Đề cương tâm lý người

68 0 0
Đề cương tâm lý người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 Nêu bản chất hiện tượng TL người? Phân tích tính chủ thể trong người KLSP 2 2 Tâm lý là gì? Anh /chị hãy phân tích bản chất xã hội - lịch sử của hiện tượng tâm lý người? Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết 4 3 Giao tiếp là gì? Trình bày các chức năng của giao tiếp Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 5 4 Hoạt động là gì? Anh/chị hãy phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 7 5 Ý thức là gì? Anh /chị hãy phân tích cấu trúc của ý thức? Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 8 6 Chú ý là gì? Trình bày các thuộc tính của chú ý và rút ra ứng dụng cần thiết trong hoạt động thực tiễn 10 7 Cảm giác là gì? Trình bày quy luật ngưỡng cảm giác và rút ra kết luận sư phạm cần thiết 11 8 Kể tên các thao tác của tư duy Phân tích các thao tác đó? Rút ra những ứng dụng SP 13 9 Tưởng tượng là gì? Trình bày các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng và rút ra KL 14 10 Ghi nhớ là gì ? Anh/ chị hãy trình bày các loại ghi nhớ Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 15 11 Nhân cách là gì? Anh/chị hãy trình bày các đặc điểm tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 17 12 Nhân cách là gì? Anh /chị hãy trình bày vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 18 13 Tình cảm bao gồm những qui luật nào? Anh /chị hãy trình bày qui luật lây lan và qui luật hình thành tình cảm Rút ra ứng dụng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp 19 14 Lý tưởng là gì? Phân tích các tính chất của lý tưởng và rút ra kết luận sư phạm cần thiết 21 15 Năng lực là gì ? Anh/chị hãy phân tích mối quan hệ giữa năng lực với tư chất, năng lực với thiên hướng, năng lực với kỹ năng kỹ xảo? Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 21 16 So sánh phản ánh nhận thức và phản ánh cảm xúc Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 23 17 Tính cách là gì? Phân tích cấu trúc của tính cách Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết 25 18 Ý chí là gì ? Trình bày các phẩm chất của ý chí Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 26 19 Anh /chị hãy so sánh kỹ xảo với thói quen Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 28 39 Nêu bản chất sự phát triển tâm lý trẻ em? Từ việc trình bày quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ em, anh /chị hãy rút ra kết luận sư phạm cần thiết 29 40 Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra theo những quy luật nào? Anh/chị hãy phân tích nội dung quy luật “Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý”, từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 31 41 Lứa tuổi là gì? Mỗi giai đoạn lứa tuổi được quyết định bởi những điều kiện gì? Anh/chị hãy lý giải tại sao giai đoạn lứa tuổi chỉ có ý nghĩa tương đối, từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 32 42 Thế nào là lứa tuổi học sinh tiểu học? Anh /chị hãy trình bày tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ em 6 tuổi, từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 33 43 Nêu tiền đề phát triển tâm lý học sinh tiểu học? Từ việc phân tích đặc điểm cuộc sống nhà trường tiểu học, anh / chị hãy rút ra kết luận sư phạm cần thiết 35 44 Tri giác là gì? Phân tích các đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học KLSP 40 45 Trí nhớ là gì? Phân tích các đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học, KLSP 41 46 Tư duy là gì? Phân tích các đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học, KLSP 43 47 Nhu cầu là gì? Phân tích các đặc điểm nhu cầu của học sinh tiểu học, KLSP 46 48 Tình cảm là gì? Phân tích các đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học, KLSP 48 49 Hoạt động học là gì? Trình bày các đặc điểm của hoạt động học, KLSP 51 50 Hoạt động chủ đạo là gì? Phân tích các đặc điểm của hoạt động chủ đạo, KLSP 52 51 Hoạt động học tập là gì? Phân tích đặc điểm hoạt động học của học sinh tiểu học, KLSP 53 52 Hoạt động học của học sinh tiểu học được cấu thành bởi những yếu tố nào?Anh/chị hãy phân tích động cơ học tập của học sinh tiểu học, từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết 55 53 Hoạt động vui chơi là gì? Phân tích vai trò của hoạt động vui chơi đối với lứa tuổi học sinh tiểu học Để tổ chức hoạt động vui chơi cho các em, giáo viên phải chú ý đến những vấn đề gì? 56 54.Sự phát triển trí tuệ là gì? Anh/chị hãy phân tích các chỉ số của sự phát triển trí tuệ, trên cơ sở đó anh (chị) hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết 57 55.Sự phát triển trí tuệ là gì? Phân tích mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ, KLSP 58 56.Hành vi đạo đức là gì? Phân tích các tiêu chuẩn để đánh giá hành vi đạo đức, KLSP 60 57.Anh /chị hãy nêu các đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học Từ việc phân tích vị trí của người giáo viên tiểu học trong xã hội hiện đại, hãy rút ra kết luận sư phạm cần thiết 61 58.Anh/chị hãy nêu mô hình cấu trúc nhân cách người giáo viên tiểu học, từ việc phân tích các năng lực chung của người giáo viên tiểu học, anh chị hãy rút ra kết luận sư phạm cần thiết 64 1 Nêu bản chất hiện tượng TL người? Phân tích tính chủ thể trong người KLSP *Bản chất hiện tượng TL người Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực và khách quan vào não thông qua chủ thể của mỗi người: Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt khác về chất so với các loại phản ánh khác vì: - Đó là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người - tổ chức cao nhất của vật chất Chỉ có hệ thần kinh và bộ não con người mỗi có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan tạo ra trên não hình ảnh tâm lý chứa đựng trong vết vật chất- đó là quá trình sinh lý, sinh hoá ở trong hệ thần kinh và bộ não Mác nói: “Tinh thần, tư tưởng, tâm lý … chẳng qua là vật chất được chuyển hóa trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có” - Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” như một bản sao về thế giới Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não Song hình ảnh tâm lý khác về vật chất so với các phản ánh cơ, vật lý … ở chỗ: + Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực, sinh động và sáng tạo Ví dụ: Khi chụp ảnh thì ảnh đó cho ra đúng với bạn Nhưng khi miêu tả, phác họa về người bạn đó, chúng ta có thể thêm thắp cho bạn mình đẹp hơn, lung linh hơn + Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân, hay nhóm người mang hình ảnh tâm lý đó Nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan, vì mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đã vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, xu hướng, tính cách, năng lực của mình vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang đậm tính chủ thể *Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện ở chỗ: - Cùng nhận một sự tác động của thế giới nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau - Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta hình ảnh tâm lý và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy 2 - Chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và trải nghiệm nó rõ nhất Thông qua các mức độ và sắc thái khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ hành vi khác nhau đối với hiện thực - Tâm lý của mỗi người khác nhau thì khác nhau vì: mỗi người khác nhau có đặc điểm riêng về cấu tạo cơ thể, hệ thần kinh và não bộ, có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau, đặc biệt mỗi người thể hiện mức độ hoạt động và giao tiếp khác nhau trong cuộc sống #Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người TL người khác xa về chất so với tâm lý một số loài động vật cao cấp ở chỗ: Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người thể hiện: - TL người có nguồn gốc xã hội vì: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của mỗi người, hiện thực khách quan bao gồm hiện thực tự nhiên và hiện thực xã hội, trong đó hiện thực xã hội là cái quyết định đến tâm lý người TL người chỉ nảy sinh trong đời sống xã hội, sống ngoài xã hội con người không có tâm lý người (dù có cấu tạo cơ thể là người) - Tâm lý người có nội dung xã hội: Tâm lý người phản ánh toàn bộ quan hệ xã hội mà người đó sống như: Quan hệ kinh tế xã hội, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ người - người từ các quan hệ gia đình, làng xóm, đến các nhóm, cộng đồng… Tất cả các mối quan hệ trên quyết định đến bản chất tâm lý người Nên các mối quan hệ xã hội càng đa dạng càng phong phú, đời sống xã hội, nền văn hóa xã hội càng phát triển …thì tâm lý người càng phong phú, càng phát triển - Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội Thông qua hoạt động và giao tiếp với tư cách là chủ thể con người đã biến kinh nghiệm lịch sử- xã hội, nền văn hóa xã hội của các thế hệ đi trước thành kinh nghiệm, tri thức cho riêng mình qua cơ chế lĩnh hội bằng hoạt động của chủ thể - Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng 3 đồng Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và lịch sử dân tộc và cộng đồng … *Kết luận SP: - Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não nên khi nghiên cứu tâm lý con người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động Hình thành, phát triển tâm lý cho bản thân, cho người khác cần phải xây dựng môi trường sống lành mạnh - Tâm lý người mang đậm tính chủ thể vì vậy trong ứng xử, trong giáo dục cần phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng người -Tâm lý người có nguồn gốc xã hội vì thế nghiên cứu tâm lý người phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động - Muốn hình thành và phát triển tâm lý, cá nhân phải tích cực tham gia các hoạt động Cần phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động chủ đạo, hoạt động tập thể ở từng lứa tuổi để hình thành và phát triển tâm lý - Cần phải nhìn nhận con người ở góc độ vận động và phát triển 2 Tâm lý là gì? Anh /chị hãy phân tích bản chất xã hội - lịch sử của hiện tượng tâm lý người? Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết *Tâm lí là: là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động và hoạt động của con người *Bản chất xã hội- lịch sử của hiện tượng tâm lí người: TL người khác xa về chất so với tâm lý một số loài động vật cao cấp ở chỗ: Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người thể hiện: - TL người có nguồn gốc xã hội vì: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của mỗi người, hiện thực khách quan bao gồm hiện thực tự nhiên và hiện thực xã hội, trong đó hiện thực xã hội là cái quyết định đến tâm lý người TL người chỉ nảy 4 sinh trong đời sống xã hội, sống ngoài xã hội con người không có tâm lý người (dù có cấu tạo cơ thể là người) - Tâm lý người có nội dung xã hội: Tâm lý người phản ánh toàn bộ quan hệ xã hội mà người đó sống như: Quan hệ kinh tế xã hội, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ người - người từ các quan hệ gia đình, làng xóm, đến các nhóm, cộng đồng… Tất cả các mối quan hệ trên quyết định đến bản chất tâm lý người Nên các mối quan hệ xã hội càng đa dạng càng phong phú, đời sống xã hội, nền văn hóa xã hội càng phát triển …thì tâm lý người càng phong phú, càng phát triển - Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội Thông qua hoạt động và giao tiếp với tư cách là chủ thể con người đã biến kinh nghiệm lịch sử- xã hội, nền văn hóa xã hội của các thế hệ đi trước thành kinh nghiệm, tri thức cho riêng mình qua cơ chế lĩnh hội bằng hoạt động của chủ thể - Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và lịch sử dân tộc và cộng đồng … * Kết luận: -Tâm lý người có nguồn gốc xã hội vì thế nghiên cứu tâm lý người phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động - Muốn hình thành và phát triển tâm lý, cá nhân phải tích cực tham gia các hoạt động Cần phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động chủ đạo, hoạt động tập thể ở từng lứa tuổi để hình thành và phát triển tâm lý - Cần phải nhìn nhận con người ở góc độ vận động và phát triển 3 Giao tiếp là gì? Trình bày các chức năng của giao tiếp Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết *Giao tiếp là: sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, thông qua đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về xúc cảm, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Nói cách khác: Giao 5 tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác *Các chức năng của giao tiếp: - Chức năng thông tin: Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin, vừa là nơi tiếp nhận thông tin Thu nhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng để phát triển NC - Chức năng cảm xúc: Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể Vì vậy là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người - Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau, làm cơ sở cho việc đánh giá lẫn nhau Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình - Chức năng điều chỉnh hành vi: Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác - Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục đích chung Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người - Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách *KLSP: - Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học mà còn là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách cho học sinh noi theo - Để giao tiếp đạt được hiệu quả phải tạo bầu không khí tâm lí thân thiện, bình đẳng giữa giáo viên và học sinh, không nên tạo ra ở học sinh những rào cản tâm lí trong quá trình tiếp xúc với giáo viên 6 4 Hoạt động là gì? Anh/chị hãy phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết *Hoạt động là: mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người *Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển TL, nhân cách HĐ của con người là HĐ có mục đích, mang tính XH, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà tâm lý, ý thức, nhân cách được hình thành và bộc lộ: - Trong quá trình hoạt động con người đã tạo ra “sản phẩm kép” sản phẩm vật chất bên ngoài và sản phẩm tinh thần + Để tạo ra sản phầm vật chất có kết quả, chủ thể phải hình thành ở mình những phẩm chất và năng lực nhất định Vì mỗi hoạt động đòi hỏi ở con người phải có những phẩm chất và năng lực tương ứng Như vậy hoạt động thúc đẩy, kích thích các phẩm chất và năng lực, tâm lí cá nhân phát triển Nên hành động càng phong phú, đa dạng thì đời sống tâm lý càng phát triển Thông quá quá trình tạo ra sản phẩm vật chất bên ngoài (quá trình khách thể hóa) chủ thể đã chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình vào trong sản phẩm vật chất bên ngoài qua đó tâm lý, ý thức cá nhân được bộc lộ ra bên ngoài + Mặt khác trong quá trình hoạt động ý thức được hình thành vì: Trong quá trình xác lập mục đích hành động đây là điều kiện để hình thành nên ý thức bởi khi hoạt động đòi hỏi chủ thể hoạt động phải thấy trước kết quả của hoạt động, phải hình dung ra sản phẩm mình cần làm ra, phải xây dựng được kế hoạch hoạt động, phân tích những cái sẵn có trong tự nhiên từ đó điều khiển, điều chỉnh HĐ để đạt được mục đích 7

Ngày đăng: 16/03/2024, 01:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan