1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lựa chọn một công ty tmbb, nhận dạng và phân tích đặc điểm các phân đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp tmbb này

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phân tích và đánh giá thựctrạng kế hoạch hóa marketing chiến lược của công tyTMBB này đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu vàmôi trường marketing.CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAMNhó

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING - - - 🙞🙞🙞- - - BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN MARKETING THƯƠNG MẠI Đề tài: Lựa chọn một công ty TMBB, nhận dạng và phân tích đặc điểm các phân đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp TMBB này? Phân tích và đánh giá thực trạng kế hoạch hóa marketing chiến lược của công ty TMBB này đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu và môi trường marketing (CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM) Nhóm thực hiện: 3 Lớp học phần: 231_BMKT0512_01 Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Cao Tuấn Khanh Hà Nội, tháng 10 năm 2023 1 MỞ ĐẦU .3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG 4 1.1 Nhận dạng các tiêu thức phân đoạn thị trường- sản phẩm mục tiêu 4 1.2 Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu 5 1.3 Phân tích đặc điểm của các đoạn phân đoạn thị trường mục tiêu 5 1.4 Nhận dạng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM 8 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8 2.1.1 Sứ mệnh kinh doanh 11 2.1.2 Tầm nhìn 11 2.1.3 Mục tiêu kinh doanh 12 2.2 Đặc điểm về danh mục sản phẩm kinh doanh và thị trường hình thức kinh doanh 14 2.3 Đặc điểm các yếu tố môi trường MKT 16 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh .24 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH HÓA MARKETING CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP ĐÁP ỨNG VỚI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG MARKETING 26 3.1 Mô tả Thực trạng kế hoạch hóa marketing chiến lược cho mặt hàng thực phẩm tươi sống của công ty Cổ phần chăn nuôi CP 26 3.1.1 Sản phẩm .26 3.1.2 Giá .29 3.1.3 Phân phối 30 3.1.4 Xúc tiến 30 3.2 Phân tích và đánh giá mức độ đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu và môi trường kế hoạch hóa marketing chiến lược của công ty Cổ phần chăn nuôi CP .31 3.2.1 Phân tích thực trạng loại hình marketing chiến lược đối với sản phẩm của CP Food 32 3.2.2 Đáp ứng môi trường marketing chiến lược 33 CHƯƠNG 4: HÀM Ý TỪ PHÂN TÍCH 34 4.1 Đối với thị trường mục tiêu của công ty 34 4.2 Đối với kế hoạch marketing chiến lược của công ty .35 2 KẾT LUẬN .36 PHỤ LỤC 37 MỞ ĐẦU Kinh doanh bán buôn hàng hoá có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nó giúp cho các nhà sản xuất vừa và nhỏ với nguồn tài chính có hạn không thể đủ để phát triển những tổ chức bán hàng trực tiếp Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, việc cạnh tranh giữa các công ty thương mại bán buôn diễn ra rất khốc liệt Để giành được thị phần trong thị trường mục tiêu, công ty cần đề ra những kế hoạch chiến lược marketing đáp ứng được với bối cảnh thị trường và khả năng của công ty Trong bài thảo luận này, nhóm 3 sẽ tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế hoạch hoá marketing chiến lược của công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, đánh giá mức độ đáp ứng với đoạn thị trường mục tiêu và môi trường marketing của công ty Từ đó rút ra những hàm ý và một số đề xuất giải pháp cho kế hoạch marketing của công ty 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG 1.1 Nhận dạng các tiêu thức phân đoạn thị trường- sản phẩm mục tiêu Phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường thành những mảng tách biệt phụ thuộc vào các đặc điểm khác nhau về nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng Các tiêu thức phân đoạn thị trường bao gồm địa dư, nhân khẩu học, phác đồ tâm lý và hành vi ứng xử Đối với sản phẩm thực phẩm tươi sống của CP, theo hình thức bán buôn, CP sẽ hướng tới phân đoạn thị trường theo tiêu thức khu vực địa lý - Khu vực thành thị Có thể thấy rằng, các khách hàng tổ chức tại khu vực thành thị là vô cùng tiềm năng với CP Đây là khu vực đông đúc dân cư, kèm theo đó là các dịch vụ phát triển hiện đại, tập trung nhiều trung tâm tổ chức lớn, có nhu cầu sử dụng loại mặt hàng này: o Nhà hàng và khách sạn: Những cơ sở này thường cần mua thực phẩm tươi sống để phục vụ cho các món ăn của họ Công ty CP có thể tìm cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho những khách hàng này o Các cửa hàng thực phẩm và siêu thị, trung tâm thương mại: Các cửa hàng bán lẻ và siêu thị thành thị cũng là khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những cửa hàng tập trung vào thực phẩm tươi sống o Trường học và bệnh viện: Các tổ chức như trường học và bệnh viện cần cung cấp thực phẩm tươi sống trong việc chuẩn bị bữa ăn cho học sinh và bệnh nhân o Công ty, doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp tự phục vụ thức phẩm cho nhân viên của họ, vì vậy có thể có cơ hội cung cấp thực phẩm tươi sống cho họ Ngoài ra, dân cư sinh sống tại khu vực này họ có tri thức và hiểu biết, luôn muốn hướng tới dùng những sản phẩm sạch, tươi ngon và tốt cho sức khỏe, sản phẩm họ chọn trong siêu thị là những thương hiệu lớn, uy tín Điều này CP đã và đang làm khá tốt, cung cấp những sản phẩm tươi ngon cho các khách hàng - Khu vực nông thôn Khu vực nông thôn không phải khu vực có nhiều cơ hội thị trường giúp CP có thể bán các sản phẩm thực phẩm tươi sống của mình một các dễ dàng và nhanh chóng nhưng khu vực này có tiềm năng và có cơ hội để khai thác 4 o Trại nuôi thú cưng: Các trang trại nuôi thú cưng có thể là khách hàng tiềm năng, cần cung cấp thực phẩm tươi sống cho các loài động vật của họ o Nhà máy chế biến thực phẩm: Các cơ sở chế biến thực phẩm nông nghiệp tại khu vực nông thôn cần nguồn cung ứng thực phẩm tươi sống cho sản xuất thực phẩm gia đình hoặc thương mại o Cơ sở du lịch nông nghiệp: Nơi du khách tham quan và trải nghiệm về nông nghiệp có thể cần cung cấp thực phẩm tươi sống cho du lịch và ẩm thực nông thôn o Các tổ chức nông nghiệp: Các tổ chức, hợp tác xã, và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp có thể là khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm thực phẩm tươi sống Tại khu vực này thì chủ yếu là các khách hàng tổ chức sẽ theo thói quen mua sắm tại chợ, mua truyền thống trực tiếp từ các lò mổ, các nơi cung cấp đồ tươi sống Họ chưa tiếp cận nhiều đến các công ty cung cấp thực phẩm lớn như CP Vì thế, CP nên quan tâm đến thị trường nông thôn để không bỏ lỡ tệp khách hàng này 1.2 Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu mà công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam hướng tới với sản phẩm thực phẩm tươi sống ở đây chính là các khách hàng tổ chức khu vực thành thị Cụ thể đó chính là các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học, bệnh viện, công ty… Những yêu cầu của tệp khách hàng tại thị trường mục tiêu này chú ý đến là: - Chất lượng và an toàn Công ty cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp là an toàn và chất lượng cao - Dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ xuất sắc, giao hàng đúng hẹn, và linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là quan trọng - Giá cả và hợp đồng: Xác định mức giá cả cạnh tranh và cách thức xây dựng hợp đồng dài hạn với khách hàng B2B Các hợp đồng dài hạn có thể đảm bảo ổn định thu nhập và mối quan hệ dài hạn với khách hàng 1.3 Phân tích đặc điểm của các đoạn phân đoạn thị trường mục tiêu Vì nhóm đang tập trung vào thị trường B2B tại khu vực thành thị trong khuôn khổ của đề tài nên sẽ chỉ đề cập tới các phân đoạn thị trường mục tiêu là những nhóm khách hàng công nghiệp/B2B của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam Trong phân đoạn các thị trường mục tiêu của công ty, hiện tại C.P Food đang tập trung hướng tới phục vụ thị trường mục tiêu với khách hàng doanh nghiệp là hệ 5 thống các siêu thị tại những khu trung tâm mua sắm cho đến hệ thống các cửa hàng theo mô hình siêu thị nhỏ và vừa, chuyên phân phối các mặt hàng thực phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng Cụ thể, theo thông tin được thu thập đối với thị trường mục tiêu ở phía Bắc hiện nay của C.P Food, công ty thực phẩm này đang là một trong những nhà cung cấp thực phẩm cho những siêu thị bao gồm: Trung tâm mua sắm Big C (mới đây sau khi tái định vị thương hiệu đã được đổi tên thành Top Market và Go); Siêu thị CoopMart; Trung tâm mua sắm và giải trí Lotte; Hệ thống siêu thị Metro; Qmart Cho đến các mô hình cửa hàng siêu thị nhỏ như chuỗi cửa hàng Minimart Lan Chi; Chuỗi cửa hàng Vinmart+ Xét về mặt quy mô của thị trường mục tiêu, chúng ta có thể thấy những hệ thống siêu thị, cửa hàng đối tác của C.P Food có độ phủ rộng về mặt quy mô từ trung tâm mua sắm, siêu thị lớn cho tới những cửa hàng kinh doanh có quy mô vừa Điều này cho chúng ta thấy được sự đa dạng, phong phú về khách hàng trong chính thị trường mục tiêu của C.P Food và cũng thể hiện mục tiêu, mong muốn của C.P Food trong việc bao phủ thị trường về lĩnh vực cung cấp thực phẩm tươi sạch Xét về đặc điểm khu vực địa lý của thị trường mục tiêu, C.P Food hiện tại đang hướng tới phân phối thực phẩm cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng minimart ở các tỉnh, thành phố có sự phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội Những cái tên không thể thiếu là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng Ngoài ra, cụ thể ở thị trường khu vực phía Bắc, những tỉnh thành phát triển có sự hiện diện của nhóm khách hàng mục tiêu này đang kinh doanh có thể kể đến như: Ninh Bình; Hải Phòng; Quảng Ninh; Hải Dương; Yên Bái; Phú Thọ, Những siêu thị và cửa hàng đối tác kinh doanh của C.P Food tập trung ở những khu vực đông dân cư, đang sinh sống, học tập và làm việc Những siêu thị lớn có thể ở trung tâm thành phố hoặc như một số quận trung tâm của Hà Nội nhưng cũng có một số siêu thị phân phối của C.P Food đang tập trung ở khu vực ngoại thành Hà Nội như Hà Đông, nhưng với giao thông đi lại đang dần tương đối dễ dàng từ trung tâm thành phố nên điều này không là trở ngại của người tiêu dùng khi đi lại mua sắm Những minimart, siêu thị này chúng ta còn thấy sự xuất hiện dày đặc ở bên dưới những khu chung cư, các văn phòng làm việc hay gần những khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp cho tới các trường học, bệnh viện lớn Còn đối với những khu vực nông thôn thì kinh tế chung nhìn chung chưa phát triển và người tiêu dùng vẫn ưa chuộng những mặt hàng giá rẻ hơn tại các khu chợ truyền thống, nên các mô hình chuỗi siêu thị ở đây (Xét về hành vi mua của khách hàng trong thị trường này) không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu mà C.P Food muốn tập trung hướng tới 1.4 Nhận dạng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường 6 Dù chiếm thị phần rất lớn trên thị trường nhưng C.P Food vẫn phải cạnh tranh mạnh mẽ trong môi trường đầy khắc nghiệt Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của C.P Food là: Masan; Vissan; GreenFeed; Cargill, Sức hấp dẫn của thị trường thịt mát tại Việt Nam với quy mô 18 tỷ USD khiến các thương hiệu trong, ngoài nước liên tục tăng tốc mở chuỗi cửa hàng, mở rộng phân phối qua kênh đại lý Mặc dù các tên tuổi trong nước đang rất nỗ lực để đánh chiếm thị trường bằng nhiều cách khác nhau, nhưng “cửa” để “vượt mặt” C.P Group chưa thực sự sáng C.P từ lâu đã dồn lực cho mảng Farm & Food, trong khi nguồn thu chủ yếu của Masan MEATLife vẫn đến từ thức ăn chăn nuôi Doanh thu ngành thịt và chăn nuôi của Masan MEATLife mới chỉ đạt 453 tỷ đồng (gần 20 triệu USD) trong quý đầu năm 2020 Lợi nhuận của Masan MEATLife cũng không khả quan trong những quý gần đây, khi các doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng rất tốt theo đà tăng của giá thịt lợn Masan không chỉ liên tục mở rộng thị trường thịt lợn mát, mà còn tham gia thị trường gia cầm khi đầu tư vốn vào Công ty 3F - Việt Đây là doanh nghiệp nội địa thành lập năm 2014, nổi lên với vai trò đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà Về Vissan, tính đến thời điểm hiện tại, dù đã có thời kì rất thành công, đã là doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam, nhưng CTCP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan, mã VSN) đang đối mặt thách thức khi nhiều công ty đẩy mạnh đầu tư nhằm gia tăng thị phần, còn mô hình kinh doanh của Vissan lại ít thay đổi Hình 1.1 Thị phần thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam (Năm 2020) (Đơn vị: %) Nguồn: (http://tintuc.vibonline.com.vn/dua-gianh-mieng-banh-thit-mat-18-ty- usd.html) 7 Hình 1.2 Công suất các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam Nguồn: (https://forbes.vn/quan-quan-trong-can-bep) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực Công – Nông nghiệp và chế biến thực phẩm Tập đoàn C.P bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại 8 diện tại TP.HCM Năm 1993 thành lập Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P Việt Nam, có trụ sở chính tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Năm 2011 đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam (CPV) Hiện nay, C.P là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất thực phẩm an toàn Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam (CPV) hiện nay bao gồm các ngành sản xuất chính bao gồm: Thức ăn chăn nuôi; Thức ăn thủy sản; Chăn nuôi gia súc gia cầm; Nuôi trồng thủy sản; Chế biến thực phẩm (Chế biến thịt và thủy sản); Phân phối, bán lẻ thực phẩm CPV có một hệ thống sản xuất đa ngành khép kín theo mô hình “FEED-FARM-FOOD” duy nhất tại Việt Nam FEED - Thức ăn chăn nuôi; FARM - Trang trại chăn nuôi; FOOD - Chế biến thực phẩm C.P Food là nhãn hàng tiên phong trong ngành hàng thực phẩm của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam, nhằm giúp tăng độ phủ sóng của thương hiệu C.P Food và phát triển tất cả các kênh bán hàng, giúp khách hàng có thể thực hiện hành vi mua hàng mọi lúc mọi nơi C.P Food Việt Nam – Nhà bếp của thế giới: Bằng việc kiểm soát tuyệt đối khắt khe toàn bộ quy trình sản xuất, doanh nghiệp cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Đó cũng là cách C.P xây dựng và giữ vững lòng tin nơi người tiêu dùng Các sản phẩm của C.P Food hiện nay bao gồm: Thực phẩm tươi; Thực phẩm chế biến; Xúc xích; Thủy sản chế biến;… Các sản phẩm thực phẩm hiện nay của C.P Food Việt Nam đang được phân phối rộng rãi ra thị trường bao gồm: Thực Phẩm Thịt gà; Thịt heo; Thịt heo Kurobuta; Trứng; Thịt gà ướp sẵn; Thịt Tươi heo ướp sẵn;… Thực Phẩm Chế Bánh burger; Bánh Croissant; Tàu hũ trứng; Snack;… Biến Xúc Xích Xúc xích CP; Xúc xích Bucher; Xúc xích tiệt trùng CP; Xúc xích tiệt trùng Five Star; Lạp xưởng;… Thủy Sản Chế Tôm; Cá;… Biến CP Green Rau bạc hà; Bắp cải; Bí xanh; Bí đỏ; Cà chua; Cà rốt;… Chả Lụa – Nem Chả lụa CP; Nem giòn; Pate;… - Pate  Tóm tắt hoạt động kinh doanh của C.P Việt Nam: 9 C.P Việt Nam có doanh số năm 2020 hơn 80.000 tỉ đồng, tổng số thuế nộp ngân sách nhà nước từ năm (1994 – 2020) hơn 17.000 tỉ đồng, liên tục trong nhiều năm C.P Việt Nam là doanh nghiệp xuất sắc trong thanh toán thuế nhà nước Tổng số cán bộ công nhân viên hơn 27.000 người, trong đó công nhân viên người Việt Nam chiếm 99,03%, trong đó có nhiều người Việt Nam giữ chức vụ quản lý cấp cao C.P Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm (Hà Nội, Hải Dương, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bàu Xéo, Bình Phước) với tổng công suất hơn 5,3 triệu tấn/năm, 1 nhà máy sơ chế bắp tại Đắk Lắk và có 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản (Đồng Nai, Bến Tre, Cần Thơ) với tổng công suất 550.000 tấn/năm Ngoài ra, C.P Việt Nam có 2 nhà máy chế biến thủy sản tại TP Huế và tỉnh Bến Tre và 4 nhà máy chế biến thịt tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Phước và TP Hồ Chí Minh C.P Việt Nam đã hợp tác với nông dân Việt Nam cả về lĩnh vực chăn nuôi và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sử dụng mô hình Công – Nông nghiệp hiện đại kết hợp với việc sản xuất thức ăn an toàn có hệ thống, kiểm soát chuỗi giá trị bắt đầu từ nguồn nhiên liệu đầu vào, con giống, thức ăn chăn nuôi cho đến việc chế biến và phân phối thực phẩm đầu ra Hàng năm C.P Việt Nam cung cấp heo thịt cho thị trường với số lượng hơn 6.8 triệu con, trứng gà hơn 750 triệu quả, gà thịt hơn 66 triệu con và xuất khẩu thực phẩm chế biến thủy sản trên 20.000 tấn sang thị trường các nước như, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu Năm 2020, C.P Việt Nam đã khánh thành và đưa vào hoạt động tổ hợp nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất 1.000.000 con/ tuần, tương đương 50 triệu con/ năm 10

Ngày đăng: 16/03/2024, 23:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w