Quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải phápQuan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - - NGUYỄN HOÀNG ANH TÚ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – MYANMAR: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2024 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS NGUYỄN HUY HOÀNG 2 PGS TS NGUYỄN DUY DŨNG Phản biện 1: PGS.TS Phan Trần Trung Dũng Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi Phản biện 3: TS Võ Thị Minh Lệ Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo của tập đoàn McKinsey, Việt Nam là một trong 11 nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 5% trở lên trong 20 năm qua Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới trong nhiều năm liền Năm 2019, quy mô kinh tế Việt Nam là 262 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,02% Tác động của đại dịch COVID-19 trong hơn 02 năm đã khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam chỉ còn ở mức 2,58% Tuy nhiên, với những gì đã và đang đạt được, Việt Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế giới, có khả năng cung ứng nhiều loại hàng hóa Đạt được kết quả này là do Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, chính trị từ năm 1986, gọi tắt là Đổi mới Đổi mới đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian dài, nhanh chóng đưa Việt Nam thay đổi bộ mặt từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp và vị thế ngày càng tăng ở khu vực và trên thế giới Với chính sách Đổi mới, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong thu hút FDI Không chỉ thế, bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài, từ năm 2006 đến nay các doanh nghiệp Việt Nam dần khẳng định mình trên trường quốc tế bằng việc đầu tư ra nước ngoài, nhất là với các nước ASEAN- nơi có sự tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội và ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện với bên ngoài, nhất là về hợp tác kinh tế Myanmar là một trong những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển của thế giới, hàng thập niên ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị bao vây cấm vận quốc tế Từ năm 2011, sau khi Chính phủ dân sự lên cầm quyền, kết thúc quãng thời gian năm thập kỷ quân đội cầm quyền, Mỹ và các nước EU đã từng bước dỡ bỏ lệnh cấm vận, Myanmar đã chủ động huy động và tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế Trong những năm gần đây, nhờ những nỗ lực của chính phủ trong cải cách hệ thống pháp luật, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, thị trường với hơn 50 triệu dân và tài nguyên dồi dào, Myanmar được coi là một “mảnh đất vàng” đầy tiềm năng dành cho hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch đối với các quốc gia Trong suốt quá trình phát triển, nền kinh tế Myanmar được tiếp nhận nguồn FDI từ nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Singapore,…tuy nhiên, các đối tác kinh tế quan trọng của Myanmar chủ yếu là các nước láng giềng, có chung đường biên giới Đặc biệt, với vị trí là cửa ngõ tiến ra Ấn Độ Dương và phá vỡ sự lệ thuộc vào eo Malacca – một trong những mắt xích quan trọng của chiến lược “Vành đai, Con đường”, Myanmar luôn là quốc gia mà Trung Quốc cần duy trì và thúc đẩy lợi ích Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế với Thái Lan và Ấn Độ cũng là điểm tựa cho Myanmar phát triển, đa dạng hóa các đối tác xuất khẩu và thu hút đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 1 Việt Nam và Myanmar đều là thành viên của AEC, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, nhân dân hai nước sớm có mối quan hệ giao lưu qua lại lẫn nhau Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28/5/1975, mối quan hệ Việt Nam - Myanmar đã có những bước phát triển mới trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội… Trong những năm gần đây, kể từ khi quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện được thiết lập từ tháng 8/2017, quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar đã không ngừng phát triển Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 09, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 07 của Myanmar Những tương tác kinh tế hai nước đã và đang góp phần không nhỏ vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước Tuy nhiên, với hơn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, với hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận về kinh tế đã được ký kết, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar vẫn còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do khách quan và chủ quan Do vậy, vẫn còn khá nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc nhằm giúp hiểu rõ hơn về nền kinh tế Myanmar từ đó tìm ra những giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar Đây vẫn là mảng nghiên cứu còn nhiều khoảng trống và còn khá nhiều vấn đề cần xem xét phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn cả về lý luận và thực tiễn, nhất là khi hai nước đều là thành viên của Cộng đồng ASEAN (AC), trong đó có Cộng đồng kinh tế (AEC) và trong bối cảnh thế giới khu vực đã đang và sẽ có nhiều biến động khó lường Đặc biệt, sau cuộc đảo chính quân sự ngày 01/02/2021, bối cảnh kinh tế chính trị tại Myanmar đã hoàn toàn khác biệt Hàng loạt doanh nghiệp của các nước đang phải tạm dừng hoặc di chuyển hoạt động sản xuất, đầu tư ra khỏi Myanmar; câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có nên tận dụng cơ hội này để nắm bắt cơ hội đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế với Myanmar Thực tế chỉ ra rằng, đối với các nước trong khu vực ASEAN nói riêng, việc gắn chặt lợi ích về kinh tế không chỉ đơn thuần mang lại những giá trị về thương mại, đầu tư mà còn giúp khẳng định vai trò, vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam tại quốc gia đó nói riêng và khu vực ASEAN nói chung Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Myanmar trong bối cảnh này sẽ là vấn đê Việt Nam rất đáng quan tâm Với những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận án tiến sĩ là hết sức cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn và có tính thời sự cao đối với Việt Nam, Myanmar và AEC 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế song phương, Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế của Việt Nam với Myanmar kể từ năm 2011 đến 2021, từ đó đưa ra dự báo về triển vọng quan hệ và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước hiện nay và đến 2030 2 2.2 Nhiệm vụ: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm xác định những điểm kế thừa, những điểm mới cần nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của Luận án - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm làm rõ những kết quả hạn chế và chỉ ra khoảng trống cần bổ sung, nghiên cứu - Phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia để xây dựng khung phân tích cho Luận án - Làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar từ 2011 đến 2021 trên ba lĩnh vực chính: thương mại, đầu tư và du lịch; đưa ra các đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của quan hệ kinh tế của Việt Nam với Myanmar - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam- Myanmar hiện nay và đến 2030 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Hai chủ thể đó là Việt Nam và Myanmar trong quan hệ kinh tế - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến 2021 - Phạm vi nội dung: quan hệ kinh tế trong ba lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch Trong lĩnh vực quan hệ đầu tư, NCS chỉ nghiên cứu về đầu tư trực tiếp (FDI) 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu: Với đối tượng nghiên cứu là quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar, tác giả tiếp cận vấn đề qua tiếp cận lịch sử, tiếp cận kinh tế quốc tế, tiếp cận kinh tế - chính trị, tiếp cận liên ngành 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về hợp tác kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là cơ sở cho phương pháp luận nghiên cứu của luận án Bên cạnh đó, luận án sử dụng những phương pháp như: phân kỳ lịch sử; tổng hợp, phân tích, so sánh; thống kê, mô tả nhằm trực quan hóa số liệu; dự báo 3 4.3 Khung phân tích: 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thứ nhất, Luận án đã phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế song phương để vận dụng nghiên cứu trường hợp quan hệ kinh tế Việt Nam- Myanmar, qua đó góp phần cụ thể hóa hơn các nội dung lý luận về quan hệ kinh tế song phương trong quan hệ kinh tế quốc tế - Thứ hai, Luận án nghiên cứu, phân tích và đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar giai đoạn 2011 – 2021 theo các tiêu chí trong thương mại, đầu tư và du lịch, giúp nhận diện, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế hai nước thời gian qua - Thứ ba, Luận án phân tích rõ hơn bối cảnh quốc tế mới và dự báo triển vọng kinh tế hai nước đến năm 2030 - Thứ tư, trên cơ sở xem xét, đánh giá cơ hội và thách thức đối với quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar, Luận án đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước từ nay đến năm 2030 6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận - Vận dụng các lý thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế: thương mại quốc tế (trọng thương, lợi thế tuyệt, lợi thế so sánh, lợi ích quy mô của nền kinh tế và lý thuyết về các quy trình sản xuất và chuỗi giá trị) và lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phân tích quan hệ kinh tế cụ thể giữa hai quốc gia - Phân tích và làm rõ bối cảnh và xu hướng mới đối với nền kinh tế thế giới tác động đến hợp tác hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar trong thời gian tới làm cơ sở dự báo triển vọng quan hệ kinh tế song phương 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar giai đoạn 2011-2021 4 - Đánh giá cơ hội và triển vọng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar trong bối cảnh quốc tế và khu vực mới - Góp phần củng cố quan điểm cần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Myanmar trong thời gian tới - Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để hoạch định chính sách tiếp cận thị trường Myanmar 7 Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án sẽ được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ kinh tế song phương Chương 3: Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar giai đoạn 2011-2021 Chương 4: Triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar đến năm 2030 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế Việt Nam-Myanmar, có thể liệt kê ra như: nghiên cứu “Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN” của Huỳnh Ngọc Chương, Nguyễn Thanh Trọng, nghiên cứu “Hợp tác thương mại nội khối ASEAN: Phần thắng và phần thua” của Võ Văn Quyền, cuốn sách “Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng” (nhiều tác giả) của Bộ Công Thương, các cuốn sách “Kinh doanh ở Việt Nam và Myanmar: Những điều cần biết”, “Cơ hội đầu tư và kinh doanh ở Myanmar” của tác giả Chu Công Phùng; “Myanmar: Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn” của Nguyễn Duy Dũng, có tiêu đề đã phân tích và chỉ ra những biến đổi chủ yếu về chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar, nghiên cứu “Biến đổi chính trị và kinh tế của Myanmar và tác động đến khu vực và Việt Nam” của Võ Xuân Vinh Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang thị trường Myanmar cũng được nhắc đến trong một số nghiên cứu như các bài báo “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh đổi mới kinh tế tại Myanmar”, “Đổi mới kinh tế và môi trường đầu tư tại Myanmar” của hai tác giả Trần Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng Quan hệ kinh tế của Việt Nam với ASEAN là nội dung được đề cập đến nhiều tại các diễn đàn, hội nghị cũng như các công trình nghiên cứu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên, đặc biệt là với Myanmar, 5 trên hai phương diện song phương và đa phương đã được quan tâm nghiên cứu nhưng hiện nay số lượng nghiên cứu chưa nhiều, chủ yếu được lồng ghép trong các nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN, Việt Nam và các nhóm nước nói chung 1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, bằng tiếng nước ngoài liên quan đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar như các nghiên cứu “Thương mại nội khối và liên vùng ASEAN” (Inter- and Intra-ASEAN Regional Trade) của Tri Widodo, “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Tiến trình, thách thức và triển vọng” (The ASEAN Economic Community: Progress, Challenges and Prospects) của Chia Siow Yue, “Sự hội nhập của các nước CLMV với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” (Integration of the CLMV Countries with the Association of Southeast Asian Nations) của Paweł Soja, “Hướng tiếp cận Myanmar của ASEAN” (ASEAN’s Approach to Myanmar) của Võ Xuân Vinh, “Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Myanmar và ASEAN” (Foreign direct investment relations between Myanmar and ASEAN) của Thandar Khine, “Myanmar: Cơ hội tại nền kinh tế cận biên cuối cùng của Châu Á” (Myanmar: Opportunities in Asia’s Last Frontier Economy) của nhóm tác giả Tan Soon Kim, Edwin Neo, Jesse Satria Oeni, “Thương mại của Myanmar và tiềm năng” (Myanmar’s Trade and its potential) của Benno Ferrarini Các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar hiện nay còn hạn chế, chủ yếu là các tham luận trong các hội thảo của các cơ quan chuyên môn của hai nước tổ chức như tham luận “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Myanmar” của Win Lei Phyu, “Cơ hội và thách thức trong quan hệ Việt Nam - Myanmar trong các năm tới” của Hla Myint 1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu 1.3.1 Về những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa: Thứ nhất, các công trình được tổng quan đã cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về quan hệ kinh tế của Myanmar với các quốc gia trong và ngoài khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam Thứ hai, các công trình nghiên cứu trước đó đã phân tích các lợi thế cạnh tranh, thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tiến hành các hoạt động thương mại, đầu tư và thúc đẩy quan hệ kinh tế tại thị trường nội khối ASEAN nói chung và Myanmar nói riêng Thứ ba, tuy có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề đề xuất của luận án đã được tổng quan, nhưng nhìn chung các công trình đó cũng chỉ mới dừng lại ở mức nghiên cứu quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam và Myanmar ở các vấn đề chung và ở thời điểm cách đây nhiều năm Vì thế, việc cập nhật thực tế bị giới hạn nhất là khi bối cảnh quốc tế, khu vực và của Việt Nam, Myanmar đã thay đổi nhanh chóng Đây là những hạn chế nhất định cần phải được bổ sung và luận giải đầy đủ hơn 6 Thứ tư, phần nào đó các công trình nghiên cứu trước đó đã phân tích, đánh giá vai trò và ảnh hưởng của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đối với Myanmar Các vấn đề này được tác giả luận án kế thừa một cách có sàng lọc, từ đó có những quan điểm và cách tiếp cận rõ ràng, rành mạch hơn về ảnh hưởng của Việt Nam tại thị trường này 1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu, những vấn đề luận án tập trung giải quyết và hướng giải quyết a Khoảng trống nghiên cứu: Một là, nhìn chung, chưa có nghiên cứu riêng biệt nào về quan hệ kinh tế song phương giữa Việt Nam và Myanmar, đặc biệt tập trung đánh giá về quan hệ thương mại hàng hóa, đầu tư và du lịch mà đề xuất nghiên cứu này hướng tới Nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar hầu hết được lồng ghép trong các nghiên cứu về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước GMS, ASEAN nói chung Hai là, số liệu, tư liệu của các tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án chưa mang tính cập nhật, không mang tính hệ thống, đầy đủ Hầu hết các nghiên cứu được tổng quan ở trên nếu có liên quan đến quan hệ kinh tế Việt Nam và Myanmar thì đều đã được thực hiện cách đây khá lâu Có những nghiên cứu được thực hiện khi Myanmar còn là nhà nước thể chế quân sự Nhiệm vụ của luận án là sẽ hệ thống hoá, cập nhật các vấn đề nghiên cứu đã được nghiên cứu, phân tích mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Myanmar liên tục từ năm 2011 đến 2021 để có sự đánh giá đầy đủ, chi tiết và cụ thể hơn về mối quan hệ này Ba là, hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu chuyên sâu ở liên quan trực tiếp đến luận án còn khá khiêm tốn và hầu như mới chỉ dừng ở các bài báo khoa học, báo cáo tại các hội nghị khoa học Nhiệm vụ của luận án là phân tích thực trạng quan hệ kinh tế của hai nước Việt Nam – Myanmar, rút ra bài học và những đề xuất chính sách, giải pháp cho Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế với Myanmar trong thời gian tới Bốn là, sự kiện chính trị diễn ra tại Myanmar vào tháng 02/2021 đã tạo ra những thay đổi đáng kể đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar Gần như chưa có nghiên cứu nào chỉ ra Việt Nam có nên tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế với Myanmar trong bối cảnh hiện nay hay không? Nhiệm vụ của luận án là phần nào giải quyết câu hỏi trên b Những vấn đề luận án tập trung giải quyết: - Rà soát, xây dựng cơ sở lý luận về quan hệ kinh tế song phương để áp dụng nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam - Myanmar: xây dựng tiêu chí đánh giá; nhận diện các yếu tố ảnh hưởng - Nghiên cứu thực trạng quan hệ kinh tế hai nước, đánh giá theo các tiêu chí được xây dựng ở phần cơ sở lý luận và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến 7 quan hệ kt hai nước Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp thúc đẩy - Nhận diện và phân tích được bối cảnh mới cũng như cơ hội và thách thức đến quan hệ kinh tế hai nước, qua đó dự báo triển vọng và đề xuất giải pháp thúc đẩy quan hệ kt hai nước Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ SONG PHƯƠNG 2.1 Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế 2.1.1 Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế 2.1.1.1 Kinh tế quốc tế GS.TS Đỗ Đức Bình, Thompson Henry hay Joan Edelman Spero và Jeffrey A Hart trong các công trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về kinh tế quốc tế Từ các khái niệm trên có thể khái quát: Kinh tế quốc tế là tập hợp của tất cả các nền kinh tế trên thế giới có tác động qua lại lẫn nhau; đồng thời cũng mô tả toàn bộ các quá trình sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính của nền kinh tế toàn cầu Đây là khái niệm được tác giả rút ra để sử dụng trong khuôn khổ luận án này 2.1.1.2 Quan hệ kinh tế quốc tế Từ những khái niệm về quan hệ kinh tế quốc tế được định nghĩa trong giáo trình Kinh tế quốc tế do PGS.TS Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, (2008) hay trong nghiên cứu của Joan Edelman Spero và Jeffrey A Hart (2009) có thể rút ra được khái niệm về Quan hệ kinh tế quốc tế: Đó là hoạt động kinh tế giữa các quốc gia với nhau Sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia với nhau sẽ ảnh hưởng bởi các quan hệ chính trị kinh tế, ngoại giao, văn hóa, xã hội, an ninh Hay nói cách khác, quan hệ kinh tế quốc tế là một lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và sử dụng hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau tạo nên một môi trường kinh tế chung diễn ra trên toàn cầu và dựa theo các quy tắc chuẩn mực được cam kết giữa hai hay nhiều quốc gia 2.1.2 Các yếu tố cấu thành của quan hệ kinh tế quốc tế 2.1.2.1 Thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa hai hay nhiều quốc gia đem dựa trên quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế, để tối đa hoá lợi ích cho các bên tham gia Thương mại quốc tế bao gồm thương mại hàng hoá quốc tế và thương mại dịch vụ quốc tế 2.1.2.2 Đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế là những khoản đầu tư được thực hiện bên ngoài thị trường trong nước Đầu tư quốc tế cung cấp cho các nhà đầu tư một môi trường đầu tư rộng lớn hơn để mở rộng và đa dạng hoá các danh mục đầu tư và bổ 8 tế ba dòng sông (ACMECS); cơ chế hợp tác Campuchia- Lào-Myanmar- Việt Nam (CLMV); Cộng đồng kinh tế ASEAN 3.1.1.2 Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới và khu vực tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar Cuộc cạnh tranh song hành giữa Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ với Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc đã khiến cả thế giới nói chung, khu vực Đông Á trong đó có Việt Nam và Myanmar đều bị tác động bởi sự cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ-Trung trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, an ninh đến kinh tế Một nhân tố tác động vô cùng mạnh mẽ không chỉ đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar mà tới quan hệ kinh tế toàn cầu nói chung đó chính là đại dịch COVID-19 Đại dịch đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và giao thương, đầu tư ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn 3.1.2 Nhân tố quốc gia 3.1.2.1 Nhu cầu hợp tác của Việt Nam và Myanmar trong việc gia tăng quan hệ kinh tế song phương Những thành tựu của nền kinh tế trong nước đã thúc đẩy chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế bằng việc tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài, với việc ưu tiên thị trường tại các quốc gia có sự tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội và thúc đẩy quan hệ giao thương, kinh tế với bên ngoài, trong đó có thị trường đầy tiềm năng là Myanmar Myanmar là một trong số những quốc gia được thiên nhiên ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong phú nhưng vẫn là một trong những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển trên thế giới với nền công nghiệp lạc hậu, điều kiện hạ tầng cơ sở yếu kém, thị trường nội địa thiếu đa dạng, Xuất phát từ nhu trên của hai quốc gia, Việt Nam và Myanmar đã xây dựng và phát triển các tuyên bố chung, rất nhiều hiệp định và thoả thuận Đây là cơ sở quan trọng, là nền tảng đề chính phủ cũng như doanh nghiệp hai bên có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế song phương 3.1.2.2 Những chuyển biến trong quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Myanmar Việt Nam và Myanmar luôn là những người bạn thân thiết, ủng hộ nhau trên chính trường quốc tế Myanmar là quốc gia mà Việt Nam có quan hệ rất sớm Trong những năm qua, hai nước đã tích cực củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với nhau, nhất là về chính trị Điểm đáng chú ý đó là việc ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ lên "Đối tác hợp tác toàn diện" nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 8/2017 Quan hệ “Đối tác Hợp tác Toàn diện” giữa hai quốc gia phát triển dựa trên các cơ chế hợp tác song phương đã có, hiện thực hóa các thỏa thuận đã ký kết và tìm kiếm những cơ hội mới cho hợp tác 11 hai bên Hai quốc gia đã kí kết Tuyên bố chung về củng cố quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện Việt Nam – Myanmar vào năm 2019, góp phần làm cho quan hệ hợp tác giữa hai nước được mở rộng và ngày càng phong phú 3.2 Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar giai đoạn 2011 -2021 3.2.1 Về lĩnh vực thương mại hàng hóa 3.2.1.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar Trong giai đoạn 2011-2021, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar có sự tăng trưởng khá ổn định từ 82,5 triệu USD lên đến 409,08 triệu USD với mức trung bình tăng trưởng đạt 26,7%/năm trong giai đoạn 2011- 2021 Tuy nhiên, tình hình COVID-19 và vấn đề chính trị của Myanmar đã khiến giá trị xuất khẩu năm 2020 và 2021 giảm liên tiếp 12% và 35% so với cùng kì năm trước Về cơ cấu xuất khẩu theo mã HS của Việt Nam sang Myanmar: có sự thay đổi từ việc các mặt hàng xuất khẩu thiên về nguồn nguyên nhiên liệu như kim loại và sản phẩm kim loại năm 2011 đã dịch chuyển sang các mặt hàng có giá trị cao, đặc biệt là máy móc, thiết bị điện, phương tiện vận tải trong 2021 Bên cạnh đó, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu theo mã HS, cơ cấu theo giai đoạn sản xuất cũng thay đổi chuyển từ hàng hoá trung gian sang hàng hoá vốn 3.2.1.2 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Myanmar Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Myanmar giai đoạn từ 2011-2021 diễn biến không đồng đều (02 lần giảm vào năm 2015 và năm 2020), mặc dù có xu hướng tăng Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá theo mã HS của Việt Nam từ Myanmar có sự chênh lệch lớn, khi chỉ tập trung vào một số sản phẩm nhất định và có sự thay đổi lớn qua các năm Cụ thể, năm 2011, sản phẩm Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Myanmar là gỗ và các sản phẩm từ gỗ (53,12%), các sản phẩm từ thực vật (27,95%) Tuy nhiên, từ năm 2013, do phía Myanmar quyết định cắt giảm mạnh sản lượng khai thác hàng năm nên tỷ trọng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm còn gần như thấp nhất trong tất cả các mặt hàng; thay thế vào đó, Việt Nam tăng cường nhập khẩu kim loại và các sản phẩm từ kim loại, các sản phẩm từ thực vật Các mặt hàng xuất khẩu của Myanmar cũng có sự chuyển biến mạnh từ việc chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô sang cơ cấu hàng hóa trung gian (năm 2020 chiếm gần 68%) 3.2.2 Về lĩnh vực đầu tư 3.2.2.1 Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Myanmar a Về số lượng vốn đầu tư: Đầu tư của Việt Nam sang Myanmar đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ sau cuộc cải cách tại Myanmar Dòng vốn FDI chảy vào thị trường Myanmar vào năm 2011 chỉ đạt 4,23 triệu USD với vốn tích luỹ đạt 18,54 triệu USD 12 Năm 2013 và năm 2016 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc dòng vốn đầu tư của Việt Nam vào Myanmar Đến năm 2019 vốn FDI tích luỹ đến đạt 1.334,87 triệu USD, cao gấp 72 lần so với năm 2011 Tính đến năm 2021, vốn tích luỹ FDI của Việt Nam tại Myanmar đã đạt con số khá cao, rơi vào khoảng gần 2.224,23 triệu USD Số vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Myanmar trong năm tài khóa 2020 là 2,2 tỷ USD, xếp thứ 7 trong tổng số 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào thị trường này Đến hết năm 2021, tổng số dự án và số vốn FDI Việt Nam đầu tư vào Myanmar không có sự thay đổi so với năm 2020 b Về cơ cấu đầu tư: Cơ cấu đầu tư các dự án của Việt Nam vào Myanmar tập trung vào một số ngành như ngân hàng, viễn thông, hàng không, bất động sản, xây dựng, thương mại,… Tuy nhiên một số ngành có nhiều tiềm năng mặc dù đã được triển khai nhưng sau đó thu hẹp hoặc tạm dừng hoạt động như dược phẩm, thăm dò khai thác dầu khí, khai thác đá 3.2.2.2 Tình hình đầu tư của Myanmar sang Việt Nam So với đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar, ở chiều ngược lại, các dự án đầu tư từ doanh nghiệp Myanmar còn khá ít và chỉ mới bắt đầu từ năm 2017 với giá trị nhỏ Đầu tư Myanmar sang Việt Nam mới manh nha, phát triển từ từ và còn khiêm tốn với số lượng ít ỏi các dự án và số vốn ít Năm 2020 đạt 0,8 triệu USD vốn tích luỹ; con số này không thay đổi trong năm 2021 và năm 2022 3.2.3 Về lĩnh vực du lịch 3.2.3.1 Các cam kết, thỏa thuận - Hai bên đã có những hợp tác ở nhiều cấp từ chính phủ cho đến các doanh nghiệp; - Ngoài việc mở cửa thị trường du lịch hai bên và hợp tác thể chế, Việt Nam đã mở các đường bay thẳng sang Myanmar cùng nhiều chương trình khuyến mại từ các hãng hàng không khiến cho chi phí du lịch giữa hai bên hấp dẫn - Ở cấp độ doanh nghiệp, một số công ty về lữ hành, giao thông vận tải đã tăng cường ký kết các thoả thuận hợp tác chung để tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch 3.2.3.2 Tình hình khai thác quan hệ du lịch của hai nước Năm 2012, quốc gia này đã đón khoảng 1 triệu lượt khách nước ngoài, tăng gần 30% so với năm 2011 và mức tăng kỷ lục từ trước đến nay; một trong số đó là du khách Việt Nam Lượt khách Việt Nam đến Myanmar tăng từ 48.869 người năm 2016 lên đến 58.919 lượt vào năm 2017 Con số này tiếp tục duy trì mức ổn định vào khoảng 52-53 nghìn khách vào hai năm sau đó Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 và chính biến quân sự dẫn tới các hoạt động du lịch bị tạm dừng trong thời gian dài 13 3.3 Đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar 3.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 3.3.1.1 Kết quả đạt được a Về thương mại: Kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa giữa hai bên tăng trưởng rõ rệt và cán cân thương mại đã nghiêng về Việt Nam sau nhiều năm thâm hụt Bên cạnh đó, cấu trúc hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên ngày càng đa dạng và linh động để đáp ứng nhu cầu thực tế b Về đầu tư: Đầu tư song phương đã được cải thiện, tăng trưởng khá, nhất là từ Việt Nam sang Myanmar Việt Nam luôn nằm 10 quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại Myanmar Hầu hết các dự án của Việt Nam sang Myanmar ban đầu đều từ các tập đoàn lớn với số vốn đăng ký cao Tính đến năm 2019, đã có hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào quốc gia này với nhiều hình thức, nhiều mặt hàng đến từ Việt Nam được thị trường Myanmar đón nhận nhiệt tình c Về du lịch: Hợp tác du lịch không chỉ ở mỗi các doanh nghiệp lữ hành mà còn được mở rộng ra tất cả các dịch vụ có liên quan như hàng không, khách sạn, nhà hàng; sự kết hợp đa chiều này giúp cho các tour du lịch được nâng cao về chất lượng và đem lại lợi ích cho cả hai nước 3.3.1.2 Nguyên nhân: a Nguyên nhân khách quan: - Dưới sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, vai trò tăng lên của các công ty xuyên quốc gia, các công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ - Sự hình thành AEC đã mang lại những thuận lợi nhất định cho Việt Nam và Myanmar trong việc phát triển kinh tế b Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, việc tham gia các cơ chế hợp tác song phương và đa phương giúp cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar được phát triển như hiện nay Thứ hai, nhờ quan hệ lịch sử hợp tác lâu đời đã tạo sự tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau, nhất là khi Việt Nam và Myanmar nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác toàn diện” vào năm 2017 với Tuyên bố chung đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực Thứ ba, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác thị trường Myanmar thông qua nhiều kênh nhằm xúc tiến thương mại hai nước 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1 Hạn chế Thứ nhất, tỷ trọng xuất nhập khẩu còn nhỏ so với tiềm năng hai bên Xét trong nội khối ASEAN, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Myanmar chỉ cao 14 hơn giá trị nhập khẩu của Brunei từ Myanmar và chỉ chiếm trung bình giai đoạn 2011- 2020 là 0,67% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các nước thành viên ASEAN Ở chiều ngược lại, Myanmar cũng là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp trong các nước tại Đông Nam Á có sự giao thương với Việt Nam, chỉ chiếm trung bình giai đoạn 2011- 2020 là 2,36% Thứ hai, đầu tư chủ yếu là đến từ các doanh nghiệp lớn và một số doanh nghiệp vẫn chưa tìm hiểu kĩ thị trường nên mới có trường hợp phải thoái vốn đầu tư Thứ ba, việc thu hút khách du lịch Myanmar sang Việt Nam còn hạn chế Thứ tư, mặc dù đã có sự điều chỉnh trong phương thức thực hiện các sự kiện xúc tiến thương mại song kết quả cụ thể từ các hoạt động xúc tiến đầu tư thời gian qua chưa cao 3.3.2.2 Nguyên nhân a Nguyên nhân khách quan: Cơ cấu xuất nhập khẩu song phương còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới b Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, do mới mở cửa nên các thủ tục tại Myanmar còn rườm rà cũng chưa rõ ràng khiến cho các doanh nghiệp Việt khi xuất nhập khẩu hay đầu tư sang quốc gia này còn gặp nhiều khó khăn Thứ hai, các doanh nghiệp Việt vẫn chưa nắm được rõ các thể chế và luật pháp của Myanmar Thứ ba, một số doanh nghiệp vẫn chưa biết cách tiếp cận với thị trường Myanmar Thứ tư, diễn biến chính trị phức tạp của Myanmar và tình hình dịch bệnh Tiểu kết chương 3 Như vậy, kể từ khi Myanmar mở cửa nền kinh tế với những cải cách thu hút đầu tư và tăng cường thương mại với thế giới vào năm 2011, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này để mở rộng và khai thác thị trường tiềm năng này Bằng chứng cho thấy, hiện nay, hai bên đã nâng cấp lên quan hệ “Đối tác Hợp tác Toàn diện”- không phải quốc gia nào cũng có thể thiết lập quan hệ ở cấp cao với Myanmar như Việt Nam Kể từ đây, quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt, đem lại nhiều lợi ích cho người dân của hai quốc gia Cùng với quan hệ chính trị ngày càng được mở rộng, đến tất cả các cấp, các bộ ngành, lòng tin giữa hai đảng cầm quyền và chính phủ hai nước ngày càng được tăng cường, quan hệ kinh tế, đã và đang được chú trọng và đạt được nhiều kết quả to lớn Hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch là điểm sáng trong quan hệ hai nước trong thời gian qua Hợp tác này đáp ứng nhu cầu của cả hai nước trong quá trình phát triển kinh tế Cả hai nước cần thị trường của nhau và các mặt hàng của hai bên có sự bổ trợ cho nhau rất tốt Các hội chợ, triển lãm hàng hoá, các buổi giao lưu doanh nghiệp với nhau… giúp cho các doanh nghiệp hai nước tìm thêm nhiều cơ hội kinh doanh Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam 15 có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy nhiên, quan hệ kinh tế tính đến nay vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Chính vì vậy, chính phủ hai bên cần khắc phục những hạn chế đó, tăng cường hỗ trợ để doanh nghiệp hai bên có cơ hội tăng cường đầu tư và giao thương với nhau một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả cao Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động và nắm vững các thông tin thị trường để đưa ra chiến lược phù hợp với tình hình biến động trong và ngoài nước Nhìn chung, với tình hình hiện nay, nếu khắc phục được một số hạn chế, tình hình chính trị của Myanmar ổn định trở lại, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar sẽ phát triển tốt đẹp trong những năm tới Chương 4 TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – MYANMAR ĐẾN NĂM 2030 4.1 Bối cảnh quốc tế, khu vực mới và những yêu cầu đặt ra 4.1.1 Đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 hay có thể là các đại dịch khác trong tương lai sẽ đặt ra rất nhiều thách thức các quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế khu vực và toàn cầu 4.1.2 Vấn đề bất ổn của các nước lớn Bên cạnh đại dịch COVID-19, giai đoạn sau 2020 được dự báo sẽ tiếp tục chứng kiến những thay đổi quan trọng trong bức tranh địa chính trị toàn cầu, thách thức chưa có tiền lệ với các quốc gia trên thế giới Trong khi mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đang có những dấu hiệu được hai bên cố gắng hàn gắn trong thời gian ngắn thì xung đột Nga – Ukraine đã đặt ra một thách thức rất lớn đối với các nước liên quan nói riêng và toàn thế giới nói chung Giáo sư Richard Higgott trong một nghiên cứu của mình đã chỉ ra kịch bản cho rằng đại dịch sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển cán cân quyền lực toàn cầu từ Tây sang Đông thông qua những tác động tiêu cực sâu rộng và để lại hậu quả lâu dài đối với các nền kinh tế phát triển của Mỹ và châu Âu 4.1.3 Vai trò của chủ nghĩa đa phương đang đối mặt với những thách thức Với việc nhiều nước lớn, tiêu biểu là Mỹ dưới thời Tổng thống D.Trump, Anh với Brexit, chủ nghĩa dân tộc thực sự đã lên ngôi và thể hiện được sức ảnh hưởng của nó trong một thời gian nhất định từ đó khiến vai trò của các thể chế, chủ nghĩa đa phương đã bị giảm sút Tuy nhiên, trải qua đại dịch, ảnh hưởng và vai trò của một số thể chế đa phương đã được cải thiện rõ rệt; tuy nhiên, các thể chế đa phương cần có những sự cải cách lớn, mang tính đột phá, triệt để 16 4.1.4 Tình hình bất ổn chính trị tại Myanmar Sau diễn biến chính trị ngày 01/02/2021, đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) do quân đội bảo trợ, yêu cầu tổ chức lại tổng tuyển cử Sau khi tạm nắm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm Hàng loạt cuộc biểu tỉnh diễn ra sau đó kéo theo rất nhiều người đã chết hoặc bị thương, hoạt động sản xuất kinh doanh bị tạm dừng và cuộc khủng hoảng chính trị này đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt 4.1.5 Yêu cầu đặt ra: Một là, đại dịch COVID-19 đã cho chúng ta thấy những quốc gia có sức mạnh nội tại sẽ là các quốc gia sớm vượt qua khủng hoảng, chiếm lấy cơ hội để đạt được những thành tựu quan trọng Chính sách “ngoại giao tài nguyên” cần được đẩy mạnh Hai là, với sự bất ổn, phân hóa của các nước lớn, trật tự đa cực đang hình thành ngày càng rõ nét cho phép Việt Nam có điều kiện để thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong quan hệ quốc tế và lựa chọn những kế sách phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Ba là, tình hình bất ổn chính trị tại Myanmar cần được xem xét nghiên cứu một cách chi tiết và sâu sắc Với những tiềm năng của Myanmar, Việt Nam cần tận dụng điều kiện này để tiếp tục duy trì và phát triển những ảnh hưởng kể cả về kinh tế và chính trị tại quốc gia này trong tương lai 4.2 Triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar đến năm 2030 4.2.1 Quan điểm và định hướng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar 4.2.1.1 Quan điểm hợp tác phát triển trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar Quan điểm chung về hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam đều nhằm hướng tới việc khai thác tối đa hiệu quả của hội nhập và phát triển các quan hệ đối ngoại; bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc là trên hết tại tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, … Theo nghiên cứu sinh, với đặc thù của Myanmar, lịch sử quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Myanmar thì quan điểm phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam – Myanmar trong giai đoạn tới cần tập trung ở một số điểm sau: Thứ nhất, phát triển quan hệ kinh tế với Myanmar là tất yếu khách quan, đáp ứng những lợi ích trước mắt và lâu dài của cả Việt Nam và Myanmar Thứ hai, việc phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar cần tận dụng những tương đồng về lịch sử, sự gần gũi về địa lý, văn hóa, con người cũng như lịch sử quan hệ lâu đời và sự hiểu biết về đảng cầm quyền giữa hai nước làm điểm tựa, điểm đột phá, lợi thế cạnh tranh với các quốc gia khác Thứ ba, nâng cao mức độ và chất lượng hợp tác giữa hai nước để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm 17 4.2.1.2 Định hướng hợp tác phát triển trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và phát huy mối quan hệ hữu nghị lâu đời và bền chặt giữa hai nước Thứ hai, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường liên kết hai nền kinh tế trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trong khu vực và trên thế giới Thứ ba, ký kết và thực hiện các thoả thuận song phương trên nền tảng các cơ chế đa phương 4.2.2 Dự báo quan hệ kinh tế Việt Nam – Myanmar đến năm 2030 4.2.2.1 Triển vọng kinh tế thế giới và khu vực đến năm 2030 a Triển vọng kinh tế thế giới đến năm 2030 Thứ nhất, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm do các tác động của đại dịch và khó khăn đối với nguồn cung nhiên liệu hiện nay Thứ hai, với những khó khăn đó, tăng trưởng kinh tế của thế giới tập trung vào các nước mới nổi Thứ ba, với vai trò ngày càng tăng của các nền kinh mới nổi, đầu tư và thương mại toàn cầu sẽ dịch chuyển sang những thị trường này Thứ tư, sự phát triển của nhiều nền tảng kỹ thuật số hiện đại khiến cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là thương mại phát triển vào năm 2030 b Triển vọng kinh tế khu vực đến năm 2030 Thứ nhất, ASEAN sẽ trở thành trung tâm của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, thậm chí là của thế giới Thứ hai, dòng đầu tư và thương mại tại ASEAN sẽ được mở rộng và tăng cường, giúp cho chuỗi cung ứng khu vực được liên kết ổn định và chặt chẽ hơn Theo dự báo của Asian Development Bank Institute, ASEAN sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng trung bình trong giai đoạn 2011-2030 là 6,4%/ năm nếu không có gì thay đổi và sự hợp tác trong khối vẫn tiếp tục được phát huy; các nước CLMV có thể tăng trưởng trung bình 7,9% mỗi năm Tuy nhiên, với kịch bản tăng trưởng chậm hơn nhiều với tăng trưởng GDP trung bình hiện nay và chỉ đạt trung bình 2,9%/năm trong hai thập kỷ đến năm 2030 Cụ thể, tăng trưởng trung bình hàng năm của ASEAN-6 sẽ chỉ đạt 2,4%/năm, các nước CLMV cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng với mức tăng trưởng trung bình đạt 3,5%/năm 4.2.2.2 Triển vọng kinh tế Việt Nam và Myanmar đến năm 2030 a Việt Nam Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD Trong giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam xác định tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 6,5 - 7%/năm Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD tỷ trọng Công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế sẽ đạt 40% với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt 18