BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM HUTECH
University
NGUYÊN NỮ TƯỜNG VI
PHÁT TRIÊN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CUA HE THONG SIEU THỊ CO.OPMART
Trang 2HUTECH
Olas ea
NGUYEN NU TUONG VI
PHAT TRIEN VAN HOA DOANH NGHIEP
CUA HE THONG SIEU THI CO.OPMART TREN DIA BAN THANH PHO HO CHi MINH
GIAI DOAN 2015 - 2020
LUAN VAN THAC Si
Chuyén nganh: Quan tri kinh doanh
Mã ngành: 60340102
Trang 3CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS HỒ ĐỨC HÙNG a Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 23 tháng 5 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 | GS.TS Võ Thanh Thu Chủ tịch
2 | TS Lê Quang Hùng Phản biện 1
3 | TS Phan Thi Minh Chau Phan bién 2
4 | PGS.TS Lé Thi Man Uy vién
5 | TS Nguyén Dinh Luan Uy vién, Thu ky
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Trang 4TP HCM ngày 20 thắng 03 năm 201 5
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYÊN NU TƯỜNG VI Giới tính: nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 21/01/1990 Nơi sinh: Khánh Hòa
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1341820105
I- Tên đề tài: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị Co.opmart
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhái: Hệ thông hóa cơ sở lý luận về VHDN
Thứ hai: Phân tích và đánh giá được thực trạng văn hóa Co.opmart thông qua nhận dạng những nhân tố tạo lập cũng như các biểu trưng của văn hóa Co.opmart và định dạng văn
hóa Co.opmart thời điểm hiện tại
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với lãnh đạo SaigonCo.op và các siêu thị Co.opmart nhằm phát triển văn hóa Co.opmart giai đoạn 2015 — 2020
HI- Ngày giao nhiệm vụ:
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
At
———
Trang 6LOI CAM ON
Tác giả Luận văn kính gửi đến Thầy GS.TS Hồ Đức Hùng - người hướng
dẫn khoa học của tác giả lời tri ân sâu sắc vì những tình cảm, niềm tin và kiến thức mà Thây đã truyền dạy!
Tác giả Luận văn chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy lớp cao học
13SQT12 trường ĐH Công nghệ thành phó Hồ Chí Minh đã góp ý kiến, định hướng nghiên cứu và truyền đạy kiến thức cho tác giả trước và trong quá trình nghiên cứu
Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 05 thẳng 06 năm 2015
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Ake “—
Trang 7iii
TOM TAT
Văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ
Chi Minh (văn hóa Co.opmarf) là một tài sản vô giá của Liên hiệp HTX Thương mại
thành phố Hồ Chí Minh (SaigonCo.op) và cả hệ thống siêu thị Co.opmart Nó là toàn bộ
các giá trị được xây dựng và vun đắp nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của từng
đơn vị và thống nhất trong toàn hệ thống Văn hóa Co.opmart là các quy tắc ứng xử, cách suy nghĩ, chuẩn mực, đường lối và phương thức kinh doanh, có tác dụng đặt dấu ấn tới mọi
hành vi, thái độ, niềm tin và quan hệ của các thành viên trong nội bộ Co.opmart và trong mỗi quan hệ giữa nội bộ Co.opmart với các chủ thể có liên quan Phát triển văn hóa của hệ
thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020 là vấn
đề có tính quyết định trong tiến trình phát triển với tầm nhìn “phần đấu trở thành tập đoàn
kinh tế dẫn đầu lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, tập trung phát triển bền vững chuỗi
Trang 8ABSTRACT
Trang 9MỤC LỤC 909) 0029.907.6775 i 0009) 19 8 ii TOM TAT oo .ÔỎ iii 0/09 iv II 9Is8.,19 90905) 209-9101Đ7 viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIÊU ĐỒ - Sàn, 2 e ix 00707212755 01 GIỚI THIỆU - 2-5222 6+5 SExE2XEEEE11E15212 1521.71.11 LTE4121211.13113.12 110 01 ẤN 01 Tính cấp thiết của đề tài
MỤC TIÊU, NỘI DƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . OL
Mục tiêu của đề tài s-c+ x2 1111187117113 2 kTTxrrtkrkrrrrrrkrrrrrrii 10 01
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - - -2s-©+2+ktertrkrtrrerrrtrrrrrrrrrrrirrirrr 01
Phương pháp nghiên cứu - 5 St 01.1141101 10m 0I Khung nghiên CỨt - «Sàn 1t HT 0 1n th HT 130813100012 110 03 TỎNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 5-55 rrerrrierrrrrrrrr 03
BÓ CỤC DỰ KIÊN CỦA LUẬN VĂN .c eSsHreerierrrrrerrrie 04 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 05 1.1 À0 909 ì) 0c 20 5e 05
1.1.1 Khái niệm văn hóa - + HH H4 10 3n n0 0 v1 0c 0 k1 13 r3 te 05
1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiỆp cà nh nhiên 06 1.1.3 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiỆp - cá SeSHeerHreiererirr 07
1.1.4 Những nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp -cssscrcetrserrrrrr 09
1.1.5 Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp .- -5©55+ccccrserrerrserre 09
1.2 BIEUTRUNG CUA VAN HOA DOANH NGHIỆP .-. - 10
1.2.1 Biểu trưng trực quan -s sec 10
1.2.2 Biểu trưng phi trực Quan -s©-25+<2xt#erxrrrrrke 1 1.Errke H
1.3 MƠ TẢ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 572cc 12
Trang 1012000) 19.009) c5 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THÓNG SIÊU THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÒ eø:ì80.0005 - 16
2.1 HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ
;eï0:i8 in): 16
2.1.1 Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phế Hồ Chí Minh - 16
2.1.2 Hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 21 2.2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THÓNG SIÊU
THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 25
2.2.1 Những nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị
Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh c«cseerrree 25 2.2.2 Xác minh biểu trưng văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị
Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh -. c<cccsrerrre 29
2.2.3 Những đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng
văn hóa CO.ODINATF «Ánh Hàng 1 01g ng Hà g4 T014 010 1108179001 44
2.3 ĐỊNH DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THÓNG SIÊU
THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 46 2.3.1 Định dạng văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị Co.opmart trên
b8 Mr 908.0000057 48 2.3.2 Những mục tiêu mà dạng văn hóa gia đình của hệ thống siêu thị
Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hướng tới - 52
2.3.3 Các tính chất văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị Co.opmart
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được mong đợi thay đỗi 54
2.4 DANH GIA CHUNG VE THUC TRANG VAN HOA DOANH
NGHIEP CUA HE THONG SIEU TH] CO.OPMART TREN DIA BAN THANH PHO HO CHi MINH
QAL UU dibin ceccccccccccccccsssesssessscssecssecssecencsssscsscesnecseenesenseeserseeceetenneesnerarseneesseasses
2.4.2 Nhitng van dé t0n tai cccccscsssesssessssesneesneerseereeesseesersescnneenneesnersuessessssesaes 55
P4000) 09.009) c7 775 55
Trang 11vii DIA BAN THANH PHO HO CHi MINH GIAI DOAN 2015 — 2020 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.1.5 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.3
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC GIẢI PHÁP -cc-ccccceserrereerrrer
Chủ trương của Đảng và Nhà nưỚc - - < 5< sinh
Tầm nhìn và giá trị văn hóa của SaigonCo.Op -.ereierierririe
Xu hướng phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
Áp lực mới từ thị trường bán lẻ -. - 5< SserrrrrrrrrieHiere
Chiến lược phát triển của hệ thống Co.opmart giai đoạn 2015 — 2020
MOT SO GIAI PHAP NHAM PHAT TRIEN VAN HOA DOANH
NGHIEP CUA HE THONG SIEU THI CO.OPMART TREN DIA
BAN THANH PHO HO CHI MINH GIAI DOAN 2015 - 2020
Nâng cao vai trò của các nhà quản lý trong tiến trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh . - 5s tr r.rtrrirrerrrie
Sử dụng hiệu quả truyền thông nội bộ nhằm chia sẻ các giá trị văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh 5 sen 1nmnnrrrkr
Xây dựng nội dung đào tạo về văn hóa Co.opmart trong chương trình huấn luyện nhân viên nhằm tăng tính thống nhất trong định hướng thay
đổi văn hóa doanh nghiệp . -5-+ 555-2221
MỘT SỐ KIỀN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIÊN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THÓNG SIÊU THỊ CO.OPMART TRÊN ĐỊA BAN THANH PHO HO CHi MINH GIAI DOAN 2015 — 2020
Trang 12CNXH CNH-HĐH HTX NNL SaigonCo.op TP UBND VHDN Văn hóa Co.opmart XNK DANH MUC TU VIET TAT Chủ nghĩa Xã hội Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa Hợp tác xã Nguồn nhân lực Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố
Ủy ban Nhân dân
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp của hệ thống siêu thị trên địa bàn
Trang 13ix
DANH MUC HiNH VE, BIEU DO
Hình 1.0 Khung nghiên cứu của để tài . - -7sScsrsereskiererrerkrrrirrerrie 03
Hình 1.1 Bốn loại hình VHDN theo mô hình CHMA - o5 Si, 13
Hình 1.2 Sáu yếu tế then chốt của VHDN theo mô hình CHMA . - 14
Hình 2.1 Số lượng nhân viên và số lượng siêu thị Co.opmart qua các năm 17 Hình 2.2 Các thành viên của SaigonCo.Op che 18 Hình 2.3 Doanh thu SaigonCo.op giai đoạn 2010-20 Ì4 cài 20
Hình 2.4 Số lượng siêu thị Co.opmart theo vùng đến 1/2015 . -c e e+ 21
Hình 2.5 Số lượng siêu thị Co.opmart qua các năm csceiereiiiiie 22
Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức cơ bản của một siêu thị Co.opmart .eeeeeceescusssesssesseescees 23
Hình 2.7 Cơ cấu Hạng của hệ thống siêu thị Co.opmart năm 2014 -.- - 24 Hình 2.8 Kiến trúc mặt trước của siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh 30
Hình 2.9 Kiến trúc mặt tiền của một số siêu thị Co.opmart .ccccisiớo 31
Hinh 2.10 Kién trac mat tién cia mot sé siéu thi Co.opmatt ccceeeceeceesteeeneeeses 34 Hình 2.11 Logo Co.Opmarf CỦ cà Sen H441 1010 1019 1tr nhà hà Hình 2.12 Logo Co.opmart hiện tại
Hình 2.13 Đồng phục áo thun xanh cho nhân viên thu ngân -c-++ 35
Hình 2.14 Đồng phục nhân viên văn phòng Co.opimarf c- series 36 Hình 2.15 Giao diện Fanpage Co.opmAFỈ - - <5 nàn s* HH the ren 39
Hình 2.16 Các mẫu phiếu mua hàng Co.opmart 5s 40
Hình 2.17 Các mẫu câm nang mưa sắm Co.opimart - son 40
Hình 2.18 Các mẫu cẩm nang mua sắm Co.opimart - oxi 41
Hình 2.19 Tiến trình định đạng văn hóa Co.OpImaFf -+cScsesrxrrrrrrererrrrree 47
Hình 2.20 Đồ thị định dạng văn hóa Co.opmart theo cảm nhận và mong đợi của
người lao động -¿- ¿chà tình H100 1817.101.0111 0101140081010T00 48 Hình 2.21 Các đặc tính gia đình của văn hóa Co.opmart theo cảm nhận và mong đợi của người lao động cà nh», 0.1181 n1 nh kh HH 0 0 11 11010 49
Hình 2.22 Đồ thị định dạng văn hóa Co.opmart theo cảm nhận và mong đợi của
Trang 15MO DAU
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
VHDN của hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh (văn
hóa Co.opmartf) là một tài sản vô giá của Liên hiệp HTX Thương mại TP.Hồ Chí Minh (SaigonCo.op) và cả hệ thống siêu thị Co.opmart Nó là toàn bộ các giá trị được xây dựng và vun đắp nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của từng đơn vị và thống nhất trong toàn hệ thống Văn hóa Co.opmart là các quy tắc ứng xử, cách suy nghĩ, chuẩn mực, đường lối và phương thức kinh doanh, có tác dụng đặt dấu ấn tới mọi hành vi, thái độ, niềm tin và quan hệ của các thành viên trong nội bộ Co.opmart và trong mối quan hệ giữa nội bộ Co.opmart với các chủ thể có liên quan Phát triển văn hóa Co.opmart là vấn đề có tính quyết định trong tiến trình phát
triển với tầm nhìn “Saigon Co.op phần đấu trở thành tập đoàn kinh tế dẫn đầu lĩnh
vực bán lẻ tại Việt Nam, tập trung phát triển bền vững chuỗi Co.opmart "”
Tính cấp thiết của đề tài
Là thành viên chủ lực của SaigonCo.op, các siêu thị Co.opmart đã đồng hành cùng thành phố từ những ngày đầu đổi mới, thăng tram theo co chế thị trường, vượt
khủng hoản, suy thoái khi tiến vào hội nhập tất cả đã rèn luyện, hun đúc và kết
tinh thành nhà bán lẻ hàng đầu mang tên Co.opmart
Từ khi siêu thị đầu tiên là Co.opmart Cống Quỳnh ra đời vào ngày
09/02/1996, đến tháng 01/2015 toàn hệ thống có 73 siêu thị gồm 30 Co.opmart ở
TP Hồ Chí Minh và 43 Co.opmart tai các tỉnh/thành trên cả nước Co.opmart đã,
đang và sẽ trở thành đơn vị kinh doanh bán lẻ văn minh, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước, văn hóa Co.opmart là chiếc chìa khóa vàng cho thành công cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Giai đoạn 2015-2020 đặt Co.opmart vào trận đồ thách thức: lĩnh vực bán lẻ được mở cửa hoàn toàn và các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh
nghiệp 100% vốn tại Việt Nam từ ngày 11/1/2015 theo cam kết gia nhập WTO;
Trang 16và phát triển, chỉ có VHDN mạnh mới có thể giúp Co.opmart làm được điều đó
Thời cơ, thách thức mới đòi hỏi phải liên tục tổng kết thực tiễn, rút ra bài học
kinh nghiệm và phát triển một nền văn hóa Co.opmart ngày một vững mạnh Do đó, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp của hệ
thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 —
2020” trong thời điểm này là cấp thiết
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài
Thứ nhát: Hệ thông hóa cơ sở lý luận về VHDN
Thứ hai: Phân tích và đánh giá được thực trạng văn hóa Co.opmart thông qua
nhận đạng những nhân tổ tạo lập cũng như các biểu trưng của văn hóa Co.opmart và
định đạng văn hóa Co.opmart thời điểm hiện tại
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với lãnh đạo SaigonCo.op và các siêu thị Co.opmart nhằm phát triển văn hóa Co.opmart giai đoạn 2015 — 2020 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vẫn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc
tạo đựng và phát triển các giá trị văn hóa Co.opmart Phạm vi nghiên cứu:
- _ Nội dung nghiên cứu: mô tả văn hóa Co.opmart và việc tạo dựng các giá trị văn hóa Co.opmart
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành ở 30 siêu thị
Co.opmart trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
- _ Thời gian nghiên cứu: dữ liệu phân tích từ năm 2012 đến năm 2015, các đề xuất kiến nghị có ý nghĩa đến năm 2020
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dùng để hệ thống hóa lý luận về
Trang 17Phương pháp xác minh biéu trung VHDN va phuong phap dinh dang VHDN theo mô hình CHMA bằng chương frình phân tích CHMA cua Vita Share’ dé phat thao biéu dé dinh dang van héa Co.opmart (chuong 2)
Ngoai ra tac gia còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, ghi nhận, mô tả
và diễn giải có hệ thống hành vi của người lao động, kết hợp ghi hình những biểu
trưng hữu hình làm cơ sở cho các mô tả Khung nghiên cứu Đặt vấn đề Mục tiêu nghiên cứu ˆ a + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Thu thập dữ liệu sơ woos VHDN cấp và thứ cấp = Phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa Co.opmart Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa Co.opmart giai đoạn 2015 — 2020 Kiến nghị và Kết luận
Hình 1.0 Khung nghiên cứu của đề tài
(Nguôn: Tác giả thực hiện)
TONG QUAN VÈẺ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Hiện chỉ có một đề tài duy nhất nghiên cứu về VHDN của hệ thống
SaigonCo.op, đó là Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị Kinh doanh “Tạo dựng các giá trị văn hóa của SaipgonCo.op” của tác giả Ngô Thị Thu Trang,
bảo vệ ngày 17/8/2012 tại Đại học Đà Nẵng
Trang 18- _ Phân tích và đánh giá thực trạng và giá trị văn hóa của Sài Gòn Co.op, trong đó chủ yếu tập trung khảo sát các giá trị văn hóa của Sài Gòn Co.op
- Đưara các kiến nghị và đề xuất nhằm tạo dựng những giá trị văn hóa có tính hệ thống và đa đạng của Sài Gòn Co.op
Nhược điểm của nghiên cứu:
- _ Nghiên cứu chung về văn hóa của SaigonCo.op tuy nhiên SaigonCo.op là một hệ thống lớn gồm: khối bán lẻ (175 cửa hàng Co.op, Trung tâm thương mại Sense City, Đại siêu thị Co.op Xtra, 70 siêu thị Co.opmart, 75
cửa hàng Co.op food, cửa hàng Bến Thành); khối xuất nhập khâu, phân phối (Công ty TNHH MTV phân phối SaigonCo.op - SCD); HTV Co.op;
Công ty cỗ phần đầu tư và phát triển SaigonCo.op — SCID; Công ty Thực phẩm Nam Dương vậy nên những kiến giải về văn hóa SaigonCo.op
mà nghiên cứu đưa ra chưa đi vào chỉ tiết
- _ Nghiên cứu chưa xác định được dạng hình của văn hóa SaigonCo.op Ngoài công trình trên thì đến nay chưa có một nghiên cứu nào về văn hóa của hệ thống siêu thị Co.opmart nói chung và hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa
bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng
BO CUC DU KIEN CUA LUAN VAN
Ngoai phan mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Co sở lý luận về VHDN
Chương 2: Thực trạng VHDN của hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển VHDN của hệ thống siêu thị
Trang 201.1 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm văn hóa
Tùy theo góc nhìn, cách tiếp cận và lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nên hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa (cuirure”) như:
Năm 1871, tác giả Edward Bernett Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được
con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội””
Tác giả Franz Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tỉnh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cầu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”?
Trong bài phát biểu tại lễ phát động Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa
(1988 - 1997) cia UNESCO 6 Pari nam 1988, Tổng Giám đốc UNESCO Federico
Mayor Zaragoza khang dinh: “Van héa da phan 4nh cudc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên hệ thống các giá trị, truyền thống, thâm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”?
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng văn hóa là “hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đầu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”
! Có gốc Latin la “cultus animi” nghĩa là trồng trot tinh than Cultus 1a van hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thính ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục dao tao cá thể hay cộng đồng để họ có những phẩm chất tốt đẹp
? E.B Tylor (1871), Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang (2001) dịch từ tiếng Nga, Tạp chí Văn hỏa Nghệ thuật, Hà Nội, tr 13 3 Ƒ, Boas (1921), Primitive Minds (Tri óc của người Nguyên Thủy), Ngd Phuong Lan dịch, NXB Lao đông, tr.149
Nguyễn Mạnh Quân (2011), Vận đựng văn hoá doanh nghiệp vào việc xây đựng và phát triển thương hiệu mang đạm đà bản sắc
Trang 21Bằng tư duy tổng hợp, tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội””
Từ những khái niệm trên, ta nhận thấy văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tỉnh thần của con người trong các quan hệ với môi trường thiên nhiên và
môi trường xã hội được lưu giữ, truyền thụ, tiếp biến từ thế hệ này sang thế hệ khác
nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng, hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp Bản chất của văn hóa là tính người và tính xã hội
1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Vì là lĩnh vực nghiên cứu mới nên hiện khái nệm VHDN (corporate culture) hay van héa t6 chire (organizational culture) van còn rất khác nhau:
Tác giả Edgar H Schein cho rằng VHDN có thể được định nghĩa là “mô
hình mẫu của các giả định căn bản được chia sẻ mà nhóm đó đã học hỏi được khi
giải quyết các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh cho phù hợp với bên ngoài và
hội nhập ở bên trong, nó đã vận hành đủ tốt để có thể được đánh giá là phù hợp và do đó được hướng dẫn lại cho các thành viên mới như một phương pháp đúng đắn để lĩnh hội, tư duy và cảm xúc đối với các vấn đề như trên”
Tác giả Georges de Saite Marie định nghĩa: “VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghỉ thức, các điều cắm ky, các quan điểm triết học,
đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp””
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO — International Labour Oraganization) cho
rằng “VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen, truyền
thống, những thái độ ứng xử và lễ nghỉ mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ
chức đã biết”
Tác giả Phạm Xuân Nam định nghĩa “VHDN là một hệ thống các ý nghĩa,
' GS.TSKH Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, tr.10
? Edgar H Schein (2012), Organizational Culture and Leadership — Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, NXB Thời đại, tr.42
Trang 22hành động của từng thành viên”
Tác giả Đỗ Minh Cương định nghĩa “VHDN là một dạng của VHDN bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó”?
Tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa “VHDN là hệ thống các giá trị của
doanh nghiệp, được sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh trong mỗi quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc đem lại lợi ích cho xã hội”Ẻ
Từ những khái niệm trên, ta thấy VHDN là toàn bộ những giá trị tỉnh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (1) Chủ thể của VHDN là bản thân doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh của mình (doanh nghiệp đang trong quá trình thành lập hoặc giải thể, không hoạt động kinh doanh thì không có VHDN) (2) Không gian của VHDN_ là môi trường xã hội (khách hàng, bạn hàng, đối tác) và tự nhiên (nơi hoạt động, nơi cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ) (3) Thời gian của VHDN là toàn bộ quá trình tồn tại và hoạt động từ khi thành lập đến thời điểm đang xét
1.1.3 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp 1.1.3.1 Từ góc độ động thái
Dưới góc độ động thái thì VHDN là một hệ thống bao gồm ba thành tố: (1)
giá trị của chủ thể (con người/tổ chức); (2) giá trị của các hoạt động, quan hệ của con người; (3) giá trị của sản phẩm do con người tạo ra, cấu trúc của VHDN gồm:
Văn hóa chủ thể: các giá trị liên quan đến doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh tại
của nó: tổ chức, truyền thống, triết lý và kinh nghiệm, các nhân tài
' PGS.TS Phạm Xuân Nam (1996), Văn hoá, đạo đức trong Kinh doanh, NXB Khoa học xã hội, tr21
` Đỗ Minh Cương (2001), Văn hỏa kinh doanh và triết jý kính doanh, NXB Chính trị quốc gia, tr.15
Trang 23Văn hóa hoạt động: các giá trị liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo công đoạn (đầu tư, sản xuất, tiếp thị, tư vấn, lưu thông, phân phối, bảo hành), theo nhóm loại (sản xuất, thương mại, dịch vụ)
Văn hóa sản phẩm: các giá trị liên quan đến sản phẩm, những hình thức kinh
doanh nào có sản phẩm càng liên quan nhiều đến con người thì đặc thù tạo nên văn hóa riêng càng rõ nét"
1.1.3.2 Từ góc độ tĩnh trạng
Từ góc độ tĩnh trạng, mọi giá trị văn hóa có thể quy về ba loại hoạt động là hoạt động nhận thức, hoạt động tổ chức và hoạt động ứng xử tương ứng với ba thành tố là văn hóa nhận thức, văn hóa tô chức và văn hóa ứng xử
Văn hóa nhận thức: gồm nhận thức khái quát (triết lý kinh doanh, đạo đức,
trách nhiệm ); nhận thức chuyên sâu (các kinh nghiệm kinh doanh và tri thức nghề nghiệp tích lũy được ); nhận thức cảm tính (tin ngưỡng tổ nghề, giỗ tỗ )
Văn hóa tổ chức: gồm tô chức đời sống tập thể (trên mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp) và tổ chức đời sống cá nhân (gồm đời sống vật chất như ăn, mặc, ở,
đi lại và đời sống tỉnh thần như vui chơi, giải trí, thông tin )
Văn hóa ứng xử: gồm ứng xử với môi trường xã hội (ứng xử với khách hàng, bạn hàng, đối tác và cộng đồng cư dân nơi cư trú); ứng xử với môi trường tự nhiên (ứng xử với môi trường tự nhiên nơi cư frú, với nguồn nguyên nhiên liệu)
1.1.3.3 Theo nguyên lý “tảng băng trôi”?
T ang nổi: các giá trị hữu hình được biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất: logo, đồng phục, văn phòng, môi trường làm việc, ứng xử, nghi thức, nghỉ lễ, các bảng nội quy, khẩu hiệu, các bảng ghi tầm nhìn, sứ mạng, các sản phẩm
Tang chìm: các giá trị vô hình: (1) các giá trị bản sắc (nếu doanh nghiệp đã có lịch sử tồn tại), chúng năm trong tâm thức và chỉ phối tư đuy, thói quen, cảm xúc
của người lao động (2) Các giá trị chuẩn mực mà tập thé đã xác lập để hướng tới
(sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, mục tiêu chiên lược, triết lý của doanh
` Sản xuất có tính đặc thù thấp nhất, thương mại cao hơn; và dịch vụ có tính đặc thù cao nhất
Trang 241.1.4 Những nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp
Những giá trị văn hoá văn hoá Dân tộc: doanh nghiệp là một tế bào của xã hội nên sự phản chiếu của văn hoá đân tộc lên VHDN là một điều tất yếu
Nhà lãnh đạo: là người kiến tạo VHDN và sáng tạo ra các biểu trưng, qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên VHDN
Những giá trị văn hoá hội nhập: những giá trị VHDN do tập thể người lao động tạo dựng, kinh nghiệm của cá nhân, giá trị được học hỏi từ doanh nghiệp khác, nên văn hóa khác, là xu hướng hoặc trào lưu hội nhập thành nét VHDN
Môi trường kinh doanh: VHDN cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh
1.1.5 Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
VHDN quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Văn hóa mạnh giúp doanh phát triển vượt xa cuộc đời của những người sáng lập VHDN là một tài sản lớn của doanh nghiệp, nó giúp:
Tạo động lực làm việc: VHDN giúp người lao động thấy Tõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm VHDN còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh VHDN phù hợp giúp người lao động có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp
Điễu phối và kiểm soát: VHDN điều phối và kiểm soát hành vi các nhân
bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc Khi phải ra một quyết định phức tạp, VHDN giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét
Giảm xung đột: VHDN là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định
Trang 2510
chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thông nhất
Tao lợi thế cạnh tranh: tông hợp các yếu tỗ gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường
12 BIEU TRUNG CUA VAN HOA DOANH NGHIEP
1.2.1 Biểu trưng trực quan
1.2.1.1 Kiến trúc đặc trưng
Kiến trúc đặc trưng gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, được đặc
biệt chú trọng vì (1) Nó có ảnh hưởng đến hành vi, cách thức giao tiếp, phản ứng,
khả năng thực hiện công việc của từng thành viên; (2) nó như “Tính vật” biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của doanh nghiệp; (3) Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược; (4) Kiến trúc trở thành bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm; (5) Trong mỗi công trình đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của doanh nghiệp và người lao động
1.2.1.2 Nghỉ lễ
Nghi lễ là các sự kiện chính thức, nghiêm trang được thực hiện nhằm thắt chặt môi quan hệ vì lợi ích của người tham dự Đây là dịp đặc biệt để nhắn mạnh những giá trị riêng của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về VHDN Có bốn loại nghỉ lễ cơ bản: chuyển giao (nhằm tạo thuận lợi cho việc thâm nhập vào cương vị, vai trò mới); Cũng cố (nhằm củng cố các nhân tốt hình thành bản sắc và tôn thêm vị thế của thành viên); Nhắc nhở (nhằm duy tri cơ cấu xã hội và làm tăng thêm năng lực tác nghiệp của doanh nghiệp); Liên kết (nhằm khôi phục, khích lệ và chia sẻ tình cảm gắn kết các thành viên với nhau và với doanh nghiệp)
1.2.1.3 Biểu tượng
Biểu tượng là một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về doanh nghiệp bằng nghệ thuật hình khối, màu sắc Biểu tượng có thể là đồ họa (kí
Trang 26nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho đối tượng Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn
1.2.1.4 Trang phục
Đồng phục là quần áo thống nhất về kiểu hình, mẫu mã được trang bị đồng bộ cho cán bộ nhân viên Đồng phục gợi sự bình đẳng và không có bất kỳ sự phân biệt giữa các thành viên, đồng phục cũng thể hiện tình đoàn kết của đơn vị
1.2.1.5 Tấm gương điển hình
Trong thực tiễn, thường xuất hiện những sự kiện, tắm gương điển hình trong
việc thực hiện thành công hay thất bại một giá trị, triết lý mà doanh nghiệp có thể sử
dụng làm bài học kinh nghiệm hay minh họa điển hình, mẫu mức, dễ hiểu về
VHDN Các mẫu chuyện kế thường xuất hiện những tắm gương điển hình, đó là những mẫu hình lý tưởng về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị VHDN
1.2.1.6 Khẩu hiệu
Khẩu hiệu (slogan) là cụm từ hoặc câu nói dùng làm tiêu chí của doanh nghiệp Khẩu hiệu thường ngắn gọn, súc tích, đễ nhớ và diễn đạt cô động nhất của triết lý hoạt động Khẩu hiệu phải có tác dụng như một lời cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ và chăm sóc khách hàng
1.2.1.7 Án phẩm điển hình |
An phẩm điển hình là những tư liệu chính thức giúp nhận thấy rõ cấu trúc VHDN Những tại liệu này làm rõ mục tiêu, phương châm hành động, niềm tin và
giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, người tiêu dùng, xã hội
Đối với người bên ngoài, đây chính là căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu quả
của VHDN; đối với người bên trong, đây là căn cứ để nhận biết và thực thi VHDN
1.2.2 Biểu trưng phi trực quan
1.2.2.1 Giá trị
Trang 2712
những chuẩn mực hành vi trong điều kiện nhất định Nhận thức ở cấp độ giá trị, con người sẽ luôn ý thức được những gì cần tôn trọng, cần giữ gìn và họ luôn biết cần phải hành động như thế nào trong những trường hợp cụ thé
1.2.2.2 Thái độ
Thái độ là thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng một cách nhất quán thể hiện sự mong muốn hoặc không đối với sự vật hiện tượng Nhận thức ở cấp độ thái độ, con người sẽ luôn có xu thế phản ứng trước những vấn đề nhất định Hành động phản ứng thể hiện cả giá trị mà họ nhận thức lẫn tình cảm của họ
1.2.2.3 Niềm tin
Niềm tin là giá trị được hình thành vững chắc về một cách thức hành động
hay trạng thái nhất định Niềm tin có thể tạo ra nguồn sức mạnh giúp con người
hành động, nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người luôn có xu thế hành động một
cách chủ động, tự nguyện, thể hiện sự tự giác và nhiệt tình
1.2.2.4 Lý tưởng
Lý tưởng là niềm tin phát triển ở mức độ rất cao, trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tự giác với lòng nhiệt tình, mà hơn thế nữa còn là sự sẵn sàng hy sinh và cống hiến Nhận thức ở cấp độ lý tưởng, con người luôn thể hiện mong muốn được hy sinh, cống hiến cho tổ chức
1.3 MÔ TẢ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Các mô hình của văn hóa doanh nghiệp
Theo quan điểm của Roger Harrison (1972) và Charles Handy (1978): văn hóa quyền lực; văn hóa vai trò; văn hóa công việc; văn hóa cá nhân
Theo quan điểm của Terrence Deal và Atlan Kennedy (1982): văn hóa nam nhỉ; văn hóa việc làm ra làm, chơi ra chơi; văn hóa phó thác; văn hóa quy trình
Theo quan điểm của Robert E Quinn và Michael McGrath (1985): van hoa kinh tế hay văn hóa thị trường; văn hóa triết lý hay văn hóa đặc thù; văn hóa đồng thuận hay văn hóa phường hội; văn hóa thứ bậc
Trang 281.3.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Kim S Cameron & Robert E Quinn Hiện có nhiều phương pháp mô tả VHDN khác nhau, tác giả luận văn này sử dụng m6 hinh cia Kim S Cameron & Robert E Quinn (1996) phan loai VHDN thành bến loại chính dựa trên 2 hướng: (1) tính hướng ngoại hay hướng nội; (2) sự kiểm soát hay tính chặt chẽ của cấu trúc tô chức theo:
4 dạng hình:
(1) Văn hóa gia đình (Clan culture) (2) Văn hóa thứ bậc (Hierarchy Culture) {3) Văn hóa thị trường (Market Culture) (4) Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture)
6 yếu tô then chất: (1) Đặc tính nổi trội (2) Người lãnh đạo (3) Người lao động (nhân viên) (4) Chất keo gắn kết tỉnh hoạt c GIA DINH Hướng nội DSi mai A SANG TAO Hướng ngoại Kiếm soát y M THỊ TRƯỜNG On định Hình 1.1 Bốn loại hình
VHDN theo mô hình CHMA
(Nguôn: Tác giả thực hiện theo lý thuyết của Kim S Cameron & Robert E Quinn (1996))
(5) Chién luge tap trung
(6) Tiêu chí thành công
C: Kiểu gia đình, yêu thương gắn bó,
doanh nghiệp hướng nội, linh hoạt
H: Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự Có cấp
trên, cấp dưới làm việc theo quy trình hệ
thống chặt chẽ, kỷ luật, doanh nghiệp
hướng nội và kiểm soát
M: Kiểu thị trường, có lãnh, có đội ngũ máu lửa, lao ra thị trường tập trung giành chiến thắng, đạt mục tiêu đoanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp hướng ngoại và kiểm soát
A: Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu
tưởng tượng, đổi mới, cải tiến liên tục,
doanh nghiệp hướng ngoại, linh hoạt Chương trình phân tích CHMaA! duoc Vita Share hé tro sé được dùng dé do lường thông qua sự tính toán đựa trên bài trắc nghiệm VHDN cho ra đồ thị văn hoá
Trang 2914
hién tai (now) cũng như văn hoá kỳ vọng (wish) ở tương lai VHDN luôn là phối hợp của 4 dạng C, H, M, A với tỉ lệ khác nhau
1) Đặc tính nổi trội 2) Người lãnh đạo
Thân thiện Năng độ Người thân Nhạc trưởng Chia Ne Tachi Người thầy Nhà thám hiểm
Yêu thương Sáng tạo Người bạn Nhà Nghệ thuật C A c A GIÁ ĐĨNH SÁNG TẠO GIÁ ĐÌNH SÁNG TẠO THỨ BẶC _ lHỊ TRƯỜNG THỨ BẶC [TH] TRUONG 4 Giảm sắt Vị tướng Nguyên tắc Kết quả ae a ™ Nghiêm túc Chiến thắng Oui dee Thống soái Trật tự Cạnh tranh Cấp bậc
3) Nhân viên 4 4) Chất keo gắn kết
Người thân Độc lập Trung thành Sáng tạo
Hợp tác Tự do Truyền thống Đổi mới
Người bạn Đổi mới Trải nghiệm C A Cc A
GIA BINH SANG TAO GIA DINK SÀNG TẠO
LH) TRUONG THU BAC [TH] TRUONG
sap? soe Nguyên tắc Chiến thắng Tuần thủ Thăng tiến Se stat
Tôn trọng Kết quả Hệ thống Thành tích
r
5) Chiến lược tập trung 6) Tiêu chí thành công
Ai ng › Quan tâm, chia , Đội ngũ mạnh Tăng trưởng Am sẽ hướng đến : Có nhiều sản 2 on Phát triển khách hàng và phẩm mới nhân viên c A c A GIA ĐÌNH SANG TAO GIÁ ĐÌNH SANG TAD H M H M
THU BAC [TH] TRUONG THỊ TRƯỜNG
Hệ thống vững chắc Dẫn đầu thị trường Tự chủ Vị trí dẫn đầu, thị
Đúng thời gian trường lớn
Chỉ phí thấp nhất
y
Hình 1.2 Sáu yếu tố then chốt của VHDN theo mô hình CHMA
Trang 301.4 KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về VHDN:
Một số khái niệm về văn hóa và VHDN; Cấu trúc của VHDN; Các mô hình của VHDN; Những nhân tố tạo lập VHDN;
Các biểu trưng của VHDN gồm: biểu trưng trực quan (kiến trúc đặc trưng: Nghi lễ, nghi thức; Biểu tượng; Tấm gương điển hình; Ngôn ngữ, khẩu hiệu; Giai
điệu; Ấn phẩm điển hình; Lịch sử phát triển và truyền thống); biểu trưng phi trực
quan (giá trị; Thái độ; Niềm tin; Lý tưởng);
Mô tả VHDN với mô hình của Kim S Cameron & Robert E Quinn (1996)
phân loại VHDN thành bốn loại chính dựa trên bốn tiêu chí: văn hóa gia đình (Clan
culture), văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture), Văn hóa thứ bậc (Hierarchy Culture), Văn hóa thị trường (Market Culture);
Trang 32CHUONG 2
THUC TRANG VAN HOA DOANH NGHIEP CUA HE THONG
SIEU TH] CO.OPMART TREN DIA BAN THANH PHO HO CHi MINH 2.1 HE THONG SIEU TH] CO.OPMART TREN DIA BAN THANH PHO
HO CHi MINH
2.1.1 Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh”
Theo điều 3 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012 thì HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở
hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chú, tự chịu trách nhiệm, bình
đẳng, dân chủ trong quản lý HTX Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng
sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng,
dân chủ trong quản lý Khi HTX, liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì
sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX: doanh nghiệp cha HTX, Liên hiệp HTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ
lâm vào tình thế khủng hoảng, giải thể hàng loạt Trong bối cảnh đó, ngày 12/5/1989, UBND TP.Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phế trở thành Liên hiệp HTX Mua bán TP.Hồ Chí Minh -
Saigon Co.op với 2 chức năng là trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong
trào HTX Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập
thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nên kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng
Trang 3317
động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ
các đối tác nước ngoài Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với
các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phat triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước Siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh ra đời vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điền Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của TP.Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op
Giai đoạn 1998 -2003 ghi đấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phân tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển 16000 -_-——-——-—— -~-———— _ Đơn vị: người s0 Bom vj: siéu thị 14000 —— ~-~ -—— -_ » 24000 _ 70 00 — Z| ø 1000 ———— ¬_ —n sơ 8000 40 moo ⁄ 0 4000 -~- 2792 ⁄ 2q 2000 $1150 — see 10 0 F— 0 2000 2005 2010 2014 2000 2005 2010 2014
Số lượng nhân viên qua các năm Số lượng siêu thị qua các năm
Hình 2.1 Số lượng nhân viên và số lượng siêu thị Co.opmart qua các năm (Nguồn: Phòng Tổ chức — Hành chính SaigonCo.op) Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX kiêu mới
Trang 34thị mang thương hiệu Co.opmart Năm 2000 có 1150 nhân viên, đến năm 2010 là
10.738 nhân viên, năm 2014 là gần 14.000 nhân viên
Năm 2002 thành lập Co.opmart Cần Thơ - Siêu thị tỉnh đầu tiên Năm 2007
thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op — SCID; Công ty Cổ
phan Thanh Céng - SC IMEX; Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển hệ thống phân phối Việt Nam — VDA Nam 2008 ra mắt chuỗi cửa hàng thực
phẩm an toàn tiện lợi Co.opFood Nam 2010 phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến
qua truyền hình HTVCo.op; Năm 2013 khai trương đại siêu thị Co.opXtraP" tại Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh Năm 2014 khai trương TTTM SenseCity Năm 2015,
khu phức hợp SC VivoCity, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh ra đời ¢ ZZđ7coop ƒ COODmoit ED sc menia
Hình 2.2 Các thành viên của SaigonCo.op
(Nguôn: Phòng Marketing SaigonCo.op)
Năm 2014, SaigonCo.op đã phát triển thêm 6 siêu thị Co.opmart, 18 Co.op Food, 1 Trung tam thuong mai Sense City tại Cần Thơ, nâng tổng số 355 điểm bán bao gồm 73 Co.opmart, 88 Co.op Food, 1 đại siêu thị liên doanh Co.opXtra Thủ Đức, l Trung tâm thương mại Sense City tại Cần Thơ, cửa hàng Bến Thành, kênh mua sắm qua truyền hình HTVCo.op, 190 cửa hàng Co.op SaigonCo.op đóng vai trò tiên phong trong liên doanh, liên kết nhằm thu mua, nắm nguồn hàng tại 25 tỉnh,
Trang 3519
+ Lĩnh vực bán lẻ:
Hệ thống siêu thị Co.opmart: những "ngôi chợ" văn minh, nơi mua sắm đáng tin cậy Siêu thị đầu tiên là Co.opmart Cống Quỳnh, ra đời 02/1996
Đại siêu thị Co.opXtra: mô hình kinh doanh đại siêu thị kết hợp! phân phối
số lượng lớn đầu tiên tại Việt Nam ra đời 5/2013
Trung tâm thương mại Sense Cỉty Cần Thơ: ra đời 01/2014 bởi Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn Cần Tho’
Kénh ban hang qua truyén hinh HTV Co.op”: kênh bán hàng, thông tin và quảng bá cho hàng Việt đầu tiên tại Việt Nam
Chuỗi Cửa hàng thực phẩm Co.op Food: ra đời tháng 12/2008, là mô hình
kinh doanh bán lẻ mới nhằm mở rộng mạng lưới phân phối trên địa bàn TP.Hồ Chí
Minh, đồng thời thực thi chiến lược đa đạng hóa mô hình bán lẻ, tăng thị phan Chuỗi Cửa hàng Co.op: là chuỗi các cửa hàng tiện lợi trong các khu dân cư đông đúc, mang lại sự thuận tiện, gần gũi cho khách hàng
Cửa hàng Bến Thành: điểm mua sắm nỗi tiếng nằm trong khuôn viên chợ Bến Thành được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng
Trung tâm thương mại SC VivoCity: bởi Công ty cổ phần phát triển khu phức hợp thương mại Vietsin - liên doanh giữa Saigon Co.op và Mapletree*
+ Lĩnh vực đầu tư:
Công ty cỗ phần Đầu tư và phát triển SaigonCo.op (SCID): có chức năng phát triển độc quyền hệ thống Co.opmart
+ Xuất nhập khẩu và phân phối:
Công ty TNHH MTV Phân phối SaigonCo.op thành lập 08/1999 với nhiệm vụ chính là nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm cao cấp”
+ Sản xuất
! Saigon Co.op và Tập đoàn NTUC FairPrice-Singapore
? Liên doanh giữa SaigonCo.op, SCID và Công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ - C.T.C nhằm đầy mạnh chương trình hợp tác - liên kết kinh tế giữa TP Hồ Chí Minh với các địa phương; đa dạng hóa các mô hình kinh doanh bán lẻ
? HTV Co.op là sự hợp tác của Saigon Co.op và đài truyền hình TP.Hè Chí Minh - HTV
* Tập đoàn đầu tư, phát triển bát động sản và quân lý quỹ lớn ở châu A
* Thành lập 4/2007 do Saigon Co-op chiếm 85% cỗ phần chỉ phối - -
Š Viết cao cdp Parker & Waterman tir tap doan Newell Rubbermaid (Anh); cdc mat hang GEM như dẫu gội đầu Pantene, Head & Shoulders, Sữa tắm Olay từ tập đoàn P&G (Mỹ); các loại bột đỉnh dưỡng Topmass từ công ty AIDA; sữa Vitaplan từ New Zealand;
Trang 36Xí nghiệp nước chấm Nam Dương: thương hiệu dẫn đầu trong ngành nước chấm Việt Nam, mang đến cho người tiêu dùng nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao, hương vị truyền thống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Hình 2.3 cho thấy doanh thu hàng năm của SaigonCo.op liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2014 Năm 2010, doanh thu đạt mức I 1.500 tỷ đồng, sau 4 năm, đến
năm 2014, doanh thu chạm mức 25.000 tỷ đồng, đạt 217,39% so năm 2010 Tổng
mức đóng góp doanh thu cho hệ thống SaigonCo.op của chuỗi bán lẻ năm 2014 đạt hơn 98,4%, riêng chuỗi Co.opmart góp hơn 80% doanh thu Đơn vị: gì đồi 30000 Liê nhd¿ 25000 20000 15000 10000 5000 0 2010 2011 2012 2013 2014
Hình 2.3 Doanh thu SaigonCo.op giai đoạn 2010-2014
(Nguôn: Phòng Kinh doanh SaigonCo.op)
Nâng cao chất lượng NNL luôn được SaigonCo.op chú trọng thông qua công tác đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo nét văn hóa riêng của đơn vị Năm 2014 là năm đầu tiên Saigon Co.op triển khai chương trình Quản trị viên tập sự với mong muốn xây dựng một đội ngũ người lao động trẻ, giỏi, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển bền vững của hệ thống trong xu thế phát triển mạnh về độ phủ của hệ thống điểm bán và sự phục vụ chuyên nghiệp Chương trình Quản trị viên tập sự Saigon Co.op là sự cụ thể hóa mong muốn tìm kiếm những thế hệ cán bộ quản lý
tiếp theo, với khao khát cống hiến cho thế hệ nhà bán lẻ hàng đầu của người Việt
Nam, vì người Việt phục vụ, hứa hẹn mang đến cho các ứng viên phù hợp cơ hội đầy tiềm năng trong định hướng nghề nghiệp, thể hiện sự đam mê trong lĩnh vực bán lẻ tại Saigon Co.op
Trang 3721
vực bán lẻ tại Việt Nam, tập trung phát triển bên vững chuỗi Co.opmart và hướng đến phát triển nhiều loại hình bán lẻ khác theo yêu cầu thị trường”
Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu; Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm; Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam
Giá trị cốt lõi: Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo
Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của cán bộ công nhân viên Mọi hoạt động luôn hướng về cộng đồng xã hội
Chính sách chất lượng: Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn
2.1.2 Hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1 Hệ thống siêu thị Co.opmart
Co.opmart ngày nay đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu đùng cả nước Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng Khái niệm chuỗi Co.opmart được bắt đầu xây dựng với chiến lược: “xây dựng Co.opmart trở thành chuỗi siêu thị dẫn đầu Việt Nam” Sự thành công của chuỗi siêu thị Co.opmart đã đưa Saigon Co.op đón nhận phần thưởng cao quý “4n hùng lao động thời kỳ đổi mới” đo Chủ tịch nước trao tặng từ tháng 8/2000 35 Đơn vị: siêu thị 12 : a mm TP.Hồ Chí Minh Miền Bắc Miền Trung Tây Nguyễn Đông NamBộ Tây Nam Bộ 25 20 15 10
Hình 2.4 Số lượng siêu thị Co.opmart theo vùng đến 1/2015
Trang 38Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quynh, Quan 1,
TP.Hồ Chí Minh Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định
hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op
Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời Năm 2010, Co.opmart
Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên nâng tổng số siêu thị cả nước lên 50 Năm 2012, thay đổi bộ nhận điện toàn hệ thống Co.opmart
Tính đến 01/2015, toàn hệ thống Co.opmart có 73 siêu thị bao gồm 30 siêu
thị ở TP Hồ Chí Minh (41%) và 43 siêu thị tại các địa phương khác: Miễn Bắc có 5
siêu thị (7%), Miền Trung có 12 siêu thị (16%), Đông Nam Bộ có 8 siêu thị (11%), Tây Nam Bộ có 15 siêu thị (21%) Theo kế hoạch của SaigonCo.op thì đến năm
2015 sẽ có 100 siêu thị Co.opmart khắp cả nước, tuy nhiên đến năm 2014, chỉ đạt
được 73 siêu thị do hai nguyên nhân chính là sự cạnh tranh giành thị phần quyết liệt trong thị trường bán lẻ; việc tái cấu trúc lại các nguồn lực của hệ thống Co.opmart
Nhiều năm qua, chuỗi Co.opmart liên tục khẳng định là đơn vị đi đầu trong
công tác bình ổn thị trường không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh
thành phố khác có hệ thống Co.opmart hoạt động Số lượng hàng bình ổn ngày càng tăng Năm 2014, hệ thống Co.opmart ở TP Hồ Chí Minh tham gia bình ổn suốt cả năm với lượng hàng bình quân tăng gần 10% so cùng kỳ Thông qua nhiều giải pháp tích cực hệ thống Co.opmart luôn đảm bảo đủ lượng hàng hóa phục vụ người
tiêu đùng với giá ổn định, nhất là rau củ quả luôn thấp hơn thị trường từ 15-20% Đơn vị: siêu thị 120 m#kếhoạch R§ Thực tế 100 100 | so | 60 40 20 fo} 2000 2005 2010 2014 2015
Hình 2.5 Số lượng siêu thị Co.opmart qua các năm
Trang 3923
Phát triển nhãn hàng riêng đang là xu hướng chung của các hệ thống siêu thị lớn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn Hiện Co.opmart đang sở hữu 300 chủng loại, hơn 2.000 mặt hàng tiêu dùng thiết
yếu, thực phẩm, hóa mỹ phẩm và hàng may mặc mang nhãn hiệu SGC Năm 2014
phát triển mới gần 40 sản phẩm, giá trị thấp hơn các mặt hàng cùng loại từ 5-20%
2.1.2.2 Hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Gồm 19 quận và 5 huyện, TP Hồ Chí Minh! là đô thị loại đặc biệt, đông dan
nhất, đồng thời cũng là “đầu tàu” kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta Thành phố cũng là thị trường bán lẻ sôi động nhất nước ta với khoảng 400 chợ, 81
siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối” Với 30 siêu thị (Pig: dpc),
Co.opmart đến nay đã phủ khắp TP Hồ Chí Minh, trở thành nơi mua sắm đáng tin
cậy của người tiêu dùng Để tạo nét đặc trưng cho Co.opmart - "Siéu thi HTX", đối tượng khách hàng mục tiêu của Co.opmart là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình, cán bộ công nhân viên chức vì đây là lực lượng chiếm số đông trong xã hội ta hiện nay và họ từng là đối tượng phục vụ của các HTX mua bán trước đây
A
Ỳ c® † cp TL cp
co.op mart COODmơrt CoOpmart
bợn củ mọi nhà Đơn củo mọi nhà bọn của mọi nhôi
Giám đốc siêu thị
Phó Giảm đốc Kế toán trưởng
Tổ thực phẩm công nghệ Tổ thu ngân Tổ văn phòng
Tổ May mặc Tổ Marketing Kế toán
Tổ đồ dùng Tổ Bảo vệ Thủ quỹ
Tổ thực phẩm tươi sống Quản lý kho
Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức cơ bản của một siêu thị Co.opmart
(Nguôn: Phòng Marketing SaigonCo.op)
! Tổng diện tích 2.095,06 km? Dân số thành phố năm 2013 là 7.818.200 người, nếu tính những người cư trú khong dang ky thì dân số
thực tế của thành phố trên 10 triệu người (chiêm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km” Thành phô chiêm 21,3%
tổng sản phẩm (GDP), 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp, 34,9% dự án nước ngoài và 29,38% tông {hủ ngân sách của cả nước
Trang 40Dựa vào các tiêu chí về đoanh thu, lượng khách, thời gian thành lập mà các siêu thị Co.opmart được phân thành các hạng khác nhau Hạng siêu thị được xếp theo thứ tự từ thấp nhất là Hạng I đến cao nhất là Hạng V
Hình 2.7 Cơ cấu Hạng của hệ thống siêu thị Co.opmart năm 2014
(Nguồn: Tác giả thực hiện theo thẳng kê của SaigonCo.op) Theo kết quả phân hạng siêu thị năm 2014 của hệ thống Co.opmart thì có 4 siêu thị Hạng V (cũng là 4 siêu thị Hạng V của toàn hệ thống siêu thị Co.opmart), 5 siêu thị Hạng IV, 9 siêu thị Hạng II, 3 siêu thị hạng II và 5 siéu thi Hang I, con lại 4 siêu thị mới khai trương nên chưa được xếp hạng Số lượng nhân viên trung bình Co.opmart loại I là 120-130 nhân viên; Co.opmart loại II là 130-150 nhân viên; Co.opmart loại III là 150-180 nhân viên; Co.opmart loại IV là 180-230 nhân viên; Co.op loại V từ 230-350 nhân viên Mức lương trung bình của một nhân viên là 5.675.000đ/tháng
Siêu thị Co.opmart là nơi người lao động găn bó với đơn vị như một gia
đình Điều này thể hiện rõ nhất qua giá trị cốt lõi của đơn vị là “Mái nhà thân yêu”
của đội ngũ nhân viên, qua tính thân phục vụ “5Š bước tận tâm” “Một độ cộng thêm” Ở Co.opmart không khó để bắt gặp những nhân viên tận tâm, tận tụy làm
việc quên cả giờ giác, “làm hết việc chứ không hết giờ” Thêm vào đó là những tắm
gương điển hình người tốt việc tốt như nhân viên nhặt được của rơi trả lại khách
hàng, anh bảo vệ lặn lội trời mưa quyết tâm truy tìm kẻ cắp thẻ tín dụng của khách