Sinh viên Sư phạm Mầm non cần biết cách QLCX của mình trong mọihoàn cảnh, từ đó giúp hạn chế được những xúc cảm tiêu cực xảy ra trong quátrình giảng dạy và tránh những tình huống không m
Trang 1UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non
trường đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
- Sinh viên thực hiện: +Lê Thị Ngọc Ánh
+ Võ Thị Chuyên + Lê Thị Hòa + Lê Thị Ngọc Hà
- Lớp: C13MN01 Khoa:Sư phạm Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 3 năm
- Người hướng dẫn: Phạm Nguyễn Lan Phương
2 Mục đích đề tài:
Xác định thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non Đề xuấtmột số biện pháp giúp sinh viên Sư phạm Mầm non có khả năng làm chủ cảmxúc của bản thân
3 Tính mới và sáng tạo:
Đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên Sư phạm có khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân
4 Kết quả nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên năm cuối ngành Sư phạm
Mầm non trường đại học Thủ Dầu Một
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
- Ứng dụng cho sinh viên Sư phạm Mầm non và giáo viên Mầm non về phương
pháp quản lý cảm xúc của bản thân
6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Trang 2Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
………
………
………
……….
Ngày tháng năm
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên) Người hướng dẫn(ký, họ và tên)
Trang 3UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Địa chỉ liên hệ:68C ấp 5 xã Xuân Thới Sơn thị trấn Hóc Môn TP HCM
Điện thoại: 01864262853 Email: ngochaa6forever@gmail.com
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo dục mầm non Khoa: Sư phạm
Kết quả xếp loại học tập: trung bình khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục mầm non Khoa: Sư phạm
Kết quả xếp loại học tập: trung bình khá
Trang 4DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI (nếu có)
Trang 5MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 10
2 Mục đích nghiên cứu .11
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu .11
3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.2 Khách thể nghiên cứu 11
4 Giới hạn nghiên cứu 11
4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu 11
4.2 Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu 11
4.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu 11
5 Giả thuyết khoa học .11
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
7 Phương pháp nghiên cứu 12
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 12
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu tực tiễn 12
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 12
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn 12
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học 12
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài về quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non trường Đại học Thủ Dầu Một 1.1 Lịch sử nghiên cứu về vấn đề 13
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 13
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 17
1.2 Một số khái niệm 18
1.2.1 Khái niệm quản lý 18
1.2.2 Khái niệm cảm xúc 19
1.3 Phân loại cảm xúc 23
1.3.1 Cảm xúc tích cực 23
1.3.2 Cảm xúc tiêu cực 24
1.4 Vai trò của cảm xúc 26
Trang 61.5 Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên Sư phạm Mầm non 28
1.5.1 Giới hạn lứa tuổi 28
1.5.2 Đặc trưng tâm lý của lứa tuổi sinh viên 28
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2: Thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non trường Đại học Thủ Dầu Một 2.1 Đôi nét về trường Đại học Thủ Dầu Một 34
2.2 Mô tả quá trình nghiên cứu 35
2.3 Mô tả các phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 35
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 36
2.3.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 36
2.3.2.2 Phương pháp phỏng vấn 39
2.3.2.3 Phương pháp thống kê toán học 39
2.4 Kết quả nghiên cứu 39
2.4.1 Thực trạng biểu hiện quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non trường Đại học Thủ Dầu Một 39
2.4.2 So sánh biểu hiện quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng 43
2.4.3 Mức độ quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non 44
2.4.4 So sánh mức độ quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng 46
2.4.5 Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non 48
2.4.6 So sánh những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng 50
2.4.7 Biện pháp khắc phục thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non 51
Tiểu kết chương 2 57
Kết luận 58
Kiến nghị 59
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng quát về thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm
non 40Bảng 2.2 So sánh thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non
hệ Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng 43Bảng 2.3 Tổng quát về mức độ quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm
non 45Bảng 2.4 So sánh mức độ quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non hệ
Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng 47Bảng 2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm
Mầm non 48Bảng 2.6 So sánh những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cảm xúc của sinh viên
Sư phạm Mầm non hệ Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Caođẳng 50
Trang 9hệ Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệ Cao đẳng 48Biểu đồ 2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cảm xúc của sinh viên Sư
phạm Mầm non 49Biểu đồ 2.6 So sánh những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cảm xúc của sinh viên
Sư phạm Mầm non hệ Đại học và sinh viên Sư phạm Mầm non hệCao đẳng 51
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cảm xúc cũng như các quá trình tâm lý khác, nó phản ánh thế giới kháchquan tác động vào con người Trong quá trình tác động, ở con người nảy sinh ranhững rung động biểu hiện thái độ chủ quan của mình đối với các hiện tượngkhách quan Và những rung động ấy có thể dễ chịu hay khó chịu, tốt hay xấu,tích cực hay tiêu cực, có khả năng chi phối hành vi của con người
Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt, cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhânhoạt động có hiệu quả, mặt khác, nếu không được quản lý và định hướng đúngđắn, cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá huỷ nhận thức và hành động của
cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng”
và sai lầm Vì vậy, quản lý và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tíchcực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động
Thực tế cho thấy rằng, những người nào có thể hiểu rõ cảm xúc củamình, nắm được và làm chủ được cảm xúc của mình, đoán được cảm xúc củangười khác, là những người có lợi thế trong xã hội cũng như có thể giúp conđường của bản thân bước vào thành công, hạnh phúc Ngược lại, những ngườikhông hiểu rõ bản thân, không thể làm chủ cảm xúc của mình thường xuyên phảisống trong xung đột của nội tâm, dẫn đến chất lượng cuộc sống của họ giảm sútgây ảnh hưởng đến hoạt động sống Trong thời gian qua, hiện tượng bạo lực trẻ
em được xem là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết Như chúng ta đã đượcbiết trên các thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông vấn đề rối nhiễu cảmxúc làm cho các nhà giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đang rất quantâm và lo lắng
Sinh viên Sư phạm Mầm non là những giáo viên trong tương lai Nhâncách của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách củatrẻ khi họ trở thành người giáo viên thực thụ Người giáo viên phải làm chủ cảmxúc để làm chủ các tình huống sư phạm diễn ra rất đa dạng, phong phú Vì vậy,cần phải nâng cao kỹ năng QLCX của SV ngay từ bây giờ là hết sức cần thiết và
có ý nghĩa to lớn
Trang 11Sinh viên Sư phạm Mầm non cần biết cách QLCX của mình trong mọihoàn cảnh, từ đó giúp hạn chế được những xúc cảm tiêu cực xảy ra trong quátrình giảng dạy và tránh những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài:
“Thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương”
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non
Đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên Sư phạm Mầm non có khả năng quản lýcảm xúc của bản thân
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý cảm xúc
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Sư phạm Mầm non trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh BìnhDương
4 Giới hạn nghiên cứu
4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu khả năng quản lý cảm xúc tiêucực ở sinh viên Sư phạm Mầm non trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh BìnhDương
4.2 Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu
100 sinh viên Sư phạm Mầm non trường Đại học Thủ Dầu Một
+ Hệ Cao đẳng (năm 3)
+ Hệ Đại học (năm 4)
4.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015
5 Giả thiết khoa học
Đa số sinh viên Sư phạm Mầm non quản lý cảm xúc của chính mình còn
ở mức độ thấp
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm
Mầm non.
Trang 126 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xây dựng cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
6.2 Khảo sát thực trạng quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non.6.3 Đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên Sư phạm Mầm non nâng caokhả năng quản lý cảm xúc của bản thân
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí chuyên ngành vềvấn đề liên quan, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ
sở lí luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nhằm thu thập thông tin
về quản lý cảm xúc của sinh viên Sư phạm Mầm non
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
VỀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là hiện tượng tâm lý cá nhân Theohướng này quy tụ rất nhiều nhà nghiên cứu Có thể điểm qua các công trình củaL.X.Vưgotxki (1997), X.L.Rubinxtein (1989), Richard J.Gerrig và PhilipG.Zimbardo (2013), V.A.Cruchetxki (1982), R.S.Feldman (2003), Jo.Goderfroid(1998), Nicky Hayes (2005), Carrol E Izard (1992) Trong các công trình này,các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về định nghĩa cảm xúc, biểu hiện,
độ ổn định, sự xuất hiện và nguồn gốc của cảm xúc, phân loại cảm xúc và sự ảnhhưởng của các yếu tố tâm sinh lí cá nhân đến cảm xúc và ảnh hưởng của cảmxúc đến các hoạt động của cá nhân Chẳng hạn, trong công trình “Những cảmxúc của người”, Carrol E Izard (1992) đã trình bày một cách hệ thống nhữngvấn đề cơ bản về cảm xúc của cá nhân: cảm xúc là gì? Các loại cảm xúc, biểuhiện cảm xúc qua nét mặt, điệu bộ, mối quan hệ và ảnh hưởng của cảm xúc đếnnhận thức, ý thức và hành vi của cá nhân v.v P.A Ruđich (1986), trong cuốn
“Tâm lý học” đã đề cập tới định nghĩa và đặc điểm cơ bản của cảm xúc, quan hệgiữa cảm xúc với nhu cầu, vai trò của cảm xúc trong đời sống của con người, cơ
sở sinh lí của cảm xúc, những nét và biểu hiện bên ngoài của cảm xúc qua nétmặt Trong tác phẩm “Tâm lý học (nguyên lí và sử dụng)”, Stephen Worchel-Wayne Shebilsue (2007), đã đề cập tới hàng loạt vấn đề về cảm xúc, từ việc đitìm một định nghĩa phổ biến về cảm xúc, đến việc giới thiệu hàng loạt thuyếttâm lý học về cảm xúc như thuyết Jemce -Langer về cảm xúc và cho rằng sựxuất hiện cảm xúc là kết quả của những tác động bên ngoài, của các thay đổi nộitại trong phạm vi vận động chú ý và không chú ý Kế thừa và phát triển quanniệm cảm xúc của Darwin, S Freud (2002) cho rằng cảm xúc có nguồn gốc từcác năng lượng tính dục, bản năng Tổng hợp những cảm giác gắn liền vớinhững thay đổi đó chính là trạng thái cảm xúc Theo James, cảm xúc gắn vớiphạm vi rộng lớn các thay đổi ngoại biên còn Langer lại cho rằng cảm xúc với
Trang 14trạng thái phân bổ thần kinh và độ thông của các mạch máu; Thuyết Bar; các thuyết về nhận thức, thuyết xoma về cảm xúc, thuyết phản hồi củaTomkins (1962), sau đó được Izard và Ekman (1977), Friesen (1971) đào sâu
Canon-và hiện vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu năng động…
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về “quản lý cảm xúc” còn ít,chưa được phổ biến Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thiên về nghiêncứu “trí tuệ cảm xúc” như trong lĩnh vực Tâm lý học có các đại biểu tiêu biểunghiên cứu về EI
E.L.Thorndike (1970), giáo sư tâm lý giáo dục ở trường Đại học tổng hợpColumbia là một trong những người đầu tiên tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc
mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội Trí tuệ xã hội theo ông là “Năng lực hiểu vàkiểm soát của một người đàn ông, đàn bà, con trai, con gái dùng để hành độngmột cách khôn ngoan trong các mối quan hệ của con người” [2;12] Đó là mộtdạng năng lực mà sự có mặt của nó rất phong phú từ công việc của người y tá,người gác cổng trong doanh trại, người công nhân trong nhà máy, người bánhàng, E.L Thorndike đề nghị một số phương pháp đánh giá trí tuệ trong phòngthí nghiệm nhưng đó là một quá trình đơn giản: làm cho có sự phù hợp giữanhững bức tranh có những khuôn mặt biểu lộ những cảm xúc khác nhau với việcnhận biết, mô tả đúng những cảm xúc đó
Sau nửa thế kỷ tiếp theo, các nhà tâm lý học hành vi và trào lưu đo lường
IQ đã quay trở lại ý tưởng đo lường EI Đầu tiên là David Wechsler (1952), mặc
dù vẫn tiếp tục phát triển trắc nghiệm IQ của mình vốn lúc đó đã được sử dụngrộng rãi, nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng các năng lực xúc cảm như là mộtphần trong vô số các năng lực của con người
Howard Gardner (1983) là người có công lớn trong việc xem xét lại lýthuyết trí tuệ cảm xúc trong tâm lý học Mô hình đa trí tuệ nổi tiếng của ông chorằng, trí tuệ cá nhân gồm hai loại: Trí tuệ nội nhân cách và trí tuệ liên nhân cách
Rewven Bar - On nhà tâm lý học người Isarael (quốc tịch Mỹ), là ngườiđầu tiên đưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận ántiến sỹ của mình năm 1985 Ông đặt trí tuệ cảm xúc trong phạm vi lý thuyếtnhân cách, đưa ra mô hình Well - being (1997) với ý định trả lời câu hỏi “tại saomột người nào đó lại có khả năng thành công trong cuộc sống hơn những người
Trang 15khác?” [4;52] Ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phùhợp với thành công trong cuộc sống:
Năm 1997, Jonh Mayer và Salovey chính thức định nghĩa: “EI là mộtnăng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm, hoà xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận vớixúc cảm, điều khiển kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác”.[2;9]
Mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên định nghĩa này là kiểu mô hình thuần nhấtnăng lực gồm bốn năng lực cơ bản tương ứng với mức độ từ thấp đến cao:
- Nhận thức và bày tỏ xúc cảm
- Hoà xúc cảm vào suy nghĩ
- Thấu hiểu và biết phân tích xúc cảm
- Điều khiển các xúc cảm một cách có suy nghĩ, có tính toán
Daniel Goleman, một tiến sỹ tâm lý học của Đại học Harward người phụtrách chuyên mục khoa học của tờ Times, tập hợp những kết quả nghiên cứu vềtrí tuệ cảm xúc và viết thành cuốn sách gây tiếng vang lớn ở Mỹ với nhan đề
“Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó lại có thể quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sứckhoẻ và sự thành công trong suốt cuộc đời?” [4;15] Từ đây EQ trở thành yếu tốquan trọng để lựa chọn con người vào vị trí lãnh đạo
Trang 16Mô hình trí tuệ cảm xúc do Daniel Goleman đề xuất là một mô hình kiểuhỗn hợp gồm năm lĩnh vực:
- Hiểu biết về xúc cảm của mình
- Quản lý cảm xúc
- Tự thúc đẩy, động cơ hoá mình
- Nhận biết xúc cảm của người khác
- Xử lý các mối quan hệ
Tóm lại có ba đại biểu tiêu biểu nghiên cứu về EI:
1 Rewven Bar - On đưa ra lý thuyết phân cách và mô hình kiểu hỗn hợpbằng cách hoà trộn vào trí tuệ cảm xúc những đặc tính phi năng lực Mô hìnhcủa ông dự đoán thành công với tư cách là “Sản phẩm cuối cùng của cái mà mộtngười cố gắng đạt được, cố gắng hoàn thành…”[ 18 ]
2 Peter - Salovey và Jonh Mayer: Trong lý thuyết của mình đã “giới hạntrí tuệ cảm xúc vào một khái niệm năng lực tâm lý và tách trí tuệ cảm xúc rakhỏi những nét tích cực quan trọng” của nhân cách Vì vậy, mô hình của Peter-Salovey và Jonh Mayer là kiểu mô hình thuần nhất năng lực chú ý vào khái niệmhạt nhân của trí tuệ cảm xúc, đó chính là các xúc cảm và sự tương tác giữa xúccảm và ý nghĩ
3 Daniel Goleman đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc trong
đó đưa ra kiểu mô hình hỗn hợp mô tả trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực tâm
lý và các phẩm chất nhân cách Ông cho rằng mô hình hỗn hợp này có độ hiệulực dự đoán rất cao Đặc biệt mô hình này giúp cho dù đoán và phát triển nhữngnăng lực vượt trội của những cá nhân xuất sắc trong công việc của từng loạinghề nghiệp, ở từng cấp độ
Trong các nghiên cứu trí tuệ cảm xúc, mà trong đó hàm chứa các yếu tốnhận biết và kiểm soát, điều khiển cảm xúc của mình và của người khác, còn cócác công trình nghiên cứu QLCX Chẳng hạn, Fischer, Manstead, Evers,Timmers, & Valk (2004) nghiên cứu QLCX các hoàn cảnh khác nhau Erber,Wegner và Therriault (1996) đưa ra thực nghiệm về việc tăng cường hay ức chếcảm xúc để có kinh nghiệm và thể hiện cảm xúc mà họ tin rằng sẽ tạo điều kiệnthực hiện trong một tình huống cụ thể Diamond & Aspinwall (2003) kết luậnrằng, cảm xúc tốt hay cảm xúc xấu không phải là bất biến và động lực điều chỉnh
Trang 17cảm xúc chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh cụ thể mà trong đó cảm xúc xảy ra.Hochschild (1983) chỉ ra rằng các khuôn mẫu cảm xúc (được xây dựng trên quytắc hiển thị cảm xúc ra ngoài và có thể là kinh nghiệm cảm xúc trong một hoàncảnh đã cho) đã tạo động lực cho QLCX Các nghiên cứu của Rime và các cộng
sự (1991), chỉ ra sự chia sẻ xã hội không chỉ đóng một vai trò quan trọng trongviệc cung cấp những thông tin mà có thể phục vụ chức năng quan trọng về tâm
lý và xã hội Chia sẻ xã hội, có thể làm giảm khoảng cách vật lý và các đặc điểm
cá nhân và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ gần gũi Thoits (1984),Collins và Miller (1994) tìm thấy rằng những người chia sẻ cảm xúc của họ vàcảm xúc với những người khác có nhiều hơn những người thích giữ chúng ở lại.Các nghiên cứu của Zech & Rime (1996) đã phát hiện sự chia sẻ cảm xúc đượcđánh giá là có ý nghĩa hơn và thú vị hơn là nói chuyện một cách khách quan
và mô tả
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, thuật ngữ “quản lý cảm xúc” và những công trình nghiêntrình nghiên cứu về quản lý cảm xúc còn hạn chế, chủ yếu các công trình nghiêncứu đa phần ở quy mô lớn hơn bao hàm về QLCX như các nghiên cứu ở mảng
đề tài lớn thiên về “trí tuệ cảm xúc” Có khá nhiều công trình nghiên cứu về trítuệ cảm xúc của giáo viên, học sinh, SV trên nhiều vùng miền Xu hướng chungcủa các nhà tâm lý học là làm sáng tỏ những vấn đề bản chất, cấu trúc của trí tuệcảm xúc, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng thời từngbước thử nghiệm và mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợp nhằm xácđịnh chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người Việt Nam Các tác giả Nguyễn CôngKhanh, Nguyễn Huy Tú, Trần Trọng Thủy, … được coi là những tác giả tiênphong trong lĩnh vực này Ngoài ra còn có các tác giả khác như:
Năm 2002, Nguyễn Thị Dung đã tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc ở người giáoviên chủ nhiệm trong luận văn Thạc sĩ Tâm lý học tại trí tuệ cảm xúc Viện Khoahọc Giáo dục
Năm 2004, Dương Thị Hoàng Yến đã tìm hiểu trí tuệ cảm xúc ở ngườigiáo viên chủ nhiệm trong luận văn Thạc sĩ Tâm lý học tại Đại học Sư phạm HàNội
Trang 18Năm 2012 Nguyễn Thị Thanh Tâm đã tìm hiểu trí tuệ cảm xúc của cán bộchủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ trong luận án tiến sĩ Tâm lý học
Năm 2012 Phan Trọng Nam tìm hiểu vể trí tuệ cảm xúc của SV Đại học
sư phạm trong luận án tiến sĩ Các tác giả trong nước chủ yếu nghiên cứu về trítuệ cảm xúc và những cảm xúc tiêu cực của SV chứ chưa nghiên cứu về kỹ năngQLCX
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong vàngoài nước về QLCX chưa nhiều, đa phần đều hướng về trí tuệ cảm xúc
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Khái niệm quản lý
Trong Tâm lý học có rất nhiều định nghĩa về quản lý như:
Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý được hiểu như là chủ trì hayphụ trách một công việc nào đó Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa,nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết,phối hợp các hoạt động của cấp dưới quyền
Quản lý còn là sự khai thông, thiết lập các mối quan hệ cụ thể để hoạtđộng đông người được hình thành tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả bền lâu,không ngừng phát triển
Ngoài ra, quản lý còn là tác động chủ thể quản lý lên đối tượng quản lýmột cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm thu được những diễn biến thay đổi tíchcực
Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động của con người để họ thực hiện,hoàn thành những công việc được giao; để họ làm những điều bổ ích, có lợi.Điều đó đòi hỏi ta phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: cấu tạo thể chất,những nhu cầu, các yếu tố năng lực, các quy luật tham gia hoạt động (tích cực,tiêu cực)
Theo F.W Taylor (1856-1915): “Quản lý là hoàn thành công việc củamình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thànhcông việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[ 19 ]
Theo Henri Fayol (1886-1925): “Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cảcác khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực
Trang 19của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổchức để đạt được mục tiêu đề ra”[ 20 ].
Theo J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich: “Quản lý là mộtquá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt độngcủa những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽkhông thể nào đạt được”[ 21 ]
Còn theo Stephan Robbins quan niệm: “Quản lý là tiến trình hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổchức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
đã đặt ra”
Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa về quản lý Tuy nhiên, trong nghiên
cứu của mình chúng tôi chọn cách hiểu “Quản lý là sự tác động của một chủ
thể lên nhiều đối tượng và thiết lập mối quan hệ để hoạt động một cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm mang lại những hiệu quả tối ưu”.
1.2.2 Khái niệm cảm xúc
Cảm xúc của con người cũng là loại hiện tượng được quan tâm nghiêncứu của các nhà khoa học khác nhau Trong tâm lý học có nhiều cách giải thíchkhác nhau về khái niệm, nguồn gốc, kiểu loại của cảm xúc, quan hệ nó với cácquá trình tâm lý khác và vai trò của nó đối với hành động của con người
Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độcủa chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với ngườikhác và với bản thân Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự pháttriển con người như là một nhân cách Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức,cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cựcgiữa yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng
Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người với sự vật hiện tượng
có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu cá nhân Haynói một cách khác, cảm xúc là những rung động của con người đối với hiện thực,trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và trong quá trìnhthoả mãn nhu cầu
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 1997): Cảm xúc là rung độngtrong lòng do tiếp xúc với sự việc gì đó [4;24]
Trang 20Từ điển Oxford English Dictionary định nghĩa: “Cảm xúc là một kíchđộng hay một rối loạn tinh thần, tình cảm, đam mê, mọi trạng thái mãnh liệt haykích thích”[ 22 ].
Từ điển Tâm lý (Nguyễn Khắc Viện chủ biên - 1991): Cảm xúc - phảnứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việcgồm hai mặt:
- Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật nhịp tim đập nhanh, toát
mồ hôi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hoá
- Phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu,khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính tự phát, chủ thể kiềm chế khó khăn
Lúc phản ứng chưa phân định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi làcảm động, lúc biểu hiện với cường độ cao gọi là cảm kích [8;42]
Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên - 2000): Cảm xúc - sự phản ánhtâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan
hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hìnhthức những rung động trực tiếp [14;30]
Trong Tâm lý học cảm xúc thường được quan niệm là thái độ phản ánh ýnghĩa của sự vật, hiện tượng với nhu cầu của cá thể có tính chất tình huống
Sách Tâm Lý Học của Vĩnh Để định nghĩa về “cảm xúc” như sau: “Cảm
xúc là trạng thái tình cảm mãnh liệt xảy ra đột ngột trong một thời gian ngắn vàgây xáo trộn trong sinh hoạt sinh lý cũng như trong sinh hoạt tâm lý” [15;41]
Sách Tâm Lý Học của TS Trần Nhật Tân định nghĩa cảm xúc: “Cảm xúc
là một rối loạn thường gây ra bởi một tri giác hay một ý tưởng khi rối loạn này
mãnh liệt, nó chế ngự toàn thể cơ thể và tâm linh” [13;28].
Schachtel (1959) khẳng định: không có các hoạt động và các hành vi nếukhông có các xúc động mạnh
Trần Trọng Thuỷ quan niệm: Cảm xúc là một quá trình tâm lý, biểu thịthái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhucầu của cá thể đó, gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng
Daniel Goleman trong cuốn “Trí tuệ xúc cảm: làm thế nào để biến nhữngxúc cảm của mình thành trí tuệ” xuất bản năm 1997, trích dẫn từ điển OxfordEnglish Dictionary định nghĩa “xúc cảm như một kích động hay một rối loạn
Trang 21tinh thần, tình cảm, đam mê mọi trạng thái kích thích” Ông hiểu xúc cảm vừa là
một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh lý đặc biệt vừa là thang
của các xu hướng hành động do nó gây ra
Theo T.Fesher và Russell, J.A (2003) thì cảm xúc là thứ mà tất cả mọingười đều biết nhưng không thể định nghĩa được Điều này có nghĩa là, vềmặt ngữ nghĩa, cảm xúc có thể được coi là sự trải nghiệm bằng cảm giác.Chúng ta chỉ cảm nhận được cảm xúc chứ không nghĩ ra nó Khi nghe một lờinói hay chứng kiến một hành động có ý nghĩa với bản thân, các cảm xúc củachúng ta lập tức xuất hiện, đồng thời cũng xuất hiện những suy nghĩ tươngđồng, những thay đổi về mặt sinh lý và nảy sinh cảm giác thôi thúc muốnđược làm điều đó Ví dụ như khi có một người nào đó nhất quyết sai khiếnchúng ta làm một việc mà chúng ta không thích và làm cho chúng ta tức giận.Lúc đó tình trạng cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như nhịp tim tăng, ápmáu tăng cao hay nói cách khác là có sự thay đổi về mặt sinh lý, đồng thời lúc
đó về mặt tâm lý chúng ta cũng muốn có hành động như muốn đánh, hay cãilại người đã sai khiến mình
J.Mayer, P.Salovey và D.Caruso cho rằng: “Cảm xúc là một hệ thốngđáp lại của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lý, tri giác, kinhnghiệm, nhận thức và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc vềtâm trạng và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạcnhiên…” [17;433-442]
Daniel Goleman (2002), dưới góc độ nghiên cứu cảm xúc và mối quan hệ
giữa cảm xúc và trí tuệ, đã định nghĩa: “Cảm xúc vừa là một tình cảm và các
ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xuhướng hành động do nó gây ra” Ông cho rằng số lượng các cảm xúc rấtphong phú do không chỉ có các cảm xúc đơn lẻ mà còn có sự kết hợp, sự biếnthể và biến đổi của các cảm xúc tạo ra [2;253-256]
Trong cuốn sách “Thấu hiểu cảm xúc” hai tác giả Keith Oatley vàFennifer M Jenkins đã định nghĩa cảm xúc như sau:
“1 Một cảm xúc hình thành từ sự lượng định chủ định hay vô tình củamột người đối với một sự kiện liên quan đến một sự việc (một mục đích) đángquan tâm Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu điều quan tâm
Trang 22đó là một sự kiện thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự kiện mangtính ngăn trở
2 Cốt lõi của một cảm xúc là sự sẵn sàng để hành động và thúc đẩynhững dự định; một cảm xúc là tác nhân để bắt đầu một hay một số cách hànhđộng nào đó
3 Một cảm xúc thường được trải nghiệm như một hình thức phân biệtcủa trạng thái tinh thần, thường dẫn đến những hành động, phản ứng hay thayđổi của một con người”
Về mặt Tâm lý học, cảm xúc được xem là những phản ứng chủ quan củacon người và động vật đối với những tác động của những kích thích nhân tố bêntrong và bên ngoài được thể hiện dưới dạng thỏa mãn hay không thỏa mãn, vuimừng, sợ hãi, đi kèm với bắt kì sự thể hiện nào của hoạt động có thể, cảm xúcphản ánh giá trị của những thể hiện thực và tình huống là một trong những cơchế chính để điều tiết hoạt động tâm lý và hành vi nhằm thoả mãn những nhucầu bức thiết
Cảm xúc là một lớp đặc biệt những trạng thái tâm lý chủ quan phản ánhmối quan hệ của con người đối với thế giới và với người khác, quá trình và kếtquả của hoạt động thực tiễn của con người
Ngoài ra, định nghĩa về cảm xúc còn là một hiện tượng mang tính cánhân, sự phát triển cảm xúc trong những điều kiện xã hội cần thiết phải hướngtới giá trị mang tính xã hội Việc hình thành cảm xúc của con người là điều kiệnrất quan trọng cho sự phát triển của nhân cách con người cảm xúc nhự sự rungđộng về một mặt nhất định của con người đối với hiện tượng nào đó của hiệnthực
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về cảm xúc Nhưng trong bài nghiên cứu
này chúng tôi chọn hiểu “Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của
con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người và với bản thân Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách” [ 6 ]
Qua các khái niệm về quản lý và cảm xúc chúng tôi rút ra khái niệm về
quản lý cảm xúc như sau: “Quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức
rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng
Trang 23của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc bản thân một cách phù hợp Ngoài tên gọi là quản lý cảm xúc thì còn có thể gọi là tự chủ cảm xúc, kiểm soát cảm xúc”.
1.3 Phân loại cảm xúc
Cảm xúc, tình cảm là vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiêncứu Vì vậy, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về số lượng các loại cảm xúc.Căn cứ vào tính chất của cảm xúc có thể chia thành hai loại: cảm xúc tích cực vàcảm xúc tiêu cực Căn cứ vào biểu hiện và nội dung, ta có thể chia cảm xúcthành 6 loại: vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên và ghê tởm
Xúc động và tâm trạng cũng là một dạng của cảm xúc Tâm trạng cócường độ rung động yếu, thời gian kéo dài và có khuynh hướng lan tỏa Xúcđộng có cường độ mạnh, mãnh liệt, nhất thời, đột ngột, con người khó kiểm soáthành vi của bản thân
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chọn phân loại cảm xúc theo tínhchất của nó
ta đang thực hiện trở nên có nhiều ý nghĩa tốt đẹp hơn, bởi vì ta sẽ luôn cókhuynh hướng nhắm đến những điều tốt đẹp hơn, có lợi ích hơn cho mọi người
Như ta đã nói, nếu ta có cảm xúc tích cực thì sẽ gặt hái được nhiều điềutốt đẹp và thành công trong cuộc sống Nhưng trên thực tế những người thànhcông vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ, những sai lầm, thất bại như bao
Trang 24người khác, nhưng điều khác biệt là họ luôn duy trì được cảm xúc tích cực cho
dù chuyện gì xảy ra đi nữa Những cảm xúc tích cực đó lại tiếp tục thúc đẩy họhành động mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mongmuốn Vì sao họ làm được như vậy? Đó là vì họ làm chủ được cảm xúc củamình, nên có thể điều khiển cảm xúc bản thân một cách có ý thức Cảm xúc tíchcực giúp làm tăng thêm niềm tin và nghị lực sống của họ
Đặc biệt, các nghiên cứu Y học cho thấy cảm xúc tích cực hoạt hóa cácchức năng sinh lý như hệ nội tiết, hệ miễn dịch, các chất truyền dẫn thần kinh(neurotransmitters), làm cơ thể tiết các hormone endorphin (có tác dụng giảmđau, tạo cảm giác khoan khoái), serotonin, dopamine (gây hưng phấn, ảnh hưởngđến tâm trạng, giấc ngủ, sự ngon miệng, và nhận thức, ghi nhớ), oxytocin (gâykhoái cảm tính dục) Các hormone đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, dẫn đếntăng sức đề kháng cơ thể, đôi khi tạo ra những điều kỳ diệu, giúp con người vượtqua những căn bệnh hiểm nghèo
Trước vô số lần thử nghiệm thất bại trong quá trình nghiên cứu, ThomasEdison vẫn luôn cảm thấy niềm vui, ông nói: “Trong đời mình tôi chưa bao giờphải làm việc một ngày nào, vì ngày nào cũng đầy niềm vui” Phải chăngThomas Edison có thể đạt được con số kỷ lục (1093) về bằng phát minh sáng chếnhờ luôn nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong tâm hồn? Những cảm xúc tích cực
là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành động, là thanh nam châm hút những gì tốtđẹp và những người có cùng những cảm xúc tích cực Đừng bao giờ dìm tâmhồn vào màn sương u ám như câu cảm thán của nhà thơ nào đó: “Tôi buồnkhông biết vì sao tôi buồn” Có câu: mỉm cười với cuộc sống, ánh mặt trời càngthêm rực rỡ Vậy, hãy luôn là nốt nhạc vui trong cuộc sống
Những kiểu suy nghĩ, hành vi, thái độ thể hiện cảm xúc tích cực ở conngười như: vui mừng, hạnh phúc, sảng khoái, sung sướng, tươi tỉnh, yêu đời,tỉnh táo, phấn khởi, hài lòng…
1.3.2 Cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực sẽ đem lại cho cuộc sống của con người những khổ đau,khó khăn, bất hạnh Những cảm xúc tiêu cực luôn làm cho chúng ta thực hiệnnhững hành vi thô bạo đến mức ta không tự chủ Chúng luôn làm cho chúng tahướng tới sự hủy hoại, nên khi bộc lộ ra càng mạnh mẽ thì chúng càng làm tiêu
Trang 25hao nhiều năng lượng thể chất và tinh thần Chính vì thế sau khi nguôi cơn giận,
ta thường có cảm giác mệt rã rời giống như vừa trải qua một buổi làm việc vôcùng căng thẳng
Trong môi trường làm việc luôn có những yếu tố thúc đẩy sự phát triểnnhững cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như sự mệt mỏi, sự bất đồng trong mối quan
hệ giao tiếp, sự thúc bách hay áp lực từ công việc, cũng như hàng loạt nhữngvấn đề trái lòng nghịch ý không thể nào tránh khỏi Tất cả những yếu tố đó luôn
có khuynh hướng đẩy chúng ta vào sự phát triển những cảm xúc tiêu cực và hầuhết chúng ta thường xem nó như một điều hoàn toàn tự nhiên nên rất ích khi nghĩviệc thay đổi khắc phục Hầu hết những cảm xúc tiêu cực của chúng ta điều đượcphát sinh từ sự thiếu sáng suốt trong nhận thức vấn đề khi chúng ta nhìn nhậnvấn đề một cách phiến diện, méo mó không đúng sự thật chúng ta rất dễ nảy sinhnhững cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực có thể hủy hoại các mối quan hệ trong quá trình giaotiếp, đặc biệt là trong đàm phán, thương lượng Cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là quákhích sẽ làm lệch hướng quá trình giao tiếp hay đàm phán Sự bùng phát các cảmxúc tiêu cực sẽ che mờ lý trí làm giảm khả năng ứng xử khôn ngoan của conngười trong giao tiếp, dẫn đến những lời nói, hành động không đúng mực, khônghợp lý Điểm yếu đó có thể bị kẻ khác lợi dụng Cảm xúc tiêu cực không làmtiêu tan những đau buồn trong dĩ vãng mà chỉ xua tan ý chí hành động của hômnay Để cảm xúc tiêu cực bùng phát là tự hại mình, vì nó sẽ dọn đường chonhững suy nghĩ, hành vi thiếu sáng suốt khiến bản thân sẽ phải hối tiếc về sau
Tóm lại, cảm xúc tiêu cực là một chất xúc tác có khả năng lây lan rấtnhanh, nó làm ảnh hưởng tới quá trình học tập, làm việc của con người Ngoài racòn gây ra tác động xấu đến sức khỏe của con người
Các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, chán đời, thất vọng, uểoải, khó chịu, giận dữ, buồn bã, rầu rĩ, mệt mỏi, stress, lo âu, dễ nổi nóng, nổicáu, hồi hộp, chán nản, sợ hãi, không hài lòng về bản thân (tự đổ lỗi cho bảnthân), cảm thấy trống rỗng mất phương hướng, cảm thấy dễ bị tổn thương, căngthẳng…
Trang 261.4 Vai trò của cảm xúc
Cảm xúc có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình cảm, sự nhận thức,văn hóa của con người, nó ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc, sự nghiệp, mốiquan hệ của con người
Trong cuộc sống, cảm xúc cũng có những giá trị nhất định, cảm xúc tíchcực giúp SV xoa dịu sự sợ hãi, ngờ vực, là động lực cho SV phát triển, đẩy lùinhưng khó khăn, tạo dựng niềm tin trong cuộc sống Nhưng cảm xúc tiêu cựccũng là tác nhân gây ra không ít trở ngại cho SV
Theo Thạc sĩ Ngô Minh Duy cảm xúc có vai trò:
- Cảm xúc giúp con người thích ứng với hoàn cảnh
Khi vui, buồn, giận dữ… đã tạo ra những biến đổi cả về tâm sinh lý làmphá vỡ trạng thái cân bằng vốn có, tạo cảm giác thoải mái hay khó chịu cho bảnthân Cảm xúc giúp cho con lấy lại trạng thái quân bình về mặt tâm lý Khi buồn,chúng ta khóc nỗi buồn sẽ vơi đi, lòng thấy nhẹ nhõm hơn Khi vui, chúng tacười, nói nhiều và sau đó trạng thái cân bằng được tái lập… Cảm xúc đã giúp tathích ứng với hoàn cảnh sống
- Cảm xúc gắn liền với nhu cầu và việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể Trạng thái thiếu hụt sẽ dẫn đến những đòi hỏi cần phải thoả mãn để tồn tại
và phát triển làm xuất hiện nhu cầu Nhu cầu được thoả mãn sẽ nảy sinh cảm xúctích cực (dương tính), ngược lại nhu cầu không được thoả mãn sẽ nảy sinh cảmxúc tiêu cực (âm tính)
- Vai trò của cảm xúc trong việc hình thành hành động
Cảm xúc còn là nhân tố mang năng lượng cho ứng xử, thể hiện ở điềukiện ban đầu của mỗi ứng xử Bất cứ một ứng xử nào cũng đều bắt nguồn từ cảmxúc Nếu không có cảm xúc chi phối tác động thì sẽ không tồn tại ứng xử Ngay
cả những ứng xử theo thói quen thì nó cũng xuất phát từ những cảm xúc khácnhau, nhưng vì chúng ta làm đi làm lại, trở thành “thói quen” nên ta thườngkhông nhận ra
- Cảm xúc có thể kích thích hay kìm hãm hành động
Không gì có thể mạnh bằng sức mạnh của tình yêu thương và lòng cămthù Cảm xúc có thể củng cố, làm tăng thêm sức mạnh, tính kiên trì, khắc phụcmọi khó khăn để đạt được mục đích của chủ thể nhưng cảm xúc cũng có thể kìm
Trang 27hãm, ức chế hành động của chủ thể Khi vui, chúng ta làm việc hiệu quả hơn, khigiận dữ, căm thù chúng ta có thể làm những việc mà mình không kiểm soátđược, khi yêu thương người khác chúng ta có thể làm mọi việc thậm chí sẵn sàng
hy sinh cả bản thân mình… Vậy kích thích hành động, hay ức chế, kìm hãm hoạtđộng là tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất và hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc
- Cảm xúc có mối quan hệ mật thiết với tư duy
Cảm xúc, tư duy và hành vi là ba yếu tố có mối quan hệ mật thiết vớinhau Khi chúng ta tư duy tích cực thì sẽ có cảm xúc tích cực và hành vi củachúng ta cũng thể hiện tích cực và ngược lại Cơ chế tự nhủ với bản thân (self-talk) theo hướng tích cực hay tiêu cực cũng sẽ tạo ra cảm xúc tương ứng Đờithay đổi khi chúng ta thay đổi, và thay đổi đó phải bắt đầu từ tư duy Tư duy thayđổi thì cảm xúc cũng thay đổi và cảm xúc cũng tác động ngược lại tư duy
- Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp
Cảm xúc biểu lộ qua hành vi khi giao tiếp với người khác Cảm xúc tíchcực sẽ phá tan bầu không khí căng thẳng ngược lại cảm xúc tiêu cực trong giaotiếp sẽ làm nảy sinh phản ứng phòng vệ giữa các cá nhân khi giao tiếp Cảm xúc
sẽ truyền đạt thái độ, tâm thế, tính hợp tác và quan điểm của cá nhân khi giaotiếp Giao tiếp biết thể hiện cảm xúc phù hợp sẽ mang lại hiệu quả
Theo nhà Tự nhiên học Charles Darwin, cảm xúc phục vụ vai trò thíchnghi trong cuộc sống của chúng ta bằng cách thúc đẩy chúng ta hành động mộtcách nhanh chóng và có những hành động đó sẽ tối ưu hóa cơ hội của chúng ta
để thành công Ông còn cho rằng hiển thị cảm xúc đóng một vai trò quan trọngtrong an toàn và tồn tại
Trong các hoạt động của não, cảm xúc đóng một vai trò quan trọng vìchúng ảnh hưởng lên toàn bộ sự vận hành của não Cảm xúc có một ảnh hưởngquyết định, đôi khi mạnh hơn lý trí, trong sinh hoạt thường nhật của con người
Không có cảm xúc thì sẽ không có động cơ thúc đẩy hành động, không cósáng tác, không có thi vị, con người sẽ không là con người…
Và sở dĩ con người khác máy vi tính, khác người máy, cũng chính nhờ cócảm xúc Người ta có thể lập chương trình cho người máy biểu hiện cảm xúc(khóc, cười, giận…) nhưng đó không phải là cảm xúc thực sự, cảm nhận bởi tâmthức con người
Trang 28Nói tóm lại, cảm xúc giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và pháttriển nhân cách ở con người Nó đóng vai trò quan trọng trong cách chúng tanghĩ và hành xử Con người cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện và hứng thú haykhông phụ thuộc vào cảm xúc Vì vậy, nói gọn lại cảm xúc có ảnh hưởng to lớntrong mọi mặt đời sống của con người
1.5 Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên Sư phạm Mầm non
1.5.1 Giới hạn lứa tuổi
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹnăng chuyên môn ở các trường Cao đẳng, Đại học để chuẩn bị cho hoạt động
nghề nghiệp sau khi ra trường Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để
nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày SV là nhữngtrí thức tương lai, ở SV sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt Học tập ởĐại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân Vì thế, SV rất thích khámphá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân,thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt vớithử thách để khẳng định mình
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình
độ nhất định, SV không tránh khỏi những hạn chế về mặt tình cảm, cảm xúc.Nhất là về mặt tình cảm, cảm xúc – tình cảm nghề nghiệp là một động lực giúp
SV học tập một cách chăm chỉ, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựachọn SVSPMN là một điển hình, giáo viên mầm non là một nghề đòi hỏi cần cólòng yêu nghề thực sự và đặc biệt là phải biết QLCX của mình thật tốt Vì vậy,
để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng tôi quyết định chỉ nghiên cứu khả năng QLCXcủa SVSPMN năm cuối ở trường Đại học TDM
1.5.2 Đặc trưng tâm lý của lứa tuổi sinh viên
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu
sự chi phối của hoạt động chủ đạo Ở đây, chúng tôi quan tâm đến SV, nhữngngười có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp ở các trường Cao đẳng, Đại học Một trong những đặc điểm tâm lýquan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - SV là sự phát triển tự ý thức Nhờ có tự ýthức phát triển, SV có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân đểchủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã
Trang 29hội Chẳng hạn SV đang học ở các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, họ nhậnthức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp củanhững đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràngmục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày tronggiờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học Nhờ khả năng tự đánh giáphát triển mà SV có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quảhọc tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập củahọ.
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và tu dưỡng rèn luyện ở trường Đạihọc, do ảnh hưởng của nội dung các môn khoa học, việc tham gia phong trào xuhướng nghề nghiệp của SV được hình thành và phát triển Điều này thể hiện ởviệc SV đã củng cố thái độ đối với nghề tương lai, có ý thức vươn lên làm chủ trithức, hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sau khi ra trường…
Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của SV, bản chất hoạt động nhận thứccủa những người SV trong các trường Đại học, Cao đẳng là đi sâu tìm hiểunhững môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu vớimục đích trở thành chuyên gia về các lĩnh vực nhất định Vì lẽ đó, nét đặc trưngtrong hoạt động học tập của SV là “sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợpcủa nhiều thao tác tư duy” Thời kỳ này sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi
sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất trong việc tư duy sâu sắc và rộng,
có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn, phức tạp hơn,
có tiến bộ rõ rệt trong các lập luận lôgic, trong việc lĩnh hội tri thức Các nhànghiên cứu Tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tíchcực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh Họ có khả năng và rất ưathích khái quát các vấn đề Sự phát triển của tư duy lý luận liên quan chặt chẽvới khả năng sáng tạo Nhờ khả năng khái quát, SV có thể tự mình phát hiện ranhững cái mới Chính vì vậy với SV (cũng giống như lứa tuổi thanh niên nóichung) điều quan trọng là cách thức giải quyết vấn đề được đặt ra chứ khôngphải là loại vấn đề nào cần giải quyết
Ở lứa tuổi này, trí tưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ đã phát triển thànhkhả năng hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu phát triểnhiểu biết và học tập Một đặc trưng quan trọng trong phát triển trí tuệ của thời kỳ
Trang 30chuyển tiếp là “tính nhạy bén cao độ” SV có khả năng giải thích và gán ý nghĩacho những ấn tượng cảm tính nhờ vào những kinh nghiệm và tri thức đã có trướcđây.
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người Họ làlớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luật pháttriển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cáchthức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu,
độ chín mùi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế Điều này phụ thuộc rấtnhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi SV Bên cạnh đó, sự quantâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ gópphần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm, cảm xúc của
SV Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiệntượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ của họ Tình cảm phản ánh hiện thựcdưới hình thức rung cảm với sự phản ánh của nhận thức như mang tính chủ thể
có bản chất xã hội – lịch sử Sự phản ánh của tình cảm có tính chọn lọc cao,mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức Tình cảm được hình thành vàbiểu hiện qua xúc cảm Tình cảm là nguồn động lực giúp con người vượt quanhững khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động cụ thể nào
đó Trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ họctập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghềlựa chọn nhất là đối với SVSPMN
Sự phát triển tình cảm của SV được đặc trưng bằng “thời kỳ bão táp vàcăng thẳng” Đây là thời kỳ đầy xúc cảm đối với mỗi cá nhân Có nhiều tìnhhuống mới nảy sinh trong cuộc sống của họ, đòi hỏi họ phải phán đoán và quyếtđịnh nhưng còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội Vì vậy việc nảy sinhnhững tình cảm không thích hợp khi phải ứng xử trước những tình huống đó.SVSPMN là người giáo viên chăm sóc và nuôi dạy trẻ sau này thì cần phải cómột tình cảm đúng mực, không nuông chiều trẻ nhưng cũng không quá khắc khevới trẻ làm cho trẻ sợ và không muốn đi học Phải biết kìm nén cảm xúc củamình khi tức giận
Trang 31Đa số SV tại các trường Cao đẳng, Đại học có độ tuổi từ 18 – 25 Có thểnói đây là giai đoạn đẹp nhất của đời người Thế giới xúc cảm, tình cảm của SVbiểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày phản ánh một thếgiới nội tâm tinh tế và nhạy cảm Trong đời sống xúc cảm, tình cảm của SV,điều không thể không nói tới là tình yêu đôi lứa Nếu so với học sinh Trung họcPhổ thông thì tình yêu trong thời kỳ SV nảy sinh khi đã có sự trưởng thành cả về
vị thế xã hội và hoàn thiện về tâm sinh lý Chính vì thế, nó là tình cảm thiêngliêng, lãng mạn đối với SV và là động lực quan trọng để SV học tập, rèn luyện.Trong tình yêu đôi lứa của SV cũng cần có sự định hướng đúng đắn của nhàtrường, đoàn thanh niên để tình yêu của SV luôn gắn liền với trách nhiệm củabản thân cũng như để tình yêu đó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập củamình
Tình bạn cùng giới, khác giới ở tuổi SV tiếp tục được phát triển theochiều sâu Một mặt các bạn vẫn giữ mối quan hệ bạn bè thời phổ thông trung họcnhưng mặt khác tiếp tục có thêm những tình bạn mới không kém phần bền vững,sâu sắc Điều đó đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của SV rất nhiều.Tình yêu ở tuổi SV đạt đến hình thái chuẩn mực cùng với những biểu hiện phongphú đặc sắc Nhìn chung tình yêu đôi lứa ở tuổi SV rất đẹp, lãng mạn, đầy chấtthơ,….Nhưng trong lĩnh vực này SV gặp phải những mâu thuẫn nội tại đôi khi
họ gặp không ít khó khăn khi giải quyết đôi khi bế tắc, bi kịch Do vậy, đa số SVchọn con đường học tập, học nghề, tu dưỡng trong thời gian học hơn là đi vàocon đường “luyến ái” quá sớm và điều đó giúp họ càng vững vàng, chính chắnhơn trong cuộc sống
Tình cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhâncách nói riêng Đối với SVSPMN, tình cảm chiếm một vị trí đặt biệt quan trọng,
vì đây là một yếu tố trọng yếu để hình thành nhân cách của một người giáo viênmầm non - nuôi dạy và chăm sóc trẻ, giúp cho SV tự rèn luyện bản thân và hànhđộng một cách hài hoà hơn, hạn chế được cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cựcđược phát triển hơn Tình cảm tích cực không chỉ kích thích tình cảm đúng đắncho SV mà nó còn thúc đẩy SV hoạt động, thích nghi với cuộc sống hơn Trongviệc giáo dục SV, nếu quá chú ý đến sự phát triển trí tuệ mà bỏ qua sự phát triểntình cảm thì sẽ làm cho nhân cách của SV phát triển một cách phiến diện Ta
Trang 32luôn nghĩ, trí tuệ phát triển là cơ sở để hình thành và phát triển tốt tình cảm, ýchí Nhưng không phải lúc nào trí tuệ cũng sâu rộng, uyên thông, trình độ trí tuệphát triển cao cũng sẽ làm cho nó tự chuyển hóa thành thế giới quan, tình cảm, ýchí, các mặt của nhân cách tuy có mối quan hệ mật thiết gắn bó nhưng vẫn cótính độc lập nhau, đòi hỏi phải có nội dung, phương pháp giáo dục và rèn luyệnriêng, thích hợp và song song hình thành với nhau về vấn đề chênh lệch trongcác mặt của sự phát triển nhân cách không những gây khó khăn mà gây nhữngảnh hưởng xấu đến kết quả về sau Vì vậy, cần có những phương pháp để pháttriển tình cảm hợp lý và củng cố vị trí của tình cảm cho phù hợp
Tóm lại, SV thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 18 – 25 là giai đoạnchuyển tiếp từ sự chín mùi về thể chất sang trưởng thành về phương diện tâm lý-
xã hội Lứa tuổi này được đánh giá là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảmđạo đức và thẩm mỹ; là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, có vai tròngười lớn thực sự Đây là thời kỳ có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ, vềthang giá trị xã hội SV đã biết xác định con đường sống tương lai, tích cực nắmvững nghề nghiệp và bắt đầu dấn thân thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực củacuộc sống
Trang 33TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sinh viên thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 18 – 25 là nhóm người có vịtrí chuyển tiếp, chuẩn bị, kế tục cho một đội ngũ trí thức có trình độ cao của xãhội Xã hội coi họ là một thành viên chính thức, một người trưởng thành Đây làlứa tuổi mà thế giới xúc cảm, tình cảm của biểu hiện khá phong phú, sinh độngtrong đời sống hàng ngày phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm Vìvậy có thể khẳng định rằng, QLCX của bản thân là rất cần thiết ở các bạn SVhiện nay
Mỗi người luôn biết cảm xúc thật sự quan trọng trong cuộc sống của mỗi
cá nhân con người Cảm xúc của con người luôn được quan tâm và được sự chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu trong tâm lý học từ những năm 1960 Nhưng mãiđến thế kỉ XX, nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc mới được ra đời.Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng QLCX củaSVSPMN trường Đại học TDM tỉnh Bình Dương
Quản lý cảm xúc được xem xét ở trên như là một phần nhỏ của trí tuệ cảmxúc Nó có thể thay đổi theo thời gian, môi trường sống, kinh nghiệm sống củabản thân, sự phát triển nhận thức và sự giao tiếp, ứng xử của con người Vì thế,QLCX hoàn toàn có thể được nâng cao, cải thiện qua quá trình giáo dục bằng cácbiện pháp gây tác động
Trong đề tài này, khái niệm quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng con
người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc bản thân một cách phù hợp Ngoài tên gọi là quản lý cảm xúc thì còn có thể gọi là xử lý cảm xúc, kiểm soát cảm xúc Chúng tôi phân loại cảm xúc này dựa vào bản chất của cảm
xúc và thành hai loại là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực Tuy nhiên, mặtthể hiện cảm xúc cần chú ý là cảm xúc tiêu cực vì nó tác động trực tiếp đến đờisống thường nhật của SV