1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty du lịch sài gòn trong giai đoạn hiện nay

176 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Cao Đức Thịnh
Người hướng dẫn PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Cao Đức Thịnh PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ DU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay” là luận văn nghiên cứu của tôi

Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn mang tính xác thực và chưa được công bố

Tp.HCM, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Cao Đức Thịnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đối với một học viên cao học, việc học tập liên tục để nâng cao sự hiểu biết là

vô cùng quan trọng Việc học tập sẽ giúp học viên xây dựng được nền tảng tri thức,

hỗ trợ vào công việc thực tiễn trong tương lai

Đầu tiên, em xin gửi lời tri ân đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, lãnh đạo Viện đào tạo sau Đại học và toàn thể giảng viên Khoa Du Lịch

đã cung cấp cho em những kiến thức chuyên môn quý báu, làm nền tảng cho cơ sở

lý luận của đề tài

Kế đến, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, là người

đã tận tình truyền đạt và định hướng cho em đề tài luận văn này

Và sau cùng em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) đã đồng hành, nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin

và được tiếp cận thực tế văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài ““Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay”, do kinh

nghiệm, thời gian và kiến thức của em vẫn còn những hạn chế nhất định Kính mong Thầy / Cô Hội đồng xem xét và đóng góp ý kiến cho luận văn của em được hoàn thiện hơn

Kính chúc quý Thầy / Cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự

nghiệp “trồng người” của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

01 ASEAN Association of South East Asian Nations

02 CBNV-NLĐ Cán bộ nhân viên - Người lao động

03 CNVC-LĐ Công nhân viên chức - Lao động

04 COVID-19 Coronavirus disease 2019

07 FLC Finance Land Commerce

08 FPT The Corporationfor Financing Promoting Technology

17 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng khách quốc tế và doanh thu tại Saigontourist Group so với Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2015-2019 53 Bảng 2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa doanh nghiệp của Saigontourist Group 76 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp giá trị trung bình 12 biến quan sát VHDN Saigontourist Group theo phương pháp DOCS của Denison……… 81 Bảng 3.1 Bảng điểm đánh giá mô hình văn hóa doanh nghiệp của Saigontourist Group theo ý kiến của toàn thể cán bộ công nhân viên……… 96

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Thang đo đánh giá mức độ hài lòng (Likert 5 điểm và 7 điểm) 37

Hình 1.2 Mô hình đánh giá văn hóa doanh nghiệp (Ocai) Error! Bookmark not defined Hình 1.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp Denison (1990) 40

Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự Saigontourist Group 42

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức các đơn vị Saigontourist Group 43

Hình 2.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2019 52

Hình 2.2 Doanh thu các lĩnh vực giai đoạn 2015-2019 52

Hình 2.3 Tỷ trọng doanh thu các lĩnh vực 52

Hình 2.4 Tỷ lệ lượng khách quốc tế tai Saigontourist Group 53

Hình 2.5.Tỷ lệ doanh thu tại Saigontourist Group 54

Hình 2.6 Một số chỉ tiêu tài chính Saigontourist Group 54

Hình 2.7 Một số chỉ tiêu kinh doanh Saigontourist Group 55

Hình 2.8 Lo go, slogan tiếng Việt của Saigontourist Group 60

Hình 2.9 Đồng phục Saigontourist Travel (Saigontourist Group) 62

Hình 2.10 Độ tuổi 65

Hình 2.11 Thời gian công tác 66

Hình 2.12 Chức vụ Error! Bookmark not defined. Hình 2.13 Mô hình VHDN hiện tại và mong muốn 67

Hình 2.14 Thông tin về VHDN 69

Hình 2.15 Tác dụng của VHDN Error! Bookmark not defined Hình 2.16 Đặc trưng biểu hiện của VHDN của Saigontourist Group 70

Hình 2.17 Sự cần thiết phải xây dựng VHDN tại Saigontourist Group 71

Hình 2.18 Việc quan tân đến việc xây dựng VHDN 72

Hình 2.19 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHDN 77

Trang 8

Hình 2.20 Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Saigontourist Group Error!

Bookmark not defined

Hình 3.1 Biểu đồ kết quả đánh giá mô hình VHDN hiện tại và mong muốn

của Saigontourist Group theo ý kiến của toàn thể cán bộ công nhân viên 96

Hình 3.2 Chiến lược truyền thông 122

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Tại Việt Nam 3

2.1.1 Nghiên cứu phương diện lý luận về văn hóa doanh nghiệp 4

2.1.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu ứng dụng văn hóa doanh nghiệp 5

2.1.3 Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 6

2.2 Trên thế giới 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 8

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu 9

4.2.1 Phạm vi không gian 9

4.2.2 Phạm vi thời gian 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

Trang 9

6 Đóng góp của luận văn 11

6.1 Về lý luận 11

6.2 Về thực tiễn 11

7 Cấu trúc của luận văn 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 13

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp 13

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 13

1.1.1.1 Khái niệm về văn hóa 13

1.1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp du lịch 14

1.1.1.3 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 16

1.1.1.4 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp 17

1.1.1.5 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 18

1.1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp 22

1.1.2 Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp 25

1.1.3 Các yếu tố tác động từ văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp 26

1.1.3.1 Tác động đến đội ngũ nhân viên 26

1.1.3.2 Tác động đến tổ chức 27

1.1.3.3 Tác động đến khách hàng 28

1.1.4 Phát triển văn hóa doanh nghiệp 29

1.1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp 30

1.1.4.2 Nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp 31

1.1.4.3 Phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 32

1.1.4.4 Phát triển văn hóa doanh nghiệp nền tảng phục hồi, phát triển bền vững kinh tế của đất nước 34

1.1.5 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng 35

1.1.5.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình 36

Trang 10

1.1.5.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel 36

1.1.5.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp tên lửa dẫn đường 36

1.1.5.4 Mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng 36

1.1.6 Một số công cụ đo lường, đánh giá và khảo sát văn hóa doanh nghiệp 37

1.1.6.1 Sử dụng thang đo Likert thực hiện khảo sát và đánh giá mức độ hài lòng (thái độ) của nhân viên đối với văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp 37

1.1.6.2 Sử dụng bộ công cụ đo lường OCAI đánh giá VHDN 38

1.1.6.3 Khảo sát văn hóa doanh nghiệp bằng mô hình Denison 40

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển văn hóa doanh nghiệp 41

1.2.1 Khái quát về Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 41

1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự 42

1.2.1.2 Hệ thống các đơn vị 43

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp 43

1.2.2.1 Kinh nghiệm trong nước 43

1.2.2.2 Kinh nghiệm ngoài nước 44

1.2.3 Bài học kinh nghiệm 45

1.2.4 Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra – thời cơ và thách thức đối với phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 46

1.2.4.1 Thời cơ: 47

1.2.4.2 Thách thức: 48

Tiểu kết chương 1 49

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID - 19) 50

2.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong những năm vừa qua 50

2.1.1 Hành trình xây dựng và phát triển 50

2.1.2 Nguồn nhân lực 50

Trang 11

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong

những năm vừa qua 51

2.2 Nhận diện giá trị văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 56

2.2.1 Cấp độ 1 (hữu hình): Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp 56

2.2.2 Cấp độ 2 (vô hình): Những giá trị được chấp nhận 64

2.2.3 Cấp độ 3 (vô hình): Những quan niệm chung 64

2.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 64 2.3.1 Phân tích mô hình văn hóa của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 65

2.3.2 Thực trạng nhận thức về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 69

2.3.3 Thực trạng truyền thông văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 73

2.3.4 Thực trạng đưa văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 74

2.4 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 76

2.4.1 Từ văn hóa dân tộc 77

2.4.2 Từ văn hóa Công ty mẹ 78

2.4.3 Từ văn hóa lãnh đạo 78

2.4.4 Từ quá trình hội nhập 79

2.4.5 Từ môi trường kinh doanh… 79

2.5 Đánh giá chung về phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn 81

2.5.1 Những thành công đã đạt được 86

2.5.2 Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 88

Tiểu kết chương 2 89

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY DU

Trang 12

LỊCH SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2022 – 2025,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030) 91

3.1 Định hướng chung 91

3.1.1 Quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp 91

3.1.1.1 Quan điểm của Đảng về vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững đất nước hiện nay 91

3.1.1.2 Quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay 92

3.1.2 Chiến lược và mục tiêu phát triển Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 94

3.1.2.1 Chiến lược phát triển 94

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển 95

3.1.2.3 Xác định mô hình văn hóa doanh nghiệp mới cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay 96

3.1.3 Dự báo các xu hướng mới ngành du lịch và thiên tai, dịch bệnh 100

3.1.3.1 Dự báo các xu hướng mới ngành du lịch 100

3.1.3.2 Dự báo dịch bệnh COVID - 19 104

3.2 Mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay 105

3.2.1 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế 105

3.2.2 Phát huy “sức mạnh mềm” từ văn hóa doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn 105

3.2.3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn gắn liền với kiến tạo, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam 106

3.3 Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay 107

3.3.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức về văn hóa doanh nghiệp của cán bộ công nhân viên 109

Trang 13

3.3.2 Tiếp tục đề cao tinh thần bảo tồn và phát huy bản sắc Việt gắn với phát

triển bản sắc văn hóa của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn 110

3.3.3 Tiếp tục đề cao chiến lược coi trọng yếu tố con người, lấy con người làm gốc 110

3.3.4 Hoàn thiện và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu trọng tâm của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn 112

3.3.4.1 Hoàn thiện và phát triển các biểu tượng trực quan 112

3.3.4.2 Hoàn thiện và phát triển các biểu trưng phi trực quan 113

3.3.5 Tập trung các giải pháp đẩy mạnh đưa văn hóa doanh nghiệp vào chiều sâu trong các hoạt động của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn 114

3.3.6 Tiếp tục đề cao quan niệm hướng tới thị trường và quan niệm khách hàng là trên hết 114

3.3.7 Đổi mới văn hóa lãnh đạo quản lý 115

3.3.8 Hướng tới ngày càng đảm bảo vấn đề an sinh xã hội – chính sách trách nhiệm xã hội (CSR) 115

3.3.9 Các nhóm giải pháp tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững mô hình văn hóa doanh nghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay 116

3.3.9.1 Nhóm giải pháp thị trường, sản phẩm, dịch vụ 116

3.3.9.2 Nhóm giải pháp nguồn nhân lực 118

3.3.9.3 Nhóm giải pháp công nghệ 119

3.3.9.4 Nhóm giải pháp quản trị 120

3.3.9.5 Nhóm giải pháp thương hiệu - tiếp thị - truyền thông 122

3.3.9.6 Nhóm giải pháp phát triển mô hình văn hóa doanh nghiệp 124

Tiểu kết chương 3 125

KẾT LUẬN 126

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 134

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xa xưa, con người đã ý thức rất rõ về vai trò quan trọng của văn hóa đối với cuộc sống Văn hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của nhân loại, vừa là mục tiêu vừa là động lực vào sự phát triển xã hội Văn hóa ngày càng thấm sâu vào mọi mặt cuộc sống, là kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của con người, tạo nên sức mạnh, thương hiệu quốc gia và nâng cao năng lực canh tranh quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu Và trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang quan tâm đến việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp (VHDN), thậm chí

có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời các công ty nước ngoài đến hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình Văn hóa trong doanh nghiệp chính là linh hồn, là bộ gen, là yếu tố khác biệt của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp được ví như một xã hội thu nhỏ trong một xã hội rộng lớn Trên hành trình đặt nền móng để phát triển kinh doanh và khẳng định thương hiệu thì bản sắc văn hóa trong doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trọng, góp phần quyết định sự thành công hay thất bại, giúp doanh nghiệp đủ mạnh để tự tin hòa nhập, phát triển và đứng vững trên thị trường

Có rất nhiều công ty, tập đoàn trên thế giới như: Zappos, Southwest Airlines, Twitter, Toyota, Apple, Toyota, Sony, Sam sung, Ford …đã rất thành công trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN ngay cả khi gặp khó khăn, khủng hoảng…

họ vẫn có thể đứng vững và tiếp tục đi lên Đó chính là họ sở hữu một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, thương hiệu đã trở thành biểu tượng của một quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã hội nhập và cũng có những thương hiệu gắn liền với văn hóa trong doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những cam kết về giá trị và các nguyên tắc phát triển bền vững như: Vinamilk, FPT, Viettel, VNPT, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Hãng hàng không Vietjet … Nền tảng văn hóa vững mạnh giúp các doanh nghiệp

Trang 16

này có tầm nhìn dài hạn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi cao đẹp, cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa doanh thu, lợi nhuận có được từ kinh doanh

và lợi ích của cộng đồng, giữa các mục tiêu ngắn hạn với phương châm xây dựng và phát triển bền vững văn hóa trong doanh nghiệp Đó chính là xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương hiệu và thể hiện được bản sắc văn hóa Việt Nam trên sân chơi của nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam, đề có thể tồn tại và phát triển thì bản sắc văn hóa, đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp

để có thể tồn tại một cách bền vững Bên cạnh sự phát triển công nghệ, vấn đề bản sắc văn hóa có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp

Hơn hai năm qua “Cơn bão đại dịch COVID-19” tác động đến đời sống kinh

tế - văn hóa - xã hội nói chung và ngành Du lịch nói riêng Đại dịch COVID-19 như

“cơn sóng thần” hung tợn càn quét, làm tê liệt hoạt động du lịch toàn cầu Trong

lịch sử hơn 60 năm tại Việt Nam, ngành du lịch đã trải qua nhiều đợt khủng hoảng

do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế, nhưng chưa bao giờ chịu thiệt hại nặng nề

và tàn khốc như cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID -19 đã và đang gây ra Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh và tất cả mọi nơi trên thế giới, mỗi tổ chức, doanh nghiệp và tất cả chúng ta đều cần phải hiểu hiện trạng và nội lực của chính mình để

có thể linh hoạt thay đổi các giá trị hay chuẩn mực để giúp doanh nghiệp và tất cả mỗi người chúng ta vượt qua thách thức mang tính sống còn thời Covid

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontoust Group) là một trong những thương hiệu hàng đầu về du lịch tại Việt Nam và khu vực Trải qua hơn 47 năm hình thành và phát triển Saigontoust Group luôn gắn với các giá trị văn hóa bản địa với mọi hoạt động kinh doanh để tạo ra chuỗi giá trị mang thương hiệu Saigontourist Group với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, phải đối mặt với những thách thức từ áp lực cạnh tranh, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và phải ứng phó với đại dịch Covid 19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trên toàn thế

Trang 17

giới, Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ, du lịch nói riêng như hiện nay trong đó

có Saigontoust Group Việc duy trì và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu khách quan, mang tính chiến lược, thể hiện đẳng cấp, sự chuyên nghiệp giúp Saigontourist Group đứng vững sẵn sàng tiến lên, khẳng định thương hiệu và chuẩn bị tâm thế vươn ra thị trường du lịch thế giới

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong doanh nghiệp trong hành trình lan tỏa bản sắc Việt, giúp người Việt hiểu hơn về vẻ đẹp quê hương đất nước cũng như người nước ngoài hiểu thêm thiên nhiên, thắng cảnh và tấm lòng hiếu khách của người Việt Nam Trong bối cảnh hiện nay, để có thể thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp…Các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi, thích ứng linh hoạt để tiếp tục tồn tại và phát triển Một trong những bài học được rút ra là phải tạo dựng lại và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp sau hơn 2 năm chịu sự tàn phá của đại dịch Covid-19, điển hình là việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, chăm lo sức khỏe, tâm lý, an sinh cho người lao động, cũng như tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và trụ vững qua đại dịch Từ những phân tích trên, tác

giả đã quyết định chọn đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay” để thực hiện luận văn của mình

2 Tổng quan tài liệu

Đầu tiên, trước khi đi vào nghiên cứu VHDN Saigontoust Group, tác giả luận văn tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về VHDN và VHDN

Saigontoust Group, với mục đích xác định những “khoảng trống” về lý luận và

thực tiễn để thúc đẩy quá trình nghiên cứu VHDN Saigontoust Group trong giai đoạn hiện nay Trên cái nhìn tổng thể và toàn diện về VHDN, tác giả căn cứ vào những tài liệu đã có để tổng quan tình hình nghiên cứu về VHDN Saigontoust Group qua các nội dung sau:

2.1 Tại Việt Nam

Nghiên cứu về VHDN ở Việt Nam bắt đầu khá muộn, gắn với những nghiên cứu bước đầu về văn hóa tổ chức từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX Cho đến

Trang 18

ngày nay, số lượng các nhà khoa học, nhà văn hóa, các buổi hội thảo chuyên sâu, các công trình nghiên cứu, sách xuất bản đã được công bố về VHDN tại Việt Nam ngày càng nhiều lên, tác giả xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu:

2.1.1 Nghiên cứu phương diện lý luận về văn hóa doanh nghiệp

Một công trình nghiên cứu về VHDN ra đời từ sớm của tác giả Đỗ Minh

Cương (2001), Văn Hóa Kinh Doanh Và Triết Lý Kinh Doanh, nhà xuất bản Chính

Trị, là một trong số ít các nhà nghiên cứu các vấn đề về văn hóa kinh doanh và triết

lý kinh doanh Ông đã nghiên cứu về vai trò, sự tác động và những biểu hiện của văn hóa trong kinh doanh và các đề xuất xây dựng triết lý kinh doanh dựa trên cơ sở

lý luận và thực tiễn áp dụng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Bùi Xuân Phong (2006), “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp”,

NXB Thông tin và Truyền thông, lại khai thác về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, cũng như trình bày một số yếu tố văn hóa trong các hoạt động kinh doanh Vấn đề này cũng được phân tích khá kỹ lưỡng và chi tiết hơn bởi tác giả

Nguyễn Mạnh Quân (2007), trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

Đỗ Thị Phi Hoài (2009), “Văn hóa doanh nghiệp”, NXB Tài chính Tác giả đề

cập đến các vấn đề, khía cạnh liên quan đến VHDN, bao gồm các khái niệm, các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển VHDN

Nguyễn Mạnh Quân (2012), là người đã viết giáo trình “Đạo đức kinh doanh

và văn hóa công ty”, NXB Đại học kinh tế Quốc dân Nội dung giáo trình xoay

quanh những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, các nghĩa vụ và trách nhiệm

xã hội trong công tác quản lý và các triết lý đạo đức trong kinh doanh với mục đích

là tạo lập bản sắc văn hóa của doanh nghiệp

Có một tài liệu được đánh giá là khá đầy đủ và bao quát về VHDN tác giả

Dương Thị Liễu (chủ biên 2012), “Giáo trình Văn hóa kinh doanh”, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân Được xây dựng trên nền tảng đạo đức kinh doanh, văn hóa trong doanh nghiệp, chiến lược trong kinh doanh… Tác giả đã cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng về văn hóa kinh doanh, đồng thời, có thể ứng dụng và

Trang 19

phát triển các kiến thức trên, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thiện VHDN

2.1.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu ứng dụng văn hóa doanh nghiệp

Ở hướng tiếp cận này, tại Việt Nam có một tài liệu được biên soạn khá công

phu về VHDN là “Xây dựng và thay đổi VHDN”, (2006) của Ngô Quang Thuật Tác

giả đã đối chiếu, so sánh, nhận dạng VHDN theo những hướng tiếp cận khác nhau Tài liệu cũng cung cấp những hướng dẫn cho người đọc về các biện pháp triển khai VHDN từ khâu hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược cho đến khâu đánh giá, thực hiện và duy trì VHDN Tuy nhiên, các nội dung VHDN của Ngô Quang Thuật nhấn mạnh đến các yếu tố ứng dụng, thực hành mà ít quan tâm, bàn đến nhân tố môi trường tác động, đến ảnh hưởng văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện

nay các doanh nghiệp phải thích ứng với “trạng thái bình thường mới” sau 2 năm

khủng hoảng đại dịch Covid 19

Một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công về các đề tài liên quan như: “Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn

Viết Lộc (2012), Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Tác giả của luận án đã nghiên cứu hệ giá trị doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tạo nền tảng đưa ra cơ sở để nhận diện văn hóa doanh nhân Việt Nam và các thước đo, chuẩn mực các giá trị giúp tạo nên cộng đồng doanh nhân Việt Nam đủ sức, đủ tầm vươn ra khu vực và thế giới Tác giả Nguyễn Ngọc Dung, trong luận án tiến sĩ văn

hóa học với đề tài “Văn hóa doanh nghiệp trong khách sạn 5 sao tại Hà Nội”

(2017) cũng đã sử dụng mô hình cấu trúc 3 cấp độ VHDN của Schein, gồm: tầng bề mặt là các biểu hiện trực quan; tầng giữa các giá trị được chia sẻ và cuối cùng tầng sâu là các ngầm định cơ bản để nghiên cứu, đánh giá thực trạng VHDN của 4 khách sạn 5 sao tại Hà Nội là: Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, Nikkon Hanoi,

JW Marriott Hanoi và Crowne Plaza West Hanoi Ở mức độ nghiên cứu này, các tác giả thường vận dụng các cơ sở lý thuyết về VHDN, áp dụng các công cụ lý thuyết

để đánh giá thực trạng VHDN tại một hoặc một số doanh nghiệp cụ thể nhằm đề xuất các mô hình phát triển VHDN phù hợp

Trang 20

2.1.3 Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Theo Đinh Công Tuấn viện nghiên cứu Châu âu (2012) VHDN ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, tạp chí Cộng sản, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ

Con người ra đời cùng văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng nhờ văn hóa Do đó, văn hóa có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức xây dựng thuần phong mỹ tục,

xây dựng gia đình có văn hóa Kể từ khi Đảng ta công bố “Bản đề cương văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua trong Hội

nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng 2-1943 đến nay, Đảng ta luôn khẳng định, văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước và một thời đại

2.2 Trên thế giới

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về VHDN, tác giả xin viện

dẫn một số tác giả điển hình như sau:

Hai tác giả Terrence E Deal và Allan A Kenedy xuất bản tác phẩm “Văn hóa

tổ chức” năm 1988 Nội dung tác phẩm bao gồm những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng

để có thể chẩn đoán tình trạng VHDN của tổ chức Tác giả cho rằng VHDN chính

là chìa khóa dẫn đến thành công trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, là yếu tố then chốt làm nên sự thịnh vượng lâu dài và thành công

Trong cuốn “Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp”, của tác giả Chris Dryer,

xuất bản năm 2020, nhà xuất bản Dân trí Chris Dryer là nhà sáng lập, giám đốc điều hành của một công ty hàng đầu chuyên về kiểm tra lý lịch ứng viên tại Mỹ, với nhiều năm kinh nghiệm về lãnh đạo, thay đổi trong tổ chức và VHDN, Chris Dyer

sẽ cung cấp một cấu trúc tuyệt vời gồm ba yếu tố cơ bản, bảy trụ cột thành công và

Trang 21

hai bước triển khai để xây dựng và duy trì một văn hóa xuất sắc trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù quy mô lớn, nhỏ ra sao, từ đó cải thiện năng suất, hiệu suất làm việc, giữ chân nhân viên, nâng cao danh tiếng và lợi nhuận

Trong cuốn 7 Bước Xây Dựng VHDN của tác giả Patrick Gentempo, xuất bản năm 2020, nhà xuất bản Công Thương Doanh nhân Patrick Gentempo - người đã sáng lập và đồng sáng lập 16 doanh nghiệp sẽ nói về việc phá vỡ tình trạng thực tại,

để đưa sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân lên một tầm cao mới Giúp doanh nghiệp nhìn sâu vào nội tại, xem xét lại bản chất của doanh nghiệp đang gây dựng,

để xác định rõ ràng những giá trị cốt lõi và mục đích chân chính Đó là những điều quyết định tầm nhìn và lập trường của doanh nghiệp, và lập trường sẽ phản ánh thương hiệu, là nền tảng tạo nên các bước đột phá và thành công bền vững Và hơn

cả trong "7 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp" là những bài học được đúc rút từ

kinh nghiệm kéo dài hàng thập kỷ của Patrick Gentempo Chính những lần thất bại, những gánh nặng và cả khổ đau đã giúp Gentempo nhìn nhận lại cuộc đời của mình một cách sâu sắc hơn, và tạo ra những biến chuyển hướng tới sự phát triển bền vững

và lành mạnh Bằng cách dẫn dắt từ tốn, sinh động và đi vào chiều sâu, Gentempo chia sẻ lại cho độc giả những lời khuyên tích cực có thể áp dụng trong nhiều khía cạnh đời sống

Về các giá trị văn hóa hữu hình trong doanh nghiệp, các nghiên cứu quan tâm một cách đặc biệt đến các yếu tố: các vật thể, kiến trúc, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, các biểu tượng, biểu trưng, lễ nghi, sự kiện (Joann, 2010) Chính những giá trị văn hóa hữu hình này sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các thành viên mới hiểu và thấm nhuần các giá trị VHDN vô hình (niềm tin, giá trị…) một cách nhanh chóng và hiệu quả

Còn có rất nhiều các nghiên cứu khác về VHDN như “Chinh phục các làn sóng văn hóa” của tác giả Fons Trompenaars (1980), nhà xuất bản Tri Thức “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, “7 bước dẫn đến thành công” của các tác giả Adrian

Gostick và Chester Elton (2015), nhà xuất bản Thanh Hóa Các nghiên cứu về khác biệt văn hóa ở phạm vi quốc tế như lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede, đề ra

Trang 22

bởi nhà nhân chủng học người Hà Lan- Geert Hofstede (2010), được coi là khuôn khổ cho sự giao tiếp đa quốc gia

Nói tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về văn hóa doanh nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, văn hóa học, xã hội học …trên thế giới và tại Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp chuyên ngành du

lịch thì lại rất ít Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay”

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu, phân tích và làm rõ tính cần thiết của VHDN đối với hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng, cấu thành VHDN; Đánh giá được thực trạng

về xây dựng và phát triển VHDN tại Saigontourist Group hiện tại; Đưa ra được giải pháp, mô hình VHDN có thể áp dụng hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và định hướng tương lai

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tác giả tiến hành giải quyết những nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa một số lý luận và thực tiễn về VHDN và phát triển VHDN nói riêng và với xã hội, với sự phát triển bền vững đất nước nói chung Luận văn làm rõ một số khái niệm liên quan đến văn hóa, VHDN, phát triển VHDN, các yếu tố cấu thành VHDN, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển VHDN, các hoạt động phát triển VHDN

- Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển VHDN Saigontourist Group Luận văn chỉ rõ các giá trị cốt lõi đã đạt được trong suốt hơn 47 năm lịch sử hình thành và phát triển của Saigontourist Group Đồng thời đánh giá thực trạng các hoạt động nhằm phát triển VHDN Saigontourist Group

- Từ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại, luận văn bàn luận các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển VHDN Saigontourist Group trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, đề xuất mô hình và giải pháp phát triển VHDN cho Saigontourist Group trong tiến trình hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay Trên cơ sở định hướng

Trang 23

phát triển VHDN của Saigontourist Group giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm

2030 Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa nền VHDN của Saigontourist Group

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay; định hướng và đề xuất giải pháp thực tiễn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra (Nhân viên đang công tác tại Saigontourist Group TP.HCM (các cấp: cấp cao, cấp trung, nhân viên) Trong luận văn, sẽ chủ yếu tập trung ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp như: lưu trú, lữ hành, ẩm thực, giải trí, đào tạo

và những phòng ban, bộ phận trực tiếp phục vụ trực tiếp khách hàng, đối tác và khách hàng)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi không gian

- Saigontourist Group là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực Vì vậy, luận văn tập trung vào Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tại thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương, đại diện công ty nước ngoài

4.2.2 Phạm vi thời gian

- Tác giả thu thập thông tin trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay (không kể khoảng thời gian 2 năm diễn ra và bùng phát đại dịch Covid 19) Đề xuất các giải pháp cho những năm tiếp theo giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay” sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn: Các phương pháp trên nhằm tiếp cận vấn đề một cách cụ thể, trực tiếp thông

qua khảo sát và phân tích số liệu Từ đó có thể vận dụng kiến thức từ lý thuyết, kết hợp với thực tế để đưa ra nhận xét đúng thực trạng cũng như các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp hiện nay

Trang 24

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: chủ yếu dưới góc nhìn du lịch học, kết

hợp với khoa học quản lý, khoa học quản trị kinh doanh, văn hóa học, tâm lý học,

xã hội học… Những góc nhìn trên giúp việc nhìn nhận vấn đề, thực trạng theo nhiều góc độ, theo nhiều khía cạnh để từ đó có những kết luận đa chiều và thiết thực

- Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng: Đây là phương

pháp được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu thông qua việc thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp Thu thập thông tin lấy ý kiến thông qua bảng câu hỏi (biểu mẫu google forms) Từ câu trả lời, tổng hợp kết quả và thống kê (thể hiện bảng phân tích, biểu đồ) Từ bảng thống kê xác định tỷ lệ phần trăm mức độ hài lòng, mong muốn của đối tượng được đánh giá đối với doanh nghiệp hiện nay (phân tích dữ liệu trên SPSS)

- Đối tượng khảo sát: CBCNV các cấp tại các cơ sở chính của Saigontourist

Group tại thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương, đại diện công ty nước ngoài

- Mẫu điều tra: Khảo sát với số lượng là 120 người tại doanh nghiệp (gồm: 09

quản lý cấp cao; 31 quản lý cấp trung; 80 người lao động, đối tác và khách hàng)

- Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến: Thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao

tiếp trực tiếp bằng lời có tính đến mục đích đã đặt ra Đối tượng thực hiện phỏng vấn trong luận văn là những người am hiểu, có kiến thức chuyên sâu hoặc có liên quan đến văn hóa trong Công ty, là đại diện Saigontourist và một số chuyên gia về tầm quan trọng trong việc phát triển VHDN trong giai đoạn hiện nay (sau đại dịch COVID - 19) để thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và hiệu quả hoạt động phát triển VHDN tại Saigontourist Group, nhằm mang lại những thông tin, dữ liệu đa dạng, chính xác và có độ tin cậy cao phục vụ cho việc viết luận văn của tác giả

- Phương pháp quan sát trực tiếp và tham dự: Thu thập dữ liệu bao gồm việc

quan sát đối tượng nghiên cứu trong một tình huống cụ thể: cách xử lý công việc nội bộ; cách giao tiếp với ban lãnh đạo, với người cùng cấp, cấp dưới; cách giải quyết tình huống với khách hàng…

- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Để có được cái nhìn chính xác, toàn diện,

đúng đắn về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tổng hợp từ nhiều phương pháp

Trang 25

khác nhau: quan sát, tham gia, phỏng vấn, khảo sát ý kiến tại chỗ… thông qua việc nghiên cứu các hoạt động để phát triển VHDN tại Saigontourist Group

Với đặc thù riêng của đề tài là phát triển văn hóa tại doanh nghiệp du lịch nên tác giả đã lựa chọn phương pháp khảo sát VHDN bằng mô hình Denison của giáo

sư Daniel Denison (trường Kinh doanh IDM, Thụy Sỹ) kết hợp với phương pháp cấu trúc 3 tầng VHDN của giáo sư người Mỹ Edgar Schein để làm nền tảng cấu trúc

và phương pháp nghiên cứu cho luận văn, nhằm phân tích và đánh giá những giá trị văn hóa vô hình và hữu hình tại doanh nghiệp Đo lường được thực trạng văn hóa các doanh nghiệp, hai giáo sư Cameron và Quinn đã phát triển bộ công cụ hỗ trợ mang tên OCAI (viết tắt của Organization Assessment Instrument) với mục tiêu là đánh giá mô hình VHDN hiện tại và mô hình mong muốn là gì? Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert năm mức độ để khảo sát, đánh giá, đo lường và nghiên cứu sự hài lòng của đội ngũ nhân viên về VHDN của Saigontourist Group Kết quả phân tích từ các phương pháp nghiên cứu cùng với các thông tin hữu ích khác về văn hóa của doanh nghiệp sẽ được tổng hợp và suy luận để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm mục đích hoàn thiện và phát triển VHDN của Saigontourist Group giai đoạn hiện nay

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Về lý luận

Luận văn làm rõ thêm cơ sở lý luận là hệ thống được các vấn đề liên quan đến thực trạng và giải pháp phát triển VHDN, phân tích và trình bày một cách có hệ thống toàn bộ các vấn đề lý luận về phát triển VHDN của Saigontourist Group và

giá trị thương hiệu “tận hưởng bản sắc Việt” của Saigontourist Group

6.2 Về thực tiễn

Luận văn có thể được dùng làm luận cứ khoa học cho Saigontourist Group để hoạch định mục tiêu trung và dài hạn, đưa ra định hướng và giải pháp tích cực nhằm phát triển VHDN tại Saigontourist Group trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay Luận văn hoàn thành có thể là một nguồn tài liệu tham khảo thực

Trang 26

tập của sinh viên chuyên ngành Du lịch trong việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu (12 trang từ 1 ->12) và kết luận (02 trang từ 126 ->127), danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 03 chương: chương 1 (37 trang từ 13 -> 49); chương 2 (41 trang từ 50 -> 90); chương 3 (35 trang từ 91 -> 125)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID - 19) Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2022 -2025, TẤM NHÌN ĐẾN NĂM 2030)

Trang 27

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Tính đến nay đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về văn hóa, phản ánh cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Hiện nay, số lượng khái niệm về văn hóa ngày càng tăng thêm đến vô vàn, khó có thể mà thống kê hết được, tác giả xin liệt

kê một số khái niệm sau:

Vào năm 1943, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt

Nam đã đưa ra định nghĩa về văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày

về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng” Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hóa” [27, trang 314]

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa nhưng được thừa nhận và sử dụng nhiều hơn cả là định nghĩa về văn hóa của UNESCO (được chấp nhận tại hội

nghị liên chính phủ các chính sách văn hóa vào năm 1970 tại Venise) “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”, “Tuyên bố về chính sách văn hóa” năm 1982 ở Mexico: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm, quy định tính cách một xa hội hay một nhóm xa hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của tồn tại người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng…” [2, trang 35 - 36]

Trang 28

Ý nghĩa của văn hóa theo đại từ điển tiếng Việt của trung tâm ngôn ngữ và văn hóa VIệt Nam-Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998 được định nghĩa như sau

“Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra”

Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể đi đến một quan niệm chung về văn

hóa mang tính khái quát nhất “Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội”

1.1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp du lịch

Phát triển du lịch tại Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Theo đó tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2020 quy định:

“Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”

Cụ thể, Điều 88 Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 quy định khái niệm doanh nghiệp Nhà nước theo các loại doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước với các mức độ sở hữu khác nhau:

“1 Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”

Theo đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công

ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Trang 29

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty

mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc trong nhóm công ty mẹ - công ty con

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công

ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 số 09/2017/QH14 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng giá trị, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Nghị quyết số 45-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch; Để tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch theo hướng chuyên môn hóa, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh các dịch vụ du lịch

Theo điều 1 Nghị định 09-CP ngày ngày 05/02/1994 “Doanh nghiệp du lịch là

tổ chức kinh doanh một hoặc một số dịch vụ, du lịch, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo pháp luật”

Theo luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông

qua ngày 29/11/2005 khẳng định “Doanh nghiệp du lịch là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch” Tóm lại, “Doanh nghiệp du lịch là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh các sản phẩm như tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khác, cung cấp sản phẩm du lịch hoặc

Trang 30

thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của

họ …nhằm mục đích sinh lời”

1.1.1.3 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này Theo nghiên cứu của Kroeber và Kluckhohn (1952), [trang 12], có hơn 150 định nghĩa về VHDN và hiện nay là trên 300, có một vài cách định nghĩa VHDN như sau:

Theo nghiên cứu của Kroeber&Kluckhohn (1952): “VHDN là mô hình truyền các giá trị, ý tưởng và hệ thống biểu tượng khác hình thành nên hành vi của một tổ chức” [trang 13]

Theo nghiên cứu của Hofstede (1980): “VHDN giúp phân biệt tổ chức này với

tổ chức khác, bao gồm niềm tin được chia sẻ, các giá trị của tổ chức” [trang 5] Theo nghiên cứu của Ouchi (1981): “VHDN bao gồm biểu tượng, các nghi lễ, huyền thoại, các giá trị cơ bản, niềm tin của tổ chức cho nhân viên” [trang 10] Theo nghiên cứu của Martin & Siehl (1983): “VHDN bao gồm các thành phần: giá trị cốt lõi, hình thức (quá trình giao tiếp), các chiến lược để củng cố nội dung (ví dụ: phần thưởng, chương trình đào tạo)” [trang 53]

Theo nghiên cứu của Andrew Brown (1995, 1998): “VHDN là đề cập đến mô hình niềm tin, giá trị và các kinh nghiệm có được của tổ chức” [trang 9, 33]

Theo Trần Ngọc Thêm (2008): “VHDN là một hệ thống các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình” [22, trang 65-67]

Theo Dương Thị Liễu (2008), “VHDN là toàn bộ những nhân tố văn hó được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó” [43, trang 234]

Tóm lại, ““Văn hóa doanh nghiệp đề cập đến các giá trị, niềm tin và thông lệ định hình hành vi của một tổ chức Nó bao gồm tất cả các yếu tố văn hóa mà một công ty lựa chọn, tạo ra, sử dụng và thể hiện trong các hoạt động kinh doanh của mình, tạo thành bản sắc kinh doanh độc đáo của công ty” Vì vậy muốn tồn tại và

Trang 31

phát triển, điều quan trọng là phải xây dựng và phát triển một nền tảng VHDN phù hợp, đầy đủ và phải nghiêm túc thực hiện

1.1.1.4 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp

Cấp độ văn hóa được dùng để chỉ mức độ cảm nhận của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hóa Giáo sư người Mỹ Edgar Schein - cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan - một người cực kỳ chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và VHDN đã phát triển ra một mô hình VHDN để khiến khái niệm văn hóa trở nên rõ ràng hơn Cụ thể như sau:

Cấp độ 1 (hữu hình): Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

Biểu hiện của văn hóa ở cấp độ này:

• Kiến trúc, cách bài trí

• Công nghệ, sản phẩm

• Cơ cấu tổ chức

• Các phòng ban của doanh nghiệp

• Lễ nghi và lễ hội hàng năm

• Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo

• Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức

Cấp độ 2 (vô hình): Những giá trị được chấp nhận

Đây là những giá trị được tuyên bố, đồng thuận bao gồm:

• Tầm nhìn

Trang 32

Cấp độ 3 (vô hình): Những quan niệm chung

Trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp thì cấp độ này khó nhận ra bởi chúng nằm sâu từ bên trong và cần phải có một khoảng thời gian tiếp xúc nhất định mới có thể hiểu được Thật vậy, quan niệm chung của tất cả mọi người về văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo…luôn gắn bó mật thiết với nhau và ăn sâu vào tâm trí của họ Quan điểm chung này sẽ vô hình trở thành thói quen và chi phối suy nghĩ, góc nhìn

và hành động của mọi người Ở lớp bên ngoài khá dễ thích nghi và dễ thay đổi Lớp

càng sâu, càng khó hiểu và khó điều chỉnh Tuy nhiên, chúng luôn hòa quyện và tương thích, hỗ trợ nhau để cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh

nghiệp đó [82]

1.1.1.5 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

➢ Văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh gồm:

- Triết lí kinh doanh: bao gồm lý tưởng, phương châm hoạt động, hệ giá trị và

các mục tiêu của doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nhân: là những gì nhà lãnh đạo quan tâm, khuyến khích thự

hiện, cách thức mà người lãnh đạo đánh giá, khen thưởng hoặc khiển trách nhân

Trang 33

viên sẽ thể hiện cách suy nghĩ và hành vi của họ và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của toàn bộ nhân viên

- Văn hóa doanh nghiệp: đó là các giá trị cốt lõi, các thói quen hay cách họp

hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…tạo nên nét đặc trưng và sự khác biệt của văn hóa doanh nghiệp

- Đạo đức kinh doanh và ứng xử kinh doanh: đó là những phẩm chất đạo

đức như tính trung thực, sự tôn trọng con người, luôn vươn tới sự hoàn hảo…là sự hiểu biết về thị trường, về nghề kinh doanh, khà năng ứng xử tốt các mối quan hệ, nhanh nhạy, quyết đoán và khôn ngoan; là phong cách làm việc, phong cách ứng xử

và sinh hoạt, phong cách diễn đạt…của nhà kinh doanh Thực hiện trách nhiệm xã hội như đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng những quy phạm đạo đức trong quan

hệ xã hội, quan hệ kinh doanh, tôn trọng các giá trị truyền thống… [25]

- Trách nhiệm: Một doanh nghiệp hoạt động không chỉ có trách nhiệm với

tổ chức và nhân viên công ty, mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, môi trường (các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ…), cũng như có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh trong quá trình hoạt động

- Đạo đức: Kinh doanh gắn liền với đạo đức kinh doanh (cung cấp dịch vụ,

sản phẩm đúng với cam kết, trung thực, tôn trọng KH Cạnh tranh lành mạnh với đối thủ cùng ngành )

- Giao tiếp:

+ Về đối ngoại: Việc xây dựng một quy tắc ứng xử hợp lý, phù hợp, trong quá trình tiếp cận, giao tiếp với khách hàng, các đối tác,… là việc quan trọng cần làm đối với tất cả các doanh nghiệp Doanh nghiệp đào tạo nhân viên trong cách ứng xử, xử lý tình huống để tạo nên tác phong chuyên nghiệp, làm một hình ảnh

đẹp, chuẩn mực trong phong thái làm việc

+ Về đối nội: Mỗi doanh nghiệp cũng cần xây dựng một quy chuẩn trong cách giao tiếp, trao đổi, xử lý công việc của các cấp trong nội bộ công ty, để hạn chế những hành vi thiếu chuẩn mực trong môi trường công sở

Trang 34

Có nhiều yếu tố liên quan khác thể hiện văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp, ở đây tác giả chỉ đưa ra một số điểm tiêu biểu để có cách nhìn trọng tâm, thể hiện sự quan trọng của các yếu tố, đặc biệt là yếu tố con người ảnh hưởng cả về văn hóa kinh doanh lẫn văn hóa tổ chức – từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến việc xây dựng VHDN phù hợp cho doanh nghiệp

Trong bốn nhân tố trên thì văn hóa doanh nghiệp được ví như linh hồn của cả doanh nghiệp Chúng được hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp VHDN không đơn thuần là văn hóa giao tiếp mà chúng còn bao gồm tất cả những giá trị cốt lõi, quy tắc, phong cách quản lý kinh doanh và hành vi, thái độ của các nhân viên trong công ty

➢ Văn hóa tổ chức

Tầm nhìn (Vision): Theo Peter Senge: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương

lai mà bạn muốn tạo ra”, là yếu tố đầu tiên được dùng để xây dựng nên văn hóa

doanh nghiệp Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu với một tầm nhìn đa diện Một khi xác định được hướng đi, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện từng bước một

Yếu tố giá trị (Values): là một trong những yếu tố cấu thành nên VHDN cực

kỳ quan trọng Doanh nghiệp phải có hẳn một bộ giá trị rõ ràng, minh bạch dành cho tất cả nhân viên liên quan đến cách công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn chuyên nghiệp

Ví dụ: Google, giá trị của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy

tắc nổi tiếng "Đừng trở thành cái ác - Don't be evil”, ngoài ra họ cũng có một bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành

nội bộ trong doanh nghiệp của họ Chính những giá trị đó đã góp phần tạo dựng nên văn hóa một doanh nghiệp

Yếu tố thực tiễn (Practices): đóng vai trò hiện thực hóa tất cả những tầm nhìn

và giá trị trên lý thuyết của doanh nghiệp Các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp, để củng cố thêm sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp

Trang 35

Nếu một tổ chức có giá trị “khá thấp” doanh nghiệp buộc phải khuyến khích

từ cấp nhân viên cho tới cấp quản lý cùng nhau thảo luận để có thể đưa ra những ý

kiến về “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng bởi tiêu cực Và

bất kể giá trị nào của tổ chức, đều phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng dựa trên các tiêu

chí đánh giá và các chính sách hoạt động, từ đó mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực trong của doanh nghiệp

Yếu tố con người (People): luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc

cấu thành văn hóa của doanh nghiệp Người sẽ đưa ra tầm nhìn? ai sẽ chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? Chính con người là người trực tiếp thực hiện các mục tiêu đã đề

ra, đưa ra tầm nhìn và tạo nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Đồng thời, lựa chọn

và tuyển dụng một cách nghiêm ngặt nhằm tìm ra được những nhân tố sáng giá phù hợp để xây dựng và phát triển VHDN

Yếu tố sức mạnh của câu chuyện (Narrative): là yếu tố cần thiết mà mỗi

doanh nghiệp, tổ chức nào cũng phải cần tới khi xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Sức mạnh của câu chuyện sẽ trở thành một phần di sản, giúp hình thành nên bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp, giúp văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt lên

Yếu tố môi trường làm việc "mở" (Place): Xây dựng một môi trường làm

việc hiệu quả cũng chính là xây dựng một nền VHDN thành công trong tổ chức Trong môi trường làm việc như hiện nay, năng động và chuyên nghiệp, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn, cũng như giúp cho các thành viên trong tổ chức có cơ hội giao lưu học hỏi, tạo sự gắn kết trong một hệ thống tổ chức; đồng thời sẽ giúp cho các bộ phận trong doanh nghiệp cùng hướng đến sứ mệnh, giá trị đã đề ra, có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự [26,27]

Tóm lại, chính những yếu tố này góp phần làm nên nét độc đáo riêng cho từng VHDN ở từng nơi, sẽ tạo ra những bản sắc riêng để tạo sự cạnh tranh và thu hút nhân tài, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững

Trang 36

1.1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường nhất là trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng tầm thương hiệu, không còn cách nào khác là phải chú trọng tới VHDN Các nhân tố ảnh hưởng tới VHDN được chia ra hai là các nhân tố bên trong và bên ngoài:

Các nhân tố bên trong

- Người đứng đầu/người lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng, là

nhân tố được xem là lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển VHDN Các nhà lãnh đạo là người hiểu rõ nhất về VHDN bởi vì họ chính là người xây dựng và phát triển nền văn hóa đó Vì vậy, việc áp dụng các chiến lược kinh doanh, dẫn dắt doanh nghiệp đi tới một mục tiêu cụ thể, để tâm đến những quy tắc mà họ đề ra, cách họ hành động xung quanh các vấn đề về công việc phù hợp với VHDN

- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Đặc điểm ngành nghề cũng có

tác động lớn tới VHDN Văn hóa ngành nghề cũng là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, Văn hóa ngành nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối liên hệ giữa các phòng ban và bộ

phận khác nhau trong doanh nghiệp

- Hình thức sở hữu của doanh nghiệp: Hình sở hữu khác nhau cũng tạo ra sự

khác biệt văn hóa trong doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Những công ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hóa khác với giá trị văn hóa của các công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn và với các công ty có hình thức sở

hữu khác

- Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa các

thành viên của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như đến sự hình thành và phát triển VHDN Nếu doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để tất các các thành viên trong doanh nghiệp cùng nhau quan tâm, chia sẻ và cụ thể có những hệ thống định chế liên quan đến tính chuyên nghiệp tính trách nhiệm, có hệ thống quy trình kiểm soát, đánh giá hiệu quả

Trang 37

sức lao động…thì sẽ tạo thành một hệ thống chặt chẽ, thống nhất, tạo được sự gắn

bó, yêu thương, đoàn kết giữa các thành viên

- Môi trường: là toàn bộ mọi điều kiện xung quanh nhân viên khi làm việc,

tác động tới quá trình làm việc và cảm xúc, thái độ làm việc của nhân viên và chắc chắn có ảnh hưởng đến hiệu suất trong công việc Như vậy, có thể thấy để

có môi trường làm việc lý tưởng thì doanh nghiệp cần phải có nhiều điều kiện cần đáp ứng, toàn diện về cả vật chất và tinh thần Có như vậy thì nhân viên mới thoải mái, phấn khởi cống hiến hết mình tại doanh nghiệp mỗi ngày và sẽ mang lại hiệu

quả tốt nhất cho doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài

- Văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền: VHDN giống như một nền tiểu văn

hóa nằm trong văn hóa dân tộc Mọi cá nhân trong doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc Trong mỗi doanh nghiệp sẽ có những thành viên đến từ các vùng miền và địa phương khác nhau Các giá trị văn hóa vùng miền mà họ mang đến nơi làm việc sẽ không dễ bị thay đổi bởi những quy định mà

doanh nghiệp đã đề ra Đây chính là yếu tố tác động ít nhiều đến VHDN

- Những giá trị văn hóa học hỏi được: Những giá trị này được hình thành và

phát triển một cách tự nhiên vô thức hoặc có ý thức từ trong cuộc sống đời thường,

từ gia đình, tại nơi làm việc và ngoài xã hội… Từ đó, có chọn lọc và đúc kết những giá trị tốt, phù hợp để áp dụng vào việc xây dựng và phát triển VHDN của mình

- Quá trình toàn cầu hóa: Tiến trình toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho hoạt

động kinh doanh của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình kinh doanh mới

ra đời, môi trường kinh doanh được mở rộng, sôi động, lắm cơ hội song cũng nhiều thách thức Tuy nhiên, quá trình này cũng có nhiều ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội: những cơ hội tài chính, những thay đổi về ngôn ngữ, những tác động

về mặt văn hóa, những tiến bộ về thương mại…

- Tính chặt chẽ của quy định pháp luật về đạo đức kinh doanh: Đạo đức kinh

doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh,

là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn và

Trang 38

phát triển bền vững Nhiều doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện

nghĩa vụ thuế với nhà nước và hàng năm được cơ quan thuế tôn vinh Tham gia tích cực và đầy đủ hơn trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải, các hoạt động từ thiện, giúp đỡ nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn, dịch bệnh, đóng góp và quỹ xóa đói giảm nghèo của các tổ chức…Tuy nhiên, hệ thống luật pháp Việt Nam dù đã được đổi mới và xây dựng lại một cách sâu rộng, song còn thiếu đồng bộ Giữa các luật được chuẩn bị bởi các bộ khác nhau, được ban hành vào những thời điểm khác nhau, và còn không ít chồng chéo, mâu thuẫn với nhau Việc thực thi luật pháp còn có nhiều vấn đề phải đổi mới, khoảng cách giữa luật trên văn bản và luật trong thực tế còn lớn Trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế Hệ quả là hiệu lực của pháp luật và trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật chưa cao [42]

- Tính minh bạch trong thực hiện quy định pháp luật đối với hoạt động kinh doanh: Theo quy định tại Điều 9 Luật phòng, chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức,

đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị

có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật

Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và quy định khác của pháp luật có liên quan Người đứng đầu cơ quan,

tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật Tóm lại, VHDN đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự tồn tại

và phát triển trong các hoạt động tổ chức của doanh nghiệp Vì vậy, người sáng lập

Trang 39

doanh nghiệp, người lãnh đạo trực tiếp người lao động cần phải thực sự hiểu rõ những tác động tiêu cực và tích cực của các yếu tố trên để xây dựng, phát triển VHDN và đưa ra sự thay đổi, những quyết định cho phù hợp

1.1.2 Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp

Theo Nguyễn Mạnh Quân, 2011, “Đạo đức kinh doanh và VHDN”, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân Ông cho rằng một tổ chức thiếu đi yếu tố văn hóa sẽ rất khó

có thể đứng vững, tồn tại thịnh vượng và bền vững trong giai đoạn như hiện nay VHDN giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp người lao động tích cực làm việc, cùng hướng tới các mục tiêu đã

đề ra trước đó và giúp thúc đẩy tăng trưởng Đươc thể hiện cụ thể ở những khía cạnh sau:

- Giúp doanh nghiệp tạo ra khả năng thích ứng cao

- Góp phần tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp

- Là yếu tố tạo ra sức hút cho doanh nghiệp

- Phát triển thương hiệu

- Nâng cao hiệu suất

- Cải thiện phúc lợi cho người lao động

- Thúc đẩy sự phát triển và giữ chân nhân viên

- Và VHDN quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp [44]

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc tăng sự gắn kết giữa các thành viên Nhân viên trong cùng một tổ chức có thể hiểu và chia sẻ với nhau những vấn

đề về công việc, cuộc sống, từ đó tạo nên sự đoàn kết tập thể Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình vận hành tổ chức

- Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới thương hiệu nhà tuyển dụng: Theo

khảo sát của Glassdoor - nền tảng tuyển dụng lớn nhất thế giới cho biết: “Có đến

77% nhân viên sẽ xem xét nền văn hóa của tổ chức được triển khai như thế nào trước khi nộp đơn ứng tuyển Bên cạnh đó, 56% người lao động cho rằng văn hóa doanh nghiệp quan trọng hơn mức lương hàng tháng”

Trang 40

- Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất của đội ngũ: Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc Đại học Warwick chia sẻ, những nhân viên hạnh phúc với môi trường làm việc của họ có năng suất làm việc cao hơn đến 12%, trong khi những thành viên cảm thấy không hài lòng với công việc hay tổ chức thì năng suất thấp hơn 10%

- Văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển chuyên nghiệp của mỗi thành viên: Nghiên cứu trong Báo cáo về thế hệ Nhân sự tiếp theo của 15Five chỉ ra rằng,

có đến 75% các nhân viên tiềm năng đã bày tỏ nguyện vọng của mình về việc được đào tạo thêm kỹ năng về quản lý và lãnh đạo Điều này cho thấy mong muốn được học hỏi ở đội ngũ nhân sự là rất lớn

Qua những phân tích ở trên cho thấy, VHDN có vai trò cực kỳ quan trọng, là sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên Tại đây tất cả mọi người có thể hiểu và chia sẻ với nhau từ công việc đến những vấn đề xảy ra trong cuôc sống, từ đó tạo nên sức mạnh sự đoàn kết tập thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường làm việc ngày một lý tưởng, lành mạnh hơn cho doanh nghiệp

1.1.3 Các yếu tố tác động từ văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp

VHDN là cụm từ rất quen thuộc và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay Thông qua các giá trị VHDN có thể xác định giá trị cốt lõi của tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hóa 4.0

1.1.3.1 Tác động đến đội ngũ nhân viên

Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang vấp phải những sai lầm khi triển khai VHDN nhưng không quan tâm đến nhận thức, mong muốn từ phía nhân viên Một

hệ thống VHDN bài bản, chuyên nghiệp, đồng bộ hóa các hoạt động của nhân viên

sẽ đem tới những lợi ích nổi bật như:

- Nâng cao uy tín cũng như chất lượng tuyển dụng nhân sự Thu hút nhiều ứng viên tiềm năng làm việc cho tổ chức và giữ chân họ gắn bó lâu dài hơn với doanh

Ngày đăng: 18/03/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w