GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ODOO
Giới thiệu phần mềm odoo
Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở (open-source), nghĩa là khả năng tùy chỉnh và phát triển các tính năng của phần mềm này là vô hạn Cụ thể hơn, ngoài các phân hệ hay module cơ bản của Odoo như POS, CRM, quản lý kho, quản lý nhân sự, thì Odoo cho phép bạn hoàn toàn chỉnh sửa hay thêm bớt những tính năng hoặc tạo ra các phân hệ mới mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, Odoo còn cung cấp các tính năng bảo mật cho các cộng đồng về công nghệ kinh doanh và phát triển phần mềm trên toàn thế giới.
Hiện nay, hệ thống ERP này có hơn 7,000,000 người dùng trên toàn thế giới, nhờ ưu thế về tầm nhìn kinh doanh rộng và giao diện người dùng thân thiện.
Phần mềm ERP với kho ứng dụng đa dạng
Nhờ vào việc kho ứng dụng đa dạng được đề cập ở trên, Odoo có tính linh hoạt cao phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp (đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Ban đầu người dùng có thể bắt đầu với những module mặc định để quản lý doanh nghiệp, theo thời gian có thể cài đặt thêm các module theo nhu cầu phát sinh hay kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Odoo cho phép bạn tuỳ chỉnh module hoặc tạo thêm module của riêng bạn để phục vụ từng loại hình doanh nghiệp khác nhau Những gì bạn cần chỉ là một đội ngũ lập trình viên mạnh mẽ để tạo ra hay chỉnh sửa các tính năng theo ý của bạn.
Không nhiều ứng dụng có khả năng tích hợp mạnh mẽ như Odoo Thông thường, các phần mềm ERP thường là close source, tức là mã nguồn đóng Việc này khiến bạn muốn liên kết với các phần mềm của bên thứ ba trở nên khó khăn, đặc biệt khi bạn sử dụng rất nhiều phần mềm để quản lý từng bộ phận khác nhau.
Hoặc, một số phần mềm ERP khác thì cho phép bạn tích hợp một số phần mềm bên thứ ba nhất định chứ không được tích hợp với các phần mềm bạn mong muốn Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng một phần mềm nào đó ở Việt Nam thì các phần mềm quốc tế sẽ không cho phép bạn kết nối. Điều này lại hoàn toàn ngược lại trên Odoo, Odoo cung cấp API miễn phí, cho phép bạn hoàn toàn có thể tích hợp với bất kỳ một phần mềm nào mà không giới hạn Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể tích hợp Odoo để phục vụ các quy trình riêng, làm cấu nối để kết nối và thống kê hoạt động của từng phần mềm riêng biệt của các phòng ban lại với nhau Từ đó, nhân viên hay nhà quản lý đều có thể tăng hiệu suất làm việc và quản lý một cách chặt chẽ hơn.
Giá thành có lẽ là điểm nổi bật của Odoo Odoo phù hợp với mọi loại doanh nghiệp khác nhau từ SME đến những doanh nghiệp lớn Lí do là bởi nếu doanh nghiệp bạn chỉ có nhu cầu sử dụng các module cơ bản thì chi phí thật sự không cao Ngoài ra, Odoo cho phép trả phí theo module tức bạn muốn sử dụng chức năng nào thì trả phí chức năng đó Ví dụ như bạn chỉ muốn Odoo sử dụng để làm POS hay quản lý kho thì bạn chỉ việc mua các module nhỏ lẻ để phục vụ các chức năng chuyên biệt.
Ngoài ra, nếu bạn chỉ sử dụng một chức năng của Odoo thì chi phí bạn phải trả là 0 đồng và sử dụng trọn đời Còn nếu bạn muốn sử dụng thử ít nhất 2 chức năng trở lên thì Odoo cho phép bạn sử dụng thử 15 ngày trên Odoo.com.
Chi phí Odoo bắt đầu tăng là khi bạn muốn sửa đổi hay lập trình thêm các module riêng lẻ theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn Phần chi phí gia tăng này hoàn toàn có thể miễn phí nếu doanh nghiệp bạn có một đội ngũ lập trình Odoo Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra, vậy nên bạn sẽ thường phải liên hệ các đối tác của Odoo như Magenest để có thể sử dụng dịch vụ này.
Một điểm nữa được đánh giá cao trong hệ thống Odoo ERP là một nền tảng thân thiện với người dùng Thiết kế đã được tối giản hóa, các module được sắp xếp đơn giản để người dùng dễ dàng quản lý.
Với một người bắt đầu sử dụng Odoo, không cần tốn quá 2 ngày để có thể thành thạo được ứng dụng này Các chức năng đều được sắp xếp một cách hợp lí và dễ nhìn, dễ hiểu và dễ sử dụng Bất kể là nhân viên hay quản lý doanh nghiệp đều có thể bắt đầu sử dụng ngay lập tức.
Nhược điểm của phần mềm Odoo
1.3.1 Khó khăn trong việc thiết lập Đây có lẽ điểm chung của bất cứ phần mềm ERP mạnh mẽ nào hiện nay Việc thiết lập và lặp đặt Odoo không hề dễ dàng Bạn cần đòi hỏi kĩ năng lập trình để có thể hiểu được Odoo này. Điều này có thể gây cản trở tới doanh nghiệp khi vừa mất thời gian vừa mất công sức và quan trọng nhất tiền bạc cho các nhân sự của doanh nghiệp bạn, chỉ để xử lí vấn đề cài đặt.
1.3.2 Thiếu sự hỗ trợ từ Odoo Điều này có thể dễ hiểu bởi số lượng hơn 4 triệu doanh nghiệp sử dụng trên toàn thế giới, việc nhận được sự hỗ trợ từ Odoo thật sự khó khăn và hiếm có Và nếu bạn có nhận được sự hỗ trợ từ Odoo đi chăng nữa thì chắc cũng sẽ không được hài lòng bởi nhân viên hỗ trợ của họ một ngày phải hỗ trợ hàng trăm người Điều này dẫn tới các vấn đề cửa bạn có thể không được xử lí trọn vẹn hoặc chi tiết.
Hơn nữa, nếu bạn muốn xây dựng một đội ngũ chỉ chuyên hỗ trợ Odoo, thì việc này lại rất đắt đỏ bởi chi phí cho các khoá học của Odoo là rất đắt.
1.3.3 Khó khăn trong việc duy trì hệ thống Đây cũng là một khó khăn nhiều doanh nghiệp mặc phải khi sử dụng Odoo Điển hình là trong quá trình sử dụng bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như chức năng không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của bạn hay doanh nghiệp bạn cần liên kết một số phần mềm bên thứ ba và bạn không biết phải xoay xở như nào để tích hợp hay thêm các tính năng này.
Mặc dù cộng đồng Odoo trên mạng rất nhiều nhưng việc duy trì hệ thống ERP Odoo đòi hỏi kiến thức cao về lập trình phần mềm để xử lí Hơn nữa, những nhân viên lập trình của bạn cũng phải có kiến thức về Odoo cao để xử lí.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK
Sơ lược về công ty Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 1976 Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam
Sở hữu 12 trang trại lớn trên toàn quốc với tổng đàn bò lên đến 130.000 con, sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt 950 – 1000 tấn/ngày
Hiện nay sản phẩm của công ty đã được phân phối rộng rãi đến nhiều châu lục trên thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và Châu Á - Thái Bình Dương.Doanh thu vào năm 2019 của công ty rơi vào khoảng 56300 tỷ đồng.
Những khó khăn của công ty Vinamilk trước khi sử dụng Odoo
2.2.1 Công tác kế toán thủ công:
Ghi chép lặp lại nhiều lần cho một nghiệp vụ kế toán vì phải vào nhiều sổ sách có liên quan nên mất nhiều thời gian.
Khi sai sót mất nhiều thời gian để tìm kiếm và nếu có cũng rất lâu, khó kiểm tra các bước toán và các quy trình.
2.2.2 Tồn kho không kiểm soát được:
Quy trình quản lý hàng hóa đầu vào và đầu ra cũng hoàn toàn thủ công, điều này đã dẫn đến một số hậu quả như lượng hàng tồn kho quá nhiều trong khi sản phẩm đầu ra lại tiêu thụ quá chậm gây ra tốn kém trong cả quá trình sản xuất của Vinamilk, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của
2.2.3 Số lượng khách hàng không hài lòng ngày càng nhiều
Việc các số liệu bán hàng, số liệu hàng tồn trong kho, hàng đang nhập và hàng đang giao cho khách không được tổ chức đồng bộ dễ gây ra những trục trặc cho quá trình kinh doanh.
Ví dụ một khách hàng đặt mua một sản phẩm A tuy nhiên do quản lý thông tin không tốt dẫn đến việc hết hàng mà không biết Từ đó đánh mất cơ hội bán hàng của doanh nghiệp.
2.2.4 Các hóa đơn mua bán, xuất nhập hàng còn được quản lý, thống kê và sắp xếp thủ công
Hiện nay công ty vẫn còn sử dụng cách quản lý các hóa đơn thủ công, khiến cho đôi khi khả năng lưu trữ và quản lý các hóa đơn gặp nhiều rắc rối như số lượng hóa đơn quá nhiều không thể quản lý hết được Hoặc đôi khi sẽ có sai sót gây mất các hóa đơn quan trọng
Giải pháp của công ty khi áp dụng Odoo
2.3.1 Tự động hóa quy trình kế toán:
Triển khai giải pháp Odoo giúp giảm tải công việc của bộ phận kế toán.
Cụ thể mỗi thao tác nghiệp vụ trong quy trình sản xuất kinh doanh đều được ghi nhận bằng giao dịch trên hệ thống Cùng với quy trình nghiệp vụ được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, bước thao tác khác nhau và các nghiệp vụ kế toán cũng được chia thành nhiều cặp bút toán khác nhau.
Giúp cho các bài báo cáo được tạo ra nhanh chóng dễ dàng hơn mà không có chỗ cho sai sót Với việc cho phép truy cập vào các bản báo cáo nhanh chóng giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn, nhanh chóng hơn rất nhiều.
2.3.2 Tối ưu hóa công tác quản lí kho
Sử dụng ERP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian và công sức trong quá trình vận hành bằng cách tự động hóa các công việc hàng ngày vốn trước kia phải làm thủ công.
Việc sử dụng hệ thống quản lý tự động không chỉ hỗ trợ việc tăng hiệu suất hiệu quả mà còn tăng mức độ chính xác của của các sản phẩm đầu ra.
Tăng hiệu suất làm việc đồng nghĩa với việc sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành Thay vì phải thuê và bỏ ra khoản tiền lớn trả lương cho nhân công để làm các công việc một cách thủ công, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý kho để tự động hóa các hoạt động thường nhật, từ đó giảm thiểu chi phí vận hành.
Cung cấp số liệu và báo cáo chính xác
Khi các dữ liệu về nguyên liệu sản xuất, vật tư, hàng tồn kho, đơn đặt hàng và thông tin khách hàng được cập nhật và lưu trữ sẽ được ghi nhận các dữ liệu với độ chính xác cao, ít sai lệch.
Quản lý hàng tồn kho
Với số liệu cập nhật thường xuyên và chính xác, các nhà quản lý có thể dễ dàng biết được các mặt hàng tồn kho từ đó nhanh chóng triển khai các kế hoạch thanh lý.
2.3.3 Quản lí hóa đơn. Áp dụng phần mềm Odoo cho công ty, giúp tự động quản lý và lưu trữ hóa đơn giúp cho công ty dễ dàng thống kê và tìm kiếm khi cần, có thể lưu trữ được một lượng hóa đơn lớn.
MÔ PHỎNG QUY TRÌNH MUA, BÁN HÀNG VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH
Tổng quan về quy trình
Hình 3 1 Quy trình trên Odoo
Khái quát về hệ thống Odoo của Vinamilk
Khi đăng ký và đăng nhập thành công trên Odoo, người dùng có thể thao tác trực tiếp trên Odoo Các Module được sử dụng chính trong công ty Vinamilk bao gồm: Kho vận, Bán hàng, Mua hàng, Sản xuất, Kết toán.
Module sản xuất: hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong việc lên kế hoạch, vận hành quy trình và xử lý các đơn hàng sản xuất Với dữ liệu sản xuất được ghi nhận theo thời gian thực từ các xưởng làm việc (work center), nhà quản lý có thể nâng cao hiệu suất và độ chính xác trong từng khâu sản xuất bằng cách đưa ra các chỉ dẫn xử lý kịp thời Thêm vào đó, module cũng hỗ trợ tích hợp và đồng nhất dữ liệu liền mạch giữa các bộ phận sản xuất như PLM, Maintenance, Quality,…; tích hợp truy xuất thông tin từ các thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất thông qua kết nối API.
Module kho vận: Giúp quản lý kho hàng chặt chẽ và tối đa năng xuất kho hàng từ những tính năng linh hoạt như :
- Hệ thống mã số, mã vạch chuẩn mực, tương thích với mọi thiết bị phần cứng và tự động hóa các bước trong quy trình vận hành kho, giúp cho việc quản lý các mặt hàng khác nhau một cách dễ dàng, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm và sắp xếp hàng hóa một cách khoa học, logic hơn.
- Hệ thống báo cáo tự động, giúp bạn theo dõi được chi tiết từng lần nhập hàng, xuất hàng, biết được chính xác mức tồn kho theo tuần , theo giờ, theo quý,… để từ đó định hướng được lượng hàng cần nhập mà không bị tồn kho quá nhiều.
Người dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc đầy đủ từ nhà cung cấp đến khách hàng
- Quản lý tất cả các kho trên cùng một hệ thống và thiết lập các quy tắc cung ứng giữa các kho.
- Hỗ trợ nhiều mặt hàng có đặc tính khác nhau: từ các sản phẩm vật lý, hàng tiêu dùng, đến các dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số Người dùng có thể thiết lập thêm nhiều trường tùy chỉnh cần thiết để đáp ứng đa dạng các nhu cầu kinh doanh.
Module bán hàng: Giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng quản lý thông tin khách hàng, các công việc bán hàng từ các bước tạo đơn hàng cho tới việc xuất hóa đơn và xem báo cáo đơn hàng Bên cạnh đó còn có thể theo dõi trạng thái đơn hàng như đang được đóng gói hoặc đang được giao hàng Từ đó, nhân viên có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát đơn hàng cho khách hàng một cách chặt chẽ và cẩn thận.
Module mua hàng: Ứng dụng trên Odoo hỗ trợ cải thiện hiệu suất mua hàng và hàng tồn kho Nhận được số liệu thống kê chính xác về việc mua hàng, từ đó phân tích, dự báo và lập kế hoạch xử lý đơn hàng hiệu quả Cuối cùng là đồng bộ hóa các quy trình, giúp công ty tiết kiệm thời gian và công sức.
Module kế toán: Tại đây, cửa hàng có thể xem lại các báo cáo và đối chiếu lại khi có vấn đề phát sinh, xem lại những lịch sử giao dịch Các phát sinh kế toán được hạch toán hoàn toàn tự động theo các quy tắc được định sẵn giúp giảm tải rất nhiều công việc của kế toán viên Các số liệu được cập nhật duy nhất một lần từ các nghiệp vụ của cửa hàng như:mua hàng, bán hàng, kho vận,và được chuyển sang kế toán giúp tránh các sai sót khi nhập liệu nhiều lần trên một chứng từ như cách của các phần mềm kế toán thông thường.Công ty có thể xem được một số báo cáo: báo cáo chung (lãi và lỗ), bảng cân đối kế toán,bảng lưu chuyển tiền mặt, báo cáo kiểm toán, ….
Quy trình sản xuất của Vinamilk trong phần mềm Odoo
Bước 1: Vô kho vận – Sản phẩm – Sản Phẩm
Hình 3.3 1 Tổng quan Kho Vận
Bước 2: Chọn định mức nguyên liệu sản phẩm mà chúng ta muốn sản xuất, ở đây chúng ta cần sản xuất sản phẩm sữa Vinalmilk nên chúng ta chọn sản phẩm sữa vinalmilk vị dâu
Hình 3.3 2 Định lượng sản phẩm
Bước 3: Chọn thành phần và định mức các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm Ở đây để sản xuất sản phẩm sữa tươi vị dâu chúng ta cần các nguyên liệu như hình bên dưới và các định mức nguyên liệu.
Hình 3.3 3 Chọn nguyên liệu vầ định mứ c nguyên liệu tạo sản phẩm
Bước 4: Vào phần sản xuất – vô line 1
Hình 3.3 4 Danh sách khu vực sản xuất đã được lập trình
Bước 5 : Tạo lệnh sản xuất
Hình 3.3 5 Tạo lệnh sản xuất
Bước 6: Chọn sản phẩm cần sản xuất và số lượng cần sản xuất – Xác nhận Ở đây chúng ta cẩn sản xuất sản phẩm Sữa tươi vị dâu 220ml.
Hình 3.3 6 Chọn sản phẩm đã định mực và số lượng cần sản xuất
Bước 7 Xác nhận lệnh sản xuất
Hình 3.3 7 Chọn Đánh dấu hoàn tất
Bước 8: Vô lệnh làm việc chọn Khởi động
Hình 3.3 8 Chọn lệnh khởi động
Bước 9: Quay lại Menu của phân hệ sản xuất chọn Lệnh làm việc
Hình 3.3 9 Chọn Lệnh làm việc
Bước 10: Xác nhận quá trình sản xuất và đánh dấu hoàn tất và đóng LSX Hoàn thành
Hình 3.3 10 Xác nhận quá trình và đánh dấu hoàn tất và đóng LSX.
Quy trình mua hàng
Bước 1: Tạo đơn mua Để tạo 1 đơn mua hàng mới, ta vào phân hệ MUA HÀNG, tại đây hệ thống sẽ hiển thị danh sách mua hàng đã được tạo.
Hình 3.4 1 Danh sách đơn mua hàng đã tạo trước đó Nhấn Tạo để tạo một đơn mua hàng mới
Hình 3.4 2 Tạo đơn mua hàng mới
Hình 3.4 3 Nhập thông tin đơn hàng
Bước 2: Xác nhận đơn mua hàng
Sau khi xác nhận thông tin và kiểm tra đầy đủ thông tin đơn mua hàng, nhấn Xác nhận đơn hàng.
Hình 3.4 4 Xác nhận đơn hàng
Xác nhận đơn hàng xong thì từ Yêu cầu báo giá sẽ chuyển sang trạng thái là Đơn mua hàngBước 3: Kiểm tra nhận hàng
Vào phân hệ Kho vận để nhập hàng vào kho Tại Nhận hàng ta thấy có một đơn cần xử lý Ta nhấn vào đơn cần xử lý đó.
Hình 3.4 5 Đơn hàng cần xử lý
Hình 3.4 6 Chi tiết đơn hàng cần xử lý
Hình 3.4 7 Xác nhận nhận hàng
Bước 4: Tạo hóa đơn mua hàng
Vào lại phân hệ MUA HÀNG, tiến hành tạo hóa đơn, chọn ngày nhận hàng, sau đó XÁC NHẬN
Hình 3.4 8 Xác nhận đơn hàng
Bước 5: Ghi nhận hóa đơn vào sổ trong phân hệ Kế toán
Vào lại phân hệ Kế toán, chọn Nhà cung cấp sau đó nhấn chọn hóa đơn để tiến hành ghi nhận.
Hình 3.4 9 Giao diện ghi nhận hóa đơn
Tiếp theo ta tiến hành ghi nhận thanh toán:
Hình 3.4 10 Ghi nhận thanh toán
Sau đó điền đầy đủ các thông tin thanh toán: chọn hình thức thanh toán, qua Ngân hàng hoặc bằng tiền mặt.
Hình 3.4 11 Nhập thông tin ghi nhận thanh toán
Kiểm tra thông tin (ngày thanh toán, tổng tiền) một lần nữa rồi nhấn CREATE PAYMENT.
Hình 3.4 12 Ghi nhận thanh toán thành công Ởgiao diện này nếu hiện lên dòng chữ màu xanh Thanh toán thì có nghĩa là hóa đơn
Quy trình bán hàng
Bướ c 1: Nhấn chọn phân hệ bán hàng
Bướ c 2: Tạo một đơn hàng
Vào phân hệ Bán hàng, nhấn “Tạo”, hệ thống sẽ hiển thị một đơn bán hàng mới cho phép điền thông tin vào.
Hình 3.5 1 Đơn bán hàng mới được tạo
• Khách hàng: Siêu thị BIDA
• Các điều khoản thanh toán: Thanh toán ngay
• Chi tiết đơn hàng: Những sản phẩm khách hàng đã đặt bao gồm
Sữa tươi vị dâu 220ml: số lượng 200
Có thể cập nhật thêm thông tin ở tab “Sản phẩm tùy chọn” và “Thông tin khác” nếu cần thiết.Sau đó tiến hành kiểm tra lại toàn bộ thông tin một lần, nhấn “Xác nhận” và lưu lại.
Hình 3.5 2 Đơn bán hàng hoàn thành
Trạng thái đơn hàng mới từ báo giá chuyển sang đơn bán hàng.
Vào phân hệ Kho vận, thấy mục phiếu giao hàng có 1 đơn cần xử lý, nhấn chọn.
Bước 4: Hoàn thành việc xuất hàng
Hình 3.5 4 Xuất hàng hoàn thành
Chỉnh sửa số lượng hoàn thành bằng với nhu cầu, kiểm tra lại các thông tin, sau đó nhấn “Xác nhận” Đơn hàng từ trạng thái sẵn sàng chuyển sang hoàn thành.
Vào phân hệ Bán hàng, tiến hành tạo hóa đơn.
Hình 3.5 5 Hóa đơn bán hàng
Nhấn chọn phân hệ Kế toán, chọn hóa đơn khách hàng, sau đó tiến hành ghi nhận vào sổ.
Hình 3.5 6 Hóa đơn đã vào sổ
Trạng thái hóa đơn từ nháp chuyển sang đã vào sổ, sau đó tiến hành ghi nhận thanh toán Chọn hình thức thanh toán, sau đó chọn “Ghi nhận thanh toán”.
Hình 3.5 7 Ghi nhận thanh toán thành công
Phân hệ kế toán
Phân hệ kế toán chứa đựng lịch sử bán hàng, mua hàng, các bảng báo cáo kinh doanh, bảng cân đối kế toán, lãi và lỗ, … cho phép kiểm tra lại, đối chiếu các giao dịch một cách rõ rang, chi tiết giúp doanh nghiệp có thể kịp thời theo dõi, kiểm tra. Để truy cập vào phân hệ kế toán và xem các báo cáo trong Odoo ta sẽ làm các bước sau: Bước 1: Tại Menu giao diện chính ta chọn Kế Toán
Hình 3.6 1 Giao diện Menu chính
Bước 2: Khi truy cập thành công vào phân hệ kế toán trên thanh tùy chọn phía trên cùng ta sẽ chọn vào mục Báo cáo sẽ tự động hiện ra các khoản mục như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lãi và lỗ Còn khi chọn vào phần Kế toán trong đó sẽ ghi lại lịch sử giao dịch mua, bán của doanmh nghiệp.
Hình 3.6 2 Giao diện phân hệ kế toán mục Báo cáo
Hình 3.6 3 Giao diện phân hệ kế toán mụ c Kế toán
Bước 3: Sau khi đã chọn xong các báo cáo mình muốn xem mình cũng có thể xuất ra file dạng PDF hoặc XLXS để tạo độ chuyên nghiệp Dưới đây là một số hình ảnh báo cáo phân hệ kế toán của nhóm.
Hình 3.6 4 Bảng Balance sheet trial
Hình 3.6 5 Lịch sử mua hàng
Hình 3.6 6 Lịch sử bán hàng
Hình 3.6 7 Bảng cân đối kế toán tính đến ngày 25/11