1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt namtrong các thời kì lịch sử đường lối đối ngoại của đảng từ 1986 – 2006

59 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Qua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, quốc phòng - a

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Đường lối đối ngoại của Đảng từ 1986 – 2006 Giang viên: PGS.TS Lê Văn Thịnh Sinh viên: Nguyễn Đình Hải Đăng Mã sinh viên: 19030885 Khoa:Báo chí Hà Nội, tháng 10 năm 2022 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 I: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I:ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 1996 1.1 Bối cảnh lịch sử………………………………………………………………… 1.2 Đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội VIII…………………………………………………………… 1.3 Một số thành tựu đạt được và hạn chế, thách thức và cơ hội trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong 10 năm đổi mới …………… CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ 1996-2006……………………………………………………… 2.1 Tình hình thế giới, khu vực và trong nước…………………………………… 2.2 Nội dung và quá trình thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng thời kì 1996-2006…………………………………………………………………………… CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG THỜI KÌ 1986-2006……………………………………………………… 3.1 Những thành tựu đạt được trong 20 năm Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại từ 1986-2006……………………………………… 3.2 Bài học kinh nghiệm ………………………………………………………… KẾT LUẬN CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 LỜI MỞ ĐẦU Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta, ở mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần phục vụ đường lối đối nội Qua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, văn hóa - xã hội có bước phát triển mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao Quan hệ đối ngoại của Đảng không ngừng được mở rộng và tăng cường với các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế giới theo hướng đa phương và đa dạng hóa các quan hệ Công tác đối ngoại của Đảng cùng ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân kết hợp hài hòa đã tạo nên những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, góp phần phát triển đất nước trong những năm qua NỘI DUNG CHƯƠNG I: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 1996 1.1 Bối cảnh lịch sử Bối cảnh quốc tế Đầu năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giành được thắng lợi hoàn toàn, cả nước Việt Nam độc lập thống nhất, cùng thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tình hình mới tạo nên những cơ hội và thách thức mới Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Một là, từ cuối những năm 70, lực lượng quân sự trên thế giới có sự thay đổi, Liên Xô ngày càng lớn mạnh đã tạo được thế cân bằng vũ khí chiến lược với Mỹ Trong nội bộ hệ thống chủ nghĩa đế quốc có sự thay đổi cơ bản.Tây u và Nhật Bản những trung tâm kinh tế mới nổi lên cạnh tranh với Mỹ Sau thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào, Cămpuchia Hệ thống XHCN trên thế giới được mở rộng Hai là, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đã trở thành xu thế của thời đại, là mũi tiến công trực diện vào chủ nghĩa đế quốc làm suy yếu một bộ phận trong sợi dây chuyền của CNTB Những năm 1976-1986 Mỹ và hệ thống tư bản chủ nghĩa bị rơi vào khủng hoảng kinh tế, bị lạm phát và suy thoái Ba là, CNTB đứng đầu là Mỹ sau 7 năm tiến hành hòa hoãn Đông- Tây, từ năm 1978 Mỹ thúc đẩy chạy đua vũ trang gây căng thẳng với Liên Xô và các nước XHCN, thực hiện chiến lược “ Diễn biến hòa bình” Trước hết Mỹ lợi dụng triệt để sự bất đồng trong hệ thống XHCN, tiến hành bao vây, cấm vận, cô lập hòng làm suy yếu Việt Nam và ủng hộ, nuôi dưỡng các thế lực thù địch trong nước tiến hành bạo động gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây nam Việt Nam Bối cảnh trong nước Trong khi bối cảnh quốc tế tác động trực tiếp đến Việt Nam, cục diện mới cũng tạo ra cho Việt Nam những thuận lợi và khó khăn đòi hỏi phải giải quyết kịp thời Việt Nam lúc này có những thuận lợi cơ bản là: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu Nước đã giành được thắng lợi trọn vẹn, đem lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh, cả nước chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội Đất nước hòa bình, độc lập thống nhất, lại Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc cùng xây dựng cơ sở vật chất đó là những thuận lợi cho việc quá độ đi lên CNXH trong phạm vi cả nước Về đối ngoại, uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế Đến ngày 19-8-1976, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 97 nước trên thế giới, nhiều tổ chức quốc tế đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sẵn sàng giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống Thuận lợi to lớn, những khó khăn cũng hết sức nặng nề Hậu quả của 30 năm chiến tranh đã tàn phá nền kinh tế Việt Nam vốn đã nghèo nàn, lạc hậu Ở miền Nam hậu quả chiến tranh còn nặng nề hơn khi phải chịu sự tàn phá trực tiếp của đế quốc Mỹ và tay sai Những thuận lợi và khó khăn trên đã đặt nhiệm vụ phải giữ vững và phát triển những thành quả cách mạng đã đạt được, khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại các thế lực thù địch, rút kinh nghiệm để xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH trong đó nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động đối ngoại thời kỳ này là: “ phải phá vỡ thế bao vây cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch” 1.2 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội VIII Đổi mới tư duy và hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì 1986-1989 Để góp phần đề ra chính sách đối ngoại trong Đại hội VI của Đảng ngay từ ngày 6-12-986, Bộ Chính trị đã đề ra nghị quyết số 32 về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta Nghị quyết đã khẳng định những cố gắng về mặt đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã tăng cường sự hợp tác toàn diện Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 với các nước trong cộng đồng XHCN, góp phần vào cuộc đấu tranh duy trì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và XHCN Nghị quyết cũng nhấn mạnh xu thế của thời đại đang tiến đến một thế giới hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền mỗi quốc gia.Tuy vậy, đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu bá chủ thế giới, ráo riết chạy đua vũ trang Tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân, Mỹ đang cùng các thế lực phản động chống Việt Nam tìm mọi cách để khống chế, tiêu diệt 3 nước Đông Dương Nghị quyết xác định chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam là ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á và trên toàn thế giới, củng cố quan hệ với Lào và Cămpuchia, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng động các dân tộc trên thế giới, xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển Sau mấy năm chuẩn bị công phu, Đại hội VI của Đảng được tiến hành từ ngày 5 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội Đại hội VI (12-1986) đã giải quyết nhu cầu lịch sử đặt ra từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc mà Đại hội IV và Đại hội V còn chưa được giải quyết được về cơ bản Đó là tìm ra con đường để Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và tiến lên CNXH phù hợp với Việt Nam Đại hội VI cũng xác định nhiệm vụ đối ngoại “ ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” Trong điều kiện mới là một quyết định đúng Một nhận thức mới của Đại hội VI và là quyết định đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt Nam Đại hội cũng đặt ra nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam là tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để thực hiện những mục tiêu tổng quát của cách mạng Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Việt Nam Trước hết trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn phải giải quyết những vấn đề cấp bách như ổn định tình hình kinh tế- xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết cho chặng đường tiếp theo Đồng thời cũng vạch ra phương hướng, giải pháp đối với từng đối tác cụ thể cho phù hợp với sự thay đổi của nó trong xu thế phát triển chung của thế giới Đối với Liên Xô và các nước XHCN, Việt Nam coi Liên Xô là đối tác quan trọng nên: “Tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Liên Xô đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống XHCN thế giới, luôn có ảnh hưởng sâu sắc, giữ vai trò quyết định lớn trong cục diện thế giới Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam là rất lớn lao” Việt Nam khẳng định tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng quan hệ với các nước XHCN khác hợp tác từ hình thức viện trợ kinh tế kỹ thuật tiến tới hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Các nước cùng tham gia ký kết các hiệp định song phương, đa phương, để Việt Nam đứng vững trên đôi chân của mình mà tiến lên Từ cuối những năm 1970, 1980 để khắc phục tình trạng trì trệ khủng hoảng của các nước XHCN, nhiều nước XHCN đã tiến hành cải tổ, cải cách như Liên Xô, Nam Tư, Hunggari tiếp đó Trung Quốc cũng tiến hành cải cách (12-1986), Liên Xô (1986), tình hình thế giới thay đổi Việt Nam cũng tiến hành đổi mới Cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại mở ra con đường phát triển nhanh của nền kinh tế thế giới Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội của các nước trong cộng đồng quốc đang trong quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hóa sâu sắc Trước tình hình đó, các Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 nước lớn nhỏ đều phải điều chỉnh chiến lược với ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế Hòa bình, độc lập, hợp tác để phát triển trở thành nguyện vọng chung của các dân tộc trên thế giới Tình hình ấy đã ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của Việt Nam Trước mắt Việt Nam có thể lợi dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật hiện đại để sớm khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, đi vào đối thoại và cải thiện quan hệ với Trung Quốc, các nước trong tổ chức ASEAN và một số nước khác nhằm phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận Đối với phong trào giải phóng dân tộc, thái độ trước sau như một của Đảng và Nhà nước Việt Nam là ủng hộ phong trào Sau khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước, nhiều nước vốn là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã vùng lên giành độc lập về chính trị Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc khẳng định quan điểm, lập trường của Việt Nam về mong muốn có một thế giới hòa bình, không có sự phân biệt chủng tộc, cấm vận bất cứ một nước nào Với Trung Quốc, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc vốn có quan hệ từ lâu đời, đã từng đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống Chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước Lợi ích chung của cả hai nước đó là hòa bình, độc lập và phát triển kinh tế Chính phủ và nhân dân Việt Nam, trước sau như một, quý trọng và nhất định làm hết sức mình để khôi phục tình hữu nghị nhằm sớm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc Lập trưởng cơ bản của Việt Nam là lấy lợi ích cơ bản và lâu dài của hai nước làm trọng Việt Nam cho rằng: “ Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào, bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông- Nam Á và trên thế giới.” Quan hệ Việt- Trung được xác định ở Đại hội VI cụ thể hơn hai kỳ Đại hội trước Sự thay đổi đó phù hợp với xu thế của thời đại và tình hình khu vực cũng như nguyện vọng của nhân dân mỗi nước Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Đối với các nước trong hệ thống TBCN ( Thủy Điển, Nhật, Pháp, Ôxtraylia, Phần Lan) và các nước phương Tây khác, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi Việt Nam chủ trương: “ ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh anh dũng của giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước TBCN, chống sự áp bức, bóc lột của CNTB lũng loạn, chống chạy đua vũ trang hạt nhân, vì hòa bình dân chủ Ủng hộ chính sách đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ của Đảng Cộng sản và công nhân anh em” Đối với Mỹ, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương: “Tiếp tục bàn bạc với Mỹ để giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á” Đối với các nước có hệ thống chính trị khác, Việt Nam: “ chủ trương luôn ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có hệ thống chính trị và xã hội khác nhau, loại trừ chiến tranh xâm lược và mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố, nhất là chủ nghĩa khủng bố Nhà nước mà đế quốc Mỹ coi là chính sách của họ” Đại hội VI (12-1986) đó là đường lối đổi mới toàn diện đất nước tạo ra sức sống mới cho đất nước và đã giành được những thành tựu quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đã tích lũy được một số kinh nghiệm qua đổi mới từng phần, đất nước có truyền thống đoàn kết, yêu nước, kiên cường, bất khuất gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Đại hội VI cũng đã tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phá vỡ thế bao vây, cô lập trên trường quốc tế, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của Chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới trở thành nhu cầu cấp thiết Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Sau Đại hội VI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến nhanh và phức tạp Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tạo ra xu thế hòa hoãn để phát triển kinh tế, tác động tích cực đến công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam có thể tranh thủ những điều kiện mới của khoa học công nghệ hiện đại để sớm khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, đối thoại để cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực Cũng lúc đó cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội ngày càng trầm trọng, trong ba năm 1986- 1988 đã tác động tiêu cục đến tình hình kinh tế- xã hội của Việt Nam như các mặt của đời sống xã hội, sản lượng lương thực, ngân sách nhà nước, chất lượng giáo dục và hiệu quả của các ngành văn hóa, y tế giảm sút Hiệu lực quản lý của Nhà nước sút kém, kỷ cương và pháp luật bị vi phạm Đạo đức xã hội suy giảm, tệ nạn xã hội tăng, trật tự an ninh xã hội lỏng lẻo, dòng người di tản sang nước ngoài tăng, gây khó khăn về kinh tế- xã hội cho đất nước xáo động nhân tâm, là cái cớ cho bọn đế quốc, phản động và nhiều phần tử bất mãn ở trong nước lợi dụng chống Việt Nam dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do” Lợi dụng tình hình khó khăn của kinh tế- xã hội các thế lực thù địch đã tăng cường hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm cản trở và làm lệch hướng XHCN của công cuộc đổi mới Đế quốc Mỹ tiếp tục siết chặt cấm vận Việt Nam và dùng sức ép buộc các nước phản động chống Việt Nam Trước tình hình trên tháng 8- 1988 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã thông qua nghị quyết 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới Đây là mốc quan trọng trong việc đổi mới tu duy đối ngoại theo hướng đổi mới Với nội dung “giữ vững hòa bình phát triển kinh tế” Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w