Trang 1 TRẦN CƠNG DOANHPHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠINGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂKLUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Trang 2 TRẦN CƠNG DOAN
Trang 1TRẦN CÔNG DOANH
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG, 2022
Trang 2TRẦN CÔNG DOANH
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành: Tài chính nhân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NHÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS TÔN THẤT VIÊN
ĐÀ NẴNG, 2022
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển tín dụng hộ kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk”, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân, tập thể Tôi xinđược bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý Đàotạo Sau Đại học, Khoa kinh tế và các khoa, phòng, các Thầy, Cô giáo của TrườngĐại học Duy Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập vàhoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
của giáo viên hướng dẫn TS Tôn Thất Viên Thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của cácnhững đồng nghiệp và ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ ChíMinh – Chi nhánh Đắk Lắk tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn nhữngđóng góp quý báu đó đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Đà Nẵng, ngày… tháng … năm 2022
Tác giả luận văn
Trần Công Doanh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ này là công trình do chính tôi nghiên cứu
và thực hiện
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực,chính xác và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tất cả những sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược ghi rõ nguồn gốc
Tác giả
Trần Công Doanh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của đề tài 3
6 Tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đây 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI [3][27] 7
1.1.1 Hộ kinh doanh [1][25] 7
1.1.2 Tín dụng hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại [3][27] 9
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI[7][27] 16
1.2.1 Khái niệm phát triển tín dụng hộ kinh doanh 16
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng hộ kinh doanh [3][27] 17
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI [3][27] 23
1.3.1 Đối với yếu tố chủ quan 23
1.3.2 Đối với yếu tố khách quan 26
Trang 6KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 30
2.1 KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 30
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển 30
2.1.2 Mô hình tổ chức 30
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 33
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 34
2.2.1 Thực trạng quy mô hoạt động tín dụng hộ kinh doanh 34
2.2.2 Thực trạng khả năng an toàn vốn 47
2.2.3 Thực trạng hiệu quả chất lượng tín dụng hộ kinh doanh 50
2.2.4 Thực trạng tình hình lợi nhuận từ hoạt động tín dụng hộ kinh doanh 51
2.2.5 Thực trạng khảo sát khách hàng hộ kinh doanh vay vốn 54
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 58
2.3.1 Kết quả đạt được 58
2.3.2 Tồn tại, hạn chế 59
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 64
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 64
Trang 73.1.1 Chiến lược và định hướng phát triển khách hàng của Ngân hàng TMCP Phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lăk 64
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển tín dụng hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lăk 65
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 69
3.2.1 Giải pháp tăng trưởng quy mô cho vay hộ kinh doanh 69
3.2.2 Giải pháp về khả năng an toàn vốn 70
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cho vay hộ kinh doanh 73
3.2.4 Giải pháp tăng trưởng thu nhập cho vay hộ kinh doanh 78
3.2.5 Giải pháp khảo sát khách hàng hộ kinh doanh vay vốn 79
3.2.6 Giải pháp hỗ trợ khác 81
3.3 KIẾN NGHỊ 87
3.3.1 Đối với Chi nhánh NHNN tỉnh Đắk Lắk 87
3.3.2 Đối với Hội Sở HDB 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 85 CIC Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của chi nhánh giai đoạn 2018-2020 33
Bảng 2.2 Tình hình thu nợ HKD của chi nhánh 35
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng hộ kinh doanh của chi nhánh 36
Bảng 2.4 Tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ kinh doanh trên tổng dư nợ 38
Bảng 2.5 Số lượng hộ kinh doanh vay vốn 40
Bảng 2.6 Thị phần dư nợ tín dụng hộ kinh doanh theo đối tượng khách hàng 42
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ tín dụng hộ kinh doanh theo kỳ hạn cho vay 43
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ tín dụng hộ kinh doanh phân theo ngành kinh tế 45
Bảng 2.9 Dư nợ tín dụng hộ kinh doanh theo cấp tín dụng 46
Bảng 2.10 Dư nợ tín dụng hộ kinh doanh theo hình thức đảm bảo 47
Bảng 2.11 Phân loại nợ của hộ kinh doanh 48
Bảng 2.12 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro hằng năm của hộ kinh doanh 49
Bảng 2.13 Dư nợ bình quân một khách hàng hộ kinh doanh 50
Bảng 2.14.Tình hình thu nhập - chi phí hộ kinh doanh từ HĐTD 52
Bảng 2.15 Tỷ suất lợi nhuận từ tín dụng hộ kinh doanh của chi nhánh 54
Bảng 2.16 Tỷ lệ khảo sát khách hàng hộ kinh doanh vay vốn 55
Bảng 3.1 Dự kiến số liệu cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh 65
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh 32
Hình 2.2 Đồ thị một số chỉ tiêu chủ yếu của chi nhánh 34
Hình 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng hộ kinh doanh của chi nhánh 38
Hình 2.4 Tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ kinh doanh trên tổng dư nợ 39
Hình 2.5 Đồ thị lượng hộ kinh doanh vay vốn 41
Hình 2.6 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro hằng năm của hộ kinh doanh 50
Hình 2.7 Đồ thị dư nợ bình quân một khách hàng hộ kinh doanh 51
Hình 2.8 Tỷ suất lợi nhuận từ tín dụng hộ kinh doanh của chi nhánh 54
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Thời gian qua, hoạt động tín dụng của NHTM cũng đang đứng trước nhữngyêu cầu mới về độ an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng và kinh doanh có hiệuquả Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NH vớidân số ngày một gia tăng nhanh cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các dịch vụtài chính Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì hoạt độngtín dụng của NHTM vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hoat động kinhdoanh của mình, đem lại thu nhập cho các NHTM, góp phần tăng trưởng kinh tếquốc gia Như chúng ta biết, ngành ngân hàng thường cung cấp sản phẩm cho vaykhách hàng cá nhân, một lĩnh vực quá quen thuộc với người dân và là một trongnhững nguồn thu chủ yếu của các NHTM ở khu vực và trên thế giới, nhưng ở nước
ta thì nó còn khá mới mẻ, chưa được khai thác nhiều Đây có coi là tiềm năng đểcác NHTM có cơ hội phát triển, đòi hỏi về thương hiệu, thị phần, gia tăng hiệu quảkinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ NH phải như thế nào để đứng vững trước
áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn
Khi nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Đắk Lắk về phát triển tín dụng hộ kinh doanh, thì phát hiện chi nhánhcòn nặng về các sản phẩm truyền thống như: cho vay mua nhà, đất, xây sửa nhà,cho vay mua xe, cho vay hộ kinh doanh cá thể Trong khi các NHTM khác pháttriển sản phẩm có nhiều tiện ích như cho vay thấu chi, cho vay tiểu thương…; Côngtác triển khai phát triển sản phẩm mới còn chậm, chưa theo nhu cầu của hộ kinhdoanh mà chỉ theo khả năng cung cấp; Việc ôm đồm nhiều việc, khiến NVNH mấtnhiều thời gian và công sức để hoàn thành từ đầu đến cuối một hồ sơ vay dẫn đếnkhông phát huy được tối đa chuyên môn chính là tìm kiếm khách hàng hộ kinhdoanh đồng thời việc bán và giới thiệu sản phẩm, NVNH chưa được đào tạo bài bản
-về kỹ năng marketing, thuyết phục khách hàng, thiếu chủ động trong việc giới thiệu
và bán chéo sản phẩm; NVNH tập trung ở độ tuổi 22->40 tuổi là chủ yếu, lứa tuổi
Trang 12này nhanh nhẹn, xốc vát, lăn lộn, nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệm nhiều trongnghề so với lứa > 40 tuổi trở đi; Chậm phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mụcđích/khách hàng không thực hiện đúng cam kết, phương án sản xuất kinh doanh củakhách hàng không hiệu quả như dự tính, biến động bất lợi về tài sản bảo đảm…Lãnh đạo chi nhánh xác định nguyên nhân bất cập này, là do quy mô và tỷ trọng chovay khách hàng hộ kinh doanh vẫn còn nhỏ hơn so với tiềm năng và kỳ vọng, chấtlượng và hiệu quả cho vay còn thấp, kém.
Làm thế nào để phát triển hơn nữa hoạt động cho vay khách hàng hộ kinhdoanh đang là nỗi trăn trở của lãnh đạo chi nhánh Từ đó, tác giả xin lựa chọn đề
tài: “Phát triển tín dụng hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành
phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk” làm chủ đề nghiên cứu.
2 Nhiệm vụ của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cá nhân
- Phân tích thực trạng kinh doanh mà cụ thể là hoạt động cho vay hộ kinhdoanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh ĐắkLắk, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tạitrong hoạt động tín dụng hộ kinh doanh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng hộ kinh doanhtại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triểnThành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk Trong hoạt động tín dụng thì chovay luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, vậy nên giới hạn trong đề tài này thì việc tác giả đisâu để làm rõ việc phát triển tín dụng cũng đồng nghĩa với việc phát triển cho vay
+ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk
Trang 13- Về thời gian:
Giai đoạn 2018-2020 và kế hoạch kinh doanh đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê
Tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ cácbáo cáo tổng kết hoạt động, báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Phát triểnThành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk và các sở ban ngành liên quan…Vớicác nguồn dữ liệu này tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để mô tả, phân tíchthực trạng số liệu tín dụng của chi nhánh từ năm 2018 đến năm 2020
- Phương pháp so sánh:
Phương pháp này được tác giả sử dụng để đối chiếu các số liệu, kết quả thống
kê về phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Phát triểnThành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk những năm qua
Ngoài các phương pháp chi tiết nêu trên tác giả còn sử dụng kết hợp với cácphương pháp khác như đối chiếu, tổng hợp, điều tra
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày gồm có 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng hộ kinh doanh của ngân hàngthương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng hộ kinh doanh tại Ngân hàngTMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCPPhát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk
6 Tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đây
Để phân tích đề tài một cách sâu rộng và hữu ích sau này áp dụng tại chinhánh, nơi tác giả luận văn công tác, trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt của cáccông trình nghiên cứu khoa học đã được công bố dưới đây, cụ thể như sau:
Trang 14+ Phạm Xuân Long (2017), Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ Trường đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, có nhận xét:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về phát triển tín dụng cá nhân củaNHTM
- Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phát triển tín dụng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai.
+ Lê Huyền Trang (2017), Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nội, có nhận xét:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển tín dụng xanh của NHTM
- Phân tích thực trạng về phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
+ Nguyễn Thị Kim Ngân (2019), Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc
sĩ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, có nhận xét:
Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân và phát triển tíndụng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại nói chung Qua đó, tác giả đã phân tíchthực trạng phát triển tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 – 2018 bằng việcđánh giá tốc độ tăng trưởng và chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu Sau khi phân tích thực trạng,luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cũng như nguyênnhân của những tồn tại đó Từ đó, tác giả đã tiến hành đề xuất những giải pháp nàynhằm góp phần nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Trang 15+ Phạm Hồng Minh (2019), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học
Kinh tế-Đại học Đà Nẵng, có nhận xét:
- Về mặt lý luận: hệ thống hóa những lý luận chung về rủi ro tín dụng, kiểmsoát rủi ro tín dụng và nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinhdoanh
- Về mặt thực tiễn: dựa trên kết quả khi phân tích đánh giá hoạt động kiểmsoát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Đăk Lăk sẽ đưa ra những khuyến nghị nhằm hoànthiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngânhàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đăk Lăk
+ Lê Đình Nam (2020), Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi Nhánh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Duy Tân, Đà
hệ thống lý luận về phát triển tín dụng hộ kinh doanh, đồng thời phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triểnThành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk Vì vậy, đề tài được phát hiện nhằm
bổ sung phần nghiên cứu còn thiếu và rất cần thiết Để có cái nhìn hoàn thiện về
Trang 16phát triển tín dụng hộ kinh doanh của NHTM, tác giả đã kế thừa và nghiên cứu,phát triển ở khía cạnh mới trong đề tài mà các tác giả trước đây chưa quan tâm.
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘ KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Hộ kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm
Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp Luật doanh nghiệpcũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh Hộ kinh doanh được quy địnhtại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng
ký doanh nghiệp
Theo khoản 1 điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm
2015 của Chính phủ: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm
các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lậpdoanh nghiệp theo quy định, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tàisản của mình đối với hoạt động kinh doanh Hộ kinh doanh là mô hình tổ chức kinh
tế giản đơn, gọn nhẹ, sử dụng ít lao động, được phân bố rộng rãi trong các tầng lớpdân cư Về thời gian của hộ kinh doanh là đa thời gian, điều này xuất phát từ nhucầu thực tế của người dân trên địa bàn và có cầu ắt có cung, nhất là nhu cầu về ănuống, dịch vụ, thương mại [1][25]
1.1.1.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh
Bao gồm: Đối tượng đăng ký, tính chất…như sau:
+ Thứ nhất, đối tượng thành lập hộ kinh doanh
Trang 18Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc do một nhómngười, hoặc một hộ gia đình làm chủ Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-
CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về hộ kinh doanh Đối với
hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọihoạt động kinh doanh của hộ Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một
hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trongnhóm hoặc trong hộ quyết định Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủđiều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài
+ Thứ hai, hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên
Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mônghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký Những hộ gia đình sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến,kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trườnghợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện
+ Thứ ba, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp
là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Mặc dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanhkhông có tư cách của doanh nghiệp Hộ kinh doanh không có con dấu, không được
mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanhnghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinhdoanh thua lỗ
+ Thứ tư, cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn
Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu tráchnhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang
Trang 19có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạtđộng kinh doanh.
Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn đến quy định về việc cá nhân
đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời làchủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường
hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại tại khoản 3 Điều 67 Nghị
định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ Bởi vốn dĩ cácchủ thể như chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợpdoanh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân và công tyhợp danh, đây là cách để đảm bảo trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chínhtrong hoạt động kinh doanh của mình [1][25]
1.1.2 Tín dụng hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng hộ kinh doanh
*Tín dụng ngân hàng
Theo Lê Văn Tề thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với mộtkhoản chi phí nhất định”
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ
chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặccam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và
+ Sự chuyển nhượng này có thời hạn
+ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro
Trang 20*Tín dụng cá nhân
Trên cơ sở định nghĩa “Tín dụng ngân hàng” nêu trên và trong phạm vi củaluận văn này, đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ gia đình có
giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, vì vậy Tín dụng cá nhân là hình
thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sửdụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong mộtthời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặcphục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể
Tín dụng cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội,điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quảcao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân và hộ giađình
Tín dụng cá nhân đã phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng là một khái niệmkhá mới ở thị trường Việt Nam Tuy nhiên tín dụng cá nhân đã nhanh chóng thu hútđược nhiều khách hàng và có tiềm năng rất lớn để phát triển Điểm thuận lợi là quy
mô thị trường lớn với dân số đông (trên 90 triệu người), đa số trong đó có độ tuổitrẻ, có thu nhập ngày càng cao và có nhu cầu chi tiêu cho nhiều mục đích
Hiện nay xu hướng tiêu dùng trước, trả sau để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chocuộc sống tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn Chính vì thế, các sản phẩm tíndụng cá nhân của ngân hàng được khách hàng rất quan tâm Đây là cơ sở để cácngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh tín dụng này, với phạm vi nghiên cứu
là đối tượng tín dụng hộ kinh doanh [3][27]
1.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng hộ kinh doanh
Thứ nhất, quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn.
So với việc cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản cho vay hộ kinhdoanh không lớn Điều này một phần do giá trị hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở mứcvừa phải Mặt khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích luỹ từ trước đối vớicác tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến NHTM với mục đích hỗ trợ cho hoạt độngtiêu dùng cá nhân Mặc dù quy mô mỗi khoản vay hộ kinh doanh này là nhỏ nhưng
Trang 21tổng quy mô cho vay của NHTM lại rất lớn, do số lượng khách hàng có nhu cầu vayvốn cho vay khách hàng hộ kinh doanh lớn.
Thứ hai, các khoản cho vay khách hàng hộ kinh doanh có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt.
Khách hàng hộ kinh doanh thường ít nhạy cảm với lãi suất, họ thường chỉquan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợpđồng Do đó, khác với hầu hết các khoản cho vay kinh doanh lãi suất được điềuchỉnh theo thị trường, lãi suất cho vay Khách hàng hộ kinh doanh thường được ấnđịnh tại một mức nhất định Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất được ấnđịnh ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời hạn vay Đối với những khoảnvay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thường được điều chỉnh mỗi ba tháng một lầndựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định tuỳ theo từngNHTM
Thứ ba, cho vay khách hàng hộ kinh doanh có chi phí lớn nhất trong danh
Thứ tư, cho vay khách hàng hộ kinh doanh có mức độ rủi ro cao.
Rủi ro trong cho vay đối với khách hàng hộ kinh doanh cao hơn các khoản vaykinh doanh còn lại của các NHTM Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Rủi ro về lãi suất, đối với các khoản cho vay kinh doanh, NHTM và khách
hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điềuchỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay Vì vậy, nguy cơ rủi ro
về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân
+ Rủi ro về đạo đức, khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay
tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay Tuy nhiên, đối với những khách
Trang 22hàng hộ kinh doanh có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ khôngthể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vaycủa NHTM Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng tài chính của người đi vay, côngviệc làm ăn không tốt,…ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng,
từ đó giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHTM Các nhân tố kháchquan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việccao, cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng
+ Rủi ro thiếu thông tin, đối với khách hàng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin
về họ tương đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thông tin được công khai như: báocáo tài chính, thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với cácđối tác, Ngược lại, đối với khách hàng hộ kinh doanh, việc đánh giá nhân thân,nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi rothông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác Nguồntrả nợ chủ yếu của khách hàng hộ kinh doanh là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiệntại Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cốbất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho NHTM
Thứ năm, lợi nhuận từ cho vay khách hàng hộ kinh doanh lớn.
Lãi suất của các khoản cho vay khách hàng hộ kinh doanh phần lớn đều caohơn các khoản tín dụng khác của NHTM Điều này xuất phát từ các khoản cho vaykhách hàng hộ kinh doanh có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong số các khoản chovay của NHTM Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản cho vay khách hàng hộ kinhdoanh cao, số lượng lớn, vì vậy toàn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng
kể trong tổng thu nhập của NHTM [3][27]
Trang 23+ Cho vay theo hạn mức thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó NHTM cho phép khách hàng hộ kinhdoanh được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhấtđịnh và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu
chi Để được thấu chi khách hàng hộ kinh doanh phải làm đơn xin Ngân hàng hạn
mức thấu chi và thời gian thấu chi Trong quá trình hoạt động, khách hàng hộ kinhdoanh có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ séc …vượt quá số dư tiền gửi để trả.Khi khách hàng hộ kinh doanh có tiền nhập về trong tài khoản tiền gửi Ngân hàngsẽ thu nợ gốc và lãi Số lãi mà khách hàng phải trả:
Lãi suất thấu chi * Thời gian thấu chi * số tiền thấu chi
Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thờigian và quy mô Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán song không chính xác
Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện cho khách hàng hộ kinh doanh trongquá trình thanh toán Đây cũng là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tụcđơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả cá nhân và doanh nghiệptrong vài ngày, vài tháng trong năm để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng.Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với Khách hàng cá nhân có độ tin cậycao, thu nhập đều đặn và có kỳ thu nhập ngắn
+ Cho vay từng lần
Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của NHTM đối với khách hàng hộkinh doanh không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp
hạn mức thấu chi Mỗi lần vay khách hàng hộ kinh doanh phải cung cấp cho Ngân
hàng về phương án sử dụng vốn vay NHTM sẽ phân tích khách hàng và ký hợpđồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất
và yêu cầu bảo đảm nếu cần Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ khácnhau
+ Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng
hộ kinh doanh HMTD trong một thời gian nhất định HMTD tính cho cả kỳ hoặc
Trang 24cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính HMTD được cấp trên cơ sở kế hoạch
kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng hộ kinh doanh Trong
kỳ khách hàng hộ kinh doanh có thể vay, trả nhiều lần, song dư nợ không vượt quáHMTD Mỗi lần vay Khách hàng cá nhân chỉ cần trình bày phương án sử dụng vốnvay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay.Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ Ngân hàng sẽ cấp tiền cho
khách hàng hộ kinh doanh Khi khách hàng hộ kinh doanh có thu nhập, NHTM sẽ
thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên, do các lầnvay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên NHTM khó kiểm soát hiệu quả
sử dụng từng lần vay
+ Cho vay luân chuyển
Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá Doanh nghiệp khi muahàng có thể thiếu vốn NHTM có thể cho vay để mua hàng và thu nợ khi doanhnghiệp bán hàng Đầu năm hoặc đầu quý khách hàng hộ kinh doanh phải làm đơnxin vay luân chuyển NHTM và khách hàng hộ kinh doanh sẽ thoả thuận về phương
thức vay, HMTD, các nguồn cung cấp hàng hoá và tiêu thụ Việc cho vay dựa trên
luân chuyển của hàng hoá nên cả Ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu
kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới Ngườivay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàngđều dùng trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả vào tài khoản tiền gửithanh toán của khách hàng hộ kinh doanh
+ Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó NHTM cho phép khách hàngtrả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả góp thườngđược áp dụng đối với các khoản cho vay trung, dài hạn, tài trợ cho TSCĐ hoặc hànglâu bền Số tiền trả mỗi lần sẽ được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ.Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng hộ kinh doanh thường thế chấp bằng tàisản mua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay.Nếu người vay mất việc hoặc ốm đau thu nhập giảm sút thì thu nhập của NHTM
Trang 25cũng bị ảnh hưởng Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là caonhất trong khung lãi suất cho vay của NHTM.
+ Cho vay gián tiếp
Đây là hình thức cho vay thông qua tổ chức trung gian NHTM cho vay quacác tổ, đội, nhóm như nhóm sản xuất, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội Phụ nữ,
… NHTM có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chứctrung gian như thu nợ, phát nợ tiền vay Tổ chức trung gian có thể đứng ra tín chấpcho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành
viên vay Điều này rất thuận tiện khi người vay không có đủ tài sản thế chấp Cho
vay gián tiếp thường được áp dụng với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vayphân tán, xa cách Ngân hàng Trong trường hợp như vậy cho vay qua các tổ chứctrung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay, giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng
b Bảo lãnh
Bảo lãnh của NHTM là cam kết của NHTM dưới hình thức thư bảo lãnh vềviệc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng hộ kinh doanh của NHTM khikhách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ như cam kết vớibên nhận bảo lãnh Khách hàng hộ kinh doanh phải nhận nợ và trả cho NHTM sốtiền đã được trả thay
Bảo lãnh thường có 3 bên: bên bảo lãnh (NHTM), bên được bảo lãnh (Khách
hàng hộ kinh doanh của NHTM), bên hưởng bảo lãnh (bên thứ ba) Bảo lãnh là hình
thức tài trợ thông qua uy tín NHTM không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh, do vậybảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng Tuy nhiên, khi khách hàng hộ kinh doanhkhông thực hiện được cam kết, NHTM phải thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên thứ
ba Khoản chi trả này được xếp vào tài sản xấu trong nội bảng và cấu thành nợ quáhạn Chính vì vậy bảo lãnh cũng chứa đựng các rủi ro như một khoản cho vay vàcần phải phân tích khách hàng như khi cho vay
c Cho thuê
Đây là hình thức mà NHTM mua tài sản cho khách hàng hộ kinh doanh thuêvới thời hạn sao cho NHTM thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê
Trang 26cộng lãi Hết hạn thuê khách hàng hộ kinh doanh có thể mua lại tài sản đó Cho thuê
giống một khoản cho vay thông thường ở chỗ NHTM phải xuất tiền với kỳ vọng thu
về cả gốc lẫn lãi sau một thời hạn nhất định; Khách hàng hộ kinh doanh phải trả gốc
và lãi dưới dạng tiền thuê hàng kỳ NHTM cũng phải đối đầu với rủi ro khi Kháchhàng kinh doanh không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Tuy nhiên có nhiềuđiểm khác với cho vay như tài sản cho thuê vẫn thuộc sở hữu của Ngân hàng,NHTM có quyền thu hồi nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng, đồngthời NHTM cũng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho kháchhàng và phải bảo đảm về chất lượng của sản phẩm đó
d Chiết khấu
Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng hộ kinhdoanh chuyển nhượng thương phiếu chưa đáo hạn cho NHTM để nhận một số tiềnbằng mệnh giá trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí NHTM sẽ tiến hành thu nợ
ở người thu lệnh phiếu nếu là hối phiếu, hoặc ở người phát hành nếu là lệnh phiếu,
khi đến hạn thanh toán Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng tương đối an toàn tuy
nhiên vẫn có những rủi ro xảy ra Vì vậy, trước khi chiết khấu cũng phải nghiên cứumục đích vay vốn, khả năng hoàn trả và tính chất đạo đức của người vay Ngoài ra,
NHTM còn phải nghiên cứu một số khía cạnh của nghiệp vụ chiết khấu [3][27]
1.1.3 Phát triển tín dụng hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Khái niệm
Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 củaThống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy định về hoạt động cho vay của TCTD,chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, trong đó: quy định đối tượngkhách hàng cá nhân là hộ kinh doanh tại điểm 3b Điều 2 của Thông tư này Và, chothấy:
Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Phát triển không chỉ đơnthuần tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sựvật, hiện tượng Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu
Trang 27thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủđịnh Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng
và chất lượng Như vậy trong lĩnh vực ngân hàng:
Trong phạm vi này, phát triển tín dụng hộ kinh doanh là sự gia tăng tỷ trọng
dư nợ tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng (tăng về lượng), thì chưa đủ mà còn có
ý nghĩa hơn nữa, đó là: Phát triển tín dụng hộ kinh doanh là sự gia tăng dư nợ tín
dụng hộ kinh doanh trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với
sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng hộ kinh doanh, đồng thời tăng chất lượng tíndụng hộ kinh doanh (tăng về lượng và chất)
Vì vậy, phát triển tín dụng hộ kinh doanh của một NHTM được phản ánh ởyếu tố như thu hút nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ antoàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ, các sản phẩm dịch
vụ tín dụng ngân hàng điện tử… [7][27]
1.1.3.2 Vai trò của phát triển tín dụng hộ kinh doanh trong nền kinh tế
a Đối với nền kinh tế - xã hội
Thứ nhất, góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế
Phát triển tín dụng hộ kinh doanh là kênh hỗ trợ vốn để dân chúng trang trảicác chi phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu
xa xỉ với chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Để có thể đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnhsản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúptăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hộinhập
Thứ hai, góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội
Là một phần của tín dụng nói chung, phát triển tín dụng hộ kinh doanh nóiriêng cũng có vai trò tích cực đối với xã hội Phát triển tín dụng hộ kinh doanh gópphần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồnvốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơihiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao
Trang 28Phát triển tín dụng hộ kinh doanh giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng caohiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lực lượnglao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu
xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn địnhtrật tự xã hội
b Đối với Ngân hàng
Thứ nhất, góp phần nâng cao thương hiệu cho Ngân hàng
Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển tín dụng hộ kinhdoanh sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng được phổ biến rộng khắp.Thông qua tín dụng hộ kinh doanh, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còngiúp Ngân hàng thuận lợi trong bán chéo SPDV tín dụng hộ kinh doanh như: tiềngửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanhtoán Thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử,… Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụtài chính bán lẻ đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệtcho Ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệucho Ngân hàng
Thứ hai, góp phần phân tán rủi ro cho Ngân hàng
Nếu một Ngân hàng chỉ tập trung cho vay các khách hàng doanh nghiệp cónhu cầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng nàygặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào
một rổ”, các Ngân hàng phát triển tín dụng hộ kinh doanh như một sự phân tán rủi
ro vì với số lượng hộ kinh doanh đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hànghoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gâyảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
c Đối với hộ kinh doanh
Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần,những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hoá thiếtyếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế Nhưng
Trang 29việc thỏa mãn những nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại Ởmột chừng mực nào đó, phát triển tín dụng hộ kinh doanh giúp cho các khách hànglinh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân Thay vìphải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùngsẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ởhiện tại và tương lai Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương ánvay vốn Ngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho Ngân hàng [7][27]
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Các chỉ tiêu định lượng phát triển tín dụng hộ kinh doanh
1.2.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động
+ Doanh số tín dụng hộ kinh doanh: Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải
ngân cho khách hàng là HKD trong một giai đoạn hoặc thời gian nhất định Trong
đó, tỷ trọng tín dụng HKD là chỉ tiêu tương đối thể hiện quy mô hoạt động tín dụngđối với HKD trong một NHTM
Tỷ trọng tín dụng HKD = Doanh số tín dụng HKD / Tổng doanh số cho vay+ Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ từ kháchhàng trong một thời gian nhất định
+ Dư nợ tín dụng HKD: Là số tiền HKD đang nợ ngân hàng tại một thời
điểm nhất định
Dư nợ tín dụng HKD càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng HKD của ngânhàng càng phát triển về lượng Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng HKDthông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng HKD
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng HKD
= [Dư nợ tín dụng HKD năm (t+1)] / Dư nợ tín dụng HKD năm t
+ Sự phát triển thị phần:
Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạtđộng kinh doanh nào Khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanhnghiệp, chính khách hàng trả lương cho người lao động Số lượng khách hàng đến với
Trang 30một ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sảnphẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Thị phần tín dụng HKD = Dư nợ tín dụng HKD của một ngân hàng / Tổng dư
nợ tín dụng HKD của các ngân hàng trên địa bàn đó
Thị phần tín dụng HKD của một ngân hàng được xác định như sau:
+ Hệ thống kênh phân phối:
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạtđộng ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng HKD nói riêng
Kênh phân phối truyền thống: thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giaodịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý Kênh phânphối hiện đại: kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết
bị hỗ trợ hiện đại như máy vi tính, điện thoại
Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao khi muốnđược đáp ứng nhu cầu ngay tại nhà, văn phòng… bằng những thiết bị hiện đại nhưmáy vi tính, điện thoại với các chương trình cho vay trực tuyến Vì vậy việc triểnkhai công nghệ ngân hàng hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiếtkiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộngkhắp [3][27]
1.2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng an toàn vốn
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn phát sinh khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàntrả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay Nợ quá hạn thường là biểu hiệnyếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ
lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngânhàng
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) x 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồiđược Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiều đồng đã
Trang 31quá hạn Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng củangân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, tỷ
lệ nợ quá hạn thấp phản ánh chất lượng tín dụng tốt Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn chỉphản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô
dư nợ có nguy cơ quá hạn
- Tỷ lệ nợ xấu
Theo quy định của NHNN, nợ của NHTM được phân chia thành 5 nhóm:
* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Trang 32+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
Nợ xấu (Non-performance loan NPL): là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợxấu Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc nàykhông còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn Với cáckhoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòngrủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ cụ thể do vậy làm tăng chi phí và làm giảm lợinhuận của ngân hàng [3][27]
1.2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chất lượng tín dụng
x 100%
Doanh số thu nợ Doanh số cho vay
=
Trang 33Vòng quay vốn tín dụng lớn với số dư nợ tăng chứng tỏ ngân hàng đã sửdụng vốn thông qua việc tín dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận,công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả Đồng thời, tiêu chí này lớn và tăngnhanh còn cho thấy tốc độ luân chuyển vốn nhanh, ngân hàng tham gia vào nhiềuchu kỳ sản xuất lưu thông hàng hóa.
1.2.1.4 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng hộ kinh doanh
+ Tỷ trọng thu lãi từ tín dụng HKD so với tín dụng
Tỷ trọng thu lãi từ tín dụng HKD = (Lãi từ tín dụng HKD / Tổng lãi từ tín
dụng) x 100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng thu lãi từ tín dụng thì có bao nhiêuđồng do tín dụng HKD mang lại Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng HKDđóng góp bao nhiêu vào tổng lãi từ hoạt động tín dụng Tỷ trọng này còn giúp ngânhàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động tín dụng HKD
+ Tỷ lệ sinh lời của tín dụng HKD
Tỷ lệ sinh lời của tín dụng HKD = (Lãi từ tín dụng HKD / Tổng dư nợ cánhân) x 100%
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng HKD, nócho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu Chỉ tiêu này caochứng tỏ chất lượng tín dụng tốt [3][27]
1.2.2 Các chỉ tiêu định tính
1.2.2.1 Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng
Trang 34Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụthể mà phải đánh giá nó thông qua so sánh với chính sách tín dụng của các NHTMkhác Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng thể hiện ở lãi suất cho vay,cam kết giải ngân và các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng.
- Chính sách lãi suất cho vay: thể hiện ở phương thức tính lãi vay (tính trên
dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu hoặc theo niên kim), biên độ và kỳ hạn thay đổilãi suất Lãi suất huy động và cho vay quyết định chi phí và thu nhập của NHTM
- Cam kết giải ngân: thể hiện NHTM có sẵn lòng giải ngân sau khi hợp đồngtín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hay không
- Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như: phí thẩm định tài sản đảmbảo, hạn mức tín dụng dự phòng, phí cam kết rút vốn, phí phạt trả nợ trước hạn, phíphạt chậm trả nợ, phí quản lý tài sản
Khi các NHTM đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với nền tảngsản phẩm cho vay tương tự nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tíndụng ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng trong việc ra quyết định lựa chọn NHTM đểvay vốn
1.2.2.2 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng hộ kinh doanh
Mức độ đa dạng hoá sản phẩm tín dụng hộ kinh doanh phù hợp với nhu cầuthị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng hộ kinh doanh,qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực này Sự đa dạnghoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện
có của Ngân hàng
Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho Ngân hàngkinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức Cơ cấu sản phẩm tíndụng hộ kinh doanh không đồng đều phản ánh Ngân hàng tập trung phát triểnnhững sản phẩm có dư nợ cao Cơ cấu sản phẩm cho vay đồng đều thể hiện sự đadạng về sản phẩm Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà Ngân hàng
có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp Nhu cầu của khách hàngngày càng đa dạng, nên NHTM không ngừng phát triển những sản phẩm cho vay tốt
Trang 35nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọinhu cầu vốn miễn là “không trái pháp luật”.
Sản phẩm càng đa đạng, Ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềmnăng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần Ngoài ra các Ngân hàng đa năng cònchủ động cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng nhưbảo hiểm tín dụng, dịch vụ nhà đất (thủ tục pháp lý sang tên đăng bộ, bảo lãnh thựchiện hợp đồng,…) giúp Ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớtrủi ro trong kinh doanh [3][27]
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Đối với yếu tố chủ quan
Tại các NHTM, sự phát triển tín dụng hộ kinh doanh chủ yếu do chính nộilực của các NHTM quyết định Trong đó phải kể đến một số nhân tố chính như:
a Các chính sách, quy định của Ngân hàng
Đó là các chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay; các quyđịnh về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhậphiện có của người dân hay không; các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ,tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phứctạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, được căn cứvào các qui định của pháp luật, của NHNN Việt Nam
b Chiến lược kinh doanh
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng Chiến lược kinhdoanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường Nó liên quanđến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu Khách hàng,giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới Dựatrên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, NHTM sẽ chuyển nó thànhchương trình hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảođạt được những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến
Trang 36hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chínhsách nhân sự
c Công tác thông tin
Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, NHTM thực hiện phân tích tín dụng
để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của Khách hàng cá nhân về sử dụng vốn,cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng NHTM sẽ tìm kiếm nhữngtình huống có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soátcủa NHTM về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại
có thể xảy ra Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay khôngchấp thuận cho vay
d Công nghệ
Công nghệ hiện đại giúp cho NHTM cung cấp dịch vụ mới, phong phú phục
vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng Trong khi đó, đặc thù củahoạt động tín dụng hộ kinh doanh là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đadạng, Ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay Do đó,một hệ thống thông tin hiện đại của Ngân hàng sẽ vừa tiết kiệm được thời gian côngsức của CBTD, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giaodịch với khách hàng Hơn nữa, áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến sẽ giúp choNHTM có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin kháchhàng được cập nhật trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng tíndụng hộ kinh doanh giúp NHTM có thể tiết kiệm được nhân lực cũng như chi phíquản lý và dễ dàng trong việc ra quyết định cho vay Đó là nền tảng quan trọng giúpNHTM đẩy mạnh phát triển tín dụng hộ kinh doanh
đ Năng lực tài chính của NHTM
Đây là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo NHTM xem xét khiđưa ra quyết định đường lối phát triển của NHTM mình Năng lực tài chính củaNHTM được xác định dựa trên một số các yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ
lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ,
số lượng tài sản thanh khoản Khi NHTM có sức mạnh tài chính thì có thể đầu tư
Trang 37vào các danh mục mà mình quan tâm, vì vậy tín dụng hộ kinh doanh cũng có cơ hộiđược chú trọng phát triển.
e Chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, kể cả hộ kinhdoanh như: tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiệnthu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay khôngcho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ Do đó,mỗi CBTD phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích,đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những kháchhàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt Nhờ
có những CBTD như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạtđộng cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn
g Marketing Ngân hàng
Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng nhưcác dịch vụ mà NHTM cung cấp Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phầnphát triển tín dụng hộ kinh doanh Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu vềNHTM cũng như các dịch vụ mà NHTM cung cấp nhiều hơn Từ đó, hộ kinh doanhsẽ tìm đến NHTM vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM mở rộngtín dụng hộ kinh doanh Thị trường tín dụng hộ kinh doanh còn rất tiềm năng ở ViệtNam Vì vậy, công tác marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc NHTM đó
có một miếng bánh thị phần lớn ở thị trường màu mỡ này Hoạt động marketing mộtmặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi trường nhưngđảm bảo có lợi cho hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm mục tiêu cuối cùng là
an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh
Trang 38trở nên thuận lợi NHTM dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng,đồng thời Ngân hàng nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiếnhành thẩm định, giải ngân và thu hồi nợ Do đó, việc mở rộng mạng lưới các Chinhánh, Phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng hộ kinhdoanh của NHTM [3][27]
1.3.2 Đối với yếu tố khách quan
1.3.2.1 Yếu tố thuộc khách hàng
Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ Ngân hàngnên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng pháttriển tín dụng hộ kinh doanh của Ngân hàng
Nhu cầu vốn của khách hàng: là yếu tố quyết định các hình thức tín dụng hộ
kinh doanh, là căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩm tín dụng hộ kinh doanh củaNgân hàng Tuỳ từng giai đoạn, thời điểm mà xuất hiện các nhu cầu cần tài trợ, Ngânhàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời Những kháchhàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ
có những nhu cầu được tài trợ khác nhau Ví dụ, những khách hàng trẻ tuổi (20 ->30tuổi) năng động, trẻ trung ưa thích các sản phẩm thẻ tín dụng nhằm phục vụ nhu cầumua sắm, đi chơi,… Như vậy, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc phát triển tín dụng hộ kinh doanh
Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: Đó là các yếu tố về
tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh của khách hàng
để thoả mãn các điều kiện vay vốn của NHTM đảm bảo an toàn cho khoản cho vay,đem lại lợi nhuận cho NHTM Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về chovay thì họ sẽ có trách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với NHTM.Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với NHTM, trả
nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềmtin với NHTM, do vậy NHTM sẽ có điều kiện để phát triển tín dụng hộ kinh doanh
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cáchcủa khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản
Trang 39bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn củakhách hàng [3][27]
1.3.2.2 Yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của Ngân hàng
a Môi trường kinh tế - xã hội
Thứ nhất, Môi trường kinh tế
Bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trongtất cả các lĩnh vực khác, trong đó có hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nóichung và hoạt động tín dụng hộ kinh doanh nói riêng Khi nền kinh tế ở thời kỳhưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm về mức thu nhậpcủa họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên do đó NHTM có cơ hội pháttriển tín dụng hộ kinh doanh Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái,mất ổn định thì phần lớn người dân chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống ở mứcbình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn hoặc engại việc không đủ khả năng chi trả nợ vay
Thứ hai, Môi trường xã hội
Các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn,bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềmtin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa thưởng thụ…) hoặccác yếu tố về nơi ở, nơi làm việc cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng củangười dân Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội,trình độ, thu nhập cao thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vayvốn cao hơn nơi khác, do đó có khả năng mở rộng tín dụng hộ kinh doanh Cònphần lớn những người lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ởmức bình thường, họ chưa nghĩ tới chuyện đi vay để mua sắm hàng hóa và nâng caomức sống
b Môi trường pháp luật
Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ sẽ tạo những khe
hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tíndụng Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường
Trang 40cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động tíndụng hộ kinh doanh nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung đượcdiễn ra thông suốt và hiệu quả Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất tạo điềukiện thuận lợi cho NHTM xây dựng đường lối phát triển đi vào quỹ đạo ổn định,ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao đượchiệu quả cho vay đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia.
c Môi trường công nghệ
Công nghệ hiện đại giúp cho NHTM cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phúphục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng Trong khi đó, đặc thùcủa hoạt động tín dụng hộ kinh doanh là giao dịch với số lượng khách hàng đông và
đa dạng, NHTM phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay Do đó, hệthống công nghệ của Ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức củaCBTD, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch vớikhách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng
d Môi trường dân số
Môi trường dân số có ảnh hưởng hết sức to lớn đến sự phát triển tín dụng hộkinh doanh tại các NHTM Môi trường dân số gồm: Đời sống, nhận thức, thu nhập,thói quen, Với số lượng hơn 90 triệu dân, trong đó tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụNgân hàng chưa cao thì đây là một thị trường lớn đang bỏ ngỏ Dân số Việt Nam đa
số là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động, đây là độ tuổi đang làm việc và có nhu cầuđầu tư tích lũy hoặc mua sắm [3][27]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tác giả luận văn đề cập ở chương 1 có tính khái quát tín dụng hộ kinh doanhcủa NHTM từ khái niệm, phân loại tín dụng Ngân hàng đến đặc điểm, hình thức tíndụng hộ kinh doanh Đặc biệt, nội dung phát triển tín dụng hộ kinh doanh từ kháiniệm đến các chỉ tiêu đánh giá (đánh giá theo định lượng, đánh giá theo định tính).Cuối cùng, nêu bật các nhân tố ảnh hưởng từ nhân tố khách quan cũng như nhân tốchủ quan Đây là lý luận cơ bản về phát triển tín dụng hộ kinh doanh của NHTM, làcăn cứ để tác giả luận văn đánh giá thực trạng ở chương tiếp theo