Đề cương Giáo dục học đại cương

19 0 0
Đề cương Giáo dục học đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 1. Sự phát triển nhân cách Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Thực thể tự nhiên: Bao gồm những gì thuộc về cơ thể con người. • Là thực thể sống có đặc điểm cấu tạo cơ thể của động vật bậc cao. • Tổ chức cơ thể con người là thuộc về tự nhiên nên bị chi phối bởi quy luật chung của thế giới tự nhiên. Thực thể xã hội: • Con người sống thành xã hội, tham gia vào các mối quan hệ xã hội. • Biết lao động, học tập, giao tiếp bằng ngôn ngữ. • Có chức năng tâm lý bậc cao. • Bị chi phối bởi những quy luật xã hội. Cá nhân chỉ một người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, địa vị. Cũng là một thực thể tự nhiên – xã hội nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người để phân biệt với cá nhân khác, với cộng đồng. Cá nhân được gọi là chủ thể khi cá nhân hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch. Nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong mỗi con người, trong đó định hướng giá trị là yếu tố quan trọng, là cái cốt lõi của nhân cách. Nhân cách có bản chất xã hội: nhân cách hình thành dưới ảnh hưởng của các quan hệ xã hội, dưới ảnh hưởng của các tác động so con người thực hiện, không có nhân cách nằm ngoài xã hội. Biểu hiện ở chỗ có liên quan đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm do xã hội tích lũy qua các thế hệ. Bản chất của nhân cách liên quan đến các quan hệ xã hội, thể hiện trong các thuộc tính và phẩm chất của nhân cách. Nhân cách được hình thành và thể hiện trong hoạt động, giao lưu. Những phẩm chất đặc thù, có tính chung nhất của nhân cách được thể hiện trong thế giới quan, thái độ với lao động, thái độ với nhu cầu, lợi ích của xã hội. Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất các thuộc tính tâm lý, thể chất và xã hội ở mỗi người. Sự phát triển về thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng của cơ thể về chiều ca, cân nặng, sự hoàn thiện các cơ quan, các chức năng của cơ thể, khả năng phối hợp vận động của cơ thể. Từ đó dẫn đến biến đổi về chất: xương cứng cáp hơn, các chức năng dần hoàn thiện, phối hợp nhịp nhàng,… Sự phát triển về tâm lý: biểu hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, thói quen,…, nhất là sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới. Sự phát triển về xã hội: biểu hiện ở những biến đổi trong quan hệ ứng xử đối với những người xung quanh, trong việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.

CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 1 Sự phát triển nhân cách Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội - Thực thể tự nhiên: Bao gồm những gì thuộc về cơ thể con người  Là thực thể sống có đặc điểm cấu tạo cơ thể của động vật bậc cao  Tổ chức cơ thể con người là thuộc về tự nhiên nên bị chi phối bởi quy luật chung của thế giới tự nhiên - Thực thể xã hội:  Con người sống thành xã hội, tham gia vào các mối quan hệ xã hội  Biết lao động, học tập, giao tiếp bằng ngôn ngữ  Có chức năng tâm lý bậc cao  Bị chi phối bởi những quy luật xã hội Cá nhân chỉ một người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, địa vị Cũng là một thực thể tự nhiên – xã hội nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người để phân biệt với cá nhân khác, với cộng đồng Cá nhân được gọi là chủ thể khi cá nhân hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch Nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong mỗi con người, trong đó định hướng giá trị là yếu tố quan trọng, là cái cốt lõi của nhân cách - Nhân cách có bản chất xã hội: nhân cách hình thành dưới ảnh hưởng của các quan hệ xã hội, dưới ảnh hưởng của các tác động so con người thực hiện, không có nhân cách nằm ngoài xã hội Biểu hiện ở chỗ có liên quan đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm do xã hội tích lũy qua các thế hệ - Bản chất của nhân cách liên quan đến các quan hệ xã hội, thể hiện trong các thuộc tính và phẩm chất của nhân cách - Nhân cách được hình thành và thể hiện trong hoạt động, giao lưu - Những phẩm chất đặc thù, có tính chung nhất của nhân cách được thể hiện trong thế giới quan, thái độ với lao động, thái độ với nhu cầu, lợi ích của xã hội Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất các thuộc tính tâm lý, thể chất và xã hội ở mỗi người - Sự phát triển về thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng của cơ thể về chiều ca, cân nặng, sự hoàn thiện các cơ quan, các chức năng của cơ thể, khả năng phối hợp vận động của cơ thể Từ đó dẫn đến biến đổi về chất: xương cứng cáp hơn, các chức năng dần hoàn thiện, phối hợp nhịp nhàng,… 1 - Sự phát triển về tâm lý: biểu hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, thói quen,…, nhất là sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới - Sự phát triển về xã hội: biểu hiện ở những biến đổi trong quan hệ ứng xử đối với những người xung quanh, trong việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội 2 Các yếu tố ảnh hưởng 2.1 Yếu tố bẩm sinh – di truyền Bẩm sinh là thuộc tính sinh học có ngay từ khi sinh ra Di truyền là sự tái tạo lại những đặc điểm sinh học từ thế hệ trước sang thế hệ sau Các thuộc tính sinh học được di truyền:  Cấu tạo giải phẫu sinh lý cơ thể  Các đặc điểm cơ thể  Các giai đoạn trưởng thành của cơ thể  Cơ chế sinh lý  Các tư chất của loài người: dáng đi thẳng đứng, cấu tạo bàn tay, cấu tạo thanh quản Vai trò: - Là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách - Trước hết đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại và phát triển ngày càng hoàn thiện về cơ thể giúp thích nghi được những biến đổi của điều kiện sống - Tạo ra sức sống tự nhiên của con người thể hiện dưới dạng tư chất tạo ra khả năng cho con người hoạt động có kết quả trong những lĩnh vực nhất định Quan điểm sai lầm: - Cho rằng sự phát triển nhân cách là một quá trình có tính tiền định => tuyệt đối hóa ảnh hưởng của di truyền, phủ nhận yếu tố khác - Cho rằng mọi người sinh ra đã là thiện hay ác, vị tha hay ích kỷ,… => có ý đồ che giấu nguồn gốc xã hội khách quan và xấu xa của những tội ác trong xã hội, gieo rắc hoài nghi và phủ nhận khả năng xây dựng những nhân cách tốt đẹp - Coi nhẹ yếu tố bẩm sinh, di truyền => không khai thác, tận dụng tiền đề sinh học tốt và khắc phục, hạn chế được những nhược điểm Kết luận sư phạm: - Phải đánh giá đúng vai trò của bẩm sinh di truyền, không tuyệt đối hóa, cũng không hạ thấp vai trò - Biết phát huy những mặt tốt, vun xới những năng lực, năng khiếu ở trẻ em, bồi dưỡng và tạo điều kiện phát triển để trở thành tài năng 2 - Không đinh kiến hẹp hòi đối với những trẻ có những yếu tố bẩm sinh không thuận lợi; tạo điều kiện để các em được sống, học tập hòa nhập với cộng đồng 2.2 Yếu tố môi trường Môi trường là một hệ thống phức hợp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên, xã hội xung quanh cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người Vai trò: - Là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách vì nhân cách chỉ hình thành và phát triển trong một môi trường nhất định - Góp phần tạo ra mục đích, động cơ cho sự phát triển nhân cách Môi trường đưa ra những yêu cầu khách quan đối với nhân cách con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định (phẩm chất năng lực, trình độ văn hoá, khoa học công nghệ, sức khoẻ ) - Tạo ra và cung ứng những phương tiện, điều kiện cho cá nhân hoạt động và giao lưu, qua đó nhân cách được hình thành và phát triển ngày một hoàn thiện - Quan tâm đến việc khai thác và sử dụng hợp lí có hiệu quả những khả năng hiện có và tiềm năng của mỗi con người, nhằm không ngừng thúc đẩy phát triển theo định hướng xác định - Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua các mối quan hệ xã hội như: quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình, hệ sản xuất, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền, quan hệ tôn giáo Nhờ đó môi trường và con người tác động qua lại với nhau, giúp chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội, những giá trị nhân văn, đạo đức văn hoá và trên cơ sở đó nhân cách hình thành và phát triển - Môi trường ảnh hưởng đến nhân cách trên hai mặt tích cực và tiêu cực (không phải theo một chiều) Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường còn tùy thuộc vào quan điểm, xu hướng, năng lực của cá nhân Ở chừng mực nhất định con người còn tham gia cải tạo môi trường Trong quan hệ với môi trường, nhân cách vừa thu nhận và tận dụng được những ảnh hưởng tốt, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng xấu do môi trường mang lại Vì vậy, cần phát huy và khai thác những yếu tố tích cực, và phòng ngừa, hạn chế và xoá bỏ những yếu tố tiêu cực * Giữa môi trường và nhân cách có sự tác động qua lại với nhau:  Môi trường tác động đến nhân cách và được phản ánh vào nhân cách  Tính tích cực của nhân cách tác động đến môi trường nhằm phát triển môi trường và thông qua đó nhân cách có cơ hội để ngày càng hoàn thiện 3 Phê phán một số quan điểm sai lầm: - Cho rằng sự phát triển nhân cách hoàn toàn do môi trường quyết định (thuyết "Định mệnh do hoàn cảnh") => tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố môi trường - Phủ nhận hoặc coi nhẹ vai trò của môi trường, tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục => phủ nhận tính quy định của xã hội đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách, phủ nhận bản chất xã hội của nhân cách Kết luận sư phạm: - Phải đánh giá đúng vai trò của môi trường, không tuyệt đối hoá cũng không phủ nhận hoặc coi nhẹ - Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tốt đẹp giúp ích cho sự phát triển nhân cách của người được giáo dục - Biết tận dụng, khai thác các mặt tích cực của môi trường, đồng thời biết phòng ngừa, hạn chế và xoá bỏ những yếu tố tiêu cực của nó - Gắn việc giáo dục thế hệ trẻ với việc cải tạo xã hội, gắn nhà trường với thực tiễn xã hội, tạo điều kiện để học sinh tích cực tham gia xây dựng và cải tạo môi trường - Hình thành và định hướng cho học sinh những giá trị đúng đắn, xây dựng bản lĩnh vững vàng để chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường xung quanh 2.3 Yếu tố giáo dục Giáo dục là một quá trình có mục đích, được tổ chức có kế hoạch, có phương pháp nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử của nó Vai trò của giáo dục: - Định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách theo mục đích đã đề ra  Giáo dục diễn ra theo một quá trình được tổ chức nghiêm ngặt với mục đích xác định Mục đích giáo dục phản ánh yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định đối với nhân cách người được giáo dục  Người được giáo dục lấy mục đích giáo dục làm đích để tự rèn luyện, phấn đấu Mục đích giáo dục là kim chỉ nam cho hành động và làm chuẩn để tự đánh giá kết quả phát triển nhân cách - Tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo mô hình nhân cách đã được định hướng  Giáo dục lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp giúp chiếm lĩnh một cách tốt nhất những giá trị, kinh nghiệm lịch sử xã hội 4  Giáo dục tổ chức cho người được giáo dục tham gia vào các hoạt động như: dạy học, lao động, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động tập thể dưới sự tổ chức, điều khiển của nhà giáo dục Qua đó nhân cách được hình thành và phát triển  Trong quá trình hoạt động diễn ra sự điều chỉnh của nhà giáo dục và tự điều chỉnh của người được giáo dục, nhằm giúp cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách không bị chệch hướng - Phát hiện, khai thác và tận dụng được những yếu tố thuận lợi, đồng thời phát hiện, hạn chế và có thể khắc phục được những yếu tố không thuận lợi của bẩm sinh di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục:  Đối với những cá nhân có tiền đề sinh học thuận lợi: giáo dục phát hiện kịp thời, khai thác và tận dụng, tạo điều kiện cho chúng phát triển  Đối với những cá nhân có tiền đề sinh học không thuận lợi: giáo dục phát hiện và có biện pháp hạn chế, khắc phục, bù đắp những thiếu hụt do bẩm sinh di truyền hoặc bệnh tật gây ra - Môi trường không những tạo ra những yếu tố thuận lợi mà còn mang lại những yếu tố không thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách:  Với những yếu tố thuận lợi: Giáo dục phát hiện, tận dụng chúng cho việc giáo dục nhân cách  Với những yếu tố không thuận lợi của môi trường: Giáo dục làm hạn chế và có thể cải tạo khắc phục được ảnh hưởng của nó  Giáo dục góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh bằng cách cho chính con người được giáo dục tham gia vào các mối quan hệ đa dạng và bằng sự cải biến môi trường - Ngoài bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của con người, còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, những hành vi lệch chuẩn làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội - Có khả năng mang lại cho cá nhân những tiến bộ mà các nhân tố khác không thể có được - Ngày nay, vai trò to lớn ngày càng được khẳng định, không chỉ đối với sự phát triển nhân cách con người mà cả trong sự nghiệp phát triển đất nước, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững Điều kiện để giáo dục phát huy vai trò chủ đạo: - Giáo dục phải diễn ra theo một quá trình, trong đó có sự vận động và phát triển đồng bộ của các yếu tố (6 yếu tố) - Giáo dục phải đi trước và kéo theo sự phát triển của người được giáo dục 5 - Giáo dục và phát triển nhân cách tác động qua lại mật thiết với nhau:  Giáo dục định hướng kích thích sự phát triển nhân cách  Nhân cách phát triển tạo tiền đề, điều kiện cho giáo dục tiến hành ở trình độ cao hơn - Giáo dục phải quan tâm đến trình độ, đặc điểm chung của tập thể và trình độ, đặc điểm riêng của từng cá nhân người được giáo dục Phê phán một số quan điểm sai lầm: - Cho rằng: "Giáo dục là vạn năng", "Giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách" => tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục và phủ nhận vai trò của các yếu tố khác Kết luận sư phạm: - Phải nhận thức đúng vai trò chủ đạo của giáo dục, không quá đề cao nhưng cũng không buông lỏng vai trò của mình trong quá trình giáo dục - Nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm tổ chức, dẫn dắt sự hình thành phát triển nhân cách theo định hướng, mục tiêu đã đề ra - Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục và luôn có sự điều khiển, điều chỉnh hợp lí - Triệt để khai thác những yếu tố thuận lợi của bẩm sinh di truyền và môi trường, đồng thời hạn chế khắc phục những yếu tố không thuận lợi - Làm cho học sinh ý thức được và chấp nhận những yêu cầu của nhà giáo dục, biến đó thành hành động sống hàng ngày của bản thân 2.4 Yếu tố hoạt động cá nhân Mỗi cá nhân người được giáo dục tồn tại với hai tư cách: đối tượng giáo dục và chủ thể tự giáo dục, đối tượng giảng dạy và chủ thể nhận thức trong mối quan hệ biện chứng với nhau Trong đó vai trò chủ thể tự giáo dục và chủ thể nhận thức là đặc biệt quan trọng Những tác động tích cực từ bên ngoài (từ môi trường, từ giáo dục) có phát huy được hay không phụ thuộc vào bản thân cá nhân có thể hiện được đầy đủ vai trò chủ thể của mình hay không Các tác động từ bên ngoài đến nhân cách (cá nhân) thường xảy ra các tình huống sau đây:  Không gây phản ứng gì: chủ thể hờ hững  Chủ thể không chấp nhận và phản ứng lại  Chủ thể tiếp nhận không tự giác  Chủ thể tiếp nhận tự giác 6 Chỉ khi chủ thể tiếp nhận tự giác các tác động tích cực từ bên ngoài mới thực sự phát huy được tác dụng Vì người được giáo dục:  Ý thức được các tác động tích cực từ bên ngoài  Biến yêu cầu khách quan thành yêu cầu chủ quan  Phát hiện và tự giải quyết mâu thuẫn bên trong  Chiếm lĩnh được một cách tự giác những kinh nghiệm xã hội và thể hiện 1 chúng bằng kĩ năng, kĩ xảo, hành vi, thói quen Vai trò của hoạt động cá nhân: Qua hoạt động và bằng hoạt động, cá nhân người được giáo dục: - Tiếp nhận tự giác những tác động tích cực, đồng thời ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài - Tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện - Phát hiện, tận dụng và phát triển những yếu tố thuận lợi, đồng thời có ý thức hạn chế, khắc phục những yếu tố không thuận lợi do bẩm sinh di truyền mang lại Nhờ đó nhân cách người được giáo dục hình thành và phát triển Tuy nhiên, kết quả đạt được ở mức độ nào còn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng cá nhân (sinh lí, tâm lí, vốn sống, hoàn cảnh sống của cá nhân) Điều kiện để hoạt động cả nhân giữ vai trò quyết định: - Cá nhân biết triệt để phát huy yếu tố sinh học ưu việt của mình - Biết triệt để tận dụng những tác nhân tích cực của môi trường để tích luỹ tri thức ở các lực lượng khác nhau - Biết tuân thủ sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của nhà giáo dục - Tích cực tham gia vào các loại hình hoạt động phù hợp với độ tuổi, biến cá nhân thành chủ thể tích cực của quá trình tự giáo dục, quá trình nhận thức và phát triển nhân cách 2.5 Kết luận - Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người là kết hoà của cả bốn yếu tố, trong đó mỗi yếu tố giữ vai trò nhất định, không thể thay thế cho nhau, không một yếu tố nào đơn độc đủ đảm bảo hình nhân cách tốt đẹp Trong đó:  Bẩm sinh – di truyền giữ vai trò là tiền đề cơ sở vật chất  Môi trường giữ vai trò là điều kiện (quyết định gián tiếp)  Giáo dục giữ vai trò chủ đạo  Hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp - Mỗi cá nhân phải là chủ thể của quá trình hình thành và phát triển nhân cách 7 - Nhà giáo dục phải nắm vững bản chất của từng yếu tố, đồng thời phải biết vận dụng sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố này tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh 8 CHƯƠNG 3: MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC VIỆT NAM (Khái niệm; các nội dung: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; liên hệ thực tế) Mục đích giáo dục là phạm trù cơ bản của giáo dục học, phản ánh kết quả mang tính dự báo trong tương lai của hoạt động giáo dục Là cái đích dự kiến về sản phẩm cần đạt được của sự nghiệp giáo dục mục đích giáo dục được xây dựng trước khi tiến hành các hoạt động giáo dục và được điều chỉnh, chính xác hóa trong quá trình thực hiện Đặc điểm của mục đích giáo dục: - Là mô hình dự kiến về mẫu người cần được đào tạo trong tương lai, được xây dựng theo đơn đặt hàng của xã hội - Được xây dựng với những yêu cầu thường cao hơn thực tế, vì thế đòi hỏi sự phấn đấu liên tục - Phải là cái hiện thực trong tương lai, cho nên xác định mục đích phải dựa trên trình độ phát triển hiện tại của xã hội, tính đến các điều kiện khách quan, chủ quan và những khả năng thực hiện mục đích đó - Là một phạm trù mang tính lịch sử và có tính giai cấp rõ nét Các giai đoạn lịch sử, mục đích giáo dục thay đổi phù hợp với xã hội Trong xã hội có giai cấp, mục đích giáo dục có tính giai cấp, giáo dục được sử dụng là một công cụ duy trì và bảo vệ quyền lợi của giai cấp Ngoài ra, mục đích giáo dục còn mang đậm bản sắc dân tộc Căn cứ để xác định mục đích giáo dục Việt Nam: - Xu thế phát triển của thời đại, xu thế phát triển của giáo dục các quốc gia trên thế giới và trong nước - Chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước - Yêu cầu phát triển nguồn lực xã hội và đặc điểm nhân cách của nguồn lực đó - Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước, kinh nghiệm, truyền thống giáo dục và khả năng của hệ thống đối với việc thực hiện các mục tiêu đã xác định Mục đích giáo dục Việt Nam gồm 2 cấp độ: cấp độ tổng quát và cấp độ chuyên biệt - Cấp độ tổng quát gồm: cấp độ tổng quát đối với sự phát triển xã hội và đối với sự phát triển nhân cách  Đối với sự phát triển xã hội: phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài  Đối với sự phát triển nhân cách: hướng tới phát triển nhân cách toàn diện cho cá nhân (có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, 9 trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo,…) - Cấp độ chuyên biệt là mục tiêu giáo dục đối với từng cấp học, bậc học, từng loại hình trường,… Mục đích giáo dục tổng quát: 1) Nâng cao dân trí Khái niệm: Dân trí là trữ lượng hiểu biết văn hoá của cộng đồng và dân tộc Nâng cao dân trí là nâng cao trình độ hiểu biết của người dân Trình độ dân trí của mỗi nước là kết quả tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo Trình độ dân trí được biểu hiện ở trình độ văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người trong từng thời kì lịch sử Trình độ dân trí được xác định cả về mặt định tính và định lượng: – Định tính: là chất lượng học vấn mà người dân đạt được so với yêu cầu của thực tiễn xã hội Tức là nền học vấn mà người dân lĩnh hội được có cơ bản, có hiện đại, đáp ứng được so với yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra, được xã hội chấp nhận không? – Định lượng của dân trí: là chỉ số phát triển giáo dục của người dân Trong đó có hai tiêu chí: tỉ lệ người dân biết chữ trong cộng đồng và số năm học trung bình của người dân Ý nghĩa của việc nâng cao dân trí: - Giúp con người tiếp thu tri thức khoa học công nghệ và tiếp cận xu thế phát triển chung của thế giới - Để người dân có đủ trình độ học vấn tự giác thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu phát triển xã hội và tham gia vào quá trình hội nhập giao lưu quốc tế - Là cơ sở vững chắc để tạo nên đỉnh cao dân trí Mục tiêu nâng cao dân trí: - Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10% - Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hoá, đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học Tỉ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình 10 độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học, Biện pháp nâng cao dân trí và liên hệ: - Phổ cập giáo dục và xoá mù chữ => Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và mục tiêu đến năm 2023 là hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở - Đa dạng hoá các loại hình trường lớp với những phương thức thích hợp Huy động mọi lực lượng, tiềm năng của xã hội làm giáo dục (xã hội hoá giáo dục) => Ngoài trường công, còn có trường tư phát triển mạnh mẽ, nhiều chính sách thu hút các nguồn đầu tư vào giáo dục - Xây dựng một xã hội học tập, mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời => Các phong trào, chương trình, tuần lễ hưởng ứng học tập suố đời - Quan tâm và có chính sách đầu tư hữu hiệu để nâng cao cả mặt bằng và đỉnh cao dân trí lên một trình độ quốc gia phát triển => Khích lệ trẻ ở vùng cao đến trường, hỗ trợ tiền ăn trưa, - Đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo của các trường ở mọi cấp học, bậc học theo hướng hiện đại hoá nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học => Thay đổi sách giáo khoa, phương pháp, thiết bị dạy học - Nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, pháp luật nhà nước, truyền thống văn hoá dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng => Sử dụng các kênh truyền thông 2) Đào tạo nhân lực Khái niệm: Nhân lực: là những người đang làm việc (lao động trực tiếp) trong các ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Đào tạo nhân lực: là đào tạo những người lao động có trình độ học vấn cao, có tri thức khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có khả năng thích ứng với những biến đổi và phát triển của nền kinh tế xã hội Ý nghĩa của việc đào tạo nhân lực: - Có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động - Hiện nay tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở nước ta còn thấp, sự phân bố lao động đã qua đào tạo không đều dẫn tới người lao động trực tiếp qua đào tạo quá ít - Đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cao cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Nhằm thoả mãn nhu cầu chủ yếu của đông đảo thanh niên: “nhu cầu có việc làm và được làm việc” 11 Hiện nay có thực trạng là thừa lao động giản đơn, không qua đào tạo, thiếu lao động lành nghề hoặc lao động ở trình độ cao Hoặc hiện tượng sinh viên ra trường không tìm được việc làm, một mặt do xã hội không có nhu cầu, mặt khác do sinh viên không đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra hoặc sinh viên làm trái nghề gây lãng phí trong đào tạo (Thiếu đội ngũ chất lượng cao, Yếu kỹ năng mềm, Kém năng lực thực hành, thích nghi, mất cân đối) - Góp phần nâng cao dân trí Mục tiêu đào tạo nhân lực: theo Đại hội Đảng - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành Biện pháp đào tạo nhân lực + liên hệ: + Nâng cao chất lượng hệ thống các trường chuyên nghiệp dạy nghề, cao đẳng, đại học + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhân lực trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội => Các trường TC, CĐ, DDH do các tập đoàn mở, hoặc liên kết với các trường để đặt hàng trực tiếp nhân lực + Cải tiến, xây dựng kế hoạch đào tạo trên cơ sở nhu cầu nhân lực của các ngành, các địa phương => Đặt ra chỉ tiêu các ngành đào tạo, kế hoạch đào tạo + Gắn đào tạo với sử dụng lao động hợp lí và thị trường lao động => Các trường luôn liên kết với mạng lưới sử dụng lao động, tổ chức ngày hội việc làm + Xây dựng một số trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học trọng điểm chất lượng cao ngang bằng với các nước trong khu vực và thế giới + Tạo điều kiện để nguồn nhân lực luôn tiếp cận với cái mới, cái năng động sáng tạo trong sản xuất, khoa học, công nghệ => doanh nghiệp đưa cái mới công nghệ mới, đòi hỏi nhân lực phải học hỏi để theo kịp + Quá trình đào tạo nhân lực phải kết hợp giáo dục với lao động sản xuất nghiên cứu khoa học, lí luận gắn liền với thực tiễn 3) Bồi dưỡng nhân tài Khái niệm: Nhân tài là những cá nhân có khả năng trí tuệ đặc biệt thể hiện ở khả năng trực giác, khả năng phát hiện và giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn 12 Bồi dưỡng nhân tài là tập trung các nguồn lực để phát hiện, bồi dưỡng, phát triển khả năng của nhân tài Ý nghĩa của việc bồi dưỡng nhân tài: - Nhân tài có khả năng tạo ra khâu đột phá, nhờ đó kéo theo sự phát triển của cả hệ thống xã hội - Là lực lượng giúp đất nước nhanh chóng tiến kịp thế giới, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu về kinh tế – xã hội - Nâng đỉnh cao dân trí lên một trình độ cao hơn Biện pháp bồi dưỡng nhân tài: - Làm tốt công tác phát hiện, phát triển tư chất, năng khiếu của học sinh từ các bậc học thấp và có phương pháp bồi dưỡng có hệ thống liên tục => Tổ chức các cuộc thi, có kế hoạch bồi dưỡng liên tục - Thực hiện chính sách khuyến khích những người có tài năng và những người có công phát hiện, bồi dưỡng tài năng - Đầu tư đầy đủ các nguồn lực cho việc bồi dưỡng nhân tài và tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế rộng rãi => Huấn luyện riêng, chế độ bồi dưỡng riêng - Bồi dưỡng nhân tài phải đi đôi với thu hút và sử dụng nhân tài hợp lí - Tạo điều kiện để đội ngũ tri thức trẻ và các nhà khoa học – kĩ thuật được tiếp cận, phát huy tiềm năng, biến tiềm năng thành hiện thực Kết luận: Ba vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau Trong đó nâng cao dân trí là cơ sở, là điều kiện để đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Mặc khác, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài làm cho trình độ dân trí đạt đến đỉnh cao 13 CHƯƠNG 4: CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC (Khái niệm và nội dung các con đường tổ chức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động vui chơi giải trí; liên hệ thực tiễn) Khái niệm về con đường giáo dục Các con đường giáo dục về thực chất là những dạng hoạt động cơ bản được tổ chức với sự tham gia tự giác, tích cực, sáng tạo của người được giáo dục dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục theo định hướng của mục đích, mục tiêu và các nhiệm vụ đã định Con đường giáo dục là các dạng hoạt động cơ bản được nhà giáo dục tổ chức nhằm hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục theo định hướng của mục đích, mục tiêu giáo dục Các con đường giáo dục Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội, quá trình này được thực hiện bằng các con đường cơ bản sau: Con đường tổ chức hoạt động dạy học; lao động; tập thể; xã hội; vui chơi; nghiên cứu khoa học Các con đường giáo dục có những đặc điểm sau:  Có tính đa dạng, liên quan đến các hoạt động cơ bản  Nhằm mục đích chung là hình thành, phát triển nhân cách  Mỗi con đường đều thể hiện sự thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục  Trong quá trình thực hiện, có sự kết hợp thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trò chủ thể của người được giáo dục  Thường được vận dụng phối hợp hợp lí với nhau vì không có con đường nào là vạn năng  Khi vận dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của người được giáo dục  “Không nhất thành bất biến” mà luôn vận động và phát triển theo sự phát triển của kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, của quá trình giáo dục, của yêu cầu đối với nhân cách con người 1) Con đường tổ chức hoạt động dạy học Khái niệm dạy học: Dạy học là một hoạt động trong đó dưới tác động chủ đạo của người dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập 14 Tác dụng của con đường dạy học: - Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất kì loại hình nhà trường nào và là con đường tiêu biểu nhất - Là con đường hợp lí, thuận lợi giúp người học trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh một hệ thống tri thức và hệ thống kĩ năng hoạt động cần thiết chuyển thành phẩm chất và năng lực trí tuệ của bản thân Vì dạy học được tiến hành có tổ chức, có kế hoạch với nội dung dạy học được lựa chọn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, tiến bộ khoa học công nghệ, xu thế chung của thời đại - Hệ thống tri thức mà người học chiếm lĩnh được thông qua con đường dạy học là những tri thức cơ bản, toàn diện, cân đối về tự nhiên, xã hội, tư duy, kĩ thuật và những tri thức về cách thức hành động Những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, kinh nghiệm ứng xử với bản thân, đối với gia đình, đối với nhà trường và cộng đồng  Hoạt động nhận thức của học sinh được thực hiện trong điều kiện thuận lợi, có giáo viên, giúp dễ dàng, nhanh chóng nắm được, tránh được mò mẫm, vấp váp  Không chỉ chiếm lĩnh hệ thống tri thức khoa học mà còn chuyển hoá thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, đảm bảo biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn - Là con đường quan trọng bậc nhất giúp người học phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo (đây là hiệu quả đặc trưng của con đường dạy học)  Đòi hỏi người học phải tích cực sử dụng các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy, trên cơ sở đó dần hình thành các phẩm chất như: tính định hướng, tính độc lập, tính phê phán, tính linh hoạt, tính logic, tính sáng tạo của tư duy - Dạy học là một trong những con đường chủ yếu giúp người học chiếm lĩnh hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội, hình thành những phẩm chất đạo đức và thái độ tích cực đối với cuộc sống (thái độ đối với tự nhiên, xã hội, thế giới đồ vật và bản thân) Kết luận: Là một trong những con đường giáo dục cơ bản trong nhà trường Tính ưu việt là giúp người học chiếm lĩnh được hệ thống khoa học cần thiết, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, hình thành những phẩm chất cao quý của người công dân, người lao động trong xã hội phát triển Trong đó, phát triển trí tuệ là tác dụng đặc trưng của con đường dạy học Điều kiện để con đường dạy học phát huy tác dụng: - Nhà giáo dục phải coi trọng người học, phải hướng vào người học, vì người học vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình dạy học 15 - Nhà giáo dục phải kích thích và tạo điều kiện cho người học học tập một cách sáng tạo  Sáng tạo đối với học sinh phổ thông là tạo được ra cái mới đối với bản thân  Đối với sinh viên đại học có thể sáng tạo ra cái mới đối với loài người bằng con đường nghiên cứu khoa học ở chừng mực, phạm vi nhất định và vừa sức - Người dạy và người học phải luôn đổi mới và hoàn thiện phương pháp dạy và phương pháp học - Phải tạo ra môi trường tri thức thích hợp, tạo điều kiện cho người học định hướng, tiếp thu và vận dụng tri thức - Giáo viên phải phối hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau, đảm bảo chất lượng, tránh hời hợt, phô trương - Phải đảm bảo cho người học nắm được một nền tảng rộng về tri thức, kĩ năng, không nên chuyên môn hoá quá sớm - Phải đảm bảo vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò chủ thể của người học, không làm lu mờ hoặc quá đề cao vai trò của họ 2) Con đường hoạt động vui chơi giải trí Vui chơi giải trí là một dạng hoạt động cần cho mọi lứa tuổi và nó là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Ở trường, hoạt động vui chơi giải trí được coi là con đường giáo dục quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Tác dụng của hoạt động vui chơi giải trí: - Thông qua hoạt động vui chơi giải trí, giúp phát triển nhiều phẩm chất đạo đức tốt như: tình thân ái, đoàn kết, lòng trung thực, tỉnh đồng đội, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm đồng thời khắc phục những nét xấu như: tính ích kỉ, tính chơi trội, tính giả dối - Giúp có cơ hội nhận thức thế giới, nâng cao hiểu biết về tự nhiên – xã hội, phát triển trí thông minh sáng tạo và phát triển năng khiếu - Hoạt động vui chơi giải trí giúp phát triển óc thẩm mĩ, biết cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, trong các tác phẩm nghệ thuật, trong quan hệ xã hội, đồng thời biết sáng tạo ra cái đẹp trong cuộc sống - Giúp phát triển những phẩm chất vận động cần thiết, tạo tâm trạng thoải mái, dễ chịu, phục hồi sức lực sau những giờ học tập, lao động căng thẳng Điều kiện phát huy tác dụng: - Hoạt động vui chơi giải trí phải có nội dung phong phú, hình thức đa dạng có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn học nghệ nghệ thuật, chơi thể dục thể thao, tham quan du lịch, giải trí thư giãn Các hình thức này cần được vận dụng xen kẽ nhau hợp lí, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 16 - Cần được thực hiện đồng bộ ở nhà trường, gia đình và xã hội với sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục - Đảm bảo tinh thần tự quản của người được giáo dục trong các hoạt động vui chơi giải trí và đảm bảo tính bình đẳng trong vui chơi đối với mọi học sinh - Những điều kiện tối thiểu cho hoạt động vui chơi giải trí ở nhà trường phải được đảm bảo: có sân chơi, đồ chơi, dụng cụ thể dục thể thao, bàn cờ, nhạc cụ - Ngoài xã hội cần có các điểm vui chơi giải trí như: nhà văn hoá, cung thiếu nhi, rạp chiếu phim, rạp xiếc, công viên đáp ứng nhu cầu vui chơi của thế hệ trẻ Kết luận: Hoạt động vui chơi là con đường có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách con người Nó không chỉ hình thành ở người được giáo dục những phẩm chất tốt đẹp mà còn làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần tạo nên sự phát triển cân đối hài hoà về thể chất và tâm lí Vì thế cần coi trọng đúng mức hoạt động vui chơi trong nhà trường 17 CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra 1) Phương pháp quan sát - Là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục, dựa trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm, cho ta tài liệu về thực tiễn giáo dục nhằm tổ chức quá trình giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao - Chức năng:  Thu thập thông tin (QT nhất)  Kiểm chứng các giả thuyết hay lý thuyết đã có Xác minh tính đúng đắn của giả thuyết, độ tin cậy của lý thuyết  Đối chiếu các kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn - Đặc điểm:  Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá nhân hay tập thể  Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên, và mang tính chủ quan Chủ quan ở kinh nghiệm, trình độ, thế giới quan, cảm xúc tâm lý  Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông tin của người nghiên cứu Do đó cần được lựa chọn theo các chuẩn nhất định, được xử lý bằng toán học hay một lý thuyết nhất định  Để nhận được thông tin theo mục đích nghiên cứu, cần phải lập kế hoạch và chương trình quan sát tỉ mỉ - Quy trình thực hiện:  Xác định mục đích, nội dung, đối tượng quan sát  Lựa chọn phương pháp và phương tiện quan sát  Lập kế hoạch quan sát  Chuẩn bị các tài liệu và thiết bị kỹ thuật  Tiến hành quan sát  Kiểm tra kết quả quan sát 2) Phương pháp điều tra Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát số lượng lớn các đối tượng, ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm, nhằm thu thập rộng rãi các số liệu về nội dung nghiên cứu và xác định tính phổ biến của các vấn đề nghiên cứu Có 2 loại điều tra: - Điều tra bằng trò chuyện (phỏng vấn): là phương pháp trao đổi trực tiếp giữa người nghiên cứu với những người được nghiên cứu thông qua hệ thống câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu - Điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp dùng một loạt những câu hỏi được in sẵn vào trong các phiếu để người được nghiên cứu đọc và trả lời Dựa vào những tài liệu thu thập được, người nghiên cứu phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu 18 Ưu nhược điểm của phương pháp điều tra: - Ưu điểm:  Đảm bảo được tính khách quan hơn phương pháp quan sát  Thu nhận thông tin nhanh chóng  Thu được những thông tin quan trọng, khai thác được các thông tin về chiều sâu  Dễ sử dụng, ít tốn kém, tiết kiệm chi phí - Nhược điểm:  Khó soạn thảo các câu hỏi, phiếu hỏi  Người trả lời có thể không trung thực  Khâu xử lý thông tin khó khăn và mất thời gian Các bước tiến hành - Xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng điều tra (Điều tra ai, điều tra cái gì, điều tra để làm gì?) - Xây dựng được nội dung điều tra với hệ thống câu hỏi rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và sao cho các câu trả lời có thể kiểm tra được lẫn nhau - Phát phiếu (hướng dẫn tỉ mỉ, trình tự cách trả lời câu hỏi) - Xử lý kết quả điều tra thu được chính xác, khách quan bằng các công thức thống kê toán học hay bằng máy tính 19

Ngày đăng: 14/03/2024, 07:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan