1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài dân số và các vấn đề xã hội ở việt namhiện nay

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân Số Và Các Vấn Đề Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Võ Minh Nhi
Người hướng dẫn TS. Vũ Toản
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 223,93 KB

Nội dung

Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng chóng mặt và sự bùng nổ dân số vượt khả năng giải quyết đã khiến cho các vấn đề như ăn, ở, may mặc, học hành, nhà cửa,… trở thành gánh nặng của các nước ch

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Khoa: XÃ HỘI HỌC Môn: DÂN SỐ HỌC Đề tài: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên: TS Vũ Toản Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Minh Nhi- 2156090214 Thành phố Hồ Chí Minh, T7/ 2022 1 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tình hình dân số luôn được xem là vấn đề chung của toàn nhân loại từ xưa đến nay Trong nhiều thập kỷ qua, dân số thế giới đã có sự thay đổi chóng mặt về tốc độ tăng trưởng, nhất là sau thập niên 1950 Nguyên nhân cho sự thay đổi này chính là nhờ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỷ lệ tử vong, trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn cao Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng chóng mặt và sự bùng nổ dân số vượt khả năng giải quyết đã khiến cho các vấn đề như ăn, ở, may mặc, học hành, nhà cửa,… trở thành gánh nặng của các nước chậm phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Từ thưởu đầu dựng nước của các vua Hùng, dân số Việt Nam chỉ gói gọn trong khoảng 1 triệu người Thời gian qua đi, cùng với sự tiến bộ về kinh tế- xã hội và y tế, con số ấy đã có sự tăng trưởng một cách đột biến: năm 1945, dân số ta đạt 23 triệu người và cho đến nay đã gần chạm mốc con số 100 triệu ( tính đến năm 2022) Tình hình gia tăng quá nhanh về dân số đã gây ra không ít khó khăn trong việc cải thiện đời sống kinh tế- xã hội, hạn chế khả năng phát triển các mặt văn hóa, giáo dục, đời sống của nhân dân Chính vì những nguyên nhân này, nếu không có những biện pháp thích hợp thì không xa, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất lớn và để lại những hậu quả nặng nề Để đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề cũng như thách thức của Việt Nam trước thực trạng dân số như hiện tại, em xin phép 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 được chọn đề tài: “ DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” cho bài tiểu luận cuối kỳ môn “ DÂN SỐ HỌC” của mình Bài viết được xây dựng dựa trên những cơ sở lý thuyết được đúc kết thông qua quá trình tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, cũng như những kiến thức có được xuyên suốt quá trình tham gia môn học “ Dân số học” do giảng viên- TS Vũ Toản phụ trách hướng dẫn Với nội dung bao gồm 2 chương, hy vọng bài tiểu luận có thể đưa ra những luận điểm hợp lý và xác đáng nhất Rất mong có thể nhận được những đóng góp để em có thể hoàn thiện các bài làm khác tốt hơn trong tương lai 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 CHƯƠNG I: DÂN SỐ & THỰC TRẠNG DÂN SỐ Ở VIỆT NAM “ Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.980.965 người vào ngày 14/07/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.”- (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/) I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Dân số là tập hợp những người đang sinh sống trong cùng một quốc gia, lãnh thổ, khu vực địa lý hoặc một không gian nhất định Trong thống kê, người ta thường dùng khái niệm nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ, tức là những người thực tế sống và ăn ở tịa đó tính đến thời điểm thống kê được 6 tháng trở lên, trẻ em mới được sinh ra trước thời điểm thống kê và những người mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở và những người tạm vắng Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ gồm: Người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên; Người mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó; Người tạm vắng gồm người rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê; người đang làm việc hoặc học tập trong nước trong thời hạn 6 tháng; người đang đi thăm, đi chơi nhà người thân, đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch, sẽ quay trở lại hộ; người đi công tác, đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến; người được cơ quan có thẩm 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép; người đang chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế; Người đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ Dân số còn được xem như là nguồn nhân lực quý báu cho sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, thường được đo đạt bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số Theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy, số người trên Trái Đất đang không ngừng tăng lên và tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong giai đoạn từ thế kỷ XX Điều này mang tính hai mặt vì như đã nói ở trên, dân số có thể mang lại nguồn lợi nhưng nếu quá nhiều không thể kiểm soát thì sự bùng nổ về dân số sẽ gây ra những gánh nặng nhất định cho toàn cầu nói chung và các nước kém phát triển, đang phát triển nói riêng Nhìn chung, bùng nổ dân số đang được xem như vấn đề toàn cầu của nhân loại Thực trạng dân số cùng những biến đổi xoay quanh nó trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập hóa đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức mới, đòi hỏi những bước đi đúng đắn và bền vững Những năm gần đây, Liên hợp quốc đã đánh giá rất cao và đặt Việt Nam như một khuôn mẫu nhờ những thành tựu quan trọng trong công tác dân số II LUẬN ĐIỂM CHỨNG MINH: DÂN SỐ THẾ GIỚI: Theo Cục Tham chiếu dân số Hoa Kỳ (PRB) công bố báo cáo về tình trạng dân số thế giới: tính đến tháng 7/2021 là 7.837 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 triệu người, trong đó, châu Á chiếm tỷ trọng dân số cao nhất, với gần 60% dân số thế giới Đây cũng được xem như là những con số không nằm ngoài dự đoán Các số liệu thống kê cho thấy, từ buổi bình minh của nền nông nghiệp, khoảng 8000 năm TCN, dân số thế giới chỉ có khoảng 5 triệu người; năm 1000, con số ấy đã tăng lên khoảng 310 triệu người; cách mạng công nghiệp nổ ra đã kéo theo sự sang trang của toàn thể nhân loại, đến khoảng năm 1804, dân số thế giới đã chạm mốc 1 tỷ người; năm 1900, khoảng 1,6 tỉ người; con số 2 tỷ người đạt được chỉ trong vỏn vẹn 123 năm (1927); năm 1960, khoảng gần 3 tỉ người; năm 1999, khoảng 6 tỉ người… chỉ tính riêng thế kỷ XX, dân số của toàn nhân loại đã tăng từ 1, 65 tỷ người lên 6 tỷ, đạt đỉnh điểm vào cuối những năm 1960 khi tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 2% Dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thế kỷ XXI, nhưng với tốc độ chậm hơn thế kỷ trước Dân số trên thế giới đã tăng gấp đôi (tăng 100%) trong 40 năm từ năm 1959 (3 tỷ) đến năm 1999 (6 tỷ) Người ta ước tính rằng sẽ mất thêm 40 năm để dân số thế giới tăng thêm 50% nữa, và sẽ đạt đến mốc 9 tỷ người vào năm 2037 Các dự báo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người trong năm 2057 (Nguồn: https://danso.org/dan-so-the-gioi/) Ước tính cứ mỗi phút trên thế giới lại có 261 trẻ được sinh ra và cho đến nay, trên trái đất đã tồn tại khoảng 106 tỷ người, dân số đang sống hiện nay chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng số tất cả những người đã từng sống trên Trái Đất 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 DÂN SỐ VIỆT NAM- THỰC TRẠNG DÂN SỐ Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.982.928 người vào ngày 15/07/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu người Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô- nê-xi-a và Phi-li-pin) và đứng thứ 15 trên thế giới ( chiếm 1, 24% dân số thế giới) Theo ước tính, trong năm 2022, dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng 784.706 người và đạt 99.329.145 người vào đầu năm 2023 Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 879.634 người (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/); đến năm 2024, dân số nước ta có khoảng 100 triệu người; đến năm 2050, có khoảng 115 triệu người, và các chuyên gia hy vọng rằng dân số Việt Nam sẽ ổn định ở con số này Mật độ dân số nước ta là 319 người/ km2 ( tính đến 15/07/2022) Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Phi-li-pin (377 người/km2) và Xin-ga-po (8.493 người/km2) Cũng theo ước lượng, dân số theo độ tuổi trong khoảng đầu năm 2017 được phân bố như sau: 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ); 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ); 5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ) Tỷ lệ những người không có khả năng lao động ( người phụ thuộc) bao gồm dân số dưới 15 tuổi và những người trên 65 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 tuổi chiếm khoảng 45, 6% ( năm 2019) Trong đó, tỷ lệ trẻ em phụ thuộc chiếm 33,6% và tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là 12,0% Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là 75,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới ( 72 tuổi) Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ dân số “ vàng” từ năm 2007 Theo báo cáo “Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam – Cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách”, do Quỹ dân số Liên hợp quốc xuất bản năm 2010: thời kỳ dân số “ vàng” xảy ra khi tỷ trọng dân số trẻ em ( từ 0 đến 14 tuổi) nhỏ hơn 30% và tỷ trọng dân số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) nhỏ hơn 15% Vào năm 2039, theo phương án trung bình, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số vàng Song, dù vậy nhưng tỷ lệ dân số già ở Việt Nam cũng đang tăng lên rấtũng nhnhanh, ước tính từ 7,4 triệu người vào năm 2019 lên đến 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069 Năm 2019, chỉ số già hóa của Việt Nam là 48,8%, đến cuối thời kỳ dự báo, chỉ số già hóa 154,3%, tăng gấp 3 lần sau nửa thế kỷ Nghĩa là, nếu năm 2019, cứ 2 trẻ em thì có 1 người già thì đến 50 năm sau, cứ 2 trẻ em sẽ có 3 người già Như vậy, theo phương án trung bình, Việt Nam bắt đầu thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 14,2% Giai đoạn từ năm 2036 đến năm 2039, Việt Nam có cơ cấu dân số vàng cũng đồng thời bước vào thời kỳ dân số già Trong văn hóa gia đình Việt Nam từ xưa đến nay, gia đình hạt nhân chiếm ưu thế rất lớn nhưng đang phải đứng trước nhiều áp lực cũng như thách thức bởi các vấn đề của xã hội ( ly hôn, chung sống không hôn nhân, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 …) Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe sinh sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là sinh sản vị thành niên Chính vì vậy mà Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa cao, tỷ lệ trẻ vị thành niên quan hệ tình dục có xu hướng tăng nhanh, số người nhiễm HIV/AIDS cao và tỷ lệ gái mại dâm cũng có xu hướng tăng nhanh; KẾT LUẬN Kết thúc chương I, chúng ta đã làm rõ tình hình chung của dân số thế giới cũng như dân số ở Việt Nam và những thực trạng chung xoay quanh nó Dân số tăng nhanh kéo theo những hệ lụy và những vấn đề xoay quanh đời sống xã hội Để làm rõ những thực trạng mà Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt, chúng ta hãy cùng đến với Chương II: DÂN SỐ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 CHƯƠNG II: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Thời kỳ dân số “ vàng” đã mở ra cho Việt Nam vô số cơ hội cũng như thử thách mới Theo các chuyên gia, dân số có sự liên quan chặt chẽ đến sự phát triển xã hội Do đó, những vấn đề về áp lực dân số cũng như an sinh xã hội của Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Báo cáo tổng kết công tác dân số những năm gần đây cho thấy, sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng, miền, nhóm xã hội còn rất lớn, điều này đã tạo nên nhiều thách thức cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và tình trạng thiếu hụt nguồn lực trong tương lai Tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh cũng đang phát sinh những hệ lụy về mặt xã hội cho thế hệ tương lai trong 10 năm tới Cùng với đó, tuổi thọ tăng, già hóa dân số trở thành một phần gây nên áp lực lên hệ thống y tế, an ninh xã hội của đất nước Trong bối cảnh xã hội đang biến đổi ngày càng nhanh, những nguy cơ về tình trạng sức khỏe sinh sản/ sinh dục như vô sinh, nạo phá thai và các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/ AIDS luôn tìm ẩn và đe dọa đến đời sống của thanh thiếu niên, đặc biệt là những thanh thiếu niên chưa được giáo dục đầy đủ, không có điều kiện để thực hiện các nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhu cầu học tập Di cư và dịch chuyển lao động quốc tế, đặc biệt lao động ở độ tuổi trẻ đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh Việt Nam 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 đang ngày càng mở rộng và hội nhập với quốc tế, với các quốc gia trong khu vực ( chẳng hạn như ASEAN) Việc di cư do gây khó khăn trong việc kiểm soát, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng (lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, nạn buôn bán người…) Với quy mô dân số gần 100 triệu người, Việt Nam đang phải đối mặt với những áp lực trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên Những áp lực ấy trước sự gia tăng của quy mô dân số sẽ tiếp tục gia tăng khó kiểm soát trong tương lai Ngoài ra, công tác dân số nước ta vào năm 2021 cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trước đại dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp, gây ra những gián đoạn, khó khăn cho các hoạt động tuyên truyền văn bản, truyền thông, cung ứng dịch vụ,… II LUẬN ĐIỂM CHỨNG MINH: SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC SINH & NHỮNG HỆ QUẢ: Theo ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Quy mô DS- KHHGĐ tại Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức ngày 11/11 cho biết: Hiện nay, cả nước có 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao, chủ yếu ở các tỉnh, thành miền núi phía Bắc (42% dân số); 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chủ yếu ở các tỉnh, thành phía nam (39%) Cả nước chỉ có 9 tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế có quy mô dân số 19% gồm: Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Đồng, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước Từ năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có mức tăng cao trở lại nhanh như: Nam Định, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… đang có mức sinh 2,83 con, là vùng có mức sinh cao nhất cả nước Cũng theo ông, các tỉnh có mức sinh cao có điều kiện kinh tế- xã hội còn rất khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Mức sinh cao đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục của địa phương và cả nước Nguyên nhân dẫn đến mức sinh thấp phổ biến như hiện nay là do xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ hoặc mỗi gia đình chỉ đẻ từ một đến hai con ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con… Ngược lại, mức sinh cao là do ảnh hưởng của văn hóa, tập quán và bất bình đẳng giới, xu hướng sinh nhiều con để có nhân lực tham gia lao động,… Vì vậy, theo Tổng cục Dân số - KHHGĐ, chiến lược lâu dài cần đề ra đó là phải duy trì mức sinh thay thế, đồng thời khắc phục chênh lệch mức sinh giữa các địa phương Phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, tiếp tục giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những địa phương đạt mức sinh thay thế Ngoài ra, mức sinh thấp cũng đặt ra nhiều yêu cầu trong việc thúc đẩy các chính sách về giải quyết bất bình đẳng giới, gia đình và trẻ em 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 HỆ LỤY CỦA MẤT CÂN BẰNG TRONG TỶ SỐ GIỚI TÍNH: “ Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) tự nhiên là 104-106 bé trai/100 bé gái Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, TSGTKS của Việt Nam là 111,5 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái được sinh ra, cho thấy mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh rất cao.”- Theo báo suckhoedoisong.vn cho hay Mất cân bằng trong tỷ số giới tính khi sinh thường được chi phối bởi các yếu tố: tâm lý thích có con trai của người châu Á nói chung và người Việt nói riêng, tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến cho việc lựa chọn giới tính sẽ thiên lệch về một giới; xu hướng giảm sinh bởi những chính sách mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con, đi kèm với những tác động của các yếu tố kinh tế, phúc lợi xã hội cũng là nguyên nhân gián tiếp tác động Từ quy mô gia đình nhỏ và mức sinh giảm dẫn đến việc các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính dựa trên những định kiến giới thông qua các công nghệ hiện đại cho biết giới tính thai nhi, điều này đã khiến cho việc lựa chọn giới tính trở nên khả thi hơn,… Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho đời sống xã hội Nó không chỉ phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới mà còn khiến nam giới đến tuổi kết hôn nhưng không thể lấy được vợ vì thiếu phụ nữ Việt kết hôn muộn, không muốn kết hôn còn làm thay đổi cấu trúc dân số, phá vỡ cấu trúc gia đình vợ - chồng, cha mẹ - con cái Không chỉ vậy, nó còn gây nên những hệ lụy về an ninh trật tự, bạo hành gia đình, dễ dẫn đến sự gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ; tăng tệ nạn mại dâm, hiếp dâm 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 phụ nữ… tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội, gây bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội; một số ngành nghề sẽ bị thiếu hụt lao động như: giáo viên mầm non, tiểu học, hộ lý, y tá… Với thực trạng về mức sinh cơ cấu dân số cũng như tỷ số giới tính khi sinh cao như hiện nay, cơ cấu dân số trong tương lai sẽ có sự thay đổi theo hướng già hóa và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi Mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dân số trong tương lai như dư thừa số lượng nam thanh niên Do tác động của mức sinh cơ cấu dân số cũng như tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh cao như hiện nay, cơ cấu dân số trong tương lai dự đoán sẽ có sự thay đổi theo hướng già hóa và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi Hay nói cách khác, cơ cấu dân số trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi sự mất cân bằng giới tính khi sinh ( chẳng hạn như dư thừa số lượng nam thanh niên) Ngoài ra, vấn chênh lệch giới tính khi sinh cũng gây ra nhiều tranh cãi bởi tính đạo đức của nó, các hệ lụy và tác động của nó trước sự phát triển bền vững của đất nước Khi một cặp vợ chồng quyết định việc lựa chọn sinh con trai, có nghĩa là khi đó, họ đã tước đi quyền được sống của một bé gái “ Theo bà Hà Thị Quỳnh Anh, Chuyên gia của Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA, báo cáo Dân số thế giới năm 2020 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.800 bé gái không được sinh.”- báo VnExpress đưa tin Trong khi đó, một trong những quyền cơ bản nhất của con người chính là quyền được sống, nhưng điều đó ở những thai nhi là bé gái lại không được đảm 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 bảo Khi xã hội vẫn còn nhiều sự lựa chọn về giới trước khi sinh thì xã hội đó vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng to lớn và ngày càng rõ rệt Phụ nữ trong những xã hội đó thường không có tiếng nói, không có vị thế cho riêng mình, người phụ nữ bị kìm hãm về khả năng cũng như vai trò của mình trong công cuộc phát triển của đất nước Ngoài ra, hệ lụy từ việc bất bình bẳng, mất cân bằng giới tính khi sinh cũng đặt phái nữ vào sự nguy hiểm: các vụ bạo hành giới ( thế chất, tinh thần, tình dục) đang ngày càng có xu hướng gia tăng mà nạn nhân chủ yếu của vấn đề này chính là phụ nữ Việc bạo hành giới đã gây ra những hậu quả trực tiếp, ảnh hưởng đến sức khỏe thế chất và tinh thần của người phụ nữ, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản; ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và cả những dư chấn tâm lý tác động đến con cái… Những hệ lụy từ việc mất cân bằng giới tính khi sinh đòi hỏi những đổi mới trong công tác dân số để giải quyết toàn diện, kịp thời và đồng bộ Để giải quyết thực trạng trên, theo Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong những mục tiêu cụ thể là giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng 107 bé trai/100 bé gái sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên Do đó cần tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh Phấn đấu duy trì mức sinh thay thế ổn định và vững chắc; đưa tỉ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; duy trì và tận dụng có hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân số phù hợp với quá trình phát triển 15 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Cùng với đó, cần tập trung ưu tiên vận động, ngăn ngừa tư tưởng, tâm lý trọng nam khinh nữ ở người dân, nhất là ở những vùng có mức chênh lệch giới tính khi sinh cao NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VẤN ĐỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ: Theo số liệu của Tổng cục Thông kê năm 2010 và một số nghiên cứu khác cho thấy, dân số Việt Nam đang già hoá với một tốc độ nhanh tới “chóng mặt” và là một trong những quốc gia nhanh nhất thế giới Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ của người dân liên tục tăng nhanh, từ 68,6 tuổi vào năm 1999 lên 73,2 tuổi vào năm 2014 và dự báo là 78 tuổi vào năm 2030 Việc tuổi thọ tăng cao kéo theo sự gia tăng về tốc độ già hóa Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, từ năm 2017, dân số từ 65 tuổi của nước ta đã chiếm 7,15% tổng dân số Theo dự báo của Tổng cục Thống kê (2010) và Liên Hợp Quốc (2012), nước ta chỉ cần 20-21 năm để đưa tỷ lệ nói trên lên 14% và giai đoạn 2021-2037 được coi là thời gian quá độ để chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” Ngoài ra, tỷ lệ sinh giảm trong thập kỷ qua đã có sự tác động rất lớn lên cơ cấu dân số của Việt Nam, đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số Già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội đối với nên kinh tế xã hội, có tác động ngày càng mạnh và đòi hỏi ta phải nhanh chóng thực hiện các thay đổi để kịp thời ứng phó với tình hình chung của đất nước Trong tương lai, đứng trước sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng già hóa dân số, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động sẽ trở nên phổ biến, cũng 16 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 như các vấn đề về an sinh xã hội ngày càng gia tăng ở nhóm người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, song người cao tuổi lại chưa được chăm sóc tốt Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng thì nhu cầu về các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của họ cũng tăng theo Nước ta có hệ thống bảo trợ xã hội tương đối phát triển, tuy nhiên hệ thống bảo trợ của người cao tuổi lại chưa được phổ biến, vì vậy cần tăng cường hơn khả năng tiếp cận và mở rộng phạm vi áp dụng Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội tăng lên theo từng độ tuổi Người càng cao tuổi càng dễ mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy cấp, tàn tật,… chính vì vậy, điều này đã gây sức ép lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống y tế, tạo nên gánh nặng tài chính công về đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi bằng 7-8 lần chi phí trung bình chăm sóc sức khỏe cho một người trẻ tuổi) và lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi, chi tiêu công sẽ buộc phải tăng lên Ở Việt Nam, tình trạng phân biệt đối xử theo tuổi tác cũng thường xuyên xảy ra nhưng chưa được giải quyết triệt để Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi là những nhóm người có xu hướng thường xuyên bị bạo lực gia đình Do sự tăng lên nhanh chóng của dân số cao tuổi cộng thêm những gánh nặng về chăm sóc đã đặt lên vai những thành viên trẻ trong gia đình trọng trách rất lớn, gây ra trạng thái căng thẳng và mức độ căng thẳng có thể biểu hiện ở hành vi ngược đãi người cao tuổi Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc báo cáo hay thừa 17 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 nhận hành vi ngược đãi người cao tuổi bị coi là điều cấm kỵ và là vấn đề riêng tư trong gia đình Văn kiện Đại hội XIII của Đảng dự báo “Xu hướng già hoá dân số nhanh” là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải giải quyết; trong thời gian tới cần “chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số” Đây chắc chắn là một lĩnh vực cần đến sự quan tâm sâu sắc của các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định dựa trên phương pháp tiếp cận theo vòng đời Mặc dù già hóa dân số đặt ra thách thức cho xã hội và nền kinh tế, song một bộ chính sách phù hợp sẽ cho phép cá nhân, gia đình và xã hội giải quyết những thách thức này và gặt hái những lợi ích mà nó mang lại Do đó, cần hỗ trợ thanh niên phát triển, lên kế hoạch và chuẩn bị cho tuổi già để có thể giải quyết vấn đề già hóa dân số một cách chặt chẽ và toàn diện TÌNH TRẠNG DI CƯ VÀ DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ- XÃ HỘI VIỆT NAM: Việt Nam có số lượng dân số trong độ tuổi lao động lớn, mang nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhưng cũng tác động đến các dòng di cư tại Việt Nam Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo “ Triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam”, di cư là một hiện tượng mang tính toàn cầu Trên thế giới hiện có khoảng 272 triệu người di cư trong tổng dân số hơn 7 tỷ người Hai phần ba 18 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 trong tổng số người di cư là lao động di cư Người di cư khỏe mạnh là lực lượng lao động quan trọng của đất nước, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa Người Việt di cư đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm hàng chục vạn lao động và có xu hướng tăng qua các năm Chẳng hạn như năm 2016: hơn 126.000 người, năm năm 2017: hơn 134.000 người, năm 2018: hơn 142.000 người, năm 2019: hơn 147.000 người Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên lao động dồi dào và đầy sức trẻ, thông minh, cần cù, chịu khó,… những yếu tố đó là tiền đề quan trọng cho việc di chuyển lao động ra nước ngoài, tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng nguồn nhân lực đó để tăng thu nhập quốc gia ( GNI) Mặc dù vậy, nguồn lao động trẻ chỉ mới là tiềm năng cho việc di chuyển lao động ra nước Còn mức độ và cường độ tác động lên thu nhập quốc gia phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ và chất lượng lao động Việt Nam Tự do di cư và dịch chuyển lao động quốc tế ở Việt Nam sang các nước khác giúp bổ sung nguồn lao động quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nơi đến, đồng thời thúc đẩy phát triển dịch vụ do nhu cầu chi tiêu trong sinh hoạt và vui chơi giải trí của người di cư Mặt khác, nó cũng góp phần quảng bá hình ảnh, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường quốc tế Tuy nhiên, sức ép về cơ sở hạ tầng, bao gồm từ cơ sở hạ tầng cứng (nhà ở, điện, nước, giao thông, y tế) đến các cơ sở hạ tầng mềm (là cơ hội tham gia các hoạt động xã hội của nơi đến), an ninh trật tự đã tạo ra sự cạnh tranh đối với các lao động địa phương và nảy sinh sự chênh lệch về giới Bên cạnh đó, việc di cư và dịch chuyển lao động cũng mang theo những 19 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 hệ lụy không đáng có trong xã hội như: di cư bất hợp pháp, vượt biên trái phép,… Theo báo Người Lao động ngày 4/11/2019: “ Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh Bắc Trung Bộ là những địa phương có lượng người di cư lao động nhiều nhất nước Đây cũng là những địa phương mà các đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép hoạt động nhộn nhịp, nhất là mồi chài người dân sang Anh Bất chấp rủi ro, nhiều người đã lao vào các đường dây này.” Nguồn lao động di cư đi nơi khác cũng tạo ra các áp lực đối với vấn đề xã hội của nơi đi Việc thiếu hụt lao động ở một số ngành, nghề cũng như các vấn đề xã hội như thiếu vắng vai trò, trách nhiệm của người cha người mẹ trong gia đình, việc chăm sóc trẻ em phần lớn dựa vào người thân, ông bà phần nào cũng sẽ tác động đến tâm lý của trẻ, gia tăng tình trạng bạo lực và xâm hại tình dục ở trẻ em Ngoài ra, việc xa cách lâu năm ở vợ chồng cũng làm tăng tỷ lệ ly hôn ở nơi đi Nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện, đa ngành, tối ưu hóa lợi ích của di cư, đồng thời giảm thiểu những rủi ro của quá trình này, Liên hợp quốc đã thông qua Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự Ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc Ngày 31/12/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5608/QĐ-BYT để triển khai Thỏa thuận này trong lĩnh vực y tế Theo ý kiến đến từ đại biểu của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, người di cư, người sử dụng lao động, người làm công tác y tế-dân số thống nhất cho rằng người di cư khỏe mạnh là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội 20 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w