1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế việt nam và tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2018 2019

28 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Khái Quát Thu Nhập Nền Kinh Tế Việt Nam Và Tình Hình Chi Ngân Sách Nhà Nước Giai Đoạn 2018-2019
Tác giả Nguyễn Thị Tươi
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Phân Tích Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Lý luận về phân tích khái quát thu nhập nền kinh tếMục đích phân tích Thu nhập của nền kinh tế là nội dung được nhiều chủ thể quản lý quan tâm, xuấtphát từ ý nghĩa kinh tế của các chỉ ti

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI THI MÔN: PHÂN TÍCH KINH TẾ Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi số:4 Tiêu đề tiểu luận (theo mã đề): Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế Việt Nam và tình hình chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2018- 2019 Thời gian làm bài thi: 02 ngày Họ và tên: Nguyễn Thị Tươi Mã sinh viên: 1973402010896 Khóa/Lớp tín chỉ: CQ57/09.1LT2 Lớp niên chế: CQ57/09.02 STT:17 ID phòng thi:581-058-1173 Ngày thi: 28/9/2022 Giờ thi: 15h45 Hà Nội – 9.2022 PHẦN 1: LÝ THUYẾT 1.1 Lý luận về phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế Mục đích phân tích Thu nhập của nền kinh tế là nội dung được nhiều chủ thể quản lý quan tâm, xuất phát từ ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu và các yếu tố cấu thành tường chỉ tiêu, các nhân tố tác động đến thu nhập của nền kinh tế và tác động của thu nhập của nền kinh tế đến lợi ích của các bên có liên quan Đánh giá thực trạng xu hướng biến động về thu nhập toàn bộ nền kinh tế qua đó giúp đánh giá được sức mạnh, tiềm lực của quốc gia đó Một nền kinh tế có quy mô và tốc độ tăng thu nhập lớn sẽ là cơ sở quan trọng để giúp thực hiện các mục tiêu về chính trị, xã hội, văn hóa, … Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nền kinh tế là thước đó đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia qua mỗi thời kỳ: GDP, GNP, … Các chỉ tiêu thu nhập quốc gia là cơ sở đế đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư như chỉ tiêu GNP bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người, … Phân tích làm rõ nhân tố tác động thu nhập của nền kinh tế, các nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan tác động đến thu nhập: các chính sách kinh tế vĩ mô, năng lực, trình độ của nhà quản lý hoạch định chính sách Nguyên nhân khách quan:  Thuộc về nội tại: đặc điểm về kinh tế, chính trị, lịch sử để lại mỗi quốc gia  Yếu tố bên ngoài: thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, …  Diễn biến về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia trong khu vực hoặc trên thế giới Thông qua tốc độ tăng trưởng của GDP, hay GNP, đã loại trừ sự biến động của giá cả ra khỏi tổng thu nhập quốc dẫn giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra những phản tích về tiêu dùng, đầu tư, tỷ giá hối đoái dựa trên các mô hình toán kinh tế Đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng chính sách phát triển kinh tế phù hợp để gia tăng thu nhập cho nền kinh tế 2 Chỉ tiêu phân tích Tổng sản phẩm trong nước GDP: Toàn bộ giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia Là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh thu nhập nền kinh tế từ đó đánh giá sức mạnh, tiềm lực của quốc gia đó Theo giá hiện hành  Theo phương pháp sử dụng: GDP = C + G +I+ NX C: Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân về hàng hoá và dịch vụ G: Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ I: Tổng đầu tư tư nhân trong nước NX: Xuất khẩu ròng  Theo phương pháp thu nhập: GDP =W + R+I+Pr +Ti+De (W: Tiền lương, R: Tiền thuê nhà, đất; I: Tiền lãi; P: Lợi nhuận; Ti: thuế gián thu; De: Khấu hao) Theo giá so sánh  Theo phương pháp sản xuất: GDP theo giá so sánh được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chi phí trung gian theo giá so sánh  Theo phương pháp sử dụng: GDP bằng tổng cộng tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh, tích lũy tài sản theo giá so sánh và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là toàn bộ giá trị sản phẩm, hàng hóa tạo ra được công dân trong nước sản xuất ra ở thời kì nhất định GNP = GDP + NIA NIA: Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh): là phần còn lại của GDP sau khi đã trừ các chi phí do khử chất thải từ sản xuất, tiêu dùng chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường cho các hoạt động kinh tế GDP xanh = GDP - Ω 3 Ω: Chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế Thu nhập quốc gia (GNI): phản ánh thu nhập của nền kinh tế trong 1 thời gian do công dân trong nước tạo ra nhưng chưa trừ đi thuế gián thu Theo giá hiện hành: GNI = GDP + chênh lệch thu nhập người lao động việt nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập người nước ngoài ở việt nam gửi ra + chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài Theo giá so sánh: GNI theo giá so sánh = GNI theo giá hiện hành năm báo cáo/Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI): Thu nhập quốc gia khả dụng là tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng để dành (tiết kiệm) của quốc gia Theo giá hiện hành: NDI= GNI + Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài Theo giá so sánh: NDI= NDI theo giá hiện hành năm báo cáo/ Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh Thu nhập bình quân đầu người: (= GDP/số dân) phản ánh thực chất, mức sống của quốc gia đó Phương pháp phân tích So sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian; giữa thực tế với mục tiêu, giữa quốc gia này với các quốc gia khác để xem xét biến động về giá trị và tỷ lệ, tỷ trọng của từng chỉ tiêu thu nhập, đánh giá sự tăng trưởng hay suy thoái về thu nhập của toàn bộ nền kinh tế Phương pháp phân tích nhân tố: mỗi chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố là các biến số vĩ mô, để đánh giá được tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô tác động đến thu nhập của nền kinh tế cần sử dụng các phương pháp phù hợp để đo lường tác động của từng nhân tố đến GDP, GNP trong mỗi thời kỳ, kết hợp với các phương pháp phân tích định tính để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố, cung cấp các căn cứ thích hợp để các chủ thể quản lý liên quan có cơ sở ra quyết định góp phần tăng GDP, GNP một cách bền vững Nghiên cứu để thấy rõ mối quan hệ 4 từng bên giúp các nhà phân tích có cơ sở để xây dựng được giả thuyết nghiên cứu và thu thập được dữ liệu cần thiết, sử dụng kỹ thuật phù hợp để đánh giá, nhận định tình hình thu nhập của toàn bộ nên tinh tế, đề xuất giải pháp cần thiết để điều chỉnh các hành vi của từng chủ thể nhằm góp phần ổn định và gia tăng thu nhập của nền kinh tế một cách bền vững BẢNG: Phân tích khái quát thu nhập Chỉ tiêu G Kỳ gốc Kỳ phân tích So sánh T Tỷ trọng(%) GT Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(%) G Tỷ 1.GDP T trọng(%) … 2.GNP … 1.2 Lý luận về Phân tích tình hình chi Ngân sách Nhà nước Mục đích phân tích Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định theo việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước Việc phân tích không chỉ căn cứ vào tổng chi ngân sách nhà nước mà còn căn cứ vào phân tích cơ cấu chi ngân sách nhà nước thông qua việc xác định tỷ trọng từng nội dung chi chiếm trong tổng chi ngân sách nhà nước Đánh giá quy mô về chi ngân sách nhà nước Đánh giá quy mô và cơ cấu từng loại chi để thấy được mức độ quan tâm hay tập trung trong các lĩnh vực, các ngành nghề ở mỗi giai đoạn khác nhau Chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến chi ngân sách nhà nước  Nguyên nhân khách quan: dịch bệnh, thiên tai, …  Nguyên nhân chủ quan: các chính sách liên quan đến việc sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư theo từng ngành, từng địa phương cụ thể Phân tích tổng chi và cơ cấu từng nội dung chi nhằm mục tiêu giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được thực trạng và xu hướng biến động của chi ngânsách nhà 5 nước thông các công cụ thuộc chính sách tài khóa nhà nước đã sử dụng để thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội, đánh giá các tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế, đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, chi tiêu hợp lý Chỉ tiêu phân tích Để đánh giá tình hình chi ngân sách nhà nước cần sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô chi ngân sách nhà nước: bao gồm giá trị tổng chi ngân sách nhà nước và từng chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước: Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản chi khác Tổng chi ngân sách nhà nước = Chi đầu tư phát triển + Chi dự trữ quốc gia + Chi thường xuyên + Chi trả nợ lãi + Chi viện trợ + Các khoản chi khác - Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi ngân sách nhà nước: là tỷ trọng từng chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước Tỷ trọng từng chỉ tiêu chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước(%) = (Giá trị từng chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước/ Tổng chi ngân sách nhà nước)*100 Phương pháp phân tích So sánh chi ngân sách nhà nước nước giữa thực tế và dự toán, giữa năm nay với năm trước để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối So sánh cơ cấu chi ngân sách giữa thực tế với dự toán, giữa năm nay với năm trước để xác định chênh lệch tuyệt đối Căn cứ vào trị số của chỉ tiêu, kết quả so sánh, đối chiếu với các ngưỡng đánh giá, chấm điểm để đánh giá kết quả của chính sách tài khóa Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để làm rõ sự tác động của các nhân tố đến chi ngân sách nhà nước Sử dụng mô hình định lượng để đánh giá sự tác động của chi ngân sách nhà nước đến tình hình tăng trưởng hay suy thoái kinh tế BẢNG: Phân tích sự biến động và cơ cấu chi ngân sách Năm N Năm N-1 Tăng giảm Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ Chi NSNN tiền trọng(%) tiền trọng(%) tiền lệ(%) trọng(%) 1 Chi đầu tư phát triển 6 … 2 Chi thường xuyên … 3 Chi khác … Tổng chi NSNN PHẦN 2: BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2019 2.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 – 2019 Nhận xét khái quát bối cảnh kinh tế kinh tế thế giới: tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 – 2019 Năm 2018 Tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp với những yếu tố thuận lợi và thách thức đan xen, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ bên ngoài và còn những hạn chế, bất cập trong nội tại Với quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2018 đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra Tổng sản phẩm trong nước GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7% Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017 Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7 tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98% Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện: Năm 2018, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50% Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng cao Năm 2018 để giảm chi phí thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước: Cắt giảm chi phí thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta Triển khai Nghị quyết 07-NQ/ TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW, trong đó đã đề ra nhiều giải pháp, tiến độ thực hiện từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên Bên cạnh đó, Chính phủ đang quyết liệt triển khai hai Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, với mục tiêu của hai Nghị quyết này bao trùm việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giảm chi thường xuyên trong năm 2018 và các năm tiếp theo, gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ hành chính sự nghiệp công lập Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2018 ước tính đạt 1.272,1 nghìn tỷ đồng, bằng 83,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 874,5 nghìn tỷ đồng, bằng 93%; chi đầu tư phát triển 260,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1%; chi trả nợ lãi 102,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,8% Năm 2019 và 2019 so với 2018 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011 8 Với kết quả tăng trưởng 7,02% khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45% Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay là tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 11,29%) và các ngành dịch vụ thị trường (ngành vận tải, kho bãi tăng 9,12%; bán buôn và bán lẻ tăng 8,82%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%) Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,11% Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động; theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35% Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 tăng cả về số lượng, vốn đăng ký và số lao động so với năm 2018 Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới năm nay đạt mức kỷ lục 138,1 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 12,5 tỷ đồng, mức cao nhất trong những năm trở lại đây Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2019 diễn ra sôi động, nhu cầu tiêu dùng trong dân tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm Hoạt động du lịch đạt kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018, trong đó vốn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, khẳng định rõ chủ 9 trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế Chi ngân sách năm 2019 đáp ứng các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt 1.316,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,6% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 927,9 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8%; chi đầu tư phát triển 246,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5%; chi trả nợ lãi 99,3 nghìn tỷ đồng, bằng 79,5% 2.2 Bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 2018 – 2019 Dân số trung bình năm 2018 của cả nước ước tính 94,67 triệu người, bao gồm dân số thành thị 33,83 triệu người, chiếm 35,7%; dân số nông thôn 60,84 triệu người, chiếm 64,3%; dân số nam 46,79 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 47,88 triệu người, chiếm 50,6% Dân số trung bình của Việt Nam năm 2019 là 96,48 triệu người, trong đó tỷ trọng dân số sống ở khu vực thành thị tiếp tục xu hướng tăng lên Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 là 55,8 triệu người, tăng 417,1 nghìn người so với năm 2018; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 49,1 triệu người, tăng 527,7 nghìn người Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2019 là 54,7 triệu người, bao gồm 19 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 34,7% tổng số (giảm 3 điểm phần trăm so với năm 2018); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,1 triệu người, chiếm 29,4% (tăng 2,7 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,6 triệu người, chiếm 35,9% (tăng 0,3 điểm phần trăm) Đời sống dân cư và an sinh xã hội năm 2019 tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Ước tính thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2019 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, cao hơn mức 3,9 triệu đồng của năm 2018 Trong năm 2019, cả nước có 68,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm 2018, tương ứng với 278 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 33,8% Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm; nề nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục được tăng cường; năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được nâng cao 10 vừa bước qua đại dịch cho thấy giá trị tăng trưởng nền kinh tế, khả năng đối phó với những thách thức mới nâng cao được tính cạnh tranh và đưa giá trị của Việt Nam lên tầm quốc tế Tỷ lệ tăng năm 2019 so với năm 2018 của GDP ( theo giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế 12.009%.96% 10.85% 12.07% 9.52% 8.00% 6.13% 4.00% 0.00% Với tỷ lệ tăng 12,07% và giá trị tương ứng tăng 165,310 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế Hoạt động về xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như lưu thông được thuận tiện hơn vì có số vốn đầu tư bảo đảm Bên cạnh đó thì kinh tế nhà nước và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng ở mức trung bình và thấp, lần lượt là: kinh tế nhà nước có mức giá trị tăng là 91,633 tỷ đồng và mức tỷ lệ tương đương 6,13 %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với mức giá trị trị tăng 59,891 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,52%  GDP (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Cơ cấu GDP ( theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế 120.00% 8.94% 8.98% 100.00% 42.47% 42.17% 80.00% 36.80% 36.54% 60.00% 11.78% 12.31% 40.00% Năm 2019 Năm 2018 20.00% 0.00% Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 14 Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 12,31% của năm 2018 xuống 11,78 % vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 42,17% của năm 2018 lên 42,47% vào năm 2018; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng từ 36,54% lên 36,80% vào năm 2019 Nhìn chung, cơ cấu GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2029 có sự chuyển dịch nhưng tốc độ còn chậm Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là điểm mạnh, đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước Tỷ lệ tăng 2019 so với 2018 của GDP ( theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế 12.009%.96% 10.75% 10.74% 9.52% 8.00% 5.30% 4.00% 0.00% Khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì tăng trưởng khá (10,75%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế; sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; khai khoáng bước đầu có mức tăng cải thiện do khai thác than tăng cao bù đắp sự sụt giảm của khai thác dầu thô Khu vực dịch vụ của cả nước trong 2 năm này tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá (10,74%) Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, do đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao Cùng với đó, dịch vụ vận tải đường bộ và hàng không đều được chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các địa phương và chất lượng dịch vụ ngày càng đảm bảo Về mảng dịch vụ du lịch cũng phát triển nhờ vào việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch đang có những cải thiện tích cực nhằm tạo sức hút đối với khách quốc tế Năm 2019 đánh dấu thành công của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 18 triệu lượt người, cao nhất từ 15 trước đến nay Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu “Điểm đến hàng đầu châu Á” năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn Bên cạnh mức tăng trưởng tốt của 2 khu vực nêu trên thì khu vực nông lâm thủy sản tuy có tăng trưởng GDP nhưng ở mức thấp hơn nhiều (5,30%) Nguyên nhân là do giai đoạn này gặp nhiều khó khăn từ hạn hán, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên tất cả các địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng tới người tiêu dùng Điểm sáng của khu vực này là nhờ vào mảng thủy sản đạt mức tăng trưởng cao, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đều tăng khá So sánh GDP giữa Việt Nam và Singapore giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: tỷ USD 2018 2019 Chênh lệch 245 262 Giá trị Tỷ lệ 376 374 Việt Nam 16,7 6,81% Singapore -1,6 -0,43% Năm 2019 so với năm 2018 GDP của Việt Nam tăng 6,81% trong khi đó Singapore giảm 0,43% Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2019 đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước do đó GDP của Việt Nam tiếp tục tăng Đối với Singapore có thể thấy, triển vọng kinh tế có dấu hiệu xấu đi nhanh chóng trong năm 2019 khi Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn nhất của nước này tiếp tục lún sâu vào cuộc chiến thương mại Chi tiết GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) GDP bình quân đầu người thường được coi là một chỉ số đánh giá mức sống của người dân ở một quốc gia, nó xem xét cả GDP của một quốc gia và dân số của quốc gia đó Năm 2019 GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.464,90 USD/người tăng lên 6.60% so với năm 2018 BẢNG: So Đơn vị 2018 2019 Chênh lệch 16 sánh USD/ người 3.250,50 3.464,90 Giá trị Tỷ lệ GDP/người của USD/ người 66.679,00 65.641,00 214,4 6,60% USD/ người 9.977,00 10.217,00 -1038 -1,56% Việt Nam và 240 2,41% Singapore, Trung Quốc giai đoạn 2018- 2019X Việt Nam Singapore Trung Quốc Trong giai đoạn 2018-2019, Singapore có: GDP bình quân đầu người là 66.679,00 USD/ người giảm 1,56% so với năm 2018 GDP nền kinh tế Singapore thể hiện sự yếu kém trong quý II/2019 với mức tăng trưởng kém trong vòng một thập kỷ qua và sụt giảm so với 3 tháng khi ngành sản xuất tại nước này tiếp tục giảm sút Năm 2019 GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 10.217 USD/người tăng lên 2,41% so với năm 2018 Với quy mô dân số rất lớn, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vượt qua mức trung bình của thế giới, có thể thúc đẩy sự cải thiện nhanh chóng trình độ phát triển chung toàn cầu và làm cho thế giới phát triển năng động hơn GDP bình quân đầu người thể hiện cho kết quả kinh doanh và sản xuất xét theo bình quân đầu người trong một quốc gia của một năm Nhìn chung trong giai đoạn GDP/người ở Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với Singapore và Trung Quốc GDP bình quân đầu người của Singapore giảm nhưng nó vẫn là con số ấn tượng và lớn hơn nhiều so với Việt Nam còn Trung Quốc cũng lớn hơn gấp 3 lần nước ta 17 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (USD/ người) 80,000.00 66,679.00 65,641.00 70,000.00 60,000.00 9,977.00 10,217.00 50,000.00 40,000.00 3,250.50 3,464.90 30,000.00 20,000.00 Năm 2018 Năm 2019 10,000.00 0.00 Việt Nam Singapore Trung Quốc Singapore là quốc gia xếp thứ 114 thế giới về dân số chỉ với 5,8 triệu dân còn Trung Quốc đã trở thành quốc gia tỷ dân đầu tiên trên thế giới So với một nước có dân số thấp và một nước có dân số rất lớn có thể thấy Việt Nam là nước có GDP bình quân đầu người ở mức trung bình thấp Chi tiết GNI (theo giá thực tế) GNI năm 2018 là 6.651.467,80 tỷ đồng, năm 2019 là 7.320.005,50, tăng 668.537,70 tương ứng tăng 10,05% Tỷ lệ tăng GNI ( theo giá thực tế) 14.001%2.48% 10.05% 5.20% 12.00% 10.00% 2019 so với 2018 2020 so với 2019 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2018 so với 2017 Tốc độ tăng giai đoạn 2018-2019 tuy có giảm so với giai đoạn 2017- 2018 (12,48%) nhưng vẫn là mức tăng tốt GNI tăng nên GNI/người cũng tăng Mặc dù tăng trưởng cao nhưng GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 mới bằng 33,3% mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á và năm 2019 bằng 34,9% Năm 2018, chỉ số thu nhập của Việt Nam đạt 0,648, năm 2019 đạt 0,659 Chỉ số thu nhập cả nước tăng 6,4%, bình quân mỗi năm 18 tăng gần 1,6%, gấp trên 2 lần tốc độ tăng bình quân chung của khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên, chỉ số thu nhập năm 2018 của Việt Nam mới bằng 89,3% chỉ số thu nhập bình quân chung của khu vực và năm 2019 bằng 89,9% Trong nhóm ASEAN-6, GNI bình quân đầu người năm 2019 của Singapore đạt gần 90.030 USD – PPP, gấp 11,41 lần GNI bình quân đầu người của Việt Nam (7.890 USD- PPP) GNI bình quân của Malaysia đạt 28.780 USD – PPP, gấp 3,6 lần Việt Nam, Thái Lan đạt 18.530 USD – PPP, gấp 2,35 lần, và Philippines đạt 10.220 USD – PPP, gấp 1,29 lần so với Việt Nam Có thể thấy Việt Nam nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp Do đó yêu cầu về thu nhập bình quân đầu người phải có xu hướng bắt kịp các nước thu nhập cao, trong đó tăng năng suất là yếu tố quyết định, được thúc đẩy thông qua phát triển công nghiệp, nâng cấp công nghệ, sáng tạo và thể chế Kết luận Năm 2019,Việt Nam không chỉ đạt được tăng trưởng hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ 2,79%, mặt bằng lãi suất và tỉ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động; Cán cân ngân sách tính đến ngày 23/12 là thặng dư, tỉ lệ nợ công giảm từ hơn 64% GDP vài năm trước về còn khoảng 56% GDP; Quy mô xuất nhập khẩu hơn 517 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư kỷ lục gần 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối gần 80 tỷ USD Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp Năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch; Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với nâng cao chất lượng tăng trưởng; Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn 3.2 Phân tích tình hình chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2018- 2019 BẢNG: TÌNH HÌNH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2018-2019 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch Tỷ Tỷ Số Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Chỉ tiêu tiền Tỷ lệ trọng TỔNG CHI 1.526.89 100% 1.435.43 100% 91.45 6,37% 19 3 5 8 28.54 Chi đầu tư phát triển 421.845 27,63% 393.304 27,40% 7,26% 0,23% Chi phát triển sự 1 0,22% nghiệp kinh tế- xã hội 994.582 65,14% 931.859 64,92% 62.72 6,73% 0,22% Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 237.767 15,57% 220.436 15,36% 3 7,86% - Chi sự nghiệp y tế, 17.33 0,04% dân số và gia đình - - - - - Chi sự nghiệp khoa 1 11,84 học, công nghệ 12.426 0,81% 11.111 0,77% Chi văn hóa thông tin; - % phát thanh truyền hình, thông tấn; thể 1.315 dục thể thao - - - - - - - Chi đảm bảo xã hội Chi sự nghiệp kinh tế, - - - - - - - bảo vệ môi trường Chi hoạt động của các - - - - - - - cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 14,43 0,002 Chi bổ sung quỹ dự 341 0,022% 298 0,021% 43 % % trữ tài chính Khái quát Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2019 so với năm 2018 tăng 91.458 tỉ đồng ứng với mức tăng 6,37% Chi ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào Chi đầu tư phát triển, Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội và Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo Tổng chi, dự toán chi NSNN là 1.633.300 tỷ đồng, quyết toán 1.526.893 tỷ đồng, bằng 93,5% (giảm 106.407,051 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã thực hiện chi ngân sách bám sát mục tiêu, dự toán được giao, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách an sinh xã hội Phân tích chi tiết 20

Ngày đăng: 14/03/2024, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w