1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần jobkey

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và các nhân tó ảnh hưởng đến tiền lương 1.1.1. Khái niệm tiền lương Trong kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá, người có sức lao động có thể tự do cho thuê (bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động: Nhà nước, chủ doanh nghiệp...) thông qua các hợp đồng lao động. Sau quá trình làm việc, chủ doanh nghiệp sẽ trả một khoản tiền có liên quan chặt chẽ đến kết quả lao động của người đó. Về tổng thể tiền lương được xem như là một phần của quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động. 1 Người lao động cung cấp cho họ về mặt thời gian, sức lao động, trình độ nghề nghiệp cũng như kỹ năng lao động của mình. Đổi lại, người lao động nhận lại doanh nghiệp tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp xã hội, những khả năng đào tạo và phát triển nghề nghiệp của mình. Đối với thành phần kinh tế tư nhân, sức lao động rõ ràng trở thành hàng hoá vì người sử dụng tư liệu sản xuất không đồng thời sở hữu tư liệu sản xuất. Họ là người làm thuê bán sức lao động cho người có tư liệu sản xuất. Giá trị của sức lao động thông qua sự thoả thuận của hai bên căn cứ vào pháp luật hiện hành. Đối với thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, tập thể người lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người cung cấp sức lao động và được Nhà nước trả công. Nhà nước giao quyền sử dụng quản lý tư liệu sản xuất cho tập thể người lao động. Giám đốc và công nhân viên chức là người làm chủ được uỷ quyền không đầy đủ, và không phải tự quyền về tư liệu đó. Tuy nhiên những đặc thù riêng trong việc sử dụng lao động của khu vực kinh tế có hình thức sở hữu khác nhau nên các quan hệ thuê mướn, mua bán, hợp đồng lao động cũng khác nhau, các thoả thuận về tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương cũng được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Tiền lương là bộ phận cơ bản (hay duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Vậy có thể hiểu: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố của sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Cùng với khả năng tiền lương, tiền công là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn với các quan hệ thoả thuận mua bán sức lao động và thường sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn. Tiền công còn được hiểu là tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, tiền trả theo khối lượng công việc được thực hiện phổ biến trung những thoả thuận thuê nhân công trên thị trường tự do. Trong nền kinh tế thị trường phát triển khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất cả về bản chất kinh tế phạm vi và đối tượng áp dụng. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lương công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. 1.1.2. Vai trò của tiền lương Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất xã hội, là một bộ phận đặc biệt của sản xuất xã hội. Vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc phát triển và ổn định kinh tế gia đình. Ở đây, trước hết tiền lương phải đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của người lao động như ăn, ở, sinh hoạt, đi lại,....tức là tiền lương phải duy trì được cuộc sống tối thiểu của người lao động. Chỉ khi có được như vậy tiền lương mới thực sự có vai trò quan trọng kích thích lao động và nâng cao trách nhiệm của người lao động trong sản xuất xã hội và tái sản xuất xã hội. Đồng thời chế độ tiền lương phù hợp với sức lao động đã hao phí sẽ đem lại sự lạc quan tin tưởng vào doanh nghiệp và chế độ họ đang sống. Như vậy tiền lương có vai trò đối với sự sống của con người từ đó là đòn bẩy kinh tế để nó có thể phát huy tối đa nội lực hoàn thành công việc. Khi người lao động được hưởng tiền công xứng đáng với năng lực mà họ bỏ ra thì lúc đó việc gì họ cũng sẽ làm được. Như vậy có thể nói tiền lương đã giúp nhà quản lý điều hành phân phối công việc được dễ dàng và thuận lợi.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TT ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN & BẰNG 2  - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN JOBKEY GVHD : ThS HỒ THỊ PHI YẾN SVTH : TRẦN THỊ NGỌC LINH LỚP : X26DNG1-KTH-T KHOÁ : X26DNG1 MSSV : 2628232055 Đà Nẵng, 2022 SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 1 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .5 1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và các nhân tó ảnh hưởng đến tiền lương 5 1.1.1 Khái niệm tiền lương 5 1.1.2 Vai trò của tiền lương 6 1.1.3 Ý nghĩa của tiền lương 7 1.2 Phân loại lao động, tiền lương 10 1.2.1 Phân loại lao động trong doanh nghiệp .10 1.2.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp .13 1.3 Kế toán tiền lương 15 1.3.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương .15 1.3.2 Chứng từ sử dụng 18 1.3.3 Tài khoản sử dụng .18 1.3.4 Phương pháp hạch toán .19 1.4 Kế toán các khoản trích theo lương 22 1.4.1 Quỹ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn 22 1.4.2 Chứng từ sử dụng 26 1.4.3 Tài khoản sử dụng .27 1.4.4 Phương pháp hạch toán .27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN JOBKEY………………………………29 2.1 Khái quát chung về CÔNG TY CỔ PHẦN JOBKEY 29 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2 Thông tin công ty 29 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh .29 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 31 SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến 2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 31 2.1.6 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 32 2.1.7 Hình thức kế toán, chế độ chính sách, phương pháp kế toán áp dụng tại công ty 33 2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại CÔNG TY CỔ PHẦN JOBKEY 36 2.2.1 Tổng quan về lao động tiền lương tại công ty 36 2.2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 41 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN JOBKEY……………………………………… 54 3.1 Một số nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Jobkey 54 3.1.1 Ưu điểm .54 3.1.2 Nhược điểm .55 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 56 KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 TÀI LIỆU GỐC ĐƯỢC ĐÍNH KÈM CÙNG KHÓA LUẬN SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến DANH MỤC VIẾT TẮT STT Nội dung Viết tắt BHXH 1 Bảo hiểm xã hội BHYT BHTN 2 Bảo hiểm y tế KPCĐ QLDN 3 Bảo hiểm thất nghiệp TNDN LN 4 Kinh phí công đoàn CBCNV CNV 5 Quản lí doanh nghiệp TK LĐTL 6 Thu nhập doanh nghiệp TT-BTC VNĐ 7 Lợi nhuận 8 Cán bộ công nhân viên 9 Công nhân viên 10 Tài khoản 11 Lao động tiền lương 12 Thông tư – Bộ tài chính 13 Việt Nam đồng SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 4 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 1 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 20 Sơ đồ 1 2 Kế toán các khoản trích theo lương 28 Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức công ty 31 Sơ đồ 2 2 Bộ máy kế toán 32 Sơ đồ 2 3 Sơ đồ hình thức nhật kí chung 36 Bảng 1 1 Bảng tỷ lệ trích các khoản trích theo lương từ ngày 1/10/2022-31/12/2022 25 Bảng 1 2 Mức lương tối thiểu vùng .26 Bảng 2 1 Tình hình lao động của doanh nghiệp 2021 –2022 37 Bảng 2 2 Tình hình lao động của doanh nghiệp 2021 –2022 37 SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và các nhân tó ảnh hưởng đến tiền lương 1.1.1 Khái niệm tiền lương Trong kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá, người có sức lao động có thể tự do cho thuê (bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động: Nhà nước, chủ doanh nghiệp ) thông qua các hợp đồng lao động Sau quá trình làm việc, chủ doanh nghiệp sẽ trả một khoản tiền có liên quan chặt chẽ đến kết quả lao động của người đó Về tổng thể tiền lương được xem như là một phần của quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động [1] - Người lao động cung cấp cho họ về mặt thời gian, sức lao động, trình độ nghề nghiệp cũng như kỹ năng lao động của mình - Đổi lại, người lao động nhận lại doanh nghiệp tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp xã hội, những khả năng đào tạo và phát triển nghề nghiệp của mình Đối với thành phần kinh tế tư nhân, sức lao động rõ ràng trở thành hàng hoá vì người sử dụng tư liệu sản xuất không đồng thời sở hữu tư liệu sản xuất Họ là người làm thuê bán sức lao động cho người có tư liệu sản xuất Giá trị của sức lao động thông qua sự thoả thuận của hai bên căn cứ vào pháp luật hiện hành Đối với thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, tập thể người lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người cung cấp sức lao động và được Nhà nước trả công Nhà nước giao quyền sử dụng quản lý tư liệu sản xuất cho tập thể người lao động Giám đốc và công nhân viên chức là người làm chủ được uỷ quyền không đầy đủ, và không phải tự quyền về tư liệu đó Tuy nhiên những đặc thù riêng trong việc sử dụng lao động của khu vực kinh tế có hình thức sở hữu khác nhau nên các quan hệ thuê mướn, mua bán, hợp đồng lao động cũng khác nhau, các thoả thuận về tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương cũng được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau Tiền lương là bộ phận cơ bản (hay duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Vậy có thể hiểu: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố của sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung - cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước Cùng với khả năng tiền lương, tiền công là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương Tiền công gắn với các quan hệ SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 6 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến thoả thuận mua bán sức lao động và thường sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn Tiền công còn được hiểu là tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, tiền trả theo khối lượng công việc được thực hiện phổ biến trung những thoả thuận thuê nhân công trên thị trường tự do Trong nền kinh tế thị trường phát triển khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất cả về bản chất kinh tế phạm vi và đối tượng áp dụng Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lương công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động 1.1.2 Vai trò của tiền lương Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất xã hội, là một bộ phận đặc biệt của sản xuất xã hội Vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc phát triển và ổn định kinh tế gia đình Ở đây, trước hết tiền lương phải đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của người lao động như ăn, ở, sinh hoạt, đi lại, tức là tiền lương phải duy trì được cuộc sống tối thiểu của người lao động Chỉ khi có được như vậy tiền lương mới thực sự có vai trò quan trọng kích thích lao động và nâng cao trách nhiệm của người lao động trong sản xuất xã hội và tái sản xuất xã hội Đồng thời chế độ tiền lương phù hợp với sức lao động đã hao phí sẽ đem lại sự lạc quan tin tưởng vào doanh nghiệp và chế độ họ đang sống Như vậy tiền lương có vai trò đối với sự sống của con người từ đó là đòn bẩy kinh tế để nó có thể phát huy tối đa nội lực hoàn thành công việc Khi người lao động được hưởng tiền công xứng đáng với năng lực mà họ bỏ ra thì lúc đó việc gì họ cũng sẽ làm được Như vậy có thể nói tiền lương đã giúp nhà quản lý điều hành phân phối công việc được dễ dàng và thuận lợi Trong doanh nghiệp việc sử dụng công cụ tiền lương ngoài mục đích tạo vật chất cho người lao động tiền lương còn có ý nghĩa lớn trong việc theo dõi kiểm tra và giám sát người lao động Tiền lương được sử dụng như một thước đo hiệu quả công việc, bản thân tiền lương là một bộ phận cấu thành bên chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong doanh nghiệp Vì vậy nó là yếu tố nằm trong giá thành sản phẩm và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Với những vai trò to lớn như trên của tiền lương trong sản xuất và đời sống thì việc lựa chọn hình thức trả lương SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 7 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến cho phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp sẽ có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả lao động và hiệu quả sản xuất Đây luôn là vấn đề nóng bỏng trong tất cả các doanh nghiệp về một chế độ tiền lương hợp lý đảm bảo được lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động cũng như toàn xã hội * Chức năng kích thích người lao động Tiền lương đảm bảo và góp phần tác động để tạo thành cơ cấu lao động hợp lý, trong toàn bộ nền kinh tế, khuyến khích phát triển ngành và lãnh thổ Khi người lao động được trả công xứng đáng sẽ tạo niềm say mê tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ gắn trách nhiệm cá nhân với lợi ích tập thể và công việc Tiền lương là đòn bẩy kinh tế, là công cụ khuyến khích vật chất và động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Như vậy, tiền lương phải được trả theo kết quả của người lao động, mới khuyến khích được người lao động làm việc có hiệu quả và năng suất * Chức năng giám sát của lao động Người sử dụng lao động thông qua việc trả lương cho người lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết và hiệu quả cao Nhà nước giám sát lao động bằng chế độ tiền lương đảm bảo quyền lợi tối thiểu cho người lao động, khi họ hoàn thành công việc Đặc biệt trong trường hợp người sử dụng lao động vì sức ép, vì lợi nhuận mà tìm mọi cách giảm chi phí trong đó có chi phí tiền lương trả cho người lao động cần phải được khắc phục ngay Ngoài 2 chức năng vừa nêu còn một số chức năng khác như: chức năng thanh toán, chức năng thước đo giá trị sức lao động, chức năng điều hoà lao động 1.1.3 Ý nghĩa của tiền lương Tiền lương mang một ý nghĩa cơ bản đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động Ngoài phần tiền lương chính mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trước đó thì người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng lễ tết, tiền ăn ca,… Theo như quy định của pháp luật thì phần chi phí tiền lương được xác định là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt, trên cơ sở đó tính đúng thù lao lao SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 8 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan, từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí về lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp Mặt khác, tiền lương còn được xác định là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữa là chi phí chiếm tỷ lệ đáng kể với phần sản phẩm và lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu lại được từ phần công sức mà người lao động đã bỏ ra Tiền lương và các khoản trích theo lương mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động sẽ là nguồn thu nhập chính, thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý, công bằng và chính xác 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương - Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương: + Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động th ì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động bằng cầu về lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu về lao động thay đổi (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hóa, dịch vụ…) + Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, liên doanh, Chênh lệch giữa các ngành, giữa các công việc có mức độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết tiền lương cho hợp lý - Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp: SVTH: Trần Thị Ngọc Linh Trang 9 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến + Các chính sách của doanh nghiệp: các chính sách lương, phụ cấp được áp dụng phù hợp sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân + Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh đến tiền lương Với doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì khả năng chi trả ti ền lương cho người lao động sẽ thuận tiện dễ dàng Còn ngược lại nếu khả năng tài chính không vững thì tiề n lương của người lao động sẽ rất bấp bênh + Cơ cấu tổ chức hợp lý hay bất hợp lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiền lương Việc quản lý được thực hiện như thế nào, sắp xếp đội ngũ lao động ra sao để giám sát và đề ra những biện pháp kích thích sự sáng tạo trong sản xuất để tăng hi ệu quả năng suất lao động góp phần tăng tiền lương - Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động: + Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó, người lao động phải bỏ rra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó Có thể đào tạo dài hạn ở trường lớp cũng có thể đào tạo tại doanh nghiệp Để làm được những công việc đòi hỏi phải có hàm lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp thì việc hưởng lương cao là tất yếu + Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau Một người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên + Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều ảnh hưởng ngay đến tiền lương của người lao động - Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc: + Mức hấp dẫn của công việc: công việc có sức hấp dẫn cao thu hút được nhiều lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ không bị sức ép tăng lương, ngược lại với công việc kém hấp dẫn để thu hút người lao động doanh nghiệp phải có biện pháp đặt mức lương cao hơn + Mức độ phức tạp với công việc: với độ phức tạp của công việc càng cao thì định mức tiền lương cho công việc đó càng cao Độ phức tạp của công việc có thể là SVTH: Trần Thị Ngọc LinhTrang 10

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w