy có thể sáng tác thơ như vậy Thơ Xuân Hương không chỉ có tiếng cười, giọng đùa vui mà còn có điệu buồn len vào đó Cái vui làm chứng cho sự thiết tha Nhưng trái lại cái buồn cũng chẳng phải vô nghĩa Cái buồn đánh bóng cho cái vui nổi lên Thơ bà nêu cao tính dân tộc: “Những yếu tố dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong người lao động, tồn tại của dân chủ thị tộc trong khuôn khổ làng xã, ý thức tự do nơi tầng lớp thị dân, đặc biệt là truyền thống nhân đạo lâu đời của dân tộc, chưa nói những kích thích ban đầu từ phương Tây tư bản đến những đóng góp nào đó của các hệ tư tưởng ngoại lai từ xưa” Xuân Hương tuyệt nhiên không bao giờ mượn một hình ảnh sáo cũ, một điển tích xưa của văn chương ngoại lai Bà đi sát với thực tại, thấu hiểu ý tình của sự vật nên phát huy được những rung động cực kỳ tinh tế và diễn đạt bằng những hình ảnh độc đáo, bất ngờ, một sự vật tầm thường đến đâu cũng gây được cảm xúc Đó chính là những điều đặc biệt trong văn chương thơ ca cảu riên bà và tạo nên một dấu mốc chệch chuẩn giữa một thời đại khuôn phép và định kiến như vậy Chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí cũng vậy chẳng có gì là đúng hay là sai mãi mãi, nó chỉ là qui ước của một thời đại nào đó và nó có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào bởi bất cứ ai Có những sự chệch chuẩn mà sẽ không được sự chấp thuận của một số người vì họ cho rằng nó không đúng với quy tắc chuẩn mực của họ, nhưng sự chệch chuẩn đó vẫn tồn tại vẫn được công nhận bởi nhiều người, bởi công chúng và xã hội Sự chệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí sẽ giúp phá vỡ đi những lề thói, những sự bảo thủ trong quan niệm cũ và giúp xã hội ngày một phát triển hơn Sự chệch chuẩn có sự tác động lớn hơn nhiều so với những điều chuẩn mực Nó mang sự khác biệt dễ dàng thu hút công chúng Bằng những phong cách khác nhau mà nó có thể dẫn dắt những đối tượng khác nhau trong thông tin Về mặt tích cực sự chệch chuẩn sẽ tạo nên những thứ tốt đẹp hơn ví dụ như báo tiểu phẩm hay tuỳ bút nhưng nếu chệch chuẩn theo hướng 8 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 tiêu cực rất dễ gây ra những cái nhìn phiến diện, thao túng tâm lý người đọc và tạo nên những hậu quả không thể lường trước được Với những vấn đề xã hội sự chệch chuẩn có thể tác động mạnh mẽ tới mức khiến cho bộ phận dư luận phản đối hoặc đồng tình một điều gì đó thậm chí đứng lên đấu tranh vì nó Tất nhiên bên cạnh những ưu điểm sự chệch chuẩn mực cũng có những hạn chế của nó Có những sự chệch chuẩn mực không sai nhưng ảnh hưởng của nó đến với công chúng và người đọc là sai lệch Chệch chuẩn mực mang nhiều phong cách ngôn ngữ, suy nghĩ cá nhân, cách biểu đạt vấn đề của nhà báo hơn do đó việc đặt cảm xúc cá nhân hay có cái nhìn sai lệch dễ khiến cho bộ phận những người đọc tiếp nhận và ảnh hưởng xấu Ngoài ra có những tiền đề, chuẩn mực xã hội được tạo nên từ những người tiên phong chệch chuẩn mực cũ Nếu như sự chệch chuẩn mực đó không tốt, không tích cực rất có thể dẫn đến một thời đại lạc hậu, phiến diện, bảo thủ Và có những sự chệch chuẩn sẽ phải trả giá rất nhiều để thay đổi chuẩn mực cũ Kết luận Trong thời đại sáng tạo ngày nay, nhà báo có thể lựa chọn tự nguyện đóng đinh bản ngã trên cây thập tự đã dựng lên sẵn của vũ trụ ngôn từ hay “tự sinh ra chữ và chữ cũng sinh ra họ”, khẳng định giá trị bản thân đó là bản lĩnh của họ Giống như trong lịch sử thi ca, chúng ta đều thấy một nghịch lý oái oăm xảy ra là những bài thơ thường sống lại sau khi nhà thơ đã chết Phép thử của thời gian bao giờ cũng nghiệt ngã nhưng chẳng thể làm lung lay ý chí của những nhà báo có tài năng và bản lĩnh Do đó chỉ có chính họ mới tự kéo mình khỏi vũng lầy, nguy cơ bị đồng hoá như những đồ vật trong những khuôn mẫu máy móc và nhàm chán II CHẤT LIỆU CỦA NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH 9 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Kích đúp chuột vào hình trên để video có thể chạy hoặc click vào link dưới đây: https://drive.google.com/file/d/10TgkVJMIHcgDfJEv-2u5pUE4SwRRTVpE/view Đây là đoạn video ngắn với nội dung về Dự báo thời tiết và tình hình chống rét đậm rét hại, hạn chế thiệt hại trong mùa đông của người dân huyện vùng cao Bắc Hà được cắt từ chương trình “Việt Nam hôm nay” ngày 03/12/2022 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện Tuy không phải là loại hình ra đời sớm nhưng truyền hình đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong “làng báo chí”, nó đã và đang là phương tiện thông tin hữu hiệu và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày Ngôn ngữ truyền hình là “loại” ngôn ngữ tổng hợp, có ngôn ngữ viết như báo in, ngôn ngữ nói như phát thanh và cả có cả ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh, đó cũng chính là ưu thế của truyền hình - khi cả hình ảnh và âm thanh cùng lúc được chuyển đến người tiếp nhận thông tin Đoạn video đã tận dụng rất tốt các chất liệu của ngôn ngữ truyền hình: hình ảnh, âm thanh, chữ và đặc biệt là đồ hoạ 1 Hình ảnh Đầu tiên là về hình ảnh, nó có ưu thế đặc biệt Đó là tính ghi thực trực tiếp, ra đời nhanh và dễ gây ấn tượng sâu sắc Bên cạnh những đặc điểm chung của nghệ thuật tạo cảnh thì hình ảnh còn mang những đặc điểm riêng Hình ảnh cung cấp thông tin một cách nhanh chóng nhất tới người xem Nhờ có hình ảnh hiểu được tầm nghiêm trọng của vấn đề thời tiết lạnh giá sương muối, sự kiện, sự việc đang diễn ra trên vùng cao Hà Bắc Người xem có thể tận mắt nhìn thấy, chứng kiến cuộc sống của những người ở vùng cao, việc họ chuẩn bị trước mùa rét như thế nào, mọi việc như đang diễn ra trước mắt công chúng Lượng thông tin được truyền tải qua hình ảnh nhiều và dễ nhớ hơn hẳn lượng thông tin truyền tải qua nói và văn bản Nhờ có hình ảnh, thông tin như được “bày ra” trước mắt độc giả Đây chính là điểm mạnh của hình ảnh Và nếu lượng thông tin mà hình ảnh đem lại cho người xem càng nhiều thông điệp, càng giải đáp được nhiều câu hỏi thì hình ảnh ấy càng giá trị Những thông tin trong hình ảnh được người quay phản ánh một cách trung thực, khách quan, thể hiện đúng đặc trưng, thời điểm điển hình của sự việc hạn chế thiệt hại ở vùng cao vào mùa đông Nếu hình ảnh không có thông tin thì không phải hình ảnh đúng nghĩa nhưng nếu chỉ thuần tuý thông tin thì không đủ, vấn đề đằng sau hình ảnh đó chính là hình ảnh chúng ta phải quan tâm 10 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Hình ảnh phản ánh “tư duy chiều sâu” của người cầm máy và biên tập viên Nó là yếu tố mang màu sắc duy lý Hiện thực cuộc sống được thể hiện thông qua một lát cắt nhưng cái quyết định lát cắt đó ý nghĩa hay không không phải là chiếc máy mà là lý trí, tình cảm, sự lay động tình cảm của con người trước hiện thực được phản ánh Với báo in, nếu muốn cung cấp thông tin về sự kiện, quá trình chống rét ở vùng cao người viết cần phải mô tả toàn bộ những chi tiết bằng câu chữ Như vậy dù bài viết có ngắn gọn, xúc tích tới đâu với tuỳ trình độ nhận thức của độc giả sẽ hình dung ra sự việc khác nhau Nhưng với truyền hình thì hoàn toàn khác Ngôn ngữ trên truyền hình là hình ảnh Hình ảnh kết hợp với lời dẫn dắt giải thích chi tiết rõ ràng sự việc sẽ góp phần truyền tải đúng nội dung mà biên tập viên hướng tới Hình ảnh tác động trực tiếp qua mắt con người, lời dẫn đi thẳng vào tai khiến thông tin được tiếp nhận trở nên sinh động dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh hơn, tăng hiệu quả truyền tải và tiếp nhận thông tin ở công chúng Bên cạnh đó, hình ảnh trên đoạn video trên lại là những hình ảnh động, mang tính chân thực cao ghi lại toàn bộ những góc cuộc sống thường nhật kết hợp rất linh hoạt với các yếu tố hình hoạ trong tự nhiên như ánh sáng, màu sắc, đường nét, góc độ, bố cục, … Nó đòi hỏi người cầm máy có sự tư duy để tìm ra đâu là khía cạnh bản chất, đâu là giây phút bấm máy tốt nhất Điều đáng tiếc trong đoạn video trên chính là nó chưa có nhiều những khung ảnh ấn tượng tác động mạnh tới tâm lý và thị giác của người xem Chúng chỉ mới đơn thuần là cung cấp thông tin cần thiết tới khán giả, và có nhiều khung hình còn bị thừa ra không mang ý nghĩa gì Nếu như có nhiều phân cảnh ấn tượng hơn, người xem sẽ cảm nhận rõ rệt hơn cái khắc nghiệt, sự chuẩn bị gấp rút của những người dân ở vùng cao Bắc Hà Nhưng nhìn chung “trăm nghe không bằng một thấy”, hình ảnh vẫn là một nhân tố quan trọng trong truyền hình Thiếu vắng hình ảnh thì truyền hình hay điện ảnh đều chẳng có nghĩa lí gì mà cũng chỉ như phát thanh thôi 2 Âm thanh Thế giới hiện thực là thế giới của hình ảnh và âm thanh đan xen hoà quyện Với sự trợ giúp của âm thanh, hình ảnh trở nên sống động, có hồn hơn Âm thanh giúp ta cảm nhận được sức mạnh, sự nóng hổi của sự kiện, vấn đề mà truyền hình thể hiện, đề cập qua những hình ảnh được ghi lại như trong đoạn video trên ta có thể nghe thấy những âm thanh rất chân thực và sinh động, như đang nghe âm thanh hơi thở, động thái của cuộc sống ngay trên màn ảnh nhỏ Âm thanh đầu tiên có thể nghe thấy chính là tiếng đọc off của 2 người dẫn chương trình Hương Liên và Hoàng Dương Họ dẫn dắt câu chuyện, giúp cho chương trình rõ ràng, mạch lạc, sinh động, để công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin Giọng nói của chị Hương Liên đi theo suốt chương trình, tham gia vào từng thông tin về thời tiết và tác động vào sự tiếp nhận 11 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 của người nghe đối với thông tin họ tiếp nhận được Nhờ có người dẫn công chúng sẽ dễ nhìn thấy một không gian và sức tác động riêng của sự kiện, vấn đề nghiêm trọng của thời tiết miền Bắc hiện nay Lời dẫn có vai trò chỉ ra thời tiết sắp tới đáng chú ý như thế nào, cần được tiếp nhận ra sao, điểm đặc biệt cũng như thông tin liên quan tới thời tiết lạnh rét sẽ giúp ích gì cho công chúng Thông qua công việc dẫn dắt, MC kết nối thay đổi dần nhịp của chương trình, giúp người nghe nhận thức được sự quan trọng của hiện tượng, sự kiện, quá trình để đưa ra phương án giải quyết kịp thời và phù hợp Bên cạnh tiếng MC dẫn chương trình, người xem có thể nghe thấy tiếng band, lời thuyết minh cho những hình ảnh thực tế tại vùng cao Tiếng band thường được thực hiện ở khâu biên tập Tiếng band là sự bổ sung cho những gì người xem thấy trên màn ảnh truyền hình chứ không phải kể lại những gì họ đã nhìn thấy Lời thuyết minh giúp truyền đạt tới công chúng tư tưởng của đoạn video, giúp người xem tổng hợp khái quát được ý nghĩa, diễn biến những gì diễn ra trên đoạn phim ngắn Giọng điệu của lời nói thường có ngữ điệu sắc thái biểu đạt rõ ràng dễ truyền tải đi sâu vào tâm trí người tiếp nhận hơn Và trong phần âm thanh tiếng band có được lồng một chút âm thanh của người trả lời phỏng vấn cũng là một cách truyền tải thông tin dễ dàng hơn Không phải trích lại hay tường thuật lại mà phát trực tiếp phần phỏng vấn của người dân – một người bản địa với cảm xúc và trải nghiệm thực tế cùng những chia sẻ hữu ích sẽ mang tính sát thực cao và thuyết phục người xem hơn Không cần câu văn hoa mĩ, chỉ bằng đoạn phỏng vấn trực tiếp, sự ghi chép trung thành vấn đề xảy ra người xem mới dễ cảm nhận, đồng cảm và thấu hiểu những người ở địa phận vùng cao biên giới Và một điều không thể không nhắc đến trong đoạn video trên chính là tiếng động hiện trường Tiếng động là những âm thanh chân thực từ cuộc sống được thu giữ từ hiện trường sự việc Và trong video trên tất cả đều là những tiếng động tự nhiên được phóng viên thu và biên tập lại Tiếng động hiện trường tạo ra nhịp thở của cuộc sống, tăng tính chân thực, xác thực để thông qua đó người nghe xác định được không gian, thời gian, hình dung ra bối cảnh của sự kiện Trong video trên, người nghe có thể nghe thấy tiếng động vật, tiếng của các hành động của on người Dù không được trực tiếp chứng kiến nhưng tiếng động nhỏ, tiếng động vật kêu đã làm tăng tính khác quan chân thật đỗi với khán giả Tiếng động được sử dụng khá hợp tâm lý người nghe, giúp khán giả có cảm giác nghe thấy sự sinh động, kỳ diệu của cuộc sống được truyền qua làn sóng âm thanh Tóm lại, việc sử dụng âm thanh sẽ đem lại càm giác chân thật, gần gũi, đáp ứng được nhu cầu cung cấo thông tin, đem tới sự mới mẻ cho khán giả 12 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 3 Chữ Chữ chính là yếu tố để minh hoạ hình ảnh Chọn chữ là quan trọng để giúp người xem hiểu được rõ hơn nội dung của khung hình Như trong đoạn video trên mỗi khung hình, đồ hoạ đều có những dòng chữ viết để người xem biết nội dung của sự kiện đang diễn ra trong khung hình đó Có ba điều kiện xem TV lý tưởng nhất: môi trường xem không bị nhiễu, xem cố ý, trình độ người xem cao Với 3 điều kiện này, lượng thông tin thu được chỉ vào khoảng 15% Trong khi khán giả luôn xem trong ba điều kiện thực tế là: môi trường xem bị nhiễu (tiếng ồn), xem không cố ý (vừa làm việc, vừa xem), trình độ khán giả chưa thật cao Với 3 điều kiện xem thực tế này, lượng thông tin khán giả thu được chỉ vào khoảng dưới 10% Trong khi đó, công chúng trình độ trung bình trở xuống luôn chiếm phần đông Khán giả truyền hình khi xem một sản phẩm truyền hình (tin, phóng sự ) họ xem hình và nghe tiếng (tiếng băng /lời off) theo chiều hình tuyến, trong vài chục giây hoặc vài phút nên khó nắm bắt ngay được cái lõi của tin hoặc phóng sự Do đó, chữ và headlines hiện trên màn hình sẽ có tác dụng rất lớn hỗ trợ cho họ nắm được ngay (thậm chí nhớ được ngay) điều gì đã /đang nói đến trên màn hình Bên cạnh đó dòng headlines ngay đầu bản tin, người xem có thể nắm được ngay cái “nóng” của nội dung sắp tới Trong bản tin trên chữ được xuất hiện trong trường hợp headlines, tên của người được phỏng vấn, tên người thực hiện phóng sự trực tiếp, cung cấp thông tin bằng các từ khoá trên màn hình như: địa phương, nhiệt độ, nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất Người xem dễ nắm bắt khi xem và tiếp thu thông một cách nhanh chóng Để mà nói thì bản tin trên cũng không quá thành công trong việc sử dụng chữ thế nhưng với những chữ cơ bản được sử dụng như tên chương trình, tên dịa danh, nhiệt độ, tên người được phỏng vấn, chữ cũng phần nào hỗ trợ người xem dễ dàng trong quá trình tiếp nhận thông tin nhanh chóng và hợp lý nhất 4 Đồ hoạ Đồ họa truyền hình - Biến ước mơ từ “không thể” thành “có thể” bằng kỹ thuật xử lý ảnh Đồ hoạ đã góp một thành công lớn trong bản tin phía trên Nếu chỉ xem và nghe chúng ta sẽ chẳng thế hình dung gió sẽ di chuyển như thế nào, cũng chẳng thế ghi nhớ tình hình nhiệt độ các địa phương ra sao Nhờ việc sử dụng đồ hoạ Thông tin truyền tải tới người xem cũng nhanh hơn Người xem dễ dàng ghi nhớ các số liệu về thời tiết, nhiệt độ để chuẩn bị tâm lý và đồ đạc cho mùa lạnh tới Dù chỉ là sự kết hợp của các ký tự văn tự nhưng cũng khiến người xem dễ dàng nhận diện, tiếp thu thông tin hơn 13 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Ngoài ra, những thông tin mang tính chuyên sâu nếu chỉ truyền tải bằng lời nói người nghe sẽ khó mà hiểu được Và để biểu thị những tên gọi, khái niệm hay công thức thời tiết đó, những hình ảnh được ghi bằng máy quay từ thực tế đời sống sẽ chỉ mang tính minh họa chung, mất thời gian ghi hình mà không hiệu quả Khi đó đồ họa có khả năng trình bày toàn diện, dễ hiểu và ngắn gọn về một quá trình, sự thay đổi, sự biến động về thời tiết Việc sử dụng hình ảnh đồ họa vừa trình bày những thông tin đó một cách ngắn gọn, dễ hiểu, vừa sinh động, hấp dẫn, giúp công chúng dễ nắm bắt, đồng thời giải quyết bài toán về hình ảnh và chi phí sản xuất của những tác phẩm có khối lượng thông tin lớn 14 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Đồ hoạ cũng là cách truyền tải thông tin rất thú vị khi chỉ bằng vài ba những hình hoạ người xem cũng có thể hiểu được nội dung muốn truyền tải điều gì Đồ hoạ mang hình ảnh của những thứ thông dụng gắn liền với người xem nên dễ dàng đem thông tin truyền tải lại cho công chúng Nhờ đồ hoạ, người xem truyền hình không còn bị gò bó trong những tin tức xuông và cứng nhắc mà thông tin trở nên sinh động hơn, tiếp cận tới nhiều đối tượng hơn không chỉ là những người cao tuổi Nhìn chung đồ hoạ chính là một trong những yếu tố truyền hình mang ý nghĩa quan trọng và là trợ thủ đắc lực trong truyền hình Hiện nay, các đài truyền hình của nước ta cũng đang không ngừng đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trang thiết bị đồ họa truyền hình, cũng như nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả công nghệ này để nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm truyền hình Kết luận Đoạn phóng sự truyền hình trên thành công phần lớn nhờ các thông tin phi văn tự Chúng được sử dụng suyên suốt từ đầu cho tới cuối bản tin hỗ trợ tối đa cho Biên tập viên trong qúa trình diễn giải và cung cấp thông tin Khó có thể tưởng tượng nếu không có những thông tin phi văn tự mà chỉ bằng lời nói thì người xem truyền hình sẽ tiếp nhận những thông tin học thuật về hướng gió, độ tăng giảm thay đổi của thời tiết như thế nào Do vậy để nói về việc tận dụng tối đa các chất liệu ngôn ngữ truyền hình thì bản tin trên đã làm rất tốt Dù rằng có những thứ chưa thật sự tốt một cách toàn diện nhưng phóng sự trên đã làm rất tốt hoàn thành đúng trách nhiệm cung cấp thông tin cho người xem biết và hiểu để có những dự tính về thời tiết ở tương lai 15 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 III BÁO IN ĐA HƯỚNG NHÌN: 16 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] V Q Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản thông tấn, 2016 [2] V T Cường, "Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ thi ca," Văn chương Việt, 2005 [3] N Đ Anh, "Từ Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương hé lộ tầm văn hóa vượt qua thời đại của một nữ sỹ người Nghệ An.," Đại biểu nhân dân tỉnh Nghệ An, 2022 [4] N Chinh, N Minh and T Nguyệt, "Khảo sát hiện tượng chệch chuẩn trên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh," Ngôn ngữ và đời sống, vol 2, pp 15-19, 2014 [5] Unknown, "Hình ảnh và vai trò của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình" [6] T C Kông, "Ngôn ngữ và âm thanh trong phim tài liệu," 2018 [7] T Trang, "Đồ họa trong chương trình về kinh tế trên truyền hình," Người làm báo, 2020 [8] THHN, "Đồ họa - trợ thủ đắc lực cho truyền hình," VnExpress, 2005 [9] V Q Hào, "Chữ cho hình," Người làm báo, 2020 [10] N Thảo, "Một số lỗi ngôn ngữ thường gặp trên báo chí hiện nay," Học viện Báo chí và Tuyên truyền [11] Y Trinh, "Mùa… cầm đồ," Báo Tuổi trẻ, 2022 [12] A Đào, "Nơi chưng cất giá trị văn hóa vượt thời gian," Báo Nhân dân, 2022 [13] N H Sơn, "Chưa bao giờ tôi nghe thầy nói về tiền tài, địa vị," Báo Vietnamnet, 2022 [14] P T Tuyến, "Mảnh vườn của hàng xóm," VnExpress, 2021 [15] N T Tuân, "Khéo mua quan sẽ giỏi bán chức," Báo Quân đội nhân dân, 2022 [16] G Nam, "Tầm nhìn chiến lược để bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long," Báo Nhân dân, 2022 17 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w