Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế việt nam và phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2018 – 2019

27 0 0
Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế việt nam và phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2018 – 2019

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý luận về thu nhập nền kinh tế Việt Nam *Khái niệm: Thu nhập của nền kinh tế là tổng thu nhập của tất cả các bộ phận trong nền kinh tế *Lý do cần phân tích thu nhập nền kinh tế Đối với

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI THI MÔN: PHÂN TÍCH KINH TẾ Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi số: 04 Thời gian làm bài thi: 03 ngày TIÊU ĐỀ TIỂU LUẬN: Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế Việt Nam VÀ Phân tích tình hình chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2018 – 2019 Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hường Mã sinh viên: 1973402010940 Khóa/Lớp tín chỉ: CQ57/09.2LT2 Lớp niên chế: CQ57/09.04 Số thứ tự: 17 ID phòng thi: 581-058-0074 Ngày thi: 28/09/2022 Giờ thi: 15h45’ Hà Nội – 9/2022 MỤC LỤC Phần 1: Lý thuyết 1 1.1 Lý luận về thu nhập nền kinh tế Việt Nam 1 1.2 Lý luận về chi Ngân sách nhà nước 4 Phần 2: Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 - 2019 5 2.1 Về kinh tế 5 2.2 Về xã hội .6 Phần 3: Vận dụng 6 3.1.Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2019 6 3.2 Phân tích tình hình chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2018-2019 13 3.3 Đánh giá chung và giải pháp .22 PHỤ LỤC .25 Phần 1: Lý thuyết 1.1 Lý luận về thu nhập nền kinh tế Việt Nam *Khái niệm: Thu nhập của nền kinh tế là tổng thu nhập của tất cả các bộ phận trong nền kinh tế *Lý do cần phân tích thu nhập nền kinh tế Đối với bất kỳ quốc gia nào, thu nhập là một yếu tố rất quan trọng, tạo nên sức mạnh về tài chính và kinh tế, từ đó thực hiện các kế hoạch hay mục tiêu khác nhau (từ mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị, mục tiêu xã hội…) Đây là yếu tố then chốt để xác định được vị thế, vị trí, sức mạnh tiềm lực của mỗi quốc gia 1.1.1.Mục đích phân tích Phân tích thu nhập của nền kinh tế nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến động về thu nhập của toàn bộ nền kinh tế, từ đó thấy được sức mạnh, tiềm lực kinh tế và vị thế của nền kinh tế quốc gia Cụ thể: Nhìn thấy được quy mô của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu phản ánh thu nhập: GDP, GNI, GNP + Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập là thước đo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia mỗi thời kỳ Các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữ các nước với nhau + Các chỉ tiêu thu nhập quốc gia là cơ sở để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư như chỉ tiêu GNP bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người Phân tích làm rõ các nhân tố tác động đến thu nhập của nền kinh tế, cung cấp cơ sở cho việc lập và thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô dài hạn, kế hoạch tiền tệ, ngân sách ngắn hạn + Nguyên nhân khách quan - Yếu tố khách quan bên trong như lịch sử để lại ở mỗi một quốc gia khác nhau, dẫn đến sự phát triển khác nhau - Yếu tố khách quan bên ngoài như các diễn biến về thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh trong nước, trong khu vực và trên thế giới + Nguyên nhân chủ quan Các chính sách vĩ mô (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại và các chính sách phát triển khác) và năng lực các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý kinh tế và những người hoạch định chính sách vĩ mô Đề xuất các giải pháp, các kiến nghị để giúp gia tăng thu nhập cho nền kinh tế 1.1.2.Chỉ tiêu phân tích 1.1.2.1.Tổng sản phẩm trong nước (GDP- Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong lãnh thổ của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất 1 định (quý, năm) Đây là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến giúp đánh giá thu nhập của nền kinh tế Xác định GDP: ➢ Xác định GDP theo giá hiện hành Theo phương pháp sử dụng (phương pháp chi tiêu) GDP = Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân về hàng hóa dịch vụ (C ) + Chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa dịch vụ (G) + Tổng đầu tư trong nước (I) + Xuất khẩu ròng Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí GDP = Tiền lương (W)+Tiền lãi(chi phí thuê vốn I) +Tiền thuê nhà, đất (R )+Lợi nhuận (Pr)+Khấu hao (De) + Thuế gián thu (Ti) ➢ Xác định GDP theo giá so sánh Theo phương pháp sản xuất GDP theo giá so sánh = Giá trị sản xuất theo giá so sánh - Chi phí trung gian theo giá so sánh Theo phương pháp sử dụng GDP theo giá so sánh = Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh + Tích lũy tài sản theo giá so sánh + chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh 1.1.2.2.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP-Gross National Product) GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định Xác định GNP: GNP = GDP +/- Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài (NIA) 1.1.2.3 Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDPxanh) Là chỉ tiêu GDP sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh do chính hoạt động sản xuất gây nên Xác định GDPxanh: GDPxanh = GDP - Chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế 1.1.2.4.Thu nhập quốc gia (GNI) GNI là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm Tổng thu nhập quốc gia là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu Xác định GNI ➢ Xác định GNI theo giá hiện hành 2 GNI = GDP + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài ➢ Xác định GNI theo giá so sánh GNI = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑞𝑢ố𝑐 𝑔𝑖𝑎 (𝐺𝑁𝐼)𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á ℎ𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛ℎ 𝑛ă𝑚 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖ả𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝐺𝐷𝑃 𝑐ủ𝑎 𝑛ă𝑚 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝑠𝑜 𝑣ớ𝑖 𝑛ă𝑚 𝑔ố𝑐 1.1.2.5.Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) Thu nhập quốc gia khả dụng là tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành (tiết kiệm) của quốc gia Xác định NDI ➢ Xác định NDI theo giá hiện hành NDI = Thu nhập quốc gia (GNI) + Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài ➢ Xác định NDI theo giá so sánh NDI = Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) theo giá hiện hành năm báo cáo 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖ả𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝐺𝐷𝑃 𝑐ủ𝑎 𝑛ă𝑚 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝑠𝑜 𝑣ớ𝑖 𝑛ă𝑚 𝑔ố𝑐 𝑠𝑜 𝑠á𝑛ℎ 1.1.2.6.Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP là chỉ tiêu phản ánh mức sống của người dân ở mỗi quốc gia Xác định GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người (VND/người)= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ướ𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑉𝑁𝐷) 𝐷â𝑛 𝑠ố 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐ù𝑛𝑔 1 𝑛ă𝑚 1.1.3.Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian: giữa thực tế với mục tiêu, giữa quốc gia này với các quốc gia khác để xem xét biến động về giá trị và tỷ lệ, tỷ trọng của từng chỉ tiêu thu nhập Đánh giá sự tăng trưởng hay suy thoái về thu nhập của toàn bộ nền kinh tế -Phương pháp phân tích nhân tố: Mỗi chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố là các biến số vĩ mô, để đánh giá được các tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô tác động đến thu nhập của nền kinh tế cần sử dụng các phương pháp phù hợp để đo lường tác động của từng nhân tố đến GDP, GNP, GDP xanh, GNI, … trong mỗi thời kỳ, kết hợp với các phương pháp định tính để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố, cung cấp các căn cứ thích hợp để các chủ thể quản lý liên quan có cơ sở ra quyết định góp phần tăng GDP, GNP… một cách bền vững Để phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến GDP và GNP ta cần nghiên cứu mối quan hệ về lợi ích và sự phụ thuộc lẫn nhau của các chủ thể cơ bản trong nền kinh tế hiện nay Nghiên cứu để thấy rõ mối quan hệ của từng bên giúp các nhà phân tích có cơ 3 sở để xây dựng được giả thuyết nghiên cứu và thu nhập được dữ liệu cần thiết, sử dụng kỹ thuật phù hợp để đánh giá, nhận định tình hình thu nhập của toàn bộ nền kinh tế, đề xuất giải pháp cần thiết để điều chỉnh các hành vi của từng chủ thể nhằm góp phần ổn định và gia tăng thu nhập của nền kinh tế một cách bền vững 1.2 Lý luận về chi Ngân sách nhà nước Chi Ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Chi Ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Vì thế, chi Ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước 1.2.1.Mục đích phân tích Đánh giá quy mô của chi Ngân sách nhà nước Đánh giá quy mô và cơ cấu của từng hình thức chi để thấy được mức độ tập trung, quan tâm của mỗi lĩnh vực, ngành nghề ở mỗi giai đoạn khác nhau Chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến chi Ngân sách nhà nước: + Nguyên nhân khách quan: Lịch sử để lại ở mỗi một quốc gia khác nhau, dẫn đến sự phát triển khác nhau; Các diễn biến về thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh trong nước, trong khu vực và trên thế giới + Nguyên nhân chủ quan: Các chính sách liên quan đến việc sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách đều đầu tư theo từng ngành, từng địa phương cụ thể Đề xuất các giải pháp để xây dựng các dự toán chi Ngân sách phù hợp 1.2.2.Chỉ tiêu phân tích Để đánh giá tình hình chi Ngân sách nhà nước cần sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô chi Ngân sách nhà nước: bao gồm giá trị tổng chi ngân sách nhà nước và từng chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước: Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản chi khác Tổng chi ngân sách nhà nước = Chi đầu tư phát triển + chi dự trữ quốc gia + chi thường xuyên + chi trả nợ lãi + cho viện trợ + các khoản chi khác Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi ngân sách nhà nước: là tỷ trọng từng chỉ tiêu chi Ngân sách nhà nước Từng chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước được xác định như sau: Tỷ trọng từng chi tiêu chi ngân sách nhà nước (%) = 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ủ𝑎 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎ𝑖 𝑁𝑆𝑁𝑁 *100 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑛𝑔â𝑛 𝑠á𝑐ℎ 𝑛ℎà 𝑛ướ𝑐 1.2.3.Phương pháp phân tích + Thứ nhất, so sánh Chi ngân sách nhà nước giữa thực tế với dự toán, giữa năm này với năm trước để xác định chênh lệch tuyệt đối, tương đối; so sánh cơ cấu chi ngân sách nhà 4 nước giữa thực tế với dự toán, giữa năm nay với năm trước để xác định chênh lệch tuyệt đối Căn cứ vào trị số của chỉ tiêu, kết quả so sánh, đối chiếu với các ngưỡng đánh giá, chấm điểm để đánh giá kết quả của chính sách tài khóa + Thứ hai, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để làm rõ sự tác động của các nhân tố đến kết quả thực hiện chính sách tài khóa + Thứ ba, sử dụng mô hình định lượng để đánh giá sự tác động của chi ngân sách nhà nước đến tình hình tăng trưởng hay suy thoái kinh tế Phần 2: Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 - 2019 2.1 Về kinh tế Năm 2018, kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng, căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa một số nền kinh tế lớn Tuy nhiên, GDP cả năm 2018 vẫn đạt mức tăng 7,08%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện Công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, tích cực, với phương châm chặt chẽ, tiết kiệm xuyên suốt từ khâu phân bổ dự toán cho đến quá trình thực hiện Chi ngân sách được đảm bảo theo dự toán, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân sách và có thêm nguồn lực xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng Do đó, bội chi năm 2018 ước dưới 3,6% GDP thực hiện (dự toán 3,7% GDP) Trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị thế giới nhiều biến động bất thường, nhưng lạm phát bình quân năm 2018 tiếp tục được kiểm soát phù hợp mục tiêu 4% - đánh dấu thành công trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) tiếp tục góp phần quan trọng trong việc điều hành lạm phát do Chính phủ và Quốc hội giao Bước sang năm 2019, chính sách tiền tệ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, góp phần kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ở mức 2,01%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế vĩ mô GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% Chi ngân sách năm 2019 đáp ứng các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước Về bội chi ngân sách và nợ công, Chính phủ dự kiến bội chi ngân sách nhà nước năm 2019 khoảng 3,6%GDP, giảm 0,1%GDP so với năm 2018 “Trong bối cảnh khả năng tăng thu ngân sách nhà nước còn khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư lớn, nhiều nhiệm vụ chi cần được bảo đảm như chi lương và bảo đảm các chính sách an sinh - xã hội đã ban hành, việc giữ mức bội chi thấp hơn năm 2018 là tích cực” 5 Bên cạnh đó, về chính sách tiền tệ, ngân hàng đã giữ được ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên và hiện nay, trần lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 6% Sau các động thái điều hành của ngân hàng nhà nước, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm Các tổ chức tín dụng có thị phần lớn chủ động giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, áp dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp với nhiều đợt cắt giảm trong năm 2019 2.2 Về xã hội Dân số trung bình của Việt Nam năm 2019 là 96,48 triệu người, trong đó tỷ trọng dân số sống ở khu vực thành thị tiếp tục xu hướng tăng lên Chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng, tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong mẹ và trẻ em giảm mạnh Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhanh, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của nền kinh tế Đời sống dân cư cả nước tiếp tục được cải thiện Thiếu đói trong nông dân giảm mạnh trong những tháng gần đây Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2019 ước khoảng 5,7%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2018 Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nông thôn Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, trường học được đầu tư xây dựng mới, cải tạo đạt chuẩn Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện Ngành giáo dục đào tạo tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp giáo dục trung học theo hướng hợp lý và hiệu quả; tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Phần 3: Vận dụng 3.1.Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2019 6 Bảng 1: Phân tích thu nhập nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2019 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh Tỷ lệ lệch (%) 1.Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế 7.009.042,10 7.707.200,30 698.158,20 9,96 (tỷ đồng) 8,71 6,60 2 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người 73.481,50 79.880,60 6.399,10 7,36 theo giá thực tế (nghìn đồng) 3 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người 3.250,50 3.464,90 214,40 theo giá thực tế - USD 4 Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng) 4.532.739,40 4.866.315,60 333.576,20 5 Tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế (tỷ đồng) 6.651.467,80 7.320.005,50 668.537,70 10,05 *Phân tích khái quát Qua bảng phân tích ta thấy, trong giai đoạn 2018-2019, các chỉ tiêu thu nhập nền kinh tế Việt Nam đều tăng Cụ thể, qua chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 thì GDP năm 2018 là 4.532.739,40 tỷ đồng, năm 2019 là 4.866.315,60 tỷ đồng, như vậy tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh năm 2010 tăng 333.576,20 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,63% - đây là chỉ tiêu chính phản ánh thực chất và đúng nhất về thu nhập của nền kinh tế Việt Nam Điều này cho thấy thu nhập nền kinh tế giai đoạn này có sự phát triển về năng lực, tiềm lực và sức mạnh kinh tế GDP Thái Lan năm 2019 ước tăng trưởng 3,9%, GDP Malaysia tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm Tăng trưởng kinh tế của Philippines ước đạt 6,7% trong năm 2019; tăng trưởng GDP của Myanmar năm 2019 ước đạt 6,3%; tăng trưởng GDP 2019 của Lào là 6,5% và Việt Nam tăng trưởng GDP đạt trên 7%, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và trên thế giới Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang bứt phá và rút ngắn khoảng cách với các nước đang phát triển Nhờ có chính sách vĩ mô ổn định, việc kiểm soát lạm phát tốt, làm cho tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế và theo giá so sánh không bị chênh nhau nhiều Cụ thể, tốc độ tăng về tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh năm 2010 là 7,36% và tốc độ tăng về tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế là 9,96% Ngoài ra, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế-nội tệ tăng 8,71%; tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế - ngoại tệ tăng 6,60% và tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế tăng 10,05% Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu Kết quả tăng trưởng 7,36% về GDP khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 *Phân tích chi tiết 7 ➢ Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế (GDP) Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế năm 2018 là 7.009.042,10 tỷ đồng, năm 2019 là 7.707.200,30 tỷ đồng Như vậy tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế tăng 698.158,20 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,96% Đây là một tốc độ tăng khá lớn về GDP của nền kinh tế Việt Nam, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới Năm 2019, Việt Nam không chỉ đạt được tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ 2,79%, mặt bằng lãi suất và tỷ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động Về tăng trưởng GDP, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên thách thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền kinh tế sản xuất định hướng xuất khẩu *So sánh với các quốc gia khác Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia giai đoạn 2018-2019 Quốc gia Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Việt Nam (tỷ USD) 308.70 330.39 21.69 7.03% Thái Lan (Tỷ USD) 506.75 544.08 37.33 7.37% Trung Quốc (Tỷ USD) 13890 14280 390.00 2.81% Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, GDP Thái Lan giai đoạn 2018- 2019 lớn hơn Việt Nam khoảng 1.4 đến 1.6 lần và khoảng cách này đang có xu hướng rút ngắn lại Giai đoạn 2018- 2019 Thái Lan có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn Việt Nam, đạt tốc độ tăng 7.37% Năm 2019, sức mạnh của đồng Baht Thái Lan gia tăng đã gây trở ngại cho các lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, khiến sự phục hồi tăng trưởng GDP của Thái Lan chưa đạt kỳ vọng Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là tốc độ tăng tương đối ổn định đối với nền kinh tế đang phát triển như Thái Lan Khi đặt GDP của Việt Nam với Trung Quốc, có thể thấy, GDP của Trung Quốc cao hơn Việt Nam gấp hơn 40 lần Mặc dù Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ nhưng Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2018-2019 thấp hơn Việt Nam Tốc độ tăng về GDP của Việt Nam là 7,03% còn tốc độ tăng về GDP của Trung Quốc là 2,81% ❖ Cụ thể về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế (GDP) - Tổng sản phẩm trong nước theo thành phần kinh tế giai đoạn 2018-2019 8 hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm Hoạt động du lịch đạt kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay → Qua việc phân tích GDP theo thành phần kinh tế và khu vực kinh tế ta thấy, thu nhập nền kinh tế đang phát triển tốt và tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài Nhà nước - vai trò, vị thế của thành phần kinh tế này ngày càng được khẳng định và thể hiện rõ nét thông qua những đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội và GDP tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng ➢ Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế Tại năm 2018, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế - Nội tệ là 73.481,50 nghìn đồng/người, năm 2019 là 79.880,60 nghìn đồng/người, như vậy, Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế - Nội tệ tăng 6.399,10 nghìn đồng/người, tương ứng tăng 8,71% Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá thực tế - Ngoại tệ năm 2019 là 3.464,90 USD/người, tăng 214,40 USD/người, tương ứng tăng 6,60% Cho thấy mức thu nhập trung bình của người dân cũng như chất lượng cuộc sống của người dân tại Việt Nam ổn định và ngày càng được chú trọng; phát triển; tuy năng suất lao động tăng nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực Nguyên nhân làm cho tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng là do cả GDP theo giá thực tế tăng và dân số tăng Tuy nhiên, tốc độ tăng của GDP theo giá thực tế (9,96%) lớn hơn tốc độ tăng của dân số trung bình (1,96%) Theo số liệu tổng cục thống kê, dân số trung bình năm 2018 là 94.666 nghìn người, năm 2019 tăng 1.818 nghìn người, với tỷ lệ tăng là 1,92% Nhìn chung, GDP/người đều tăng là do nước ta đang tiến hàng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, còn nhờ vào những chính sách, chiến lược đúng đắn của Nhà nước, thực hiện phương châm đa dạng hóa các sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn rất khiêm tốn và thuộc ở mức trung bình, khoảng cách giàu nghèo còn đang gia tăng *So với các quốc gia khác Bảng 5: Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của các nước giai đoạn 2018-2019 Quốc gia Năm 2018 năm 2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Việt nam (USD/người) 3.230,90 3.425,10 194,20 6,01 Thái Lan (USD/người) 7.298,90 7.818,40 519,50 7,12 Trung Quốc (USD/người) 9.769,00 10.100,00 331,00 3,39 Giai đoạn 2018-2019, GDP bình quân trên đầu người tại Việt Nam có đà tăng trưởng rất khả quan khi lên đến 6,01% Sự tăng trưởng này có ý nghĩa khá lớn đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2019 giảm còn 11 3,75% Do Việt Nam đang trên đà bắt kịp với các nền kinh tế lớn trong khu vực nên với tốc độ tăng trưởng như vậy được coi là một dấu hiệu tốt So với Việt Nam, tại Thái Lan, giai đoạn 2018-2019, GDP bình quân trên đầu người vẫn tăng rất mạnh so với các nước trong khu vực khi có tốc độ tăng lên tới 7,12%, tăng mạnh hơn Việt Nam Thái Lan được bình chọn là một trong năm nền kinh tế hàng đầu thế giới ghi nhận mức tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động Do Thái Lan vẫn là một nền kinh tế lớn trong khu vực và có các chính sách đầu tư hiệu quả nên đời sống người dân Thái ở mức khá tốt so với các nước khác trong khu vực, vì vậy GDP/người của Thái Lan đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 nước Còn Trung Quốc thì GDP bình quân năm 2018 là 9.769 USD/người và tăng 331 USD/người Vào cuối năm 2019, Tại Trung Quốc bùng phát dịch bệnh Covid 19, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước này, do đó mà GDP/người của Trung Quốc dù đạt rất cao trong mỗi năm, gấp 1,3 lần so với Thái Lan; tăng gấp 3 lần so với Việt Nam, nhưng tốc độ tăng lại thấp nhất trong giai đoạn 2018-2019 ➢ Tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế (GNI) Tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế năm 2018 là 6.651.467,80 tỷ đồng, năm 2019 là 7.320.005,50 tỷ đồng, tăng 668.537,70 tỷ đồng, tương ứng tăng 10,05% Quy mô về GNI tăng cho thấy thu nhập Việt Nam có xu hướng tăng Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, mặc dù tăng trưởng cao nhưng GNI của Việt Nam năm 2018 mới bằng 33,3% mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á, năm 2019 bằng 34,9% Tất nhiên, so với các nước khác trong khu vực và Châu lục thì con số này không phải là lớn Nhưng GNI tăng cũng phản ánh được phần nào các chính sách, đường lối mà Nhà nước ta đang đi là đúng đắn Sự dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp đã có những hiệu quả rõ rệt và bước đầu cho thấy thành công Với tình hình đất nước trải qua nhiều biến động về sự phát triển kinh tế, phục hồi đất nước còn nhiều khó khăn thì sự tăng trưởng của GNI như trên là 1 tín hiệu khả quan Nhìn chung tổng thu nhập quốc gia luôn ở mức thấp hơn so với tổng sản phẩm trong nước, cho thấy phần thu nhập ròng từ nước ngoài thấp hơn thu nhập của người nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài tạo ra trong nước, vì vậy kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn cũng như thu nhập nước ngoài Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến đời sống cũng như thu nhập của người Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài Mặc dù vậy, tổng thu nhập quốc gia của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng nhờ sự tăng trưởng của GDP *So với các quốc gia khác 12 Quy mô GNI của Việt Nam luôn tăng qua các năm Năm 2018, quy mô GNI của Việt Nam đạt 289,80 tỷ USD Đến năm 2019, quy mô là 316,88 tỷ USD tăng thêm 27,08 tỷ USD, tương ứng tăng 9,39% so với năm 2018 Với tốc độ tăng 9,39% phần nào thể hiện nền kinh tế Việt Nam được đóng góp rất lớn bởi người Việt Nam ở nước ngoài Từ biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng GNI cả 3 nước đang có xu hướng giảm, tuy nhiên, tốc độ tăng về GNI của Việt Nam đều lớn hơn so với Thái Lan và Trung Quốc ở cả 2 năm: Thái Lan cũng là một nền kinh tế có sự đóng góp không nhỏ vào GNI bởi lực lượng lao động ở nước ngoài Tuy nhiên, tốc độ tăng của chỉ tiêu này năm 2019 so với 2018 đạt mức thấp hơn so với Việt Nam, cụ thể là 8,64% Điều này cho thấy người nước ngoài đầu tư vào Thái Lan chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế Năm 2018, GNI của Trung Quốc đạt 13.385,38 tỷ USD đến năm 2019 đạt 14.512,82 tỷ USD, tăng 1740 tỷ USD tương ứng 8,42% GNI của Trung Quốc tăng cho thấy thu nhập của kinh tế vẫn phát triển tốt Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập vẫn là một thách thức lớn với Trung Quốc Hiện tại, 20% các hộ gia đình giàu nhất Trung Quốc có thu nhập khả dụng cao hơn gấp 10,3 lần so với nhóm 20% nghèo nhất *Kết luận Nhìn chung, Thu nhập kinh tế của Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển tốt, ổn định hơn và là điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, nguồn lực dồi dào với giá lao động rẻ Từ bảng số liệu so sánh các chỉ tiêu về thu nhập nền kinh tế Việt Nam và thu nhập nền kinh tế Thái Lan, Trung Quốc giai đoạn 2028 - 2019 ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt Mỗi quốc gia đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng cho từng chỉ tiêu làm tăng thu nhập của đất nước mình Với sự phát triển của khu vực dịch vụ Thái Lan và Trung Quốc luôn là bài học để doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam áp dụng linh hoạt Để giúp cho thu nhập của nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh và ổn định trong thời gian tiếp theo, Nhà nước ta cần có những giải pháp cụ thể về vấn đề này (giải pháp cụ thể ở mục 3.3) 3.2 Phân tích tình hình chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2018-2019 13 Bảng 6: Phân tích chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2018-2019 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2019-2018 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ lệ Tỷ (tỷ đồng) trọng (tỷ đồng) trọng (tỷ đồng) (%) trọng (%) (%) (%) Tổng chi 1.435.435 100,00 1.526.893 100,00 91.458 6,37 0,00 Chi đầu tư phát triển 393.304 27,40 421.845 27,63 28.541 7,26 0,23 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội 931.859 64,92 994.582 65,14 62.723 6,73 0,22 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 220.436 15,36 237.767 15,57 17.331 7,86 0,22 Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình - - Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 11.111 0,77 12.426 0,81 1.315 11,84 0,04 Chi văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thông tấn; thể dục thể thao - - - - - Chi đảm bảo xã hội - - - - - Chi sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi trường - - - - - Chi hoạt động của các cơ quan Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể - - - - - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 298 0,02 341 0,02 43 14,43 0,00 *Phân tích khái quát Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2019 tăng, cụ thể, tổng chi Ngân sách nhà nước năm 2018 là 1.435.435 tỷ đồng, năm 2019, tổng chi ngân sách nhà nước là 1.526.893 tỷ đồng, như vậy, tổng chi ngân sách nhà nước tăng 91.458 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,37% Chi ngân sách tăng có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Nguyên nhân làm cho tổng chi ngân sách tăng là do toàn bộ các khoản chi trong tổng chi ngân sách đều tăng, cụ thể, trong tổng chi ngân sách, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính có tốc độ tăng lớn nhất là 14,43%, thứ 2 là chi sự nghiệp khoa học công nghệ với tốc độ tăng là 11,84%, tiếp là chi sự nghiệp giáo dục tăng 7,68%, sau đó là chi đầu tư phát triển với tốc độ tăng là 7,26% và chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội với tốc độ tăng là 6,73% Về cơ cấu, trong tổng chi ngân sách nhà nước thì chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội mặc dù có tốc độ tăng thấp nhất nhưng lại là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất, cả năm 2018 và năm 2019 tỷ trọng đều chiếm trên 60%, thứ 2 là chi đầu tư phát triển với tỷ trọng năm 2018 là 27,40% và năm 2019 là 27,63%, thứ 3 là chi sự nghiệp giáo dục chiếm 15,57% tại năm 2019, chi sự nghiệp khoa học chiếm 0,81%, và cuối cùng là chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính chiếm một tỷ trọng rất nhỏ với 0,02% 14 Bảng 7: Tổng thu - chi Ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2018-2019 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng thu (tỷ đồng) 1.431.662 1.277.988 (153.674) (10,73) Tổng Chi (tỷ đồng) 1.435.435 1.526.893 91.458 (6,37) Qua bảng số liệu ta thấy, chi ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng với mức tăng là 6,37%; trong khi đó thì thu ngân sách nhà nước lại có xu hướng giảm với tốc độ giảm là 10,73% Điều này cho thấy trong năm 2018 và năm 2019 tình hình ngân sách Nhà nước đang ở mức bội chi, do đó, Nhà nước cần đẩy mạnh gia tăng nợ công, gây áp lực nặng nề đối với tình hình nợ công của đất nước *Phân tích chi tiết ❖ Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển tại năm 2018 là 393.304 tỷ đồng, năm 2019 là 421.845 tỷ đồng, như vậy, so với năm 2018, chi đầu tư phát triển tăng 28.541 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 7,26% Về tỷ trọng, năm 2018 và năm 2019, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lần lượt là 27,40% và 27,63%, như vậy tỷ trọng của chi đầu tư phát triển tăng 0,23% trong năm 2019 - đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi ngân sách nhà nước Chi đầu tư phát triển tăng cho thấy quá trình nước ta đang kích thích quá trình vận động các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự tăng trưởng Hiện nay, chi đầu tư công vẫn được nhà nước ta đẩy mạnh phát triển, tuy nhiên, chi đầu tư công lại chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro Do đó, hiệu quả của khoản chi này cần giám sát chặt chẽ Để làm rõ sự tăng về chi đầu tư phát triển, ta có thể phân tích một số vấn đề sau: Bảng 8: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo khoản mục đầu tư ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu năm 2018 năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.426.400 2.670.471 244.071 10,06 -Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.708.239 1.889.520 181.281 10,61 Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội phân theo khoản mục đầu tư, Nhà nước đang tập trung vào phát triển vốn đầu tư xây dựng dở dang Cụ thể vốn đầu tư xây dựng dở dang trong cả năm 2018 và năm 2019 đều chiếm trên 70% trong tổng vốn đầu tư và tăng 10,61% so với năm 2018 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất, cho thấy, trong năm 2019, nhà nước đã tiến hàng tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người 15 dân Đây là yếu tố quan trọng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội ❖ Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội Năm 2018, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội là 931.859 tỷ đồng, năm 2019 là 994.582 tỷ đồng, như vậy, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội tăng 62.723 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,73% Về tỷ trọng, chi phát triển sự nghiệp là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng năm 2018 và năm 2019 là 64,92% và 65,14%, tỷ trọng tăng 0,22% so với năm 2018 Đây là các khoản chi quan trọng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất kết hợp với sức lao động có chất lượng cao Cụ thể về khoản chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội như sau: - Chi phát triển sự nghiệp kinh tế Tình hình tình kinh tế của nước ta năm 2019 có sự phát triển hơn so với năm 2018 là do sự hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 Từ đó, Nhà nước đã tiến hành việc chi ngân sách nhà nước nhiều hơn để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế của đất nước Tổng sản phẩm trong nước theo thành phần kinh tế giai đoạn 2018-2019 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng (Tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) Tổng số 7.009.042,13 100,00 7.707.200,29 100,00 698.158,16 9,96 0,00 1.Kinh tế Nhà nước 1.495.494,06 21,34 1.587.127,23 20,59 91.633,17 6,13 (0,74) 2.Kinh tế ngoài Nhà nước 3.514.624,36 50,14 3.895.947,83 50,55 381.323,47 10,85 0,41 3.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.369.513,10 19,54 1.534.823,16 19,91 165.310,06 12,07 0,37 4.Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 629.410,60 8,98 689.302,07 8,94 59.891,47 9,52 (0,04) Tổng sản phẩm trong nước theo thành phần kinh tế giai đoạn 2018 - 2019 tăng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài Nhà nước với tỷ trọng năm 2018 và năm 2019 lần lượt là 50,14% và 50,55% Sau đó là thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 21,34% và 20,59% và cuối cùng là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm dưới 20% 16 Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế giai đoạn 2018-2019 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ lệ Tỷ (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) trọng (tỷ đồng) (%) trọng (%) (%) Tổng số 7.009.042,13 100,00 7.707.200,29 100,00 698.158,16 9,96 0,00 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 862.579,58 12,31 908.257,22 11,78 45.677,64 5,30 (0,52) Công nghiệp và xây dựng 2.561.274,55 36,54 2.836.491,47 36,80 275.216,92 10,75 0,26 Dịch vụ 2.955.777,40 42,17 3.273.149,53 42,47 317.372,13 10,74 0,30 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 629.410,60 8,98 689.302,07 8,94 59.891,47 9,52 (0,04) Về tỷ trọng, qua biểu đồ, ta thấy tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GDP với tỷ trọng cả 2 năm lần lượt là 42,17% và 42,47%, tỷ trọng tăng 0,30%; Tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm 36,54% và 36,80% trong năm 2018 và 2019, cuối cùng là tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng ít nhất và giảm 0,52% Điều này chứng tỏ, xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước Như vậy, Việc tăng Tổng sản phẩm tỏng nước cho thành phần kinh tế và các khu vực kinh tế đòi hỏi các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế của Nhà nước ta trong năm 2019 cũng tăng Tăng chi cho sự nghiệp kinh tế giúp mở rộng quy mô nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng về GDP theo ngành đồng thời đẩy mạnh sự phát triển GDP theo thành phần kinh tế - Chi phát triển sự nghiệp xã hội Chi cho sự nghiệp xã hội chủ yếu là do ngân sách nhà nước tài trợ, bên cạnh đó còn có nguồn do các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước quyên góp, ủng hộ của nhân dân Cụ thể về tình hình xã hội Việt Nam giai đoạn 2018-2019 như sau: Bảng 9: Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2018-2019 Chỉ tiêu năm 2018 năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1.Dân số trung bình (Nghìn người) 95.385 96.484 1.099 1,15% 2.Lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người) 54.283 54.659 377 0,69% 3.Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động (%) 2,19% 2,17% (0,02)% Dân số trung bình của Việt Nam năm 2019 là 96.484 nghìn người, trong đó tỷ trọng dân số sống ở khu vực thành thị tiếp tục xu hướng tăng lên, cụ thể, dân số thành thị năm 2019 là 33.817 nghìn người, đã tăng 1.180 nghìn người vào năm 2019 Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, lao động năm 2019 là 54.659 nghìn người, đã tăng 377 nghìn người, tương ứng tăng 0,69% so với năm trước Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 2,19% xuống còn 17 2,17%, tương đương giảm 0,02%, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng lên Việc tăng các khoản chi cho sự nghiệp xã hội giúp cho đời sống dân cư và an sinh xã hội năm 2019 tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện Theo báo cáo sơ bộ, tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội trong năm 2019 hơn 5,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm 3,4 nghìn tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1,3 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và gần 0,8 nghìn tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác Bên cạnh đó, đã có gần 24 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước *So với quốc gia khác (Trung Quốc) Qua biểu đồ ta thấy, Tỷ trọng chi sự nghiệp kinh tế- xã hội của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Việt Nam, nguyên nhân là do trong tổng chi của Trung Quốc còn phân bổ chi ở nhiều khoản mục khác Tuy nhiên, đây cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của Trung Quốc và có xu hướng tăng nhẹ từ 21,67% lên 21,77% trong năm 2019 Cụ thể như sau: • Chi cho sự nghiệp kinh tế Ngân sách chi cho nông nghiệp, lâm nghiệp là 45,166 tỷ nhân dân tệ, giảm 13,815 tỷ nhân dân tệ, tương đương 23,4% so với thực tế năm 2018 Chủ yếu là do giảm các khoản chi liên quan đến việc xây dựng Dự án Chuyển nước Nam-Bắc, do Công ty TNHH Liên minh Bảo lãnh Tín dụng Nông nghiệp Quốc gia rót vốn và chi xây dựng cơ bản • Chi cho sự nghiệp xã hội Số tiền ngân sách dành cho an sinh xã hội và chi tiêu việc làm là 113,571 tỷ nhân dân tệ, giảm 7,184 tỷ nhân dân tệ tương đương 5,9% so với số thực tế trong năm 2018 Nguyên nhân chính là do năm 2019 không bố trí được nguồn ngân sách chung cấp để bổ sung cho quỹ an sinh xã hội quốc gia Ngân sách cho các vấn đề quản lý nhân sự và an sinh xã hội là 942 triệu nhân dân tệ, tăng 38 triệu nhân dân tệ hay 4,2% so với số tiền 18

Ngày đăng: 14/03/2024, 23:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan