Và nhận biếtđược tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mạivới các nước láng giềng phía Đông, những nước mà họ có mối quan hệ về lịch sử vàvăn minh – văn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Đà Nẵng,tháng 12 năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN
VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH HƯỚNGĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ
GVHD : TS Trần Xuân Hiệp SVTH : Nguyễn Thị Thu Hằng LƠP : K16 VQH
KHÓA : 2010-2014
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những tài liệu thamkhảo phục vụ cho việc thực hiện Khóa luận có nguồn gốc và được trích dẫn rõràng
Tác giả
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4ADMM+ ASEAN Defence Ministers
Meeting plus
Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộngARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
ASEAN +1 Association of Southeast Asian
Nations plus India Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn ĐộASEM Asia – Europe Meeting Hội nghị cấp cao Á – Âu
CECA Comprehensive Economic
Cooperation Agreement Hiệp hội hợp tác kinh tế toàn diện
CEPA Comprehensive Economic
Parnership Agreement Hiệp hội đối tác kinh tế toàn diệnCNXH Chủ nghĩa Xã hội
EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông ÁFDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nộiMGC Mekong-Ganga Cooperation Hợp tác Mekong – Sông HằngNAFTA North American Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
SAARC South Asian Association for
Regional Cooperation Hiệp hội hợp tác khu vực Nam ÁWTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ 6
1.1 Những nhân tố chi phối chính sách hướng Đông của Ấn Độ 6
1.1.1 Bối cảnh quốc tế và tình hình Ấn Độ 6
1.1.2 Sự điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ từ sau Chiến tranh Lạnh 8
1.1.3 Vị trí địa- chiến lược của khu vực Đông Á 9
1.2 Mục tiêu của chính sách hướng Đông 11
1.2.1 Mục tiêu chính trị 12
1.2.2 Mục tiêu kinh tế - xã hội 13
CHƯƠNG 2 VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 15
2.1 Vị thế của Việt Nam trong khu vực 15
2.1.1 Những chuyển biến của Việt Nam trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI 15
2.1.2 Vị trí địa – chiến lược của Việt Nam trong khu vực 19
2.2 Tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ 21
2.2.1 Lĩnh vực chính trị - ngoại giao 21
2.2.2 Lĩnh vực an ninh – quốc phòng 24
2.2.3 Lĩnh vực kinh tế 26
2.2.4 Trên một số lĩnh vực khác 29
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM 32
3.1 Tác động từ chính sách hướng Đông tới Việt Nam 32
3.1.1Tác động từ chính sách hướng Đông tới ASEAN 32
3.1.2 Tác động từ chính sách hướng Đông tới Việt Nam 35
3.2 Triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 39
3.2.1 Với Ấn Độ 39
3.2.2 Với Việt Nam 40
KẾT LUẬN 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, cả thế giới chứng kiến quá trình toàn cầu hóa diễn ramột cách mạnh mẽ nhất từ trước đến nay Quá trình này đưa thế giới bước vào mộtthời kỳ mới, trong đó tất cả các quốc gia – dân tộc đang đứng trước những cơ hộigiúp vận mệnh đất nước tiến kịp với thời đại mới; giúp các quốc gia trên thế giớixích lại gần nhau tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế diễn ra một cách thuận lợi hơn,nhưng cũng tạo ra thách thức lớn trong điều chỉnh chính sách để thích ứng với hoàncảnh mới Xu hướng chung là đa dạng hóa quan hệ và điều chỉnh cơ cấu kinh tế chophù hợp với đặc điểm ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế thếgiới
Thời gian này, quốc gia nào cũng mong muốn mở rộng quan hệ và thay đổitrong chính sách đối ngoại, đối nội của nước mình để nhằm ổn định và phát triển đấtnước Ấn Độ và rất nhiều quốc gia khác như Mỹ, Nga đã lựa chọn chính sách pháttriển sang hướng Đông
Trong đó, Mỹ là một quốc gia đã phát triển và lớn mạnh từ rất lâu với tầmảnh hưởng diện rộng trên toàn thế giới nên Mỹ từ lâu đã có được vị trí thật sự trêntrên thế giới: cả Đông lẫn Tây Còn Nga, chỉ sau thất bại trong chính sách “thântây” năm 1991 để nhằm giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng của sự tan rã LiênBang Xô Viết thì năm 1994 mới tiến hành chính sách hướng Đông Riêng với Ấn
Độ, Ấn Độ đã nhận thấy những nhân tố về chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế đang biến châu Á - Thái Bình Dương thành một khu vực năng động Và nhận biếtđược tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mạivới các nước láng giềng phía Đông, những nước mà họ có mối quan hệ về lịch sử vàvăn minh – văn hóa gần gũi từ nhiều thế kỷ nên Ấn Độ đã thực hiện chính sách
“hướng Đông”
Kể từ sau Chiến tranh lạnh năm 1991, Ấn Độ đã có những điều chỉnh mạnh
mẽ trong chính sách đối ngoại của mình, đa dạng hóa quan hệ trên tất cả các mặtchính trị, kinh tế, an ninh – quốc phòng và đạt được những thành tựu to lớn, gópphần quan trọng vào thành quả của công cuộc cải cách kinh tế, đem lại cho Ấn Độnhững bước phát triển đáng kể Những điều chỉnh chính sách và hoạt động đốingoại của Ấn Độ được thế giới đánh giá là đúng hướng và hiệu quả, đã tạo vị thế
Trang 7khá thuận lợi cho Ấn Độ trên bàn cờ chính trị quốc tế Đặc biệt, từ sau Chiến tranhlạnh cho đến nay, với việc Ấn Độ đề ra chính sách “hướng Đông” thì Ấn Độ và
chính sách “hướng Đông” ngày càng trở nên phổ biến với tất cả các quốc gia Việt
Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã có vai trò rất quan trọng chínhsách “hướng Đông” của Ấn Độ
Trên nền tảng của mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam và Ấn Độcùng những lợi ích tương đồng của hai nước trong bối cảnh khu vực và quốc tế như:việc Ấn Độ cải cách toàn diện nền kinh tế, triển khai chính sách “hướng Đông” vàViệt Nam tiến hành đổi mới đất nước đã mang lại những thuận lợi nhất định cho Ấn
Độ trong chính sách “hướng Đông” tại khu vực Đông Nam Á Ngoài ra chính sáchhướng Đông cũng ít nhiều tác động tới Việt Nam và làm cho mối quan hệ Ấn Độ –Việt Nam có triển vọng hơn Ở một giới hạn cho phép, tôi xin được làm rõ hơn vị trícủa Việt Nam trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, đặc biệt là trong nhữngnăm đầu của thế kỉ XXI Từ đó, chúng ta có được cái nhìn tổng quát về chính sách
“hướng Đông” của Ấn Độ, vị trí của Việt nam trong chính sách đó và những tácđộng của chính sách “hướng Đông” tới quan hệ hai chiều Ấn Độ – Việt Nam vàViệt Nam - Ấn Độ hiện nay
Chính từ những lý do trên, với mong muốn hiểu biết hơn về tình hình thếgiới và khu vực, để thực hiện chuyên đề đúng chuyên ngành của mình, tôi đã chọn
đề tài: “Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ những năm đầu thế
kỉ XXI” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Với những bước phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, Ấn Độ đang nổilên là một hiện tượng mới, được coi là một nước lớn trong khu vực đang trổi dậy vàthu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới Đã
có rất nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ,
mối quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ và Ấn Độ - Việt Nam Tuy nhiên chưa
có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu đề tài: “Việt Nam trong chính sách hướng
Đông của Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XXI” Để thực hiện đề tài này, tôi có tiếp
cận với hai nhóm tài liệu:
Về chính sách hướng Đông của Ấn Độ: Cuốn “Chính sách hướng Đông của
Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc” của Hoàng Thị Minh
Trang 8Hoa; ‘Ấn Độ với chiến lược hướng Đông” trong Thông Tấn Xã Việt Nam năm
2004 đã trình bày một cách rất chi tiết và rõ ràng về chính sách hướng Đông của Ấn
Độ Trong các tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á cũng có rất nhiều bài viết về Chính
sách hướng Đông của Ấn Độ: Các nguyên nhân hình thành của TS Võ Xuân Vinh,
số 3 năm 1005 Trong cuốn “ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ” của
PGS.TS Võ Xuân Vinh, NXB Khoa học Xã hội, 2013; tác phẩm đã nói về chiếnlược hướng Đông của Ấn Độ, vai trò của ASEAN trong chính sách đó và cũng đánhgiá tác động của chính sách hướng Đông đối với Ấn Độ, ASEAN và triển vọng mốiquan hệ Việt Nam - Ấn Độ
Về Quan hệ Ấn Độ – Việt Nam, Việt Nam - Ấn Độ thì cũng có những bài
nghiên cứu chuyên viết về: “Ấn Độ và Châu Á” trong những tạp chí Ấn Độ và châu
Á, đã phân tích tìm hiểu đi sâu về quan hệ của Ấn Độ với các nước khu vực châu Á
Trong cuôn “Việt Nam, Ấn Độ và Tây Nam Á – Những mối liên hệ lịch sử và hiện
đại” của PGS TS Ngô Xuân Bình xuất bản năm 2013, các nhà khoa học trong nước
và ngoài nước đã chia sẻ những cứ liệu và tư liệu lịch sử về quan hệ giữa Ấn Độ,Tây Nam Á, thảo luận đánh giá về những diễn biến mới trong mối quan hệ này cũngnhư quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trong bối cảnh mới, đồng thời đưa ra các đềxuất và biện pháp nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt
Nam - Ấn Độ Những bài viết trong cuốn “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của
nước Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 – 2000”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000
của Trần Thị Lý; tác giả đã trình bày ngắn gọn về cuộc cải cách kinh tế, chính sáchđối ngoại của Ấn Độ từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng mới chỉ giới hạn đến năm
2000 Sau đó một phần tác giả trành bày về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
Trên các tạp chí xuất bản định kỳ như: Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á có cácbài viết về chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới mối quan hệcủa Ấn Độ với các nước khu vực, trong đó có quan hệ với Việt Nam
Trên cơ sở tham khảo những nguồn tài liệu trên, với mong muốn tìm hiểu
những vấn đề mới, tôi chọn đề tài: “ Việt Nam trong chính sách hướng Đông của
Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI” để nghiên cứu và qua đó cũng đánh giá vị trí
của Việt Nam trên trường quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng
Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ
Trang 9Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Những năm đầu thế kỉ XXI
Không gian: Việt Nam, Ấn Độ
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu vai trò – vị trí của Việt Nam trong chính sách hướng Đông của
Ấn Độ để hiểu rõ hơn những tác động từ chính sách hướng Đông của Ấn Độ tới mốiquan hệ Ấn Độ – Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tập trungvào các nội dung sau:
Thứ nhất, tìm hiểu chính sách hướng Đông của Ấn Độ, những nhân tố tácđộng tới chính sách hướng Đông và ảnh hưởng của chính sách hướng Đông đến khuvực Châu Á – Thái Bình Dương
Thứ hai, đi sâu tìm hiểu vai trò của Việt Nam trong chính sách hướng Đôngcủa Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XXI, để từ đó tìm hiểu về tác động của chính sáchhướng Đông của Ấn Độ tới quan hệ Việt Nam – Ấn Độ hiện nay
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
Khóa luận được hoàn thành với những nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Sách giáo trình, sách chuyên khảo
- Các tạp chí nghiên cứu
- Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, Đông Nam Á
- Tạp chí Quan hệ Quốc tế
- Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á
- Khóa luận, Luận văn tốt nghiệp
- Các bản tin thời sự
- Các sự kiện, tin tức trên mạng Internet
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ đề ra, khóa luận quán triệt và tuânthủ hệ quan điểm, nguyên lý phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
Trang 10chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và những quan điểm lý luận của Đảng Cộng sảnViệt Nam về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại.
Khóa luận kết hợp phương pháp lôgic với phương pháp lịch sử; phương phápphân tích với phương pháp tổng hợp; đồng thời còn sử dụng các phương pháp bổ trợnhư: hệ thống, thống kê, đối chiếu so sánh v.v
Mọi nhận định, đánh giá trong luận văn đều được xây dựng trên cơ sở phântích, khái quát những dữ kiện thực tế và những công trình khoa học đã công bốtrong và ngoài nước liên quan đến đề tài
Trang 11CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ 1.1 Những nhân tố chi phối chính sách hướng Đông của Ấn Độ
1.1.1 Bối cảnh quốc tế và tình hình Ấn Độ.
Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyểnmới Chiến tranh Lạnh kết thúc cùng sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo ra những tácđộng to lớn đối với tình hình chính trị thế giới Đấu đầu hai cực kết thúc đã giảiphóng thế giới khỏi những chia rẽ ý thức hệ Thế giới chuyển mình từ chạy đuaquyết liệt về quân sự, tranh giành những khoảng trống quyền lực sang cạnh tranh vềkinh tế, chiếm lĩnh các thị trường; Đồng nghĩa với việc sức mạnh kinh tế ngày càng
có vai trò quyết định tới vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển, đặc biệt là côngnghệ thông tin và kinh tế tri thức, chi phối quá trình phát triển của thế giới và củamỗi quốc gia Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, vừa làquá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước để bảo vệ lợiích quốc gia Xu hướng toàn cầu hóa mở ra những cơ hội như: mở rộng thị trường,tiếp cận được khoa học-công nghệ hiện đại, thu hút nguồn vốn và đầu tư từ bênngoài thuận lợi hơn, tạo ra động lực cạnh tranh lớn trong nền kinh tế
Bên cạnh xu hướng phát triển, những khó khăn, thách thức vẫn luôn đặt ra đốivới tất cả quốc gia, tổ chức, khu vực trên thế giới Mặc dù chạy đua vũ trang đã dịulại, nguy cơ về vũ khí hạt nhân đã được giảm thiểu, nhưng hàng loạt nguy cơ mớilại nảy sinh đe dọa đến toàn nhân loại Chiến tranh quy mô lớn như hai cuộc thếchiến chưa thể xảy ra, nhưng các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn về biêngiới, hải đảo…lại có xu hướng lan rộng và ngày càng trở nên phức tạp Bên cạnh
đó, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, các tổ chức tội phạm quốc tế
và các vấn đề toàn cầu về môi trường và phát triển…cũng ngày càng gia tăng
Ấn Độ là quốc gia chủ chốt tại khu vực Nam Á nhưng tình hình chính trị, kinh
tế đều gặp khó khăn và không mấy khả quan Năm 1985, SAARC chính thức đượcthành lập nhưng ngay từ khi mới ra đời, cơ chế hợp tác khu vực này vẫn còn tồn tạinhiều hạn chế “Ấn Độ lo ngại các nước sử dụng diễn đàn này để chỉ trích và cô lập
Ấn Độ trong những vấn đề tranh chấp song phương, còn Pakistan thi lo sợ thôngqua tổ chức này Ấn Độ sẽ nắm vai trò lãnh đạo khu vực, không có lợi cho Ấn Độ.Chiến tranh Lạnh kết thúc đã tạo điều kiện cho một số nước đặc biệt là Pakixtan đẩy
Trang 12mạnh quan hệ với Mỹ, tăng cường mối quan hệ với các nước Trung Á để kiềm chếảnh hưởng của Ấn Độ Sự sụp đổ của CNXH đã làm cho Ấn Độ mất đi chỗ dựa vềvật chất và tinh thần, nền kinh tế, chính trị xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Về kinh tế, trước thập niên 90, Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn do những ràocản từ bộ máy quan liêu; cùng với những tác động tiêu cực từ sự sụp đổ của Liên
Xô, sự tan rã của các nước Đông Âu (vốn là những bạn hàng lớn và lâu năm của ẤnĐộ) và chiến tranh vùng vịnh kéo dài Mặc dù, Ấn Độ ẫn duy trì được mức tăngtrưởng GDP trung bình của cả giai đoạn 1980-1992 là 5,41% nhưng tỉ lệ dự trữ thấp
và mức chi ngân sách cao đã làm cho nước này phải đối mặt với tình trạng thâm hụtlớn Nền kinh tế yếu kém, nay lại thêm trì trệ và khủng hoảng trầm trọng
Để thoát khỏi tình trạng thâm hụt, chính phủ Ấn Độ đã chuyển sang các khoảnvay lớn và dài hạn, hạn chế các khoản vay ngắn hạn Hậu quả là nợ nước ngoài của
Ấn Độ tăng lên nhanh chóng, từ 12% GDP cuối năm 1980-1981, lên 23% GDP cuốinăm 1990-199 Kéo theo đó, gánh nặng dịch vụ liên quan đến nợ nần tăng tăng, từnăm 1986, Ấn Độ phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng Thế giới(IMF) và các chủ nợ khác Riêng với IMF, khoản nợ phải trả của Ấn Độ trong năm1987-1988 là 1,4 tỷ USD, 1988-1989 là 1,5 tỷ USD, năm 1989-1990 là 1,2 tỷ USD.Những khó khăn của nền kinh tế cùng với các chính sách không thuận lợi cho hoạtđồng đầu tu nước ngoài (giai đoạn này Ấn Độ đã trục xuất hai công ty nước ngoài làCocacola và IBM) đã làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ hạnchế Tính ra trong suốt một thập niên từ 1981-1990, tổng FDI đổ vào Ấn Độ chỉ đạt
1 tỉ USD, bình quân mỗi năm chỉ ở mức 100 triệu USD Tình hình bi đát đến nỗi,Thủ tướng P.V Narasimha Rao đã phải thốt lên rằng: “Tình hình ngoại tệ gần nhưtuyệt vọng Tình hình tài chính tồi tệ Chúng tôi đã đến mức như một nước vỡ nợvới Quỹ tiền tệ Quốc tế trong thời gian vài ngày [14, Tr 24-25] Tình trạng kinh kếkhủng hoảng kéo dài, mang theo đó là những rối loạn nghiêm trọng về mặt xã hội.Giá cả sinh hoạt tăng vọt, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu như gạo, rau quả,đường, sữa…một số mặt hàng ngũ cốc đã tăng giá gấp đôi và đường đã tăng gấp đốitrong vòng vài tháng Tình trạng này đã gây ra tâm trạng hoang mang, hoảng loạntrong dân chúng và trong một bộ phận của chính tầng lớp lãnh đạo.[14, Tr25]
Thời gian này, nền chính trị Ấn Độ cũng rơi vào tình trạng mất ổn định, cộngvào đó là sự nổi lên của Trung Quốc đang đe dọa tới quyền lợi của Ấn Độ không
Trang 13chỉ ở phía Đông mà còn ở các nước láng giềng của Ấn Độ và vùng biển Ấn ĐộDương Kể từ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đãcông khai ý định mở rộng ảnh hướng xuống Nam và Ấn Độ Dương Năm 1986, chỉhuy tàu khu vực biển của Trung Quốc phát biểu tại cảng Chittagong (Bangladesh)rằng: “Ấn Độ Dương không duy nhất thuộc về Ấn Độ” Myanma là con đường ngắnnhất mà Trung Quốc phải đi qua để tiến xuống Ấn Độ Dương bên cạnh hướng đitương tự mà quốc gia Đông Bắc Á này đang thiết lập ở Pakistan Trong khi Pakistan
ở phía Tây dã xây dựng “quan hệ đặc biệt với Trung Quốc trong mọi hoàn cảnh” thìMyanmar ở phía Đông kể từ năm 1989 cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc ở cáclĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế.[29, Tr27-28]
Những thay đổi trong bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước đã buộc Ấn Độphải điều chỉnh chính sách để thích ứng với tình hình mới, xu hướng chung là đadạng hóa quan hệ và điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đặc điểm ngày càngphụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế thế giới
1.1.2 Sự điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ từ sau Chiến tranh Lạnh
Với đường lối đối ngoại độc lập hòa bình, không liên kết trong Chiến tranhLạnh, Ấn Độ đã xây dựng nền kinh tế đóng kín và hậu quả nền kinh tế Ấn Độ dầntụt hậu so với nền kinh tế các nước từ thập niên 1970 Mặc khác, trong thời kỳChiến tranh Lạnh Ấn Độ chủ trương làm bạn với tất cả các nước nhưng khôngthành công trong quan hệ với các nước láng giềng Nam Á, Trung Quốc và Mỹ -những quốc gia mà Ấn Độ có thể phát huy được lợi thế rất lớn Nhận biết đượcnhững khó khăn của tình hình quốc tế, khu vực và những bất ổn trong nước đã buộc
Ấn Độ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cụ thể như sau:
Thứ nhất, là từ bỏ tư tưởng chống phương Tây vốn đã thống trị nền chính trị
Ấn Độ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh Sau Chiến tranh Lạnh, “Với tư cách là
nền dân chủ lớn thứ hai thế giới, Ấn Độ là một trong những nước nhiệt thành nhất trong việc theo đuổi các giá trị chính trị của phương Tây ngoài khu vực Châu Âu- Đại Tây Dương”[36] Dù phái cánh tả trong nền chính trị Ấn Độ vẫn chủ trương
một chính sách đối ngoại chống phương Tây nhưng sự sụp đổ của liên Xô và sự trỗidậy của Trung Quốc đã buộc Ấn Độ phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp
và việc từ bỏ tư tưởng chống phương Tây
Trang 14Thứ hai, là chuyển từ việc tập trung vào nhân tố chính trị sang chú trọng nhân
tố kinh tế trong hoạch định chính sách đối ngoại Bước sang thập niên cuối của thế
kỷ XX, Ấn Độ bắt đầu nhận ra rằng họ đang tụt hậu về kinh tế so với nhiều nướctrong khu vực, điển hình là với Trung Quốc Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc tìmkiếm các nguồn viện trợ nước ngoài gần như là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu củangoại giao Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động đối ngoại của chínhphủ cũng như nhu cầu phát triển trong nước
Thứ ba, thay đổi trong suy nghĩ về cách thức trở thành cường quốc thế giới
Từ quan điểm của một nhà lãnh đạo thế giới thứ ba, Ấn Độ chuyển hướng sang cáchthức xây dựng một nước Ấn Độ hùng mạnh được thế giới công nhận Cuộc cải cáchtoàn diện nền kinh tế vào năm 1991 và quyết định thử hạt nhân công khai năm 1998
là hai trong số những động thái cho thấy Ấn Độ quyết tâm trở thành một cường
quốc về kinh tế và quân sự Với cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế, Ấn Độ “rời bỏ
chính sách tự lực cách sinh về kinh tế và tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế”[29,Tr37].
Chính sách đối ngoại được xác định là sẽ đóng vai trò quan trọng trong các nỗlực hiện thực hóa các mục tiêu ngoại giao của Ấn Độ Nhưng thứ tự ưu tiên trongcác chiến lược cũng đóng tầm quan trọng không kém Nhiệm vụ xây dựng được môitrường xung quanh ổn định để phát triển đất nước phải đi đầu Ấn Độ luôn duy trìquan hệ tốt đẹp và hữu hảo với tất cả các nước khu vực láng giềng lân cận, trong đókhu vực Đông Á là được đặt ưu tiên cao nhất Và đây cũng là tiền đề để Ấn Độ triểnkhai chính sách hướng Đông sau nay
1.1.3 Vị trí địa- chiến lược của khu vực Đông Á
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan điểm về không gian an ninh của Ấn
Độ được mở rộng Những giới hạn quan tâm về an ninh của Ấn Độ đã vượt ra khỏi
sự gò bó của những định nghĩa về địa lý của khu vực Nam Á Nam Á luôn là mộtkhuôn khổ mơ hồ đối với việc hình thành mô hình an ninh của Ấn Độ Ấn Độ vớidiện tích rộng lớn, vị trí địa lý quan trọng, là khu vực đặc quyền kinh tế rộng lớntrên Ấn Độ Dương, môi trường an ninh của Ấn Độ trải dài từ vùng Vịnh tới Eo biểnMalacca ở phía tây, Đông và Nam, Trung Á ở phía Bắc, Trung Quốc ở phía đôngBắc và Đông Nam Á Chính vì thế, dưới góc nhìn địa – chính trị, Ấn Độ có nhiềulựa chọn cho quá trình liên kết với các khu vực lân cận gồm châu Phi, Trung Đông
Trang 15và Đông Á Nhưng đứng trước những khác biệt về giá trị và các cuộc khủng hoảngchính trị về vấn đề dầu mỏ, xung đột tôn giáo ở Trung Đông và vấn đề xung đột sắctộc ở Châu Phi, Đông Á dường như trở thành định hướng tốt nhất
Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung có vai trò quan trọng đối vớichiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ Châu Á – Thái Bình Dương làchiếc bản lề nối liền châu Mỹ với châu Á, thông với Ấn Độ Dương và biển Đỏ, sangtới Trung Đông, châu Phi và châu Âu Khu vực này bao gồm các nước thành viêncủa diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái bình Dương (APEC) và một số nướcchâu Á khác như là Myanma, Lào, Campuchia, với dân số gần 3,5 tỷ người Xét
về khía cạnh chính trị, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tới 3 trong 5 nước
ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Mỹ, Nga và TrungQuốc) Cùng với sự hiện diện của các cường quốc và các cơ chế hợp tác lớn trên thếgiới kể cả ASEAN và cả Ấn Độ nên khu vực này không đơn thuần chỉ là trung tâm
về kinh tế, trung tâm công nghiệp, thương mai, tiền tệ, trung tâm khoa học kĩ thuật,thông tin, dịch vụ; đồng thời đó cũng là trung tâm chính trị, văn hóa, quân sự vàchúng luôn gắn bó mật thiết với nhau Đây là khu vực có đông dân số, có trình độcông nghệ tiên tiến và tập trung nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Nga,Trung Quốc, Triều Tiên Trung Quốc với nguồn tài nguyên phong phú và cũng làquốc gia đông dân nhất thế giới (1,2 tỷ dân) Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, HồngKông mặt dù nguồn tài nguyên có hạn chế nhưng lại là những nước mạnh về kỹnăng, công nghệ, dân số có giáo dục cao Cùng với sự hiện diện của quốc gia mạnhhàng đầu cả khu vực và thế giới về lĩnh vực kinh tế với GDP hàng năm 11.000 tỷUSD Chiếm 1/3 GDP toàn cầu (Số liệu năm 2002 theo IMF) Dân số đông, kinh tếphát triển mạnh, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường rộng lớn ở các nướctrong khu vực đã tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của châu Á – TháiBình Dương, đặc biệt hơn làn sóng kinh tế lớn của các nước ven bờ Thái BìnhDương như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc dấy lên từ đầu những năm 90 của thế kỷ
XX làm cho sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực trở nên hết sức sôiđộng
Ngoài ra, dưới góc độ liên khu vực, việc Ấn Độ chọn khu vực Đông Á vớichính sách tăng cường sự xuất hiện lần lượt ở Đông Nam Á và Đông Bác Á – haikhu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, được xem như động thái để đáp
Trang 16trả quá trình mở rộng hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Nam Á vốn là khu vựcảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ.
Với những nhận định trên, Ấn Độ đã ngày càng đánh giá cao vai trò châu Á Thái Bình Dương đối với hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu; với lời tuyên bố nổitiếng của thủ tướng N.Rao tại Singapore năm 1994 vẫn thường được các nhà nghiên
-cứu và giới báo chí nhắc đến: “Ấn Độ đã từng bước tự do hệ thống hóa hệ thống
tiền tệ của mình, mở cửa nền kinh tế cho nhập khẩu, đầu tư và giáo dục con người theo hướng có lợi để mở cửa ra thế giới bên ngoài và khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể trở thành tấm ván bật cho chúng tôi bước vào thị trường toàn cầu”
[37, Tr16] Nhằm cải cách toàn diện đất nước đầu những năm 1990, chính sách
“hướng Đông” của Ấn Độ đã ra đời.
1.2 Mục tiêu của chính sách hướng Đông.
Chiến tranh Lạnh kết thúc, đánh dấu sự tan rã trật tự hai cực trên thế giới vàonăm 1991, cùng với một loạt sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớntrên thế giới cũng như các nước láng giềng Nam Á, Ấn Độ thực hiện chính sách
“hướng Đông” (Look East Policy); chuyển mối quan tâm và ưu tiên mới trong
chính sách đối ngoại của mình Chính sách này được đề xuất từ đầu những năm 90,dưới thời thủ Tướng Narasimha Rao, nhưng đến giữa những năm 90 mới chính thức
được triển khai Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ có thể nói bắt nguồn từ tư
tưởng coi trọng phương Đông và cho rằng vận mệnh của Ấn Độ luôn gắn bó, phụ
thuộc vào khu vực này Khái niệm“hướng Đông” gắn liền với tín ngưỡng cổ truyền
của người Ấn Độ khi những người cầu nguyện luôn hướng về phía Đông – nơi mặttrời mọc vào buổi sáng
Phạm vi địa lý của chính sách “hướng Đông” bao gồm một khu vực rộng lớn
từ NewZeland tới vùng Đông Bắc Á tức là khu vực châu Á – Thái Bình Dương Làkhu vực nằm ở phía Đông và có mối quan hệ chặt chẽ, lâu đời về lịch sử - văn hóa
với Ấn Độ Nên Ân Độ thực hiện chính sách “hướng Đông” nhằm tới hai mục tiêu
chính
1.2.1 Mục tiêu chính trị
Trong thời kỳ thực dân Anh, Ấn Độ bị Anh coi là trung tâm chiến lược ở châu
Á của mình và là bàn đạp để mở rộng sang khu vực Đông Nam Á Sau khi đượcAnh tuyên bố trao trả lại độc lập vào ngày 15/08/1947, Ấn Độ lại tập trung mối
Trang 17quan tâm vào tiểu lục địa Nam Á nên nước này lại tiếp tục “sao nhãng Đông Á”
trong thời gian dài Sau Chiến tranh Lạnh, sự tan rã của Liên Xô đã khiến tình hìnhkhu vực có những thay đổi lớn Để thoát khỏi thế cô lập về ngoại giao, không trở
thành một quốc gia “cô độc”, “không có bạn bè” và để phát triển kinh tế, mở rộng
thị trường Ấn Độ bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại thực hiện chiến lược
“hướng Đông” tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh với các nước Đông
Nam Á
Tháng 9/1991, chính quyền Narasimha Rao khởi động chính sách “hướng
Đông”, giai đoạn một chủ yếu thực hiện chính sách “lấy ASEAN làm trọng tâm”.
Bước sang thế kỉ XXI, chiến lược “hướng Đông” của Ấn Độ đã có những tiến triển
lớn, phạm vi hợp tác mở rộng từ khu vực Đông Nam Á sang các nước Nhật Bản,Hàn Quốc, Oxtraylia, trọng tâm hợp tác cũng chuyển từ kinh tế sang hợp tác an toànvận tải biển, chống khủng bố và quân sự Đây được coi là giai đoạn hai trong chiến
lược “hướng Đông” của Ấn Độ, cũng được nhận định là “Ý đồ chiến lược của Ấn
Độ đã bước vào giai đoạn thực thi tiến về phía Đông”[25, Tr68] Chính sách hướng
Đông của Ấn Độ trong giai đoạn hai còn có những điểm mới khác như: Ấn Độ theođuổi các mối quan hệ hữu tình bằng việc thiết lập các mối liên hệ đường bộ vàđường hàng không với Đông Á và Đông Nam Á Triển khai chính sách “hướngĐông, Ấn Độ hướng tới xây dựng, mở rộng và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vựcChâu Á – Thái Bình Dương, phần nào giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ởNam Á và Ấn Độ Dương, những khu vực mà Ấn Độ coi là phạm vi ảnh hưởngtruyền thống của mình [29, Tr44]
Trong lĩnh vực kinh tế mặc dù Trung Quốc chiếm ưu thế thương mại rõ rệtnhưng Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tồn tại cạnh tranh nhất định về đầu tư và nhất thểhóa kinh tế khu vực Trong lĩnh vực chính trị, Trung Quốc chú trọng phát triển songphương với khối ASEAN trong khi Ấn Độ chú trọng phát triển mối quan hệ với cábiệt một số nước mấu chốt như Việt Nam, Xingapore và Myanma Trong lĩnh vực
an ninh, Ấn Độ coi trọng hợp tác quân sự với các nước Xingapore, Việt Nam vàIndonexia Đồng thời, thông qua ngoại giao quân sự trên biển song phương và đaphương để vô hiệu hóa sự tồn tại của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương ở một mức độnhất định Ngoài ra, những nỗ lực của Ấn Độ trong việc tham gia vào các cơ chếhợp tác quan trọng ở khu vực như đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN, ARF,
Trang 18ASEAN +1, EAS, ASEM, ADMM+ đã minh chứng cho mục tiêu chính trị nàytrong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ[29, Tr45] Đặc biệt việc Ấn Độ trởthành thành viên chính thực của hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên diễn ra tại thử
đô Kualalumpur (Malaysia) tháng 12/2005 đã đánh dấu một bước phát triển mới
trong chính sách “hướng Đông” của đất nước có diện tích và dân số lớn nhất Nam
Á này
1.2.2 Mục tiêu kinh tế - xã hội
Ngoài các mục tiêu về chính trị, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ chủ yếu
là tăng cường kinh tế đối ngoại, củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốnđầu tư nước ngoài và tìm kiếm sự ủng hộ cho việc khẳng định vị trí cường quốc của
Ấn Độ ở Nam Á, cũng như nỗ lực vươn lên để có tiếng nói trọng lượng trên trườngquốc tế Hòa nhập với ASEAN, Ấn Độ sẽ có điều kiện tốt hơn để gia nhập các tổchức kinh tế toàn cầu, một yêu cầu cấp bách của Ấn Độ từ sau Chiến tranh Lạnh[25, Tr 67-68]
Thứ nhất, chính sách “hướng Đông” hướng tới việc duy trì mức tăng trưởngcao và ổn định của nền kinh tế Ấn Độ thông qua các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ ởĐông Á, đặc biệt là trao đổi thương mại Cuối thập niên 80 và tới trước khủnghoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998, Đông Á là khu vực đạt được mứctăng trưởng kinh tế cao và ổn định sau khủng hoảng nhanh nhất, các nền kinh tếĐông Á đã hôi phục được mức tăng trưởng cao và ổn định trở lại nên Ấn Độ tin
rằng “Đông Á nắm giữ chiếc chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế ổn định của Ấn
Độ” [29, Tr 46].
Thứ hai, do những lợi ích kinh tế luôn là ưu tiên trong sự chỉ đạo chính sách
“hướng Đông” của Ấn Độ Vì vậy Ấn Độ nổ lực làm cho những sự trao đổi thương
mại của mình với các nước Đông Nam Á gia tăng mạnh mẽ, thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài và tham gia một loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và cácHiệp định hợp tác kinh tế toàn diện (CECA/CEPA) giữa Ấn Độ với khu vực Ấn Độxác định rằng: xây dựng FTA; CECA/CEPA với ESEAN và các nước Đông Nam Ánói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung là con đường để nướcnày hiện thực hóa việc xây dựng cộng đồng kinh tế châu Á, một hình thức liên kếtkinh tế nhằm đối trọng với khối EU và khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) nhưng quan trọng hơn là để Ấn Độ không bị đứng ngoài các khối kinh tế
Trang 19chủ đạo của thế giới và khẳng định vị thế cường quốc của mình, trước hết ở khuvực Châu Á
Thứ ba, mục tiêu chung nhất của chính sách “hướng Đông” là góp phần đưa
Ấn Độ trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự không chỉ ở châu Á mà còntrên phạm vi toàn thế giới Điều đó được thể hiện: Mặc dù đã gia tăng quan hệ vớikhu vực Đông Á, song Ấn Độ vẫn giữ sự thận trọng cần thiết Ấn Độ coi việc xíchlại gần Mỹ với các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực này là điều tối cần thiết,trên cơ sở không làm xấu đi quan hệ của mình với Trung Quốc
*
* *
Tóm lại, chính sách “hướng Đông” như là “một phần sống còn” của chính sách đối ngoại Ấn Độ Như lời của Bộ trưởng Quốc phòng Prab Mukherjee: “Chính
sách hướng Đông còn hơn cả một mệnh lệnh kinh tế” [33] Và nó đã thực sự có ảnh
hướng tới sự phát triển của Ấn Độ và cũng mang lại ảnh hướng tới các nước trongkhu vực phía Đông Sự phát triển của Ấn Độ những năm gần đây trước hết là kếtquả của sự điều chỉnh kịp thời trong chính sách của Ấn Độ Cần phải khẳng địnhrằng vai trò của các nước phía Đông đối với sự phát triển của Ấn Độ trong nhữngnăm gần đây và sau này là vô cùng quan trọng, mà Việt Nam là một điển hình
CHƯƠNG 2 VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH HƯỚNG
ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1 Vị thế của Việt Nam trong khu vực
2.1.1 Những chuyển biến của Việt Nam trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI
Bước ngoặt trong hoạt động mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam đượcbắt đầu từ năm 1986 Với đường lối đổi mới toàn diện, Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI (12-1986) của Đảng đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với yêu cầu thực
tiễn phát triển đất nước Đại hội Đảng khẳng định: “Đảng và nhà nước ta kiên trì
thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và hữu nghị” Về quan hệ với các nước
khu vực Đông Nam Á, Đảng ta chỉ rõ chúng ta mong muốn thiết lập quan hệ hòabình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác Điều đó
đã trở thành tư tưởng chủ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đổi mới và hội nhập
Trang 20kinh tế quốc tế của Việt nam, đồng thời là một dấu mốc quan trọng trong tiến trìnhtừng bước gia nhập ASEAN của Việt Nam.
Ngày 28-7-1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 18, ViệtNam chính thức được kết nạp vào ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chứcnày Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn với cả Việt Nam và ASEAN Việc kết nạpViệt Nam vào gia đình ASEAN có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, chứ không phải chỉ làviệc tăng số lượng thành viên Trong thời gian hội nhập và phát triển cùng ASEAN,Việt nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho tổ chức này Cụ thể là, chỉ sau 3năm sau khi trở thành thành viên chính thức, trong bối cảnh khu vực vừa trải quathời kỳ đầy sóng gió do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm
1997, Việt nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Hànội năm 1998 Tiếp theo đó, trong vòng một năm, từ tháng 7/2000 đến tháng7/2001, Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN(ASC) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Tổ chức và chủ trì thành công Hộinghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM+ 34), Diễn đàn khu vựcASEAN lần thứ 8 (ARF-8)v.v Sau thành công của Hội nghị cấp cao ASEA 6, tiếptục phát huy vai trò đã được nâng cao trong ASEAN và trên cơ sở những thành tựu,kinh nghiệm tích lũy được trong vai trò chủ trì, điều phối các hoạt động củaASEAN - Việt Nam đã chủ động hơn trong việc tham gia hợp tác ASEAN, hướnghoạt động của ASEAN vào những nội dung hợp tác thiết thực, vừa đảm bảo lợi íchcủa Việt Nam, vừa thể hiện quan điểm chung của ASEAN và các nước đối thoại.Với sự tham gia tích cực và hiệu quả của Việt Nam trong thời gian gần đây,ASEAN tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình liên kết khu vực Saukhi hoàn tất công tác soạn thảo (năm 2008) các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộngđồng Chính trị - An ninh và Cộng đồng Văn hóa – xã hội cùng với khuôn mẫuchiến lược về Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) và Kế hoạch công tác thực hiện IAIgiai đoạn 2 (2009 -2015), Hội nghị cấp cao ASEAN 14 đã thông qua các văn kiệnnày (tháng 2/2009) để trở thành lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN đến năm
2015 Ngoài ra, nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam sẽ làm phong phú thêm di sảnchung của ASEAN, dân số của Việt Nam sẽ tạo ra động lực để tăng cường vai trò
và ảnh hưởng quốc tế của ASEAN Có thể nhận thấy, Việt Nam đã, đang và sẽ đóng
Trang 21góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của ASEAN, chứng tỏ được vai trò quantrọng đối với tổ chức.
Ngày 7/11/2000 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) Đây là một thành công lớn trong hành trình thay đổi
và đánh dấu mộc lộ trình hội nhâp của Việt Nam Điều này đã được khẳng định rõràng hơn khi Việt Nam tiến hành đại hội IX với kim chỉ: Việt Nam mong muốn làbạn của tất cả các quốc gia dân tộc, mở rộng phát triển kinh tế, phá bỏ được mọi ràocản và tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế Mở ra cơ hội cho Việt Namtrong mối quan hệ với các nước lớn
Sau hai mươi lăm năm đổi mới cải cách nền kinh tế, Việt Nam đã đạt dượcnhiều thành tựu nổi bật Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăngtrưởng nhanh, trong giai đoạn 2000 – 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởngcao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5 % Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt8,4%, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên
10 triệu đồng tương đương với 640 USD Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhậpkhẩu 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạolớn trên thế giới Năm 2005, nước ta đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo,thứ hai về cà phê, thứ tư về cao su, thứ hai về hạt điều và thứ nhất về hạt tiêu [1,Tr103]
Trong giai đoạn 2008-2012, tuy nền kinh tế chịu ảnh hưởng khá mạnh từ suythoái kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan Theotổng cục Thống kê, năng suất lúa hè thu năm 2012 của vùng đồng bằng sông CửuLong ước tính đạt 52,7 ta/ha, giảm 0,2 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2011 do thời tiếtthất thường thay đổi Về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất toàn ngành côngnghiệp năm 2012 tăng 4,75% so với năm 2011 Trong đó có nhiều ngành côngnghiệp có mức sản xuất tăng cao như: sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất phụtùng xe có động cơ, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất thuốc, hóa dược và dượcliệu, khai thác dầu thô, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
Kể từ khi gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã chú trọng đổimới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành sảnphẩm cạnh tranh Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xáclập và ngày càng hoàn chỉnh Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ nên
Trang 22Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là thành viên mới năng động nhưngđầy triển vọng của WTO Một trong những kết quả nổi bật được đánh giá cao trong
sự phát triển của Việt Nam chính là lĩnh vực xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu trongnước và quốc tế tiếp tục đạt kết quả khá, năm sau luôn cao hơn năm trước Tínhchung đến tháng 8/2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đạt 73,3 tỷ USD,tăng 17,8 % so với cùng kỳ năm 2012 (Nguồn IMS).Trong bối cảnh khi nền kinh tếtrong nước và thế giới còn nhiều khó khăn thì kết quả này là minh chứng cho nhữngnỗ lực vượt bậc của cả nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
Hiện nay, Việt Nam có hơn 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có dự
án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốnđăng ký lớn nhất là 1462, 2 triệu USD, chiếm 26,5 % tổng vốn đăng ký cấp mới;tiếp đến là Hải Phòng 1037,5 triệu USD chiếm 18,8 %; Đồng Nai 591,9 triệu USDchiếm 10,7 %; thành phố Hồ Chí Minh 396, 7 triệu USD Và Ấn Độ là một trongnhững quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam khá nhiều Trong chính sách ngoạithương 2009-2014, Ấn Độ đã xác định thị trường Việt Nam là một trong nhữngđiểm đến trong kế hoạch “hướng Đông” của mình Những năm gần đây, quan hệthương mại Việt Nam - Ấn Độ đã có những bước phát triển đáng kể với mức tăngtrưởng 20%-30% mỗi năm Riêng năm 2009 đạt gần 2 tỷ USD Nhiều tập đoànhàng đầu của Ấn Độ đã thành lập văn phòng và đang đầu tư hiệu quả vào Việt Namtrong lĩnh vực khai thác khoáng sản, công nghiệp ô tô, thép, dầu khí, năng lượng [1,Tr105] Ấn Độ cho biết hiệp định thương mại tự do với Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) sẽ giúp đạt được mục tiêu thương mại song phương 7 tỷ USD vớiViệt Nam, một thành viên của tổ chức này vào năm 2015
Trong gần 25 năm hội nhập và phát triển cung ASEAN, Việt Nam đã cónhiều đóng góp quan trọng cho tổ chức này, tham gia tích cực và hiệu quả vào cáccông việc chung của khối Cho đến nay, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, ViệtNam cũng mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực
và trên thế giới Tính đến năm 2011, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 179quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnhthổ Trong đó, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là một trong những mối quan hệ tiêubiểu, gốc rễ từ lâu đời, khởi đầu từ những giao thoa văn hóa giữa hai nền văn hóa cổ
Ấn Độ và Việt Nam
Trang 23Thế kỷ XXI – Thế kỉ mới với những chủ trương chính sách mới của các quốcgia dân tộc đã mở ra bước ngoặt cho mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á ĐôngNam Á trở thành khu vực được Ấn Độ quan tâm trong chính sách đối ngoại điềuchỉnh của mình Sở dĩ có điều này là do sau gần ba thập kỷ phát triển, ASEAN đãnổi lên thành một tổ chức khu vực năng động và thành công nhất trong khối cácnước thuộc thế giới thứ ba; ASEAN bao gồm những quốc gia nòng cốt trong cácDiễn đàn kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á- Âu(ASEM) Hơn nữa, Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng trên con đường giaothương quốc tế, đồng thời còn có mối quan hệ gần gũi về mặt địa lý, văn hóa và lịch
sử với Ấn Độ Chính vì thế Đông Nam Á có sức hút mạnh mẽ đối với Ấn Độ
Ở Đông Nam Á, có một quốc gia tuy nhỏ nhưng luôn tiềm ẩn những sứcmạnh tổng hợp được Ấn Độ hết sức quan tâm và xem đây là một trong những trụcột trong chính sách hướng Đông của mình Việt Nam hiện nay lại là một trongnhững nền kinh tế lớn nhất của hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và lànền kinh tế năng động trong khu vực Từ giữa thế kỉ XXI, Việt Nam đã thật sự nổilên như một khu vực địa-chính trị, địa chiến lược và địa – lịch sử có ý nghĩa quantrọng Sở hữu bên mình một biển Đông rộng lớn, nằm trên áng ngữ đường hàng hảiquốc tế nối liền giữa biển Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương cho phép Việt Namkiểm soát hầu hết những trục đường biển quan trọng trên thế giới Cho nên đây làtiêu điểm tranh chấp giữa các cường quốc từ rất sớm Điều này đã một lần nữakhẳng định vị thế mới của Việt Nam
2.1.2 Vị trí địa – chiến lược của Việt Nam trong khu vực
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nằm ở vị trí vừa là cầu nối,
vừa là con đường giao lưu giữa các nền văn minh Đông – Tây [3, Tr11], là “ngã tư
đường” của các nền văn minh Việt Nam là cầu nối trên đất liền châu lục Châu Á và
Trung nguyên với các nước hải đảo khu vực Đông Nam Á Việt Nam được Ấn Độnhìn nhận là có tầm quan trọng chiến lược về an ninh, đặc biệt trong bối cảnh khuvực châu Á- Thái Bình Dương chứng kiến sự tranh giành ảnh hưởng gay gắt giữacác nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc
Được mệnh danh là vùng đất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam làđịa bàn thu hút sự chú ý của rất nhiều quốc gia Với diện tích tự nhiên ở quy môtrung bình, xếp thứ 59 trong tổng số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng dân số
Trang 24đông (đứng thứ 13) nên bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người của ViệtNam rất thấp (0,38ha), chỉ bằng 1/5 mức bình quân của thế giới (1,96ha) Tuynhiên, Việt Nam có tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng về chủng loại; một sốloại khoáng sản có trữ lượng, tiềm năng lớn có thể phát triển thành ngành côngnghiệp như dầu khí, bauxite, titan, than, đất hiếm ; tiềm năng năng lượng tái tạolớn, đặc biệt là năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, năng lượng sinh khối, thủynăng Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 830 tỷ m3,tiềm năng nước dưới đất đạt khoảng 63 tỷ m3/năm; trên 60% nguồn nước mặt cónguồn gốc từ nước ngoài Vùng biển Việt Nam giàu về nguồn lợi thủy sản, đã pháthiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điểnhình.
Ngoài ra, trong bối cảnh quốc tế như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt của cácquốc gia như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ đã đưa Việt Nam trở thành khu vực có ý nghĩađịa - chính trị sâu sắc Với sự kiên Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) vị thế địa –chính trị và địa - kinh tế của Việt Nam trong khối cũng ngày càng được củng cố vàtăng cường Cùng với sự hội nhập vào khu vực Đông Nam Á, hợp tác kinh tế,thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các đối tác bên ngoài ASEAN như TrungQuốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ luôn là yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại thươngcủa Việt Nam [29, Tr 178-179]
Đối với Ấn Độ, tầm quan trọng địa – chiến lược của Việt Nam còn thể hiện ở
vị trí áng ngữ con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam bán cầu với chủ quyền trên đa
số các đảo trong quần đảo Trường Sa Việt Nam nằm ở khu vực có thể khống chếtuyến đường biển chiến lược từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và từ NamThái Bình Dương lên Đông Bắc Á Dọc đường biển Việt Nam có nhiều vịnh, cảngnước sâu, trong đó có Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) được đánh giá là cảng nước sâuchiến lược số một ở Đông Nam Á mà các nước lớn đều quan tâm Trong khi vai tròcủa Ấn Độ tại Thái Bình Dương còn bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý và sức mạnhtổng hợp trong tương quan với các nước khác, hợp tác với Việt Nam về hải quân vàcác lĩnh vực hợp tác biển khác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các mục tiêu quan trọngcủa Ấn Độ
Hơn nữa, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ vàtăng cường ảnh hưởng ở khu vực, Mỹ triển khai chiến lược “tái cân bằng” chuyển
Trang 25trọng tâm sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vị trí cửa ngõ phía Bắc trên đấtliền và phía Đông trên biển Đông của Việt Nam càng trở nên quan trọng trong tầmnhìn chiến lược của các nước lớn nói chung và Ấn Độ nói riêng Nắm được ViệtNam sẽ nắm được Đông Dương và tiếp cận sâu sắc vào khu vực Đông Nam Á, Ấn
Độ luôn tìm cách có chỗ đứng và phát huy ảnh hưởng của mình ở Việt Nam từ đónâng cao ảnh hưởng ở bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á
Trên cơ sở truyền thống lịch sử, Việt Nam có quan hệ lâu đời với Ấn Độ mặc
dù trước đây mối quan hệ này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chính trị, văn hóa Sựchuyển dịch sang chính sách hướng Đông của Ấn Độ cho phép Ấn Độ mở rộng hơnnữa trao đổi thương mại, đầu tư với các nước ASEAN, trong đó Việt Nam đóng vaitrò quan trọng Ấn Độ tiếp tục coi trọng quan hệ với Việt Nam không chỉ vì ViệtNam có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Ấn Độ, mà còn vì Việt Nam hiện tạiđóng vai trò quan trọng trong ASEAN Ấn Độ xem Việt Nam là ‘cầu nối” giữa Ấn
Độ và ASEAN Ngoài ra, Ấn Độ coi một nước Việt Nam mạnh, đóng vai trò quantrọng ở Đông Nam Á là có lợi đối với Ấn Độ cũng như cân bằng lực lượng lànhmạnh ở khu vực [4, Tr 35]
Với tầm quan trọng của Việt Nam như vậy, Ấn Độ mong muốn tăng cườngảnh hưởng của mình tại Việt Nam, từ đó mở rộng không gian chiến lược của Ấn Độtại khu vực Đông Nam Á, tạo thế trong những vấn đề cạnh tranh Ấn – Trung Bướcsang thế kỉ XXI, Ấn Độ lần nữa khẳng định mong muốn phát triển quan hệ nhiều
mặt với Việt Nam, xem Việt Nam là trọng tâm trong chính sách “hướng Đông” của
mình Một Việt Nam thống nhất về thế và lực đang dần được khẳng định, chắc chắnViệt nam sẽ trở thành một lực lượng chính trị tham gia vào thế cân bằng trongtương quan lực lượng trên thế giới và khu vực Thế kỉ XXI - thế kỉ châu Á – TháiBình Dương sẽ ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam với các nướclớn
2.2 Tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ
Trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, hiên nay Việt Nam được xem làmột nhân tố chính trị được quan tâm hàng đầu Trả lời câu hỏi của Bí thư thứ hai,Ban chính trị văn hóa về vai trò của Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn
Độ, PGS.TS Ngô Xuân Bình khẳng định Việt Nam đã nổi lên như một trụ cột trongchính sách hướng Đông của Ấn Độ, điều mà đã được phía Ấn Độ khằng định trước
Trang 26đó trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Nên Ấn Độ hết sức quantâm tới Việt Nam, Ấn Độ mong muốn không ngừng tăng cường hợp tác với ViệtNam trong tất cả các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng [30].
2.2.1 Lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Hiện nay, tại Đông Nam Á, Việt Nam được Ấn Độ xem là cửa ngõ để tăng
cường quan hệ với các nước ASEAN và thực hiện chính sách “hướng Đông” của
họ nên quan hệ Ấn Độ - Việt Nam ngày càng được khẳng định
Trong những năm gần đây, các hoạt động hợp tác chính trị - ngoại giao giữa
Ấn Độ và Việt Nam đã ngày càng phát triển và theo chiều hướng thiết thực, hiệuquả hơn; sâu rộng hơn Hai nước liên tục tổ chức các cuộc viếng thăm, làm việc củacác đoàn cấp cao hai bên, thể hiện mối quan tâm của hai chính phủ về việc tangcường quan hệ Việt Nam - Ấn Độ Việc thủ tướng Ấn Độ A.B Vajpayee thămchính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1/2001, một phần trong chính sách hướng Đôngcủa Ấn Độ, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử quan hệ hai nước [24,Tr 56] Trongcuộc viếng thăm này, hai bên đều khẳng định: tình hình chính trị, kinh tế quốc tế đãthay đổi, Ấn Độ và Việt Nam ngày nay không chỉ là bạn mà còn là đối tác tin cậynhau, tình đoàn kết, gắn bó và hợp tác giữa hai dân tộc sẽ là nhân tố quan trọng đểhai nước xây dựng, phát triển đất nước vững mạnh Thủ tướng Vajpayee khẳng
định: “Lịch sử cũng như địa lý đã gắn kết chúng ta thành đối tác chiến lược trong
thế kỷ mới, phấn đấu vì hòa bình, ổn định an ninh và hợp tác bền vững giữa các quốc gia châu Á”[25, Tr 87]
Bên cạnh mặt nhà nước, nhân dịp đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam,đại diện Đảng Quốc Đại và Đảng Cộng Sản Ấn Độ cũng đến dự, thể hiện quan hệgắn bó giữa một số chính đảng chủ chốt của Ấn Độ và Đảng Cộng Sản Việt Nam
Sự phát triển quan hệ chính trị của Ấn Độ - Việt Nam từ khi thực hiện chính sáchhướng Đông cho đến nay đã tạo thêm sự vững chắc và là cơ sở để tăng cường quan
hệ của hai nước trên các lĩnh vực khác
Năm 2003, một tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng Hòa Ấn Độ đã ra đời Quan hệ đối tácchiến lược giữa hai nước chính thức thiết lập vào tháng 7/2007 với tuyên bố chung
về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ Tuyên bố chung này bao gồm cácquan hệ song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn
Trang 27hóa, khoa học, kỹ thuật và định hướng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các diễnđàn khu vực và đa phương Với tuyên bố chung này, Việt Nam là quốc gia thứ hai ởĐông Nam Á và là quốc gia thứ ba của khu vực châu Á – Thái Bình Dương thiết lậpquan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, sau Indonexia và Nhật Bản.
Tháng 11/2004, Thủ Tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng M Singh đã cócuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN – 10 Thủ tướng M Singh khẳng đinh
Ấn Độ sẵn sàng tăng cường quan hệ với Việt Nam trong các linh vực; tiến hànhđàm phán linh hoạt tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập WTO Và để thực hiện lờihứa, Ấn Độ đã nhanh chóng kết thúc đàm phán song phương với Việt Nam tháng8/2005, ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO
Năm 2006, Hội nghị tham vấn chính trị Việt Nam - Ấn Độ lần đầu tiên được
tổ chức, Hội nghị lần thứ tư diễn ra tại New Delhi vào tháng 10/2009 Theo tuyên
bố chung về quan hệ đối tác chiến lược năm 2007, hai nước “Nhất trí thiết lập cơ
chế đối tác đối thoại ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao” Hội nghị đối thoại chiến lược
Việt Nam - Ấn Độ lần đầu tiên đã được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ ngày15/10/2009 Hội nghị đối thoại chiến lược lần thứ bảy giữa hai nước được tổ chứctại New Delhi vào tháng 9/2012
Trong chuyến thăm Việt Nam của nữ Tổng thống Ấn Độ Pratibla Patil vàongày 24/11/2008 Cùng với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, hai bên đã cùng thuaroluận những vấn đề quan tâm như: những thách thức kinh tế, quan hệ thương mạisong phương phát triển nhanh chóng, triển vọng đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam,hợp tác trên những lĩnh vực quan trọng như: sản xuất thép, dầu khí năng lượng hạtnhân, tín dụng, thông tin, truyền thông, thực thi luật pháp, an ninh- quốc phòng,giao dục- đào tạo, hợp tác văn hóa trong đó có việc trùng tu các tháp Chăm của ViệtNam Những quan hệ chính trị tốt đẹp trên đã trở thành tài sản quý giá của hai nước
Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo AnLiên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 Ngày 25/10/2010, tại buổi tiếp Thủ tướng Ấn
Độ Manmohan Singh bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á được tổ chức tại Hua Hin, Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ Tướng Manmohan Singh
Cha-am-đã chứng kiến lễ ký kết bản ghi nhớ về việc Ấn Độ công nhận Việt Nam là nền kinh
tế thị trường đầy đủ [31, Tr 15]
Trang 28Trong một cuộc hội Đàm vào tháng 9/2013, Chủ tịch Hội đồng các Thammưu trưởng Ấn Độ Norman Anil Kumar Brown khẳng định, Việt Nam đóng vai tròquan trọng và là đối tác hàng đầu của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á Vì vậy, Ấn
Độ rất coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, trong đó có quan hệ quốc phòng
Ngày 14 - 17/9/2014 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổngthống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã đến thăm Việt Nam Đây là chuyến thăm ViệtNam đầu tiên của một vị nguyên thủ Ấn Độ sau khi Ấn Độ vừa kết thúc bầu cử Hạviện và thành lập Chính phủ mới Chuyến thăm thể hiện sự coi trọng đặc biệt của
Ấn Độ đối với mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược giữa Ấn
Độ và Việt Nam Là nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới, Ấn Độ có trên 5.000 năm lịch
sử, là một trong những cái nôi văn minh của loài người và là nước đa văn hóa,chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ Với diện tích 3,3 triệu km2; dân số 1,24 tỷ người;
Ấn Độ là nước lớn nhất ở Nam Á Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độdiễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước đang có bước pháttriển mạnh mẽ Đặc biệt, Việt Nam hiện là đối tác chủ chốt trong chính sách hướngĐông đã được tăng cường của Ấn Độ
2.2.2 Lĩnh vực an ninh – quốc phòng
Vấn đề an ninh quốc phòng luôn là vấn đề nóng bỏng đối với sự an toàn vàkhả năng phòng thủ của một quốc gia Trong thời đại mà yếu tố kinh tế, quân sự chiphối mạnh mẽ các quan hệ trên thế giới thì hợp tác an ninh – quốc phòng được xemnhư tấm “lá chắn” tương đối an toàn không chỉ cho một quốc gia đơn lẻ mà còn cho
cả khu vực Về cơ bản, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở châu Á sớm
ký kết Hiệp ước Hợp tác quân sự với Ấn Độ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc Nên
kể từ khi tiến hành chính sách hướng Đông- Với sự thay đổi trong bức tranh địachính trị hiện đại đã mang Ấn Độ xích lại gần Việt Nam và hợp tác chặt chẽ hơn,đặc biệt trong vấn đề về biển Đông Dự án thương mại của Ấn Độ (OLV thăm dòdầu khí ở biển Đông) đã diễn ra trong bối cảnh có nhiều lời tuyên bố và tranh chấpchủ quyền trong khu vực, theo chúng tôi, có ý nghĩa như lời cam kết về bộ phận vàtrách nhiệm của Ấn Độ trong việc duy trì hòa bình ở biển Đông
Dưới tác động của chính sách hướng Đông của Ấn Độ và chủ trương tăngcường quan hệ với Ấn Độ của Việt Nam, quan hệ quân sự đã trở thành một trongnhững lĩnh vực hợp tác thành công giữa hai nước Ấn Độ đã tổ chức cuộc đối thoại
Trang 29an ninh đầu tiên với Việt Nam năm 2003 và ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòngnăm 2009 Năm 2007, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn
Độ A.K.Antony, Ấn Độ thông báo sẽ cung cấp gần 5000 phụ tùng quan trọng dùngcho tàu chiến chống ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam Năm 2010, Ấn Độ vàViệt Nam đạt được thỏa thuận hợp tác quân sự, theo đó Ấn Độ sẽ giúp đào tạo lựclượng gìn giữ hòa bình cho Việt Nam Mối quan hệ an ninh – quân sự ngày càngđược tăng cường giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng,chính sách tham gia ngày càng sâu vào nhiều vấn đề của khu vực châu Á – TháiBình Dương của Ấn Độ đã có những tác động tích cực đối với Việt Nam
Trong vấn đề tranh chấp biển Đông, Ấn Độ cũng lên tiếng về an ninh hànghải và phương thức tiếp cận đảm bảo an ninh hàng hải ở các vùng biển ở châu Á –Thái Bình Dương tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Hà Nộinăm 2010 Đầu tháng 9/2011, Bộ ngoại giao Ấn Độ bắt đầu có những tuyên bố thểhiện quan điểm rõ ràng về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông Trong thông cáo báo
chí vào ngày 1/9/2011, Bộ ngoại giao nước này đã nói rõ: “Ấn Độ ủng hộ tự do
hàng hải trong các vùng biển quốc tế, bao gồm biển Đông ” Quan điểm và những
động thái của Ấn Độ ở biển Đông đã có tác động không nhỏ tới quan hệ Việt Nam
-Ấn Độ, đặc biệt là trên lĩnh vực chính trị
Cùng như nhiều quốc gia khác trên thế giới có lợi ích ở biển Đông, Ấn Độ đã
và đang ủng hộ, bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc cũng như luật pháp quốc tếtrong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông Cùng với các lĩnh vựcquan hệ hợp tác khác, sự kiên định trong quan điểm của Ấn Độ về biển Đông là mộttrong những nền tảng quan trọng để có thể nâng cấp quan hệ chiến lược Việt Nam -
Ấn Độ hiện nay lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong tương lai không xa[29, Tr 235-250]
Điểm đặc biệt trong quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam là cácchuyến thăm cấp cao song phương, đào tạo cán bộ, hỗ trợ sản xuất trong việc bảo
vệ, chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc tập trận chung Ấn Độ và Việt Nam làláng giếng hàng hải cùng có mối quan tâm về vi phạm bản quyền và an ninh đườngbiển Trong cuộc họp ADMM+ 8 năm 2010, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Ấn ĐộAntony đã nhấn mạnh đến việc củng cố mối quan hệ hải quân thông qua các chuyếnthăm thường xuyên ở các cảng Việt Nam Gần đây nhất, 22/03/2011, tàu Sankalp
Trang 30của lực lượng tuần duyên Ấn Độ đã cập cảng tại thành phố Hồ Chí Minh Vănphòng Tùy viên quân sự Ấn Độ cho biết chuyến thăm này nhằm mục địch thúc đẩyquan hệ hữu nghị giữa hai nước Đây cũng là một phần của nỗ lực chung nhằm pháttriển hơn nữa mối quan hệ nhiều mặt, trong đo có hợp tác trong lĩnh vực quân sự[31, Tr16] Tháng 9/2011, Ấn Độ đã đồng ý đào tạo các chuyên sâu về hoạt độngtàu ngầm cho phía Việt Nam Trong tháng 10/ 2011, hai nước đã ký kết một hiệpước liên quan đến dẫn độ Ngoài ra, Ấn Độ đã cam kết phục vụ và bảo trì máy mócquân sự và các cảng hải quân của Việt Nam.
Việt Nam - Ấn Độ là “láng giềng hàng hải” , với tình hình thế giới nhiều bấttrắc như hiện nay cả hai nước đều đang đối mặt với những thách thức an ninhchung, do vậy “Ấn Độ mong đợi một bầu không khí hòa bình, hợp tác trong khu
vực, biến châu Á thành khu vực hòa bình “thế kỷ châu Á” [31, Tr 17] Đối với Ấn
Độ, việc hợp tác sâu sắc và thắt chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam tạo ra mộtđối tác kiên định trong khu vực Đông Nam Á, qua đó nhấn mạnh vai trò của Ấn Độthông qua chính sách hướng Đông
2.2.3 Lĩnh vực kinh tế.
Mặc dù quan hệ văn hóa – chính trị giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được pháttriển từ lâu, nhưng quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư mới quan tâmthúc đẩy trong vài thập kỷ gần đây Trong hợp tác kinh tế, các lĩnh vực mà ViệtNam quan tâm là gia công phần mềm, dịch vụ tin học, các dịch vụ tài chính ngânhàng như dịch vụ quản lý tài sản và cho vay mua nhà trả góp, công nghiệp dượcphẩm, công nghiệp ô tô, sử dụng năng lượng nguyên vào mục đích hòa bình Ngượclại sự quan tâm của Ấn Độ vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành thép, khaithác khoáng sản, giáo dục đào tạo, kinh doanh khách sạn, kinh danh bất động sản
Về giá trị, kim ngạch buôn bán hai hiều Việt Nam - Ấn Độ gia tăng rõ rệt, từ
50 triệu USD vào giữa thập niên 1980 lên 1.018 tỷ USD năm 2006; 1.536 tỷ USDnăm 2007; 2.483 tỷ USD năm 2008; 1.955 tỷ USD năm 2009 và 2.754 tỷ USD năm
2010 Năm 2011, xuất khẩu hai chiều đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, với tổngkim ngạch đạt 3,9 tỷ USD, tăng 41,6% so với năm 2010 [1, Tr237] Sáu tháng đầunăm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đạt 1,85 tỷ USD Rõràng, tốc độ phát triển kin ngạch thương mại song phương tăng rất nhanh