Nhận thức rõ tầm quan trọng củathương hiệu thấy được sự vận động của nó trong thế giới đầy rẫy sự biến đổi, đểứng xử linh hoạt phát triển thương hiệu nhưng đa số các doanh nghiệp của Việ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU .1 1.THƯƠNG HIỆU
1.1.1.1 Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu là khái niệm của người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ của sản phẩm Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Từ thương hiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr nghĩa là đóng dấu (theo tiếng Aixơlen cổ), xuất phát từ thời xa xưa, khi những chủ trang trại chăn nuôi muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con cừu một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của mình Như vậy, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã định nghĩa: “Nhãn hiệu/thương hiệu (brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác”.
Còn theo Phillip Kotler, một chuyên gia marketing nổi tiếng thế giới thì :
“Thương hiệu (brand) có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”
Quan điểm tổng hợp về thương hiệu, Ambler & Styles định nghĩa: “Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ tìm kiếm” Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng, sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng và nó chỉ là một thành phần của sản phẩm Như vậy các thành phần marketing hổn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu.
Tóm lại, ta có thể hiểu: thương hiệu là tập hợp các thuộc tính như tên gọi,biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này, nhằm cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họ mong đợi.
Đặc điểm của thương hiệu
- Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không Giá trị của nó được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo
- Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng
- Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu thích, tiếp xúc với hệ thống của các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận những thông tin về sản phẩm
- Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự thua lỗ của các công ty
Thành phần của thương hiệu
Thương hiệu ngày nay không chỉ là cái tên hay biểu tượng…để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mà nó là một tập hợp các thành phần có mục đích cung cấp lợi ích chức năng và tâm lý cho khách hàng mục tiêu Thương hiệu có thể bao gồm các thành phần: thành phần chức năng và thành phần cảm xúc (xem hình 1).
Hình 1: Thương hiệu và khách hàng
- Thành phần chức năng: thành phần này có mục đích cung cấp lợi ích chức năng của thương hiệu cho khách hàng mục tiêu và nó chính là sản phẩm.
Nó bao gồm các thuộc tính mang tính chức năng (thuộc tính hữu hình) như công dụng sản phẩm, các đặc trưng bổ xung, chất lượng…
- Thành phần cảm xúc: bao gồm các yếu tố mang tính biểu tượng (symbolic values) nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý Các
Nhu cầu chức năng Nhu cầu tâm lý
Thuộc tính hữu hình Thuộc tính vô hình
Ngân sách yếu tố này có thể là thương hiệu, biểu tượng, vị trí thương hiệu…những thuộc tính vô hình của sản phẩm
Ví dụ: thương hiệu Agifish, với rất nhiều sản phẩm chế biến từ cá tra, cá ba sa và nhiều loại thủy hải sản khác… Thương hiệu Agifish được người tiêu dùng biết đến không chỉ qua sử dụng sản phẩm, bao bì sản phẩm hay logo của công ty hay câu khẩu hiệu: Agifish - cầu nối văn hóa ẩm thực Đông Tây (các thành phần chức năng của thương hiệu) Nói đến Agifish người ta còn nghĩ đến những bữa cơm ngon, thân thiện xung quanh bàn ăn chứa đầy sản phẩm của Agifish, tạo cảm giác ấm áp, vui vẻ hơn cho tất cả mọi người (thành phần cảm xúc)
1.1.1.2 Vai trò của thương hiệu
- Thương hiệu là một tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là tài sản vô hình mà doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm bằng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng Tài sản đó có thể đưa lại nguồn lợi nhuận rất lớn nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó.
- Thương hiệu cũng là một sự khẳng định cấp sản phẩm của doanh nghiệp Hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép các doanh nghiệp tấn công vào từng phân khúc khách hàng khác nhau.
- Thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn làm khách hàng tự hào hơn (khi sử dụng hàng có thương hiệu nổi tiếng tức hàng hiệu).
- Thương hiệu là chiến lược quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược thương hiệu có thể chống lại các đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng.
Các yếu tố phát triển thương hiệu
1.2.1 Các yếu tố chủ quan
1.2.1.1 Nhận thức của Doanh nghiệp về sự phát triển của thương hiệu
Nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu Hoạt động phát triển thương hiệu được quyết định triển khai khi nào, ở đâu, như thế nào phụ thuộc vào bản thân các nhà lãnh đạo Sự hiểu biết sâu sắc của ban giám đốc về thương hiệu và vai trò của thương hiệu, về việc doanh nghiệp có cần thiết xây dựng thương hiệu hay không sẽ tạo ra một quyết tâm thực hiện cũng như hướng tới việc đạt được mục tiêu.Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu Đội ngũ này phải bao gồm những con người có tinh thần trách nhiệm, có trình độ kiến thức, hiểu biết sâu sắc về thương hiệu, nhiệt tình với công việc đồng thời nắm vững mọi hoạt động của doanh nghiệp Mục tiêu hàng đầu của họ phải là xây dựng được một chiến lược sâu sát phù hợp, đạt hiệu quả và mang tính thực tế cao Ngược lại, sự yếu kém, thái độ quan liêu, chủ quan duy ý chí của đội ngũ cán bộ sẽ dẫn đến việc xây dựng chiến lược xa vời mang tính lý thuyết Nhận thức đúng vấn đề, sử dụng đúng công cụ với phương pháp phù hợp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ phát triển thương hiệu.
1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Doanh nghiệp Đặc điểm kinh tế kỹ thuật là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới thương hiệu.
Nó góp phần quyết định trong việc thương hiệu của doanh nghiệp có thật sự trở thành thương hiệu mạnh hay không Một doanh nghiệp với sự phát triển mạnh về kinh tế -kỹ thuật, các hoạt động nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp những chức năng mà sản phẩm của doanh nghiệp khác không có được
Ngày nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không những về giá trị mà còn cạnh tranh về những chức năng khác biệt của sản phẩm so với các doanh nghiệp khác Sư ̣tiên phong về kỹ thuật trên thi ̣trường luôn làm cho ấn tượng về sản phẩm của doanh nghiệp đi vào tâm trí người tiêu dùng, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được phát triển mạnh
1.2.1.3 Tình hình tài chính của Doanh nghiệp
Nguồn lực về tài chính là một yếu tố quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện thành công một chiến lược phát triển thương hiệu Nguồn lực tài chính luôn có hạn sẽ là điều kiện ràng buộc khiến các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cẩn thận sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu so với chi phí bỏ ra Việc hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu phải được cân nhắc và tính toán chi tiết Doanh nghiệp cần ý thức được sư ̣cần thiết và quan trọng của hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đồng thời có quyết tâm thực hiện; nhưng không thể thực hiện bằng mọi giá, vượt quá các điều kiện thực tế
Tóm lại, tình hình tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với: quy mô về mặt thời gian và không gian, phương thức triển khai, hiệu quả và mức độ rủi ro của toàn bộ chiến lược phát triển thương hiệu
1.2.1.4 Văn hóa của Doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung Marvin Bower -Tổng giám đốc công ty McKinsey đã nói: “Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp”.
Thương hiệu chỉ thể hiện được một phần của khái niệm "văn hóa doanh nghiệp", còn văn hóa doanh nghiệp có vai trò định hình tư tưởng kinh doanh, phong cách kinh doanh của công ty; như vậy nó đồng nghĩa với việc định hướng cho quá trình phát triển thương hiệu Văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
- Định hướng lâu dài: ví dụ như mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp là phục vụ sự tiện nghi cho con người chứ không đơn thuần là lợi nhuận, mục tiêu này là sức hút rất lớn đối với khách hàng.
- Định hướng phong cách sản phẩm và dịch vụ với khách hàng: ví dụ tính
"trẻ" là nền tảng văn hóa của công ty Pepsi Mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm, quảng bá thương hiệu… của công ty này đều hướng tới phong cách trẻ trung, năng động.
- Văn hóa tổ chức: Tạo ra môi trường thuận lợi cho nhân viên và kích thích tính sáng tạo, thu hút người tài về với công ty Microsoft là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu cho văn hóa tổ chức của công ty, bất cứ một thanh niên trẻ nào cũng thích làm cho công ty của Bill Gate.
- Văn hóa của người lãnh đạo: Từ khi thành lập đến khi hoạt động vững mạnh, phong cách và văn hóa kinh doanh của người lãnh đạo có tác dụng định hướng rất lớn đối với văn hóa công ty và thương hiệu mà công ty đó, đang và sẽ tạo ra trong tương lai.
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn là một trong những nhân tố góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng.
1.2.2 Các yếu tố khách quan
1.2.2.1 Quan niệm tiêu dùng của thị trường mục tiêu
Quan niệm về tiêu dùng hay xu hướng về tiêu dùng sẽ có ảnh hưởng lớn đến thương hiệu của một doanh nghiệp Xu hướng tiêu dùng thường được phát triển qua hai hướng sau:
(1) Từ người tiêu dùng đến người bình thường (Consumer People): Khi người tiêu dùng đã hài lòng sử dụng sản phẩm thì sẽ giới thiệu sản phẩm đó cho những người khác Xu hướng này mở rộng tập trung khách hàng của doanh nghiệp một cách tự nhiên và ít tốn kém nhất Chỉ một số ít sản phẩm có thể tạo ra xu hướng này bởi nó đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố khách quan khác
(2) Từ sản phẩm đến trải nghiệm toàn diện (Products Total experience): Một sản phẩm chỉ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu, còn một trải nghiệm toàn diện đáp ứng ước vọng và khát khao sâu xa của mỗi con người Như vậy, muốn phát triển được thương hiệu của một sản phẩm thì sản phẩm đó không những phải thoả mãn những yêu cầu thiết yếu của người tiêu dùng mà còn phải đáp ứng được những mong muốn và khát khao của khách hàng Ứng dụng quan điểm này, các trung tâm thương mại được tổ chức để trở thành nơi mua sắm kết hợp giải trí Các cửa hàng, nhà hàng đầu tư nhiều hơn vào việc trang trí không gian, từ ánh sáng, màu sắc cho đến nơi trưng bày, tiếp đón Các siêu thị xây dựng những nơi vui chơi Tất cả nhằm tạo cho khách hàng cảm giác trọn vẹn, hoàn hảo, thoải mái, tự tin
1.2.2.2 Thị trường ngành hàng và các đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp đánh giá sự phát triển của thương hiệu
1.3.1 Phương pháp định giá thương hiệu
Interbrand là một tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới về định giá các thương hiệu Kết quả định giá các thương hiệu hàng đầu thế giới của Interbrand được Tạp chí BusinessWeek công nhận, phát hành chính thức và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Interbrand định giá thương hiệu dựa vào mô hình Giá Trị Sử Dụng Kinh Tế, kết hợp cả các yếu tố marketing và tài chính trong việc định giá thương hiệu. Interbrand định giá thương hiệu theo 5 bước chính sau:
Bước 1: Phân khúc thị trường (Market Segmentation)
Vì thương hiệu có ảnh hưởng khác nhau ở các phân khúc thị trường khác nhau, nên việc xác định tất cả các phân khúc thị trường mà thương hiệu có mặt là hết sức quan trọng Việc phân tích, tính toán các dòng tiền sẽ được thực hiện theo từng phân khúc và sau đó mới tổng hợp lại.
Bước 2: Phân tích tài chính (Financial Analysis)
Dự báo doanh số và thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp, từ đó xác định dòng tiền thu nhập do tài sản hữu hình và tài sản vô hình cũng tạo ra.
Dòng tiền thu nhập của tài sản vô hình = dòng tiền thu nhập của toàn doanh nghiệp – dòng tiền thu nhập do tài sản hữu hình đóng góp.
Theo Interbrand, thu nhập do tài sản hữu hình đóng góp có thể xác định tương đương với chi phí thuê tài sản hữu hình, gồm có tài sản ròng và vốn lưu động sử dụng trong năm Tính ra giá trị bằng tiền mặt của hai khoản giá trị tài sản ròng và vốn lưu động trong năm và xác định một tỉ suất cho vay hợp lý, chúng ta sẽ xác định được chi phí thuê của tài sản hữu hình.
Dòng tiền thu nhập của tài sản vô hình = thu nhập chung của doanh nghiệp – chi phí thuê của tài sản hữu hình.
Bước 3: Phân tích nhu cầu (Demand Analysis)
Trên cơ sở dòng tiền do các tài sản vô hình tạo ra, chúng ta phải làm tiếp một bước nữa là tách dòng tiền thu nhập do thương hiệu tạo ra từ dòng tiền thu nhập của toàn bộ các tài sản vô hình.
Chúng ta thực hiện bước này bằng cách phải định lượng sự ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu cầu của khách hàng ngay tại thời điểm mua hàng Nói cách khác, chúng ta xác định vai trò của chỉ số thương hiệu (role of brand index) trong quyết định mua của khách hàng, từ đó, xác định tỉ lệ đóng góp của thương hiệu và xác định được dòng tiền thu nhập do thương hiệu tạo ra.
Thương hiệu của doanh nghiệp càng mạnh, thì khả năng duy trì nhu cầu của khách hàng trong tương lai càng lớn và tỉ lệ chiết khấu càng nhỏ.
Bước 4: Đo lường sức mạnh cạnh tranh (Competitive Benchmarketing)
Một việc quan trọng kế tiếp là phải xác định tỉ số chiết khấu dùng cho các dòng tiền do thương hiệu tạo ra Tỉ số chiết khấu này được đo lường dựa vào việc định lượng khả năng của thương hiệu trong việc “duy trì” nhu cầu của khách hàng trong tương lai (sự chung thủy, khả năng mua tiếp của khách hàng).
Tổ chức Interbrand gọi đó là chỉ số sức mạnh của thương hiệu (brand strength score) Chỉ số này càng lớn, thì rủi ro của dòng tiền thu nhập của thương hiệu trong tương lai càng thấp Do đó, tỉ lệ chiết khấu áp dụng cho dòng tiền thu nhập của thương hiệu sẽ càng thấp.
Bước 5: Xác định giá trị thương hiệu (Brand Value Calculation)
Giá trị thương hiệu chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền thu nhập do thương hiệu tạo ra Trong đó, tỉ suất chiết khấu được xác định bởi chỉ số sức mạnh của thương hiệu, như đã nói ở bước 4.
Giá trị tạo ra bởi sản phẩm có thương hiệu luôn cao hơn giá trị của sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu.
Phương pháp của Young & Rubicam là một phương pháp đánh giá thương hiệu dựa trên sự nhìn nhận về phía khách hàng Về cơ bản, phương pháp Young
& Rubicam đánh giá thương hiệu dựa trên hai phương diện là sức mạnh của thương hiệu và tầm cỡ của thương hiệu Sức mạnh của thương hiệu được xác định dựa trên tính phân biệt và tính cách thương thích của thương hiệu Tầm cỡ của thương hiệu được xác định dựa trên sự yêu thích (danh tiếng, chất lượng được công nhận) và sự hiểu biết của khách hàng về hình ảnh thương hiệu Nếu như Interbrand là phương pháp định giá dựa vào sự tính toán chuẩn xác thì Young & Rubicam là phương pháp định giá mang tính ước lượng Sở dĩ nói vậy bởi vì phương pháp này dựa trên cảm nhận chủ quan của con người kết hợp khảo sát định tính và điều tra xác suất Một thương hiệu thường được mô tả bởi một điểm trên mặt phẳng tọa độ không phải với hai trục X-Y mà với hai trục
“sức mạnh” và “tầm cỡ” của thương hiệu Sự thay đổi vị trí của một thương hiệu trên mặt phẳng tọa độ của Young & Rubicam thể hiện mức độ phát triển hoặc suy thoái của nó trên thị trường Do đó, kết quả nghiên cứu của phương pháp Young & Rubicam được dùng để đánh giá sức mạnh của thương hiệu trên thị trường hay so sánh vị thế của các thương hiệu với nhau.
1.3.2 Đánh giá sự phát triển của thương hiệu thông qua các chỉ tiêu 1.3.2.1 Giá trị kinh tế của thương hiệu
Phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá nhãn hiệu.
Việc định giá nhãn hiệu xem xét giá trị kinh tế của một nhãn hiệu đối với người sở hữu hiện hành theo cách đang sử dụng
Nói cách khác, người ta tính toán số tiền thực tế mà người sở hữu nhãn hiệu thu được như là kết quả của quyền sở hữu nhãn hiệu – đóng góp thuần của nhãn hiệu cho công ty tại thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Cách tính tỉ lệ chiết khấu
Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó quy số tiền này về giá trị hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu phản ánh mức độ rủi ro của số tiền lãi trong tương lai).
Tỷ lệ chiết khấu thích hợp được sử dụng trong phân tích tiếp cận dựa trên cơ sở thu nhập là chi phí của vốn thích hợp với việc đầu tư vào tài sản vô hình mực tiêu Chi phí của vốn là một hàm số của rủi ro của việc đầu tư vào vào tài sản vô hình mục tiêu
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY TNHH BẮC ĐẨU
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH BẮC ĐẨU
2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Bắc Đẩu
Rừng và biển là 2 nguồn tài nguyên lớn mà thiên nhiên ưu ái cho nước ta, riêng thành phố Đà Nẵng thì được ưu ái nguồn tài nguyên biển hơn Con người Đà Nẵng từ lâu đã biết khai thác nguồn tài nguyên này Nhưng nó được tiêu thụ ở dạng “ bán nguyên liệu “ khai thác được Điều này không những đêm lại cho ngư dân ở đây nguồn thu nhập thấp mà còn là sự lãng phí tài nguyên do sử dụng chưa hiệu quả Đây cũng là lí do chính mà công ty TNHH Bắc Đẩu cũng như nhiều công ty chế biến thủy sản khác trong khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng ra đời Nó vừa giúp giải quyết đầu ra cho những ngư dân ở đây vừa sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả hơn.
* Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Đẩu
Tên giao dịch: Bắc Đẩu CO.,LTD
Tên viết tắt : Bắc Đẩu CO.,LTD
Trụ sở chính: Đường số 2 Trần Hưng Đạo, khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Danh sách thành viên góp vốn:
1 Ông Nguyễn Văn Chính : 500.000.000 VNĐ
2 Bà Huỳnh Thị Bé : 500.000.000 VNĐ
3 Bà Nguyễn Thị Nga : 500.000.000 VNĐ
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Sau gần 5 năm hoạt động với điểm xuất phát từ những chiếc tàu đánh cá mà Bắc Đẩu ra đời với một xưởng sản xuất nhỏ Xưởng sản xuất này được thành lập vào năm 2003, ban đầu chỉ vài công nhân trong gia đình cùng một số công nhân thời vụ khác Đến năm 2005, công ty đã đầu tư thêm vốn để mở rộng qui mô đồng thời dời cơ sở về khu công nghiệp theo dự án của thành phố.Và đây cũng là lúc khó khăn nhất của công ty vì qui mô nhỏ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn lại phải đầu tư lớn vào nhà xưởng Nhưng nhờ có sự đồng tâm và nổ lực của tất cả mọi thành viên trong công ty nên đã đưa công ty từng bước thoát khỏi khó khăn Và đến nay cơ ngơi của nó đã có tổng diện tíc 4.000m 2 , số vốn kinh doanh trên 5 tỷ VNĐ và hơn 500 lao động mỗi năm cùng hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại.
Sản phẩm chính của Bắc Đẩu là cá (cá chuồn, cá thu, cá hố, cá bánh đường,…); ngoài ra còn có mực ( mực đông lạnh, mực khô) và tôm.Nhưng hoạt động chính của nó vẫn là gia công sản phẩm cá su (cá làm chả) cho Danifood của Nhật Bản Sản phẩm của công ty còn được tiêu thụ ở một số siêu thị, khách sạn tại Thành Phố Đà Nẵng.
Bắc Đẩu là công ty độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về lãi lỗ, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo đúng qui định của pháp luật Là một công ty có qui mô nhỏ nên sự biến động về cơ chế, pháp luật nhà nước ít ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nó Vì vậy công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước Công ty không ngừng nổ lực để mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao uy tín với khách hàng.
2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty có quyền tham gia sở, ban, ngành để bàn bạc tham gia những vấn đề có liên quan đến đơn vị. Được quyền thanh lý những tài sản không phù hợp với lao động sản xuất Đồng thời được quyền mua sắm tài sản,trang thiết bị phù hợp với năng lực và tình hình hoạt động sản xuất của công ty. Được quyền đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh, liên kết liên minh với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Được bình đẳng trước pháp luật và được vay vốn bằng tiền Việt hay ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước.
Nhiệm vụ của công ty
+ Đối với quy định của Nhà Nước và chính quyền địa phương
- Chấp hành đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước và các qui định của Bộ kinh tế.
- Thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Tự tạo nguồn vốn kinh doanh, dịch vụ, đồng thời quản lý, khai thác, phát triển và sử dụng hiệu quả đảm bảo về tài chính và mở rộng đầu tư sản xuất.
- Chấp hành tốt các qui định của chính quyền nơi công ty đặt trụ sở và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động tại đó.
+ Đối với cán bộ công nhân viên
Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của Công Ty Đồng thời phải chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần và thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mở rộng thị trường, tăng tỷ suất lợi nhuận đồng thời tăng sự đóng góp cho xã hội, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên và bổ sung nguồn lao động hằng năm cho công ty.
Sản xuất chế biến hàng hải sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, kinh doanh hàng hải sản, nguyên liệu phục vụ cho hàng hải sản, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn nuôi tôm.
Sản phẩm chính của Bắc Đẩu là cá (cá chuồn, cá chù, cá thu, cá hố, cá bánh đường,…); ngoài ra còn có mực (mực đông lạnh, mực khô) và tôm Nhưng hoạt động chính của nó vẫn là gia công sản phẩm cá su (cá làm chả) cho Danifood của Nhật Bản.
Sản phẩm của công ty còn được tiêu thụ ở một số siêu thị, khách sạn tại Thành Phố Đà Nẵng.
2.1.1.5 Cơ cấu tổ chức của DN Để làm tốt công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công Ty có hiệu quả thể hiện ở việc cán bộ và công nhân viên làm tốt công tác điều hành, quản lý theo các phòng ban, thực hiện các nhiệm vụ được gia dưới sự điều hành của Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
Hình 2: Sơ đồ bộ mấy tổ chức quản lý của công ty TNHH Bắc Đẩu
Nhận xét: Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty ở trên, ta thấy đây là một Công ty được tổ chức khá chặt chẽ, từ cấp trên đến cấp dưới cùng nhau tham gia vào hoạt động sản xuất của công ty, ở mỗi phòng ta cũng thấy họ có mối quan hệ cức năng với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung và tham mưu cho nhau Mọi thông tin ở trên đưa xuống cũng như những thông tin từ dưới đưa lên nhằm phản ánh chính xác tình hình trong Công ty tạo điều kiện dễ dàng trong việc ra các quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động trong công ty Chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và toàn thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Có quyền ký các quyết định, các hợp đồng nhân doanh công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty Kiến nghị sử dụng hay sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
Phó giám đốc 1: Là người gúp Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý, đôn đốc công nhân làm việc Tham mưu với giám đốc và thực hiện các quyết định sa thải, tuyển dụng nhân viên theo sự chỉ đạo và ủy nhiệm của Giám Đốc.
Thực trạng về thương hiệu của công ty TNHH Bắc Đẩu
Nhận thức về thương hiệu trong doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài của doanh nghiệp không chỉ trong marketing mà còn ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Nếu không có nhận thức đúng đắn về thương hiệu thì doanh nghiệp dễ bị sai lầm trong việc lựa chọn chiến lược đầu tư cho mình Thay vì cần có một chiến lược đúng đắn trong việc xây dựng hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp trong cả sản xuất lẫn trong marketing thì doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Thương hiệu không còn là vấn đề quá mới mẻ, nhưng nhìn chung sự hiểu biết của công ty TNHH Bắc Đẩu chưa đầy đủ, họ cho rằng thương hiệu chỉ là tên thương mại của doanh nghiệp, chưa thực sự chú trọng vào sự phát triển của thương hiệu, cũng như coi trọng những lợi ích to lớn mà thương hiệu mang lại.
2.2.2 Ý thức phát triển thương hiệu của công ty
Toàn bộ số người được hỏi cho rằng, việc xây dựng thương hiệu tại công ty hiện nay là rất cần thiết nhưng để thương hiệu thực sự có ý nghĩa trong tâm trí người tiêu dùng thì các doanh nghiệp phải đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong một thời gian dài về nhiều mặt như nhân sự, tổ chức, tài chính… Vậy Bắc Đẩu đã chuẩn bị cho việc xây dựng thương hiệu như thế nào?Rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta chưa có ý thức được rằng cần phải coi việc xây dựng, quảng bá, khuếch trương thương hiệu là một chiến lược lâu dài và phải đặt nó ngang tầm với các chiến lược kinh doanh khác Họ cho rằng cứ sản xuất cho tốt, bán hàng cho nhiều rồi sau đó đăng ký thương hiệu cũng chưa muộn Chính vì vậy mà đầu tư cho nghiên cứu triển khai thương hiệu còn chưa thoả đáng Thương hiệu tạo dựng niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, vậy mà Bắc Đẩu chưa thực sự có mối quan tâm thích đáng, chưa coi thương hiệu là một mối quan tâm trước mắt của doanh nghiệp mình, và do đó chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của mình Bắc Đẩu không có bộ phận chuyên trách về marketing và thương hiệu, người chịu trách nhiệm chủ yếu về các hoạt động marketing là ban giám đốc trong công ty.
2.2.3 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua
2.2.3.1 Xây dựng các thành phần thương hiệu
Xây dựng các thành phần của thương hiệu là bước đầu rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hay công ty Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ xây dựng các thành phần chức năng đến các thành phần cảm xúc của thương hiệu Phần này trình bày về việc xây dựng các thành phần chức năng – thuộc tính hữu hình của sản phẩm – như tên thương hiệu, biểu tượng (logo), câu khẩu hiệu (slogan), các đặc trưng của sản phẩm, lợi ích của sản phẩm…
Các thành phần như tên, biểu tượng, bao bì, kiểu dáng… đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra dáng vẻ bên ngoài thật ấn tượng cho người tiêu dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên, từ đó, tạo được sự thu hút khách hàng, giúp khách hàng dễ nhận biết và dễ nhớ thương hiệu hơn Trong cuộc sống với rất nhiều công việc như hiện nay, người ta chỉ có thể nhớ những gì thật sự ấn tượng, ngắn gọn, đặc biệt là phải có sự khác biệt Bắc Đẩu, từ khi thành lập công ty đến giờ, thương hiệu được thể hiện là tên thương mại của doanh nghiệp và logo của Công ty TNHH Bắc Đẩu:
Hình 3: Logo hiện tại của công ty TNHH Bắc Đẩu
Qua đó, ta cũng nhận thấy được doanh nghiệp chưa thật sự đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, vì công ty bắt nguồn từ hình thức kinh doanh theo kiểu truyền thống chủ yếu là hình thức mua bán trực tiếp với các đối tác kinh doanh lâu năm như Danifood của Nhật Bản (gia công sản phẩm cá su), ở nội địa sản phẩm được tiêu thụ ở các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn.
Tình hình về vấn đề xây dựng thương hiệu của Bắc Đẩu:
- Chưa có phòng chuyên trách quản lý về marketing và thương hiệu, các nghiên cứu phục vụ cho xây dựng và phát triển thương hiệu được thực hiện rất ít
- Chưa bố trí được lực lượng nhân sự phục vụ cho xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa có chức danh quản lý thương hiệu
- Nhận thức về tầm quan trọng của các công việc xây dựng thương hiệu trong các nhân viên công ty có đúng nhưng còn chưa đủ
- Việc xây dựng hệ thống truyền thông cho công ty còn yếu, thông tin về công ty rất khó tìm thấy và ít nghe nói đến, biết được chủ yếu qua trang Web của công ty, nhưng các nội dung trang Web còn rất ít Chưa tạo được hệ thống truyền thông tĩnh nhất quán cho toàn công ty Thương hiệu công ty ít được người tiêu dùng biết đến.
2.2.3.2 Xây dựng hệ thống truyền thông marketing
Hệ thống truyền thông bao gồm tất cả các dạng truyền thông của công ty hướng tới đối tượng khách hàng của mình Qua cả bằng lời và hình ảnh công ty đưa hình ảnh của mình tới khách hàng, truyền thông marketing bao gồm từ những thứ ít thay đổi theo thời gian như như mẫu giấy tờ kinh doanh, danh thiếp cho đến các chương trình quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình…
Các mẫu giấy tờ kinh doanh, danh thiếp, tiêu đề giấy viết thư… những thứ ít thay đổi theo thời gian (còn gọi là hệ thống truyền thông tĩnh) sẽ là những công cụ quảng bá hữu hiệu cho thương hiệu của công ty nếu nó được thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ, cùng thể hiện được bản sắc của thương hiệu, tạo được hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng Về phía các nhân viên trong công ty, khi nói chuyện với nhau hay nói chuyện với các bạn bè cũng không thường nói đến thương hiệu của công ty bởi họ nhận thức rằng bộ phận mình làm ít liên quan đến xây dựng thương hiệu, mặc dù tất cả đều cho rằng việc xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ của tất cả các phòng ban trong công ty
Bên cạnh truyền thông qua các giấy tờ, biển hiệu,… công ty có quảng bá hình ảnh của công ty qua các kênh như: cung cấp thông tin trên mạng, trang web www bacdauseafood.com.vn … Đối với các mặt hàng thủy sản chất lượng cao trong nước, công ty đã tận dụng được bao bì của sản phấm để giới thiệu về công ty Nhưng hầu như công ty chưa xây dựng được cho mình một thông điệp truyền thông khi quảng bá sản phẩm đến với khách hàng qua bất cứ phương tiện truyền thông nào
Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống truyền thông của BẮC ĐẨU chưa được thực hiện tốt Công ty chưa quan tâm nhiều đến mảng hoạt động này một phần do chưa ý thức được hệ thống truyền thông tĩnh như mẫu giấy tờ kinh doanh, danh thiếp hay biển hiệu, phương tiện vận tải trong công ty… là các phương tiện truyền thông hữu hiệu cho công ty Một phần nữa là do công ty chưa có phòng ban phụ trách riêng cho hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu và hiện tại chưa có đầu tư nhiều cho xây dựng thương hiệu Công ty cần xây dựng lại hệ thống truyền thông thương hiệu, tạo ra sự nhận biết thương hiệu và hơn thế nữa trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc tạo ra sự nhận biết về thương hiệu là chưa đủ công ty cần phải tích cực làm cho thương hiệu của mình thật sự khác biệt với thương hiệu của các đối thủ
2.2.3.3 Các hoạt động quảng bá thương hiệu
Chưa xây dựng được hệ thống truyền thông thương hiệu tốt, nên các hoạt động quảng bá thương hiệu ở công ty cũng chưa được quan tâm thực hiện nhiều. Ở thị trường nước ngoài công ty chủ yếu giới thiệu sản phẩm qua trang web www.bacdauseafood.com.vn và qua chào hàng trực tiếp bằng điện thoại, khách hàng mới ở nước ngoài biết đến công ty chủ yếu qua hội thảo bán hàng và các kỳ hội chợ hay qua trang web Nhưng các thông tin của trang web: www.bacdauseafood.com.vn còn rất “nghèo nàn”, chủ yếu chỉ giới thiệu các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh, chưa trưng bày hình ảnh sản phẩm cho khách hàng có thể xem, chưa làm nổi bật được hình ảnh thương hiệu Bắc Đẩu qua trang web
Hiện tại, công ty chưa có hoạt động quảng bá cho sản phẩm mà chỉ mới có quảng bá cho toàn công ty nhưng các hoạt động cũng còn sơ sài Cũng có một hoạt động quảng bá thương hiệu tốt mà công ty đã áp dụng đó là quan hệ khách hàng (PR) nhưng ở phạm vi hẹp, chủ yếu là trong thành phố Đà Nẵng Nếu xúc tiến tốt hơn hoạt động PR thì chắc chắn thương hiệu công ty sẽ được nhiều người biết đến hơn Công ty đã có nhiều hoạt động được tuyên dương như là một trong những công ty chế biến thủy sản đi đầu trong lĩnh vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải của Đà Nẵng, đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhà máy surimi của Nhật Bản, đảm bảo được chất lượng cũng như số lượng đảm bảo cho hoạt động chế biến diễn ra ổn định và phục vụ cho nhu cầu chế biến các loại hải sản.
2.2.3 Định hướng phát triển thương hiệu
Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, nhưng hiện tại, công ty chỉ mới đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch cụ thể nào cho việc xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu Cũng chưa xác định tầm nhìn, sứ mệnh cho thương hiệu của công ty, Ban lãnh đạo công ty chỉ mới đề ra định hướng chung trong tương lai là sẽ xây dựng thương hiệu cho Bắc Đẩu nhưng công việc chuẩn bị nền tảng cho xây dựng thương hiệu cũng chưa được xúc tiến mạnh mẽ
Về nhân sự: công ty hiện có tổng cộng 495 lao động, chưa có phòng marketing riêng, công ty cũng chưa có chức danh quản lý thương hiệu, chưa có kế hoạch đầu tư nhân sự cho xây dựng thương hiệu như chủ động cử nhân viên tham gia các lớp học về việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, các lớp kỹ năng truyền thông, quản lý thông tin…
Về cơ sở vật chất: để chuẩn bị cho xây dựng thương hiệu công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản
Về nguồn nguyên liệu: nguyên liệu chủ yếu là thu mua tại bến cá Thọ
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu của Bắc Đẩu
2.3.1.Ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước và một số yếu tố vĩ mô khác
Bất kể hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực nào, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường vĩ mô như: yếu tố kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, yếu tố tự nhiên, công nghệ… Các ảnh hưởng này thường tác động một cách gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước
Ngành thủy sản Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên có nhiều chính sách ưu đãi như được vay vốn ưu đãi để đổi mới, nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, được hỗ trợ xúc tiến thương mại và thuế suất xuất khẩu bằng 0% Tuy nhiên vẫn còn những quy định, thủ tục hành chính trong thủ tục hải quan gây cản trở cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngày 25/3/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Bắt đầu từ ngày 01/04/2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTC chính thức có hiệu lực, quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK, trong đó có một số thay đổi với loại hình SXXK, gia công và chế xuất, cụ thể như sau:
- Không thực hiện thông báo, tiếp nhận Hợp đồng gia công.
- Không thực hiện thông báo mã nguyên vật liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu.
- Không thực hiện thông báo tiếp nhận định mức gia công, SXXK và chế xuất. Theo thông tư mới này, DN không thực hiện thông báo Hợp đồng gia công, mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩm XK DN nhập thông tin về danh mục nguyên phụ liệu, sản phẩm vào phần mềm để phục vụ cho việc quản lý nội bộ của DN.
Chi phí cho hoạt động XK gia tăng, tạo gánh nặng và áp lực lớn cho DN: Theo phản ánh của các DN, có hàng chục phụ phí các loại đang đổ lên vai nhà
XK như: Phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS) Ngoài ra, chủ hàng còn phải đóng thêm các loại phí khác như phí thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container một số loại phí là do các cảng thu nhưng thực tế các chủ tàu thu trực tiếp từ DN rồi nộp cho cảng (VD: phí THC) nhưng với mức thu cao hơn nhiều so với mức nộp để hưởng chênh lệch
Hoạt động XNK bị ảnh hưởng do tắc nghẽn tại các cảng bốc dỡ Cơ sở hạ tầng cảng biển, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được tình hình thực tế và chỉ xảy ra tại thời điểm này do ảnh hưởng của việc siết chặt trọng tải và việc sự cố khi triển khai áp dụng khai hải quan điện tử VNACCS (lỗi do hệ thống, DN không mở được tờ khai phải chờ TCHQ giải quyết, khâu kiểm hóa chậm ), khiến cho tiến độ xuất- nhập hàng của DN bị chậm đi Hàng về cảng chậm, bến bãi không đủ mà phí lưu kho tăng cao.
- Khó khăn liên quan đến thuế - phí và hải quan: Từ 2013 tới nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các DN thủy sản gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong các vấn đề liên quan đến Thuế - Phí và Hải quan: khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Thông tư 128/2013/TT-BTC (thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế; sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan; về Chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong Hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế; thuế GTGT & NK đối với hàng XK trả về; quy định “60 ngày” cho việc nộp hồ sơ thanh khoản cho tờ khai XK cuối cùng ); trong thực hiện Thông tư 219/2013/TT-BTC về hướng dẫn thuế GTGT (về đối tượng không chịu thuế GTGT, nộp thuế đối với hàng XK bị trả về; việc định nghĩa và xác định hàng thủy sản sơ chế/tinh chế; các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; về thủ tục hoàn thuế GTGT phải kèm báo cáo tồn kho ); Khó khăn trong việc xác định trị giá HQ đối với hàng hóa XK, NK: Quy định tại Danh mục rủi ro hàng hóa XK, NK của TCHQ
- Thuế nhập khẩu áp dụng cho 1 số nhóm thủy sản có giá trị thương mại cao (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc ), đang được các DN NK chủ yếu cho sản xuất XK;
Việt Nam gia nhập WTO đã đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, đứng trong sân chơi bình đẳng, có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang đứng trước sứ ép về vốn, qui trình công nghệ.
Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp: Trong thời gian qua, các tổ chức Vasep, Nafiqaved đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho ngành việc đối phó với các vụ kiện chống phá giá, mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao trình độ quảng lý.
Các rào cảng về thương mại, kỹ thuật
Trong khi các rào cản về thương mại ngày càng ít đi thì các rào cản về kỹ thuật ngày càng nhiều, các nước nhập khẩu đã đưa ra các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số mặt hàng thủy sản như về tỷ lệ tồn lưu cho phép chất kháng sinh, vi sinh ngày càng thấp, số chỉ tiêu kiểm tra tăng lên và thêm nhiều chất kháng sinh, vi sinh mới bị cấm sử dụng cho các loại thực phẩm, thủy sản như malachite, green, quinolone, nitrofunrans, chloramphenicol,
Các nhân tố xã hội
+ Thu nhập: Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện tốt hơn, thu nhập tăng lên làm thay đổi thói quen tiêu dùng và tăng nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản Thay vì mua cá tươi bán tại các chợ như trước đây ngày càng có nhiều người thích mua hàng thủy sản đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng, có thể bảo quản và dự trữ lâu hơn.
+ Phân bố dân cư: Ở các địa phương phát triển nhanh, dân cư tập trung đông đúc, số lượng khu công nghiệp tập trung ngày càng nhiều, thu hút một lượng lớn lao động nên các nơi này có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cũng tăng Ngoài ra, các bếp tập thể trong bệnh viện, trường học, doanh trại quân đội cũng là những khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Định hướng phát triển và mục tiêu của công ty
Là một công ty chuyên về chế biến các mặt hàng hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, công ty đang trên đà phát triển vượt trội, không chỉ vì số lượng mà cả về chất lượng của sản phẩm Qua nhiều năm hoạt động trên thị trường, công ty xác định được mục tiêu phát triển trong thời gian tới:
- Chiến lược sắp tới của công ty Bắc Đẩu là hướng tới những sản phẩm mang tính chất lượng tương xứng với những yêu cầu gắt gao của thị trường thế giới.
- Xây dựng một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực hải sản.
- Đảm bảo mức tăng trưởng đạt 5-10%/ năm, về doanh số và mức tiêu thụ trong thị trường nội địa.
- Đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại thay thế các loại thiết bị đã lỗi thời, vận hành kém để phục vụ cho nhu cầu chế biến của công ty
- Một chiến lược phát triển hiệu quả luôn mang lại lợi thế bền vững cho công ty, là Bắc Đẩu sẽ đầu tư vào lĩnh vực truyền thông, hoàn thiện các yếu tố cần thiết để đưa thương hiệu Bắc Đẩu đến gần hơn với người tiêu dùng.
3.1.2 Tác động của marketing đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu
- Khơi dậy mối quan tâm đối với thương hiệu, ngay cả khi khách hàng chưa biết đến sự tồn tại của thương hiệu.
- Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của thương hiệu lớn hơn chi phí mà họ bỏ ra và để họ quyết định để mua sản phẩm.
- Thông báo cho khách hàng về thương hiệu và các lợi ích của nó khi khách hàng không hiểu rõ về thương hiệu và những lợi ích mà thương hiệu đem lại.
3.1.2.2 Tối đa hóa thỏa mãn của người tiêu dùng
Thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng, nó giúp khách hàng xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp nhiệm Nhờ có những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến các thương hiệu, họ tìm ra các thương hiệu thoả mãn nhu cầu của họ Kết quả là, các thương hiệu là các công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như một công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới.
Qua nghiên cứu cho thấy quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng bao gồm 5 giai đoạn: 1 Nhận thức vấn đề , 2.Tìm kiếm thông tin, 3 Đánh giá các lựa chọn, 4 Quyết định mua, 5 Hành vi sau mua Như vậy, nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một và kiến thức về thương hiệu đó, họ sẽ không phải suy nghĩ hoặc tìm kiếm, sử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm Tức là, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách háng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm cả bên trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu) Dựa vào những gì họ đã biết về thương hiệu - chất lượng, đặc tính của sản phẩm, v.v… - khách hàng hình thành những giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì họ còn chưa biết về thương hiệu.
Mặt khác, các thương hiệu có thể xem như một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân Một số thương hiệu được gắn liền với một con người hoặc một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau Do vậy, tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là một cách để khách hàng có thể giao tiếp với những người khác - hoặc thậm chí với chính bản thân họ - mẫu người họ đang hoặc muốn trở thành.
Ngoài ra, thương hiệu còn giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro khi tiêu thụ sản phẩm Như vậy, với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tùy thuộc vào sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm Với người tiêu dùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hằng ngày cũng như cuộc sống hàng.
3.1.2.3 Nâng cao hình ảnh thương hiệu
- Tạo lòng tin đối với sản phẩm và thương hiệu khi khách hàng đã biết về sản phẩm thương hiệu
- Định vị được thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được thương hiệu của công ty với công ty khác trên thị trường.
Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu
Thương hiệu là tên gọi hay là dấu hiệu nhận biết giúp người tiêu dùng cũng như đối thủ cạnh tranh nhận diện sự tồn tại của sản phẩm, của doanh nghiệp. Thương hiệu là cách gọi được tổng hợp từ nhiều khía cạnh: cảm nhận của người tiêu dùng, cách thức nhận diện, giá trị và đẳng cấp sử dụng Một thương hiệu thành công là tiền đề thuận lợi và có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, tạo lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn
Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty Về mặt hoạt động, thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác Thương hiệu cho phép công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và/hoặc hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu Tên gọi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Các quy trình sản xuất có thể được bảo vệ thông qua bằng sáng chế, giải pháp hữu ích Bao bì, kiểu dáng thiết kế có thể được bảo vệ thông qua kiểu dáng công nghiệp hoặc các bản quyền cho các câu hát, đoạn nhạc Các quyền sở hữu trí tuệ này bảo đảm rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá. Đầu tư cho thương hiệu có thể mang lại cho sản phẩm những đặc điểm và thuộc tính riêng có nhằm phân biệt nó với những sản phẩm khác Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho gây khó khăn cho các công ty khác muốn xâm nhập thị trường Mặc dù các quy trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng bị sao chép Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để bảo đảm lợi thế cạnh tranh
Do đó, đối với các công ty, thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng Nó được mua và bán bởi có thể bảo đảm thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở hữu hương hiệu.
Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty
3.3.1 Xây dựng các thành phần thương hiệu
3.3.1.1 Tên và logo thương hiệu
Tên thương hiệu và mẫu logo được xem là biểu tượng kép của thương hiệu, là hai yếu tố dễ nhận biết nhất trong hình ảnh thương hiệu Cái tên là thành tố cơ bản trong xây dựng thương hiệu vì nó là yếu tố chính hay liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế nhất, là sự liên hệ đầu tiên về một loại sản phẩm trong nhận thức của người tiêu dùng.
Tên công ty: Công ty TNHH Bắc Đẩu
“Bắc Đẩu” còn gọi là Bắc Đẩu tinh (北斗星) hay tên tiếng Trung Quốc đầy đủ Bắc Đẩu thất tinh (北 斗 七 星) là một mảng sao gồm bảy ngôi sao trong chòm sao Đại Hùng, là vì sao sáng nhất nằm ở phương Bắc, ngôi sao dẫn đường, định hướng giúp ta xác định được phương hướng chính xác.
Hình 12: Logo của công ty TNHH Bắc Đẩu Đằng sau những logo của các công ty hiện nay, chúng ta vẫn nhìn thấy hằng ngày là những câu chuyện và thông điệp hết sức thú vị mà người sáng tạo, thiết kế muốn gửi tới mỗi người sử dụng Logo của Bắc Đẩu được thiết kế dựa trên ý tưởng từ hình tượng quả địa cầu phía dưới logo là những gợn sóng biển và bao bọc bởi gam màu xanh dương của biển Màu xanh dương tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và ý chí vươn xa bên trên logo là 7 ngôi sao được bố trí theo hình tượng chòm sao bắc đẩu, cũng chính thương hiệu của công ty “Bắc Đẩu” bên trái logo là 2 chữ ''BD'' có nghĩa là ''Bắc Đẩu'': nhằm nhấn mạnh thương hiệu của công ty và là sự kết hợp hài hòa giữa gam màu xanh dương và xanh lá cây, hai gam màu thể hiện 2 thứ vô giá đó là cây và nước thể hiện sự sống không thể thiếu trên trái đất Logo Bắc Đẩu cho ta thấy được sự sống và những thứ vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng Ngoài ra, hình nấc thang trên chữ “B” thể hiện sự gia tăng doanh số liên tục của công ty.
“Bắc Đẩu- sản phẩm chất lượng Nhật Bản”
Xứ hoa anh đào nổi tiếng văn minh và tôn trọng các nguyên tắc, ngay cả trong những hoạt động thường ngày như ăn uống Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với nguyên liệu hảo hạng và cách chế biến, trình bày đầy tính nghệ thuật Vì thế, người Nhật Bản rất quan tâm, coi trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt đến độ tươi của sản phẩm.
Nhật Bản là một trong những thị trường chính của công ty TNHH Bắc Đẩu,sản phẩm chả cá surimi rất được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng Với thị trường khó tính như vậy mà Bắc Đẩu cũng thành công trong việc thâm nhập thị trường đủ để thấy sản phẩm của công ty có chất lượng cao, cũng như vấn đề vệ chuyền hiện đại phục vụ cho mục đích chế biến hải sản của công ty cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản Vì vậy, có thể nói các sản phẩm của Bắc Đẩu là những sản phẩm được chế biến theo tiêu chuẩn Nhật Bản, sản phẩm có chất lượng cao -chất lượng Nhật Bản, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (ngay cả những khách hàng “khó tính” Nhật Bản).
3.3.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Công ty TNHH Bắc Đẩu luôn phấn đấu để trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chế biến các loại hải sản tại Việt Nam với các trang thết bị, máy móc kỹ thuật tiên tiến đến từ Nhật Bản Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để xây dựng một thương hiệu uy tín, một địa chỉ tin cậy của mọi khách hàng và bên cạnh đó mang đến chất lượng tốt nhất để Bắc Đẩu đến gần với mọi đối tác.
- Bắc Đẩu thỏa mãn tối đa lợi ích của quý khách hàng trên cơ sở cung cấp những sản phẩm tươi ngon nhất, tiện dụng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bắc Đẩu thực sự quan tâm và mang lại lợi ích cho người lao động bằng các chính sách, chế độ lương bổng thỏa đáng, giờ lao động phù hợp.
- Bắc Đẩu mang lại giá trị cho cộng đồng, cho xã hội đồng thời cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước.
3.3.1.4 Mục tiêu của công ty
Mục tiêu công ty phải đạt được trong việc xây dựng thương hiệu là: xây dựng thương hiệu uy tín trong mọi lĩnh vực hoạt động, cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt nhất, tất cả vì sự phát triển bền vững của công ty Mà trong đó các mục tiêu phải đạt được trong việc xây dựng thương hiệu thủy sản Bắc Đẩu trong vòng 5 năm từ 2016 đến 2020 là:
Doanh số của công ty ở thị trường trong nước tăng 3-7%/năm
Doanh số của toàn công ty tăng 10%/năm
Giữ vững và nâng cao uy tín của công ty, tăng mức độ nhận biết và niềm tin của khách hàng vào thương hiệu (40% người sử dụng tiềm năng biết,hiểu và thích sử dụng sản phẩm của công ty) và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của công ty, thấy được tầm quan trọng của các công việc xây dựng thương hiệu Tất cả các hoạt động đều hướng đến một mục tiêu chung là đưa hình ảnh thương hiệu vào lòng khách hàng
3.3.2 Xây dựng tính cách cho thương hiệu
Bắc Đẩu nhận được sự tôn trọng của khách hàng, đối tác bằng cách làm việc chuyên nghiệp, chân thật và có uy tín.
Công ty luôn tôn trọng và đánh giá cao mỗi khách hàng; nỗ lực phục vụ khách hàng hơn cả những gì mà họ mong đợi, với sự chân thật, uy tín và chuyên nghiệp Đó là cách mà công ty phát triển kinh doanh.
Bắc Đẩu cam kết đem đến cho khách hàng những hải sản tươi, ngon nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vun đắp các mối quan hệ
Công ty có tầm nhìn dài hạn, luôn đảm bảo về số lương, chất lượng đối với các sản phẩm mà công ty chế biến , để khách hàng có được những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hằng ngày Đây là cách chúng ta xây dựng lòng tin và phát triển mối quan hệ bền lâu với mỗi khách hàng.
Bắc Đẩu đầu tư các trang thiết bị hiện đại, hệ thống dây chuyền sản xuất của Nhật Bản trong quá trình chế biến nhằm đảm bảo năng suât hoạt động cũng như chất lượng của sản phẩm
3.3.3 Hoạch định chương trình Marketing xây dựng và phát triển thương hiệu
Bắc Đẩu, với phương châm “Uy tín, chất lượng, an toàn và tiện lợi”, công ty luôn cố gắng tìm cách nâng chất lượng sản phẩm của mình, sản phẩm hải sản đóng gói của công ty đảm bảo được tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.Công ty cần giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu để có thể xây dựng thương hiệu thành công Áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện là một biện pháp tiền đề giúp công ty thành công trong xây dựng thương hiệu
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để có được sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng để bán ra trên thị trường? Để có một sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì phải kiểm soát được chất lượng từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến hết quá trình chế biến, đóng gói và bán ra trên thị trường Kiểm soát chất lượng đầu vào đối với toàn bộ nguồn nguyên liệu cho sản xuất là điều khó, nhưng chỉ đối với một vài loại hải sản đông lạnh thì điều này không thật sự khó Và để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, kinh doanh, công ty nên có những giải pháp hợp lý, bảo đảm nguồn nguyên liệu luôn được tươi ngon Nếu được công ty nên liên kết với các chủ tàu để đảm bảo có đủ lượng nguyên liệu, bên cạnh đó nên hỗ trợ các chủ tàu các phương pháp, kĩ thuật nhằm giữ được nguồn nguyên liệu tươi hay nói đúng hơn là xử lý nguồn nguyên liệu ngay trên tàu để đảm bảo sản phẩm luôn được tươi, ngon Khi nguồn nguyên liệu được đảm bảo, sau đó được đưa vào xử lý, chế biến bằng các hệ thống dây chuyền hiện đại, đảm bảo sản phẩm giữ được nguyên vẹn độ tươi ngon khi được đưa ra thị trường Để nâng cao thương hiệu bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, công ty cũng cần đầu tư vào nhãn hiệu, bao bì sản phẩm: bao bì phải ghi đầy đủ thông tin về tên công ty, địa chỉ, logo
Với thị trường trong nước
Ước lượng kết quả đạt được từ việc hoạch định chiến lược thương hiệu
3.4.1 Hiệu quả chung chắc cho thương hiệu, cũng cố niềm tin nơi người tiêu dùng về chất lượng thương hiệu.
Tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu và tăng cường kinh phí cho các hoạt động này cốt yếu là để tạo dựng một hình ảnh thương hiệu ấn tượng trong tâm trí khách hàng, đồng thời qua các hình thức khuyến mãi có thể kích cầu, mở rộng thị phần cho thương hiệu trong tình thế cạnh tranh thương hiệu đang gia tăng như hiện nay.
3.4.2 Hiệu quả ước lượng chi tiết
Trên cơ sở thị trường không có sự biến động đáng kể và chính sách giá của công ty tương đối ổn định, sản phẩm công ty chế biến ra đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng dự kiến.
Bảng 8: Dự báo tỷ lệ tăng trưởng của Băc Đẩu trong 5 năm tới
Năm Lợi nhuận (VND) Tỷ lệ tăng trưởng
Bên cạnh đó, công ty cũng cần cải thiện hệ thống phân phối, hướng đến việc mở rộng thị trường, tạo sự nhận biết rộng rãi về thương hiệu.
Trong môi trường kinh doanh quốc tế không ngừng biến động như ngày nay, bất kể hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực nào, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, kinh doanh trên phạm vi rộng hay hẹp, trong nước hay thế giới đều phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách Là một công ty chuyên chế biến các thủy sản, Bắc Đẩu đã tạo dựng được uy tín riêng cho mình nhờ vào yếu tố chất lượng,an toàn vệ sinh được các khách hàng nước ngoài tin tưởng và tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài
Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển một cách vững chắc, Bắc Đẩu không thể chỉ dựa trên chất lượng sản phẩm nữa mà còn phải dựa vào sự khác biệt và những lợi thế cạnh tranh độc đáo Phải biết tạo thế đứng vững chắc cho mình và nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách xây dựng thương hiệu và đánh bóng thương hiệu lên bằng nhiều hoạt động quảng cáo, quảng bá thương hiệu đến với khách hàng và người tiêu dùng
Hiện nay, công ty chưa có kế hoạch cụ thể nào cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, các bước chuẩn bị cũng chưa được tiến hành tốt, nhất là mặt đầu tư về nhân sự, công ty chưa có chức danh quản lý thương hiệu cũng chưa có bộ phận riêng phụ trách phát triển thương hiệu, về cơ sở vật chất và nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, kinh doanh là tương đối tốt Đa số các công ty hoạt độngchế biến thủy sản khác ở nước ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình ở thị trường trong nước Định hướng phát triển thương hiệu trên thị trường mà trước hết là thị trường trong nước, với quyết tâm đầu tư cao về mặt tài chính và khúc thị trường tiềm năng là các siêu thị, nhà hàng, khách sạn Với những người tiêu dùng cuối cùng mà công ty hướng đến là những người có thu nhập ổn định chủ yếu sống ở các thành thị và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy sản tươi, ngon,an toàn mà lại tiện ích
Thị trường chủ yếu của Bắc Đẩu là các nước Nhật, Trung Quốc qua đó ta có thể thấy được chất lượng mà sản phẩm công ty chế biến ra là rất cao, tất cả các hoạt động quảng bá sản phẩm đều phải làm cho khách hàng thấy và hiểuBắc Đẩu luôn quan tâm đến sức khỏe, sự tiện dụng của mọi người Đây chính là hiệu của công ty Câu khẩu hiệu đi liền với sản phẩm là “Bắc Đẩu- sản phẩm tiêu chuẩn Nhật Bản
Qua quá trình thực tập tại công ty và nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu cho công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Đẩu” tôi thấy, dù công ty đã có nhận thức đúng về thương hiệu, quyết định mức đầu tư tài chính cao cho xây dựng thương hiệu chả cá surimi - mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty, nhưng để giúp công ty xây dựng thành công thương hiệu, có thể đứng vững trên thương trường và tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau:
Đã có cái nhìn chiến lược về xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu, để có thể vươn ra thị trường thế giới công ty cần phải có chiến lược bài bản hơn
Cần xây dựng nhận thức đúng và đủ trong toàn doanh nghiệp về thương hiệu, đề ra những chiến lược thực thi trên tất cả các mặt
Là một tài sản quan trọng trong cạnh tranh, thương hiệu cần phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo uy tín, hình ảnh thương hiệu
Công ty nên cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hơn, cần thiết phân ra một phòng Marketing – thương hiệu riêng, có bộ phận phụ trách nghiên cứu thị trường và bộ phận truyền thông riêng
Tăng đầu tư về mặt nhân sự phục vụ cho xây dựng và phát triển thương hiệu, giai đoạn đầu thường xuyên đưa nhân viên tham gia các khóa đào tạo về quản lý thương hiệu, quản lý thông tin, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Chiến lược xây dựng thương hiệu phải nằm trong chiến lược marketing tổng thể, phải tạo cho Bắc Đẩu và sản phẩm của Bắc Đẩu một hình ảnh riêng trong tâm trí và nhận thức của khách hàng
Công ty phải không ngừng giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mạng lưới phân phối
Đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng gũi về tình cảm giữa thương hiệu với người tiêu dùng chủ yếu thông qua các hoạt động PR của công ty
4.1 Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu Đề tài giúp người đọc thấy được những thuận lợi và khó khăn cũng như định hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới Giúp công ty Bắc Đẩu có cơ hội nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty trong thời gian qua, cả những mặt làm được và chưa làm được Cùng với những đề xuất về vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, công ty có thể xem xét, ứng dụng vào thực tiễn việc xây dựng thương hiệu tại công ty, làm cho khách hàng không chỉ ở trong nước mà còn làm cho khách hàng thế giới biết, tin tưởng và sử dụng sản phẩm của Bắc Đẩu
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu những cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về thương hiệu và vấn đề xây dựng thương hiệu ở các công ty, làm nền tảng cho việc thực hiện đề tài” Giải pháp phát triển thương hiệu cho công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Đẩu”, nhưng đề tài tuyệt đối không tránh khỏi những sai xót Đề tài còn mang nặng tính lý thuyết hơn là tính thực tế, những dữ liệu thu thập được chủ yếu theo các nguồn tin từ công ty và trên mạng Internet nên độ tin cậy chưa cao Để áp dụng được vào thực tế cần thiết phải lập ra những kế hoạch cụ thể dựa trên cơ sở chiến lược này và có thể chỉnh sửa, bổ xung thêm trong quá trình thực hiện Phạm vi nghiên cứu ở đề tài còn hẹp, chỉ mới nghiên cứu xây dựng thương hiệu sản phẩm ở thị trường nội địa, nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp theo nên xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Bắc Đẩu trên cả thị trường thế giới, bởi hoạt động của công ty không chỉ ở thị trường hẹp trong nước mà còn giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới
1 Matt Haig, 2006,“Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng đầu trên thế giới ”, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
2 Philip Kotler, 2005,“Quản trị Marketing”, NXB Thống Kê.
3.Nguyễn Quốc Thịnh,Nguyễn Thành Trung,2004, “Thương hiệu với nhà quản lý”, NXB Chính trị Quốc gia.
4 Ts Lý Quý Trung , 2005, "Xây dựng thương hiệu'', NXB Trẻ.
5 Theo TS Trương Đình Chiến (Chủ Biên) 2005 Quản trị thương hiệu hàng hóa Lý Thuyết và Thực Tiễn
6 Báo Diễn đàn doanh nghiệp 6/2008.
8 Quyết định số 253/2003/QĐ – TT phê duyệt đề án phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010.
9 Tạp chí Thương hiệu Việt số 2 năm 2008.
10 Báo cáo tài chính của công ty TNHH Bắc Đẩu năm 2013, 2014.
11 Website công ty: www bacdauseafood.com.vn
12 Website Công ty D&N: http://danifoods.com.vn
13 Website công ty Procimer: procimex-fish.com.vn
14 Website Công ty Thọ Quang: http://www.seadanang.com.vn/index.php/vi/features-mainmenu-47/cong-ty- ch-bin-thy-sn-th-quang
15.http://vasep.com.vn/Thu-Vien-Van-Ban/1125_40273/Thong-tu-so- 382015TT-BTC-Quy-dinh-ve-thu-tuc-hai-quan-kiem-tra-giam-sat-hai-quan- thue-xuat-khau-thue-nhap-khau.htm
16 http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.htm
Đà Nẵng, ngày… tháng….năm 2015 (ký và ghi rõ họ tên)