1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tài sản cố định hữu hình tại chi nhánh đà nẵng – công ty cổ phần viễn thông fpt

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp và tổ chức mọc lên ngày càng nhiều, sự cạnh tranh để tồn tài giữa các doanh nghiệp càng trở nên gây gắt hơn. Chính vì vậy vai trò của kế toán trong doanh nghiệp rất quan trọng. Kế toán không chỉ kích thích và điều tiết các hoạt động sản xuất trong kinh doanh còn có vai trò quan trọng trong công việc quản lý các tài sản doanh nghiệp. Và một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp đó là tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hìn. Tài sản cố định hữu hình là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất. Đối với doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình là điều điện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tài sản cố định hữu hình là yếu tố quan trọng tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như dịch vụ và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì các quan niệm về tài sản cố định hữu hình và cách hạch toán trước đây không còn phù hợp nữa cần phải bổ sung, sửa đổi, cải tiến kịp thời để phục vụ yêu cầu hạch toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng, đặc biệt của vấn đề. Trong thời gian thực tập tại Chi Nhánh Đà Nẵng – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT em đã lựa chọn đề tài “Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Chi Nhánh Đà Nẵng – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT” là đề để em nghiên cứu để hiểu rõ them về kế toán tài sản cố đinh hữu hình.

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KẾ TOÁN  - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG – CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT GVHD : ThS LÊ THỊ HUYỀN TRÂM SVTH : NGÔ PHƯƠNG NHI MSSV : 25202101716 LỚP : K25KKT3 Đà Nẵng, 2023 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BĐSĐT Bất động sản đầu tư CP Chi phí DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng NG Nguyên giá NV Nghiệp vụ PX Phiếu xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình DANH MỤC SƠ Đ SVTH: Ngô Phương Nhi Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm Sơ đồ 1.1: 214 “ Hao mòn tài sản cố định “ 20 Sơ đồ 1.2 : Trình tự hạch toán Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 23 Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .29 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty 31 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Logo của FPT TELECOM 26 Hình 2.2: Giao diện của phần mềm kế toán Oracle .35 SVTH: Ngô Phương Nhi Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TÀI SẢN CÓ ĐỊNH HỮU HÌNH 1 TRONG DOANH NGHIỆP 1 1.1 Khái niệm ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định hữu hình 1 1.1.1 Khái niệm về tài sản cố định hữu hình 1 1.1.2 Các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ 1 1.2 Phân loại TSCĐ hữu hình 2 1.2.1 Phân loại 2 1.2.2 Đánh giá tài sản cố định hữu hình 4 1.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp .7 1.3.1 Chứng từ sử dụng 7 1.3.2 Tài khoản sử dụng 7 1.3.3 Phương pháp hạch toán 9 1.4 Kế toán khấu hao TSCĐ 13 1.4.1 Chứng từ sử dụng 14 1.4.2 Phương pháp khấu hao đường thẳng 14 1.4.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng 18 1.4.4 Trình tự hạch toán 20 1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ 21 1.5.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 21 1.5.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG – CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT .24 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24 2.1.2 Giới thiệu về công ty 24 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của cty 27 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 29 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 31 2.1.6 Quy trình ghi sổ trên kế toán máy 33 SVTH: Ngô Phương Nhi Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm 2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại chi nhánh Đà Nẵng – Công ty cổ phần viễn thông FPT 34 2.2.2 Đặc điểm TSCĐ và phân loại tại công ty chi nhánh Đà Nẵng – Công ty cổ phần viễn thông FPT .34 2.2.3 Kế toán mua tài sản cố định 35 2.2.4 Kế toán khấu hao tài sản cố định cuối kỳ .41 CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG – CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT .43 3.1 Đánh giá tổng hợp về công tác kế toán tài sản cố định 43 3.1.1 Ưu điểm .43 3.1.2 Hạn chế 44 3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn hiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại chi nhánh Đà Nẵng – Công ty cổ phần viễn thông FPT 44 KẾT LUẬN 46 SVTH: Ngô Phương Nhi Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp và tổ chức mọc lên ngày càng nhiều, sự cạnh tranh để tồn tài giữa các doanh nghiệp càng trở nên gây gắt hơn Chính vì vậy vai trò của kế toán trong doanh nghiệp rất quan trọng Kế toán không chỉ kích thích và điều tiết các hoạt động sản xuất trong kinh doanh còn có vai trò quan trọng trong công việc quản lý các tài sản doanh nghiệp Và một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp đó là tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hìn Tài sản cố định hữu hình là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất Đối với doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình là điều điện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tài sản cố định hữu hình là yếu tố quan trọng tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp Tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như dịch vụ và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình Với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì các quan niệm về tài sản cố định hữu hình và cách hạch toán trước đây không còn phù hợp nữa cần phải bổ sung, sửa đổi, cải tiến kịp thời để phục vụ yêu cầu hạch toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng, đặc biệt của vấn đề Trong thời gian thực tập tại Chi Nhánh Đà Nẵng – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT em đã lựa chọn đề tài “Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Chi Nhánh Đà Nẵng – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT” là đề để em nghiên cứu để hiểu rõ them về kế toán tài sản cố đinh hữu hình SVTH: Ngô Phương Nhi Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TÀI SẢN CÓ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định hữu hình 1.1.1 Khái niệm về tài sản cố định hữu hình Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau: Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả 1.1.2 Các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Theo thông tư 200/2014/TT-BTC về “Hướng dẫn chế độ quản lý, sư dụng và trích khấu hao tài sản cố định” - Tiêu chuẩn đối với tài sản cố định hữu hình: Những tài sản hữu hình và kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; SVTH: Ngô Phương Nhi Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm + Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; + Nguyên giá tài sản phải được xác nhận một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 (ba mươi triệu đồng) trở lên 1.2 Phân loại TSCĐ hữu hình 1.2.1 Phân loại Do tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau, nên để thuận lợi cho quản lý và hạch toán tài sản cố định cần sắp xếp tài sản cố định vào từng nhóm theo từng đặc trưng nhất định Sự sắp xếp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối đa ttaif sản cố định và phục vụ tốt cho công tác thống kê tài sản cố định Tài sản cố định có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, theo như hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng Mỗi một cách phân loại sẽ đáp ứng được những nhu cầu quản lý nhất định cụ thể 1.1.2.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện - Nhà cửa, vật kiên trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, sân bãi, cầu cống, - Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải - Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hòa, - Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: Gồm các loại câu lâu năm (cà phê, chè, cao su, ), súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo ) và các súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản ) SVTH: Ngô Phương Nhi Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm - Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật 1.2.1.2 Phân loại theo quyền sở hữu Ở cách phân loại này TSCĐ hữu hình được chia thành 2 loại chính: Sở hữu: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp Những tài sản này có thể do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm, chế tạo ra bằng nguồn vốn của mình Đi thuê: Là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê để phục cho hoạt động sản xuất kinh doanh Từ việc phân loại này doanh nghiệp có thể biết được TSCĐ hữu hình nào mình đang sở hữu và TSCĐ hữu hình nào mình đang đi thuê, để từ đó có kế hoạch sử dụng tài sản hợp lý, lên kế hoạch mua sắm hoặc đi thuê để phục vụ quá trình kinh doanh 1.2.1.3 Phân loại theo nguồn hình thành Theo cách phân loại này, tài sản cố định được phân chia thành 2 loại cơ bản là tài sản cố định tự có và tài sản cố định thuê ngoài * Tài sản cố định tự có: Là những tài sản cố định xây dựng, mua sắm, hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách Nhà nước cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh * Tài sản cố định đi thuê: Tài sản cố định đi thuê gồm 2 loại sau: - Tài sản cố định thuê hoạt động: Là những tài sản cố định trong doanh nghiệp đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng kí kết - Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định trong doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính, nếu hợp đồng thuê thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều sau: + Khi kết thúc thời hạn cho thuê hợp đồng, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận + Thời hạn thuê một tài sản ít nhất phải chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản SVTH: Ngô Phương Nhi Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm + Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản đó trên thị trường vào thời điểm kí hợp đồng + Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo đánh danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại Việc phân loại tài sản cố định theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản cố định thuộc quyền quản lý à sử dụng của doanh nghiệp đến những đối tượng quan tâm Bên cạnh đó cũng xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại tài sản cố định 1.2.1.4 Phân loại TSCĐ hữu hình theo công dụng và tình hình sử dụng Dựa vào cách sử dụng tài sản trong doanh nghiệp có thể phân loại TSCĐ hữu hình thành 3 loại chính: - TSCĐ hữu hình đang sử dụng: là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tham gia vào các hoạt động khác như phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng, - TSCĐ hữu hình chưa cần dùng: là những tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp chưa cần dùng tới và đang lưu trữ để sử dụng sau này • TSCĐ hữu hình không dùng và lên kế hoạch thanh lý: là những tài sản doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng trong hoạt động kinh doanh và cần thanh lý, sang nhượng để thu hồi vốn đầu tư 1.2.2 Đánh giá tài sản cố định hữu hình Đánh giá TSCĐ là việc xác định ghi sổ của TSCĐ TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng, giá trị sản phẩm cố định được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn Mục đích của đánh giá TSCĐ là nhằm đánh giá đúng năng lực SXKD của doanh nghiệp, tính đúng và đầy đủ khấu hao thu hồi vốn đầu tư, đảm bảo tái sản xuất của TSCĐ khi nó hư hỏng và ngoài ra nhằm phục vụ phân tích đúng hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp SVTH: Ngô Phương Nhi Trang 4

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w