Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giớităng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối vớicác hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đ
Tổng quan các nền kinh tế
Tổng quan đặc điểm của Việt Nam
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo /ngày theo sức mua ngang giá) Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020 Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020 Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ
Việt Nam có 54 dân tộc Nhóm đông dân nhất là người Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng với nền văn minh sông Hồng nổi tiếng Các nhóm dân tộc khác nằm rải rác trên các khu vực núi Mỗi nhóm có niềm tin, ẩm thực và đặc biệt riêng.
Sự đa dạng trong khu vực cũng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam. Dải đất hình chữ S được chia thành 3 vùng miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam Miền Bắc Việt Nam, được gọi là Bắc Bộ trong tiếng Việt là cái nôi của nền văn minh.
Hai hệ thống Đảng và Nhà nước song hành nhưng Đảng là lãnh đạo Mặc dù Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ thị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng Thực chất chúng ta có hai hệ thống quyền lực song song, đó là hệ thống của Đảng và hệ thống Nhà nước đi kèm theo là hai hệ thống tòa nhà của hai cơ quan đảng và nhà nước cồng kềnh chưa từng có Quốc hội là nhánh lập pháp có quyền lực cao nhất, song cũng còn nhiều hình thức, thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết Chính phủ là nhánh hành pháp song cũng rất yếu, chủ yếu là chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng
Từ năm 2016, Việt Nam bắt đầu thực hiện cải cách hệ thống bằng cách hợp nhất một số cơ quan Đảng và Chính phủ tại địa phương (ví dụ như Ban dân vận hợp nhất với sở truyền thông, hợp nhất chức danh chủ tịch xã và bí thư đảng ủy xã) để tinh giản biên chế, hạn chế sự cồng kềnh của bộ máy chính quyền, tránh chồng chéo về chức năng giữa các đơn vị.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050 Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026.
Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69 Đây là mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn Mặc dù chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn tồn tại sự chênh lệch trong nội bộ quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân tộc thiểu số.
Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện Từ năm 1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7 (trên 1.000 trẻ sinh) Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016 Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 - cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo hiểm y tế Tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày một tăng (115 trong năm
2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn còn tồn tại
Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993 Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm
2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95% Tuy nhiên, trong những năm gần đây,đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).
Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới – với mức tăng khoảng 5% mỗi năm Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.
Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tổng mức tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện Nhu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm Lượng rác thải của Việt Nam dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới Bên cạnh đó là vấn đề rác thải nhựa đại dương Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương toàn cầu được thải ra từ 10 con sông, trong đó có sông Mê Kông Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí Ô nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân.
Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả Nhiều chiến lược và kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng xanh và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đang được thực thi.
Tổng quan đặc điểm của Singapore
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân) Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân) Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9% Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3% Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9% Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1% Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2 % do tác động của khủng hoảng kinh tế Năm 2019, nền kinh tế của Singapore đứng thứ tư của ASEAN, đứng thứ 12 châu Á và đứng thứ 34 trên thế giới, GDP đạt 362,818 tỷ USD.
Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc.Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo) Có khỏang 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, cá tôn giáo khác không đáng kể.
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai… Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học ( pre-university ) hoặc vào các trường kỹ thuật ( polytechnic ).
Năm 2010, tỉ lệ sinh nở là 1,1 trẻ em trên một phụ nữ, thấp thứ ba trên thế giới và dưới tỉ lệ cần thiết 2,1 để giữ vững số dân Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Singapore đang khuyến khích những người nước ngoài tới định cư tại Singapore. Một lượng lớn dân định cư giữ cho dân số của Singapore không giảm quá nhanh. Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) trong đó 76,8% là người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri
Lanka; 1,4% người gốc khác Hiện tại, dân số của Singapore là 5.886.965 người vào ngày 15/04/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Thể chế chính trị của Singapore thi hành thể chế Westminster của Anh Quốc, do đó tổng thống là nguyên thủ danh nghĩa của quốc gia, chỉ chiếm lấy quyền lực mang tính tượng trưng Vào trước năm 1991, tổng thống do nghị viện ra lệnh bổ nhiệm Sau khi Hiến pháp năm 1991 sửa đổi, tổng thống do cử tri sản sinh, nhiệm kì 6 năm Hiến pháp sau khi sửa lại cho đúng cũng cấp cho tổng thống quyền hạn thêm nhiều, bao gồm phủ quyết tất cả pháp án của chính phủ mà có khả năng làm tổn hại đến an toàn quốc gia hoặc hoà hợp chủng tộc, ra lệnh bổ nhiệm quan chức nội các và thủ trưởng ban ngành dưới sự tiến cử của thủ tướng, cùng với khởi động trình tự điều tra tham nhũng.
II, Phân tích thu nhập hai nền kinh tế giai đoạn 2017 – 2019
2.1 Thu nhập nền kinh tế Việt Nam qua giai đoạn 2017 – 2019
Biểu đồ 1: Quy mô GDP – Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn2017-2019
Trong giai đoạn 2017-2019 , quy mô GDP có sự tăng đều qua các năm từ 223.78 tỷ USD năm 2017 lên 255 tỷ USD Năm 2018 là năm GDP tăng nhanh nhất, tăng 21.22 tỷ USD tương ứng tỷ lệ tăng đạt 9.48% Năm 2019 tỷ lệ tăng chậm hơn, quy mô GDP tăng 10 tỷ so với 2018 với tỷ lệ tăng 4.08% Cho thấy, GDP Việt Nam đang tăng trưởng ổn định lâu dài Năm 2019, Việt Nam không chỉ đạt được tăng trưởng GDP hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ ở mức 2.79%, mặt bằng lãi suất và tỷ giá duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính đầy biến động.
• Về tăng trưởng GDP, có sự biến động tăng trưởng mạnh vào năm 2018 đạt7.08%( tăng 7.08%) nhưng có sự giảm nhẹ trong năm 2019 xuống còn 7.02% ,mặc dù tốc độ giảm nhẹ nhưng đã vượt mục tiêu của quốc hội đề ra và thuộc các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới Nhìn chung GDP vẫn có sự tăng trưởng tích cực mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên thách thức hơn,nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu
• Về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng theo ngành giai đoạn 2017-2019
Năm Nông, Lâm nghiệp và Thủy Sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ Tốc độ tăng trưởng GDP theo năm
Biểu đồ 2: Thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành giai đoạn 2017 – 2019
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản Công nghiệp và xây dựng
Từ bảng số liệu trên cho thấy
- Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản trong giai đoạn 2017-2018 tăng từ 768.161 tỷ đồng lên 813.724 tỷ đồng (tăng 45.563 tỷ đồng ) với tỷ lệ tăng 5.93% với tỉ trọng giảm 0.66% nhưng không đáng kể Qua đến năm 2019, tỷ trọng này lại tăng lên 3.55% so với năm 2018 Điều này khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy được hiệu quả Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là điểm mạnh, đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao, tăng từ mức 33.40% của năm 2017 lên 34.23% vào năm 2018 và 34.49% trong năm 2019 tương ứng 842.601 tỷ đồng Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ duy trì ổn định ở mức 41.26% - 41.64% từ năm 2017 đến năm 2019 Tuy nhiên tỷ trọng GDP của Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm lại có xu hướng giảm qua các năm
Cụ thể, năm 2017 là 500.374 tỷ đồng, năm 2018 là 552.444 tỷ đồng tăng
52.070 tỷ đồng tương ứng với 10.41% , năm 2019 so với năm 2018 tăng
46.183 tỷ đồng (tăng từ 552.444 tỷ đồng lên 598.627 tỷ đồng ) với tỷ lệ tăng 8.36%.
- Chính vì thế cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu nền kinh tế đã có những sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực Giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Nhìn chung, tỷ trọng GDP của tất cả các khu vực, các ngành đều có xu hướng tăng lên tuy nhiên vẫn chưa có biến động nhiều
- Cơ cấu nền kinh tế năm 2017 tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15.34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33.40% ; khu vực dịch vụ chiếm 41.26% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10%
- Đến năm 2019, đóng góp của 2 ngành Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ chiếm khoảng hơn 70% cơ cấu toàn ngành kinh tế Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13.96% GDP Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34.49%; dịch vụ chiếm 41.64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.92%
- Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước
Biểu đồ 3: Thể hiện cơ cấu GDP theo ngành Đơn vị tính: %
Phân tích GDP VIệt Nam theo khu vực kinh tế từ năm 2017-2019
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản Công nghiệp và Xây dựngDịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Công nghiệp và xây dựng 33.4 34.23 34.49
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
( Nguồn: gso.gov.vn; sbv.gov.vn)
Phân tích GDP theo thành phần kinh tế:
Số tiền Tỷ trọng(%) lệch (%)
2 Kinh tế ngoài Nhà nước 2,089,784 41.75 2,332,245 42.08 242,5 11.60 0.33 a Kinh tế tập thể 188,1 9.00 207,5 8.90 19,41 10.32 -0.10 b Kinh tế tư nhân 432,5 20.70 504,4 21.63 71,86 16.62 0.93 c Kinh tế cá thể 1,469,197 70.30 1,620,388 69.48 151,2 10.29 -0.83
3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 982,5 19.63 1,124,184 20.28 141,7 14,42 0.66
4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 500,4 10.00 552,4 9.97 52,07 10.41 -0.03
2 Kinh tế ngoài Nhà nước 2,332,245 42.08 2,576,556 42.68 244,311 10.48 0.60 a Kinh tế tập thể 207,505 8.90 219,247 8.51 11,742 5.66 -0.39 b Kinh tế tư nhân 504,352 21.63 584,085 22.67 79,733 15.81 1.04 c Kinh tế cá thể 1,620,388 69.48 1,773,224 68.82 152,836 9.43 -0.66
3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,124,184 20.28 1,228,297 20.34 104,113 9.26 0.06
4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 552,444 9.97 598,627 9.92 46,183 8.36 -0.05
Đánh giá, phân tích so sánh hai quốc gia
3.1 Đánh giá, phân tích so sánh tổng quan hai quốc gia giai đoạn 2017 – 2019
Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID – 19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể và Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới và được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam trong năm 2019 tiếp tục tăng trưởng nhanh, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, cần đánh giá thêm chỉ tiêu GDP bình quân đầu người Nhìn chung, những nước có GDP/ người cao lại thường là những nước nhỏ, thường không nằm trong quốc gia có GDP cao Singapore là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua tương đương Theo World Bank năm 2019, GDP bình quân đầu người của Singapore luôn trong top đầu đứng thứ 2 thế giới với 101,376 USD/ người Gần đây Việt Nam đã cải thiện được GDP bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2,587 USD/người được cải thiện, nâng vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng trên toàn thế giới, Việt Nam đứng thứ 120 trên bảng xếp hạng với 8,374 USD/người.
Biểu đồ 8: So sánh GDP Việt Nam và Singapore giai đoạn 2017 - 2019
3.2 Đánh giá, phân tích và so sánh sự dịch chuyển quy mô các ngành
Chỉ 1% diện tích đất đai Singapore dành cho nông nghiệp, nên người dân Singapore phải tìm kiếm mô hình mới để đáp ứng nguồn cung về thực phẩm
Năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng thấp -2,01% do hạn hán, lũ lụt biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng ngành, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu Trong giai đoạn 2017 đến 2019 tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm dần, bên cạnh đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mục đích sử dụng đất làm tăng cao giá trị sản xuất Tuy nhiên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào trồng trọt chăn nuôi còn hạn chế nên về mặt chất lượng và giá cả còn chưa cạnh tranh được với các nước khác.
Ngành công nghiệp của Singapore duy trì ở mức ổn định trong ngưỡng xấp xỉ 24% Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dần, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Jurong Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á Đặc điểm bức tranh công nghiệp Singapore là những công ty lớn hoặc là chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia, hoặc là công ty nhà nước.
Sản xuất công nghiệp năm 2019 duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng giá trị tăng thêm so với năm trước đạt 8,86%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt, dẫn dắt mức tăng trưởng chung ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế (tăng 11,29%) Hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm, sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu thuộc ngành chế biến, chế tạo giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao như: sản xuất kim loại tăng 28,6%; sản xuất dầu tăng 21,5%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 14,3%; sản xuất dầu tăng 21,5%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 14,3%; sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy; sản xuất giường tủ, bàn ghế cùng tăng 11,6%; dệt tăng 11,4%; sản xuất đồ uống tăng 10,5% Đối với ngành khai khoáng, tuy ngành khai thác dầu, khí tiếp tục sụt giảm theo kế hoạch đã được dự báo, nhưng ngành khai thác than năm 2019 lại tăng trưởng khá cao với 11,5% nên đã phần nào bù đắp vào mức sụt giảm của ngành khai thác dầu khí.
Ngành dịch vụ của Singapore trong giai đoạn 2017 – 2019 duy trì tỷ trọng ở mức hơn 70% ( chiếm 40% thu nhập quốc dân) Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ Lĩnh vực tài chính – bao gồm ngân hàng, quản lí tài sản, bảo hiểm và các thị trường vốn chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore và cung cấp công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người dân của “đảo quốc sư tử” Thương mại của Singapore – tổng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ - tính tỷ lệ GDP đạt khoảng 300% năm 2019.
Khu vực dịch vụ năm 2019 của Việt Nam tăng 7,3% chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm 2011 và 7,44% năm 2017 trong giai đoạn 2017 – 2019 Chủ yếu nhờ mức tăng trưởng tốt của một số ngành có tỷ trọng lớn như: bán buôn, bán lẻ; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống Tuy số lượng doanh nghiệp trong ngành dịch vụ tăng nhưng quy mô còn rất nhỏ và giá trị tăng bình quân của một doanh nghiệp dịch vụ đang có xu hướng giảm.
Diện tích của Việt Nam lớn hơn nhiều so với diện tích Singapore, dân số Việt Nam cũng đông hơn nhiều so với dân số của Singapore thế nhưng thu nhập của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của Singapore dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ Ở Singapore chỉ có 2 -3 % dân số làm trong ngành nông nghiệp nhưng ở Việt Nam con số đó lên tới 38% dân số, điều này cho thấy Việt Nam cần chú trọng tới quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động và phát triển khoa học kĩ thuật để tối đa hóa năng suất lao động,
Về ngành dịch vụ, Singapore đẩy mạnh hoạt động du lịch, hoạt động tài chính, thương mại nhằm thúc đẩy ngành dịch vụ càng phát triển vì đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế Việt Nam Trong khi đó Việt Nam vẫn chưa bắt kịp được với các nước trên thế giới và khu vực vì các mảng chủ chốt như tài chính, y tế, giáo dục còn đang chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ Các mảng du lịch cần được cải tiến hơn gắn liền với công nghệ mới để thu hút thêm du khách, nhằm tạo thêm nguồn thu nhập.
Về công nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp của Việt Nam và Singapore nhìn chung tương đương nhau Tuy nhiên về sự phát triển công nghiệp của Singapore tiến xa hơn rất nhiều so với Việt Nam trong khi Việt Nam đang thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa vì vậy Việt nam cần xác định rõ ràng về quan điểm phát triển công nghiệp chủ lực, thực hiện đổi mới công nghệ, đầu từ thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và cạnh tranh.
IV, Bài học kinh nghiệm
4.1.Bài học rút ra từ việc phân tích ngành kinh tế
Quy mô GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019 có sự tăng đều qua các năm, từ đó GDP bình quân đầu người của nước ta và tốc độ tăng trưởng GDP/người cũng tăng qua các năm Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực Để cải thiện chỉ tiêu này cũng như làm tăng GDP lên, Nhà nước nên quan tâm đến việc nâng cao tay nghề, đào tạo nguồn lực của lao động Việt Nam Nhà nước cần có biện pháp giúp thế hệ trẻ: học sinh, sinh viên định hướng nghề nghiệp từ sớm thông qua các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng bên cạnh việc phát triển hệ thống các trường dạy nghề tiêu chuẩn trong đó quan trọng nhất là xây dựng hệ thống đào tạo ở các doanh nghiệp, khuyến khích sự gắn kết giữa các trường dạy nghề và các công ty.
Mặc dù những năm gần đây, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta vẫn về đích với những con số kỷ lục Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong nước và thế giới Theo đó, hàng hóa vừa phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm vừa phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch.
Chính vì vậy, Nhà nước cần khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần tăng cường giám sát chất lượng hàng hóa, kiểm nghiệm kiểm dịch, tránh hiện tượng tồn ứ lượng lớn hàng nông sản do không đủ điều kiện thông quan
Bên cạnh đó, với khối thị trường ASEAN, dù có lợi thế từ Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) thì thách thức lớn lại chính là buộc phải tăng tối đa khả năng cạnh tranh cho sản phẩm vì hầu hết các quốc gia đều có chung những mặt hàng nông sản tương đối tương đồng
Tất cả những thách thức trên đòi hỏi ngành nông nghiệp phải tiếp tục đổi mới toàn diện các lĩnh vực, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ để tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, mẫu mã Theo đó, cần sự ý thức, chung tay của từng hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu… để hoàn thiện chuỗi nông sản khép kín trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm chế biến; chú trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các quy định về kiểm dịch thực vật; thực hiện tốt các yêu cầu về lao động, môi trường và phát triển bền vững… Ðồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa Theo dõi chặt diễn biến của dịch để sớm đưa ra giải pháp phù hợp trong từng thời điểm cụ thể, bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản được thông suốt và hiệu quả.