Khi nhu cầu khám chữabệnh của con người càng tăng thì rác thải y tế cũng không ngừng phát triển.Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, baogồm chất thải y tế n
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở thực tiễn
Chất thải y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu lên sức khỏe con người Khi nhu cầu khám chữa bệnh của con người càng tăng thì rác thải y tế cũng không ngừng phát triển
Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.
Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động là hạn chế tối đa sự phát sinh chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.
Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý ban đầu, lưu giữ và tiêu hủy.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghê nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải dối với sức khỏe con người và môi trường.
Hồ sơ chất thải y tế nguy hại là những chứng từ đi kèm với chất thải y tế nguy hại từ nguồn thải, tới nơi lưu giữ, xử lý và tiêu hủy cuối cùng.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải dối với sức khỏe con người và môi trường.
Hồ sơ chất thải y tế nguy hại là những chứng từ đi kèm với chất thải y tế nguy hại từ nguồn thải, tới nơi lưu giữ, xử lý và tiêu hủy cuối cùng.
1.1.2 Phân loại chất thải rắn y tế [2]:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác có dính máu, dịch sinh học của người bệnh;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly: dây truyền dính máu, truyền plasma (bao gồm cả túi máu); găng tay y tế; catheter, kim luồn mạch máu không sắc nhọn; ống hút đờm, ống thông tiểu, ống thông dạ dày và các ống dẫn lưu khác; bột bó trong gẫy xương hở và tất cả vật liệu, vật dụng thải bỏ khác có dính máu;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
1.1.2.2 Chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (dược phẩm kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng)
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
-Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
Cơ sở lý luận
Theo kết quả nghiên cứu tại 3 bệnh viện tại Hà Nội năm 2018, hầu hết cán bộ, nhân viên y tế đều có hiểu biết về thu gom, phân loại chất thải rắn y tế. Trong số 371 cán bộ tham gia nghiên cứu thì 80,1% (297 cán bộ) đạt kiến thức cơ bản về phân loại chất thải rắn y tế và 63,9% (237 cán bộ) đạt kiến thức cơ bản về thu gom trong đó tỷ lệ cao nhất ở Đức Giang có 119 cán bộ (91,5%) đạt kiến thức về phân loại và 110 cán bộ (84,6%) đạt kiến thức về thu gom, tỷ lệ nhân viên y tế đạt kiến thức về phân loại chất thải là rắn y tế khoảng 47,8% và kiến thức thu gom chiếm 49,7% Nghiên cứu cho thấy 83,8% nhân viên y tế đạt
16 kiến thức cơ bản về lưu giữ chất thải rắn y tế trong đó tỷ lệ đạt của 3 bệnh viện trong nghiên cứu lần lượt là Đức Giang (90,8%), Thu Cúc (81,1%), Thường Tín (79,2%) Tỷ lệ đạt kiến thức cơ bản về lưu giữ chất thải rắn y tế này khá cao Kết quả nghiên cứu cho tỷ lệ đạt kiến thức cơ bản về vận chuyển chất thải rắn y tế của ba bệnh viện là 59,8% [12].
Tác giả Phạm Minh Khuê năm 2021 nghiên cứu thực hành của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng năm 2020 Kết quả cho thấy có 98,8% bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và 71,4% hộ lý đạt kiến thức cơ bản về quản chất thải rắn y tế (p
< 0,05) Tỉ lệ đạt về thực hành ở đối tượng bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên cũng cao hơn đối tượng vệ sinh viên (98,5% so với 71,4%, p < 0,05) Nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế với chức danh chuyên môn, tình hình tập huấn của nhân viên y tế Trong đó, hoạt động tập huấn có ảnh hưởng mạnh nhất đến tỉ lệ đạt kiến thức, thực hành [7].
Theo tác giả Lê Quang Huy và cộng sự năm 2022 nghiên cứu cắt ngang thực hiện với 06 khoa và 32 trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên Cho thấy có 50% các khoa và 25% các trạm y tế xử lý sơ bộ chất thải y tế tại nơi phát sinh; 100% các khoa thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên; 81,3% trạm Y tế xử lý chất thải nguy hại bằng hình thức vận chuyển lên trung tâm Y tế, 40,6% bằng đốt thủ công, 37,5% bằng hình thức chôn, vùi và 25,0% bằng đổ vào hố chung với các loại rác khác [5].
Nghiên cứu về thực hiện quy định trong quản lý chất thải rắn y tế tại một số Bệnh viện đa khoa công lập tại Việt nam của tác giả Đặng Văn Xuyên kết quả 45% số bệnh viện thực hiện đầy đủ kiện toàn tổ chức trong quản lý chất thải rắn y tế;22,5% bệnh viện thực hiện đầy đủ các quy định trong quản lý chất thải rắn y tế có22,5%, trong đó có báo cáo đánh giá tác động môi trường 60%; có đề án bảo vệ môi trường 77,5%, có cam kết bảo vệ môi trường 50%, có sổ đăng ký chủ nguồn thải 97,5%, giấy phép xả thải 75%; có hợp đồng xử lý chất thải nguy hại 95%, hợp đồng xử lý chất thải thông thường 100%, hợp đồng mua bán chất thải tái chế 90%, chứng từ chất thải nguy hại 92,5%, quan trắc môi trường định kỳ 87,5%, sổ theo dõi phát sinh chất thải y tế 85% [18].
Một nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng năm 2021 do tác giả Vũ Văn Huỳnh nghiên cứu cho kết quả dụng cụ phục vụ phân loại, thu gom CTRYT tương đối đầy đủ và đạt chuẩn, từ túi đựng đến thùng đựng từng loại chất thải khác nhau với quy định về an toàn (92,9% - 100%), dụng cụ thu gom được bệnh việu trang bị đầy đủ đáp ứng gần như 100% theo nhu cầu của khoa, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ lưu giữ và xử lý CTRYT của bệnh viện được trang bị khá đầy đủ; tỷ lệ NVYT thực hiện phân loại đúng với các loại chất thải lây nhiễm,chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm sắc nhọn phân loại đúng (86,6% -100%); các loại chất thải thông thường tái chế và không tái chế được, tỷ lệ phân loại đúng vào loại túi đựng có màu phù hợp (50,0% -79,1%) tùy vị trí vệc làm [6].
Tác giả Zimba Letho nghiên cứu Nhận thức và thực hành về quản lý chất thải y tế của các cơ sở khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến Trung ương kết quả Phần lớn những người được hỏi là nữ (54,1%) với độ tuổi trung bình là 32,2 (±7,67), hầu hết trong số họ chưa được đào tạo/giáo dục liên quan đến quản lý chất thải (56,8%) Khoảng 74,4% nhận thức về quản lý chất thải y tế và98,2% nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách Chỉ có 37,6% biết về thời hạn tối đa lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên bệnh viện là 48 giờ Khoảng 61,3% số đơn vị/phường/phòng được quan sát đã thực hiện phân loại rác đúng theo hướng dẫn quốc gia Tuy nhiên, một nửa số chất thải Bệnh viện không được vận chuyển đúng cách dựa trên quy trình phân loại chính xác với 58% chất thải không được phân loại thành chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường [25].
Nghiên cứu của Hussein Abker Husein Đánh giá việc quản lý chất thải trong phòng thí nghiệm của nhân viên phòng thí nghiệm ở bang Khartoum năm 2021 cho kết quả đa số các phòng thí nghiệm đều có chất thải kim tiêm, chất thải sinh học mẫu của con người chủ yếu (nước tiểu, phân, máu) và chất thải thông thường Hơn 2/3 nhân viên phòng thí nghiệm không được đào tạo về quản lý và sử lý chất thải Phần lớn nhân viên phòng thí nghiệm đang tách các vật sắc nhọn y tế khỏi các loại vật dụng khác bỏ vào hộp an toàn và được công ty chuyên xử lý rác thải y tế tiêu hủy.
Rất ít phòng thí nghiệm ném hộp an toàn vào bãi rác và tái sử dụng hộp an toàn và những người khác chôn hoặc đốt nó Phần lớn nhân viên phòng thí nghiệm họ không biết cách quản lý chất thải hóa học [19].
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh
Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh là tuyến chuyên môn cao nhất về khám chữa bệnh trong lĩnh vực Lão khoa - Phục hồi chức năng của Ngành Y tế Quảng Ninh Với tổng diện tích xây dựng là 44.029 m 2 , với đầy đủ các phòng chức năng như khu khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, khu điều trị, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng… Hiện, công suất kế hoạch của bệnh viện là 320 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám bệnh ngoại trú từ 200-250 lượt người bệnh, điều trị nội trú cho 320- 400 người bệnh mỗi ngày. Bệnh viện có 8 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng, phòng chức năng và 1 xưởng sản xuất dụng cụ hỗ trợ; với 184 cán bộ, nhân viên y tế Trong đó có 56 bác sỹ, 6 dược sỹ, 44 điều dưỡng 19 kỹ thuật viên y, và 31 cán bộ khác.
Quy trình thăm khám, điều trị toàn diện, khoa học, chuyên nghiệp, trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện thực hiện đa dạng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người cao tuổi; điều trị và phục hồi chức năng cho các đối tượng khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn. Trong đó điều trị chuyên sâu về lĩnh vực lão khoa, phục hồi chức năng, về các bệnh lý người cao tuổi, phục hồi chức năng cho các đối tượng rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, giảm trí nhớ, sau tai nạn, nhi khoa, tự kỷ
Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện được thành lập căn cứ theo Thông tư số 16/2018/TT- BYT ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT- BYT [10]
Trong 9 tháng đầu năm 2023, khoa KSNK của viện đã đảm bảo công tác tiếp nhận, xử lý, tiệt trùng, bảo quản, cấp phát kịp thời cho các khoa, phòng
20 phục vụ chuyên môn Xử lý, tiệt trùng: 900 bộ dụng cụ y tế Đảm bảo công tác thu nhận, xử lý, giặt là, bảo quản, cấp phát kịp thời đồ vải phục vụ chuyên môn, người bệnh các khoa, phòng Giặt là quần, áo, chăn, màn, ga, gối hằng ngày cho 5712 lượt người bệnh nội trú Đảm bảo công tác tiếp nhận, lưu giữ,bàn giao rác thải y tế Chất thải lây nhiễm: 814,8 kg Chất thải nguy hại không lây nhiễm: 23,5 kg Khoa thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về KSNK và tham quan học tập kinh nghiệm của các viện khác.
Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:
Công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại bệnh viện Lão khoa-Phục hồi chức năng trong bệnh viện tại thời điểm nghiên cứu đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Nhân viên y tế tại thời điểm nghiên cứu nghỉ sinh con, đi học trên 30 ngày, nghỉ ốm trong bệnh viện tại thời điểm nghiên cứu. Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Từ 1 tháng 09 năm 2023 đến 31 tháng 10 năm 2023. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, sử dụng các kỹ thuật hồi cứu số liệu có sẵn và quan sát thực địa, hoạt động thực tế.
2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu:
Tổng số lần quan sát 8 Khoa lâm sàng và 4 cận lâm sàng trong bệnh viện:nội dung phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế và quan sát tất cả trang thiết bị phục vụ cho quản lý CTRYT tại 12 khoa
Quan sát kết quả phân loại CTRYT ngay tại nguồn 120 lần Quan sát kết quả thu gom CTRYT 120 lần
Quan sát kết quả vận chuyển CTRYT 120 lần
Quan sát kết quả thực hành lưu trữ CTRYT 120 lần, riêng quan sát kho lưu giữ CTRYT 1 lần
Chọn mẫu định tính: 12 người tại 8 khoa lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng sẽ được chọn vào nghiên cứu
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn
Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.
Thu thập định lượng: số liệu định lượng được thu thập thông qua quan sát kết quả thực hành công tác quản lý chất thải y tế của nhân viên tại 8 lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng của bệnh viện và thống kê cơ sở vật chất Đánh giá thực hành của đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi: Điều tra viên quan sát đối tượng nghiên cứu rồi điền phiếu. Để đảm bảo khách quan, các quan sát thực hành quy trình quản lý CTRYT, điều tra viên chọn vị trí thuận tiện cho việc quan sát đầy đủ các thao tác của điều dưỡng, không gây chú ý cho đối tượng và không biết mình được quan sát.
Thu thập thông tin định tính: thu thập thông qua phỏng vấn sâu 12 ĐTNC tại 8 lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng
Bước 4: Nghiên cứu viên rà soát thông tin đảm bảo không bị bỏ sót.
2.2.5 Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, biến số nghiên cứu:
Bộ câu hỏi được xây dựng theo Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế” Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2022 [11]
Phần I: Thông tin chung về đối tượng gồm 6 câu từ câu 1 đến câu 6:
Tuổi, giới tính, chức danh chuyên môn, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tình, tình hình tập huấn.
Phần 2: Bảng kiểm đánh giá hoạt động thực hành phân loại chất thải rắn y tế Gồm phân loại chất thải rắn y tế có 6 câu, Thu gon chất thải rắn y tế có 5 câu, Vận chuyển chất thải rắn y tế có 6 câu, khu lưu giữ 7 câu.
2.2.6 Phương pháp phân tích số liệu:
Phân tích số liệu định lượng: Số liệu được làm sạch sau đó được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0.
- Với các kiểm định thống kê ý học.
- Thống kê mô tả: lập bảng phân bố tần số của các biến số.
2.2.7 Đạo đức trong nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ được triển khai sau khi được hội đồng đạo đức nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa- Phục hồi chức năng thông qua.
Tất cả các thông tin, số liệu được thu thập một cách trung thực và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu được phản hồi cho đơn vị được nghiên cứu
2.3 Kết quả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Ninh
2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1 Phân bố theo độ tuổi và giới tính
Nam Nữ Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Nhận xét: Số lượng nữ giới tham gia nghiên cứu nhiều hơn nam giới chiếm 72,5% Chủ yếu ĐTNC < 35 tuổi chiếm 63,3%.
Bác sĩ 49 40.8 Điều dưỡng, kỹ thuật viên 59 49.2
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là Điều dưỡng, kỹ thuật viên chiếm 49.2% Trong khi đó ĐTNC là Bác sĩ chiếm 40.8% Dược sỹ và hộ lý cùng chỉ có 5% tham gia.
Biểu đồ 2.1: Thâm niên công tác
Nhận xét: ĐTNC chủ yếu là người có thâm niên công tác < 5 năm chiếm 62,5% Chỉ có 37,5% ĐTNC làm việc ≥ 5 năm.
Bảng 2 3 Tình hình tập huấn
Tình hình tập huấn n Tỷ lệ %
Nhận xét: Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu được tập huấn thường xuyên chiếm tỷ lệ 66.7% và thỉnh thoảng được tập huấn là 28.3% Chỉ số ít chưa bao giờ tập huấn chiếm 5%
0.0 Sau đại học Đại học/ Cao Trung cấp đẳng
Biểu đồ 2.2 Phân bổ theo trình độ học vấn
Nhận xét: Tỷ lệ ĐTNC có trình độ Đại học/ Cao đẳng chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 105 người chiếm 87.5% Sau đại học có 14 người chiếm 11,7% Chỉ còn 1 người trình độ trung cấp chiếm 0.8%.
2.3.2 Thực trạng phân loại CTRYT
Bảng 2.4 Thực trạng phân loại CTRYT(n0)
Nội dung đánh giá Kết quả có
Tần Tỷ lệ CTRYTLN được thực hiện phân loại ngay tại nơi phát suất (%)
Tại khoa CTRYTLN: bơm kim tiêm đã sử dụng cho người bệnh được phân loại vào thùng kháng thủng màu 105 87.5 vàng chuyên dụng
Tại khoa các vỏ lọ, ống nước cất, các ống thuốc tiêm 86 71.7 được phân loại vào thùng giấy cứng kháng thủng
Tại khoa chất thải rắn y tế thông thường các vỏ bao ni lông đựng xi lanh dây dung dịch được phân loại vào túi 102 85.0 thùng màu xanh
Bông gạc dính máu của người nhà có được phân loại 90 75.0 vào túi thùng màu vàng
Chất thải hóa học nguy hại phóng xạ bỏ vào thùng túi 100 83.3 màu đen theo quy định định
Nhận xét: Bảng 2.4 cho thấy Chất thải rắn y tế được phân loại ngay tại nơi phát sinh theo quy định đạt tỉ lệ cao nhất 95.8% Tiếp đến là bơm kim tiêm đã sử dụng cho người bệnh được phân loại vào thùng kháng thủng màu vàng chuyên dụng đạt 87.5% Chất thải rắn y tế thông thường các vỏ bao ni lông đựng xi lanh dây dung dịch được phân loại vào túi thùng màu xanh chiếm 85%. Chất thải hóa học nguy hại phóng xạ bỏ vào thùng túi màu đen theo quy định định đạt 83.3% Các vỏ lọ, ống nước cất, các ống thuốc tiêm được phân loại vào thùng kháng thủng màu vàng chuyên dụng còn thấp đạt 71.7%
Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm về thực trạng phân loạiCTRYT tại bệnh viện cho thấy còn một số NVYT còn thực hiện chưa đúng theo quy định mặc dù bệnh viện đã trang bị đủ thiết bị theo đúng quy định.
“Bệnh viện đã trang bị đầy đủ trang thiết bị phục phục vụ cho phân loại ngay tại nguồn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số ít NVYT vẫn còn phân loại chưa đúng ở một số bước” (PVS08)
Bảng 2 5 Thực trạng thu gon chất thải rắn y tế (n0)
STT Nội dung đánh giá Kết quả có
1 Không thu gom lẫn các chất thải y tế với nhau 104 86.7
2 Nơi đặt thùng đựng chất thải y tế có hướng dẫn cách 100 83.3 phân loại và thu gom
3 Thùng đựng chất thải y tế được vệ sinh hàng ngày có 48 40.0 dán biểu tượng
4 Lượng chất thải y tế không quá đầy túi, được cột chặn 110 91.7 không rơi vãi ra ngoài
5 Túi chưa chất thải y tế được để riêng, không gom chung 70 58.3 với nhau vào một túi/thùng
Nhận xét: Kết quả thu gon chất thải rắn y tế thực hiên đúng nhiều nhất là lượng chất thải y tế không quá đầy túi, được cột chặn không rơi vãi ra ngoài đạt 91.7%, tiếp đến là không thu gon chất thải rắn y tế với nhau chiếm 86.7% Thu gom lượng chất thải y tế không quá đầy túi, được cột chặn không rơi vãi ra ngoài đạt 76,7% Các thùng đựng chất thải y tế được vệ sinh hàng ngày có dán biểu tượng chỉ chiếm 40%.
BÀN LUẬN
Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Ninh năm 2023
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Qua đánh giá thực hành của 120 đối tượng nghiên cứu, từ 1 tháng 09 năm 2023 đến 31 tháng 10 năm 2023 tại 8 lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng của Bệnh viện Lão Khoa- Phục hồi chức năng Quảng Ninh ghi nhận trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu thì số lượng nữ giới tham gia nghiên cứu nhiều hơn nam giới chiếm 72,5% Điều này khá phù hợp vì Điều dưỡng, kỹ thuật viên chiếm 49.2% trong khi điều dưỡng chủ yếu là nữ giới Trong khi đó ĐTNC là Bác sĩ chiếm 40.8% Dược sỹ và hộ lý cùng chỉ có 5% tham gia Chủ yếu ĐTNC
< 35 tuổi chiếm 63,3% vì ĐTNC chủ yếu là người có thâm niên công tác < 5 năm chiếm 62,5% Điều này cho thấy NVYT của viện đều có tuổi đời và thâm niêm công tác khá trẻ Đây cũng chính là điểm mạnh của BV khi phát huy được sức trẻ, kiến thức của cán bộ trẻ tuổi để phát triển ngành y tế Tuy nhiên kinh nghiệm chưa nhiều cần được bồi đắp qua thực tế lâm sàng Chỉ có 37,5% ĐTNC làm việc ≥ 5 năm Tỷ lệ ĐTNC có trình độ Đại học/Cao đẳng chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 105 người chiếm 87.5% Sau đại học có 14 người chiếm 11,7%. Chỉ còn 1 người trình độ trung cấp chiếm 0.8% Kết quả trên cho thấy trình độ NVYT của BV đã đạt chuẩn quyết định 6062/QĐ-BYT ban hành tiêu chí phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và xếp hạng tương đương đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân [9] Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu được tập huấn thường xuyên chiếm tỷ lệ 66.7% và thỉnh thoảng được tập huấn là 28.3%. Chỉ số ít chưa bao giờ tập huấn chiếm 5%
3.1.2 Thực trạng phân loại CTRYT
Số lượt quan sát là 120 lượt được quan sát hành vi phân loại CTRYT, tuy nhiên do đặc thù vị trí việc làm nên một số loại CTR không có NVYT tiếp xúc nên số quan sát được đưa vào đánh giá thấp hơn Tỷ lệ % được tính bằng số NVYT thực hành đúng trên tổng số NVYT có phân loại CTRYT đó Phân loại CTRYT là khâu quan trọng trong việc giảm lượng CTRYT, đây cũng là khâu mà NVYT dễ gặp nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ do CTRYT Phân loại CTRYT quy định tại thông tư 58/2015/TTLT-BYT BTNMT và Thông tư 20/2021/TT-BYT [11] [15] Bệnh viện đã trang bị dụng cụ phục vụ phân loại, thu gom CTRYT tương đối đầy đủ và đạt chuẩn, từ túi đựng đến thùng đựng từng loại chất thải khác nhau Về hoạt động phân loại CTRYT tại các khoa được thực hiện khá tốt Theo kết quả đánh giá, tỷ lệ chất thải rắn y tế được phân loại ngay tại nơi phát sinh theo quy định đạt tỉ lệ cao nhất 95.8% Tiếp đến là bơm kim tiêm đã sử dụng cho người bệnh được phân loại vào thùng kháng thủng màu vàng chuyên dụng đạt 87.5% Tỉ lệ đạt này của chúng tôi tương đương nghiên cứu của Nguyễn Văn Bằng [1] Kết quả nghiên cứu này cho thấy bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải rắn y tế ngay tại nguồn rất tốt Việc phân loại rác tại nguồn ở một số NVYT nhìn chung đã chấp hành tốt, tuy nhiên do viện chưa có hợp đồng sử lý dụng cụ tái chế nên dụng cụ tái chế vẫn cho vào cùng với các CTYTNH khác Phân loại CTRYT không đúng làm tăng lượng CTYTNH và tăng chi phí cho bệnh viện Nghiên cứu Châu Võ Diễm Thuý và cộng sự (2015), chỉ ra rằng, các chất thải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, tuy nhiên việc thực hiện phân loại chất thải chưa được chính xác, chỉ có 65% khoa thực hiện phân loại đạt [13]
Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng phân loại CTRYT tại bệnh viện cho thấy còn một số nội dung không thực hiện đúng theo quy định “ Chất thải tái chế khoa không được trang bị túi màu trắng, do bệnh viện chưa kí hợp đồng xử lý dụng cụ tái chế Dẫn đến chất thải tái chế vẫn được phân loại cùng vào túi màu xanh ” (PVS01)
“Về trang thiết bị như thùng đựng, túi, biển bảng quy định phục vụ cho nhân viên y tế mình phân loại CTRYT ngay tại khoa làm việc được bệnh viện trang bị khá đầy đủ theo quy định của Thông tư 58 đấy” (PVS07)
“ Trước khi triển khai cũng đã tham khảo ý kiến các khoa về loại túi để sử dụng phân loại CTRYT, tuy nhiên, khi sử dụng thực tế thì có một số bất cập Không phải khoa nào cũng phát sinh các loại chất thải giống nhau dẫn đến còn NVYT chưa phân loại đúng” (PVS05)
3.1.3 Thực trạng thu gon chất thải rắn y tế
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) thường xuyên được kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh y tế, với các công việc như: quản lý chất thải thu gom hàng ngày, hàng tháng; xác nhận biên bản nghiệm thu theo hợp đồng của bệnh viện với Công ty An Sinh Việc thu gom CTRYT quy định tại thông tư 58/2015/TTLT-BYT BTNMT và Thông tư 20/2021/TT-BYT [11] [15] Việc thu gom chất thải rắn y tế là vấn đề rất quan trọng vì nếu thu gom không đúng gây tăng lượng chất thải rắn y tế sẽ làm tăng chi phí Trong những năm gần đây bệnh viện ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất cũng như cơ cấu nhân lực. Chính vì vậy, lượng người nhà đến khám, điều trị ngày một tăng lên Do vậy, lượng CTRYT cũng tăng theo Hoạt động thu gom chất thải tại bệnh viện hiện nay được đánh giá khá tốt Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng chất thải y tế không quá đầy túi, được cột chặn không rơi vãi ra ngoài đạt 91.7%, tiếp đến là không thu gon chất thải rắn y tế chung với nhau chiếm 86.7% Như vậy bệnh viện đã chấp hành tốt quy định về thu gom chất thải rắn y tế Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Tạ Thị Phương tại bệnh viện phụ sản trung ương [8] Nghiên cứu Châu Võ Diễm Thuý và cộng sự (2015), chỉ ra rằng, công tác thu gom chất thải được đảm bảo về tần suất và thời gian quy định tuy nhiên tỷ lệ chất thải vượt quá vạch 3/4 theo quy định còn cao kết quả này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [13]
Theo nghiên cứu của Lâm Hoàng Dũng và cộng sự (2016) tại 3 bệnh viện chuyên khoa Mắt - Răng Hàm Mặt, Da liễu và Ung bướu của Thành phố CầnThơ, kết quả cho thấy Thực trạng chung về dụng cụ chứa đựng và phương tiện vận chuyển CTRYT ở tất cả các bệnh viện đều không đạt tiêu chuẩn [17]
3.1.4 Thực trạng vận chuyển chất thải rắn y tế
Chất thải được các nhân viên vệ sinh, hộ lý tại các khoa vận chuyển rác thải bằng thang máy chuyên dụng chỉ dành cho vận chuyển rác thải Đối với vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế, bệnh viện thuê công ty có tư cách pháp nhân đến vận chuyển mang đi xử lý đảm bảo quy định của pháp luật Những nhân viên, hộ lý, những người trực tiếp tham gia vào việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đều được trang bị các phương tiện bảo hộ Qua quan sát chúng tôi thấy rằng chất thải rắn y tế được vận chuyển theo đường quy định đạt 100% Vận chuyển chất thải rắn y tế về khu lưu trữ ít nhất 1 lần/ngày đạt 88,3% Túi đựng chất thải y tế được buộc kín khi vận chuyển, có dán biểu tượng chiếm tỉ lệ 75% Xe vận chuyển chất thải y tế màu nào thì vận chuyển là chất thải đó theo quy định chỉ chiếm 25% do “Bệnh viện chưa có xe vận chuyển chuyên dụng, chỉ có 1 vài khoa có xe theo đơn vị cũ, BV được phân 12 xe nhưng trong gói thầu số 8, đã được UBND Tỉnh phê duyệt nhưng hiện tại gói 8 chưa thực hiện được, đang còn chờ ạ, cuối năm nay mới” Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Doãn Ngọc Hải Hầu hết các bệnh viện đều không có đường vận chuyển chất thải riêng; tỷ lệ bệnh viện đầu tư xe chuyên dụng vẫn còn khá thấp
[3] Sự khác biệt này có lẽ là do BV của chúng tôi là cơ sở mới xây dựng nên được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và đồng bộ.
3.1.5 Khu lưu giữ chất thải rắn y tế
Nơi lưu giữ chất thải thông thường của Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng Quảng Ninh được thiết kế tại một khu vực riêng biệt gần cổng phụ,tách biệt hẳn các khối nhà điều trị và các khối phòng chức năng khác Tại khu lưu trữ được chia làm 2, nhà để rác thải thông thường riêng, có mái che, có thành quây xung quanh, Nhà để rác thải nguy hại riêng, trước cửa ra vào có trang bị khóa cửa Bên ngoài nhà rác có labo rửa tay, bên ngoài có thiết bịPCCC có biểu tượng cảnh báo bên ngoài Qua đánh giá chung, nơi lưu giữ chất thải thông thường của bệnh viện đã thực hiện theo quy định tại Thông tư58/2016/TTLT-BYT-BNTMT và Thông tư 20/2021/TT-BYT [11] [15] Về thời
34 gian lưu giữ với CTLN đạt theo quy định không quá 2 ngày với điều kiện thường, trường hợp với điều kiện bảo quản dưới 8 o C, thời gian lưu giữ tối đa
07 ngày Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chất thải lây nhiễm được lưu giữ theo đúng thời gian quy định chiếm 95.8% Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế có nắp đậy chiếm 95% Không chứa CTRYT quá đầy thùng,không rơi vãi ra ngoài chiếm tỉ lệ thấp nhất 86.7% Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dụng cụ và quy định lưu chứa đảm bảo quy định về lưu giữCTRYT trong khuôn viên bệnh viện.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Lão Khoa- Phục hồi chức năng năm 2023
Qua phỏng vấn sâu chúng tôi thấy lãnh đạo Bệnh viện Lão Khoa- Phục hồi chức nhận thấy rằng quản lý chất thải rắn y tế là một trong những điều kiện kiên quyết để phòng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện và phòng ngừa phơi nhiễm cho nhân viên y tế và cộng đồng Công tác quản lý chất thải rắn y tế là hoạt động với sự tham gia của một hệ thống từ trên xuống dưới: từ ban giám đốc lãnh đạo các khoa phòng và toàn thể nhân viên trong bệnh viện, từ nhu cầu thực tế bệnh viện đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và các cá nhân trong quản lý chất thải y tế Hiện nay, tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện đã có bảng hướng dẫn phân loại chất thải.
Mặc dù có sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo, nhân viên y tế trong bệnh viện được đào tạo và cập nhật những thông tin liên quan đến chất thải y tế thông qua các buổi tập huấn cũng như giao ban tại các khoa phòng Tuy nhiên công tác đào tạo chưa mang tính hiệu quả cao, đôi khi còn mang tính hình thức. NVYT có kiến thức rồi nhưng họ không thực hành tốt do thói quen đã có sẵn vì vậy phải thường xuyên nhắc nhở và giám sát nhân viên y tế
Yếu tố cơ sở vật chất: Trong việc thực hiện tốt quy định về quản lý chất thải rắn y tế phải phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất Vì nếu không có đủ trang thiết bị để cho nhân viên sử dụng trong công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế sẽ ảnh hưởng tới công tác quản lý CTRYT.
Theo kết quả đánh giá thì công cụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ quản lý chất thải rắn trong bệnh viện được trang bị khá đầy đủ và đồng bộ.
Quản lý hiệu quả chất thải rắn là điều cần thiết để giảm bớt các tác động tiềm tàng đến sức khỏe và môi trường Tuy nhiên, hoạt động quản lý chất thải rắn hiện nay đang gặp phải một số thách thức Phát triển quản lý chất thải hiệu quả các hệ thống sử dụng công nghệ tiên tiến là rất quan trọng để vượt qua những thách thức mà các phương pháp tiếp cận hiện tại phải đối mặt.
Yếu tố con người: Việc nâng cao ý thức cho nhân viên y tế trong quản lý chất thải rắn y tế là rất quan trọng vì trong toàn bộ quy trình quản lý chất thải rắn y tế là một quy trình liên hoàn và logic với nhau, bổ sung, ảnh hưởng lẫn nhau bao gồm nhiều khô khác nhau kết quả của khâu trước sẽ ảnh hưởng đến kết quả của khâu khác nhau Do đó để thực hiện được đúng quy trình quản lý chất thải rắn y tế thì đòi hỏi tất cả các nhân viên y tế đều phải có kiến thức và thực hành đúng trong từng khâu của quản lý chất thải rắn y tế Một số lãnh đạo khoa chưa quan tâm sâu sát, chưa chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tới công việc KSNK tại khoa/phòng mình
Một nghiên cứu viên cho biết: “ Thực sự mà nói nhiều khi người làm sai nhiều lại là người có cao nhưng không chấp hành, nói nhiều thì tranh cãi, theo tôi ai làm sai thì cần phải cho đi học lại” (PVS 12)
Mặc dù lực lượng chưa chấp hành chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng cũng cần phải có các biện pháp chế tài kỷ luật khi không thực hiện đúng quy định của bệnh viện về quản lý chất thải rắn y tế để bảo vệ môi trường, bảo vệ cho cộng đồng và bảo vệ cho nhân viên y tế đội ngũ tiếp cận với nguy cơ phơi nhiễm. Ý kiến khác cho rằng “ Một số NVYT khi có bộ phận kiểm tra giám sát thì thực hiện tốt, nhưng ngoài giờ hành chính là làm sai ngay vì không biết ai giám sát Do vậy cần phải có biện pháp chế tài kỷ luật Có hệ thống camera để giám sát tự động sẽ tốt hơn ” (PVS10)
Yếu tố khác: Ý thức của người bệnh/người nhà người bệnh: Theo đánh giá của các nhân viên y tế, ý thức của người bệnh, người nhà người nhà trong việc
36 phân loại chất thải còn kém, gây khó khăn trong công tác phân loại và thu gom chất thải Mặc dù tại tất cả các khoa, đã có bảng hướng dẫn phân loại, thu gom tại vị trí đặt thùng thu gom chất thải Tại một số khoa có lượng người nhà đông, một người nhà có thể có nhiều người nhà chăm sóc, nhân viên y tế không thể hướng dẫn hết cho người nhà, dẫn đến tình trạng chất thải sinh hoạt thì bỏ nhầm sang thùng chất thải lây nhiễm và ngược lại Một hộ lý cho biết: “ Có nhiều trường hợp như bỉm của người nhà là cũng cứ vứt lung tung thôi, bọn cô cũng hướng dẫn nhưng có người họ biết, có người không biết, nhiều khi họ cứ thấy thùng rác là họ vứt vào Khi mà bọn cô đi thu gom xuống chỗ lò đốt là đến khi lấy rác ra thì không chỉ là rác thải y tế mà còn lẫn cả rác thải sinh hoạt vào”
“Khẩu trang thường bỏ vào thùng rác thông thường, mặc dù đã có thùng màu vàng ghi nhãn bên ngoài là thùng đựng khẩu trang đã qua sử dụng ”
Sự phối hợp giữa các khoa phòng với nhau chưa được tốt bệnh viện đã phân công nhiệm vụ cụ thể nhưng trong quá trình thực hiện các bộ phận thiếu tính phối hợp, làm việc chưa khoa học, không thống nhất Trước yếu tố này các bộ phận được phân công nhiệm vụ cần phải có sự phối hợp, có quy định cụ thể tránh đùn đẩy, chồng chéo công việc cho nhau.
Trình độ học vấn cũng quyết định đến việc quản lý CTRYT Hiện nay
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Lão
- Tiếp tục thực hiện nghiêm các công tác quán triệt, tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, hộ lý, nhân viên trong việc thu gom, phân loại chất thải rắn theo quy định.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức đối với người bệnh và người nhà người bệnh trong công tác phân loại chất thải rắn và thải bỏ chất thải rắn đúng nơi quy định, thông qua các buổi họp về người bệnh và người nhà người bệnh hoặc thông qua nhắc nhở trong quá trình bác sỹ, điều dưỡng đi thăm khám bệnh từng phòng.
- Rà soát, sắp xếp hợp lý vị trí, số lượng các thùng đựng chất thải rắn tại khu vực hành lang, khu vực trong khuôn viên cơ sở y tế… đảm bảo phù hợp để người dân và người bệnh mang chất thải bỏ vào
- Trang bị phương tiện chuyên chở chất thải y tế đúng quy định và phù hợp.
- Tăng cường phối hợp các phòng ban trong thanh, kiểm tra, xử phạt nghiêm người có hành vi vi phạm về quản lý chất thải y tế Không để tình trạng tuân thủ chấp hành nội quy của nhân viên y tế thụ động có người giám sát mới làm, chưa tự ý thức với trách nhiệm của mình.
- Thực hiện các biện pháp để thay đổi thay đổi nhận thức, hành vi, hình thành thói quen cho tất cả các nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế thực hiện quản lý chất thải y tế trong bệnh viện đúng quy định.
- Tăng cường rà soát đánh giá hiện trạng các công trình xử lý chất thải tại các cơ sở y tế, xây dựng phương án cải tạo, sửa chữa đối với các dụng cụ hỏng hóc và xuống cấp.
- Giải pháp kiểm soát và giảm thiểu: Không sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải bằng chất dẻo nhân tạo như PVC, mà được thay thế các dụng cụ trên bằng cao su thiên nhiên (latex) Các dung môi thông thường trong bệnh viện như benzen, toluene, xylen có thể được sử dụng lại qua hệ thống chưng cất phân đoạn.
Sử dụng các biện pháp khử trùng, tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hoá học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại Giảm thiểu sử dụng chất thải nhựa, thay thế các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất sử dụng nguyên liệu nhựa bằng vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong các hoạt động chuyên môn y tế như: Sử dụng túi, chai, cốc, bát,đĩa, đồ dùng cung cấp suất ăn cho người bệnh, người nhà, nhân viên y tế và các vật dụng khác sử dụng cho mục đích sinh hoạt làm từ
38 giấy, thủy tinh, tre, nứa, nilon… thân thiện với môi trường Sử dụng túi giấy, nilon thân thiện với môi trường trong cấp phát thuốc, không sử dụng túi ni nông để cấp phát thuốc
- Cùng với những giải pháp trên, các cơ sở y tế cũng phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong khuôn viên cơ sở, ngăn chặn sự lan truyền, phát triển chủng loại vi sinh vật và côn trùng có hại Đó là các chương trình trồng cây xanh, khử trùng, diệt muỗi, diệt côn trùng… Khử trùng các buồng bệnh, khu vệ sinh, hành lang… được thực hiện hàng ngày tại cơ sở y tế do tổ lao công đảm nhiệm Cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ do chất thải y tế bằng các biện pháp như phòng hộ cá nhân, đảm bảo an toàn trong thực hiện các quy trình chuyên môn và tiêm vắc xin đầy đủ cho nhân viên y tế.
1 Hiện trạng công tác quản lý CTRYT, nghiên cứu cho thấy, tại 8 lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng của Bệnh viện Lão Khoa- Phục hồi chức năng Quảng Ninh công tác quản lý chất thải tại bệnh viện tương đối tốt, các loại chất thải rắn y tế đều được thu gom, phân loại, vận chuyển cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của thông tư 20/2021/TT-BYT Mạng lưới quản lý CTRYT tại bệnh viện được điều hành xuyên suốt, chỉ đạo từ Ban Giám đốc thông qua các phòng chức năng và các khoa; Trang thiết bị của Bệnh viện phục vụ công tác quản lý CTRYT được chuẩn bị tương đối đầy đủ đúng với thông tư 20/2021/TT-BYT 100% CTRYT phát sinh được phân loại ngay tại nguồn, tuy nhiên vẫn chưa được thực hiện triệt để, còn tình trạng phân loại nhầm giữa các nhóm chất thải 100% CTRYT sau khi phân loại tại nguồn đều được thu gom hàng ngày với tần suất 02 lần/ngày Các công tác vận chuyển, thu gom CTRYT tại Bệnh viện tương đối tốt Một số nội dung còn chưa đạt do xe vận chuyển chất thải y tế màu nào thì vận chuyển là chất thải đó theo quy định chỉ chiếm 25%.
Kho chứa CTRYT riêng biệt không để lẫn với nhau, thời gian lưu giữ chất thải rắn y tế đúng quy định và không rơi vai ra ngoài đạt 86.7% Bệnh viện đã có đủ kho chứa cho từng loại CTRYT.
2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Lão khoa – Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh viện cần tăng cường đào tạo nâng cao nhận thức cho nhân viên y tế về tác hại của chất thải rắn y tế Bên cạnh đó cần có những khuyến khích, thi đua giữa các khoa phòng, cá nhân có những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện quản lý chất thải rắn y tế.
Rà soát, sắp xếp hợp lý vị trí, số lượng các thùng đựng chất thải rắn hợp lý.
Tăng cường thanh, kiểm tra, xử phạt nghiêm người có hành vi vi phạm về quản lý chất thải y tế.
Thực hiện giải pháp kiểm soát và giảm thiểu CTRYT
Nâng cao chất lượng môi trường trong khuôn viên cơ sở, ngăn chặn sự lan truyền, phát triển chủng loại vi sinh vật và côn trùng có hại
Thực hiện các biện pháp để thay đổi thay đổi nhận thức, hành vi, hình thành thói quen một cách hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1 Nguyễn Văn Bằng (2022), "Nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng năm 2021 " , Tạp chí Y học
2 Nguyễn Mạnh Dũng (2019), Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành nghề nghiệp , Đại học điều dưỡng Nam Định.
3 Doãn Ngọc Hải (2015), "Thực trạng quản lý chất thải y tế rắn tại
22 bệnh viện khu vực miền Bắc năm 2014 " Tập XXV, số 11 (171).
4 https://www.quangninh.gov.vn
5 Lê Quang Huy (2022), "Thực trạng xử lý chất thải y tế tại trung tâm y tế thành phố thái nguyên " , Tạp chí Y học Việt Nam 516(1).
6 Vũ Văn Huỳnh (2022), "Nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng năm 2021 " , Tạp chí Y học Việt
7 Phạm Minh Khuê (2021), "Kiến thức và thực hành về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng năm 2020 " , Tạp chí Y học Dự phòng 31(5), tr 116-126.
8 Tạ Thị Phương (2021), Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021 , TLU.
9 Bộ Y Tế (2018), "Quyết định 6062/qđ-byt ban hành tiêu chí phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và xếp hạng tương đương đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân "
10 Bộ y tế (2018), "Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh "
11 Bộ Y tế (2021), "“ Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế” Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 " học 144(8), tr 387-393.