Đối tượng nghiên cứu của nhân học là con người, bao quát nhiều khía cạnh từ sinh học đến văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, nghệ thuật, sức khỏe, luật pháp, ở các không gian, thời gian
Trang 11 Nhân học là gì?
Nhân học là một ngành khoa học cơ bản thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, nghiên cứu về
con người một cách toàn diện
Đối tượng nghiên cứu của nhân học là con người, bao quát nhiều khía cạnh từ sinh học đến
văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, nghệ thuật, sức khỏe, luật pháp, ở các không gian, thời gian khác nhau Một đặc điểm cơ bản của nhân học là cách tiếp cận toàn diện, tích hợp các kiến thức sinh học với văn hóa để phân tích, giải thích về con người trong một mối quan hệ nhiều khía cạnh bao gồm cả sinh học và văn hóa trên các địa bàn đa dạng, trong một khung cảnh thời gian rộng nhất với cả 2 mục đích nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thực tiễn
2 Sự phân ngành trong nhân học
Nhân học chia thành 5 phân ngành:
Nhân học hình thể: nghiên cứu về sự tiến hóa của con người và sự đa dạng của con
người cũng như các loài vượn có họ hàng với con người Lĩnh vực này lại được chia thành các chuyên ngành nhỏ: Cổ nhân học, linh trưởng học, nghiên cứu về sự đa dạng của con người đương đại và nhân học pháp y
o Cổ nhân học: nghiên cứu sự tiến hóa của con người
o Linh trưởng học: nghiên cứu về các loài động vật cùng dòng với con người
o Nghiên cứu về sự đa dạng của con người đương đại: nghiên cứu về sự đa dạng hình thể của các nhóm người khác nhau thông qua việc xem xét kích cỡ cơ thể, nhóm máu, màu da, tóc,
o Nhân học pháp y: là chuyên ngành ứng dụng, áp dụng những tri thức nhân học hình thể để phục vụ các vấn đề pháp luật
Khảo cổ học: nghiên cứu về các hiện vật còn lại từ các xã hội trong quá khứ để tìm về
lối sống, lịch sử, tiến hóa của các xã hội này
o Khảo cổ học tiền sử: nghiên cứu các xã hội cổ xưa chưa có chữ viết
o Khảo cổ học lịch sử: nghiên cứu các nền văn minh cổ đại
Nhân học ngôn ngữ: nghiên cứu về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
o Ngôn ngữ cấu trúc: tìm hiểu về cấu trúc của các hình thái ngôn ngữ So sánh các hình thái ngữ pháp hay các câu trúc ngôn ngữ để xem xét các điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ hiện tại
o Ngôn ngữ lịch sử: so sánh và phân loại các ngôn ngữ khác nhau để khám phá
về các mối liên hệ lịch sử của các ngôn ngữ khác nhau
o Ngôn ngữ học tộc người: nghiên cứu về mối quan hệ giữa một ngôn ngữ với văn hóa tộc người
o Ngôn ngữ xã hội: tìm hiểu việc sử dụng ngôn ngữ trong các nền văn hóa hay các bối cảnh xã hội khác nhau
Trang 2 Nhân học văn hóa: tìm hiểu về sự vận động nội tại của các xã hội thông qua các mô
tả dân tộc học Nghiên cứu về thế giới quan của con người trong các nền văn hóa và
ở các quốc gia khác nhau, tìm hiểu về cuộc sống của những cộng đồng tộc người đa dạng về sắc tộc, đặc trưng văn hóa và xã hội, tìm hiểu về đời sông tôn giáo, công nghệ, hệ thống chính trị, xã hội, tâm lý, nghệ thuật,
Gồm nhiều chuyên ngành hẹp: nhân học xã hội, nhân học chính trị, nhân học tôn giáo, nhân học giới,
Nhân học ứng dụng: là việc các nhà nhân học sử dụng các tri thức và phương pháp
nghiên cứu của nhân học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn bên ngoài môi
trường học thuật
3 Văn hóa là gì
Theo nghĩa cơ bản nhất văn hóa được hiểu là ám chỉ các ý tưởng và ứng xử mà con người học được với tư cách là một thành viên của xã hội
Theo UNESCO: văn hóa là một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và
xúc cảm của xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học nghệ thuật, cả cách sống, phương thức sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin
Theo nghĩa rộng nhất, E.B.Tylor định nghĩa văn hóa hay văn mình là một phức hợp rộng
bao gồm tri thức, niềm tin, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, phong tục và bất kỳ khả năng và thói quen nào con người học được với tư cách là thành viên của xã hội
Hầu hết các nhà nhân học chia văn hóa thành 2 loại: văn hóa vật thể (là những sản phẩm hữu hình của của xã hội loài người như quần áo, lối sống, đồ trang sức, ) và văn hóa phi vật thể (là những sản phẩm vô hình gồm các giá trị, niềm tin, tín ngưỡng, chuẩn mực, )
4. Điền dã dân tộc học là khoảng thời gian nhà nhân học ở trên thực địa, tham gia vào cộng đồng được nghiên cứu, sử dụng một chuỗi các phương pháp nghiên cứu để thu thập tài liệu vốn liên quan mật thiết tới tính chân xác, độ tin cậy, đạo đức nghề nghiệp trong việc tìm hiểu những vấn đề nhà nhân học muốn khám phá
5 Phương pháp quan sát tham gia
Là tham gia vào cộng đồng được nghiên cứu để quan sát, thu thập tài liệu dân tộc học Người nghiên cứu tham gia vào và quan sát sự kiện khi nó đang diễn ra mà không làm ảnh hưởng đến bối cảnh tự nhiên đó Thông qua quan sát trực tiếp một thời gian dài, nhà nhân học mô tả chính xác và chi tiết về những vấn đề của đối tượng/ xã hội mà họ nghiên cứu
6 Thuyết tiến hóa văn hóa và thuyết tương đối văn hóa.
Thuyết tiến hóa thế kỷ XIX: Edward B.Tyler và Lewis H.Morgan
Cho rằng các xã hội phát triển theo một chiều đơn nhất từ đơn giản đến phức tạp, tiến
bộ và văn minh, chia sự tiến hóa văn hóa của các dân tộc trên thế giới thành 3 giai đoạn:
Trang 3mông muội, dã man, văn minh Cho rằng con người phát triển từ thấp lên cao qua nhiều giai đoạn tiến hóa
Quan điểm đầy tính vị chủ và mang tính phỏng đoán Các tài liệu chủ yếu là tài liệu thứ cấp, thiên vị xã hội phương Tây
Lý thuyết nhìn chung quá đơn giản, không giải thích được sự phát triển đa dạng nhiều hình vẻ của các xã hội khác nhau Nhìn nhận sự tiến hóa của con người theo kiểu phân biệt chủng tộc, áp dụng một cách sai lầm học thuyết tiến hóa sinh học
Tuy nhiên đã cung cấp một bối cảnh và nền tảng tư tưởng ban đầu để các nhà nhân học nhận thức và giải thích về những nét tương đồng, sự đa dạng của các xã hội con người
Thuyết tương đối văn hóa: Franz Boas, đầu thế kỉ XX
Là nguyên tắc mà những người khác phải hiểu về tín ngưỡng và hoạt động của mỗi cá nhân theo văn hóa của riêng cá nhân đó
7 Khái niệm chủng tộc
Chủng tộc là một tập hợp các quần thể hay các quần thể mà ta quen gọi là các nhóm người
có nét tương đồng về sinh lý, hình thể bên ngoài và quá trình hình thành các yếu tố này có liên quan đến một khu vực địa lý nhất định
8 Nguyên nhân hình thành các chủng tộc
Điều kiện tự nhiên: Sự thích nghi với các điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu, môi
trường sống trong quá trình hình thành chủng tộc Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số đặc điểm như màu da, độ cong của tóc, là kết quả thích nghi của con người với các điều kiện tự nhiên cụ thể Tuy nhiên, sự thích nghi này chỉ xảy ra khi con người nằm trong quá trình hoàn thiện về mặt xã hội, còn khi loài người
Homosapiens xuất hiện thì các điều kiện tự nhiên trở thành yếu tố trung tính, không
có tác động nhiều
Nội hôn: Do các nhóm người sống biệt lập với nhau trong giai đoạn đầu của quá trình
hình thành con người, tức bị cách biệt bởi không gian địa lý, và thực tế số lượng các nhóm người còn ít, ở một số nhóm người, con người nội hôn với nhau
Có sự lai giống giữa các nhóm người: Trong quá trình phát triển của loài người, sự
tiếp xúc và giao lưu giữa các nhóm/chủng tộc ngày càng tăng thông qua hôn nhân và quan hệ tình dục dẫn đến xuất hiện các loại hình lai
9 Biểu hiện của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Phân biệt chủng tộc là niềm tin cho rằng loài người được chia thành các nhóm khác
nhau với những khác biệt về ứng xử xã hội, khả năng tinh thần, vì thế có thể được phân hạng thành cao, thấp
Trang 4Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc liên quan đến niềm tin và hành động cho rằng có sự khác
nhau quan trọng và cố hữu giữa các nhóm người và sự khác nhau này có thể đo đếm bằng sự “hạ đẳng” hay “thượng đẳng”
CNPBCT có thể được biểu hiện một các có ý thức thông qua cá nhân, qua cảm giác, tư tưởng và hành động công khai, cũng có thể được biểu hiện dưới góc độ xã hội và vô thức thông qua một tổ chức, thể chế nào đó
10 Khái niệm tộc người
Tộc người là một khái niệm để nói về một nhóm người (được tin là) có chung lịch sử,
văn hóa và nguồn gốc tổ tiên
Trong một thời gian dài, khái niệm tộc người đã bị diễn giải sai trong các nền văn hóa phương Tây, lẫn lộn giữa “chủng tộc” và “văn hóa”
Tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX, một trong các phát hiện cơ bản của Franz Boas và các nhà nhân học thuộc thế hệ sau ông là “các đặc điểm hình thể” của một tộc người cụ thể nào
đó không có mối quan hệ với bất kỳ một cách ứng xử, đặc trưng văn hóa hay ngôn ngữ
cụ thể nào
Đến những năm 1960, các nhà nhân học và các nhà nhân học xã hội bắt đầu sử dụng khái niệm tộc người và tính tộc người để nói về các đặc trưng và di sản văn hóa của mỗi
cá nhân hay tộc người mà không có liên hệ gì đến các đặc tính hình thể của họ
11 Khái niệm quốc gia dân tộc
Một quốc gia dân tộc là một quốc gia tồn tại để đại diện chủ quyền cho một dân tộc
Quốc gia dân tộc không chỉ là một thực thể chính trị và địa lý, nó còn là một thực thể về văn hóa và dân tộc, bản thân thuật ngữ quốc gia dân tộc đã hàm ý hai yêu tố này phải đồng thời có mặt cùng với nhau
Và tất cả những công dân trong một quốc gia dân tộc đúng nghĩa phải có chung ngôn ngữ, văn hóa và nhiều giá trị khác, trên thực tế là điều này khó xảy ra do nhiều biến động của lịch sử Một thế giới của các quốc gia dân tộc cũng có nghĩa là trong đó, mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và quyền tự trị , hai điều đó chính hạt nhân cơ bản của hệ
tư tưởngcủa chủ nghĩa dân tộc.
12 Các tiêu chí phân loại tộc người của Việt Nam
Ngôn ngữ: Các nhà dân tộc học và ngôn ngữ học ở Việt Nam lúc đó cho rằng ngôn
ngữ là một trong các tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa các tộc người Vì mỗi tộc người thường có một ngôn ngữ riêng của mình, gắn liền với quá trình phát triển của một tộc người
Các đặc trưng văn hóa
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi tộc người đều tạo dựng cho mình những chuẩn mực và các đặc trưng văn hóa riêng Các chuẩn mực và đặc trưng văn
Trang 5hóa này là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế, xã hội của các mối liên hệ bên trong và ngoài tộc người
Vì vậy, khi xem xét đặc trung văn hóa mỗi tộc người, các nhà nhân học không chỉ tìm hiểu cách ăn ở, mặc, các loại hình nghệ thuật, mà còn nhìn nhận con người như các chủ nhân của văn hóa, di sản văn hóa và chính họ cũng là những người bảo vệ các đặc trưng văn hóa đó
Ý thức tộc người:
Là sự tự nhận thức về bản thân mình thuộc tộc người nào
Căn cứ vào ngôn ngữ, văn hóa, môi trường sống, con người tự nhận thấy mình thuộc
về một tộc người cụ thể nào đó Với ý thức và quan điểm như vậy, ý thức tộc người được coi là một trong các tiêu chí xác định thành phần tộc người
13 Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng với các ý nghĩa chuẩn để các thành viên của một
xã hội liên lạc với nhau
Theo quan điểm Marxist: Ngôn ngữ của con người là một thông liên lạc của con người, bao
gồm các âm thanh, từ vị, ngữ pháp được kết hợp lại thành câu Ngôn ngữ là một thành phần của văn hóa, ra đời do yêu cầu liên lạc với nhau trong quá trình lao động và cuộc sống
14 Nguồn gốc ngôn ngữ
Một lý thuyết ban đầu được gọi là “bow-wow”, cho rằng ngôn ngữ của con người
phát triển khi con người bắt trước các âm thanh tự nhiên như tiếng nước chảy, tiếng gió, tiếng động vật, Trên cơ sở đó, ngôn ngữ của con người phát triển
Quan điểm thứ 2 của các nhà tư tưởng phương Tây thế kỉ XVIII giả định ngôn ngữ ra
đời do con người thỏa thuận với nhau
Quan điểm thứ 3 của Cơ Đốc giáo cho rằng Chúa tạo ra ngôn ngữ như đã tạo ra con
người
Quan điểm thứ 4 của các nhà khoa học Marxist cho rằng lao động là nhân tố đã biến
vượn thành người Lao động và sự phát triển của não, của tư duy con người đã làm sản sinh ra ngôn ngữ Như vậy ngôn ngữ là một phạm trù lịch sử chứ không phải tự nhiên, ngôn ngữ ra đời và phát triển đến như ngày nay là do một quá trình chuyển đổi lâu dài
Quan điểm thứ 5 là cách phân tích Biology of Language
15 Các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ
Ngôn ngữ mô tả: nghiên cứu, mô tả, phân tích và so sánh cấu trúc của các ngôn ngữ
khác nhau tồn tại ở một thời điểm xác định Để thực hiện các mục tiêu trên, các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu thành phần cấu tạo của ngôn ngữ gồm: âm vị học(âm), hình vị học (cấu trúc từ), cú pháp (cấu trúc câu), ngữ nghĩa (ý nghĩa), và ngữ dụng học ( ngôn ngữ trong bối cảnh sử dụng)
Trang 6o Âm vị học: nghiên cứu về âm được tạo nên trong tiếng nói Âm vị của các ngôn
ngữ không giống nhau Mỗi âm vị được sử dụng có hệ thống ngữ âm riêng của
nó, mỗi ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm riêng của nó, bao gồm tất cả các âm thanh do người nói sử dụng
o Hình vị học: để nghiên cứu về từ của các ngôn ngữ, các nhà nhân học chia tách
các hình vị, những đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ chuyển tải thông tin Hình vị
có thể dài, có lúc chỉ có một hình vị hoặc có thể là một sự kết hợp của các hình
vị với nhau Chúng là nền tảng nhỏ nhất của ý nghĩa
o Cú pháp: cú pháp của một ngôn ngữ nói đến quy luật của các cấu trúc câu và
đoạn Trật tự của từ trong một ngôn ngữ được quy định bởi cú pháp
o Ngữ nghĩa học: nghiên cứu về ý nghĩa của các từ, câu, đoạn về các tình huống,
niềm tin, và các kinh nghiệm cá nhân Có nhiều nét đặc biệt liên quan đến thời gian, không gian, màu sắc và các khía cạnh khác của môi trường
Ngôn ngữ lịch sử
Nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ và các mối quan hệ lịch sử của các ngôn ngữ khác nhau Nghiên cứu về ngôn ngữ lịch sử thường nhằm phát hiện các loại biến đổi của ngôn ngữ và giải thích tại sao, và có những biến đổi nào không xảy ra, vì sao Một trong những lý thuyết đáng chú ý về sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ là mô hình lý thuyết cây ngữ hệ
Ngôn ngữ xã hội
Là lĩnh vực nghiên cứu trong đó các nhà ngôn ngữ học xem xét việc sử dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh xã hội khác nhau Các nhà ngôn ngữ xã hội lấy cộng đồng tiếng nói làm khung để hiểu về sự đa dạng của tiếng nói trong các bối cảnh xã hội khác nhau Như vậy, ngôn ngữ xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các khía cạnh của văn hóa
Ngôn ngữ tộc người
Nghiên cứu mối quan hệ của một ngôn ngữ với văn hóa tộc người Văn hóa ảnh hưởng tới ngôn ngữ theo cách từ vựng được diễn đạt
Ngôn ngữ phi âm thanh
Nghiên cứu về 2 lĩnh vực: việc sử dụng cơ thể và việc sử dụng không gian trong giao tiếp
o Việc sử dụng cơ thể trong giao tiếp là các động thái và chuyển động của cơ thể
để giao tiếp với nhau Con người có khoảng 250 ngàn các kiểu thể hiện nét mặt khác nhau Rất nhiều kiểu thể hiện nét mặt có các ý nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau Chuyển động của đầu, mắt, lông mày, tay hay động tác của cơ thể có thể liên quan đến các ý nghĩa biểu tượng cụ thể được xác định bởi văn hóa
o Việc sử dụng không gian trong giao tiếp: nghiên cứu về việc con người trong
các xã hội khác nhau nhận thức về không gian và sử dụng không gian như thế
Trang 7nào Nghiên cứu của Edward T Hall chỉ ra rằng không có quy luật chung nào cho việc sử dụng không gian Con người duy trì khoảng cách cá nhân khác nhau trong các tình huống và mối quan hệ khác nhau Bên cạnh đó, thời gian cũng được các xã hội sử dụng khác nhau
16 Phân biệt giới và giới tính
Giới tính là sự phân biệt nam nữ dựa trên yếu tố sinh học
Giới là sự cấu tạo văn hóa quy định các tính cách và đặc tính của nam và nữ
Giới tính là về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi Giới không mang tính bẩm sinh mà hình thành trong quá trình sống, học tập của con người Nói cách khác, giới được thể hiện qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng, xã hội, là vai trò, vị trí mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở nam
và nữ
17 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò giới.
Thân tộc: các quy định về dòng dõi của thân tộc quy định về hình thức cư trú có ảnh
hưởng đến giới Ví dụ như hình thức cư trú đằng nhà chồng thường gắn liền với chế
độ dòng dõi phụ hệ, và vì thế làm cho nam giới ở các xã hội thực hành hình thức cư trú này được hưởng địa vị xã hội cao
Hệ tư tưởng: hệ tư tưởng quy định các giá trị một nền văn hóa và phục vụ cho nhiều
mục đích khác Hệ thống giá trị của một nền văn hóa được tạo dựng trên nền tảng của hệ thống niềm tin của nó mà hệ thống niềm tin này trong nhiều xã hội nuôi dưỡng nhận thức về vai trò giới
Các nguồn lực kinh tế: là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất Các nguồn lực kinh tế có tác
động quan trọng đến giới bắt nguồn từ sự phân công lao động Phân công lao động liên quan tới các yếu tố như chế độ sản xuất, sở hữu tài sản và vai trò của giới
Tình dục: tình dục là một phần trong cuộc sống tự nhiên của con người nhưng trong
tất các xã hội con người mà ta biết, không có xã hội nào để tình dục diễn ra một cách
tự nhiên mà tất cả đều có tập tục quy định việc thực hành tình dục một cách phù hợp Tuy nhiên, các quy định đó có rất nhiều khác biệt giữa các xã hội khác nhau
o Các quan điểm về ứng xử tình dục của con người: có sự đa dạng về thái độ
của con người và xã hội đối với xã hội và mô tả khác biệt trong ứng xử tình dục được chấp nhận
o Hấp dẫn và ứng xử tình dục: không có chuẩn mực chung nào về sự hấp dẫn
tình dục cho tất cả các nền văn hóa Nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các nước phương tây chủ yếu tập trung vào đặc điểm hình thể nữ giới, còn sự hấp dẫn tình dục ở nam giới lại là các kỹ năng và địa vị
o Ngăn cấm tình dục.
18 Các hình thức của gia đình
Trang 8Có nhiều hình thức gia đình khác nhau tồn tại trong các nền văn hóa trên thế giới.
Gia đình hạt nhân bao gồm bố mẹ và con cái sống chung dưới một mái nhà
Gia đình mở rộng gồm nhiều gia đình hạt nhân như ông bà, bố mẹ và con cái cùng chung sống dưới một mái nhà hay một hộ gia đình
Gia đình đa thê là kiểu gia đình trong đó người chồng cùng một lúc có nhiều người
vợ Tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp, các bà vợ này cùng chung sống với nhau trong một mái nhà hay một hộ gia đình
Gia đình đa phu: ngược lại với đa thê, trong đó một người phụ nữ một lúc có nhiều người chồng
Gia đình một cha hoặc một mẹ Trong các xã hội công nghiệp hiện đại, hình thức này không phải là hiếm Một trong những nguyên nhân là do ly hôn, do một số người phụ
nữ không kết hôn song vẫn sinh con và nuôi con
19 Mã thân tộc
Để tiến hành nghiên cứu về thân tộc, các nhà nhân học đã mã hóa các biểu tượng thân tộc
để sơ đồ hóa các mối quan hệ thân tộc phức tạp trong các xã hội được nghiên cứu
20 Các cách phân loại chức năng của thân tộc.
Cách thứ nhất xác định 3 chức năng chính đối với cái thành viên trong một xã hội:
Các hệ thân tộc có chức năng tập hợp con người trong xã hội lại thành các nhóm gọi
là các nhóm thân tộc hay tổ chức thân tộc Gia đình là một trong các tổ chức đó
Chức năng điều chỉnh ứng xử của các thành viên trong xã hội Vì mỗi cá nhân trong
xã hội đều phải ứng xử phù hợp với vai trò của mình trong xã hội, đặc biệt là trong một tổ chức thân tộc Ứng xử theo vai trò là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tầng lớp, giai cấp trong một hệ thống thân tộc
Một khía cạnh khác là thân tộc quy định ứng xử của con người liên quan đến địa vị
của một cá nhân trong xã hội Một người khi được sinh ra trong một nhóm thân tộc
sẽ có vị trí trong nhóm đó, đó được gọi là địa vị được gán cho Các hình thức địa vị được gán cho khác liên quan đến giới tính, tuổi tác, tộc người, Một người có thể giành được địa vị của mình bằng nhiều cách khác nhau như phát triển kĩ năng nghề nghiệp, , các địa vị này là địa vị giành được
Đảm bảo an ninh cho các thành viên của một nhóm thân tộc An ninh này được thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là kinh tế hay giúp đỡ nhau trong các công việc hàng ngày Tổ chức thân tộc cũng tạo ra các hậu thuẫn và an ninh cho các thành viên trong nhóm vào những dịp chuyển đổi quan trọng của cuộc đời như sinh, cưới, ly dị, chết
Cách thứ 2 phân tích 4 chức năng từ góc độ hôn nhân, kinh tế, chính trị và tôn giáo.
Chức năng quy định hôn nhân Các quy định thân tộc quy định một người có thể kết hôn với ai và không được phép kết hôn với ai
Trang 9 Chức năng kinh tế Các thành viên trong dòng họ thường phải có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn về kinh tế
Chức năng chính trị Trong nhiều xã hội, người cao tuổi, thủ lĩnh hay trưởng họ có vai trò quan trọng đối với các nhóm thân tộc do uy tín và trách nhiệm của họ được dòng
họ giao phó cho Vì thế chức năng chính trị của quan hệ thân tộc là giải quyết những chiến tranh, tranh chấp, và phân chia tài sản của dòng họ
Chức năng tôn giáo Một số dòng họ còn có tín ngưỡng hay tục thờ tổ tiên riêng
21 Định nghĩa hôn nhân
Hôn nhân là sự đồng thuận giữa một người này với một người khác về việc cùng chung
sống, quan hệ tình dục, chia sẻ kinh tế, cùng có trách nhiệm sinh và nuôi con cái
22 Các quy định trong hôn nhân và cư trú.
Tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có quy định về hôn nhân, trong đó một số quy định này được thể hiện trong luật pháp nhà nước, một số lại chỉ là tục lệ của từng tộc người, khu vực hay vùng văn hóa Nhìn chung có 2 quy định phổ biến là nội hôn và ngoại hôn
Ngoại hôn là các quy định buộc một người phải kết hôn với người ngoài nhóm, dòng
họ và thậm chí cộng đồng của mình Ngoại hôn tồn tại ở hầu hết các xã hội, nhưng quy định cụ thể lại khác nhau giữa các xã hội
Một số lý giải là do muốn ngăn chặn loạn luân vì loạn luân làm hủy hại đến dòng giống hay ngoại hôn giúp con người mở rộng lãnh thổ để có thêm đất đai, tài nguyên, tạo thêm đồng minh chính trị và mở rộng mua bán Một giả thuyết khác là giúp làm giảm mâu thuẫn trong gia đình và dòng họ
Nội hôn quy định các cá nhân phải kết hôn trong một khuôn khổ nào đó, có thể là nội
hôn trong một dòng họ, một tôn giáo, một tộc người, một cộng đồng hay nhóm người nào đó Một trong các chức năng của nội hôn là nhằm duy trì bản sắc văn hóa Trong xã hội Việt Nam hiện đại quy định các thành viên trong cùng dòng họ không được kết hôn với nhau nếu chưa vượt quá 5 đời theo đằng cha và 3 đời tính theo đằng mẹ
Một số xã hội còn có quy định về việc lấy ai sau khi vợ hoặc chồng mất Mục đích các tập tục này nhằm bảo vệ tài sản và cũng đảm bảo rằng con cái của người chết sẽ được các thành viên của cộng đồng hay dòng họ nuôi dưỡng
23 Các hình thức cư trú sau hôn nhân.
Cư trú ở nơi ở mới là hình thức cư trú mà đôi vợ chồng chuyển sang một nơi mới độc lập với bố mẹ chồng và bố mẹ vợ
Cư trú đằng nhà chồng là sau khi kết hôn đôi vợ chồng cư trú đằng nhà chồng, tức cư trú cùng với bố mẹ chồng
Cư trú đằng nhà vợ tức là sau khi kết hôn, đôi vợ chồng cư trú cùng với bố mẹ vợ
Ngoài ra còn một số hình thức cư trú ít phổ biến khác như cư trú ở cả bên đằng nhà chồng và nhà vợ
Trang 1024 Các định nghĩa tôn giáo
Nhà nhân học Anthony F.C.Wallace định nghĩa tôn giáo là các niềm tin và nghi lễ liên quan đến các thế lực, thực thể, quyền lực, sức mạnh siêu nhiên
Robert Lavenda và Emily Schultz cho rằng: Tôn giáo là quan điểm thế giới mà con người dùng để cá nhân hóa các lực lượng siêu nhiên và tạo ra các cách thức để ứng
xử với các lực lượng siêu nhiên này giống như cách mà họ ứng xử với các lực lượng quyền năng trong xã hội
Một định nghĩa khác về tôn giáo: tôn giáo là bất kỳ một chuỗi các thái độ, niềm tin và thực hiện hành động liên quan đến quyền lực siêu nhiên dù quyền lực đó là sức mạnh, chúa, thần linh, ma hay quỷ
25 Nguyên nhân ra đời của tôn giáo
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng tôn giáo do con người sản sinh ra để đối phó với các điều kiện hay nhu cầu thiết yếu phổ thông
Nhu cầu nhận thức: nhiều nhà khoa học xã hội trước kia đã đưa ra lý thuyết giải
thích tôn giáo gắn với nhu cầu hiểu biết của con người, có 2 hướng
o Tôn giáo là biểu hiện của trình độ nhận thức thấp, khi con người ta chưa giải thích được những hiện tượng xảy ra xung quanh bản thân
o Tôn giáo là biểu hiện của trình độ nhận thức cao: con người phải đạt đến nhận thức nhất định mới có tôn giáo, trước thời kỳ homosapiens biểu hiện tôn giáo rất mờ nhạt Tôn giáo chỉ hình thành ở những quốc gia, xã hội có trình độ nhận thức cao, trọng tâm triết học
Nhu cầu về tình cảm: con người tin vào tôn giáo khi họ bị rơi vào tình trạng bất ổn,
bực tức Tôn giáo ra đời trên cơ sở nhu cầu phổ quát thiết yếu của con người để giải tỏa các sức ép không thể tránh được trong cuộc sống Trong các nghi lễ tôn giáo, con người có thể tưởng niệm và liên hệ được với quá cố, bằng cách đó họ đạt được một
sự mãn nguyện nào đó
Nhu cầu cộng đồng Sống trong một xã hội làm con người cảm thấy bị tác động mạnh
bởi các lực khác nhau Các lực này dẫn dắt ứng xử của con người, làm cho họ phản đối khi thấy điều sai trái và khuyến khích, thúc đẩy họ làm những điều phải Đó là các lực của ý kiến công chúng, phong tục, tập quán, Vì chúng hầu hết là vô hình và không thể giải thích được, con người dường như cảm thấy chúng là những điều gì đó huyền bí, và vì thế tin vào chúa và thần linh