1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý cảm xúc học sinh mầm non

106 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Cảm Xúc Học Sinh Mầm Non
Trường học Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục Và Nghề Nghiệp
Chuyên ngành Kỹ Năng Mềm Dành Cho Giáo Viên Mầm Non
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Xác định được các loại cảm xúc và cách xử lý cảm xúc cản trở việc học và sinh hoạt của trẻ.3.. KHI TRẺ CẢM THẤY DỄ CHỊU, CHÚNG SẼ CƯ XỬ ĐÚNG MỰC Trang 44 VẤN ĐỀ LÀ GIÁO VIÊN THƯỜNG KHÔN

Trang 2

KỸ NĂNG MỀM DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM

Trang 4

CÔNG TÁC TỔ CHỨC

Khởi động đầu giờ

Nghỉ giải lao 10 phút /buổi

Các tài liệu được cung cấp.

Exit

Trang 5

Phương pháp triển khai

• Trao đổi – chia sẻ

• Học qua trải nghiệm

• Quá trình học hỏi lẫn nhau đối với tất cả

thành viên

• Khởi động đầu giờ!.

5

Trang 6

Cách học truyền thống

Giảng viên

Học viên Học viên Học viên Học viên Học viên

No Action, Talk Only

NATO

Trang 8

Để hiệu quả hơn?

• Tham gia tích cực, nhiệt tình

• Lắng nghe

• Đóng góp ý kiến

• Chia sẻ kinh nghiệm.

8

Trang 9

9 Dùng ngay & truyền đạt lại người khác

Thực hành Thảo luận nhóm

Trang 10

MỤC TIÊU

1 Ứng dụng được tư duy tích cực trong học tập,

công việc và cuộc sống

2 Xác định được các loại cảm xúc và cách xử lý cảm

xúc cản trở việc học và sinh hoạt của trẻ.

3 Quản lý tốt cảm xúc bản thân_Nuôi dưỡng được

cảm xúc tích cực

4 .

10

Trang 11

MỤC TIÊU

4 Thành thạo các kỹ năng giao tiếp cơ bản

5 Thực hiện được 07 kỹ thuật kêu gọi sự hợp tác

Trang 13

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trang 14

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trang 15

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

15

5GIẢI QUYẾT PHÀN NÀN VÀ PHỐI

HỢP VỚI PHỤ HUYNH

GỌI SỰ HỢP TÁC CỦA TRẺ

Trang 16

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

8 QUY TRÌNH 06 BƯỚC KHUYẾN

KHÍCH TRẺ SÁNG TẠO VÀ TẬN TÂM

Trang 17

Xin trân trọng cảm ơn!

Thank you for your

attention!

17

Trang 18

KHỞI ĐỘNG ĐẦU GIỜ

Trang 19

MODULE 1

Trang 20

THẢO LUẬN

YÊU CẦU ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN MẦM NON CHUYÊN NGHIỆP LÀ GÌ?

1.13

Trang 21

THẢO LUẬN

YÊU CẦU ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN MẦM NON CHUYÊN NGHIỆP LÀ GÌ?

Trang 22

CHÂN DUNG NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON CHUYÊN NGHIỆP

Năng lực thực hiện hoạt động nghề

DIỆN M ẠO & T

ÁC PHO NG

Trang 23

CHÂN DUNG GVMN CHUYÊN NGHIỆP

1.14

Trang 24

03/17/24 24

GIÀY

Trang 25

03/17/24 25

Trang 28

TRANG SỨC

Trang 29

03/17/24 29

Trang 30

NƯỚC HOA

Trang 31

03/17/24 33

VỆ SINH CÁ NHÂN

Trang 32

03/17/24 34

Trang 34

BÀI TẬP

XÂY DỰNG BẢNG PHÁC HỌA

CHÂN DUNG GVMN CHUYÊN NGHIỆP

(A3, TREO TRONG LỚP HỌC)

1.13

Trang 35

BÀI TẬP

BẢNG CHÂN DUNG GIÁO VIÊN MẦM NON OLYMPUS

1.13

Trang 36

XỬ LÝ & KIỂM SOÁT CẢM XÚC

HỌC SINH _ NUÔI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CHO TRẺ

MODULE 2

Trang 38

NỘI DUNG 1

SÁU (06) CÁCH XỬ LÝ CẢM XÚC

NÊN TRÁNH

Trang 40

1 NIỀM TIN/QUAN ĐIỂM/GÓC NHÌN/LĂNG KÍNH

2 SUY NGHĨ/TƯ DUY

3 CẢM XÚC

4 HÀNH ĐỘNG

5 KẾT QUẢ

Trang 42

Mừng rơn

Hồ hởi Mãn nguyện Hân hoan Say mê

Chán nản Thống khổ

Cô đơn Tổn thương Buồn nản

Vô vọng Sầu não Khổ sở

Điên tiết Nổi khùng Giận dữ Sôi máu Nổi giận Nóng sôi Ghê tởm

Bị phản bội

Kinh hoàng Khủng khiếp

Sợ điếng Khiếp vía Hốt hoảng Hoảng loạn PHÁT điên Bấn loạn

Ảo não Hối hận

TRUNG BÌNH Vui vẻ

Hài lòng Tốt đẹp Khuây khỏa Thỏa mãn Sôi nổi

Đau lòng

U sầu Hoang mang Buồn lòng Thất vọng

U uất

Tức giận Tức điên Hung hăng Tức khí Phẫn nộ

Sợ hãi Hoảng sợ

Bị đe dọa Bất an

Lo lắng Lâm nguy

Tiếc nuối Đáng khinh Lén lút Tội lỗi Xấu hổ Giấu diếm

THẤP Vui vẻ

Đúng ý Sảng khoái

Dễ chịu Bằng lòng Bình tĩnh

Không vui Buồn rầu Chán Khó chịu Không như ý Không thỏa mãn

Xáo trộn Bực mình Bồn chồn Căng thẳng Cáu kỉnh

Tự ái

E ngại Hồi đáp

Lo âu Rụt rè Không chắc chắn Băn khoăn

Bẽn lẽn

Lố bịch Hối tiếc

Áy náy Coi thường Ngớ ngẩn

44

Trang 43

CÁC MỆNH ĐỀ CẦN GHI NHỚ

1 CÓ MỐI LIÊN HỆ TRỰC TIẾP GIỮA CẢM XÚC VÀ HÀNH VI CỦA TRẺ

2 KHI TRẺ CẢM THẤY DỄ CHỊU, CHÚNG SẼ CƯ XỬ ĐÚNG MỰC

3 ĐỂ TRẺ THẤY DỄ CHỊU, HÃY CHẤP NHẬN CẢM XÚC CỦA CHÚNG!

Trang 44

VẤN ĐỀ LÀ

GIÁO VIÊN THƯỜNG KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

CHẤP NHẬN CẢM XÚC CỦA TRẺ

1 KHÔNG PHẢI CON CẢM THẤY NHƯ THẾ ĐÂU!

2 ĐAU GÌ CHỨ! CHỈ LÀ MỘT VẾT XƯỚC TÍ TẸO THÔI MÀ

3 CHẲNG CÓ LÝ DO GÌ MÀ CON PHẢI GÀO LÊN/ CÁU LÊN NHƯ VẬY!

Trang 45

SỰ KHƯỚC TỪ CẢM XÚC THƯỜNG XUYÊN

CỦA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH KHIẾN

Trang 46

TÌNH HUỐNG 1

TRẺ : Cô, con mệt quá!

: Con làm sao mà mệt Con vừa mới ngủ trưa dậy cơ mà.

TRẺ : (Nói to hơn) Nhưng mà con mệt

quá!

: Mệt đâu mà mệt Chỉ tại con ngái

ngủ thôi Để cô thay đồ cho con nào.

TRẺ : (Rống lên) Không, con mệt.

48

Trang 47

TÌNH HUỐNG 2

TRẺ : Cô, con nóng quá!

: Trời lạnh mà Con không được cởi

áo len ra đâu đấy.

TRẺ : Nhưng mà con nóng quá!

: Cô nói rồi “Không được cởi áo!”

TRẺ : Không, con nóng thật mà.

49

Trang 48

TÌNH HUỐNG 3

TRẺ : Cô, chương trình này chán òm!

: Sao con lại bảo nó chán Chương

Trang 49

THÔNG ĐIỆP NGẦM MÀ GV CHUYỂN ĐẾN TRẺ

TỪ 3 TÌNH HUỐNG TRÊN

1.CON CẢM THẤY NHƯ THẾ LÀ SAI RỒI

2 HÃY NGHE THEO LỜI CÔ ĐI.

Trang 50

SỰ KHƯỚC TỪ CẢM XÚC THƯỜNG XUYÊN

CỦA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH KHIẾN

Trang 51

KẾT LUẬN

1 HAI CON NGƯỜI TÁCH BIỆT

2 HAI HỆ THỐNG CẢM XÚC KHÁC HẲN NHAU

3 KHÔNG AI ĐÚNG HAY SAI

4 CHỈ LÀ CẢM THẤY NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CẢM THẤY.

Trang 52

TÌNH HUỐNG 1

TRẺ: Cô, con mệt quá!

: Con làm sao mà mệt

Con vừa mới ngủ trưa dậy

cơ mà.

TRẺ: (Nói to hơn) Nhưng

mà con mệt quá!

: Mệt đâu mà mệt Chỉ tại

con ngái ngủ thôi Để cô

thay đồ cho con nào.

TRẺ: (Rống lên) Không, con

mệt.

• TRẺ: Cô, con mệt quá!

• CÔ: Thì ra con vẫn còn thấy mệt mặc dù con vừa mới ngủ trưa dậy.

54

Trang 53

TÌNH HUỐNG 2

TRẺ: Cô, con nóng quá!

: Trời lạnh mà Con

không được cởi áo len ra

đâu đấy.

TRẺ: Nhưng mà con nóng

quá!

: Cô nói rồi “Không

được cởi áo!”

TRẺ: Không, con nóng thật

mà.

TRẺ: Cô, con nóng quá!

: Cô thấy trong phòng này lạnh nhưng chắc là con thấy nóng.

55

Trang 54

TÌNH HUỐNG 3

TRẺ: Cô, chương trình này

chán òm!

: Sao con lại bảo nó

chán Chương trình này hay

thế còn gì.

TRẺ: Nó lãng xẹt!

: Đây là chương trình

giáo dục trên truyền hình

con à.

TRẺ: Thấy mà thối.

: Đừng ăn nói kiểu ấy!

TRẺ: Cô, chương trình này chán òm!

: Cô thấy con không thích chương trình này.

56

Trang 55

CÓ MỘT SỰ THỰC LÀ

1 GV CÓ THỂ SẴN SÀNG CHẤP NHẬN HẦU HẾT CẢM XÚC CỦA TRẺ

2 NHƯNG CHỈ CẦN TRẺ NÓI VỚI GV NHỮNG ĐIỀU LÀM GV GIẬN DỮ HOẶC LO LẮNG THÌ NGAY LẬP TỨC NHỮNG CÂU NÓI CỦA TRẺ TỰ ĐỘNG KÍCH HOẠT HỆ THỐNG

KHƯỚC TỪ CỦA GIÁO VIÊN.

Trang 56

TÌNH HUỐNG 4

TRẺ: Con ghét cô!

: Con nói gì mà khủng khiếp vậy Cô không bao giờ

muốn nghe những lời như thế từ miệng con!

58

Trang 57

TÌNH HUỐNG 5

TRẺ : Cô, tiệc sinh nhật con chán quá!

( Sau khi các cô đã rất nỗ lực, chu đáo

để tổ chức cho con một sinh nhật tuyệt vời)

: !

59

Trang 59

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Trang 60

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1

Mô tả tình huống: Hiệu trưởng đề nghị bạn

làm giúp cho cô ấy một cái báo cáo và cô ấy muốn bạn nộp kết quả vào cuối ngày Bạn đã

có ý định thực hiện việc đó ngay lập tức

nhưng vì hàng loạt việc dồn dập chuẩn bị cho khai giảng năm học mới tuần sau nên bạn

quên làm việc Hiệu trưởng giao thêm Bạn đã quay cuồng giải quyết các việc đến nỗi hầu

như không có thời gian ăn trưa.

Trang 61

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1 (TIẾP)

Khi bạn và vài đồng nghiệp đang chuẩn bị ra

về thì cô Hiệu trưởng đến và yêu cầu bạn gửi kết quả công việc kia Lập tức, bạn cố gắng giải thích hôm nay bạn đã bận rộn như thế

nào Hiệu trưởng ngắt lời bạn và giận dữ, lớn tiếng, quát tháo: “ Chị không quan tâm đến

những lời bào chữa, biện hộ của em Chị

thực sự rất thất vọng về em”

Khi bạn mở miệng định nói thì Hiệu trưởng

lại lớn tiếng:”Thôi, em đừng nói gì nữa Tôi

đang rất không hài lòng vì điều này” rồi bước đi.

Trang 62

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1 (TIẾP)

Những đồng nghiệp của bạn giả bộ như

không nghe thấy gì

Bạn quay vào lớp học và lật đật thu dọn đồ đạc, rời khỏi trường Về đến nhà, trong lòng vẫn còn rất ấm ức, bạn kể cho chồng nghe

toàn bộ sự việc vừa xảy ra.

VÀ SAU ĐÂY LÀ NHỮNG GIẢ THIẾT KHÁC

NHAU VỀ NHỮNG LỜI NÓI CỦA CHỒNG BẠN (07 CÁCH KHÁC NHAU MÀ CHỒNG BẠN CỐ

“GIÚP ĐỠ” BẠN)

Trang 63

1 CHỐI BỎ CẢM XÚC

Không có lý do gì mà em phải bực mình cả

Em bực mình là dại Chắc tại em mệt mỏi và thổi phồng mọi thứ ra khỏi bản chất của nó

thôi, chứ làm gì đến mức tệ hại như em thể

hiện ra Thôi nào, cười lên đi Trông em đẹp hết sẩy khi cười.

65

Trang 64

2 TRIẾT LÝ

“Em ơi Đời là thế Mọi sự không phải lúc nào cũng luôn diễn biến theo đúng như ý chúng

ta muốn được Em phải học cách vượt qua

hoàn cảnh đi thôi Trên đời này không có gì hoàn hảo cả”

66

Trang 65

3 KHUYÊN RĂN

“Em biết anh nghĩ em nên làm gì không?

Sáng mai, hãy tới thẳng VP Hiệu trưởng mà nói” Dạ, em đã sai Em thành thật xin lỗi và

mong chị thông cảm cho em” Nếu em thông minh và muốn giữ công việc của mình thì hãy làm sao để chắc chắn lần sau, em đừng để

việc này lặp lại /tái diễn nữa

67

Trang 66

quả hay sao?”

“Việc này đã từng xảy ra bao giờ chưa?”

“Sao em không đi theo Sếp và cố gắng giải thích lại lần nữa?”

68

Trang 67

5 BÊNH VỰC PHÍA BÊN KIA

“ Anh có thể hiểu được phản ứng của Sếp

em Chắc chắn chị ấy đang phải chịu áp lực của một Hiệu trưởng Em may phước là chị

ấy không nổi nóng thường xuyên”

69

Trang 68

6 THƯƠNG HẠI

“ Ôi, tội nghiệp em Sếp em khủng khiếp

thật Sếp nóng tính quá đi Anh thấy tội

nghiệp em quá!

70

Trang 69

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

THÔNG CẢM ( Cố gắng dò bắt

cảm xúc của vợ)

“ Trời, nghe có vẻ sự việc đó làm em đang

buồn và khó chịu/ấm ức đúng không? Bị Sếp

la lối ngay trước mặt những người khác,

nhất là sau khi em đã bù đầu với công việc

rồi thì thật là khó chấp nhận?”

71

Trang 70

72

Trang 71

KẾT LUẬN

KHI NGUÔI BỚT, BẠN SẼ TỰ NHỦ

1 SẾP CỦA MÌNH BÌNH THƯỜNG RẤT CÔNG BẰNG

2 MÌNH NGHĨ MÌNH NÊN THU XẾP LÀM CÁI BÁO CÁO ĐÓ

NGAY LẬP TỨC

3 KHI MÌNH MANG BÁO CÁO ĐẾN VP SẾP ĐỂ NỘP, MÌNH

SẼ CHO CHỊ ẤY BIẾT MÌNH ĐÃ XẤU HỔ NHƯ THẾ NÀO KHI BỊ NÓI NHƯ VẬY

4 MÌNH SẼ CẢM KÍCH NẾU ĐƯỢC PHÊ BÌNH RIÊNG,

KHÔNG CÓ MẶT ĐỒNG NGHIỆP Ở ĐÓ.

73

Trang 72

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2

Mô tả tình huống: Bé Lan, một học sinh lớp 5 tuổi vừa được tham gia đội văn nghệ đi thi

cấp Quận của trường

Bạn là cô giáo của lớp Lan Bạn đang dẫn

Lan hăm hở đến buổi tập thứ ba thì cô giáo huấn luyện phụ trách đội văn nghệ lại thông báo rằng Lan chưa đủ điều kiện để tham gia đội văn nghệ đợt này

Bé Lan xịu mặt, khóc ngay lúc đó và không chịu về lớp.

Bạn sẽ nói gì với bé Lan?

Trang 73

1 CHỐI BỎ CẢM XÚC

CÔ: Lúc này con có buồn và khóc cũng

chẳng giải quyết được gì Trái đất có nổ tung

vì con không được tham gia đội văn nghệ

đợt này đâu Thôi, quên việc này đi con!

75

Trang 74

2 TRIẾT LÝ

CÔ: Cuộc sống vốn là thế mà, nhưng con

phải học cách làm quen nó thôi!

Hoặc : Con ơi Mọi việc không phải lúc nào cũng luôn diễn ra theo đúng như ý chúng

ta muốn được Con phải học cách vượt

qua việc này.

76

Trang 75

3 KHUYÊN RĂN

CÔ: Con đừng buồn vì chuyện này Hãy cố

gắng rèn luyện để được vào đội văn nghệ

đợt khác.

77

Trang 76

4 CHẤT VẤN

CÔ: Con có nghĩ ra lý do cụ thể vì sao mình

bị loại không? Chắc tại các bạn khác biểu

diễn tốt hơn con Thế con bây giờ định làm

gì?

78

Trang 77

5 BÊNH VỰC PHÍA BÊN KIA

CÔ: Con thử đặt mình vào vị trí cô giáo

huấn luyện đội văn nghệ xem Cô ấy muốn

xây dựng một đội văn nghệ chiến thắng,

dành giải nhất nhì Chắc hẳn cô ấy đã rất

khó khăn khi phải quyết định ai ở lại, ai rời

khỏi đội

79

Trang 78

80

Trang 79

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

THỪA NHẬN TÂM TRẠNG/CẢM XÚC BUỒN VÀ THẤT VỌNG CỦA BÉ LAN

CÔ: Lan à, việc không được tiếp tục tham gia đội văn nghệ lần này làm con buồn và thất vọng lắm đúng không?

Trang 81

NỘI DUNG 2

BỐN (04) CÁCH GIÚP TRẺ XỬ LÝ

CẢM XÚC

Trang 82

4 CÁCH GIÚP TRẺ XỬ LÝ CẢM XÚC

1 Lắng nghe chăm chú hết sức

2 Công nhận cảm xúc của trẻ bằng

những từ cảm thán “Ồ, Ừm, À, Ra vậy, ”

3 Đặt tên cho cảm xúc của trẻ

4 Nêu ra những ước muốn không thể

thực hiện được của trẻ!

Trang 84

CÁCH 1 HÃY CHĂM CHÚ LẮNG NGHE

TRẺ NÓI

TRẺ: Cô, bạn Minh lấy đồ chơi của con.

: Con cứ nói đi, cô đang nghe con nói này

TRẺ: Thế là con đấm bạn Minh

: Vậy à? Con giận Minh đến nỗi phải đấm lại bạn nhưng Huy à, cô không cho phép học sinh của mình đấm nhau.

TRẺ: Cô biết sao không? Từ nay con sẽ chơi với bạn Nam Bạn Nam không lấy đồ chơi của ai.

86

Trang 85

lỗi, răn đe.

Hãy công nhận cảm xúc của trẻ bằng những từ cảm thán “Ồ, Ừm, À, Ra vậy, ” + Thái độ quan tâm

• Giúp trẻ tự đào sâu ý nghĩ, cảm

xúc của chúng

• Rồi tự bật ra giải pháp của

chính mình.

Trang 86

Chất vấn và khuyên răn

TRẺ: Cô, bạn nào đã lấy

trộm cây bút chì xanh mới

mua của con

: Con có chắc là không

vứt bút chì ở đâu đấy chứ?

TRẺ: Không ạ Nó ở trên

sàn nhà khi con đi vệ sinh.

: Ối, con để đồ lung tung

thế Đây đâu phải lần đầu

tiên con mất bút Cô nhắc

con hoài là hãy cất bút vào

hộc bàn Rắc rối của con là

vì con chả bao giờ chịu

nghe lời cả.

TRẺ: Thôi, để con yên

: Không được hỗn!

Công nhận cảm xúc của trẻ bằng những từ cảm thán “Ồ, Ừm, À, Ra vậy, ” + Thái độ quan tâm

TRẺ: Cô, bạn nào đã lấy trộm cây bút chì xanh mới mua

: Ú ù

TRẺ: Con biết rồi Từ nay trở

đi, khi ra khỏi chỗ, con sẽ cất bút vào trong hộc bàn.

: Vậy à /Đúng rồi con. 88

Trang 87

• Trẻ cảm thấy được an ủi khi

nghe những lời mô tả những

gì chúng đang trải qua

• Trẻ cảm thấy có người công

nhận trải nghiệm bên trong lòng trẻ

• Trẻ thấy được động viên.

Trang 88

Từ chối /xóa bỏ

cảm xúc

TRẺ: (Khóc và buồn) Cô, chuột

Hamster của con bị chết rồi Tối

qua, nó vẫn còn sống.

: Thôi, đừng buồn dữ vậy con.

TRẺ: Hu hu

: Đừng buồn và khóc nữa Nó

chỉ là một con chuột thôi mà.

TRẺ: Hu hu hu

: Cô sẽ nói Bố Mẹ mua cho

con một con chuột khác

TRẺ: Con không muốn con chuột

khác, hu hu hu ( Nằm/ngồi rỗi

một mình)

: Con thật vô lý!

Đặt tên cho cảm xúc của trẻ

TRẺ: (Khóc và buồn) Cô, chuột Hamster của con bị chết rồi Tối qua, nó vẫn còn sống.

: Ối không! Quả là sốc!

TRẺ: Nó là bạn của con.

: Mất một người bạn thì buồn lắm.

Trang 89

: Trả cọ vẽ cho bạn Minh mau

Chưa tới lượt con đâu!

Đặt tên cho cảm xúc của trẻ

91

Trang 90

Làm ngơ với cảm

xúc của trẻ

: Huy, có xuống ngay không!

: Hôm qua, cô đã dặn rồi Các

con không được nhảy từ trên

ghế xuống!

Đặt tên cho cảm xúc của trẻ

: Huy à, con thích nhảy lắm phải không? Nhưng nội quy lớp học là không được nhảy từ trên ghế xuống mà.

: Chút nữa ra sân chơi, con sẽ biểu diễn cho cô xem con nhảy cao và xa tới cỡ nào nhé!

Thừa nhận CX của trẻ ngay cả khi bạn đang cố uốn nắn

những hành vi chưa đúng của trẻ

92

Trang 91

• Khi diễn tả những ước muốn

trong tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ dễ dàng đương đầu với thực tế hơn.

Trang 92

Giảng giải lý lẽ

TRẺ: Con muốn ăn Váng sữa!

: Hôm nay, lớp mình không có

váng sữa.

TRẺ: Con muốn ăn Váng sữa!

Con muốn ăn Váng sữa!

: Cô đã bảo là lớp mình không

có Váng sữa hôm nay Hôm nay

là lịch cả lớp ăn chè mà!

TRẺ: Không, con không ăn chè!

: Con ăn sữa chua vậy nhé!

TRẺ: Con muốn ăn Váng sữa!

: Cô ước gì lớp mình hôm nay có Váng sữa cho con.

TRẺ: Con muốn ăn Váng sữa!

: Cô coi bộ con muốn ăn Váng sữa quá chừng luôn.

TRẺ: Ước gì con được ăn Váng sữa ngay.

: (Ôm con/khoác vai con)

Cô ước gì mình biết hóa phép cho một thùng Váng sữa

khổng lồ hiện ra.

TRẺ: Hi hi Thôi, hôm nay, con ăn chè vậy.

94

Trang 93

YẾU TỐ QUAN TRỌNG

1 KỸ NĂNG LẮNG NGHE CẢM XÚC ĐANG TUÔN

TRÀO CỦA TRẺ

2 KỸ NĂNG “ ĐẶT TÊN CẢM XÚC ĐÓ”/GỌI ĐÚNG TÊN

CẢM XÚC MÀ TRẺ ĐANG TRẢI QUA

CUNG CẤP VỐN TỪ NGỮ CHO TRẺ ĐỂ TRẺ BIẾT CÁCH

MÔ TẢ THỰC TẾ NỘI TÂM KHI TRẺ BIẾT TỪ VỰNG ĐỂ DIỄN ĐẠT NHỮNG GÌ TRẺ ĐANG TRẢI QUA THÌ TRẺ CÓ THỂ BẮT ĐẦU XỬ LÝ CẢM XÚC CỦA MÌNH.

Trang 94

YẾU TỐ QUAN TRỌNG

1 THÁI ĐỘ THÔNG CẢM THẬT LÒNG

2 NHỮNG LỜI NÓI CHẤT CHỨA SỰ CẢM THÔNG

THẬT LÒNG SẼ TRUYỀN TẢI TỚI TRÁI TIM TRẺ.

Trang 95

NỘI DUNG 3

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Trang 97

KÌM GIỮ LỜI KHUYÊN

• Không giải quyết

TRẺ: Cô, con đói bụng.

: Thế thì uống sữa nha.

TRẺ: Cô, con không đói!

: Thế thì đừng ăn nữa.

99

Trang 98

CÔNG NHẬN CẢM XÚC CỦA TRẺ

TRẺ NÓI Cụm

từ mô

tả cảm xúc

Câu khẳng định thể hiện bạn hiểu cảm

xúc của trẻ

bạn Huy.

Tức giận

Trời đất, coi bộ con tức giận quá

cô không cho bọn con đi

dã ngoại Cô kỳ quá.

3 Hôm nay, con đã không

tô màu xong ngôi nhà

trường rồi cô Bạn ấy là

bạn thân nhất của con.

100

Trang 99

THỰC HÀNH 2 CHUYỂN CÂU PHỦ NHẬN CẢM XÚC

SANG THỪA NHẬN CẢM XÚC

BÉ TIÊM DỊ ỨNG XONG THÌ NHĂN NHÓ KÊU ĐAU

1 Đâu nào, làm gì mà đau

giữ vậy

2 Con làm như con là trẻ

sơ sinh không bằng

3 Anh con không bao giờ

kêu rên khi tiêm nhá

4 Con cố làm quen với

việc tiêm bị đau đi.

5 Đằng nào thì mỗi tuần

con đều phải tiêm 1 lần

Ngày đăng: 17/03/2024, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w