1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng thuế và hệ thống thuế việt nam chương 6

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Giảng Thuế Và Hệ Thống Thuế Việt Nam Chương 6
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 810 KB

Nội dung

Tìm hiểu các khoản được miễn thuế và không được miễn thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.. Tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với các

Trang 1

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

• SV nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi sau:

1 Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng trong trường hợp có thu nhập

từ nguồn nào?

2 Phân biệt các khái niệm:

- Cá nhân có cư trú và không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam

- Mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với các nguồn thu

nhập tính thuế

- Giảm trừ bản thân và người phụ thuộc theo quy định hiện hành

3 Tìm hiểu các khoản được miễn thuế và không được miễn thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công?

4 Tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ:

- Khoản tiền lương, tiền công

- Khoản tiền trúng thưởng

- Khoản thu nhập từ tiền lãi nhận được từ ngân hàng, cổ tức đầu tư vốn

- Khoản thu từ tiền bản quyền được hưởng

Trang 2

THUẾ THU NHẬP

CÁ NHÂN

Trang 3

VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1- Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12

2- Luật sửa đổi bổ sung số 26/2013/QH13

3- Luật sửa đổi bổ sung số 71/2014/QH13

4- Nghị định số 65/2013/NĐ-CP

5- Nghị định số 91/2014/NĐ-CP

6- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP

7- Thông tư số 111/2013/TT-BTC

8- Thông tư số 156/2013/TT-BTC

9- Thông tư số 119/2014/TT-BTC

10- Thông tư số 151/2014/TT-BTC

11- Thông tư số 92/2015/TT-BTC

Trang 4

NGƯỜI NỘP THUẾ

• Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam , không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

Trang 5

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật về cư trú, hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật về nhà ở với thời hạn của hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế

2 Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện nêu trên

Trang 6

THU NHẬP CHỊU THUẾ

Thu nhập chịu thuế có 10 loại:

 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh

 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

 Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn

 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản.

 Thu nhập từ trúng thưởng

 Thu nhập từ bản quyền

 Thu nhập từ chuyển quyền thương mại

 Thu nhập từ nhận thừa kế

 Thu nhập từ nhận quà tặng

Trang 7

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG

Trang 8

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG

Trang 9

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công Nguyên tắc xác định:

Là bất cứ khoản lợi ích bằng tiền, không bằng tiền

mà cá nhân nhận được mang tính chất tiền lương tiền công, trừ trường hợp đặc biệt

Trang 10

1.Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.1 Tiền lương, tiền công và các khoản có tính

chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền

 Giờ làm việc bình thường: tiền lương nhận

được tính toàn bộ vào thu nhập chịu thuế

 Làm thêm giờ: chỉ tính vào thu nhập chịu thuế

tiền lương tiền công nhận được theo giờ làm việc bình thường, phần trội lên không tính

Trang 11

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.2 Các khoản phụ cấp, trợ cấp; trừ một số khoản phụ cấp trợ cấp sau:

 Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp 1 lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

 Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp 1 lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

 Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng

 Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao

 Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản

 Phụ cấp đặc thù ngành nghề

Trang 12

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1 2 Các khoản phụ cấp, trợ cấp; trừ một số khoản phụ cấp trợ cấp sau:

 Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ 1 lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật

 Trợ cấp chuyển vùng 1 lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc

 Trợ cấp khó khăn đột xuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản; mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động

 Trợ cấp hưu trí 1 lần

 Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

Trang 13

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.2 Một số trường hợp phụ cấp khác:

1.2.1 Phụ cấp ăn trưa, ăn ca:

 Nếu DN tổ chức bữa ăn ca, ăn ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua

suất ăn, cấp phiếu ăn  được miễn toàn bộ

 Nếu DN không tổ chức bữa ăn mà chi tiền cho

người lao động: Theo quy định hiện hành: Miễn tối

đa 730.000đ/người/tháng (Thông tư

26/2016/TT-BLĐTBXH)

Trang 14

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.2 Một số trường hợp phụ cấp khác:

1.2.2 Phụ cấp điện thoại

Nguyên tắc: Được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi này được miễn thuế thu nhập cá nhân

 Thỏa thuận hoặc quy định rõ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính …

về mức hưởng và điều kiện được hưởng bao nhiêu thì miễn bấy nhiêu

 Trường hợp chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi thì phần cao hơn phải tính vào thu nhập chịu thuế

Trang 15

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.2 Một số trường hợp phụ cấp khác:

1.2.3 Công tác phí:

Nguyên tắc: được miễn thuế TNCN nếu khoản công tác

phí đó được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

 TH1: Tiền công tác phí theo thực tế phát sinh như vé

máy bay, tiền lưu trú, tiền ăn, phòng nghỉ khách sạn, tiếp khách … nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ thì khi nhận các khoản tiền công tác phí này sẽ được miễn thuế TNCN.

 TH2: Công tác phí khoán:

 Được miễn theo mức doanh nghiệp đã quy định tại quy

chế tài chính hoặc quy chế nội bộ.

 Nếu chi cao hơn thì mức vượt phải tính vào thu nhập

chịu thuế.

Trang 16

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.2 Một số trường hợp phụ cấp khác:

1.2.4 Phụ cấp trang phục:

 Nếu nhận bằng tiền: Miễn tối đa 5trđ/ng/năm

 Nếu nhận bằng hiện vật: Miễn toàn bộ

 Nếu vừa nhận bằng tiền, vừa bằng hiện vật: thì

phần nhận bằng hiện vật không bị đưa vào tính thuế; phần nhận bằng tiền miễn tối đa 5trđ/ng/năm

VD1: Nhân viên A nhận phụ cấp trang phục năm

2022 như sau: hiện vật: 6 triệu, tiền mặt: 2 triệu

VD2: Nhân viên B nhận phụ cấp trang phục năm

2022 như sau: hiện vật: 2 triệu, tiền mặt: 6 triệu

Trang 17

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.3 Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức

1.4 Tiền nhận được từ tham gia: hiệp hội kinh

doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án , hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác

1.5 Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài lương, tiền công do người sử dụng lao

động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức

Trang 18

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.5 Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài lương

VD: Khoản tiền thuê nhà doanh nghiệp trả hộ:

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở

do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực trả

hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị, không phân biệt nơi trả thu nhập.

VD1: Trường hợp theo số thực tế trả hộ:

Nhân viên A có khoản thu nhập trong tháng 1/N như sau:

+ Tiền lương chính: 9.930.000đ

+ Phụ cấp ăn ca: 800.000đ

+ Doanh nghiệp trả hộ tiền thuê nhà: 1.000.000đ

VD2: Trường hợp vượt quá 15%

Nhân viên B có các khoản thu nhập trong tháng 1/N như sau:

+ Tiền lương chính: 9.930.000đ

+ Phụ cấp ăn ca: 800.000đ

+ Doanh nghiệp trả hộ tiền thuê nhà: 2.000.000đ

Trang 19

1.Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.5 Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài lương

1.5.4 Các khoản phúc lợi:

 Được miễn:

 Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.

 Khoản hỗ trợ người sử dụng cho người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động

và thân nhân của người lao động.

 Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề phụ hợp với công việc hoặc theo kế hoạch của người sử dụng lao động thì không tính vào th nhập của người nộp thuế

Trang 20

1.Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.5 Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài lương

1.5.5 Các khoản bảo hiểm:

 Các loại bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy

về phí bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí) … thì phí mua các khoản bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

 Các loại bảo hiểm không bắt buộc có tích lũy về phí

bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ thì khi nhận được thu nhập từ khoản tích lũy đó, người lao động sẽ phải đưa khoản thu nhập này vào tính thuế thu nhập cá nhân Khoản phí mua bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế thu nhập cá nhân là 1.000.000đ/người/tháng

Trang 21

1.Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.5 Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài lương

1.5.6 Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón

người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.

Trang 22

1 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

1.6 Các khoản tiền thưởng, trừ:

 Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước

phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của Pháp luật về thi đua khen thưởng.

 Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải

thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam phong tặng.

 Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh

được Nhà nước Việt Nam công nhận

 Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm

pháp luật với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Trang 23

Câu hỏi tình huống

Câu hỏi tình huống 1:

Ông A làm việc trong một doanh nghiệp Việt Nam, trong năm tính thuế có các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

+ Tiền lương: 120 triệu, trong đó phần tiền lương làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm trong giờ theo quy định của Bộ luật lao động là: 10 triệu đồng.

+ Thưởng theo hiệu quả công việc: 24 triệu

+ Trợ cấp tai nạn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và bảo hiểm xã hội: 2 triệu

+ Thưởng lễ, tết: 10 triệu

+ Chi phí xe đưa đón phục vụ riêng: 12 triệu  Xem lại

Xác định thu nhập chịu thuế?

Trang 24

Câu hỏi tình huống

Câu hỏi tình huống 2:

Ông B làm việc trong một doanh nghiệp Việt Nam Trong năm tính thuế có các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

+ Tiền lương: 240 triệu

+ Phụ cấp trách nhiệm: 12 triệu

+ Phụ cấp độc hại: 15 triệu

+ Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học: 10 triệu

+ Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: 2 triệu

Xác định thu nhập chịu thuế?

Trang 25

2 Các khoản giảm trừ

2.1 Các khoản bảo hiểm bắt buộc

 Theo quy định hiện hành, các khoản bảo hiểm bắt buộc được giảm trừ khi tính thuế TNCN

+ BHXH: 8%

+ BHYT: 1,5%

+ BHTN: 1%

 Các khoản bảo hiểm tự nguyện:

+ Đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện: giảm trừ theo mức thực tế nhưng không quá 1 triệu đồng/1 người/ 1 tháng

Trang 27

2 Các khoản giảm trừ

2.2.1 Giảm trừ bản thân

 Giảm trừ bản thân:

11 triệu đồng/người/tháng(132 triệu đồng/người/năm)

Note:

Số tháng được giảm trừ bản thân không phụ thuộc vào số tháng có thu nhập mà phụ thuộc và số tháng trong kỳ tính thuế

Trang 28

 Chưa đến độ tuổi lao động hoặc không thể lao động

 Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000đ/người/tháng

Trang 29

2 Các khoản giảm trừ

2.2.2 Giảm trừ người phụ thuộc

Câu hỏi tình huống:

Chị Nguyễn Bình An ký HĐLĐ 36 tháng với công ty MKP từ tháng 1/20120  12/2022

+ Từ tháng 1/2021 – T6/2021: nghỉ chế độ thai sản 6 tháng

+ Chị An sinh con vào ngày 12/2/2021

+ Đến tháng 7/2021 chị An đi làm trở lại

Vì có thu nhập trên 11 triệu đồng nên chị An đăng kỳ NPT là con để tính giảm trừ vào ngày 22/7/2022

Hỏi:

Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ gia cảnh trong năm 2021:

 Mức giảm trừ NPT khi quyết toán thuế TNCN

Trang 30

2 Các khoản giảm trừ

2.3 Giảm trừ các khoản khuyến học, từ thiện

Note: Phải có đầy đủ hồ sơ chứng từ đầy đủ chứng

minh khoản đóng góp từ thiện

Trang 32

Bài tập tình huống

Anh Nguyễn Hoàng Anh ký hợp đồng lao động 36 tháng từ tháng 1/2017 với công ty CP Tổng hợp Quang Minh

Tháng 1/2018, anh Hoàng Anh nhận được các khoản thu nhập như sau:

+ Lương theo ngày công làm việc thực tế: 20.000.000đ

+ Anh H.Anh có 1 con nhỏ và đăng ký người phụ thuộc tại công ty Quang Minh từ tháng 6/2017.

Tính thuế TNCN anh Hoàng Anh phải nộp trong tháng 1/2018;

- Nếu là thời điểm Tháng 1/2022 thì số thuế TNCN sẽ là bao nhiêu?

Trang 33

Bài tập tình huống

• Bước 1: Xác định tổng thu nhập của a Hoàng Anh

Tổng thu nhập của H.Anh tháng 1/2018 là:

20.000.000 + 800.000 + 300.000 + 1.000.000 = 22.100.000đ

• Bước 2: Xác định các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

+ Tiền ăn: 730.000đ

• Bước 3: Xác định thu nhập chịu thuế

TNCT = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế = 22.100.000 –

730.000.000 = 21.370.000đ

• Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ:

+ Bản thân: 9.000.000 đồng

+ Người phụ thuộc: 3.600.000 đồng

+ Tiền đóng bảo hiểm: 2.100.000 đồng.

 Tổng các khoản được giảm trừ = 14.700.000đ

• Bước 5: Xác định thu nhập tính thuế:

TNTT = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ = 21.370.000 – 14.700.000 =

6.670.000đ

• Bước 6: Xác định công thức tính thuế (theo bảng lũy tiến từng phần)

Với mức thu nhập tính thuế là 6.670.000đ  thuộc bậc 2.

Số thuế TNCN phải nộp = 10%*6.670.000 – 250.000 = 417.000đ

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:44

w