1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xu hướng mới của hệ thống thông tin quản lý hiện đại

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ BÀI TI U LU N CÁ NHÂN ỂẬMÔN: NH P MÔN H ẬỆ THỐNG THÔNG TIN QU N LÝ ẢĐỀ TÀI: XU HƯỚNG MỚI CỦA H Ệ THỐNG THÔNG TIN QU N LÝ HIẢỆN ĐẠI Giảng viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN: NHẬP MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG MỚI CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI Giảng viên hướng dẫn: Ts Phạm Xuân Kiên Sinh viên thực hiện: Phạm Nguyễn Lâm Thi Mã số sinh viên: 030238220241 Lớp: ITS329_231_1_D04 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023 MỤC LỤC Lời mở đầu .5 Nội dung chính: 6 Câu 1: Truyền thông xã hội 6 1.1 Định nghĩa: 6 1.2 Có nhiều loại hình truyền thông xã hội khác nhau, có thể kể tới như: 6 1.3 Đặc tính cơ bản: 7 a) Truyền thông xã hội trong việc kết nối: 7 b) Truyền thông xã hội trong việc quản lý tin tức: 7 c) Truyền thông xã hội trong kinh doanh: .8 Câu 2: Xu hướng truyền thông xã hội của Hệ thống thông tin quản lý 9 2.1 Lý do chọn đề tài Truyền thông xã hội: 9 a) Tính cấp thiết 10 b) Tính mới mẻ 10 c) Tính thực tiễn 10 2.2 Ưu điểm và nhược điểm của xu hướng Truyền thông xã hội 11 a) Ưu điểm: .11 b) Nhược điểm: 12 Câu 3: Liên hệ thực tiễn ở địa phương của sinh viên (thành phố Biên Hòa) 13 3.1 Truyền thông xã hội ở thành phố Biên Hòa: 13 3.2 Sự phát triển của truyền thông xã hội ở thành phố Biên Hòa( tỉnh Đồng Nai): 14 a) Các phương tiện truyền thông truyền thống tại thành phố Biên Hòa bao gồm: 14 b) Tác động của truyền thông: 14 1|P a g e Câu 4: Đề xuất giải pháp để có thể phát triển xu hướng mới đó ở địa phương của sinh viên, cũng như mở rộng phạm vi ở Việt Nam: 15 4.1 Nâng cao nhận thức của người dân về Truyền thông xã hội .15 a) Để phát triển xu hướng TTXH, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, bao gồm: 16 b) Mở rộng thêm phạm vi Truyền thông xã hội ở Biên Hòa hoặc cả Việt Nam: 16 Kết luận 18 Tài liệu tham khảo .19 2|P a g e DANH MỤC HÌNH Hình 1: Một số mức phạt các nước áp dụng cho việc lạm dụng truyền thông xã hội 8 Hình 2: Biểu đồ xu hướng ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam .9 Hình 3: Biểu đồ thể hiện tin tức được phổ cập qua truyền thông xã hội tại Anh và Mỹ 11 Hình 4 : Báo Đồng Nai 14 Hình 5: Đài truyền hình Đồng Nai 14 3|P a g e Lời cảm ơn Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Xuân Kiên Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Nhập môn hệ thống thông tin quản lý, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy/cô Thầy/cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: xu hướng mới của hệ thống thông tin quản lý hiện đại Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp ý thêm từ quý thầy cô em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy/cô để bài tiểu luận của em ngày càng hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 4|P a g e Lời mở đầu Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, việc chúng ta áp dụng công nghệ rộng rãi trong cuộc sống hiện đại và trong việc kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cũng không phải là điều ngoại lệ Để đáp ứng các nhu cầu như tích hợp và lưu trữ dữ liệu, quản lý quy trình kinh doanh, hỗ trợ ra quyết định, hệ thống thông tin quản lý đã ra đời Mục tiêu của hệ thống thông tin quản lý là thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau, xử lý và phân tích dữ liệu để tạo ra thông tin có ích và kiến thức hỗ trợ quyết định, đảm bảo tính bảo mật, sự tin cậy và khả năng truy cập thông tin từ xa Từ đó có thể giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được những biện pháp, chiến lược ứng phó kịp thì giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển hơn trong thị trường Sự phát triển của thời đại có kéo theo sự phát triển của hệ thống thông tin quản lý Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thay đổi công nghệ, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra nhiều xu hướng mới cho hệ thống thông tin quản lý có thể kể đến như Trí tuệ nhân tạo, Big Data, Tự động hóa, Đã mở ra tiềm năng lớn cho hệ thống thông tin quản lý trong tương lai để phát triển và thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp và đa dạng của thông tin Và cũng chính sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và hệ thống thông tin đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin trên Internet đã tạo ra nhiều vấn đề khác nhau như thách thức về quản lý thông tin, phân tán thông tin và tin giả Tuy nhiên sự phát triển này đã mang đến cho chúng ta lượng thông tin lớn và truyền thông xã hội Truyền thông xã hội (Social Media) là một trong những công nghệ dựa trên máy tính tạo điều kiện cho việc chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và thông tin thông qua việc xây dựng các mạng và cộng đồng ảo , và nó cũng đã làm tăng lượng thông tin được chia sẻ và tạo ra các cộng đồng trực tuyến Điều này dẫn đến việc chia sẻ kiến thức, ý kiến và tin tức một cách nhanh chóng 5|P a g e Document continues below Discover more ftrhoưmơ:ng mại điện tử tmdt01 Trường Đại học… 35 documents Go to course DATN NguyễN TIẾN AN 030233130002 61 100% (3) Cau hoi Chuong Cosohatang TMDT 11 None Trading HUB 3 36 Xác suất 96% (28) thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 3 Kinh tế vi 100% (10) mô Answer Key - Complete Ielts ban… Nội dung chính: 20 Câu 1: Truyền thông xã hội sách 92% (79) chuyện… 1.1 Định nghĩa: Truyền thông xã hội là “hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác” Truyền thông xã hội được thiết kế dựa trên nền tảng internet và cung cấp dịch vụ giao tiếp điện tử cho người dùng, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm kết nối với bạn bè và gia đình, chia sẻ thông tin và ý tưởng, và tham gia vào các cộng đồng trực tuyến 1.2 Có nhiều loại hình truyền thông xã hội khác nhau, có thể kể tới như: Mạng xã hội (social network): cho phép người dùng kết nối với nhau và chia sẻ thông tin về bản thân, gia đình và bạn bè Các nền tảng mạng xã hội phổ biến bao gồm Facebook, Twitter, Instagram, TikTok, Blog (website cá nhân): cho phép người dùng chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng và trải nghiệm của mình với thế giới Các nền tảng blog phổ biến bao gồm WordPress, Blogger, Tumblr, Diễn đàn (forum): cho phép người dùng thảo luận về các chủ đề chung Các nền tảng diễn đàn phổ biến bao gồm Reddit, Quora, Stack Overflow, Mạng lưới kinh doanh (business networking): cho phép các chuyên gia kết nối với nhau và chia sẻ cơ hội kinh doanh Các nền tảng mạng lưới kinh doanh phổ biến bao gồm LinkedIn, Xing, AngelList, Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp (corporate social media): cho phép nhân viên của một doanh nghiệp kết nối với nhau và chia sẻ thông tin nội bộ Các nền tảng mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp phổ biến bao gồm Slack, Yammer, Workplace by Facebook, 6|P a g e 1.3 Đặc tính cơ bản: a) Truyền thông xã hội trong việc kết nối: Truyền thông xã hội đã và đang có tác động sâu sắc đến xã hội, từ cách chúng ta giao tiếp, kết nối với nhau, đến cách chúng ta tiếp cận thông tin và hình thành ý kiến: Kết nối: Truyền thông xã hội giúp mọi người ở xa nhau có thể dễ dàng giữ liên lạc với nhau Họ có thể trò chuyện, chia sẻ hình ảnh, video và cập nhật cuộc sống của nhau Điều này giúp họ cảm thấy gần gũi hơn và gắn bó với nhau hơn Điều này đã dẫn đến sự phát triển của các cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người có thể chia sẻ sở thích, quan điểm và kinh nghiệm của họ Truyền thông xã hội giúp mọi người tìm thấy những người có chung sở thích, chung lý tưởng và đam mê với họ Họ có thể tham gia vào các nhóm, cộng đồng trực tuyến để chia sẻ niềm đam mê của mình Điều này giúp họ tìm được những người bạn mới và xây dựng các mối quan hệ mới Thông tin: Truyền thông xã hội là một nguồn thông tin phong phú, bao gồm tin tức, giải trí và giáo dục Điều này đã giúp mọi người tiếp cận thông tin dễ dàng hơn và hình thành ý Mở ra cho ta thông tin từ nhiều nguồn khác nhau điều này giúp người dùng có nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau về một thông tin Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thông tin trên truyền thông xã hội có thể bị bóp méo, sai lệch Do đó, cần kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ hoặc tiếp nhận Hoạt động xã hội: Truyền thông xã hội đã được sử dụng để tổ chức các cuộc biểu tình, vận động xã hội và gây quỹ từ thiện Điều này đã giúp mọi người tham gia vào các vấn đề xã hội và tạo ra sự thay đổi b) Truyền thông xã hội trong việc quản lý tin tức: Việc sử dụng truyền thông xã hội trong việc quản lý tin tức cần được quản lý và giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin Tuy nhiên, việc sử dụng truyền thông xã hội trong việc quản lý tin tức cần tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật thông tin và quyền riêng tư 7|P a g e Cách một số nước kiểm soát truyền thông xã hội: • Tại Pháp và hầu hết các nước châu Âu, trẻ dưới 13 tuổi không được phép sử dụng mạng xã hội và trên lý thuyết, các mạng xã hội sẽ buộc người dùng phải khai báo có kiểm chứng độ tuổi thật Đầu năm 2022, Thượng viện Pháp đã thông qua một bộ luật bắt buộc tất cả các mạng xã hội phải có chức năng cho phép phụ huynh giám sát hoạt động của trẻ vị thành niên nhằm bảo vệ những đối tượng trẻ tuổi này khỏi các nội dung bạo lực, khiêu dâm… • Trên bình diện châu Âu, một trong những sự kiện đáng chú ý nhất là việc Liên minh châu Âu hồi tháng 4/2022 thông qua Đạo luật về Dịch vụ số, qua đó bắt buộc các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Meta, Google, Amazon… phải hành động nhiều hơn và chịu trách nhiệm pháp lý nhiều hơn trong việc đấu tranh chống lại tin giả cũng như các nội dung độc hại, đồng thời hạn chế các quảng cáo thiếu tin cậy Hình 1: Một số mức phạt các nước áp dụng cho việc lạm dụng truyền thông xã hội c) Truyền thông xã hội trong kinh doanh: Là một phương tiện tiếp thị hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác với khách hàng và xây dựng thương hiệu Truyền thông xã hội là một công cụ mạnh mẽ có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Khả năng kết nối, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc với khách hàng: Truyền thông xã hội cho phép các doanh nghiệp kết nối với khách hàng mục tiêu của họ Tăng cường tương tác với khách hàng: Truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp thắc mắc và cung cấp hỗ trợ khách hàng 8|P a g e Xây dựng thương hiệu: Truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tăng cường nhận thức về thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng Các doanh nghiệp có thể sử dụng truyền thông xã hội để chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình, tạo nội dung hấp dẫn và tương tác với khách hàng Tiếp thị nội bộ: Truyền thông xã hội cũng có thể được sử dụng để tiếp thị nội bộ, giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gắn kết nhân viên với nhau Thúc đẩy doanh số bán hàng: Truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tăng cường nhận thức về thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng Có thể dùng để chạy quảng cáo, tạo chương trình khuyến mãi và cung cấp dịch vụ khách hàng Hình 2: Biểu đồ xu hướng ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam (nguồn: ICRVIETNAM) Câu 2: Xu hướng truyền thông xã hội của Hệ thống thông tin quản lý 2.1 Lý do chọn đề tài Truyền thông xã hội: Truyền thông xã hội phát triển của truyền thông xã hội đã mang lại nhiều lợi ích cho con người, từ việc kết nối với nhau khi ở xa chỉ cần một chiếc smartphone hay việc tiếp cận với nguồn thông tin dồi dào của nhân loại một cách dễ dàng Nhưng chúng ta vẫn phải tỉnh táo tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau bởi vì sự phát triển quá nhanh chóng nên việc kiểm soát thông tin đúng sai trên Internet dường như là điều không thể Vì thế 9|P a g e hoạt động quản lý trong Hệ thống thông tin quản lý dường như là điều tối quan trọng để tối đa hóa lợi ích của con người trong việc biến nguồn thông tin trở thành tri thức Hoạt động quản lý trong Hệ thống thông tin quản lý đóng vai trò chủ chốt, MIS là một hệ thống tích hợp được thiết kế để thu thập, lưu trữ, phân tích và phân phối thông tin cho các mục đích quản lý a) Tính cấp thiết Trên truyền thông xã hội, người dùng có thể tìm thấy thông tin về mọi lĩnh vực, từ tin tức, thời sự đến giải trí, giáo dục, Trong việc kinh doanh, điều này giúp các nhà quản lý có được cái nhìn toàn diện về thị trường và khách hàng của mình, giúp kết nối với khách hàng, đối tác và nhân viên một cách hiệu quả Điều này giúp các nhà quản lý xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan và thúc đẩy sự hợp tác Ngoài ra Truyền thông xã hội giúp các nhà quản lý phân tích dữ liệu và xu hướng thị trường một cách nhanh chóng và dễ dàng Điều này giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định sáng suốt hơn b) Tính mới mẻ Thay đổi cách thức thu thập và lưu trữ thông tin: Truyền thông xã hội đã làm thay đổi cách thức thu thập và lưu trữ thông tin Trước đây, thông tin thường được thu thập từ các nguồn truyền thống, như báo chí, tạp chí và nghiên cứu thị trường Tuy nhiên, với sự phát triển của truyền thông xã hội, các nhà quản lý có thể thu thập thông tin từ các nguồn đa dạng, bao gồm cả các nền tảng truyền thông xã hội Thay đổi cách thức phân tích thông tin: Truyền thông xã hội đã làm thay đổi cách thức phân tích thông tin Trước đây, việc phân tích thông tin thường tốn nhiều thời gian và công sức Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ phân tích dữ liệu, các nhà quản lý có thể phân tích thông tin từ truyền thông xã hội một cách nhanh chóng và dễ dàng c) Tính thực tiễn Về mặt phân tích thông tin: Điều này mang lại lợi ích to lớn cho người dùng khi nguồn thông tin họ nhận được đã qua kiểm duyệt chặt chẽ bởi Hệ thống thông tin quản lý Giúp họ có thể yên tâm khi dùng truyền thông xã hội để tìm kiếm hay giải trí 10 | P a g e Trong việc bán hàng: Truyền thông xã hội có thể được sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ, và thúc đẩy doanh số bán hàng Về mặt quản lý dự án: Phân tích thông tin của truyền thông xã hội có thể giúp các doanh nghiệp theo dõi tiến độ và hiệu quả của các dự án Điều này giúp các doanh nghiệp hoàn thành dự án đúng tiến độ và ngân sách Hình 3: Biểu đồ thể hiện tin tức được phổ cập qua truyền thông xã hội tại Anh và Mỹ 2.2 Ưu điểm và nhược điểm của xu hướng Truyền thông xã hội a) Ưu điểm: Truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại Nó mang lại nhiều lợi ích cho người dùng ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể đến như: Trong giao tiếp và học tập: • Kết nối và giao tiếp: Truyền thông xã hội là một công cụ tuyệt vời để kết nối và giao tiếp với mọi người Chỉ cần có kết nối internet, bạn có thể kết nối với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, thậm chí là những người ở khắp nơi trên thế giới Bạn có thể chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống, trò chuyện, tham gia các cộng đồng, 11 | P a g e • Thông tin giáo dục: Truyền thông xã hội là một nguồn thông tin khổng lồ Bạn có thể tìm thấy thông tin về mọi lĩnh vực, từ tin tức, giải trí, đến giáo dục, Bạn cũng có thể học hỏi từ những người khác thông qua các bài viết, video, Truyền thông xã hội có thể được sử dụng để thúc đẩy giáo dục bằng cách cung cấp các nguồn học tập trực tuyến, tạo cộng đồng học tập và kết nối giáo viên với học sinh • Chi phí thấp: Chỉ cần có một thiết bị có kết nối mạng thì chúng ta có thể thoải mái truy cập, kết nối, học tập một cách thoải mái mà không phải lo có chi phí khác Trong quảng cáo và tiếp thị, dịch vụ khách hàng trong kinh doanh: • Doanh nghiệp và marketing: Truyền thông xã hội là một công cụ hiệu quả để tiếp thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ Các doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng • Tăng cường dịch vụ khách hàng: Truyền thông xã hội có thể giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn Khi doanh nghiệp phản hồi các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội, họ có thể thể hiện sự quan tâm đến khách hàng và giải quyết các vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả Trong việc sáng tạo,lan tỏa và giải trí: • Giải trí: Truyền thông xã hội là một nguồn giải trí tuyệt vời Bạn có thể xem video, nghe nhạc, chơi game, trên các nền tảng truyền thông xã hội • Tính cá nhân hóa cao: Truyền thông xã hội có thể được tùy chỉnh theo sở thích của từng người dùng • Truyền thông xã hội là một nền tảng tuyệt vời để thể hiện sự sáng tạo của bản thân Người dùng có thể chia sẻ ảnh, video, bài viết, âm nhạc và hơn thế nữa Điều này giúp mọi người thể hiện bản thân và kết nối với những người có cùng sở thích b) Nhược điểm: Sự sai lệch về thông tin: 12 | P a g e • Tính chính xác và đáng tin cậy: do bất kỳ ai cũng có thể tạo và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, bất kể họ có chuyên môn hay kiến thức về chủ đề đó hay không Do đó, điều quan trọng là phải xác minh thông tin trên truyền thông xã hội trước khi sử dụng nó trong các quyết định quản lý • Sự lan truyền của thông tin sai lệch: Khi người dùng thường xuyên bị tiếp xúc với thông tin sai lệch trên truyền thông xã hội, họ có thể trở nên thiếu niềm tin vào các nền tảng này Điều này có thể dẫn đến mất uy tín của các mạng xã hội và ảnh hưởng đến sự sử dụng của họ • Khuyến khích hoạt động tin tặc và lừa đảo trực tuyến: Thông tin sai lệch trên truyền thông xã hội có thể được sử dụng để lừa đảo người dùng trực tuyến, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc thậm chí lan truyền mã độc và tin nhắn gian lận Rủi ro bảo mật và quyền riêng tư: • Sự xâm phạm quyền riêng tư: Truyền thông xã hội thường yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân và định vị địa lý của họ Nếu không được quản lý cẩn thận, điều này có thể dẫn đến việc xâm phạ quyền riêng tư và bảo mật cá nhân • Rủi ro bảo mật: Thông tin được chia sẻ trên truyền thông xã hội có thể bị truy cập bởi những người không được phép Điều này có thể dẫn đến những rủi ro bảo mật, chẳng hạn như rò rỉ thông tin nhạy cảm hoặc bị tấn công mạng Do đó, điều quan trọng là phải có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thông tin được chia sẻ trên truyền thông xã hội Câu 3: Liên hệ thực tiễn ở địa phương của sinh viên (thành phố Biên Hòa) 3.1 Truyền thông xã hội ở thành phố Biên Hòa: Truyền thông xã hội là một loại hình truyền thông mới, sử dụng các nền tảng trực tuyến để kết nối và chia sẻ thông tin Truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người trên toàn cầu Hiện nay, có khoảng 4,74 tỷ người dùng phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới, chiếm gần 59,3% dân số toàn cầu Tại Việt Nam, có khoảng 60% dân số sử dụng internet và phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Và ở thành phố Biên Hòa, Truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai, 13 | P a g e tính đến năm 2023, thành phố Biên Hòa có hơn 1,5 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm hơn 70% dân số 3.2 Sự phát triển của truyền thông xã hội ở thành phố Biên Hòa( tỉnh Đồng Nai): a) Các phương tiện truyền thông truyền thống tại thành phố Biên Hòa bao gồm: • Báo chí: Có nhiều tờ báo hoạt động tại thành phố Biên Hòa, bao gồm Báo Đồng Nai, Báo Biên Hòa, Báo Gia đình và Xã hội Hình 4 : Báo Đồng Nai • Truyền hình: Có hai đài truyền hình hoạt động tại thành phố Biên Hòa, bao gồm Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai và Đài Truyền hình An Viên Hình 5: Đài truyền hình Đồng Nai • Phát thanh: Có một đài phát thanh hoạt động tại thành phố Biên Hòa, bao gồm Đài Phát thanh Đồng Nai b) Tác động của truyền thông: • Tác động tích cực 14 | P a g e o Tăng cường giao tiếp và kết nối giữa mọi người: Truyền thông giúp mọi người dễ dàng kết nối với nhau hơn, bất kể họ ở đâu Điều này đã góp phần tăng cường giao tiếp và gắn kết giữa các cá nhân, cộng đồng và tổ chức o Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội: Truyền thông được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm giáo dục, kinh doanh, giải trí và chính trị Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội ở thành phố Biên Hòa o Nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội: Truyền thông được sử dụng để nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, chẳng hạn như môi trường, giáo dục và y tế Điều này đã góp phần thúc đẩy sự thay đổi xã hội theo hướng tích cực • Tác động tiêu cực: o Tăng cường lan truyền thông tin sai lệch: Truyền thông có thể là một nền tảng cho việc lan truyền thông tin sai lệch Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến xã hội, chẳng hạn như làm giảm lòng tin của người dân vào các cơ quan chức năng và gây ra chia rẽ xã hội o Tăng nguy cơ nghiện Internet: Việc sử dụng truyền thông quá mức có thể dẫn đến nghiện Internet Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng o Tăng nguy cơ bị quấy rối và lạm dụng: Truyền thông có thể là một nền tảng cho việc quấy rối và lạm dụng Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của nạn nhân Câu 4: Đề xuất giải pháp để có thể phát triển xu hướng mới đó ở địa phương của sinh viên, cũng như mở rộng phạm vi ở Việt Nam: Truyền thông xã hội (TTXH) là một loại hình truyền thông mới, sử dụng các nền tảng trực tuyến để kết nối và chia sẻ thông tin TTXH đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, trong đó có thành phố Biên Hòa Để phát triển xu hướng TTXH ở Biên Hòa, cũng như mở rộng phạm vi ở Việt Nam, cần có các giải pháp sau: 4.1 Nâng cao nhận thức của người dân về Truyền thông xã hội Nâng cao nhận thức của người dân về Truyền thông xã hội là giải pháp quan trọng đầu tiên Người dân cần được hiểu rõ về bản chất, ưu điểm, nhược điểm của Truyền thông 15 | P a g e xã hội để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả và an toàn Các cơ quan chức năng, tổ chức giáo dục, truyền thông cần phối hợp tổ chức các chương trình, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân 4.2 Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển TTXH Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Truyền thông xã hội, đảm bảo quyền tự do ngôn luận của người dân, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên Truyền thông xã hội Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đảm bảo người dân có thể tiếp cận TTXH một cách thuận lợi 4.3 Phát triển các nội dung TTXH chất lượng: Để thu hút người dùng, cần phát triển các nội dung TTXH chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người dân Các nội dung TTXH cần mang tính chính xác, khách quan, có tính giáo dục, giải trí, nâng cao nhận thức của người dân Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần đầu tư vào việc sản xuất, phát triển các nội dung TTXH chất lượng 4.4 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức: a) Để phát triển xu hướng TTXH, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, bao gồm: • Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các tổ chức truyền thông, giáo dục để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TTXH cho người dân • Các doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng các nội dung TTXH chất lượng, phù hợp với quy định của pháp luật • Các tổ chức xã hội cần phối hợp với các cơ quan chức năng để giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên TTXH b) Mở rộng thêm phạm vi Truyền thông xã hội ở Biên Hòa hoặc cả Việt Nam: • Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế là một giải pháp quan trọng để phát triển Truyền thông xã hội ở Biên Hòa, cũng như mở rộng phạm vi ở Việt Nam Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, tổ chức cần tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, tài liệu, nguồn lực về Truyền thông xã hội 16 | P a g e • Phát triển các ứng dụng Truyền thông xã hội: Phát triển các ứng dụng Truyền thông xã hội phù hợp với nhu cầu của người dân là một giải pháp quan trọng để thu hút người dùng, thúc đẩy sự phát triển của nó Các doanh nghiệp, tổ chức cần nghiên cứu, phát triển các ứng dụng Truyền thông xã hội có tính sáng tạo, đổi mới, đáp ứng nhu cầu của người dùng • Tăng cường ứng dụng Truyền thông xã hội trong hoạt động kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế: Các doanh nghiệp cần tận dụng các nền tảng Truyền thông xã hội để tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế 17 | P a g e Kết luận Như vậy, qua bài thảo luận trên có thể thấy hệ thống thông tin quản lý là một công cụ cần thiết cho sự thành công của các tổ chức trong thế giới hiện đại Và MIS cũng có cho mình nhiều xu hướng tương lai hóa hiện đại hơn để phù hợp với sự bùng nổ của công nghệ, nội dung của bài cũng đã giới thiệu về một xu hướng mới của Hệ thống thông tin quản lý là Truyền thông xã hội Với sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ cũng như xu hướng công nghệ 4.0, không thể phủ nhận vai trò và việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội thời buổi hiện nay đã là hoạt động bình thường của con người hiện đại Chúng ta không thể chối bỏ những lợi ích mà Truyền thông xã hội đã mang tới cho con người Từ việc tìm kiếm những điều mình chưa biết, học tập hay liên lạc với bạn bè ở xa thì chúng ta còn có thể làm những điều mang tính to lớn hơn như việc khám phá những nơi mới lạ ở trên hành tinh này, tìm các chiến lược áp dụng vào việc kinh doanh của doanh nghiệp hay phân tích dữ liệu để hỗ trợ việc đưa ra quyết định cho bản thân và công việc Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận và tìm hiểu về xu hướng Truyền thông xã hội của Hệ thống thông tin quản lý, chúng ta cũng đã thấy được những mặt hạn chế và tác hại của Truyền thông xã hội nếu con người chỉ biết lạm dụng nó vào những mục đích xấu Vì thế nên chúng ta hãy cùng nhau tiếp nối và phát triển Truyền thông xã hội thành một môi trường tươi đẹp nơi chúng ta có thể thoải mái sử dụng và đạt được lợi ích tối đa từ nó Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập này không tránh khỏi có những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài báo cáo có thể được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa 18 | P a g e

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w