GIỚI THIỆU VỀ ODOO
Odoo là một trong những phần mềm ERP tiêu biểu và nổi bật với tính năng mã nguồn mở, cho phép tùy chỉnh và phát triển không giới hạn Được thành lập bởi Fabien Pinckaers vào năm 2005, Odoo cung cấp một loạt ứng dụng và mô-đun như CRM, quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý mua hàng, kế toán tài chính, và quản lý nhân sự Tất cả các mô-đun này tạo thành một giải pháp toàn diện cho hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
Odoo là phần mềm tích hợp với kiến trúc tổng thể, sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung và đồng bộ, giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động một cách liền mạch và hiệu quả.
Odoo cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động như sản xuất, hành chính nhân sự, kế toán và quản lý kho trên một nền tảng duy nhất Các mô-đun có thể được triển khai linh hoạt theo nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tính tích hợp và đồng bộ dữ liệu.
Odoo cung cấp các tính năng bảo mật tiên tiến cho công nghệ kinh doanh và phát triển phần mềm trên toàn cầu Hệ thống ERP của Odoo hiện đang được hơn 4.000.000 người dùng ưa chuộng nhờ vào giao diện thân thiện và dễ sử dụng, cùng với tầm nhìn rộng lớn.
TỔNG QUAN QUẢN LÝ TỒN KHO TRONG ODOO
Giới thiệu về quản lý tồn kho trong Odoo
Odoo là ứng dụng quan trọng cho doanh nghiệp trong việc quản lý hàng tồn kho, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại, bán sỉ, sản xuất và logistics Mỗi doanh nghiệp có mức độ phụ thuộc khác nhau vào Odoo, nhưng sự ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả hoạt động là rất lớn.
Các doanh nghiệp như nhà bán lẻ và nhà sản xuất được hưởng lợi từ các tính năng kiểm kê thông minh, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và quản lý nhiều kho hiệu quả Trong khi đó, các doanh nghiệp phân phối và thương mại lại ưu tiên giao diện thân thiện với người dùng, đồng thời yêu cầu các tính năng tối ưu cho báo cáo và phân tích tùy chỉnh.
Odoo Inventory là hệ thống quản lý hàng tồn kho nhập kép độc đáo của Odoo ERP, cho phép truy xuất nguồn gốc hàng hóa và nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến khách hàng Phần mềm này tự động ghi nhận mỗi lần di chuyển hàng tồn kho, giúp đầu vào kho được trừ tự động từ vị trí của nhà cung cấp và đầu ra được thêm vào kho của doanh nghiệp mà không cần điều chỉnh thủ công Các giao dịch chuyển tự động này không chỉ giúp người dùng lên lịch giao dịch mà còn tự động hóa quy trình ghi sổ kế toán Hơn nữa, khả năng tích hợp liền mạch với các ứng dụng Odoo khác đảm bảo quy trình quản lý hàng tồn kho giữa các bộ phận diễn ra thuận lợi.
Lợi ích của quản lý tồn kho trong Odoo
❑ Nâng cao hiệu suất làm việc
Odoo giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian và công sức trong vận hành bằng cách tự động hóa các công việc hàng ngày Việc sử dụng mô-đun quản lý tồn kho trong Odoo không chỉ nâng cao hiệu suất mà còn cải thiện độ chính xác của sản phẩm đầu ra.
Việc ứng dụng phần mềm quản lý tồn kho Odoo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất và vận hành bằng cách tăng chất lượng sản phẩm và hiệu suất làm việc Trước đây, doanh nghiệp phải chi một khoản lớn cho lương nhân công do thực hiện công việc thủ công, nhưng giờ đây, Odoo tự động hóa các hoạt động, giảm đáng kể chi phí vận hành Hơn nữa, doanh nghiệp còn tiết kiệm nhờ giảm thiểu sản phẩm hư hỏng, thất lạc và tăng độ chính xác trong quản lý hàng hóa.
❑ Cung cấp số liệu và báo cáo chính xác
Mô-đun Tồn kho của Odoo giúp ghi nhận dữ liệu chính xác về nguyên liệu, vật tư, hàng tồn kho, đơn đặt hàng, thông tin khách hàng và nhà cung cấp Ngoài ra, Odoo cho phép doanh nghiệp tạo, phân loại và lưu trữ báo cáo doanh thu và hàng tồn kho, từ đó giúp theo dõi hiệu suất kinh doanh và xây dựng kế hoạch, chiến lược tương lai một cách dễ dàng hơn.
❑ Quản lý hàng tồn kho.
Dữ liệu được cập nhật liên tục và chính xác giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ tình hình tồn kho, từ đó triển khai nhanh chóng các kế hoạch và chương trình thanh lý Việc để sản phẩm tồn kho quá lâu có thể dẫn đến tình trạng hết hạn hoặc hư hỏng trước khi được kiểm kê, khiến doanh nghiệp không thể thu hồi vốn và gia tăng chi phí hao hụt.
Odoo Inventory giúp doanh nghiệp duy trì nguồn hàng ổn định, đảm bảo không bao giờ thiếu sản phẩm Hệ thống này tự động quản lý việc dự trữ, đồng thời tối ưu hóa tình trạng hàng tồn kho, ngăn ngừa tình trạng dư thừa hàng hóa.
Khi hàng tồn kho của một sản phẩm đạt đến mức tối thiểu, nhân viên sẽ nhận được thông báo Từ đó, chúng ta có thể thực hiện ba hành động cần thiết để quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
– Đặt nền tảng để thực hiện mua sắm tự động
– Dropship từ kho khác nếu doanh nghiệp có nhiều kho
– Đặt hàng để sản xuất sản phẩm
Khi tùy chọn tích hợp mã vạch được kích hoạt trong menu cài đặt, người dùng có khả năng quét sản phẩm bằng máy quét mã vạch Tính linh hoạt của việc tích hợp mã vạch trong Hàng tồn kho Odoo thể hiện qua hai hình thức khác nhau.
– Đầu tiên người dùng có thể tạo các mã vạch khác nhau cho các sản phẩm khác nhau dựa trên danh pháp có sẵn trên nền tảng.
– Odoo cho phép in hình ảnh đơn giản của mã vạch tạo trên bao bì sản phẩm.
Hàng tồn kho trong Odoo giúp quản lý nguồn gốc sản phẩm một cách hiệu quả Bằng cách gán số seri và số lô cho từng sản phẩm ngay từ đơn đặt hàng của nhà cung cấp, người dùng có thể theo dõi và kiểm soát hàng hóa một cách dễ dàng.
❑ Tuyến đường hoạt động của sản phẩm
Hàng tồn kho Odoo cho phép người dùng tạo các lộ trình di chuyển sản phẩm.
Lộ trình này có thể xoay quang việc mua, bán và sản xuất.
❑ Kiểm soát nhiều kho hàng
Một công ty với nhiều kho hàng toàn cầu có thể quản lý hiệu quả thông qua Odoo, cho phép theo dõi hàng tồn kho trên một nền tảng duy nhất mà không gặp trục trặc Mọi chuyển động và chuyển đổi của sản phẩm đều được giám sát từ đầu đến cuối.
Những thao tác cơ bản để bắt đầu sử dụng mô-đun Tồn kho
Sau khi thiết lập module Kho vận trong Odoo, bước đầu tiên là tạo sản phẩm Để tạo một sản phẩm tồn kho, bạn cần thực hiện các thao tác sau: Truy cập vào mục Sản phẩm và chọn Sản phẩm.
Bước 2: Màn hình sẽ hiện ra nhiều lựa chọn để bạn điền thông tin cho sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, hình ảnh, danh mục, giá bán và giá vốn.
Bước 3: Bấm “Tạo” để sản phẩm được lưu vào tồn kho trong Odoo.
Nơi để lưu trữ hàng hóa trong Odoo là Kho hàng Các thao tác để tạo được một kho hàng như sau:
Bước 1: Đi đến mục Cấu hình ➔ Kho hàng.
Bước 2: Màn hình sẽ hiện ra nhiều tùy chọn để bạn điền thông tin cho Kho hàng mới, bao gồm Tên kho hàng, Tên viết tắt, Địa chỉ, Loại lô hàng nhận, Loại lô hàng xuất, và Tuyến tái cung ứng.
Bước 3: Bấm Tạo để lưu Kho hàng vào database.
Hình 2.2 Tạo một Kho hàng mới trong Tồn kho Odoo
III.3 Tạo địa điểm lưu trữ trong kho hàng Địa điểm trong Tồn kho Odoo là một nơi cụ thể trong một Kho hàng chẳng hạn như: tầng, kệ, Một kho có thể có nhiều địa điểm Các bước để tạo Địa điểm như sau:
Bước 1: Đi đến mục Cấu hình ➔ Địa điểm.
Bước 2: Màn hình sẽ hiện ra nhiều tùy chọn để bạn điền thông tin cho Địa điểm cần tạo, bao gồm Tên địa điểm, địa điểm cha và kiểu địa điểm.
Bước 3: Nhấn “Tạo” để lưu địa điểm vào database.
Hình 2.3 Tạo một Địa điểm mới trong Tồn kho Odoo
III.4 Quy tắc sắp xếp
Sử dụng Quy tắc sắp xếp trong Tồn kho Odoo giúp tránh tình trạng sản phẩm bị lưu trữ sai chỗ, đảm bảo sản phẩm được đặt ở vị trí tối ưu khi nhận vào kho Quy tắc sắp xếp là quá trình xác định vị trí cho sản phẩm trước khi chúng được đưa vào kho Để thiết lập quy tắc sắp xếp, cần thực hiện các bước cụ thể sau đây.
Bước 1: Đi đến mục Cấu hình ➔ Quy tắc sắp xếp
Bước 2: Màn hình hiển thị nhiều tùy chọn để điền thông tin về địa điểm lưu trữ của sản phẩm, bao gồm kho hàng nơi sản phẩm sẽ được lưu trữ (khi hàng tới), thông tin về sản phẩm, và địa điểm cụ thể trong kho.
Bước 3: Nhấn nút “Lưu” để lưu lại quy tắc vừa tạo.
Hình 2.4 Tạo một quy tắc sắp xếp
CÁC TÍNH NĂNG NỔI BẬT CỦA QUẢN LÝ TỒN KHO TRONG ODOO
Thiết lập quy tắc tái cung ứng
I.1 Quy tắc mức tồn kho tối thiểu (minimum stock rule)
Việc thiết lập quy tắc tái cung ứng sẽ được thực hiện dựa trên quy tắc mức tồn kho tối thiểu.
Số lượng tồn kho tối thiểu là mức tồn kho an toàn cần thiết cho mỗi mặt hàng trong kho, giúp đảm bảo khả năng cung ứng trong các trường hợp phát sinh Việc xác định mức tồn kho tối thiểu không chỉ đảm bảo tính sẵn có của sản phẩm mà còn giảm thiểu nguy cơ hết hàng, đặc biệt đối với những sản phẩm có nhu cầu cao hoặc các mặt hàng cồng kềnh cần nhiều không gian lưu trữ.
– Số lượng tồn kho tối đa (maximum quantity) là số lượng tối đa của một sản phẩm mà kho hàng trữ.
Quy tắc mức tồn kho tối thiểu là phương pháp tự động bổ sung hàng hóa khi số lượng trong kho giảm xuống dưới ngưỡng đã được xác định Số lượng hàng hóa được bổ sung sẽ dựa trên mức tồn kho tối đa, giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn duy trì đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu.
Khi sản phẩm laptop có mức tồn kho tối thiểu là 10 và tối đa là 20, nếu bán ra 4 cái trong khi kho còn 12 cái, Odoo sẽ tự động đặt hàng 12 cái laptop Dell mới từ nhà cung cấp để duy trì mức tồn kho theo quy định.
Bước 1: Thiết lập sản phẩm
Khi tạo sản phẩm, cần lưu ý thực hiện các điều sau đây:
– Trong thẻ Thông tin chung, chọn Loại sản phẩm là “Sản phẩm lưu kho”.
Hình 3.1 Chọn loại sản phẩm là “Sản phẩm lưu kho”
– Trong thẻ Kho vận, chỉ chọn ô “Mua”.
Hình 3.2 Chọn ô “Mua” trong thẻ Kho vận
– Trong thẻ Mua hàng, chọn hoặc tạo nhà cung cấp cho sản phẩm.
Hình 3.3 Chọn hoặc tạo nhà cung cấp
Bước 2: Thiết lập quy tắc tái cung ứng cho sản phẩm
– Nhấp vào tab “Quy tắc tái cung ứng” Tab này chỉ được hiển thị khi ở bước 1 đã chọn loại sản phẩm là “Sản phẩm lưu kho”.
Hình 3.4 Chọn tab “Quy tắc tái cung ứng”
– Bấm “Tạo” để tạo quy tắc tái cung ứng
Hình 3.5 Tạo quy tắc tái cung ứng
– Điền số lượng tối thiểu và tối đa của sản phẩm Sau đó bấm “Lưu”
Hình 3.6 Thiết lập số lượng tồn kho tối thiểu và tối đa
Bước 3: Kích hoạt quy tắc tái cung ứng cho sản phẩm
– Sau khi đã thiết lập được quy tắc tái cung ứng, để kích hoạt quy tắc thì chọn “Đặt hàng một lần”.
Hình 3.7 Kích hoạt quy tắc tái cung ứng
Hiện tại, số lượng Laptop trong kho đã xuống đến 0, thấp hơn mức tối thiểu là 5 Khi kích hoạt, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo rằng đơn hàng bổ sung đã được tạo.
Để nhận hàng, bước quan trọng là xác nhận đơn hàng bổ sung được tạo tự động Bạn cần truy cập vào mô-đun Mua hàng, nơi hệ thống sẽ hiển thị trang “Yêu cầu báo giá”, và các đơn hàng bổ sung sẽ được liệt kê trên trang này.
– Bấm chọn vào đơn cần xác nhận.
Hình 3.8 Xem yêu cầu báo giá
Sau khi bấm vào đơn, chúng ta cũng thấy số lượng được đặt trong đơn hàng là
10 Vì thực tế kho đang có 0 cái laptop, mà số lượng tồn kho tối đa là 10 cái, do đó khi hệ thống đặt hàng sẽ đặt một số lượng hàng sao cho số lượng hàng thực tế sẽ bằng số lượng tồn kho tối đa được thiết lập.
– Bấm “Xác nhận đơn hàng” Sau đó, đơn hàng sẽ được gửi thông tin tới nhà cung cấp để chuẩn bị hàng và giao hàng.
Hình 3.9 Xác nhận đơn hàng
Bước 5: Xác nhận nhận hàng
Sau khi đã nhận được hàng từ nhà cung ứng, chúng ta cần xác nhận đã nhận hàng để đơn hàng được hoàn thành.
Trong mô-đun Mua hàng, trang "Yêu cầu báo giá" sẽ hiển thị sẵn, cho phép người dùng chọn đơn hàng cần xác nhận nhận hàng.
– Sau khi đã xác nhận đơn hàng ở bước 4, trang của đơn hàng sẽ hiển thị sẵn tab
“Nhận hàng” như bên dưới Chúng ta nhấp chọn vào tab “Nhận hàng”.
Hình 3.10 Chọn tab “Nhận hàng”
– Sau khi bấm “Nhận hàng”, trang dưới đây sẽ hiển thị.
Hình 3.11 Xác nhận nhận hàng
❑ Trong trường hợp đã nhận đủ hàng:
– Bấm “Xác nhận” để xác nhận đã nhận hàng
Hình 3.12 Xác nhận đã nhận đủ hàng
– Vì đã nhận đủ số lượng nên bấm “Áp dụng” để đơn hàng chuyển tới trạng thái
Hình 3.13 Bấm “Áp dụng” để hoàn thành đơn hàng
Sau khi xác nhận giao hàng thành công, chúng ta cần kiểm tra số lượng sản phẩm thực tế Để thực hiện điều này, hãy truy cập vào mô-đun Kho vận, chọn mục “Sản phẩm” Tại đây, chúng ta sẽ thấy rằng trong kho hiện có 10 chiếc laptop, số lượng thực tế này đã khớp với số lượng tồn kho tối đa đã được thiết lập.
Hình 3.14 Số lượng sản phẩm thực tế có trong kho
❑ Trong trường hợp chưa nhận đủ hàng:
– Nhập số lượng đã nhận vào và bấm “Xác nhận”.
Hình 3.15 Nhập số lượng đã nhận và xác nhận
Sau khi bấm “Xác nhận”, hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn “Tạo phần dở dang” để tự động tách thêm một lần giao hàng riêng, giúp dễ theo dõi phần còn lại hay không Nên chọn “Tạo phần dở dang” để quản lý đơn hàng hiệu quả hơn và tránh tình trạng lệch kho.
Hình 3.16 Tạo phần dở dang
Sau khi hoàn thành việc "Tạo phần dở dang", cần thực hiện thêm một lần giao hàng để bổ sung số lượng hàng còn thiếu Lúc này, mục "Nhận hàng" sẽ hiển thị số 2, cho thấy đã có 2 lần điều chuyển hàng.
Hình 3.17 Vào tab “Nhận hàng”
– Nếu bấm vào “Nhận hàng” sẽ hiện ra trang bao gồm 2 lần điều chuyển hàng của đơn hàng này Lần đầu đã trong trạng thái “Hoàn thành”.
Hình 3.18 Xác nhận nhận đủ cho phần dở dang
Để xác nhận nhận hàng cho lần điều chuyển thứ 2, nếu đã nhận đủ hàng, chỉ cần nhấn “Xác nhận” và chọn “Áp dụng” như lần đầu tiên Sau đó, trạng thái sẽ chuyển thành “Hoàn thành” và kho sẽ có đủ số lượng hàng hóa theo đơn đặt.
Quản lý các bộ phận thành phần của một bộ sản phẩm
II.1 Tính toán tồn kho bộ sản phẩm theo các bộ phận thành phần
– Bán một bộ sản phẩm nhưng lượng hàng tồn kho sẽ được trừ trực tiếp vào các thành phần làm nên bộ sản phẩm đó.
Doanh nghiệp kinh doanh nội thất có thể bán bộ bàn ghế ăn gồm 1 cái bàn và 4 cái ghế Khi khách hàng mua một bộ bàn ăn, Odoo sẽ tự động trừ số lượng tồn kho, cụ thể là 1 cái bàn và 4 cái ghế.
II.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Tạo bộ sản phẩm
Khi tạo bộ sản phẩm, cần lưu ý thực hiện các điều sau đây:
– Loại sản phẩm là “Sản phẩm lưu kho”.
– Không check ô “Có thể mua được”.
Hình 3.19 Chọn loại sản phẩm “Sản phẩm tồn kho” và không check “Có thể mua được”
– Trong thẻ Kho vận, chỉ chọn tuyến cung ứng là “Sản xuất”.
Hình 3.20 Chọn tuyến cung ứng là “Sản xuất”
❑ Để Odoo hiển thị tuyến cung ứng “Sản xuất”, cần phải:
– Cài đặt mô-đun Sản xuất: Ở menu chính, chọn vào mô-đun Ứng dụng, sau đó tìm kiếm mô-đun Sản xuất và chọn “Cài đặt”.
Hình 3.21 Vào mô-đun Ứng dụng
Hình 3.22 Tìm kiếm và cài đặt mô-đun Sản xuất
– Thiết lập trong mô-đun Sản xuất: Vào mô-đun Sản xuất, sau đó chọn “Cấu hình” và chọn “Thiết lập”.
– Ở trang thiết lập mô-đun Sản xuất, tick vào ô “Mở khoá đơn sản xuất”.
Hình 3.23 Mở khoá đơn sản xuất
Bước 2: Tạo các thành phần của bộ sản phẩm
Khi tạo các thành phần của bộ sản phẩm, cần lưu ý thực hiện các điều sau đây: – Không check ô “Có thể bán được”
Hình 3.24 Không check ô “Có thể bán được”
– Thiết lập quy tắc tái cung ứng cho từng thành phần theo các bước như phần trên
Hình 3.25 Thiết lập quy tắc tái cung ứng cho từng thành phần
Bước 3: Thêm các thành phần vào bộ sản phẩm
– Vào mục Sản phẩm, chọn vào bộ sản phẩm chính là “Bộ bàn ăn”.
Hình 3.26 Chọn vào bộ sản phẩm chính
Sau khi truy cập vào trang chi tiết của bộ bàn ăn, hãy chọn tab “Định mức nguyên liệu” Lưu ý rằng tab này chỉ xuất hiện khi bạn đã chọn tuyến cung ứng là “Sản xuất” ở bước 1.
Hình 3.27 Vào tab “Định mức nguyên liệu”
Chọn "Bộ" và thêm các thành phần theo hướng dẫn Điền số lượng cần thiết cho từng thành phần trong bộ sản phẩm, sau đó nhấn "Lưu".
Hình 3.28 Thêm các thành phần của bộ sản phẩm và điền số lượng
Một bộ bàn ăn bao gồm 1 cái bàn và 4 cái ghế đã được thiết lập, do đó khi bán một bộ bàn ăn, kho sẽ tự động trừ đi 1 cái bàn và 4 cái ghế Quy tắc tái cung ứng đã được thiết lập cho từng thành phần của bộ sản phẩm.
Khi số lượng thực tế của các bộ phận thành phần giảm xuống dưới mức tồn kho tối thiểu, Odoo sẽ tự động đặt hàng bổ sung cho các thành phần này.
Thiết lập phương pháp định giá tồn kho cho sản phẩm
III.1 Các phương pháp định giá tồn kho cho sản phẩm
III.1.1 Giá chuẩn (standard prize)
Giá chuẩn là mức giá đã được thống nhất và thiết lập trước cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, dựa trên các yếu tố như giá lịch sử, chi phí thay thế và phân tích vị trí cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường.
• Ví dụ: Ban đầu doanh nghiệp nhập hàng 1 laptop Dell giá 1000$ và chọn
1000$ là giá chuẩn Sau đó doanh nghiệp tiếp tục nhập 1 laptop dell giá
Giá chuẩn cho laptop Dell được xác định là 1000$, bất chấp sự biến động của thị trường Khi giá laptop tăng hoặc giảm, mức giá 1000$ vẫn được giữ làm mốc tham chiếu.
Phương pháp định giá tiêu chuẩn thích hợp cho các công ty không duy trì hàng tồn kho, tức là chỉ đặt hàng khi có yêu cầu từ khách hàng Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro, vì giá thành sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hàng tồn kho của công ty.
III.1.2 Chi phí bình quân (average costing)
– Chi phí bình quân biểu thị mức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng
Chi phí trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng Phương pháp này giúp bạn phân biệt giá bán sản phẩm, đồng thời cập nhật chi phí mỗi lần mua sản phẩm dựa trên lượng hàng tồn kho và giá trị hàng hóa đã mua.
• Ví dụ: Ban đầu doanh nghiệp mua 10 cái Điện thoại giá 8000 Sau đó doanh nghiệp mua thêm 10 cái giá 9000 Vậy chi phí bình quân của điện thoại sẽ bằng:
8500=(8000+9000)*10/20 ( 10 cái cũ + 10 cái mua thêm)
III.1.3 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO method)
Theo phương pháp FIFO, chi phí hàng tồn kho được ghi nhận và xuất kho theo thứ tự mua vào, dẫn đến việc giảm giá trị tiền của tổng hàng tồn kho khi hàng thành phẩm được bán ra và không còn thuộc quyền sở hữu của công ty Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho có thể được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp FIFO là một trong những lựa chọn phổ biến.
Trong phương pháp FIFO, nếu 100 mặt hàng được mua với giá $10 và sau đó 100 mặt hàng khác với giá $15, thì chi phí của mặt hàng đầu tiên được bán sẽ là $10 Khi 100 mặt hàng đầu tiên được bán, chi phí của mặt hàng tiếp theo sẽ được xác định là $15, bất kể có mua thêm hàng tồn kho nào.
III.2 Các bước thiết lập
Bước 2: Đặt danh mục cho sản phẩm.
Hình 3.30 Đặt danh mục cho sản phẩm
Bước 3: Chọn phương pháp định giá tồn kho cho sản phẩm.
Hình 3.31 Chọn phương pháp định giá tồn kho cho sản phẩm
Hình 3.32 Chọn phương pháp giá tiêu chuẩn
Hình 3 33 Chọn phương pháp giá trung bình
Hình 3.34 Chọn phương pháp nhập trước xuất trước
Điều chỉnh tồn kho hàng hoá
IV.1 Định nghĩa điều chỉnh tồn kho hàng hoá Điều chỉnh tồn kho là một hoạt động kiểm kê hàng hóa theo một lịch định kỳ của phần mềm Kho Odoo Để xem số lượng tồn kho trên phần mềm và thực tế Để tránh việc mất mát, hay dư thừa hàng hóa mà mình không biết do một vài nguyên nhận nào đó Từ đó đưa về số lượng tồn kho đúng.
IV.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Đi đến mục Hoạt động ➔ Kiểm kê kho
Bước 2: Nhấn nút “Tạo” để hiển thị một dòng trống, sau đó nhập các thông tin cần thiết cho sản phẩm cần kiểm tra, bao gồm số lượng, địa điểm kho, tên sản phẩm, đơn vị tính, số lượng hiện có, số lượng thực tế, chênh lệch và ngày dự kiến.
Hình 3.35 Nhập thông tin sản phẩm cần kiểm kê
Bước 3: Bấm nút “Áp dụng” để số lượng sản phẩm tồn kho được thay đổi thành giá trị thực tế hiện có.
Hình 3.36 Giá trị kho thực tế đã được cập nhật