Khái niệm nghề báoNhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyênnghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biêntập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban
lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Học kỳ I, Năm học 2022-2023) GVHD : Ths Võ Thị Như Hằng K21 Truyền thông đa Lớp : NGUYỄN HĐƠK THU phương tiện 2156050126 Họ và tên sinh viên : THẢO Mã số sinh viên : Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2022 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 I TOÀN CẢNH BÁO CHÍ VÀ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 1 Toàn cảnh báo chí Việt Nam 1.1 Khái niệm nghề báo Nhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí Các nhà báo chuyên nghiệp tại Việt Nam, công tác 3 năm chính thức tại một tòa soạn báo của Việt Nam (làm việc theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn) sẽ được cơ quan báo chí đó đề cử Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp thẻ Nhà báo Đây là loại thẻ hành nghề duy nhất trong nghề báo chí ở Việt Nam, có giá trị khi hoạt động nghiệp vụ 1.2 Những tố chất và kỹ năng cần có của một nhà báo Kỹ năng đầu tiên cần có của nghề nhà báo đó là tư duy nhanh nhạy vì bản chất của nghề báo đó chính là nắm bắt sự kiện nhanh chóng, khả năng phân tích vấn đề rõ ràng Và một nhà báo giỏi sẽ luôn nắm bắt được thị hiếu của công chúng từ đó, có thể khai thác thông tin theo khía cạnh mới mẻ, độc đáo, thu hút người đọc Sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh sẽ mang đến cho nhà báo nhiều cơ hội việc làm khác nhau, có thể phụ trách chuyên mục tin tức thế giới hoặc có cơ hội làm phóng viên thường trú tại nước ngoài Theo nghề báo thì chắc chắn rằng bản thân phải thực sự đam mê viết lách, là một người năng động và trung thực vì đạo đức nghề nghiệp chính là yếu tố quan trọng để có thể trụ vững với nghề báo Bên cạnh đó, nhà báo cũng cần phải học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân Một nhà báo mà không có tư tưởng chính trị vững vàng sẽ rất dễ đánh giá sự việc theo cách nhìn phiến diện Đương nhiên áp lực là điều không thể tránh khỏi khi làm nghề báo vì phải làm việc trong thời gian nhanh 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 chóng, dành toàn bộ thời gian trong ngày cho công việc, thời điểm nào có sự kiện thì phải lên bài ngay 1.3 Mô tả công việc Nghề báo là từ để báo quát rất nhiều lĩnh vực công việc khác nhau có cùng tính chất, tùy theo yêu cầu, sự lựa chọn cho một vị trí việc làm phù hợp với mỗi người Có thể kể đến như: Phát thanh viên; MC; Phóng viên làm việc tại các tòa soạn, các phòng ban, bộ phận chuyên môn; phóng viên thường trú tại tòa soạn báo, hãng truyền hình, đài phát thanh; phóng viên ảnh phụ trách ghi lại, xử lý các hình ảnh ; biên tập viên; thư ký tòa soạn; tổng biên tập Các công việc chủ yếu của một nhà báo thường là: săn tin, quay phim, chụp ảnh, viết tin,…tùy theo từng chức vụ của nhà báo 1.4 Đặc thù nghề báo Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nhu cầu thông tin của con người ngày càng tăng Chính vì thế, nghề báo luôn giữ một vị trí quan trọng trong xã hội và có sức hấp dẫn đối với nhiều người Tính đến thời điểm hiện tại, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện đang có 850 cơ quan báo chí in, trong đó có 1 hãng thông tấn quốc gia, 110 báo điện tử; 67 đài truyền hình Và số lượng nhà báo lên đến 23.000 người, trong đó có 18.000 người được cấp thẻ, còn lại 5.000 người chưa đủ điều kiện đã và đang làm việc ở các cơ quan báo chí với hàng nghìn ấn phẩm các loại, lượng phát hành hơn 600 triệu bản/năm Đây là lực lượng vô cùng hùng hậu của báo chí truyền thông nước nhà Tuy nhiên tình trạng chung hầu hết của các phóng viên, nhà báo ngày nay là chưa được cấp thẻ, đã có rất nhiều nhà báo hoạt động 3-5 năm, thậm chí là 10 năm vẫn không được cấp thẻ Bởi, người ta sẽ phải suy xét về thái độ làm việc cũng như khả năng, trình độ được đánh giá bởi cấp trên là Tổng biên tập, Tòa soạn, 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Báo chí đã làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình là đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân để dân hiểu, dân biết và làm theo Tất cả báo chí Việt Nam đều trực thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ và được kiểm soát chặt chẽ bởi Đảng và Chính phủ Trong đó cơ quan quản lý báo chí Cấp Chính phủ là Bộ Thông tin Truyền thông Cơ quan của Đảng quản lý hoạt động báo chí là Ban Tuyên giáo Trung Ương Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Các tờ báo, trang báo điện tử chính thống như: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng Sản, VTV, VOV, Thông tấn xã Việt Nam Tổng biên tập báo, Tổng giám đốc VOV, VOH và Thông tấn xã thường là Ủy viên Trung Ương Đảng, tương đương với Bộ trưởng Bên cạnh các tờ báo của Nhà nước quản lý, thì còn nhiều trang báo điện tử với các tờ báo lớn, uy tín (không tính những trang thông tin giải trí phổ biến hiện nay) dù không do nhà nước phát hành ban đầu vẫn có sự quản lý của các bộ ngành liên quan Ta có thể lấy ví dụ từ VnExpress - một tờ báo lớn với chủ sở hữu ban đầu là tập đoàn FPT dưới sự quản lý của Bộ Khoa học và công nghệ, Dân Trí - lại là một tờ báo điện tử trực thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội Những trang như Zing, Kênh 14, Yan, Bestie chỉ được xem là trang thông tin điện tử chứ không thể gọi là một tờ báo điện tử chính gốc Báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng Các nhà báo được xem là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng Nhiệm vụ trọng yếu của báo chí đó là cung cấp thông tin Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống Bao gồm các chức năng: chức năng thông tin – giao tiếp; chức năng tư tưởng (tuyên truyền – giáo dục); chức năng thư giãn – giá trị; chức năng chuyển giao – phát triển văn hóa; chức năng quản lý, giá, sát và 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 phản biện xã hội; chức năng kinh tế - dịch vụ Tiếp cận ở chức năng tư tưởng của báo chí cho thấy, báo chí là phương tiện làm công tác tư tưởng rất lợi hại Thông tin báo chí tác động vào tư tưởng, tình cảm của quần chúng, từ đó làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng Chính vì vậy, các nhà cách mạng, nhà hoạt động chính trị đều nắm lấy báo chí để làm vũ khí tư tưởng Họ sáng lập ra các tờ báo hoặc sử dụng các tờ báo để công bố, bày tỏ quan điểm, chính kiến, hệ tư tưởng tiến bộ tới quần chúng để góp phần cải tạo và phát triển xã hội Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa tin, bày tỏ quan điểm về các hoạt động chính trị thì báo chí Việt Nam vẫn có những điều tối kỵ khi đưa tin đó là: không đưa tin về những chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Chính phủ; tôn giáo và nhân quyền; vai trò của Đảng và Nhà nước; đời tư của các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ Chế độ xã hội tam quyền có ba tổ chức quyền lực nhất, là Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp Báo chí, với trọng trách xã hội là thông tin sự kiện, phát hiện vấn đề, phản biện xã hội, tạo dư luận xã hội mà ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đã có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội tích cực và chống tiêu cực, được xã hội yêu quý xem như một quyền lực – Quyền lực thứ tư – Quyền lực tạo dư luận xã hội Chỉ nói riêng lĩnh vực bất cập trong quản lý điều hành chính sách và chống tham nhũng, báo chí đã tốn nhiều công sức giấy mực gây rung chấn dư luận dài ngày trên các phương tiện truyền thông Các bài viết tập trung mổ xẻ tìm nguyên nhân, dẫn ra nhiều tư liệu và lập luận, chứng minh rằng những vấn đề báo chí nêu lên là xác thực rồi quy trách nhiệm rất chính xác Sự có mặt của các phóng viên tại trận, phỏng vấn nhân chứng và người trong cuộc làm tăng thêm tính chân thực cho các bài báo mang tính 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 điều tra Nhiều vụ việc nhờ báo chí phát hiện mà các cơ quan có trách nhiệm mới biết, mới tổ chức thanh tra phối hợp với báo chí đem lại kết quả mà đa phần là trúng vấn đề, trúng chuyện lớn, mà nếu không lớn thì cũng mang tính hệ thống của chuỗi chuyện nhỏ 2 Tổng quan thị trường truyền thông Việt Nam 2.1 Khái niệm truyền thông Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội 2.2 Lịch sử truyền thông ở Việt Nam 2.2.1 Truyền thông Việt Nam đi tắt đón đầu Trước đây, khi truyền thông bắt đầu du nhập vào Việt Nam, về cơ bản trong truyền thông chỉ có 3 lĩnh vực về ngành chính đó là: quảng cáo; tổ chức sự kiện và quan hệ công chúng (PR) Dựa vào mức độ doanh thu, mức độ được yêu thích và mức độ mọi người nghĩ rằng nó quan trọng trong từng phân mảng 2.2.1.1 Quảng cáo Khi mọi người nhắc đến truyền thông, người ta sẽ nghĩ ngay đến là quảng cáo để phân biệt rõ giữa các khái niệm “Quảng cáo” là từ bổ trợ để mọi người có cái nhìn đúng hơn về truyền thông Về bản chất, truyền thông chính là những hoạt động truyền đạt hay lan truyền thông tin Quảng cáo là một phần của truyền thông Trong quảng cáo mang tính đại chúng, có sự lan tỏa, truyền đạt thông tin một cách công khai về sản phẩm, dịch vụ nào đó một cách chuẩn hóa và hợp pháp 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2.2.1.2 Tổ chức sự kiện Cách đây mười mấy năm, tổ chức sự kiện đã từng là xu hướng rất “cool” với giới trẻ, không bị ngoài tầm với như quảng cáo vì nó quá lớn Một phần do đặc tính nghề nghiệp, cái tên “tổ chức sự kiện” với nhiều sự hấp dẫn, thu hút các bạn trẻ mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, thỏa sức sáng tạo Lúc bấy giờ, khi nhìn vào bức tranh của ngành quảng cáo, cũng chỉ là những Agency (doanh nghiệp chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu về quảng cáo, truyền thông) có quy mô, danh tiếng rất lớn Ví dụ như Ogilvy là Agency quảng cáo đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam Lúc đấy, những người sáng tạo nội dung họ cũng không tuyển người Việt Nam mà chỉ tuyển người nước ngoài Các bạn làm quảng cáo đa phần là làm Account (người chăm sóc khách hàng) hoặc quản lý dự án Những công việc sáng tạo hay thiết kế Design (thiết kế) ở cấp cao đa phần là người nước ngoài, người Việt Nam chỉ có thể làm những công việc ở cấp thấp hơn Nhưng tổ chức sự kiện thì lại khác, đây là cái mà có lẽ chỉ người Việt mới có thể làm được ở thị trường Việt Nam Chính vì vậy, tổ chức sự kiện đã trở nên phát triển nhanh chóng 2.2.1.3 Quan hệ công chúng (PR) Quan hệ công chúng được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh sôi động của thời hội nhập Việc để một thương hiệu có thể “sống” và phát triển rộng khắp thật không dễ dàng Tuy nhiên quan hệ công chúng là lĩnh vực chiếm phần rất nhỏ trong hoạt động truyền thông tại Việt Nam bởi lĩnh vực mang tính mới và rất khó Và ở Việt Nam chưa có đào tạo về PR Những bạn chuyên gia truyền thông ở nước ngoài về Việt Nam hầu như không làm được việc Các bạn không hiểu thị trường, không nắm được “ngóc ngách” trong quan hệ báo chí ở Việt Nam 2.2.2 Truyền thông Việt Nam ngày nay là ngành chuyên biệt 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2.2.2.1 Tốc độ chuyển biến nhanh chóng cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ Có thể thấy, trước kia truyền thông mỗi năm mỗi biến đổi, hiện tại tốc độ đã đạt đến mức được tính theo ngày, tháng Cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ, các phân mảng truyền thông cũng đồng thời được chia nhỏ ra Rất nhiều người nghĩ rằng thị trường Việt Nam làm truyền thông không chuyên nghiệp nên phân mảng nó bị nhỏ như thế Tuy nhiên không phải thế, ngay cả trên thế giới, những người làm truyền thông chuyên nghiệp như tập đoàn T&A Ogilvy - một trong những tập đoàn lớn nhất về truyền thông trên thế giới cũng không thể theo kịp được sự phát triển của thế giới Internet, công nghệ Các nền tảng mạng xã hội ra đời và phát triển, ngày càng trở nên phổ biến Các ông lớn như là Facebook, Google, các nền tảng mới như Tik Tok, buộc người làm truyền thông phải có những thay đổi phù hợp Sau đó xuất hiện thêm E-comm (các sàn thương mại điện tử) hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki, gọi là Commerce players Điều này cũng góp phần làm thay đổi ngành truyền thông 2.2.2.2 Đa dạng, phức tạp Khi có nhu cầu, ngành truyền thông tự phân mảnh Ngoài PR, quảng cáo và tổ chức sự kiện thì hiện nay truyền thông còn được phân mảnh thành nhiều mảng mới như: Digital/Social; CRM (Customer Relationship Management); Commerce; Experience; E-commerce Tại Việt Nam, tâm lý tiêu dùng của người Việt rất “chuộng” đồ khuyến mãi, bất chấp giá nào “Giá tâm lý” là một insight vô cùng hay được Ogilvy Việt Nam và Lazada kết hợp tạo ra một chiến dịch tiên phong trên thị trường E-comm với tên gọi “Mưa Sale Băng” Influencer Marketing - là một trong những mảng rất “trendy” và thị trường Việt Nam gần như là thị trường định hướng và phụ thuộc vào Influencer Marketing Nó đặc trưng ở Việt Nam và châu Á, bởi người tiêu dùng cởi mở, dân số trẻ, thường chạy theo hiệu ứng đám đông; còn ở các thị trường châu Âu, châu Mỹ thì không phát triển bằng 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Phần I.1 2.3 Những mảng truyền thông chính 2.3.1 Tư vấn chiến lược Tư vấn chiến lược là một mảng có thể đoán không bao giờ chết và không bao giờ đủ Muốn tạo ưu thế cạnh tranh và đạt mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản phẩm tốt không thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình bằng một chiến lược truyền thông bài bản và đồng bộ Điều này đòi hỏi, người làm tư vấn chiến lược phải đầu tư về kiến thức, tư duy logic, khả năng phân tích và sẵn sàng cập nhật những xu hướng mới trong ngành 2.3.2 Quản trị kinh doanh Từ 5 - 6 năm trở lại đây, truyền thông ngày càng phát triển, tỷ lệ thuận với việc khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn Họ đòi hỏi các bên tư vấn chiến lược, tư vấn truyền thông phải đưa ra những giải pháp không chỉ sáng tạo mà còn đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn Đây cũng là lý do người làm quản trị kinh doanh trong truyền thông ra đời Thứ nhất, vai trò của quản trị kinh doanh nhằm đưa những sản phẩm sáng tạo truyền thông có khả năng áp dụng vào thực tế Thứ hai, quản trị kinh doanh thiết lập và duy trì truyền thông hai chiều Thứ ba, liên quan đến nội bộ của Agency, quản trị kinh doanh nhằm tạo dựng mối quan hệ giữa các phòng ban nội bộ trong Agency 2.3.3 Sáng tạo Sáng tạo là một mảng không thể thiếu trong truyền thông Thời điểm hiện tại, mảng sáng tạo cũng đã phân mảnh rất nhiều Lúc trước, về cơ bản sáng tạo được chia làm 2 ngạch: Một là, copy - hoạt động truyền thông, quảng cáo nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện hành động nào đó Hai là, về mảng hình ảnh - đòi hỏi phải được đào tạo riêng biệt, chuyên nghiệp về thiết kế Mảng này cũng được phân mảnh thành 3D, video, Hiện nay, tiếp nối sự phát triển của công nghệ, mảng sáng tạo xuất hiện thêm một phân mảnh mới là Creative Technologist Phân mảnh này phù hợp cho những 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)