1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác dự phòng loét ép của điều dưỡng cho người bệnh tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện sản nhi quảng ninh năm 2023

41 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,46 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (6)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (6)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (11)
  • Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (16)
    • 2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế (16)
    • 2.2. Thực trạng công tác dự phòng loét ép của điều dưỡng cho NB (17)
    • 2.3. Kết quả nghiên cứu (0)
  • Chương 3 (26)
  • PHỤ LỤC (36)

Nội dung

Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh các biện pháp dự phòng loét épDANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.2.2.6: Thực trạng nhận định được dấu hiệu các mức độ loét ép của điều dưỡng cho người

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Da là hàng rào bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể ổn định thân nhiệt, chống mất nước, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại của môi trường như vi khuẩn, bụi bẩn hay ánh nắng v.v Da còn là nơi đón nhận xúc giác của cơ thể giúp con người biết đau, nóng, lạnh và khoái cảm Diện tích da trên cơ thể người lớn khoảng 2m2 và trọng lượng da chiếm khoảng 15 - 20% trọng lượng toàn cơ thể Da có 3 lớp, lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp mô dưới da [1],[5],[6].

1.1.2 Đại cương về loét ép

Loét ép được định nghĩa là một tổn thương cục bộ đối với da và/hoặc các mô dưới da thường là do các áp lực của cơ - xương, do áp lực hoặc áp lực kết hợp với lực trượt và/hoặc ma sát

Theo Hội đồng tư vấn loét ép quốc gia Mỹ/Hội đồng tư vấn loét ép Châu Âu - NPUAP/EPUAP (2007) loét ép được phân thành 4 độ như sau [19]: Độ I: Vùng da bị tỳ đè thay đổi màu sắc, thường màu hồng hoặc sậm (dấu hiệu báo trước vùng da bị loét ép). Độ II: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày của lớp da bao gồm lớp thượng bì và lớp đáy (loét nông nhìn như vết trầy hay phồng rộp). Độ III: Tổn thương hoàn toàn chiều dày của lớp da, tổ chức dưới da đã bị tổn thương nhưng mới chỉ khu trú ngoài lớp cân. Độ IV: Hoại tử toàn bộ lớp da có khi lan rộng tới cả vùng cơ, xương,khớp đôi khi tạo nên nhiều ngóc nghách.

Hình 1.1 Phân độ loét ép 1.1.3 Các yếu tố nguy cơ gây loét ép

Theo hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của Hiệp hội quản lý vết thương Úc - AWMA (2012), các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển loét ép bao gồm các yếu tố làm tăng thời gian, mức độ áp lực lên da, mô dưới da và các yếu tố làm giảm sức chịu đựng của mô [19].

Hình 1.2 Các yếu tố nguy cơ phát triển loét ép

1.1.3.1 Các yếu tố làm tăng áp lực

Thiếu vận động/ hoạt động: Bất cứ ai kể cả những người bình thường đều có thể bị loét ép nếu họ giữ nguyên cơ thể ở một tư thế trong một thời gian đủ lâu gây ra áp lực nặng lên một phần cơ thể Khi đó lưu lượng máu đến những vùng bị tì đè sẽ giảm.Việc không sử dụng các cơ xung quanh khu vực xương sát da của cơ thể (vùng chẩm, gai hông, khuỷu tay, cùng cụt, háng, ụ ngồi) dẫn đến tình trạng teo cơ, làm tăng nguy cơ bong, tróc da.

1.1.3.2 Các yểu tố làm giảm sức bền của mô

 Các yếu tố bên ngoài

Theo hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của AWMA (2012), lực trượt, ma sát và độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng áp lực của da và các mô dưới da [19].

 Các yếu tố bên trong [19]

Các yếu tố bên trong cơ thể làm giảm khả năng chịu đựng của da thông qua tác động lên cấu trúc hỗ trợ của da, hệ thống mạch máu và bạch huyết.

Tuổi cao là đặc điểm nhân khẩu học có liên quan nhiều nhất với nguy cơ phát triển loét ép, các yếu tố chủng tộc và giới tính hầu như không ảnh hưởng đến mức độ gia tăng nguy cơ loét ép Người bệnh bị các bệnh mạn tính cũng làm tăng nguy cơ loét ép.

Sự gia tăng nhiệt độ da cũng có liên quan với nguy cơ phát triển loét ép, mặc dù cơ chế không được hiểu rõ Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và mất nước của NB làm tăng nguy cơ loét ép.

1.1.4 Đánh giá nguy cơ loét ép Đánh giá nguy cơ loét ép nhằm mục đích làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn gây loét ép và giúp cải thiện chất lượng chăm sóc NB Các công cụ đánh giá nguy cơ loét ép phải có các giá trị tiên đoán, nhạy cảm cao, cụ thể, đáng tin cậy và dễ sử dụng.

Thang đo Braden scale được sử dụng để dự đoán nguy cơ loét ép bao gồm sáu phần dùng để đánh giá các yếu tố lâm sàng của áp lực cao và kéo dài (hoạt động, di động, cảm nhận giác quan) hoặc sự chịu đựng của mô đối với áp lực (dinh dưỡng, độ ẩm, ma sát và lực trượt) Mỗi phần bao gồm một tiêu đề, 4 cấp độ, mỗi cấp độ có một hoặc hai cụm từ mô tả các điều kiện áp dụng.

Năm trong số các phần được đánh giá từ l điểm (ít thuận lợi) đến 4 điểm (thuận lợi nhất) Mức độ ma sát và lực trượt được đánh giá từ l điểm đến

3 điểm Tổng điểm của thang điểm Braden scale là 23 điểm Điểm đánh giá nguy cơ của NB càng thấp thi nguy cơ phát triển loét ép càng cao Cụ thể:

+ Nguy cơ thấp: từ 15 - 18 điểm

+ Nguy cơ trung bình: 13-14 điểm

+ Nguy cơ rất cao: < 10 điểm

Thang đo Norton scale được sử dụng để dự đoán nguy cơ loét ép bao gồm 5 phần dùng để đánh các yếu tố lâm sàng: thể chất, tinh thần, hoạt động, cử động, đại tiểu tiện không tự chủ) Mỗi phần bao gồm một tiêu đề, 4 cấp độ, mỗi cấp độ có một hoặc hai cụm từ mô tả các điều kiện áp dụng Mỗi phần được đánh giá từ 1 điểm (ít thuận lợi) đến 4 điểm (thuận lợi nhất). Tổng điểm của thang đo Norton scales là 20 điểm Điểm số càng thấp thì nguy cơ phát triển loét ép càng cao: nguy cơ thấp(>18 điểm), nguy cơ trung bình (15-18 điểm), nguy cơ cao (10-14 điểm), nguy cơ rất cao (< 10 điểm)

Thang đo Waterlow được xem là một thang đo toàn diện và bao quát để đánh giá nguy cơ và phòng ngừa loét ép trong quá trình nằm viện. Đánh giá nguy cơ loét ép bao gồm các mục: Cân nặng (0-3), không kiểm soát được đại tiểu tiện (0-3), tình trạng da (0-3), di chuyển (0-5), tuổi (1-5), giới tính (1-2), sự sút cân của NB (0-4).

Các yếu tố nguy cơ đặc biệt: thiểu dưỡng mô: điểm từ 1-8, chấn thương hay phẫu thuật lớn; điểm từ 5-8, suy giảm nhận thức - cảm giác: điểm từ 4-6.

Người bệnh có điểm số càng cao thì nguy cơ phát triển loét ép càng cao: có nguy cơ (> 10 điểm), nguy cơ cao (>15 điểm), nguy cơ rất cao (> 20 điểm)

1.1.4.4 Đánh giá da người bệnh

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các hoạt động chăm sóc người bệnh loét ép

+ Mục đích: Đánh giá tình trạng tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, tổn thương loét Đánh giá toàn trạng: tri giác, bệnh lý, dinh dưỡng và tổn thương đi kèm

+ Nhận định toàn thân: Khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng để phát hiện ra bệnh hiện tại và các tình trạng có thể ảnh hưởng đến sự lành vết thương Xác định nguy cơ hình thành loét tì: Sự di chuyển, các bệnh lý kèm theo, tình trạng dinh dưỡng,…

+ Nhận định tình trạng da: Quan sát vùng da bị tì đè: Màu sắc của da, tuần hoàn da, độ căng phồng và di động? Tình trạng da? Bề mặt ngoài của da là mềm mại hay thô ráp? Da có vết rách, vết xước, vết loét? Kích thước? Độ sâu của vết thương? Vết thương có vảy? Có vỏ cứng hay ẩm ướt? Sờ vùng da bị đè: nóng/lạnh, vùng da thô ráp hay mềm mại Da đàn hồi hay mỏng và bở?

- Chẩn đoán điều dưỡng: Một số chẩn đoán có thể gặp ở bệnh nhân có nguy cơ loét tì đè

+Nguy cơ loét tì đè liên quan đến giảm vận động, …

+Đau liên quan đến vết loét tì.

+Nhiễm trùng vết loét liên quan đến vệ sinh kém

+Nguy cơ nhiễm trùng vết loét, nhiễm trùng cơ thể liên quan đến vệ sinh kém, người bệnh nằm lâu.

+Lành vết loét kém liên quan đến dinh dưỡng kém.

+ Người nhà thiếu kiến thức về chăm sóc người bệnh liên quan đến chưa được tư vấn đầy đủ về cách theo dõi và chăm sóc người bệnh.

- Lập kế hoạch chăm sóc

+Đánh giá dinh dưỡng và hỗ trợ

+Kiểm soát vùng da nguy cơ

+Chăm sóc loét và kiểm soát nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn

- Thực hiện kế hoạch chăm sóc

+ Tránh bị tì đè: vải trải giường thẳng, phẳng, dùng nệm, chêm độn vùng tỳ đè, xoay trở 2h/lần

+Giữ da sạch sẽ khô ráo: thay quần áo, vải trải giường, vệ sinh da khô ráo

+Quản lý chất tiết: thay băt vết thương, chăm sóc các dẫn lưu, quản lý nước tiểu, phân,…

+ Kích thích tăng tuần hoàn tại chỗ: Massage vùng da bị tì đè, tập vận động thụ động, chủ động, dùng sức nóng: đèn chiếu, …

+Dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là protein và vitamin A,C Tránh tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh.

+ Quản lý ổ nhiễm khuẩn: phòng ngừa và điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể

+Phòng ngừa tổn thương da

- Đánh giá: Đánh giá quá trình lành vết thương hàng ngày và những bất thường để can thiệp

+Lành vết loét nên được đánh giá thường xuyên để đảm bảo diễn biến vết loét là tiếp tục hướng tới khỏi hoàn toàn.

+Theo dõi về dinh dưỡng, hỗ trợ tâm lý xã hội, và mức độ đau và nên cảnh giác dấu hiệu của biến chứng.

-Đánh giá và kiểm tra lại kế hoạch chăm sóc

+ Nếu vết loét không lành, điều dưỡng phải đánh giá lại kế hoạch điều trị và xác định cho dù đó là việc tuân thủ hướng dẫn của NB và người chăm sóc.

+Đặc biệt, điều dưỡng nên đánh giá xem liệu quản lý vết thương đầy đủ và nên đánh giá mức độ tuân thủ tẩy rửa, mặc quần áo, và các can thiệp hỗ trợ dinh dưỡng.

1.2.2 Hoạt động công tác dự phòng loét ép cho NB trên thế giới

Nghiên cứu ở Châu Âu, Mỹ, Canada và Úc đã ước tính mức độ loét tỳ đè thay đổi từ 8,3% đến 25,1% [18] Trong khi đó, tỷ lệ loét tỳ đè ở các nước Châu Á cao hơn, biến đổi từ 2,1% đến 31,3% Trong nghiên cứu của Fife C, Otto G và cộng sự trên các bệnh nhân tại một đơn vị hồi sức thần kinh cho kết quả có 12,4% bệnh nhân xuất hiện ít nhất một vết loét sau trung bình 6,4 ngày và thang điểm Braden được chứng minh là một yếu tố dự đoán căn bản cho sự xuất hiện vết loét.

Nghiên cứu tổng quan hệ thống được thực hiện bởi Mclnness E và cộng sự tại Anh năm 2011 cho thấy sử dụng da cừu y tế làm giảm khoảng 50% nguy cơ phát triển loét ép, ngoài ra tỷ lệ loét ép từ độ 2 trở lên cũng giảm đi đáng kể khi sử dụng da cừu y tế và điều này cũng gợi ý việc sử dụng da cừu y tế trong việc DPLE.

Theo một nghiên cứu tổng quan hệ thống được thực hiện bởi Krapfl

LA và Gray M (2008), thì thay đổi tư thế NB 4 giờ 1 lần kết hợp với sử dụng bề mặt phân phối áp lực thích hợp hiệu quả DPLE tốt hơn so với thay đổi tư thế NB 2 giờ 1 lần Không có sự khác biệt khi đặt NB ở tư thế đầu cao 30° và tư thế Fowler

1.2.3 Hoạt động công tác dự phòng loét ép cho NB tại Việt Nam

Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt điều trị nội trú tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nội trú loét tỳ đè là 23,3% Thời gian xuất hiện loét sớm nhất là 2 ngày, muộn nhất là 4 ngày Vị trí loét gặp nhiều nhất là cùng cụt chiếm 23,4% Có 26,6% bệnh nhân loét độ I, 73,4% bệnh nhân loét độ II, không có loét độ III và IV Tỷ lệ loét cao ở nhóm bệnh nhân có thể trạng thừa cân (66,7%) (p>0,05) Tỷ lệ loét ở nhóm bệnh nhân CTCS cổ là cao nhất với 27,3% Tỷ lệ loét ở nhóm bệnh nhân liệt tủy ASIA (A) là cao nhất với 50% Thang điểm Braden giúp đánh giá sát nguy cơ loét ngay từ khi nhập viện với điểm trung bình là 14,16 ± 5,38.

Nghiên cứu “Khảo sát nguy cơ loét tỳ đè và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nội trú tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Thanh Nhàn” của

Vũ Thị Kim Định và Đào Quang Minh năm 2016: Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ bị loét tỳ đè là 93,5% Nguy cơ loét tỳ đè cao và rất cao chiếm 54,8% và tỷ lệ loét mới 3.2% rơi vào nhóm nguy cơ đó.

Nghiên cứu của Đồng Nguyễn Phương Uyển và Lê Thị Anh Thư trên 81 ĐD làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh (2011)[16] Kết quả cho thấy trong tổng số 81 người tham gia nghiên cứu, tỷ lệ ĐD có kiến thức đạt là 85,2%, với điểm trung bình kiến thức là 23,9 ± 2,74 điểm trên 32 điểm ĐD có số điểm cao nhất là 31 điểm và ĐD có số điểm thấp nhất là 15 điểm.Tỷ lệ ĐD có thái độ đúng về DPLE là 81,2%

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh và Thân Thị Thu Ba trên

30 ĐD làm việc tại 2 khoa Hồi sức tích cực và nội thần kinh bệnh viện Trưng Vương - Thành phố Hồ Chí Minh (2015)[8], kết quả cho thấy kiến thức DPLE của ĐD trước và sau khi tham gia chưong trình về DPLE lần lượt là 26,4 ± 3,65 điểm và 31,77 ± 2,22 điểm trên 40 điểm (p = 0,00) Thái độ DPLE của ĐD trước và sau khi tham gia chương trình DPLE làn lượt là 38,97 ± 6,03 điểm và 44,17 ± 3,89 điểm trên 55 điểm (p = 0,01) Nghiên cứu với số lượng ĐD tham gia ít, tính đại diện của mẫu chưa cao.

Nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Liên và cộng sự năm 2016 về đánh giá thay đổi kiến thức về dự phòng loét ép của người chăm sóc chính cho người bệnh đột quỵ não tại Nam Định sau giáo dục can thiệp: 85,5% người chăm sóc chính có kiến thức đúng về thời gian thay đổi tư thế dự phòng loét ép và đa số đối tượng có kiến thức ở mức tốt và trung bình về vai trò, vận động trong dự phòng loét ép Điểm trung bình chung kiến thức về dự phòng loét ép của đối tượng nghiên cứu tăng từ 6,67+- 1,73 lên 12,74+-1,5 sau can thiệp.

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Tổng quan về địa bàn thực tế

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 19/6/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh Là bệnh viện chuyên khoa hạng II, tuyến chuyên môn cao nhất về khám chữa bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa của tỉnh Qua quá trình phát triển, ngày 20/10/2021 UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết đinh số 3646/QĐ-UBND về việc quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.Theo đó bệnh viện hiện có

26 khoa phòng, 6 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng, quy mô 350 giường kế hoạch, 511 giường thực kê Với đội ngũ nhân lực bệnh viện gồm 522 cán bộ nhân viên, trong đó có 129 Bác Sỹ, 191 Điều Dưỡng, 50 Kỹ thuật viên, 55 Hộ Sinh, 22 Dược Sỹ và 74 đối tuợng khác.

Bệnh viện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu về lâm sàng và cận lâm sàng của tuyến TW, giúp NB được khám chữa bệnh bằng kỹ thuật cao ngay tại tỉnh, gần 98% NB thuộc chuyên khoa Phụ Sản và Nhi khoa được khám và điều trị tại tỉnh không phải chuyển tuyến trên Số lần thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật chuyên khoa đều đạt từ 150 - 200% kế hoạch đề ra.

2.1.2 Giới thiệu về khoa Hồi sức tích cực

Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh có tiền thân là Khoa Hồi sức Cấp cứu được hình thành từ những ngày đầu hoạt động của bệnh viện Theo quyết định số 3646/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh được kiện toàn lại thành Khoa Hồi sức tích cực với các nhiệm vụ sau

+ Phối hợp điều trị hoặc hỗ trợ về chuyên môn cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng khác trong bệnh viện nếu cần thiết.

+Tham gia chung vào công tác đào tạo cán bộ trong toàn bệnh viện.

+Tham gia nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng các khoa học tiên tiến, hiện đại đó vào khoa hồi sức tích cực.

+Giải quyết các cấp cứu thông thường.

+Tiếp tục cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh tuyến trước chuyển về, người bệnh nặng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

+Tham gia cấp cứu ngoài BV và tiếp nhận các cấp cứu hàng loạt. Đặc điểm nhân lực: Khoa hiện có tổng 30 điều dưỡng (02 DD CK1,

11 điều dưỡng đại học, 17 điều dưỡng cao đẳng), 5 bác sĩ (02 BS CKII, 03

BS CKI), chia thành 3 kíp chuyên môn Làm việc theo hình thức ca kíp để đảm bảo chất lượng công việc.

Khoa hiện tại đã và đang thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cao nhất: ECMO, lọc máu, thở máy, hậu phẫu tim mạch,…cùng các kỹ thuật phục vụ công tác cấp cứu và hồi sức tích cực bệnh nhân nặng.

Thực trạng công tác dự phòng loét ép của điều dưỡng cho NB

- Đối tượng nghiên cứu: ĐDV chăm sóc người bệnh trực tiếp hiện công tác tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thời gian thu thập số liệu từ 01/08/2023 đến 30/08/2023 Địa điểm tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

- Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ điều dưỡng viên tham gia vào công tác chăm sóc người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh Tổng số có 30 ĐDV tham gia vào nghiên cứu

- Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:

+ Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về các hoạt động chăm sóc dự phòng loét ép của điều dưỡng Bộ công cụ bảng kiểm quan sát thực hành (Được xây dựng dựa vào bảng kiểm quy trình kỹ thuật “Dự phòng loét ép ở người bệnh hồi sức cấp cứu và chống độc” của bệnh viện Sản Nhi

Quảng Ninh: QT.266.ĐD ban hành ngày 02/11/2017); quan sát 03 lần/1 điều dưỡng cho một kỹ thuật Các kỹ thuật chăm sóc được quan sát gồm:

Kỹ thuật nhận định người bệnh của điều dưỡng Kỹ thuật sử dụng thang đo Braden đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè cho người bệnh của điều dưỡng Kỹ thuật thực hiện các biện pháp dự phòng loét ép cho người bệnh của điều dưỡng Kỹ thuật thực hiện quy trình chăm sóc loét ép cho người bệnh của điều dưỡng Giáo dục sức khỏe cho người bệnh/GĐNB về dự phòng loét ép của điều dưỡng

Các điều dưỡng được thông báo rằng họ sẽ được quan sát trong quá trình thực hiện chăm sóc cho người bệnh, nhưng họ không biết ai sẽ người quan sát họ, quan sát vào lúc nào và quan sát thực hiện kỹ thuật nào.

- Các biến số trong nghiên cứu

Biến Trình độ độc Chuyên lập môn

Tham gia tập huấn về DPLE

Biến định tình phụ trạng thuộc người bệnh Định nghĩa biến

Là số tuổi của ĐTNC, Tuổi: Tính từ năm sinh đến năm 2017 theo dương lịch, chúng tôi chia thành các nhóm tuổi gồm dưới 25 tuổi, từ 25 - 35 tuổi, > 35 tuổi Nam và nữ theo giấy khai sinh

Là bậc học cao nhất mà ĐD đã được đào tạo bao gồm: trung cấp, cao đẳng, đại học

Là số năm làm việc của ĐD tính đến thời gian nghiên cứu chúng tôi chia ra làm 4 nhóm: dưới 5 năm, từ 5 - dưới 10 năm, 10 - dưới 20 năm, từ 20 trở lên ĐD đã tham gia buổi tập huấn về DPLE nào chưa

Là kiến thức của ĐD đối với DPLE bao gồm các nội dung: Nguyên nhân gây loét ép, phân độ và theo dõi loét ép, đánh giá nguy cơ loét ép, dinh dưỡng cho NB để DPLE, các biện pháp làm giảm mức độ áp lực và lực trượt

Thực hiện quy trình chăm sóc dự phòng loét ép

Braden đánh giá mức độ nguy cơ loét

Thực hiện các biện pháp dự phòng loét ép cho người bệnh để DPLE, các biện pháp làm giảm thời gian áp lực và lực trượt để DPLE Tổng điểm kiến thức DPLE được chia làm 2 nhóm kiến thức đạt và không đạt Điểm kiến thức DPLE theo từng nội dung, tổng điểm kiến thức DPLE (quan sát 03 lần/1 điều dưỡng)

Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc dự phòng loét ép đúng quy định và an toàn cho người bệnh (Theo quy trình kỹ thuật ban hành của bệnh viện), (quan sát 03 lần/1 điều dưỡng )

Thang đo Braden để đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh, là một công cụ được phát triển vào năm 1987 bởi Barbara Braden và Nancy Bergstrom. Điều dưỡng có sử dụng hay không sử dụng thang đo Braden để đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè của NB? (quan sát 03 lần/1 điều dưỡng) Điều dưỡng có hay không thực hiện các biện pháp dự phòng loét ép cho người bệnh theo từng mục tiêu chí (quan sát 03 lần/1 điều dưỡng)

Giáo dục Điều dưỡng có hay không thực hiện các biện sức khỏe pháp giáo dục sức khỏe về dự phòng loét ép cho cho người bệnh/người nhà người bệnh theo từng mục

NB/GĐNB tiêu chí (quan sát 03 lần/1 điều dưỡng)

- Phương pháp phân tích số liệu

Tất cả các số liệu thu thập đã được làm sạch, mã hóa và lưu trữ bởi người nghiên cứu chính, số liệu đã được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 với mức độ tin cậy 95%.

Các thông tin chung của ĐTNC, công tác dự phòng loét ép theo từng nội dung và tổng thể được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và được trình bày dưới dạng tần suất, tỷ lệ phần trăm Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ.

Sau khi tiến hành phát vấn 30 ĐDV trực tiếp CSNB tại các Hồi sức tích cực – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

Bảng 2.2.2.1: Thông tin về giới của điều dưỡng viên

Giới tính Tần số Tỉ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng nữ cao hơn điều dưỡng nam: Nữ 63.3 %

Bảng 2.2.2.2: Thông tin về tuổi của điều dưỡng viên

Tuổi Tần số Tỉ lệ

Nhận xét: Điều dưỡng trên 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 66.7%, điều dưỡng dưới 25 tuổi có 3 điều dưỡng, chiếm 10.0%

Bảng 2.2.2.3 Thông tin về trình độ học vấn của điều dưỡng viên

Trình độ học vấn Tần số Tỉ lệ

Nhận xét: Điều dưỡng cao đẳng chiếm tỉ lệ cao nhất 56.7%, không có điều dưỡng trung cấp Có 6.7% điều dưỡng có trình độ sau đại học

Bảng 2.2.2.4 Thông tin về thâm niên làm việc của điều dưỡng viên

Thâm niên làm việc Tần số Tỉ lệ

Nhận xét: Điều dưỡng có thâm niên làm việc dưới 5-10 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 56.7%

Bảng 2.2.2.5 Thông tin về tham gia tập huấn dự phòng loét ép của điều dưỡng viên

Tham gia tập huấn Tần số Tỉ lệ

Nhận xét: Có 96.7% điều dưỡng đã được tham gia tập huấn về dự phòng loét ép cho người bệnh.

Khai thác Quan sát b nh s và ệnh sử và ử và vùng tì đè: Đánh giá Nh n đ nh ận định ịnh Nhận định biến chứng Tình trạng 0 3.4 0 thăm khám Màu s c ắc v t loét ết loét tình tr ng ạng và thương dinh dưỡng

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu của tôi tiến hành mô tả thực trạng công tác tự phòng loét ép của điều dưỡng cho người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh Công tác dự phòng loét ép cho người bệnh không những là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn cũng như sự hồi phục, chất lượng cuộc sống tốt hơn mà còn mang lại sự hài lòng cao cho người bệnh. Điều tra của học viên cho thấy

Kết quả khảo sát cho thấy công tác dự phòng loét ép trên người bệnh hồi sức tích cực của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh được bệnh viện triển khai thực hiện theo đúng quy định Trong đó điểm nổi bật nhất trong nhận định được dấu hiệu các mức độ loét ép của điều dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng được thực hiện đầy đủ trên 80%, cao nhất là “Nhận định đánh giá vết loét, Nhận định tình trạng dinh dưỡng, nhận định nguy cơ xuất hiện vết loét mới” đều đạt 94.4% được thực hiện đầy đủ Tiếp đến là thực hiện các biện pháp dự phòng loét ép cho người bệnh của điều dưỡng đều đạt trên 90% được điều dưỡng thực hiện đầy đủ, đặc biệt 4 bước trong tránh tì đè đều đạt 100% thực hiện đầy đủ Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Văn Bỉnh và cộng sự (2021) chỉ ~ 80% [2].

Có được kết quả này là do công tác chăm sóc người bệnh được lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa phòng quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo Điều dưỡng viên của bệnh viện nhiệt tình, trách nhiệm và cởi mở.

Bên cạnh đó, thực tế khảo sát cũng cho thấy còn một số tồn tại trong công tác dự phòng loét ép của điều dưỡng.

Thứ nhất là vấn đề dự phòng loét trong việc vệ sinh da sạch sẽ: thay quần áo, vải trải giường cho NB mỗi khi ẩm ướt Loét do tì đè thường xuất

Nghiên cứu của tôi tiến hành mô tả thực trạng công tác tự phòng loét ép của điều dưỡng cho người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh Công tác dự phòng loét ép cho người bệnh không những là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn cũng như sự hồi phục, chất lượng cuộc sống tốt hơn mà còn mang lại sự hài lòng cao cho người bệnh. Điều tra của học viên cho thấy

Kết quả khảo sát cho thấy công tác dự phòng loét ép trên người bệnh hồi sức tích cực của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh được bệnh viện triển khai thực hiện theo đúng quy định Trong đó điểm nổi bật nhất trong nhận định được dấu hiệu các mức độ loét ép của điều dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng được thực hiện đầy đủ trên 80%, cao nhất là “Nhận định đánh giá vết loét, Nhận định tình trạng dinh dưỡng, nhận định nguy cơ xuất hiện vết loét mới” đều đạt 94.4% được thực hiện đầy đủ Tiếp đến là thực hiện các biện pháp dự phòng loét ép cho người bệnh của điều dưỡng đều đạt trên 90% được điều dưỡng thực hiện đầy đủ, đặc biệt 4 bước trong tránh tì đè đều đạt 100% thực hiện đầy đủ Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Văn Bỉnh và cộng sự (2021) chỉ ~ 80% [2].

Có được kết quả này là do công tác chăm sóc người bệnh được lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa phòng quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo Điều dưỡng viên của bệnh viện nhiệt tình, trách nhiệm và cởi mở.

Bên cạnh đó, thực tế khảo sát cũng cho thấy còn một số tồn tại trong công tác dự phòng loét ép của điều dưỡng.

Thứ nhất là vấn đề dự phòng loét trong việc vệ sinh da sạch sẽ: thay quần áo, vải trải giường cho NB mỗi khi ẩm ướt Loét do tì đè thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là không trở mình, không thay đổi tư thế, không được xoa bóp thường xuyên vùng bị tì đè, môi trường ẩm ướt sẽ làm nặng thêm tình trạng loét tại các vết thương, các tổn thương đã có sẵn Tuy điều dưỡng đã ý thức được vai trò của việc thay quần áo, vải trải giường cho NB mỗi khi ẩm ướt trong dự phòng loét ép nhưng kết quả khảo sát cho thấy còn 17.8% điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc thay quần áo, vải trải giường cho NB mỗi khi ẩm ướt Ngoài ra đặc điểm của người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực có thường là an thần, thở máy, giảm vận động nguy cơ loét lại càng cao Do vậy, trong thực hành chăm sóc điều dưỡng cần chú trọng hơn về vấn đề này Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bỉnh và cộng sự (2021) thì có tới 47.6% điều dưỡng không thực hiện thay đổi tư thế cho người bệnh 2h/lần[2], trong khi đó tại nghiên cứu của chúng tôi thì 100% điều dưỡng thực hiện thay đổi tư thế cho người bệnh 2h/lần đầy đủ Lý do có tỷ lệ khác biệt này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại khoa hồi sức tích cực, nơi mà thực hiện bảng check list đầu giường bệnh nhân thường xuyên, liên tục Có 8.9% điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc “phòng ngừa tổn thương da”, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Bỉnh và cộng sự là 29.41% [2] Trong phòng ngừa điều trị ổ nhiễm khuẩn có 7.8% điều dưỡng không thực hiện đầy đủ, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Bỉnh và cộng sự là 5.88% [2].

Thứ hai là sử dụng thang đo Braden để đánh giá mức độ nguy cơ loét ép của điều dưỡng cho người bệnh: có 88.9% được thực hiện đầy đủ, và 11.1% có thực hiện nhưng không đầy đủ và không có trường hợp nào không thực hiện Tỷ lệ này tương ứng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng sự (2015) là 86.7% thực hiện đầy đủ [8] Nghiên cứu của tác giả Fernandes hội nghị khoa học chuyên đề: Tiếp cận kỹ thuật xét nghiệm mới trong chẩn đoán và điều trị năm

2008 đã chứng minh rằng loét tỳ đè xảy ra với điểm số Braden có kết quả cho thấy những công cụ này có thể giúp Điều dưỡng xác định những NB có nguy cơ để lập kế hoạch phòng ngừa Đánh giá nguy cơ loét tỳ đè bằng thang đo Braden đã được kiểm định với độ tin cậy cao và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Thứ ba là về vấn đề chăm sóc vùng da bị tỳ đè nhiều Chăm sóc vùng da bị tỳ đè nhiều bao gồm: vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da khô ráo và không làm tổn thương da Như chúng ta biết sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ trong đó có mao mạch khó lưu thông, hoặc không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, trong khi đó máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, bung ra gây loét. Thực tế khảo sát cho thấy tỷ lệ điều dưỡng thực hiện chăm sóc vùng da bị tỳ đè của NB vẫn còn một số bước tỉ lệ thực hiện đầy đủ đạt < 90%: chuẩn bị dụng cụ đẩy đủ (87.8%), Xác định và giải thích cho người bệnh/GĐNB (87.8%), trải nilon và khăn bông dưới vùng tỳ đè (83.3%) Tỷ lệ điều dưỡng không thực hiện chăm sóc thay băng mỗi khi băng thấm ướt dịch là 2.2% và có tới 8.9% điều dưỡng thực hiện chưa đầy đủ việc phòng ngừa tổn thương da và vẫn còn 7.8% điều dưỡng thực hiện không đầy đủ các bước: “Vệ sinh da hàng ngày giữ cho da sạch sẽ”; “vệ sinh các ống dẫn lưu đảm bảo kín, vô khuẩn, thông và một chiều, tránh ứ đọng”; “quản lý ổ nhiễm khuẩn” Thêm nữa là có 2.2% điều dưỡng không thực hiện ‘chăm sóc vết loét ép theo mức độ loét” Bên cạnh đó, thấy đặc điểm của người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực chủ yếu là an thần, thở máy, giảm vận động, nằm lâu nên khả năng tự vệ sinh bị hạn chế, phần nhiều là phụ thuộc người chăm sóc Vì vậy, hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cần có sự phối hợp với người chăm sóc chính để giúp làm giảm tỷ lệ loét và các nguy cơ do loét gây ra.

Thứ tư là vấn đề giáo dục sức khỏe, hướng dẫn cho người bệnh và gia đình người bệnh các biện pháp dự phòng loét ép Giáo dục sức khỏe để người bệnh và gia đình người bệnh hiểu biết, phối hợp cùng điều dưỡng trong công tác dự phòng loét ép đóng vai trò quan quan trong việc phòng và phục hồi loét ép cho người bệnh Tuy nhiên vẫn còn 10.0% điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc “ hướng dẫn GĐNB giữ gìn vệ sinh da”, “ Hướng dẫn NB/GĐNB thường xuyên xoa bóp những vùng xương gồ lên, ít cơ bao bọc”, “Hướng dẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng”, tỷ lệ này tương ứng với nghiên cứu của Nguyễn Bỉnh và cộng sự (11.8%) Nếu người bệnh bị tỳ đè nhiều hoặc trên người bệnh đã có loét ép do tỳ đè nếu dinh dưỡng không tốt thì không cung cấp đủ các chất cần thiết để nuôi dưỡng khu vực tỳ đè hoặc khu vực bị loét ép do tỳ đè Việc thiểu dưỡng kéo dài trên người bệnh bị liệt, không được lăn trở thường xuyên, kèm theo tình trạng vệ sinh kém thì chắc chắn loét sẽ phát triển hoặc loét sẽ nặng hơn trên người bệnh đã có loét.

Những tồn tại trên có thể là do trình độ chuyên môn của điều dưỡng còn hạn chế, phần lớn điều dưỡng có trình độ chuyên môn ở bậc cao đẳng; thâm niên công tác của điều dưỡng chưa cao Một phần là do điều dưỡng còn chưa chủ động và chưa tích cực trong công việc Điều dưỡng chưa đẩy mạnh được hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe cho cả người bệnh và người chăm sóc chính Chưa phát huy được vai trò của người chăm sóc chính trong việc dự phòng loét ép cho người bệnh Tác giả Phạm Thị Thúy Liên và cộng sự năm 2016 đã chỉ ra hiệu quả của chương trình giáo dục thay đổi kiến thức cho người chăm sóc chính người bệnh giảm vận động, bằng can thiệp giáo dục có thẻ cải thiện kiến thức của người chăm sóc chính tăng từ 6,67 ± 1,73 điểm lên 12,74± 1,5 điểm sau can thiệp Một khía cạnh khác của dự phòng chăm sóc loét cho thấy loét ép xảy ra từ nhiều yếu tố nguy cơ, do vậy chăm sóc dự phòng loét là phải chăm sóc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Đồng quan điểm này tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng sự cũng chỉ ra dự phòng loét phải được thực hiện toàn diện trên tất cả các yếu tố nguy cơ [8]. Mặt khác, thực tế số lượng người bệnh nặng tại khoa khá đông có những thời điểm gần như toàn bộ người bệnh tại khoa đều an thần thở máy, vì sự quá tải này dẫn đến việc chăm sóc toàn diện cũng như việc dự phòng loét ép cho người bệnh còn một số điểm hạn chế như thói quen sinh hoạt, trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế gia đình, mặt khác khoa, phòng thiếu cơ sở vật chất như đệm nước, hơi, thiếu giường bệnh.

3.2.1 Ưu điểm Điều dưỡng đã triển khai tương đối đầy đủ các nội dung dự phòng loét ép cho người bệnh theo khuyến cáo Người bệnh rất hài lòng với hoạt động chăm sóc của điều dưỡng.

Có đủ bộ bảng kiểm check list các khâu và các nội dung cần thiết, hạn chế được tối đa việc bỏ sót công việc cần làm.

Hoạt động nhận định, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc cũng như đánh giá kết quả còn chưa được thực hiện đầy đủ ở một số thời điểm Còn một số nội dung chăm sóc nhiều người bệnh cho rằng họ chưa được điều dưỡng cung cấp. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Sau quá trình nghiên cứu, học viên có một số đề xuất nâng cao chất lượng/hiệu quả công tác dự phòng loét ép người bệnh tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh như sau:

- Các điều dưỡng cần thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc dự phòng loét ép cho người bệnh đã được ban hành

- Một số nội dung chăm sóc cần đặc biệt chú ý vì hiện tại qua quá trình quan sát nhận thấy các nội dung này chưa được thực hiện hiệu quả triệt để

- Nhận định biến chứng và thương tật

- Nhận định tâm lý và kiến thức của NB/GĐNB

+ Thực hiện chưa đầy đủ toàn bộ thang điểm Braden để đánh giá mức độ nguy cơ loét cho người bệnh

+Thực hiện các biện pháp dự phòng loét còn chưa đầy đủ ở các khâu:

- Thay quần áo, vải trải giường cho NB mỗi khi ẩm ướt

- Phòng ngừa tổn thương da

+ Các nội dung GDSK dành cho NB/GĐNB cần đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa

2 Đối với lãnh đạo bệnh viện

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các quy trình chăm sóc dự phòng loét ép cho người bệnh tại Khoa.

- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các quy trình chăm sóc dự phòng loét ép cho người bệnh của điều dưỡng.

KẾT LUẬN Qua chuyên đề “Thực trạng công tác dự phòng chăm sóc loét ép cho bệnh tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh năm 2023” chúng tôi rút ra một số kết luận về vấn đề cần chăm sóc và dự phòng loét tì đè cho bệnh nhân như sau:

Hầu hết các vết loét tì có thể được dự đoán và ngăn ngừa và khi việc phòng chống loét thì sẽ dễ dàng và ít chi phí hơn nhiều với việc chữa trị, góp phần vào tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong, từ đó làm giảm gánh nặng về kinh tế-xã hội Điều dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống của loét tì đè Khi điều trị bệnh nhân nằm lâu (CTSN nặng, chấn thương chỉnh hình, người già,

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w