1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài quản trị tồn kho

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Tồn Kho
Tác giả Dinh Quang Khai, Luong Quynh Nhu, Ngoc Thi, Anh Thu, Dang Pham Huyén Trang, Nguyễn Viên, Vũ Lê Kim Oanh Phùng, Tường Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Kim Nam
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Doanh nghiệp xét theo quan điểm hệ thống2.1.Chức năng OMĐể tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện ba chức năng cơ bản sau đây:- Marketing- Tiến hành sản xuất, thự

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 🙢🙢🙢— TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ TỒN KHO Nhóm sinh viên Đinh Quang Khải 0506092 thực hiện: 10514 Lương Ngọc 0506092 Quỳnh Như 12113 Vũ Lê Kim Oanh 0506092 12129 Phùng Thị Anh 0506092 Thư 12241 Đặng Phạm Huyền 0506092 Trang 12262 Nguyễn Tường 0506071 Viên 90640 Giảng viên hướng TS Nguyễn Kim dẫn: Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VẬN HÀNH 2 1 Khái niệm 2 2 Doanh nghiệp xét theo quan điểm hệ thống 2 2.1 Chức năng OM .2 2.2 Định nghĩa OM nhấn mạnh các thành phần 2 2.3 Quyết định chiến lược và chức năng của OM (Operations Management) 2 3 Năng suất trong quản trị vận hành 3 3.1 Khái niệm về năng suất 3 3.2 Vấn đề về năng suất trong quản trị vận hành .3 3.3 Những nhân tố tác động đến năng suất 3 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 4 3.5 Ba yếu tố quan trọng để cải thiện năng suất 4 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TỒN KHO 5 1 Quản trị tồn kho 5 1.1 Khái niệm .5 1.2 Chức năng của tồn kho 5 1.3 Quan điểm khác nhau về tồn kho 5 1.4 Tại sao chúng ta không giữ hàng tồn kho? 5 1.5 Kỹ thuật phân tích ABC 6 2 Những mô hình tồn kho 7 2.1 Mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) 7 2.2 Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất (POQ) .9 2.3 Mô hình tồn kho có sản lượng để lại nơi cung ứng 10 2.4 Mô hình khấu trừ theo số lượng 11 2.5 Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi 12 3 Đo lường đánh giá hiệu quả tồn kho 13 3.1 Mô hình phân tích biên tế 13 3.2 Chỉ tiêu xác định hiệu quả tồn kho .13 4 Liên hệ doanh nghiệp 14 4.1 Cách quản lí .14 4.2 Cách sắp xếp các loại hàng tồn kho 15 4.3 3 Cách quản lý hàng tồn kho theo mô hình ERP .15 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 17 1 Kết luận chung: 17 2 Kết luận về Vinamilk 17 2.1 Thành tựu 17 2.2 Hạn chế 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ hệ thống sản xuất/vận hành 2 Hình 2: Phân loại các mặt hàng tồn kho 7 Hình 3: Sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ 8 Hình 4: Đồ thị 8 Hình 5: Mô hình POQ 10 Hình 6: Mô hình dự trữ thiếu BOQ 11 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VẬN HÀNH 1 Khái niệm Sản xuất (Production) được hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods) hoặc dịch vụ (Services) Quản trị sản xuất và dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đỏ nhằm chuyển hóa thành các kết quả ở đầu ra là các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất, đạt được các lợi ích lớn nhất 2 Doanh nghiệp xét theo quan điểm hệ thống 2.1 Chức năng OM Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện ba chức năng cơ bản sau đây: - Marketing - Tiến hành sản xuất, thực hiện dịch vụ - Tài chính kế toán 2.2 Định nghĩa OM nhấn mạnh các thành phần - Nguồn lực: Gồm nhân lực, vật lực và vốn đầu vào của quá trình sản xuất - Hệ thống: Là sự sắp xếp các thành phần được thiết kế để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch - Các hoạt động chuyển đổi và gia tăng giá trị: Mục tiêu của việc kết hợp các nguồn lực trong các điều kiện được kiểm soát là biến chúng thành hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao hơn các yếu tố đầu vào ban đầu  Sơ đồ hệ thống sản xuất/vận hành: Hình 1: Sơ đồ hệ thống sản xuất/vận hành 2.3 Quyết định chiến lược và chức năng của OM (Operations Management) Quyết định chiến lược của OM Chức năng của OM  Thiết kế hàng hóa và dịch vụ  Vị trí của cơ sở vật chất  Quản lý chất lượng  Bố trí nhà máy và Xử lý vật liệu  Chiến lược quy trình và năng lực  Thiết kế Sản phẩm  Các chiến lược vị trí  Thiết kế Quy trình  Các chiến lược bố trí  Kiểm soát sản xuất và lập kế hoạch  Nguồn nhân lực, thiết kế công  Kiểm soát chất lượng  Quản lý Vật tư việc và đo lường công việc 2  Quản lý chuỗi cung ứng  Quản lý Bảo trì  Quản lý hàng tồn kho  Lập lịch trình  Bảo trì 3 Năng suất trong quản trị vận hành 3.1 Khái niệm về năng suất Năng suất là tỷ lệ đầu ra (hàng hóa, dịch vụ) chia cho các yếu tố đầu vào (nguồn lực, chẳng hạn như lao động và vốn) (Heizer và cộng sự, 2020) Năng suất được cải thiện bằng cách: - Kiểm soát đầu vào (giảm đầu vào, đầu ra không đổi) - Cải tiến quy trình để cùng một đầu vào mang lại đầu ra cao hơn - Bằng cách cải tiến công nghệ 3.2 Vấn đề về năng suất trong quản trị vận hành Năng suất có thể được đo lường ở cấp độ doanh nghiệp, cấp độ ngành, cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế:  Khi năng suất được đo lường riêng biệt cho từng nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất, nó được gọi là năng suất yếu tố hoặc năng suất từng phần  Khi năng suất được đo lường cho tất cả các yếu tố sản xuất cùng nhau, nó được gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp Nói chung, các tính toán năng suất yếu tố được yêu cầu ở cấp công ty và cấp ngành Các tính toán năng suất yếu tố tổng thể được thực hiện để đo lường năng suất ở cấp quốc gia và quốc tế  Với mục đích nghiên cứu năng suất nhằm mục đích cải tiến, có thể thực hiện các loại phân tích sau:  Phân tích xu hướng: Nghiên cứu sự thay đổi năng suất của công ty trong một khoảng thời gian  Phân tích theo chiều ngang: Nghiên cứu năng suất so với các doanh nghiệp khác có cùng quy mô và hoạt động kinh doanh tương tự  Phân tích theo chiều dọc: Nghiên cứu năng suất so với các ngành khác và các doanh nghiệp khác có quy mô khác nhau trong cùng ngành  Phân tích ngân sách: Thiết lập một định mức cho năng suất của một giai đoạn tương lai về ngân sách, dựa vào các nghiên cứu như trên và hoạch định các lược chiến lược để để đạt được nó Công thức tính năng suất:  Năng suất một yếu tố =  Năng suất đa yếu tố = 3.3 Những nhân tố tác động đến năng suất Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chia thành hai nhóm chủ yếu:  Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước Thông thường, doanh nghiệp rất khó để tác động lên nhóm nhân tố bên ngoài Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tìm cách để tận dụng tốt nhóm nhân tố này nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất 3 Document continues below Discover more fQroumản: trị học BLAW2000 Trường Đại học… 142 documents Go to course LV09 - Những biện pháp nâng cao hiệu… 87 89% (9) Qth - chương 1 35 100% (3) Trading HUB 3 36 Xác suất 96% (28) thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 3 Kinh tế vi 100% (10) mô Answer Key - Complete Ielts ban… kinh doanh 20  Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, csôáncghnghệ, tình hìn9h2v%à (k7h9ả) năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất chuyện… 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Tỷ lệ vốn/lao động: Là thước đo mức độ đầu tư vào nhà máy, máy móc và công cụ để sử dụng có hiệu quả số giờ lao động hay không - Sự khan hiếm của một số tài nguyên: Các tài nguyên như năng lượng, nước và số lượng kim loại sẽ tạo ra các vấn đề về năng suất - Thay đổi lực lượng lao động: Thay đổi lực lượng lao động ảnh hưởng đến năng suất ở một mức độ lớn hơn, bởi vì của vòng quay lao động - Cải tiến và công nghệ: Đây là nguyên nhân chính làm tăng năng suất - Hiệu ứng điều tiết: Những hạn chế này đặt ra những hạn chế đáng kể đối với một số công ty, dẫn đến sự thay đổi về năng suất - Quyền thương lượng: Quyền lực thương lượng của lao động có tổ chức để chỉ huy tăng lương vượt mức sản lượng tăng đã có tác động tiêu cực đến năng suất - Các yếu tố quản lý: Các yếu tố quản lý là cách một tổ chức được hưởng lợi từ kỹ năng lập kế hoạch và quản lý độc đáo của người quản lý - Chất lượng cuộc sống công việc: Là một thuật ngữ mô tả văn hóa tổ chức, và mức độ thúc đẩy và thỏa mãn nhân viên của nó 3.5 Ba yếu tố quan trọng để cải thiện năng suất Đó là lao động nghệ thuật và khoa học quản lý (Heizer và cộng sự, 2020) - Lao động, đóng góp khoảng 10% mức tăng hàng năm - Vốn, đóng góp khoảng 38% vào mức tăng hàng năm - Quản lý, đóng góp khoảng 52% mức tăng hàng năm 4 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TỒN KHO 1 Quản trị tồn kho 1.1 Khái niệm Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lí để thiết lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lưc nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp Theo chuẩn mực kế toán số 02, Hàng tồn kho là những tài sản: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường - Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Hay nói cách khác, tồn kho bao gồm: - Tất cả các sản phẩm, hàng hoá mà doanh nghiệp có để bán - Tất cả nguyên vật liệu, phụ tùng mà doanh nghiệp lưu giữ và sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ Các loại hình kinh doanh khác nhau có các loại tồn kho khác nhau, ví dụ: - Kho cửa hàng bán lẻ - Nhà sản xuất - Người cung ứng dịch vụ Hệ thống tồn kho có là một tập hợp các thủ tục xác định lượng hàng hoá tồn kho sẽ được bổ sung mỗi lần bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân sự thực hiện các thủ tục một cách có hiệu quả 1.2 Chức năng của tồn kho Chức năng chủ yếu của tồn kho là liên kết quá trình sản xuất hay cung ứng – chức năng liên kết Chức năng tiếp theo của tồn kho là chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát Một chức năng nữa không kém phần quan trọng của quản trị tồn kho là chức năng khấu trừ theo sản lượng 1.3 Quan điểm khác nhau về tồn kho Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống nhất Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng 1.4 Tại sao chúng ta không giữ hàng tồn kho? Vì việc tồn kho có thể làm gia tăng một vài chi phí như tồn trữ, là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ như: - Chi phí về nhà cửa hoặc kho hàng: o Tiền thuê hoặc khấu hao o Thuế nhà đất o Bảo hiểm nhà kho - Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: 5 o Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị, phương tiện o Chi phí nhiên liệu cho thiết bị, phương tiện hoạt động o Chi phí vận hành thiết bị - Chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý: o Chi phí lương cho nhân viên bảo quản o Chi phí quản lý điều hành kho hàng - Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho: o Phí tổn do việc vay mượn để mua hàng và chi phí trả lãi vay o Phí bảo hiểm hàng hóa trong kho - Chi phí khác phát sinh: o Chi phí do hao hụt, mất mát vật liệu o Chi phí do không sử dụng được nguyên vật liệu đó o Chi phí đảo kho để hạn chế sự giảm sút về chất lượng - Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Nếu lượng bán thành phẩm tồn kho quá lớn thì nó làm cản trở hệ thống sản xuất Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách hàng yếu đi 1.5 Kỹ thuật phân tích ABC 1.5.1 Phân tích ABC Kỹ thuật phân tích ABC được xây dựng trên phương pháp Pareto, nếu bạn kiểm soát được 20% lượng hàng hóa mà bạn có, bạn sẽ quản lí và kiểm soát tốt 80% hệ thông của doanh nghiệp 1.5.2 Phân loại Trong kỹ thuật phân tích ABC, hàng hóa được chia làm 3 loại chính Tên loại hàng hóa Giá trị Đặc tính A Cao - chiếm 80% tổng giá trị tiêu - Chọn lọc nhà cung cấp cao thụ hàng năm của các mặt hàng - Yêu cầu cao về sự chính xác của số lượng và thời gian đặt hàng - Cần mua hàng liên tục B Trung bình - chiếm 15% tổng giá - Hàng hóa trung gian trị tiêu thụ hàng năm của các mặt hàng C Thấp - chiếm 5% tổng giá trị tiêu - Cần đơn giản hóa quy trình mua thụ hàng năm của các mặt hàng hàng - Thời gian giữa các lượt đặt hàng dài 6 Hình 2: Phân loại các mặt hàng tồn kho 1.5.3 Kỹ thuật phân tích ABC trong quản lí hàng tồn kho Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho Qua đó, xây dựng phương pháp dự báo, chuẩn bị nguồn lực và xây dựng quy trình quản lí mặt hàng tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau 2 Những mô hình tồn kho 2.1 Mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) Mô hình EOQ là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, trên cơ sở 2 loại chi phí: chi phí đặt mua hàng (chi phí mua hàng) và chi phí tồn trữ hàng tồn kho (chi phí dự trữ) Hai loại chi phí trên có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau Nếu số lượng nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên cho mỗi lần đặt hàng thì chi phí đặt hàng sẽ giảm xuống nhưng chi phí tồn trữ sẽ tăng lên Mục tiêu của mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ sẽ lựa chọn mức tồn kho sao cho ở mức đó tổng hai lọai chi phí này là thấp nhất Các giả thiết để áp dụng mô hình: - Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm (D) được xác định và ở mức đều; - Chi phí đặt hàng (S) và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào số lượng hàng; - Chi phí tồn trữ (H) là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho - Không có chiết khấu theo số lượng hàng hoá: điều này cho phép chúng ta loại chi phí mua hàng hoá ra khỏi tổng chi phí; - Toàn bộ khối lượng hàng hoá của đơn hàng giao cùng thời điểm; - Thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng được xác định Từ những giả thiết trên ta có sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ sau: 7 Hình 3: Sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ Mục tiêu của mô hình là nhằm tối thiểu hóa tổng chi phí dự trữ Với giả định như trên thì có 2 loại chi phí biến đổi khi lượng dự trữ thay đổi, đó là chi phí tồn trữ (Ctt) và chi phí đặt hàng (Cdh) Có thể mô tả mối quan hệ giữa 2 lại chi phí này bằng đồ thị: Hình 4: Đồ thị Các công thức: Tổng chi phí: Chi phí đặt hàng: Chi phí tồn kho: Mô hình đặt hàng kinh tế: Điểm đặt hàng lại: (d = D/Số ngày làm việc trong năm) Trong đó: TC - tổng chi phí tồn kho D - Tổng nhu cầu trong năm S - chi phí một lần đặt hàng H - chi phí tồn kho đơn vị trong năm Q - quy mô đặt hàng EOQ - mức đặt hàng hiệu quả d - nhu cầu hàng ngày 2.2 Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất (POQ) Mô hình mới này sẽ được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một 8 cách liên tục, hàng được tích lũy dần trong một thời kỳ sau khi đơn đặt hàng được ký kết Mô hình mới này cũng được áp dụng khi những sản phẩm vừa được sản xuất vừa bán ra một cách đồng thời Trong những trường hợp như thế này chúng ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất và cung ứng Trong mô hình này các giả thuyết khác giống như mô hình EOQ, điếm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến làm nhiều chuyến Nếu ta gọi: Q - Là sản lượng của đơn hàng H - Chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị tồn kho mỗi năm P - Mức độ sản xuất (cũng là mức độ cung ứng hàng ngày) d - Nhu cầu sử dụng hàng ngày t - Độ dài của thời kỳ sản xuất để tạo đủ số lượng cho đơn hàng (thời gian cung cấp đủ số lượng đơn hàng) Q* - sản lượng tối ưu Ta có các công thức: Sản lượng tối ưu: Mô hình POQ có dạng như sau: Hình 5: Mô hình POQ Mô hình POQ hữu dụng cho việc xác định kích thước đơn hàng nếu một vật liệu 9 được sản xuất ở một giai đoạn của quy trình sản xuất, tồn trữ trong kho và sau đó gửi qua giai đoạn khác trong sản xuất hay vận chuyển đến khách hàng Mô hình này cho ta thấy các đơn hàng được sản xuất ở mức đồng nhất (p) trong giai đoạn đầu của chu kỳ tồn kho và được dùng ở mức đồng nhất (d) suốt chu kỳ Mức gia tăng tồn kho là (p - d) trong sản xuất và không bao giờ đạt mức Q như trong mô hình EOQ Tuy nhiên, trong POQ, hàng được đưa đến nhiều lần và nhu cầu sử dụng hàng ngày phải nhỏ hơn mức cung ứng để tránh hiện tượng thiếu hụt Do đó, nhược điểm của phương pháp này là phức tạp và phải lập kế hoạch liên tục 2.3 Mô hình tồn kho có sản lượng để lại nơi cung ứng Trong mô hình EOQ, ta giả thiết không có dự trữ thiếu hụt trong toàn bộ quá trình dự trữ Trong thực tế, có nhiều trường hợp, trong đó doanh nghiệp có ý định trước về sự thiếu hụt vì nếu duy trì thêm một đơn vị dự trữ thì chi phí thiệt hại còn lớn hơn giá trị thu được Theo quan điểm hiệu quả, cách tốt nhất trong trường hợp này là doanh nghiệp không nên dự trữ thêm hàng Mô hình được xây dựng trên cơ sở giả định rằng tình trạng dự trữ thiếu hụt có chủ định trước và do đó ta xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung úng hàng năm Ngoài ra chúng ta còn có giả định rằng doanh thu không bị suy giảm vì sự dự trữ thiếu hụt này Chúng ta sử dụng các yếu tố và các biến số giống các mô hình trước đây chỉ thêm một biến số chi phí cho 1 đơn vị hàng để lại hàng năm là B Như vậy ta gọi: Q – Sản lượng của một đơn hàng D – Nhu cầu hàng năm S – Chi phí thiết lập đơn hàng B – Chi phí cho 1 đơn hàng để lại nơi cung ứng hàng năm b – Sản lượng còn lại sau khi sản lượng để lại được thực hiện H – Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn hàng hàng năm Ta có sơ đồ mô hình dự trữ thiếu sau : Theo đó, ta có: Hình 6: Mô hình dự trữ thiếu BOQ 10 2.4 Mô hình khấu trừ theo số lượng 2.4.1 Khái niệm Mô hình khấu trừ theo số lượng QDM (Quantity Discount Model) Đây là mô hình dự trữ có tính đến sự thay đổi của giá cả phụ thuộc vào khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng Việc khấu trừ theo số lượng thực chất là giảm giá hàng hóa khi khách hàng mua loại hàng nào đó với một số lượng lớn Ví dụ: nếu mua dưới 10 sản phẩm giá sẽ là 5$/sản phẩm, nếu mua từ mua từ 11-49 sản phẩm sẽ là 4,5$/sản phẩm và mua từ 50 sản phẩm trở lên sẽ được giảm giá chỉ còn 4$/sản phẩm Trường hợp áp dụng: Để tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua cao lên Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp Nhưng lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó, chi phí lưu kho sẽ tăng Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM 2.4.2 Công thức tính: - Tổng chi phí về hàng dự trữ được tính như sau: T]ng chi phí của hàng d_ trữ = Chi phí mua hàng + Chi phí đặt hàng + Chi phí dự trữ - Để xác định được lượng hàng tối ưu trong 1 đơn hàng, ta thực hiện các bước sau: Bư`c 1: Xác định mức sản lượng tối ưu ở từng mức khấu trừ Phí tồn trữ giờ đây là I.P thay cho H bởi vì giá cả của hàng hóa là một biến ố trong tổng chi phí tồn trữ Bư`c 2: Điều chỉnh sản lượng những đơn hàng không đủ điều kiện lên mức sản lượng phù hợp ‚ mỗi mức khấu trừ, nếu lượng hàng đã tính ở bước một thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu để được hưởng giá khấu trừ Ngược lại, nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa Bư`c 3: Tính tổng chi phí theo mức sản lượng đã điều chỉnh Sử dụng công thức tính tổng chi phí nêu trên để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng đã được xác định ở bước 1 và bước 2 Bư`c 4: Chọn Q* có tổng chi phí của hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3 2.5 Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi Mô hình này cũng có những giả định như mô hình EOQ nhưng thay đổi giả định 1 và giả định 5 Giả định của mô hình : - Nhu cầu không xác định một cách chắc chắn 11 - Thời gian đặt hàng biết trước và không thay đổi - Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong một chuyến hàng - Không khấu trừ theo sản lượng - Có khả năng xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho Do đó vấn đề đặt ra đối với mô hình này là làm sao để đáp ứng nhu cầu không chắc chắn (không biết trước) với mức độ đáp ứng nhu cầu có quan hệ có xác suất thiếu hụt sẽ xảy ra như thế nào Ví dụ mức độ đáp ứng nhu cầu là 95% thì xác suất thiếu hụt có thể xảy ra là 5% Để giảm bớt khả năng thiếu hụt này là duy trì lượng tồn kho tăng thêm gọi là lượng tồn kho an toàn, về thực chất tăng thêm lượng tồn kho an toàn là thay đổi điểm đặt hàng lại (Reorder Point – ROP) Trong trường hợp không có tồn kho an toàn thì điểm đặt hàng lại là : Nếu tăng thêm lượng tồn kho an toàn thì điểm đặt hàng lại là + dự trữ an toàn (safe stock) Số lượng dự trữ an toàn nhiều hay ít tùy thuộc vào sự thiệt hại do tình trạng thiếu hàng gây nên và chi phí tồn trữ cho lượng tồn kho tăng thêm này 3 Đo lường đánh giá hiệu quả tồn kho 3.1 Mô hình phân tích biên tế Nhờ vào cách phân tích biên tế nên ta có thể xác định mức tồn trữ tối ưu cho nhiều mô hình tồn kho qua viêc tính toán lãi biên tế và lỗ biên tế Khi tồn kho đạt đến một mức nào đó mà nếu ta thêm vào một đơn vị tồn kho ta sẽ có lãi biên tế mong đợi bằng hoặc vượt quá lỗ biên tế mong đợi Nếu ta gọi lợi nhuận biên tế là MP (Marginal Profit) và thiệt hại biên tế là ML (Marginal Loss), đồng thời ta gọi P là xác suất xuất hiện khi nhu cầu nhỏ hơn cung ứng và (1-P) là xác suất xuất hiện khi nhu cầu nhỏ hơn cung ứng Lợi nhuận biên tế mong đợi được tìm ra bằng cách lấy xác suất P nhân với lợi nhuận biên tế Khoảng tổn thất biên tế được tính tương tự bằng cách lấy xác suất không bán được nhân với tổn thất biên tế Nguyên tắc nêu trên có thể biểu thị dưới dạng biểu thức: Từ đó rút ra điều kiện để tăng thêm hàng: Ta có thể dùng hệ thức này để giải trực tiếp bài toán tồn kho Cách phân tích này đặc biệt được dùng khi ra quyết định về tồn kho một lần mà không thể đặt hàng lại cũng như đặt bổ sung 3.2 Chỉ tiêu xác định hiệu quả tồn kho Trong hoạt động quản trị tồn kho các nhà quản trị thường dùng những chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị tồn kho 12 3.2.1 Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng  Tỷ lệ (%) các đơn hàng khả thi  Tỷ lệ (%) các đơn vị hàng khả thi 3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho  Trị giá hàng tồn kho dùng cho hoạt động sản xuất điều hành  Trị giá của lượng dự trữ an toàn = Trị giá của hàng tồn kho – Trị giá của hàng tồn kho dùng cho hoạt động sản xuất điều hành  Tỷ lệ (%) giá trị tài sản dùng cho tồn kho Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định tỉ trọng của giá trị hàng tồn kho trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho Doanh nghiệp cũng cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ kinh doanh để theo dõi, đánh giá sự biến động của mức độ đầu tư vào hàng tồn kho Từ chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể lập và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục hàng tồn kho (hàng lưu trong kho, hàng gửi đi bán, hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho) giữa các kỳ để tìm hiểu sự biến động của từng khoản mục chi tiết này sau khi đã loại trừ ảnh hưởng từ giá cả 3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho  Chi phí hành năm cho đặt hàng Chi phí cho mỗi đơn hàng  Chi phí thực hiện tồn kho = Tổng chi phí hàng năm cho đặt hàng  Số vòng quay của hàng tồn kho  Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu  Mức độ chính xác của báo cáo Chỉ tiêu này được sử dụng trong các doanh nghiệp có lập báo cáo liên quan đến tồn kho nhằm đánh giá khả năng của người chịu trách nhiệm lập, đồng thời đánh giá mức độ cung cấp thông tin trong doanh nghiệp để lập cáo cáo Nếu thông tin được cung cấp không đầy đủ hoặc độ chính xác thấp, chất lượng các báo cáo được lập ra sẽ kèm Hệ quả là nhà quản trị khó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho hoạt động của doanh nghiệp 4 Liên hệ doanh nghiệp Một trong những doanh nghiệp thành công trong việc quản trị hàng tồn kho ở Việt Nam là công ty cổ phần sữa Vinamilk với mô hình: EOQ 4.1 Cách quản lí Hệ thống nhà phân phối sẽ cài đặt hệ thống Solomon để kiểm kê sản phẩm đã hoàn thành, hệ thống này sẽ tự động tính toán số lượng hàng hóa trong kho Nếu nó giảm xuống dưới mức an toàn, một lệnh mua hàng (Purchasing Order) sẽ được cấp cho dịch vụ và khách hàng Đồng thời, tại các hệ thống siêu thị sẽ có rất nhiều giám sát bán hàng và PGs và những người này cũng sẽ đặt hàng dựa trên tình hình bán hàng hàng ngày của 13 siêu thị bằng cách gửi trung tâm thương mại đến bộ phận CSKH Đặt mã, phân loại, tổ chức và sắp xếp hàng tồn kho trong kho cũng như quản lý hàng tồn kho trên hệ thống ERP Vinamilk có thể xử lý thông tin hàng tồn kho một cách đơn giản với hệ thống ERP bao gồm mã hàng tồn kho, sắp xếp hàng tồn kho, nhập và xuất thông tin hàng tồn kho và báo cáo sản phẩm Đặt mã và phân loại hàng tồn kho Nguyên vật liệu và thành phẩm của Vinamilk khá đa dạng về tiêu chuẩn, quy cách, kích thước… Nền tảng thuận tiện cho việc chuyển đổi dự trữ, ghi chép, theo dõi, tốc độ phân giải nhanh Khi xuất kho, hãng sẽ tiến hành nhận tên của chúng dưới dạng ký hiệu bao gồm chữ và số Vinamilk sẽ không sử dụng hóa chất cho nguyên liệu, thay vào đó là ghi tên chất để tránh khó nhớ và sai sót trong quá trình sản xuất do mã gây ra Thông thường, nhãn sẽ dành cho hàng tồn kho thành phẩm và nhãn sản phẩm gồm 6 ký tự: hai ký tự đầu là nhóm sản phẩm, hai ký tự tiếp theo thể hiện mã mặt hàng của từng nhóm hàng và hai ký tự cuối thể hiện mặt hàng mã của từng nhóm hàng hóa 4.2 Cách sắp xếp các loại hàng tồn kho 4.2.1 Về nguyên liệu Sữa tươi nguyên liệu, sữa bột nhập khẩu 3 và gia vị là nguyên liệu chính được sử dụng tại Vinamilk Phần lớn các nguyên liệu thô còn lại sẽ được bảo quản trong môi trường mát mẻ, nhiệt độ bình thường và công ty sẽ tuân thủ khái niệm FIFO (Nhập trước, xuất trước) để đảm bảo chất lượng nguồn của họ Với nhiều loại nguyên vật liệu, nguyên vật liệu nào được nhập kho trước sẽ được tận dụng trong quá trình sản xuất trước Tùy thuộc vào hình thức của kho vật liệu, vật liệu được để trên các kệ khổng lồ cao từ 4-6 tầng Những vật có trọng lượng lớn sẽ được đặt ở dưới cùng, trong khi vật liệu có trọng lượng thấp hơn sẽ được đặt ở trên Số kệ, số ô, tên và mã nguyên vật liệu, các đơn hàng này được lưu trong hệ thống sơ đồ quản lý kho trên từng ô kệ Do đó, trong khi tìm kiếm nguyên liệu tồn hoặc hết hàng, chúng ta nhập tên sản phẩm hoặc mã hàng vào hệ thống, hệ thống sẽ hiển thị vị trí của nguyên liệu đó Hệ thống này giúp nhân viên quản lí hàng tồn kho tiết kiệm rất nhiều thời gian, thiết lập và loại bỏ các bộ phận thừa 4.2.2 Đối với thành phẩm Ngoài việc phân loại theo hàng, kệ, theo thứ tự rà soát như kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm này được chia thành 4 vùng chính để bảo quản: sữa tiệt trùng, sữa chua , nếu lượng hàng tồn kho vượt quá khả năng lưu trữ của kho và phải thuê kho bên ngoài, Vinamilk sẽ ưu tiên kho riêng để hàng thành phẩm và kho thuê để nguyên vật liệu 4.3 3 Cách quản lý hàng tồn kho theo mô hình ERP Trên hệ thống ERP sẽ có một vị trí tương ứng là bao nhiêu truyền, bao nhiêu sản phẩm, bao nhiêu kệ, thứ tự các kệ cho từng mã hàng và vị trí thực tế trong nhà kho Để phân tích rõ hơn, chúng ta giả định những dữ liệu sau:  Về mục tiêu Mục tiêu 2021 2022 Số lượng sản phẩm yêu cầu mỗi năm 346.750 365.000 14 Số lượng sản phẩm yêu cầu mỗi ngày 950 1000  Về chi phí 2021 2022 Chi phí - Chi phí điện thoại, thư giao dịch 500.000 500.000 - Chi phí vận chuyển 171.000.000 179.000.000 - Chi phí giao nhận và kiểm tra hàng hoá 200.000.000 280.000.000 - Chi phí bảo trì 82.540 75.500 Dựa trên C, P, D (Giả định) đã tính toán ở trên để tính toán mức tồn kho tối ưu (EOQ*), tổng chi phí hàng tồn kho tối thiểu (TCmin), Khoảng thời gian tồn kho tối ưu (T*), điểm sắp xếp lại của công ty (R) và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*) Biết rằng giả sử thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng (L) trong cả hai quý là 7 ngày làm việc Chỉ tiêu 2021 2022 Số lượng hàng tồn kho tối ưu (EOQ*) 55.869 (tấn) 66.655 (tấn) Tổng chi phí hàng tồn kho tối thiểu (TCmin) 4.611.422.073 5.032.429.085 (VND) (VND) Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*) 60 (ngày) 70 (ngày) Điểm đặt hàng lại 6650 (sp) 7000 (sp) Số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*) 6 lần 5 lần 15 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 1 Kết luận chung: Hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất (thường chiếm tới 40%) trong tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp Do đó, việc điều khiển, kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề rất cần thiết Bản thân tồn kho luôn có hai mặt trái ngược nhau, với quan điểm của nhà sản xuất người ta luôn tìm cách giảm phí tồn bằng cách giảm lượng tồn kho, còn với quan điểm của người tiêu thụ thì sẽ luôn muốn có nhiều hàng dự trữ để không có sự thiếu hụt Vì vậy, điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần làm là tìm cách xác định một mức độ cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng tồn kho phục vụ sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời đúng lúc với chi phí tối thiểu 2 Kết luận về Vinamilk 2.1 Thành tựu Thứ nhất, hoạt động quản trị hàng tồn kho của Vinamilk quản trị hàng tồn kho của Vinamilk có sự phối hợp chặt chẽ và linh động của các phòng ban.Các phòng ban có liên quan đến hoạt động quản trị hàng tồn kho như phòng kế hoạch sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận mua hàng, bộ phận kho bãi và bộ phận điều phối có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với nhau trong các quy trình xuất nhập hàng tồn kho cũng như có khả năng ứng biến linh động trong giải quyết sự cố Thứ hai, hoạt động quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk có sự tính toán phù hợp Hoạt động quản trị hàng tồn kho của Vinamilk nhìn chung phù hợp với những biến đổi của các yếu tố bên ngoài nhự môi trường kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và phù hợp với những yếu tố bên trong doanh nghiệp như về quy mô hoạt động, nguồn vốn, điều kiện dự trữ của doanh nghiệp, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, hệ thống chu kỳ vận chuyển và các đặc điểm tính chất thương phẩm của hàng hóa Thứ ba, việc quản trị hàng tồn kho sử dụng linh hoạt kết hợp giữa mô hình đặt hàng tối ưu EOQ và những kinh nghiệm của nhân viên Cụ thể, đối với mật hàng tồn kho nguyên vật liệu, áp dụng mô hình EOQ có điều chỉnh theo các yếu tố ảnh hưởng khác như môi trường kinh doanh, chi phí đặt hàng đế tối ưu chi phí và thời gian Đối với hàng tồn kho thành phẩm có sự linh động giải quyết khi hàng trong kho không đủ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu cầu các đối tác tạo nên sự công bằng giữa các đối tác với nhau Thứ tư, công tắc mã hóa, lưu trữ và vận chuyển hàng tồn kho nguyên liệu và thành phẩm hiệu quả Những công lác về lưu trữ, mã hóa và vận tải hàng tồn kho giúp Vinamilk thuận tiện trong việc soạn hàng hóa để giao cho khách hàng cũng như hạn chế những sai sót trong kiểm tra hàng hóa Bên cạnh đó, việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa phù hợp với đặc điểm tính chất hàng hóa nên có thể bảo đảm được chất lượng của sản phẩm khi giao đến tay khách hàng Thứ năm, công tác quản trị hàng tồn kho sử dụng phần mềm công nghệ ERP Nhờ vào phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP, việc quản trị hàng tồn kho của Vinamilk có độ chính xác cao và diễn ra một cách nhanh chóng Bên cạnh đó, việc đưa hệ thống ERP vào sử dụng cũng sẽ hỗ trợ việc liên lạc thông tin giữa các nhà máy, trung tâm phân phối và đối tác với nhau dễ dàng hơn tạo lợi thế giải quyết trong những trường hợp 16

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w