Quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp
Trang 1Hà Nội, năm 2024
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HOÀNG ANH TÚ
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – MYANMAR:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2Hà Nội, năm 2024
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HOÀNG ANH TÚ
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – MYANMAR:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác Luận án tiếp thu một cách chân thực, cẩntrọng, có trích nguồn dẫn cụ thể các kết quả nghiên cứu đã được công bố củacác học giả trong và ngoài nước
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Hoàng Anh Tú
Trang 4Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng vàPGS.TS Nguyễn Duy Dũng, những người thầy hướng dẫn khoa học đã chỉdẫn cho tôi những kiến thức chuyên sâu và phương pháp luận trong thời giantôi nghiên cứu, thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã độngviên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận án
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Hoàng Anh Tú
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 11
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 11
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan tới lý thuyết quan hệ kinh tế quốc tế 11
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến quan hệ kinh tế 12
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 18
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan tới lý thuyết quan hệ kinh tế quốc tế 18
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan tới quan hệ kinh tế 20
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu 25
1.3.1 Về những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa (các lý thuyết, cơ sở thực tiễn, các kết luận, kết quả mang tính đúc kết…) 25
1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu, những vấn đề luận án tập trung giải quyết và hướng giải quyết 26
C hương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ SONG PHƯƠNG 29
2.1 Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế 29
2.1.1 Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế 29
2.1.2 Các yếu tố cấu thành của quan hệ kinh tế quốc tế 31
2.2 Cơ sở lý luận cho việc đánh giá quan hệ kinh tế song phương 36
2.2.1 Lý thuyết trọng thương 36
2.2.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lý thuyết lợi thế so sánh 37
2.2.3 Lý thuyết lợi ích quy mô của nền kinh tế 39
2.2.4 Lý thuyết về các quy trình sản xuất và chuỗi giá trị 40
2.2.5 Lý thuyết chiết trung của Dunning về sản xuất quốc tế 42
2.2.6 Vận dụng các lý thuyết trong luận án 43
Trang 62.3.1 Nhân tố khu vực và quốc tế: 44
2.3.2 Nhân tố quốc gia: 50
2.4 Các tiêu chí đánh giá quan hệ kinh tế song phương 52
2.4.1 Về thương mại 52
2.4.2 Về đầu tư 53
2.4.3 Về du lịch 53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 54
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM -MYANMAR GIAI ĐOẠN 2011 – 2021 56
3.1 Những nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar 56
3.1.1 Nhân tố khu vực và quốc tế 56
3.1.2 Nhân tố quốc gia 62
3.2 Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar giai đoạn 2011 -2021 68
3.2.1 Về lĩnh vực thương mại hàng hóa 68
3.2.2 Về lĩnh vực đầu tư 78
3.2.3 Về lĩnh vực du lịch 84
3.3 Đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar 88
3.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 88
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 95
Tiểu kết chương 3 100
Chương 4: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – MYANMAR ĐẾN NĂM 2030 101
4.1 Bối cảnh quốc tế, khu vực mới và những yêu cầu đặt ra 101
4.1.1 Đại dịch COVID-19 101
4.1.2 Vấn đề bất ổn của các nước lớn 103
4.1.3 Vai trò của chủ nghĩa đa phương đang đối mặt với những thách thức 105
Trang 74.1.4 Tình hình bất ổn chính trị tại Myanmar 106
4.2.Triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar đến năm 2030 109
4.2.1 Quan điểm và định hướng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam
và Myanmar 109
4.2.2 Dự báo quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar đến năm 2030 113
4.3 Một số giải pháp để tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam –
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết
Ayeyawady-Chao Phraya Mekong Economic Cooperation Strategy
Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya -
Mekong
2 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN
3 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
4 AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
5 ASEAN Association of Southeast Asian
Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình
8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
10 GMS Greater Mekong Subregion Khu vực Tiểu vùng sông
Mê-kông
Description and Coding System
Hệ thống hài hòa mô tả và
mã hóa hàng hóa
13 JICA Japan International Cooperation
Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản
14 MNCs Multi-National Companies Các công ty xuyên quốc gia
15 MOU Memorandum of Understanding Bản ghi nhớ
16 RCA Revealed comparative advantage Lợi thế so sánh bộc lộ
17 RCEP Regional Comprehensive
Trang 919 SPDC State Peace and Development
Council
Hội đồng Hòa bình và Phát triển quốc gia (Myanmar)
21 USDP Union Solidarity and
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại hàng hoá theo đặc điểm 32
Bảng 3.1: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Myanmar theo mã HS giai đoạn 2011-2021 71
Bảng 3.2: Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Myanmar theo mã HS năm 2011- 2021 75
Bảng 3.3: Đầu tư Việt Nam sang Myanmar giai đoạn 2011-2021 79
Bảng 3.4: Đầu tư Myanmar sang Việt Nam giai đoạn 2011-2021 83
Bảng 3.5: Số lượt khách Việt Nam đến Myanmar 87
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các thông báo về RTAs cho WTO 45Hình 3.1: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Myanmar giai đoạn 2011-2021 70Hình 3.2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Myanmar theo giai đoạn sản xuất giai đoạn 2011- 2021 (%) 72Hình 3.3: Nhập khẩu của Việt Nam từ Myanmar giai đoạn 2011-2021 74Hình 3.4: Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá Việt Nam từ Myanmar theo
giai đoạn sản xuất năm 2011- 2021 (%) 77Hình 3.5: Tổng số vốn FDI tích luỹ của các nước vào Myanmar theo luậtđầu tư Myanmar tính đến tháng 4 năm 2022 81Hình 3.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa Việt Nam –
Myanmar giai đoạn 2011-2021 (Triệu USD) 88Hình 3.6: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Myanmar so với
các nước trong ASEAN giai đoạn 2011-2021 (%) 95Hình 4.1: Tỷ trọng tiêu dùng toàn cầu của các nền kinh tế đang phát triểntheo khu vực 115Hình 4.2: Dự báo tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu 116Hình 4.3: Tăng trưởng GDP của ASEAN đến năm 2030: Mục tiêu kỳ vọng và kịch bản tiêu cực 119
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của tập đoàn McKinsey [126], Việt Nam là một trong 11nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 5% trở lên trong 20năm qua Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tếcao ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới trong nhiều năm liền Năm
2019, quy mô kinh tế Việt Nam là 262 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng GDP đạt7,02% Tác động của đại dịch COVID-19 trong hơn 02 năm đã khiến nền kinh
tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 của ViệtNam chỉ còn ở mức 2,58% Tuy nhiên, với những gì đã và đang đạt được, ViệtNam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế giới, có khảnăng cung ứng nhiều loại hàng hóa Đạt được kết quả này là do Đảng và Nhànước thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, chính trị từ năm 1986, gọi tắt là Đổimới Đổi mới đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đạt mức tăng trưởngcao trong thời gian dài, nhanh chóng đưa Việt Nam thay đổi bộ mặt từ mộttrong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bìnhthấp và vị thế ngày càng tăng ở khu vực và trên thế giới Với chính sách Đổimới, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong thu hút FDI.Không chỉ thế, bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài, từ năm 2006 đến naycác doanh nghiệp Việt Nam dần khẳng định mình trên trường quốc tế bằng việcđầu tư ra nước ngoài, nhất là với các nước ASEAN- nơi có sự tương đồng vềvăn hóa, kinh tế, xã hội và ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện với bênngoài, nhất là về hợp tác kinh tế
Myanmar là một trong những quốc gia có nền kinh tế kém phát triểncủa thế giới, hàng thập niên ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị baovây cấm vận quốc tế Từ năm 2011, sau khi Chính phủ dân sự lên cầm quyền,kết thúc quãng thời gian năm thập kỷ quân đội cầm quyền, Mỹ và các nước
Trang 13EU đã từng bước dỡ bỏ lệnh cấm vận, Myanmar đã chủ động huy động và tậptrung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế Trong những năm gần đây, nhờnhững nỗ lực của chính phủ trong cải cách hệ thống pháp luật, tận dụng lợithế về vị trí địa lý thuận lợi, thị trường với hơn 50 triệu dân và tài nguyên dồidào, Myanmar được coi là một “mảnh đất vàng” đầy tiềm năng dành cho hợptác đầu tư, thương mại và du lịch đối với các quốc gia Trong suốt quá trìnhphát triển, nền kinh tế Myanmar được tiếp nhận nguồn FDI từ nhiều nền kinh
tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Singapore,…tuy nhiên, các đối tác kinh tếquan trọng của Myanmar chủ yếu là các nước láng giềng, có chung đườngbiên giới Đặc biệt, với vị trí là cửa ngõ tiến ra Ấn Độ Dương và phá vỡ sự lệthuộc vào eo Malacca – một trong những mắt xích quan trọng của chiến lược
“Vành đai, Con đường”, Myanmar luôn là quốc gia mà Trung Quốc cần duytrì và thúc đẩy lợi ích Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế với Thái Lan và Ấn Độcũng là điểm tựa cho Myanmar duy trì phát triển, đa dạng hóa các đối tácxuất khẩu và thu hút đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội
Việt Nam và Myanmar đều là thành viên của AEC, có nhiều nét tươngđồng về lịch sử, nhân dân hai nước sớm có mối quan hệ giao lưu qua lại lẫnnhau Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28/5/1975,mối quan hệ Việt Nam - Myanmar đã có những bước phát triển mới trên mọilĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội… Trong những năm gần đây, kể
từ khi quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện được thiết lập từ tháng 8/2017, quan
hệ giữa Việt Nam và Myanmar đã không ngừng phát triển Hiện nay, ViệtNam đang là đối tác thương mại lớn thứ 09, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 07của Myanmar Những tương tác kinh tế hai nước đã và đang góp phần khôngnhỏ vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước Tuy nhiên,với hơn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, với hàng loạt các hiệp định, thỏathuận về kinh tế đã được ký kết, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Myanmarvẫn còn
Trang 14nhiều hạn chế vì nhiều lý do khách quan và chủ quan Do vậy, vẫn còn khánhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc nhằm giúp hiểu rõ hơn về nền kinh
tế Myanmar từ đó tìm ra những giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa ViệtNam và Myanmar Đây vẫn là mảng nghiên cứu còn nhiều khoảng trống vàcòn khá nhiều vấn đề cần xem xét phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn cả
về lý luận và thực tiễn, nhất là khi hai nước đều là thành viên của Cộng đồngASEAN (AC), trong đó có Cộng đồng kinh tế (AEC) và trong bối cảnh thếgiới khu vực đã đang và sẽ có nhiều biến động khó lường Đặc biệt, sau cuộcđảo chính quân sự ngày 01/02/2021, bối cảnh kinh tế chính trị tại Myanmar
đã hoàn toàn khác biệt Hàng loạt doanh nghiệp của các nước đang phải tạmdừng hoặc di chuyển hoạt động sản xuất, đầu tư ra khỏi Myanmar; câu hỏi đặt
ra là liệu Việt Nam có nên tận dụng cơ hội này để nắm bắt cơ hội đẩy mạnhhơn nữa hợp tác kinh tế với Myanmar Thực tế chỉ ra rằng, đối với các nướctrong khu vực ASEAN nói riêng, việc gắn chặt lợi ích về kinh tế không chỉđơn thuần mang lại những giá trị về thương mại, đầu tư mà còn giúp khẳngđịnh vai trò, vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam tại quốc gia đó nói riêng
và khu vực ASEAN nói chung Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tếvới Myanmar trong bối cảnh này sẽ là vấn đề Việt Nam rất đáng quan tâm
Với những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận án tiến sĩ là hết
sức cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn và có tính thời sự cao đối với Việt Nam,Myanmar và AEC
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế song phương, Luận
án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế của Việt Nam vớiMyanmar kể từ năm 2011 đến 2021, từ đó đưa ra dự báo về triển vọng quan
hệ và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước hiện nay vàđến 2030
Trang 15- Phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế giữa hai quốcgia để xây dựng khung phân tích cho Luận án.
- Làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar từ 2011 đến
2021 trên ba lĩnh vực chính: thương mại, đầu tư và du lịch; đưa ra các đánh giá
và dự báo xu hướng phát triển của quan hệ kinh tế của Việt Nam với Myanmar
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Myanmar hiện nay và đến 2030
Nam-3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến 2021 Lý do lựa chọn các mốcthời gian là 2011 và 2021 như sau:
Năm 2011 là một dấu mốc quan trọng đối với Myanmar vì sau hơn nửathế kỷ dưới sự điều hành của các chính quyền quân sự, Myanmar đã có một thểchế chính trị mới chưa từng có, về hình thức, cơ quan nhà nước chuyển sang cơchế nhiều cơ cấu quyền lực cùng tồn tại như đảng cầm quyền, chính quyền dân
Trang 16sự, quốc hội, quân đội Công cuộc cải cách kinh tế, xã hội, chính trị rộng lớn dochính phủ mới phát động cũng bắt đầu từ năm này với nhiều thay đổi có tínhchất bước ngoặt Năm 2021 là thời điểm một năm sau khi Myanmar tổ chứccuộc tổng tuyển cử, đồng thời đánh dấu 10 năm sau khi Myanmar có chínhquyền dân sự lên cầm quyền Cùng với đó, thời điểm tháng 02/2021 cũng chứngkiến thời điểm xảy ra cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar Việc nghiên cứu,đánh giá đến năm 2021 phần nào sẽ giúp nhận diện rõ hơn bối cảnh, thực trạngquan hệ hợp tác kinh tế với các nước nói chung với Việt Nam nói riêng thời gianqua và cơ sở để đưa ra dự báo triển vọng đến năm 2030.
- Phạm vi nội dung:
+ Vì hợp tác kinh tế giữa hai nước, trong trường hợp nghiên cứu củaLuận án là hai quốc gia độc lập có chủ quyền nên phạm vị rất rộng Tuynhiên, trong khuôn khổ Luận án này NCS chỉ tập trung vào ba lĩnh vực quantrọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, đó là: thương mại, đầu tư và dulịch Trong lĩnh vực quan hệ đầu tư, NCS chỉ nghiên cứu về đầu tư trực tiếp(FDI)
+ Trong giải pháp thúc đầy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar,luận án chỉ đề xuất những giải pháp đến từ các chủ thế có tác động chính yếuđến quan hệ kinh tế Việt Nam và Myanmar, đó là chính phủ và doanh nghiệp
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu là quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar, tácgiả tiếp cận vấn đề từ các góc độ sau:
- Tiếp cận lịch sử: trong quá trình nghiên cứu, luận án xem xét quan hệ
kinh tế của Việt Nam và Myanmar đặt trong một bối cảnh lịch sử và nhữngđiều kiện cụ thể từ năm 2011 đến 2021 Ngoài ra, luận án cũng xem xét quan
hệ kinh tế của Việt Nam và Myanmar trong giai đoạn trước năm 2011 để sosánh, đối chiếu
Trang 17- Tiếp cận kinh tế quốc tế: luận án xem xét mối quan hệ kinh tế của
Việt Nam với Myanmar trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, đầu tư và dulịch từ khía cạnh hợp tác song phương đến đa phương (trong WTO, AEC, …)bằng cách vận dụng các lý thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế giúp làm rõnhững vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế hai nước Việt Nam và Myanmar
- Tiếp cận kinh tế - chính trị: khi xem xét mối quan hệ kinh tế của Việt
Nam với Myanmar, có những vấn đề sẽ không giải quyết được chỉ bằngnhững phân tích kinh tế, chính trị hoặc xã hội đơn thuần Cách tiếp cận nàygiúp luận án có một cái nhìn toàn diện, từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khácnhau; để từ đó phân tích, đánh giá về lịch sử, thực trạng và triển vọng trongquan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar
- Tiếp cận liên ngành: bên cạnh các cách tiếp cận nêu trên, luận án
phân tích tác động của quan hệ kinh tế của Việt Nam với Myanmar từ cáckhía cạnh có liên quan như ngoại giao, xã hội, chính trị, …
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Các quan điểmcủa Đảng và Nhà nước về hợp tác kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là cơ
sở cho phương pháp luận nghiên cứu của luận án Bên cạnh đó, luận án sửdụng những phương pháp cụ thể mang tính truyền thống như:
- Phương pháp phân kỳ lịch sử để phân tích, đánh giá quan hệ kinh tếcủa Việt Nam với Myanmar qua các giai đoạn
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm phân tích rõ thựctrạng quan hệ kinh tế của Việt Nam với Myanmar, nguyên nhân dẫn đến thựctrạng trên và chính sách của mỗi bên nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác này
- Phương pháp thống kê, mô tả nhằm trực quan hóa số liệu (được biểu diễn thông qua các hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu).
Trang 18- Phương pháp dự báo, dựa trên bối cảnh chung của nền kinh tế - chínhtrị toàn cầu cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Myanmar
để đưa ra dự báo triển vọng quan hệ kinh tế giữa hai nước Đề tài có dự báotriển vọng hợp tác kinh tế đến năm 2030 dựa trên nghiên cứu thực trạng quan
hệ kinh tế hai nước giai đoạn 2020-2021, các nhân tố ảnh hưởng,
Nguồn dữ liệu: luận án chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu thứ cấp như:
Các trang thông tin, số liệu thống kê quốc tế: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàngphát triển Châu Á, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ban thư ký ASEAN, Viện Nghiêncứu các nền kinh tế đang phát triển Nhật Bản (IDE-JETRO), các nghiên cứu
đã công bố về Việt Nam, Myanmar và quan hệ giữa hai nước, nhất là lĩnhvực kinh tế
Luận án cũng sử dụng một số tài liệu thống kê của Việt Nam và Myanmar,
từ các Bộ ngành liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI), Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar,Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar (VBCM), … Đây là những tàiliệu đã được công bố chính thức và các nghiên cứu đánh giá thực tế qua cácchuyến khảo sát thời gian vừa qua Các tài liệu này sẽ giúp tác giả luận án cóthêm thông tin và kiến thức thực tế để đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam –Myanmar trong thời gian qua và đưa ra các kiến nghị giải pháp thúc đẩy quan hệkinh tế giữa hai nước
4.3 Khung phân tích của luận án
Xuất phát điểm phân tích của luận án là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam
và Myanmar được nhìn nhận từ nhiều góc độ, đặc biệt được thể hiện trong balĩnh vực phân tích cụ thể là: thương mại hàng hóa, đầu tư và du lịch
Dựa trên mối quan hệ lợi ích, luận án tập trung vào quan điểm hợp táckhi phân tích, đánh giá quan hệ kinh tế của Việt Nam và Myanmar, nhất là cácquan điểm chủ trương trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được thể hiện
trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI như: “…chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước
Trang 19Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh…” hay tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XII: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc
cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi…” Đồng thời, Văn kiện
Đại hội XI và XII cũng đã nhấn mạnh hội nhập kinh tế là trọng tâm; hội nhập
kinh tế quốc tế tập trung vào quá trình triển khai các cam kết đã ký kết Về phía
Myanmar, trong các cuộc gặp tiếp xúc cấp cao, bạn luôn bày tỏ mong muốn được
học tập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, đổi mới và cải cách mở cửa của
Việt Nam Đây là những cơ hội và điều kiện thuận lợi để hai bên cùng tiếp tục
phát triển quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện đã ký năm 2017
Thực tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam và Myanmar đã và sẽ phải đối
mặt với nhiều thách thức bởi cạnh tranh quốc tế và khu vực khi Myanmar luôn
được đánh giá là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng có thể tiếp cận để khai
thác, mở rộng Trên cơ sở đó, luận án xây dựng khung phân tích như sau:
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thứ nhất, Luận án đã phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quan hệ
kinh tế song phương để vận dụng nghiên cứu trường hợp quan hệ kinh tế Việt
Nam- Myanmar, qua đó góp phần cụ thể hóa hơn các nội dung lý luận về
quan hệ kinh tế song phương trong quan hệ kinh tế quốc tế
Cơ sở lý luận
Lý thuyết về thương mại quốc tế và lý thuyết về đầu tư trực tiếp
nước ngoài; Các nhân tố tác động; Các tiêu chí đánh giá quan hệ
kinh tế song phương)
Đánh giá thực trạng QHKT Việt Nam – Myanmar
Quan điểm, định hướng của Đảng
và Nhà nước Nhận diện kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
Bối cảnh quốc
tế, khu vực mới
và yêu cầu đặt ra
Dự báo và đề xuất giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam -
Myanmar
Triển vọng, cơ hội
và thách thức đối với quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar
Trang 20- Thứ hai, Luận án nghiên cứu, phân tích và đánh giá quan hệ kinh tếViệt Nam - Myanmar giai đoạn 2011 – 2021 theo các tiêu chí trong thươngmại, đầu tư và du lịch, giúp nhận diện, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đếnquan hệ kinh tế hai nước thời gian qua.
- Thứ ba, Luận án phân tích rõ hơn bối cảnh quốc tế mới và dự báo triểnvọng kinh tế hai nước đến năm 2030
- Thứ tư, trên cơ sở xem xét, đánh giá cơ hội và thách thức đối với quan
hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar, Luận án đề xuất một số giải pháp thúc đẩyquan hệ kinh tế hai nước từ nay đến năm 2030
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Vận dụng các lý thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế: thương mại quốc
tế (trọng thương, lợi thế tuyệt, lợi thế so sánh, lợi ích quy mô của nền kinh tế
và lý thuyết về các quy trình sản xuất và chuỗi giá trị) và lý thuyết về đầu tưtrực tiếp nước ngoài để phân tích quan hệ kinh tế cụ thể giữa hai quốc gia
- Phân tích và làm rõ bối cảnh và xu hướng mới đối với nền kinh tế thếgiới tác động đến hợp tác hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar trong thời gian tớilàm cơ sở dự báo triển vọng quan hệ kinh tế song phương
Trang 21Chương 2: Cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar.Chương này trình bày cơ sở lý luận cho việc đánh giá quan hệ kinh tếViệt Nam – Myanmar, bao gồm các khái niệm, lý thuyết về quan hệ kinh tếquốc tế, các nhân tố tác động và các tiêu chí đánh giá quan hệ kinh tế songphương.
Chương 3: Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar giai đoạn2011-2021
Chương này trình bày các nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế ViệtNam – Myanmar; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ kinh tếViệt Nam – Myanmar giai đoạn 2011-2021 trên các lĩnh vực thương mại, đầu
Trang 22Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
Từ trước đến nay, nghiên cứu về quan hệ kinh tế nói chung và liên quanđến quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar nói riêng đã được nhiều nhà họcgiả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đã công bố nhiều công trình
có giá trị Trong khuôn khổ của luận án, tác giả chỉ đề cập một số công trìnhtiêu biểu nhất liên quan đến đề tài Các công trình được tổng quan ở đây đượcphân loại theo các nội dung chủ yếu sau:
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan tới lý thuyết quan hệ kinh tế quốc tế
Một mảng nghiên cứu quan trọng liên quan đến lý thuyết quan hệ kinh
tế quốc tế là tập trung vào hướng nghiên cứu về lợi thế so sánh giữa các quốc
gia, nền tảng của thương mại quốc tế Cụ thể, nghiên cứu “Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN” của
Huỳnh Ngọc Chương, Nguyễn Thanh Trọng [13] cho thấy Việt Nam duy trìđược 91 nhóm mặt hàng có lợi thế so sánh thể hiện trong giai đoạn 2000 -
2015 Sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN một phần do cầu thịtrường tăng mạnh, cơ cấu ngành phù hợp và một phần đáng kể từ yếu tố lợithế cạnh tranh, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 - 2015 Từ các kết quả phântích, nghiên cứu đưa ra những gợi ý về chính sách để phát huy lợi thế của Việt
Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN Nghiên cứu “Lợi thế so sánh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng tinh chế” của tác giả Trần Chí Thiện [55] phân
tích cơ cấu và sự chuyển biến về lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩuhàng tinh chế trong giai đoạn 2007 - 2011 Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi thế sosánh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng tinh chế giảm xuống nhưng mức độ
chuyên môn hóa ngày càng cao Nghiên cứu có tiêu đề “Lợi thế so sánh bộc
Trang 23lộ của Việt Nam và ASEAN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của
Nguyễn Bình Dương [24] đã trình bày lý thuyết về lợi thế so sánh bộc lộ(RCA) và phân tích lợi thế so sánh bộc lộ của Việt Nam và các nước ASEANtheo các nhóm hàng như gạo, cà phê, rau quả, Tuy các công trình này chưachỉ rõ lợi thế so sánh của Việt Nam khi đầu tư, liên kết thương mại vớiMyanmar như thế nào, song kết quả nghiên cứu đã mang lại những giá trịtham khảo đáng lưu ý cho đề tài nghiên cứu
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến quan hệ kinh tế
1.1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến quan hệ kinh tế nội khối ASEAN
Các nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa các nước ASEAN có thể kể
đến là Luận án Tiến sĩ “Hợp tác thương mại nội khối ASEAN: Phần thắng và phần thua” của Võ Văn Quyền [49] Trong nghiên cứu này, tác giả đã bàn về
quan điểm đánh giá của Việt Nam về vai trò của thị trường nội khối ASEAN
và những kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường này trong 10năm qua được thể hiện qua chỉ số tổng mức kim ngạch thực hiện và tốc độtăng trưởng Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu biểu thuế AFTA, cũng như thựctrạng xu hướng gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ khối này trong mấy nămgần đây, bài viết chỉ ra những điểm thuận lợi của hàng hóa ASEAN đi vào thịtrường Việt Nam, những khó khăn của hàng hóa Việt Nam trong cuộc cạnhtranh trên thị trường nội khối
Trong cuốn sách “Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng” (nhiều tác giả) của Bộ Công Thương [3], các tác giả đã trình bày quá
trình hình thành và phát triển của ASEAN, từ đó mở rộng ra các cấu trúc hợptác trong khuôn khổ ASEAN + 3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) vàASEAN + 6 (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NewZealand) Cùng với đó, cuốn sách cũng phân tích quá trình hợp tác kinh tếgiữa các nước ASEAN và ASEAN mở rộng trên tất cả các lĩnh vực nhưthương mại, đầu tư, dịch vụ, hải quan, công nghiệp, nông - lâm – ngư nghiệp,
Trang 24… và đưa ra triển vọng phát triển trong thời gian tới Cuốn sách đã cung cấpnhiều thông tin mới từ cách nhìn tổng quát nhất quan hệ hợp tác kinh tế củaViệt Nam với từng nước trong khu vực ASEAN và ASEAN mở rộng.
Trong nghiên cứu có tiêu đề “Quan hệ đầu tư của ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC 2015” của Nguyễn Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Hải Lê
[37], các tác giả đã phân tích và đánh giá quan hệ đầu tư của ASEAN trongbối cảnh hình thành AEC, đặc biệt tập trung làm rõ quan hệ đầu tư nội khối vàngoại khối của ASEAN giai đoạn 1995-2013 Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ trọngđầu tư ngoại khối vào ASEAN vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong tổng dòngvốn FDI vào ASEAN ASEAN kỳ vọng sẽ trở thành một công xưởng sản xuấtchung với nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng vớigiá còn tương đối rẻ sau khi AEC được hình thành vào cuối năm 2015 Điềunày giúp ASEAN trở thành một khu vực hấp dẫn hơn nữa đối với các nhà đầu
tư từ các nước phát triển và các nước thành viên cũng sẽ được hưởng lợi từđiều này Bài viết rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong chiến lược thay đổi
cơ cấu sản xuất và mô hình tăng trưởng để đón nhận các cơ hội đầu tư hiệuquả trong bối cảnh mới này
1.1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN Trong Luận án Tiến sĩ có tiêu đề “Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và một số nước ASEAN phát triển”, tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm
[53] đã làm rõ thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa hai chiều giữa ViệtNam và bốn nước ASEAN phát triển hơn như Singapore, Thái Lan,Indonesia, Malaysia Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nước ASEAN nói chung
và 04 nước ASEAN phát triển hơn nói riêng có vị trí rất quan trọng trongquan hệ thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam Các nước này là mộttrong những cơ sở, động lực thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho việc điều chỉnh chínhsách thương mại nói chung của Việt Nam trong thời gian tới trên các góc độnhư: giải pháp đối với
Trang 25nhóm hàng hóa nhập khẩu, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối vớinhóm hàng hóa xuất khẩu, điều chỉnh chính sách thuế quan, hoàn thiện cácbiện pháp phi thuế quan và các giải pháp khác.
Tác giả Nguyễn Huy Hoàng [30] với nghiên cứu “Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến quá trình hội nhập ngành công nghiệp Việt Nam” đã
phân tích ảnh hưởng của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến quá trình hộinhập của khu vực công nghiệp của Việt Nam, qua đó đưa ra một số hàm ýliên quan nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp Việt Namthời gian tới Bài viết chủ yếu đánh giá những tác động của AEC đến ngànhcông nghiệp của Việt Nam qua các kênh thương mại và đầu tư giữa Việt Namvới các quốc gia trong AEC
Luận án Tiến sĩ: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN” của Trần Lan Hương [32] đã xem xét một
cách tương đối toàn diện các yếu tố có thể tác động tới xuất khẩu của ViệtNam tới thị trường các nước ASEAN Qua đó, phần nào góp phần thể hiện vịtrí và vai trò ngày càng tăng của thị trường ASEAN đối với Việt Nam Luận
án đã chỉ ra với đặc thù thị trường ASEAN khá gần gũi với Việt Nam, cần cóchính sách thương mại riêng với từng thị trường, từng nước trong khu vựcthông qua kênh ngoại giao quốc tế, đồng thời do trình độ phát triển khác nhaunên chính sách khai thác thị trường ở các nước ASEAN-6 sẽ khác 03 nướcASEAN còn lại
Luận án Tiến sĩ: “Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)” của Nguyễn Thị
Ánh Tuyết [65] đã phân tích đánh giá tác động của vai trò nhà nước đến điềukiện phát triển du lịch Việt Nam trước và sau khi hình thành AEC, kết quảphân tích và các dữ liệu khảo sát cho thấy vai trò cao hơn của nhà nước saukhi hình thành AEC trong vấn đề: gia tăng quy mô du lịch, cơ cấu lại ngành
du lịch, nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, nâng cao vị thế du lịch Việt
Trang 26Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án cũng đã đề xuất các nhóm giảipháp trực tiếp và các nhóm giải pháp bổ trợ nhằm hoàn thiện vai trò của nhànước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC Luận án đãđưa ra được bức tranh chung về du lịch Việt Nam sau khi hình AEC và đưa racác khuyến nghị hữu ích để phát triển du lịch của Việt Nam, tăng cường thuhút khách du lịch của các nước ASEAN đến Việt Nam.
1.1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar
Khi đề cập đến các nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam vàMyanmar, không thể không nhắc đến tác giả Chu Công Phùng [42] với nhiều
nghiên cứu tiêu biểu như cuốn sách “Kinh doanh ở Việt Nam và Myanmar: Những điều cần biết” Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng
quan về đất nước Myanmar, về đầu tư nước ngoài và cơ hội đầu tư của ViệtNam tại Myanmar Cuốn sách có 02 phần; trong đó một phần viết về cơ hộiđầu tư tại Việt Nam, một phần viết về cơ hội đầu tư tại Myanmar nên chưađưa ra những phân tích sâu và cụ thể về khả năng phát triển quan hệ kinh tếgiữa Việt Nam và Myanmar Nghiên cứu cũng mới chỉ dừng ở năm 2011 nênchưa được cập nhật những vấn đề mới mà Myanmar cũng như Việt Nam đanggặp trong giai đoạn hiện nay
Trong một nghiên cứu khác có tiêu đề “Cơ hội đầu tư và kinh doanh ở Myanmar”, tác giả Chu Công Phùng [43] đã tiếp tục đưa ra bức tranh chung
của nền kinh tế Myanmar từ năm 2011 đến 2016; phân tích chính sách thươngmại, đầu tư nước ngoài, thuế, lao động, giác dục, y tế, thông tin, du lịch tạiMyanmar Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tổng hợp quan hệ hợp tác của ViệtNam và Myanmar trên 18 lĩnh vực Qua đó, tác giả đã đưa ra góc nhìn rấttổng quát về mọi mặt, lĩnh vực cần chú ý tại Myanmar trong quá trình xúctiến hợp tác thương mại và đầu tư với nước này Các lĩnh vực hợp tác giữaViệt Nam và Myanmar được tổng hợp khá đầy đủ Tuy nhiên, nghiên cứu
Trang 27chưa đưa ra các đánh giá, nhận xét về triển vọng phát triển quan hệ kinh tếgiữa Việt Nam và Myanmar.
Công trình nghiên cứu “Myanmar: Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn”
(Nguyễn Duy Dũng, 2013) [21], đã phân tích và chỉ ra những biến đổi chủyếu về chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar từ năm 2008, đưa ra những dựbáo xu hướng và triển vọng phát triển ở Myanmar Nghiên cứu cũng đã làm rõtiến trình cải cách ở Myanmar Tuy nhiên, trong cuốn sách này tác giả cũngchỉ mới đề cập đến thực trạng, dự báo phát triển quan hệ giữa Myanmar vớicác nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ mà chưa đề cập nhiều đến Việt Nam
và khả năng quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar Hơn nữa, nghiên cứu cũngmới chỉ dừng lại ở năm 2012 - thời điểm mà Myanmar bắt đầu được bãi bỏcấm vận và thay đổi chính phủ Do đó, còn nhiều vấn đề liên quan đến quan
hệ kinh tế của Myanmar nói chung và quan hệ kinh tế của Myanmar với ViệtNam nói riêng vẫn là những khoảng trống cần nghiên cứu bổ sung, cập nhật
Trong cuốn sách “Điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước GMS là thành viên của ASEAN trong bối cảnh mới”, do tác giả
Nguyễn Duy Dũng chủ biên [22] đã làm rõ những yếu tố tác động tới mốiquan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma và TháiLan (các nước CLMT) đồng thời xác định phương hướng và giải pháp để thựchiện có hiệu quả khi thực hiện điều chỉnh hợp tác kinh tế của Việt Nam vớicác nước CLMT vì sự phát triển chung của Tiểu vùng Mekong mở rộng(Greater Mekong Sub-region - GMS) và của mỗi quốc gia Cuốn sách đưa racái nhìn tổng quan về quan hệ kinh tế của Việt Nam và các nước CLMTnhưng mới chủ yếu đề cập đến lĩnh vực thương mại và cũng chưa đi sâu vàoquan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar
Tác giả Võ Xuân Vinh [68], trong nghiên cứu “Biến đổi chính trị và kinh tế của Myanmar và tác động đến khu vực và Việt Nam”, đã tập trung
nghiên cứu những nhân tố nội tại và bên ngoài đưa đến sự biến đổi chính trị
Trang 28và kinh tế Myanmar từ cuối tháng 3/2011 đến khoảng đầu năm 2015 Nghiêncứu cũng làm rõ những nội dung chủ yếu của biến đổi chính trị (như dân chủhóa, hòa hợp dân tộc, chính trị đối ngoại) và kinh tế Myanmar (như cải cáchthể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ, tài khóa vàphát triển hệ thống tài chính hiện đại, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng caonăng lực quản trị, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đẩy mạnhquá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu…) Đồng thời, tác giả cũng đãtiến hành đánh giá tác động của những biến đổi chính trị và kinh tế đó đếnASEAN, quan hệ quốc tế ở khu vực và Việt Nam Nghiên cứu cũng đã bướcđầu đưa ra những dự báo về tình hình Myanmar trong những năm sắp tới.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang thị trườngMyanmar cũng được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu Ví dụ, hai tác giả Trần
Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng [47] [48] có bài báo “Thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh đổi mới kinh tế tại Myanmar” đăng
trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại – Trường Đại học Ngoại Thương (số 82, tháng
5/2016) và bài báo “Đổi mới kinh tế và môi trường đầu tư tại Myanmar”
đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, tháng 4/2015, đãtrình bày về quá trình đổi mới và thu hút đầu tư tại Myanmar Các bài viếtmới chỉ tập trung vào lĩnh vực đầu tư, nhưng điểm hạn chế của hai nghiên cứunày là các tác giả chưa đi sâu vào phân tích môi trường đầu tư, các chính sáchtại Myanmar cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tại đây
Nhìn chung, quan hệ kinh tế nội khối ASEAN là một vấn đề đã đượcnhiều nhà nghiên cứu quan tâm Quan hệ kinh tế của Việt Nam với ASEAN lànội dung được đề cập đến nhiều tại các diễn đàn, hội nghị cũng như các côngtrình nghiên cứu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên,đặc biệt là với Myanmar, trên hai phương diện song phương và đa phương đãđược quan tâm nghiên cứu nhưng hiện nay số lượng nghiên cứu chưa nhiều,chủ yếu được lồng ghép trong các nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Việt
Trang 29Nam và ASEAN, Việt Nam và các nhóm nước nói chung.
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cùng với các nghiên cứu trong nước, nghiên cứu về quan hệ kinh tếquốc tế là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các học giả nước ngoài Từcác cách tiếp cận phong phú, đa dạng, các công trình công bố đã phân tích vàlàm rõ không chỉ về lý thuyết mà cả thực tiễn đang diễn ra hết sức sôi động ởcác nước trong khu vực và quốc tế
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan tới lý thuyết quan hệ kinh tế quốc tế
Nghiên cứu về lý thuyết thương mại quốc tế đầu tiên phải nhắc đến những quan điểm của chủ nghĩa trọng thương và tiếp đó là lý thuyết về lợi thếtuyệt đối của Adam Smith Từ quan điểm của A Smith, hai lý thuyết khác tiếp tục được xây dựng và phát triển, đó là lý thuyết về lợi thế so sánh của nhàkinh tế học người Anh David Ricardo trong thế kỷ XIX và lý thuyết
Heckscher-Ohlin trong thế kỷ XX Theo đó, quy luật lợi thế so sánh mà
Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh Theo lý thuyết Heckscher-Ohlin, với môhình 02 yếu tố sản xuất, đó là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng thì các nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố có nhiều lợi thế tại nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà
sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó Các lý thuyết
này được trình bày rõ trong cuốn sách có tiêu đề “Kinh tế học quốc tế - lý thuyết và chính sách; tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế)” của Paul
R Krugman - Maurice Obstfeld [34] Ngoài ra, cuốn sách cũng trình bàynhững vấn đề cũng rất cốt lõi khác liên quan đến thương mại quốc tế nhưcạnh tranh không hoàn hảo, sự di chuyển của yếu tố sản xuất quốc tế, chínhsách thương mại quốc tế, chính sách mậu dịch ở các nước đang phát triển
Trang 30Khi tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc phương diện lý thuyết
về quan hệ kinh tế quốc tế, chúng ta không thể không nhắc tới cuốn sách “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Michael E Porter [110] Trong
nghiên cứu của mình, Porter đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “Viên kimcương”, theo đó, các yếu tố quyết định của mô hình là các điều kiện về cácyếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh,chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp Ngoài ra, còn có hai biến số bổ sung làvai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ Theo Porter thì không một quốc gianào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết cácngành Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiệntượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanhquốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiệnthuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vàidoanh nghiệp cụ thể Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào
đó phụ thuộc vào 03 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất laođộng bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành Lợi thếcạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ
có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một
số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Bên cạnh đó, cuốn sách “Thương mại quốc tế: Lý thuyết và chính sách” (International Trade: Theory and Policy) của Steve Suranovic [115] tiếp
cận thương mại quốc tế thông qua một loạt các mô hình như mô hình Ricardo,
mô hình Heckscher-Ohlin và mô hình cạnh tranh độc quyền; đặc biệt, mỗi môhình và lý thuyết được kết nối với các vấn đề chính sách trên thực tế Cuốn sáchcũng cung cấp góc nhìn khá tổng quan và toàn diện về nhiều vấn đề như tácđộng của thuế quan, việc các chính phủ đưa ra các chính sách kinh tế phụ thuộcvào các vấn đề gì và tại sao các chính sách trong nước lại ảnh hưởng đến dòngchảy thương mại với các quốc gia khác, Các vấn đề như hình thành khuvực
Trang 31thương mại tự do và các chính sách bảo hộ của các quốc gia hay các đánh giá vềthuế và trợ cấp trong nước được tác giả phân tích kỹ càng.
Imad A Moosa [99] với cuốn sách “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Từ lý thuyết đến thực tiễn” (Foreign Direct Investment Theory, Evidence and
Practice) đã cung cấp những kiến thức tổng quan về FDI như: tính chất, đặcđiểm, xu hướng, vai trò, tác động của FDI; cách xác định tính khả thi của các
dự án FDI; các vấn đề liên quan đến chuyển giá; vai trò của các công ty xuyênquốc gia (MNCs) Nội dung cuốn sách cũng chỉ ra các nguyên nhân vì sao tậpđoàn, công ty lại thúc đẩy đầu tư FDI, như: mở rộng thị trường, nâng cao hiệuquả sản xuất, mở rộng nguồn nguyên liệu, giảm rủi ro, tránh thuế và hạnngạch, phát triển thương hiệu, … Ngoài ra, cuốn sách cũng mở rộng cách tiếpcận với FDI thông qua việc đưa ra hàng loạt ý kiến ủng hộ và không ủng hộliên quan đến FDI và MNCs
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan tới quan hệ kinh tế
1.2.2.1 Các nghiên cứu liên quan tới quan hệ kinh tế nội khối ASEAN Tác giả Tri Widodo [119], năm 2009, trong nghiên cứu “Thương mại nội khối và liên vùng ASEAN” (Inter- and Intra-ASEAN Regional Trade), đã
phân tích các xu hướng thương mại liên vùng và nội khối ASEAN trong bốicảnh chưa hình thành AFTA Từ đó đưa ra một số kết luận có tính chất thamkhảo cho luận án như: (i) 05 quốc gia thành lập ASEAN thống trị thương mạikhu vực nội khối ASEAN; (ii) có những mối quan hệ tích cực giữa quy môcủa đất nước và tỷ trọng thương mại nội khối trong khu vực; (iii) thương mạinội khối ASEAN đã lớn hơn nhiều so với dự kiến do tầm quan trọng củaASEAN trong thương mại thế giới
Bài viết “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Tiến trình, thách thức và triển vọng” (The ASEAN Economic Community: Progress, Challenges and
Prospects) của Chia Siow Yue [135], năm 2013, đã phân tích tiến trình hình
Trang 32thành AEC, những thuận lợi, khó khăn cũng như những triển vọng mà AECmang lại cho các quốc gia thành viên trong phát triển kinh tế.
Tác giả Paweł Soja [113], trong bài viết: “Sự hội nhập của các nước CLMV với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” (Integration of the CLMV
Countries with the Association of Southeast Asian Nations), đã phân tích sựhội nhập trong ASEAN từ góc độ của các quốc gia CLMV Nghiên cứu tậptrung vào việc liệu có hợp lý để nhận thức ASEAN là “một tổ chức hai cấp”hay không và liệu sự khác biệt về phát triển giữa hai nhóm thành viên có ảnhhưởng đáng kể đến hiệu quả của quá trình hội nhập và hợp tác Sự đánh giáthông qua việc xem xét ba trụ cột của ASEAN: chính trị và an ninh, kinh tế vàhợp tác văn hóa xã hội
Nghiên cứu có tiêu đề “Campuchia – Lào – Việt Nam: Đổi mới và hội nhập kinh tế khu vực” (Cambodia-Laos-Vietnam: Economic Reform and
Regional Integration) của Vannarith Chheang và Yushan Wong [78] đã xemxét sự phát triển và tiến bộ của cải cách kinh tế tại Campuchia, Lào và ViệtNam (CLV) từ đầu những năm 1990 và sự hợp tác giữa ba nước trong việcthúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo Kinh tế thị trường tự do và hộinhập kinh tế là xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế của các nước CLV.Bài viết chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao với độ mởthương mại và thu hút đầu tư, các nước CLV đang vươn lên thành những ngôisao mới bổ sung vào nền kinh tế của khu vực ASEAN và Châu Á Thái BìnhDương; tuy nhiên, những thách thức mà các quốc gia này phải đối mặt chính
là là nâng cao quản trị và năng suất lao động
1.2.2.2 Các nghiên cứu liên quan tới quan hệ kinh tế Myanmar và các nước ASEAN
Tác giả Than Mya [101], trong bài viết “Quan hệ hợp tác kinh tế xuyên biên giới của Myanmar với Trung Quốc và Thái Lan tại Tiểu vùng sông Mê Kông” (Myanmar cross-border’s economic relations and cooperation with
Trang 33People’s Republic of China and Thailand in the Greater Mekong Subregion),đăng trên Tạp chí Nghiên cứu phát triển Tiểu vùng sông Mekong (Journal of
GMS Development Studies) đã chỉ ra thực trạng quan hệ kinh tế xuyên biên
giới giữa Myanmar với Trung Quốc và Thái Lan giai đoạn 1992 - 2004 trênnhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, lao động, du lịch; đồng thời, triểnvọng và thách thức của quan hệ kinh tế của ba nước trên cũng được tác giảđưa ra cùng với khẳng định trong bối cảnh đang bị cấm vận thì hợp tác kinh tếcủa Myanmar với các nước có chia sẻ đường biên giới là rất quan trọng và khi
có sự ổn định chính trị, quan hệ hợp tác kinh tế của Myanmar với các nướckhác sẽ được đẩy mạnh
Tác giả Võ Xuân Vinh [121], trong tác phẩm “Hướng tiếp cận Myanmar của ASEAN” (ASEAN’s Approach to Myanmar) đã phân tích ngắn
gọn về mối quan hệ ASEAN - Myanmar kể từ năm 1997 Sự phát triển củamối quan hệ kể từ tháng 5 năm 2008 và triển vọng của mối quan hệ giữa haibên trong bối cảnh Myanmar là Chủ tịch luân phiên của ASEAN và Cộngđồng ASEAN đang được dần được hình thành
Tác giả Thandar Khine [91] trong nghiên cứu: “Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Myanmar và ASEAN” (Foreign direct investment
relations between Myanmar and ASEAN) đã chỉ ra thực trạng đầu tư FDI củacác nước ASEAN (chủ yếu là Thái Lan, Singapore) vào Myanmar Đồng thời,nghiên cứu còn đề cập đến những tiềm năng còn rất lớn chưa được khai tháctại Myanmar và lời khuyên để thu hút đầu tư nước ngoài đối với Chính phủnước này Tuy nhiên, công trình được nghiên cứu trong khoảng thời gianMyanmar chưa mở cửa (năm 2008 về trước) nên còn nhiều lĩnh vực có tiềmnăng hợp tác kinh tế chưa được đề cập đến, nhiều lĩnh vực được đề cập đếnthì không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay
Nhóm tác giả Tan Soon Kim, Edwin Neo, Jesse Satria Oeni [92], trong
nghiên cứu: “Myanmar: Cơ hội tại nền kinh tế cận biên cuối cùng của Châu
Trang 34Á” (Myanmar: Opportunities in Asia’s Last Frontier Economy), năm 2012, đã
đưa ra các nét khái quát về nền kinh tế Myanmar Trong đó đã chỉ ra cơ hộidành cho các nhà đầu tư ở Myanmar là rất lớn, bởi các yếu tố như đặc điểm tựnhiên, dân số, thị trường và nền kinh tế còn tương đối kém phát triển của quốcgia này Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cải cách kinh tế, chính trị đã tăng cơ hộitiếp cận thị trường Myanmar đối với các quốc gia khác
Một nghiên cứu có tiêu đề “Thương mại của Myanmar và tiềm năng”
(Myanmar’s Trade and its potential) của Benno Ferrarini [82] trên Tạp chí củaADB, đã thống kê các số liệu liên quan đến thương mại hàng hóa Myanmardựa trên báo cáo thương mại của 06 quốc gia Đông Nam Á và một vài quốcgia Đông Á là đối tác của Myanmar như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, từ
đó ước tính tiềm năng xuất khẩu của Myanmar Các số liệu chỉ ra rằng nước nàymới khai thác được khoảng 15% tiềm năng thương mại Lý do được tác giả chỉ
ra chủ yếu là do Myanmar còn hạn chế giao thương, đặc biệt là với các nướcphát triển Nghiên cứu hoàn thành vào năm 2013 và mới chỉ tiếp cận trên lĩnhvực thương mại nên còn để lại nhiều khoảng trống trong bối cảnh hiện nay
1.2.2.3 Các nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Myanmar và các quốc gia ngoài khu vực ASEAN
Nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Myanmar và các quốc gia ngoàikhu vực ASEAN, chủ yếu là các nước có chung đường biên giới, cũng được
quan tâm Trong bài viết “Quan hệ kinh tế Myanmar – Trung Quốc” (The Economic Relations of Myanmar – China) thuộc báo cáo “Sự hội nhập của Myanmar với nền kinh tế toàn cầu: Triển vọng và Cơ hội” (Myanmar's
Integration with Global Economy: Outlook and Opportunities) của Trung tâmnghiên cứu Băng Cốc (Bangkok Research Center), Bi Shihong [112] đã chỉ raviệc thay đổi chế độ chính trị của Myanmar và tác động của các nước phươngTây phần nào ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế giữa Myanmar và Trung Quốc
Trang 35Tuy nhiên, triển vọng phát triển của mối quan hệ này vẫn rất khả quan vì cảhai nước đều có lợi ích gắn liền.
Tác giả Shine Zaw Aung [73], trong nghiên cứu “Quan hệ Myanmar
-Ấn Độ: Quan điểm kinh tế và thương mại” (Myanmar–India Relations: Trade
and Economic Perspectives), đã đưa ra cái nhìn tổng quan về quan hệ kinh tếgiữa Myanmar và Ấn Độ Bài viết đã xác định ba điểm nghẽn trong quan hệkinh tế giữa Ấn Độ và Myanmar là: (i) chính sách không rõ ràng, thuận lợi;(ii) kết nối giao thông, đặc biệt là đường biển, đường không còn hạn chế; (iii)tình trạng an ninh biên giới bất ổn; từ đó, đề xuất các giải pháp giải quyếtgồm: (i) cả hai nước cần kết nối hệ thống giao thông từ đường bộ đến trênbiển và hàng không; (ii) Myanmar cần tăng cường hỗ trợ xuất, nhập khẩu để
có thể đạt được thỏa thuận thương mại hợp lý với Ấn Độ
1.2.2.4 Các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar
Nhìn chung, các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữaViệt Nam và Myanmar hiện nay còn hạn chế, chủ yếu là các tham luận trongcác hội thảo của các cơ quan chuyên môn của hai nước tổ chức Win Lei Phyu
[44] trong tham luận “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Myanmar” tại Hội thảo
“Quan hệ Việt Nam - Myanmar: Nhìn lại và hướng tới” do Viện Nghiên cứuĐông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp vớiViện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Bộ Ngoại giao Myanmar tổ chứcngày 08/12/2014, đã điểm lại công cuộc cải cách kinh tế của Myanmar, những
gì Myanmar có thể học từ công cuộc cải cách của Việt Nam, đồng thời, chỉ rathực trạng hợp tác kinh tế giữa hai nước Cũng trong hội thảo trên, nhà nghiên
cứu Hla Myint [103] đã có tham luận “Cơ hội và thách thức trong quan hệ Việt Nam - Myanmar trong các năm tới” Tham luận này xem xét mối quan
hệ trong giai đoạn trước năm 2014 của Việt Nam và Myanmar, trong đó tập
Trang 36trung chỉ ra nhiều vấn đề thuận lợi cũng như khó khăn khi hợp tác kinh tếgiữa hai nước và khẳng định tiềm năng rộng mở của mối quan hệ này.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về việc thu hút FDI của Myanmar cũng được quan tâm nghiên cứu Tổng cục Đầu tư và Quản trị công ty Myanmar
(DICA) [79], một cơ quan chính phủ thuộc Bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tếquốc gia (MNPED) của Myanmar, với sự giúp đỡ của Cơ quan hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA) đã đưa ra “Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn của Myanmar” (Long-term foreign direct investment promotion
plan in Myanmar) Kế hoạch này lần đầu tiên đã đưa ra định hướng chínhsách toàn diện của chính phủ Myanmar về thu hút đầu tư trực tiếp củaMyanmar Kế hoạch này cũng nhằm mục đích hợp lý hóa tầm nhìn, mục tiêu
và chiến lược tương ứng với Kế hoạch phát triển toàn diện quốc gia giai đoạn
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.3.1 Về những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa (các lý thuyết, cơ sở thực tiễn, các kết luận, kết quả mang tính đúc kết…)
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp nguồn tưliệu khá đa dạng với các quan điểm phân tích khác nhau về quan hệ kinh tếquốc tế nói chung, của Việt Nam với Myanmar nói riêng trên cả khía cạnhsong phương và đa phương Thông qua các công trình nghiên cứu này, tác giả
Trang 37luận án có một số nhận xét đánh giá và xác định có thể kế thừa một số nộidung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các công trình được tổng quan đã cung cấp một góc nhìn toàn
cảnh về quan hệ kinh tế của Myanmar với các quốc gia trong và ngoài khuvực ASEAN, trong đó Việt Nam
Thứ hai, các công trình nghiên cứu trước đó đã phân tích các lợi thế
cạnh tranh, thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tiến hành các hoạt độngthương mại, đầu tư và thúc đẩy quan hệ kinh tế tại thị trường nội khốiASEAN nói chung và Myanmar nói riêng
Thứ ba, tuy có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ
đề đề xuất của luận án đã được tổng quan, nhưng nhìn chung các công trình
đó cũng chỉ mới dừng lại ở mức nghiên cứu quan hệ kinh tế song phương và đaphương của Việt Nam và Myanmar ở các vấn đề chung và ở thời điểm cách đâynhiều năm Vì thế, việc cập nhật thực tế bị giới hạn nhất là khi bối cảnh quốc tế,khu vực và của Việt Nam, Myanmar đã thay đổi nhanh chóng Đây là những hạnchế nhất định cần phải được bổ sung và luận giải đầy đủ hơn
Thứ tư, phần nào đó các công trình nghiên cứu trước đó đã phân tích,
đánh giá vai trò và ảnh hưởng của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêngđối với Myanmar Các vấn đề này được tác giả luận án kế thừa một cách cósàng lọc, từ đó có những quan điểm và cách tiếp cận rõ ràng, rành mạch hơn
về ảnh hưởng của Việt Nam tại thị trường này
1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu, những vấn đề luận án tập trung giải quyết và hướng giải quyết
a Khoảng trống nghiên cứu:
Các công trình nghiên cứu từ trước đến nay vẫn còn nhiều khoảngtrống, khía cạnh chưa tiếp cận như:
Một là, nhìn chung, chưa có nghiên cứu riêng biệt nào về quan hệ kinh
tế song phương giữa Việt Nam và Myanmar, đặc biệt tập trung đánh giá về
Trang 38quan hệ thương mại hàng hóa, đầu tư và du lịch mà đề xuất nghiên cứu nàyhướng tới Nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar hầu hếtđược lồng ghép trong các nghiên cứu về quan hệ thương mại, đầu tư giữa ViệtNam với các nước GMS, ASEAN nói chung.
Hai là, số liệu, tư liệu của các tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án
chưa mang tính cập nhật, không mang tính hệ thống, đầy đủ Hầu hết cácnghiên cứu được tổng quan ở trên nếu có liên quan đến quan hệ kinh tế ViệtNam và Myanmar thì đều đã được thực hiện cách đây khá lâu Có nhữngnghiên cứu được thực hiện khi Myanmar còn là nhà nước thể chế quân sự.Nhiệm vụ của luận án là sẽ hệ thống hoá, cập nhật các vấn đề nghiên cứu đãđược nghiên cứu, phân tích mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam vàMyanmar liên tục từ năm 2011 đến 2021 để có sự đánh giá đầy đủ, chi tiết và
cụ thể hơn về mối quan hệ này
Ba là, hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu chuyên sâu ở
liên quan trực tiếp đến luận án còn khá khiêm tốn và hầu như mới chỉ dừng ởcác bài báo khoa học, báo cáo tại các hội nghị khoa học Nhiệm vụ của luận
án là phân tích thực trạng quan hệ kinh tế của hai nước Việt Nam – Myanmar,rút ra bài học và những đề xuất chính sách, giải pháp cho Việt Nam trong việcthúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế với Myanmar trong thời gian tới
Bốn là, sự kiện chính trị diễn ra tại Myanmar vào tháng 02/2021 đã tạo
ra những thay đổi đáng kể đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar.Gần như chưa có nghiên cứu nào chỉ ra Việt Nam có nên tiếp tục thúc đẩyquan hệ kinh tế với Myanmar trong bối cảnh hiện nay hay không? Nhiệm vụcủa luận án là phần nào giải quyết câu hỏi trên
Do vậy, đây là khoảng trống lớn trong nghiên cứu về quan hệ kinh tếViệt Nam - Myanmar và cũng là nhiệm vụ chính mà luận án cần phải giảiquyết Vì nghiên cứu cập nhật được quan hệ kinh tế của hai quốc gia này là
Trang 39hết sức quan trọng cả về phương diện khoa học và thực tiễn, nhất là khi cảViệt Nam và Myanmar đều là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN.
b Những vấn đề luận án tập trung giải quyết:
- Rà soát, xây dựng cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế song phương để ápdụng nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar: xây dựng tiêu chíđánh giá; nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
- Nghiên cứu thực trạng quan hệ kinh tế hai nước, đánh giá theo cáctiêu chí được xây dựng ở phần cơ sở lý luận và đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến quan hệ kt hai nước Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp thúcđẩy
- Nhận diện và phân tích được bối cảnh mới cũng như cơ hội và tháchthức đến quan hệ kinh tế hai nước, qua đó dự báo triển vọng và đề xuất giảipháp thúc đẩy quan hệ kt hai nước
Trang 40Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ
SONG PHƯƠNG 2.1 Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế
2.1.1 Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế
2.1.1.1 Kinh tế quốc tế
Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay,kinh tế học quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích vànghiên cứu những mối quan hệ về kinh tế trên thế giới Có nhiều định nghĩađược đưa ra về kinh tế quốc tế, có thể kể đến các khái niệm sau:
GS Đỗ Đức Bình đưa ra định nghĩa: “Nền kinh tế thế giới là tổng thểcác kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và tác độngqua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan
hệ kinh tế quốc tế của chúng” [11, tr.8]
Thompson Henry [85] cho rằng “Kinh tế quốc tế mô tả và dự đoán sảnxuất, thương mại và đầu tư trên khắp các quốc gia”
Joan Edelman Spero và Jeffrey A Hart [114, tr.1] chỉ ra rằng “các hệthống kinh tế quốc tế là các nhóm chế độ bao gồm, trong số những thứ khác,các quy tắc cho thương mại, đầu tư và dòng tiền”
Từ các khái niệm trên có thể khái quát: Kinh tế quốc tế là tập hợp của tất
cả các nền kinh tế trên thế giới có tác động qua lại lẫn nhau; đồng thời cũng mô
tả toàn bộ các quá trình sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính của nền kinh tế toàn cầu Đây là khái niệm được tác giả rút ra để sử dụng trong khuôn khổ luận
án này
2.1.1.2 Quan hệ kinh tế quốc tế
Trong giáo trình Kinh tế quốc tế của Đại học Kinh tế quốc dân (2002),quan hệ kinh tế quốc tế được định nghĩa là: “Bộ phận cốt lõi của nền kinh tếthế giới, chúng là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa các chủ thể kinh
tế quốc tế […] Quan hệ kinh tế quốc tế ra đời trên cơ sở các hoạt động thương