1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh viên trường đại học khoa họcxã hội nhân văn cùng vấn đề nói “chêm”tiếng anh trong giao tiế

13 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài- Nước ta đang bước vào quá trình đổi mới và thời kỳ hội nhập nên việc nói “chêmxen” tiếng Anh sẽ ngày càng trở nên phổ biến.- Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ ở thời đ

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -*** - MÔN THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT Mã lớp học phần: LIN1050 17 ĐỀ TÀI: SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN CÙNG VẤN ĐỀ NÓI “CHÊM” TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 Lớp: QH-2023-X-QHCC Ngành: Quan hệ công chúng Giảng viên: TS Phạm Thị Thuý Hồng Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN STT TÊN THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ A 1 Nguyễn Lâm Phương (Trưởng nhóm) Tổng hợp thông tin, căn chỉnh văn bản, danh mục tài liệu + Thuyết trình _23031085 phần 1 + 3 2 Lưu Hà An _ 23031004 Phụ trách chương II – Khảo sát vấn A 3 Phùng Mai Quỳnh _ 23031088 đề 4 Dương Khánh Huyền _ 23031047 5 Nguyễn Phi Long _ 23031063 Cơ sở + Khái niệm A 6 Nguyễn Thu Giang _ 23031033 Nguyên nhân + Tiểu kết phần 1 A 7 Bùi Thị Vân Giang _ 23031035 8 Lê Uyển Nhi _ 23031080 Kiến nghị + Giải pháp A 9 Trịnh Linh Anh _ 23031011 Phụ trách chương II – Khảo sát vấn A 10 Trần Khánh Linh _ 23031059 đề Phần mở đầu - khái quát vấn đề A Thực trạng A Ảnh hưởng tiêu cực, tích cực + kết A luận cuối bài Phụ trách chương II – Khảo sát vấn A đề ● Nhận xét chung: Nhìn chung, mọi thành viên trong nhóm đều có ý thức tự giác trong việc phân công, xây dựng ý tưởng và nộp lại công việc đúng hạn MỤC LỤC 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1 ĐÁNH GIÁ + PHÂN CÔNG Tr 2 2 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ Lý do lựa chọn đề tài/ Tính cấp thiết/ Dự kiến đóng góp/Phương pháp nghiên cứu/ Câu hỏi/ Mục đích?) Tr 3,4,5 3 PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Tr 5,6,7 Chương 2: Khảo sát Tr 7, 8, 9, 10, 11 4 PHẦN 3: KẾT Giải pháp/ Kiến nghị/ Ảnh hưởng tiêu cực, tích cực Tr 11, 12 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… Tr 13 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại phát triển ngày nay, cũng như các quốc gia khác thì Việt Nam là một trong những nước đang trong quá trình hội nhập với thế giới, mở rộng phạm vi giao lưu và hợp tác quốc tế, vậy nên việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ là việc rất cần thiết Trong đó, tiếng Anh – được xem như một ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng hầu hết và phổ biến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, chương trình truyền hình ngày càng nhiều Từ những điều đó đã giúp ngày càng nhiều bộ phận giới trẻ “nhập khẩu” nhiều từ ngữ tiếng Anh vào trong cuộc sống hằng ngày và việc nói đan xen tiếng Anh vào tiếng Việt dần trở nên phổ biến hơn Đối với cộng đồng sinh viên cũng vậy, họ tiếp xúc hằng ngày với tiếng Anh thông qua bài báo, phim ảnh, những tài liệu học thuật nên việc này càng trở nên phổ biến hơn hết với họ Hiện tượng này có thể coi là kết quả của sự học hỏi, vay mượn nhưng liệu nó có đang dần trở thành một thói quen khi có quá nhiều từ ngữ được chêm vào trong giao tiếp hàng ngày hay không? Xuất phát từ những điều dựa trên thực tiễn ấy, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Sinh viên trường Đại học KHXH & NV và vấn đề nói “chêm" tiếng anh trong giao tiếp” 2 Tính cấp thiết của đề tài - Nước ta đang bước vào quá trình đổi mới và thời kỳ hội nhập nên việc nói “chêm xen” tiếng Anh sẽ ngày càng trở nên phổ biến - Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ ở thời đại này là cực kì cần thiết đối với sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học KHXH&NV nói riêng - Việc nói “chêm xen” ảnh hưởng khá nhiều đến sự giao lưu, tiếp biến và giữ gìn bản sắc cũng như vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt Từ nghiên cứu này có thể phân biệt rõ sự “vay mượn” và sự “trộn mã” 3 Dự kiến đóng góp ● Về khoa học - Mang đến kiến thức dựa trên cơ sở lý thuyết đã được công bố, đem lại cái nhìn từ tổng quan đến cụ thể về việc nói “chêm xen” tiếng Anh vào tiếng Việt của các bạn sinh viên trường Đại học KHXH&NV - Mang đến một số phát hiện mới từ sinh viên trường Đại học KHXH&NV ● Về thực tiễn - Đưa ra ý kiến chủ quan, khách quan từ nhóm nghiên cứu về những ảnh hưởng của việc nói “chêm xen” tiếng Anh vào tiếng Việt - Có thể dựa trên những góc nhìn, quá trình nghiên cứu để đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực trạng ● Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu, tìm hiểu sâu thêm về quan điểm của các bạn sinh viên trường Đại học KHXH&NV về vấn đề nói “chêm xen” tiếng Anh trong giao tiếp ● Phương pháp nghiên cứu 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 - Khảo sát, phân tích từ các tài liệu, cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ, đặc biệt về vấn đề nói “chêm xen” tiếng Anh trong giao tiếp - Khảo sát, phân tích số liệu thu thập được từ cuộc khảo sát theo quy mô sinh viên trong trường Đại học KHXH&NV ● Kết cấu - Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu - Chương II: Sinh viên trường Đại học KHXH&NV và vấn đề nói “chêm" tiếng anh trong giao tiếp - Chương III: Kết luận PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 Khái niệm: “Nói chêm” là một cụm từ thông dụng trong tiếng Việt để mô tả việc thêm vào hoặc bổ sung thông tin, ý kiến vào một cuộc trò chuyện, một câu chuyện, một cuộc thảo luận Khi bạn nói chêm, là bạn đang đưa ra thông tin hoặc ý kiến bổ sung để làm rõ hoặc mở rộng vấn đề đang được thảo luận “Nói chêm” tiếng Anh với tiếng Việt là hành động nói chêm từ, chêm câu, sử dụng xen kẽ những câu, từ tiếng Anh trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, hay một văn bản tiếng Việt Đây được coi là một cách học ngôn ngữ của người Do Thái thông qua việc trộn lẫn tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ khác mà người học muốn trau dồi “Ở mỗi cộng đồng, người ta đều phát minh ra một ngôn ngữ mới là sự kết hợp giữa tiếng Do Thái thiêng liêng và tiếng địa phương nơi đó”(Eran Katz, Trí tuệ Do Thái) 2 Cơ sở hình thành nên việc nói chêm: Cơ sở ngôn ngữ: Nói chêm thường xuất hiện khi người nói sử dụng lặp lại các từ hoặc cụm từ để nhấn mạnh một ý hoặc thông tin nào đó Điều này có thể giúp tạo sự rõ ràng và mạnh mẽ hơn Ví dụ, khi bạn nói "Rất beautiful," thay vì chỉ nói "đẹp," bạn muốn tôn trọng và làm nổi bật sự đẹp của điều gì đó Cơ sở xã hội: Nói chêm có thể xảy ra dưới các điều kiện xã hội nhất định, khi mà việc vay mượn từ ngoại lai dần trở nên phổ biến trong đời sống Với bối cảnh hiện nay, đó là xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ, và giáo dục Toàn cầu hóa đã làm cho tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế, sự phát triển của công nghệ và các phương tiện truyền thông đưa tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày, và giáo dục thúc đẩy học tiếng Anh từ nhỏ Cơ sở văn hóa và truyền thống: Nói chêm có thể được thụ đắc từ các truyền thống hoặc giáo dục ngôn ngữ cụ thể Trong tiếng Việt có nhiều từ không có từ ngữ thuần 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Việt mà phải đi vay mượn từ nước ngoài (ví dụ: ắc quy, áp phích, bi đông,…) nhưng nhiều bộ phận giới trẻ ngày nay không biết hạn chế cách dùng từ nước ngoài, sử dụng một cách bừa bãi, không cần thiết dẫn đến nguy cơ làm mai một sự trong sáng của tiếng Việt, thể hiện sự thiếu tôn trọng ngôn ngữ dân tộc Cơ sở cá nhân và tính cách: Hiện tượng nói chêm cũng có thể phản ánh tính cách của người nói Một số người có xu hướng sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt một cách tự nhiên, trong khi người khác có thể tránh sử dụng nó Sự ưa thích này có thể phản ánh tính cách, thái độ và sự ảnh hưởng của quá trình học ngôn ngữ và xã hội hóa Cơ sở ngữ cảnh: Ngữ cảnh chính xác của cuộc trò chuyện hoặc tình huống cụ thể có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng hiện tượng nói chêm Đôi khi, nó có thể phát sinh trong các tình huống đặc biệt hoặc cần phải được nhấn mạnh 3 Thực trạng Theo khảo sát trên 100 người của một nhóm sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 10 năm 2023 có tới 71% người tham gia khảo sát đã trả lời rằng họ có chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp và làm việc hàng ngày Hiện nay, tiếng Anh đã xâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống, phải kể đến như: - Lĩnh vực phát thanh: MC (“master of ceremonies” - người dẫn chương trình), game show (trò chơi truyền hình), fan (người hâm mộ), hot (nóng bỏng, đắt khách), - Lĩnh vực nghệ thuật: idol (thần tượng), dancer (vũ công), live show (biểu diễn trực tiếp), classic: cổ điển, - Lĩnh vực thể thao: goal (ghi bàn), penalty (phạt đền), tennis (quần vợt), - Lĩnh vực thời trang: design (thiết kế), style (kiểu mẫu), size (kích cỡ), - Lĩnh vực tài chính, ngân hàng: bank (ngân hàng), account (tài khoản), card (thẻ ngân hàng), 4 Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Nói chêm tiếng Anh không phải là hiện tượng mới trong đời sống hiện nay Nhưng hệ quả của chúng đã và đang gây khó chịu cho nhiều người mà nguyên nhân lại thật “oái oăm” Bàn về nguyên nhân sâu xa của việc nói chêm tiếng Anh một phần là do một bộ phận nhỏ người Việt định cư lâu năm tại nước ngoài, khi về nước lại xuất hiện hiện tượng “quên tiếng mẹ đẻ” để rồi pha lẫn tiếng Anh vào đối thoại hằng ngày Nhiều người cho rằng điều đó thật “sang” vì nhiều từ ngữ của tiếng Việt không diễn tả hết được ý nghĩa mà họ muốn nói Người khác lại cho rằng, có nhiều từ chuyên ngành nhờ quốc tế hóa, du nhập vào nước ta nên không thể không “chêm” khi muốn làm việc mà không phải đắn đo để dịch sang tiếng Việt Ví dụ như “marketing”, “logistic”, 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 “jobs”, Có người lại nói, chỉ đơn giản là câu nói hàng ngày, không nhất thiết cần quan trọng hóa, chỉ cần hai bên hiểu ý của nhau là được… Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn lại vấn đề một cách toàn diện và khái quát hơn: tiếng Việt thật sự không thiếu từ ngữ để chúng ta bao biện bằng việc nói chêm tiếng Anh Ví dụ, thay vì nói “book vé”, “book xe” thì chúng ta nên nói “đặt vé”, “đặt xe” Suy cho cùng, nói chêm không phải là hoàn toàn xấu Nếu không có nói chêm thì sao xuất hiện những từ mượn như “Ti-vi” , “Ra-đi-ô”, ? Điều quan trọng là chúng ta sử dụng với tần suất và mức độ như thế nào? Tiểu kết: Sau khi khái quát vấn đề, chúng ta đã hiểu rõ được tính cấp thiết và các đóng góp mà chủ đề này đem lại Đồng thời cũng đã tìm hiểu xong khái niệm, cơ sở hình thành và thực trạng, nguyên nhân dẫn đến việc nói chêm tiếng Anh Có thể thấy, đây thực sự là một vấn đề mang tính cấp thiết, có thể gây ảnh hưởng đến xã hội nói chung và giới trẻ nói riêng Để có một cách nhìn chính xác hơn, dưới đây là một cuộc khảo sát nhỏ của nhóm em về vấn đề “Hiện tượng nói chêm tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn.” CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT 1 Tổng quan về quá trình khảo sát việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh ( nói chêm) trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn  Mục tiêu khảo sát: Khảo sát về hiện tượng nói “ chêm” tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên đại học Khoa học xã hội và Nhân văn  Đối tượng và phạm vi khảo sát: 100 sinh viên thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội  Phương pháp khảo sát: Phương pháp phỏng vấn - viết thông qua bảng hỏi Lý do: Phương pháp dễ tiến hành; tiết kiệm thời gian, chi phí; các câu trả lời mang tính khách quan  Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/10 đến ngày 13/10  Thành viên thực hiện: o + Lưu Hà An o + Nguyễn Thu Giang o + Trần Khánh Linh 2 Mức độ sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp và sử dụng tiếng Việt Để tìm hiểu về mức độ sử dụng từ ngữ Tiếng Anh trong giao tiếp của sinh viên, chúng tôi đưa ra 2 câu hỏi :” Anh/ chị/bạn có nói "chêm" Tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày hay không?” và “Tần suất mà anh/chị/bạn sử dụng từ "chêm" tiếng Anh trong giao tiếp?” Bảng khảo sát cho thấy có đến 71% sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn sử dụng từ ngữ tiếng Anh “ chêm”, xen trong giao tiếp hàng ngày, nhưng 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 đồng thời chỉ ra mức độ thường xuyên sử dụng nó là không cao, chỉ chiếm khoảng 22,5%, còn lại số phần trăm sinh viên sử dụng từ ngữ Tiếng Anh trong giao tiếp nhiều nhất dừng ở mức độ thi thoảng 3 Đối tượng sử dụng từ ngữ tiếng anh “chêm”/xen trong giao tiếp và sử dụng tiếng Việt Để tìm hiểu về đối tượng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày, chúng tôi đưa ra câu hỏi : “Đối tượng anh/chị/bạn thường xuyên sử dụng từ Tiếng Anh khi giao tiếp cùng? ” Kết quả được thể hiện trong bảng 2.1: Từ bảng khảo sát, có thể thấy được những đối tượng mà sinh viên trường Đại học KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN thường xuyên sử dụng từ ngữ Tiếng Anh khi giao tiếp nhiều nhất đó là: Bạn bè hoặc anh chị em (97.2%) Còn lại, đối tượng có số phần trăm ít nhất đó là bố mẹ, thầy cô và ông bà => Điều này phản ánh phần nào đó thái độ của sinh viên trong sử dụng ngôn ngữ: thân mật, suồng sã với bạn bè, tôn trọng với người đối thoại lớn tuổi như ông, bà, cha, mẹ… và có ý thức trong việc biết chọn lựa đối tượng giao tiếp 4 Nguyên nhân/ động cơ lựa chọn và sử dụng từ ngữ tiếng anh “chêm/xen” trong giao tiếp hàng ngày 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Để tìm hiểu động cơ lựa chọn sử dụng từ ngữ tiếng Anh, chúng tôi nêu 2 câu hỏi: “Anh/ chị/ bạn thường nói "chêm" tiếng Anh trong những trường hợp nào?” và “Lý do tại sao bạn lại chọn sử dụng nói "chêm" Tiếng Anh trong giao tiếp?” Kết quả cho thấy ở bảng 3.1 và 3.2 3.1 Những trường hợp nói chêm/xen tiếng Anh trong giao tiếp 3.2 Lý do chọn sử dụng nói chêm/xen tiếng Anh trong giao tiếp Vì tính tiện lợi (không nghĩ ra được từ tiếng 80.3% Việt thay thế cho ý nghĩa của từ, sử dụng tiếng 83.1% anh ngắn và tiết kiệm thời gian hơn, ) 22.5% 46.5% Sử dụng theo thói quen (đa phần là các từ thông 12.7% thường như ok, yes, hello, ) 36.6% Dùng từ Tiếng Anh sẽ khiến cho câu nói trở nên "sang" hơn, thú vị trong một vài trường hợp Dùng theo các từ hot trend trên mạng xã hội (amazing good job em, simp, ) vì thành thạo tiếng Anh như tiếng Việt (Tiếng Anh trở thành một phần của cuộc sống) Vì Tiếng Việt không thể thể hiện được hết ý nghĩa của câu nó Từ kết quả ở 2 bảng khảo sát, chúng ta thấy được rằng những động cơ để sinh viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn sử dụng từ ngữ tiếng Anh “ chêm, xen” là: 1) Tính tiện lợi 2) Sử dụng theo thói quen 3) Chạy theo phong trào sử dụng các từ hot trend trên mạng xã hội => 3 động cơ này phần lớn được sinh viên áp dụng trong các cuộc hội thoại hàng ngày ● Lý do : 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 - Sự nhanh gọn khi đang giao tiếp mà nảy ra ý kiến nhưng chưa nhớ ra nghĩa tiếng việt của nó - Việc học và phát triển ngôn ngữ như ngày nay làm các bạn đang dần quen với tư duy song ngữ nên hay them các từ nước ngoài vào - Thời đại 4.0 việc sử dụng công nghệ hiện đại với vô vàn ứng dụng giúp các bạn dễ dàng tiếp cận với những cái xu hướng hiện thời cả trong và ngoài nước nên hay nói thêm ngôn ngữ nước ngoài 5 Vấn đề sử dụng tiếng Anh chêm/ xen trong giao tiếp tiếng Việt hàng ngày Để nắm được mục đích sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt, chúng tôi nêu câu hỏi: “Anh/ chị/bạn cho biết việc nói "chêm" Tiếng Anh trong giao tiếp có làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Và “Lý do anh/ chị bạn đưa ra là gì?” Từ bảng khảo sát, kết quả cho thấy hơn nửa số sinh viên cho rằng sử dụng từ ngữ Tiếng Anh trong giao tiếp không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt (67.6%) và câu trả lời giải thích cho ý kiến có/ không trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh “ chêm, xen” trong giao tiếp có làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt là như sau: ● Với câu trả lời có, chúng tôi nhận được những ý kiến tiêu biểu như sau: - “Nếu việc nói chêm xảy ra quá nhiều, sẽ khiến con người dần phụ thuộc vào nó từ đó khiến họ quên mất cội nguồn của bản thân xuất phát từ Việt Nam, và tiếng Việt chính là cơ sở, là tiền đề, một khi mất đi tiền đề, mọi thứ về sau đôi khi sẽ trở nên vô nghĩa.” ● Với câu trả lời không, chúng tôi nhận được những ý kiến tiêu biểu như sau: - “Cá nhân mình thấy thì mới chỉ dừng lại ở việc nói chêm chứ không phải nói thường xuyên, thay nó thành ngôn ngữ nói chính, nói chêm là một thói quen của mình, hoàn toàn có thể sửa được” - “Mỗi ngôn ngữ sẽ mang tới sắc thái riêng Người Việt sử dụng tiếng việt trong văn học, báo chí, những trường hợp sử dụng “chêm” tiếng anh chỉ là trong giao tiếp vui vẻ hằng ngày Hoặc đôi khi chỉ là muốn sử dụng để thể hiện rõ sắc thái mà mình muốn nói, nhiều từ trong tiếng anh có thể mang ý nghĩa cả câu trong tiếng việt và ngược lại, đó là tính hữu dụng của việc nói “chêm” trong đời sống 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Từ 2 luồng ý kiến giải thích cho quan điểm có/không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng từ ngữ tiếng Anh “chêm, xen”; chúng tôi đưa ra lý luận - Với câu trả lời có, hầu hết mọi người cho rằng sử dụng từ ngữ Tiếng Anh “chêm, xen” quá nhiều và trong hoàn cảnh không phù hợp, khiến cho vốn từ Tiếng Việt bị mai một dần, không giữ được bản sắc văn hoá riêng và quên đi cội nguồn của bản thân - Với câu trả lời không, các ý kiến phần lớn nêu rằng họ sử dụng chúng trong văn cảnh phù hợp, trong giao tiếp vui vẻ hằng ngày để thể hiện sắc thái mà họ muốn truyền tải, vì tính hữu dụng của chúng; đồng thời khẳng định không thể đánh mất sự trong sáng của Tiếng Việt vì những từ ngữ mọi người sử dụng chỉ mang tính học hỏi ở Phương Tây, như một cách hội nhập với ngôn ngữ chung của thế giới CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN Vì thế việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt đây là một hiện tượng ngôn ngữ xã hội tiếng Việt được sinh viên - cộng đồng giao tiếp từng bước sáng tạo ra khi sống trong thời đại toàn cầu hoá, là sự phản ánh trực tiếp nhất của thời đại Internet, góp phần làm phong phú ngôn ngữ xã hội tiếng Việt hiện đại Vậy nên việc sử dụng từ ngữ Tiếng Anh “ chêm, xen” sẽ không làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt nếu chúng ta không lạm dụng quá đà, và sử dụng hợp lý, phù hợp với văn cảnh, với thuần phong mỹ tục và văn hoá Việt Nam PHẦN 3: KẾT I GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ 1 Xác định đối tượng giao tiếp, môi trường giao tiếp Ta phải biết được đối tượng giao tiếp của ta là ai -> sử dụng ngôn từ phù hợp, tạo bầu không khí thoải mái trong cuộc trò chuyện - Ví dụ: + Người già, người cao tuổi: nên hạn chế vì có thể trình độ Tiếng Anh của 2 bên không tương đồng nhau + Bạn bè đồng nghiệp: có thể sử dụng miễn là đối phương hiểu + Những người có chuyên môn: có thể dùng những từ thuộc về chuyên ngành, mang tính học thuật hơn 2 Dùng những từ phổ biến Mục đích của giao tiếp là truyền tải thông tin -> những gì ta nói phải giúp truyền đạt được thông tin tới người nghe -> nếu nói chêm Tiếng Anh thì nên dùng những từ mà đối phương có thể hiểu - Ví dụ: Hello, Goodbye, Up story, TV, 3 Trau dồi vốn từ 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Nên trau dồi, mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết nhằm giúp việc giao tiếp, diễn đạt đạt hiệu quả cao nhất II ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, TÍCH CỰC 1 Ảnh hưởng tích cực - Việc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp tăng thêm hiểu biết nhất định khi có những thuật ngữ Tiếng Anh khó có thể dùng nghĩa Tiếng Việt để giải thích như “marketing”, “agency”, “sale”, “AI” - Một số người sẽ cảm thấy dễ dàng bộc lộ cảm xúc với mọi người xung quanh với những câu nói đơn giản : “Thank you” , “I love you”, “Sorry” - Việc nói chêm Tiếng Anh sẽ khiến việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng, gần gũi hơn 2 Ảnh hưởng tiêu cực - Ảnh hưởng tới bản sắc, làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt - Không thể truyền tải lời nói hay thông điệp một cách chính xác và rõ nghĩa cho người nghe - Hình thành thói quen lười suy nghĩ, lười tư duy, vốn từ Tiếng Việt sẽ trở nên nghèo nàn - Việc nói chêm từ Tiếng Anh trên các bài báo, chương trình truyền hình sẽ bị hạn chế tệp khách hàng là những người già, người cao tuổi không biết rõ Tiếng Anh III KẾT LUẬN Trong quá trình toàn cầu hóa, việc tiếp xúc và vay mượn từ ngữ từ nước ngoài là một hiện tượng hết sức bình thường và phổ biến Với thời đại ngày nay, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ không thể thiếu đối với tất cả mọi người, vì vậy trong giao tiếp hàng ngày không thể tránh khỏi việc chúng ta sử dụng hai ngôn ngữ cùng một lúc, xen vào nhau tùy theo mục đích, dụng ý hay thói quen Điều này đã gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều, có người ủng hộ, cho rằng việc này thể hiện sự đổi mới, sáng tạo của lớp trẻ, tuy nhiên cũng có người phản đối vì cảm thấy điều này làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt Đề tài này đã phần nào giúp ta tìm hiểu về một sự du nhập, thói quen mới của thế hệ trẻ, nhưng thông qua các bảng khảo sát và tìm hiểu chuyên sâu thì ta có thể kết luận, đây là một hiện tượng giải thích được và nếu không lạm dụng nó một cách quá đà, nó sẽ đem lại sự phong phú trong cách giao tiếp hàng ngày của chúng ta Bởi ngôn ngữ tiếng Việt là một sự kết tinh di sản của một dân tộc có dấu ấn lao động sáng tạo và gìn giữ hàng nghìn năm Việc bảo vệ sự trong sáng ngôn ngữ chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước Việt Nam tươi đẹp HẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1 TS Nguyễn Thị Hiên, THS Đỗ Phương Lâm (2011.10.05) Cuộc xâm lăng của tiếng Anh vào tiếng Việt Theo: https://dolamdhhp.blogspot.com/2011/10/cuoc- xam-lang-cua-tieng-anh-vao-tieng.htm 2 ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Theo: https://123docz.net/document/5187005-de-tai-khao-sat-thuc-trang-su-dung- tieng-anh-trong-giao-tiep-cua-sinh-vien-hien-nay.htm 3 Dương Quốc Cường Tài liệu số Theo: http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/10325/3/DuongQuocCuong.TT.pd DuongQuocCuong.TT.pdf (udn.vn) ) 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN