1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương hành chính học đại cương1

42 509 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 366 KB

Nội dung

Tổ chức bộ máy nhà nước là sự phân công thực thi các loại quyền lực nhà nước.Quyền lực nhà nước được phân chia thành 3 nhóm: lập pháp,hành pháp và tư pháp.Việc thực thi 3 quyền đó tùy th

Trang 1

Đề cương hành chính học đại cương

Chương 1:

Câu1:Chứng minh “quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt”.Phân biệt quản lý nhà nước

và hành chính nhà nước?

1.Quản lý hành chính nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt:

1.1.Một số nhà nước và quản lý nhà nước

Nhà nước là một sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được và là một sản phẩm của xã hội có giai cấp.Nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan của quá trình cách mạng Việt Nam.Quan điểm xuyên suốt thời kì xây dựng và phát triển đất nước là xây dựng nhà nước của dân,do dân và vì dân;mọi quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lãnh đạo thuộc về Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người có nhiều quan điểm,học thuyết khác nhau về nhà nước.Nhà nước theo chủ nghĩa Mác-Ăngghen và Lênin là sản phẩm của giai cấp tranh đấu và làdụng cụ để đấu tranh và thống trị xã hội

Trên cơ sở những quan điểm khác nhau về nhà nước và quyền lực nhà nước,vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước cũng rất khác nhau giữa các nước và khác nhau từng thời kì

Tổ chức bộ máy nhà nước là sự phân công thực thi các loại quyền lực nhà nước.Quyền lực nhà nước được phân chia thành 3 nhóm: lập pháp,hành pháp và tư pháp.Việc thực thi 3 quyền đó tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể.Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam,quyền lực nhà nước là thống nhất,tập trung,không phân chia nhưng có sự phân công phân phối thực thi 3 nhóm quyền lực nhà nước.Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và quốc hội là cơ quan duy nhất

có quyền lập hiến và lập pháp;chính phủ và chính quyền địa phương các cấp và hệ thống các cơquan thực thi quyền hành pháp;hệ thống tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan

tư pháp

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan quyền lực nhà nước hay các cơ quan quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước cũng là một dạng của quản lý nói chung.Quản lý là sự tác động một cách có

tổ chức của chủ thể ( nhà quản lý,chủ thể quản lý ) vào một đối tượng nhất định nhằm điều chỉnh các hành vi,hoạt động của con người,nhóm con người và tổ chức (đối tượng quản lý) để duy trì trật tự ổn định và phát triển của tổ chức theo những mục tiêu trước đó đề ra

Nhưng quản lý nhà nước là sự quản lý của một chủ thể đặc biệt-có quyền lực nhà nước do chính các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo cho quốc gia phát triển theo những định hướng chính trị đó vạch ra

Quản lý nhà nước gắn liền với quyền lực công,quyền lực nhà nước.Quản lý nhà nước là sự hoạtđộng có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước để điều chỉnh quá trình xã hội,hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội (chính trị,kinh tế, ) nhằm giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và sự phát triển xã hội theo mục tiêu đó định

Quản lý nhà nước được thực hiện bởi hệ thống của các cơ quan thực thi ba loại quyền lực nhà nước: lập pháp,hành pháp và tư pháp và điều này được thể hiện theo nguyên tắc đó được cươnglĩnh của Đảng nêu ra là:Đảng lãnh đạo,nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý

Trong điều kiện thể chế chính trị Việt Nam,các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước.Sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội không chỉ với tư cách là một chủ thể xã hội mà còn là những chủ thể đại diện cho nhân dân.Trong xu hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa,sự tham gia của công dân trong hoạt động qản lý nhà nước được nhà nước khuyến khích,hỗ trợ,bảo vệ

Trang 2

1.2.Quản lý hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước

Đây là một phạm trù cần được hiểu đúng.Trong nhiều trường hợp nhiều người thường đồng nhất quản lý hành chính nhà nước với quản lý nhà nước.Cũng có ý kiến cho rằng quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp.Cả hai cách tư duy đó đều chưa chính xác.Quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành quản lý nhà nước.Quản lý hành chính nhà nước được định nghĩa một cách đơn giản như sau:quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý nhà nước của hệ thống cơ quan thực thi quyền hành pháp.Nhiều nước quản lý hành chính nhà nước được hiểu là chấp hành

Từ định nghĩa trên,quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp.Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia,hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp bao gồm:hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp trung ương và hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp ở địa phương

Trong thể chế nhà nước đơn nhất,quyền lập pháp tập trung ở cơ quan lập pháp trung ương.Tại các cấp chính quyền địa phương không có hệ thống lập pháp (trừ nhà nước liên bang).Đồng thời hệ thống các cơ quan tư pháp là hệ thống độc lập không phụ thuộc vào cấp chính quyền địaphương.Do đó hệ thống cơ quan hành pháp được xác định bao gồm:hệ thống các cơ quan đại diện của cộng đồng nhân dân ở địa phương (hội đồng)và các cơ quan chấp hành của hội đồng).Trong điều kiện thể chế nhà nước Việt Nam,thuật ngữ hành chính hẹp hơn thuật ngữ hành pháp

Theo Hiến pháp,luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân từ trước đến nay-Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003,có sự phân biệt giữa hệ thống thực thi quyền hành pháp và hành chính “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân,do nhân dân địa phương bầu

ra ,chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên”.Trong khi đó ủy ban nhân dân là do hội đồng nhân dân bầu,chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp,luật,văn bản các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương,biện pháp phát triển kinh tế-xã hội,củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,góp phần bảo đảm sự chỉ đạo,quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở

Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nhưng hội đồng nhân dân không có quyền hạn lập pháp,mà chỉ căn cứ vào hiến pháp,luật và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp trên để đưa ra các nghị quyết cụ thể triển khai các văn bản quy phạm pháp luật đó phù hợp với địa phương.Hiến pháp,luật tổ chức chính phủ cũng xác định cách thức đối với chính

phủ.Theo hiến pháp,luật tổ chức chính phủ,chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan hành chính cao nhất

2.Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối ngoại của nhà nước,ta thấy hoạt động quản lý nhà nước và hành chính nhà nước có những điểm khác nhau sau đây:

*Về quản lý nhà nước:

-khái niệm :rộng hơn.Quản lý nhà nước bằng chỉ đạo hoạt đông hành pháp,lập pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước

Trang 3

-chủ thể:

+Nhà nước và cơ quan nhà nước

+các tổ chức xã hội và cá nhân được trao quyền lực nhà nước,nhân danh nhà nước

-khách thể:trật tự quản lý nhà nước được xác định bởi quy phạm pháp luật

Câu 2:phân tích khái niệm hành chính công từ các góc độ tiếp cận cơ bản

Hành chính công là một lĩnh vực phức tạp và đa dạng cho nên nó nhiều quan niệm khác nhau

về hcc ở mỗi góc độ tiếp cận hành chính công có một nội dung riêng

Trên góc độ chính trị hcc được xem là những việc mà chính phủ làm, hcc vừa trực tiếp vừa giántiếp hcc là thực hiện lợi ích công, hcc là một giai đạon của chu trình chính sách Ở đây hành chính công được nhìn nhận từ nhiều phương diện: đó là nội dung hoạt động, cách thức hoạt động, tổ chức hoạt động mục tiêu hoạt động, và vai trò thực tế của các hoạt động trong hành chính công.Hành cginhs công theo quan điểm ở đây là toàn bộ những việc làm chính phủ thực hiện nghĩa là những gì mà cp đang thực hiện hàng ngày trên các lĩnh vực thể hiện bản chất hcc nhưng những nộidụng công việc mà chính phủ thực hiện lại quá nhiều chính phủ không thể ôm đồm làm hết cho nên có những việc cp trực tiếp làm có những công việc gián tiếp làm từ thực tiễn có thể thấy điều này là phi lý nhất là trong thời đại ngày nay khi nhu cầu của xã hội ngày càng gia tăng về cả số lượng và chất lượng cp không nên và không thể trực tiếp làm mọi việc

đó là căn nguyên cắt nghĩa hiện tượng phân quyền tải quyền trong thực tiễn hcc ngày nay mặt khác, cp thực hiện nhiều loại công việc khác nhau trong đó không ít việc là phức tạp, có phạm

vi ảnh hưởng lớn mọi sự sai phạm có thể đưa đến các hậu quả về chính trị kinh tế xã hội nên hcc không thể do một cá nhân tiến hành mà phải do một tập thể đảm trách đó là cơ sở để có nền hcc hoạt động bền vững là tiền đề để có quyết định đúng hcc không có mục đích tự thân hcc hoạt động trong ánh sáng rực rỡ của đời sống dân chúng mọi quyết định của hcc chịu tác động của áp lực xã hội và hướng đến thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân nhưng việc đápứng nhu cầu của dân chúng không phải hcc có thể tuỳ tiện thực hiện tổ chức mà trên cơ sở chính sách chính trị nói hcc là một giai đoạn của chu trình chính sách chính là nói đến tính lệ thuộc của hcc vào chính trị hoạch định ra chính sách do chính trị hoạch định ra có đi vào cuộc sống hay không chính là phụ thuộc vào hiệu lực hiệu quả hoạt động của hcc

Từ góc độ pháp lý mà tiếp cận , hcc được quan niệm là luật trong hành động, hcc là hoạt động tập quy; hcc là “sự ban ơn của vua” và hcc là “kẻ ăn trộm” do đặc thù pháp lý, hcc đã được nhìn nhận ngay là nơi hiện thực hoá luật hcc tổ chức quản lý đời sống trên cơ sở luật và để thực hiện luật các mục tiêu chính sách quốc gia không có hoạt động của hcc không trở thành sản phẩm cụ thể trong đời sống xã hội hcc đem đến sức sống cho chính sách pháp luật tuy nhiên, để thực hiện vai trò chức năng của mình hcc không thể bị động chỉ giản đơn thực hiện các luật mà phải tiến hành các hoạt động lập quy ban hành các văn bản dưới luật Hoạt động lậpquy vừa nhằm cụ thể hoá luật vừa có thể đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội khi chưa có luật điều

Trang 4

chỉnh các vấn đề mới nảy sinh trong đời sống quản lý một điều đặc biệt trong cách tiếp cận pháp lý về hcc là hcc có nghĩa tương đồng với sự ban ơn của vua và là kẻ ăn trộm “sự ban ơn của vua” chính là muốn nói đến hcc không có mục đích tự thân chỉ nhằm phục vụ xã hội sự ban ơn của vua có thể nhìn nhận trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực ở khía cạnh tích cực

đó là những phúc lợi công cộng mà hcc đưa lại cho người dân ở khía cạnh tiêu cực điều đó hàm

ý thái độ ban ơn bố thí của hcc đối với dân chúng tính thiếu chuẩn mực trong hoạt động của hcc hcc là “kẻ ăn trộm” cũng là cách nhìn về hoạt động hcc mang nhiều nghĩa tiêu cực một nền hcc rất có thể đánh cắp cơ hội phát triển của cá nhân, giai cấp cộng đồng và cả quốc gia, đánh cắp quyền, lợi ích của công dân, sử dụng đóng góp của dân chúng không hợp pháp hợp lý không đáp ứng được mong đợi của dân chúng đối với hcc

Trên góc độ khoa học quản lý hành chính công là một chuyên ngành quản lý, hcc là chức năng hành pháp của chính phủ; hcc là quan liêu vừa là một khao học vừa là một nghệ thuật với cách tiếp cận hcc là một chuyên ngành quản lý, người ta muốn khẳng định hcc có thể tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc quản lý nói chung những thành tựu khoa học quản lý có thể áp dụng cho mô hình hcc đó cũng là lý do người ta muốn sử dụng thuận ngữ quản lý công thay cho hcc.khoa học quản lý cũng xem hcc là chức năng hành pháp của chính phủ như nhiều khoa học khác quan niệm hành pháp là một trong ba bộ phận cấu thành quyền lực nhà nước chức năng hành pháp là chức năng tổ chức và quản đời sống xã hội trên cơ sở luật đó chính là bản chất của hcc khoa học quản lý còn cho rằng hcc là quan liêu điều này có cơ sở thực tế qua nghiên cứu về thủ tục thực hiện quyền lực nhà nước được quy định nghiệm ngặt chặt chẽ và thái độ phục vụ của những người tham gia hcc cũng như quản lý hcc vừa là khoa học vừa là nghệ thuậthcc có các nguyên tắc cơ sở khoa học để hoạt động hcc cũng là nghệ thuật hoàn thành công việc hoàn thành mục tiêu tính nghệ thuật của hcc tạo ra sự mềm dẻo linh hoạt của hcc trước sự biến động của đời sống, kinh tế xã hội tính khoa học của hcc bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ sự phối hợp và quy trách nhiệm

Trên góc độ chuyên môn hcc có một nội hàm rất rộng hcc là một nghề, hcc là viết lách giấy tờ, hcc là hiện thực hoá các ý tưởng, hcc là một lĩnh vực học thuật và hcc là một chuyên nghiệp hcc ở đây bao hàm nhiều ý nghĩa: công việc cụ thể, nghề nghiệp, chức năng, lĩnh vực khoa học.hcc là một nghề một chuyên nghiệp cho nên hcc có những tiêu chuẩn riêng đối với những ai tham gia vào hcc hcc là viết lách, giấy tờ dừng lại ở cách tiếp cận bề ngoài các hoạt động của hccc đi sâu vào bản chất hcc chính là nơi hiện thực hoá các ý tưởng đời sống xã hội đặc biệt ởcách tiếp cận này, hcc được xem là một lĩnh vực học thuật hay nói cách khác hcc là một lĩnh vực khoa học-khoa học hcc mà người ta quan niệm là hành chính học

Góc độc tiếp cận cuối cùng về hcc mà bài viết này muốn đề cập đến là góc độ quản lý nhà nước trong qlnn, hcc là hoạt động trung tâm, phổ biến và chủ yếu nhất là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước hcc mang tính quyền lực quyền lực hcc bắt nguồn từ nhân dân phục vụ nhân dân hcc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước do bộ máy hc nhà nước thựchiện những hoạt động ấy nhằm mục tiêu cơ bản thực thi công vụ giải quyết quyền tự do, lợi íchhợp pháp của nhân dân

Từ các góc độ tiếp cận đến đây chúng ta có thể quan niệm hcc là hoạt động thực thi quyền hànhpháp của nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành trong khuôn khổ pháp luật do bộ máy hcnn thực hiện để thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước duy trì trật tự pháp luật và phát triển cao các mối quan hệ xã hội, nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh

Câu 3:Bằng các ví dụ cụ thể,anh/chị hãy cho thấy những điểm khác biệt giữa hành chính công

và hành chính tư

Trang 5

Khái niệm hành chính công xuất hiện và được sử dụng phổ biến ở các nước có nền kinh tế pháttriển mạnh,nơi mà khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng.Hành chính công là một khái niệm dùng để phân biệt với “hành chính tư”.Sự khác nhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm

“công”và “tư”,nhưng càng ngày hai khái niệm hành chính công mới đáp ứng được,hay hình thức liên doanh ngày càng được áp dụng và nó đã đạt được hiệu quả cao nên việc phân biệt hành chính công và hành chính tư ngày càng trở nên khó khăn.Tuy vậy,nó vẫn có những điểm khác nhau mang tính nguyên tắc,đó là:

-Mục tiêu hoạt động:Đặc điểm bất kì một cơ quan hành chính công nào là hoạt động vì mục đích công cộng,lợi ích của cộng đồng,trong khi đó mục tiêu chủ yếu của hành chính tư là lợi nhuận,phục vụ mọi người vì mục tiêu lợi nhuận

Ví dụ:Một chính phủ được thành lập ra,hoạt động vì mục đích quản lý chung cho xã hội,điều hòa lợi ích của các cộng đồng,có nghĩa là chính phủ hoạt động vì lợi ích của cả đất nước chứ không vì lợi ích của một tổ chức cá nhân nào.Nhưng một công ty do tư nhân lập ra,nó tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ cho cộng đồng người không vì lợi ích của người tiêu dùng hay của cộng đồng mà là vì lợi nhuận do hoạt động này đem lại cho họ

-Tính chính trị:Hành chính công vì tính chất chính trị của tổ chức,trong mọi hoạt động của mình hành chính công luôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính trị cho phối,gây ảnh hưởng.Nhưng hành chính tư lại không hề có màu sắc chính trị,nó hoạt động mà không hề bịtác động bởi một động cơ chính trị nào

Ví dụ:Chính phủ hoạt động trên những nguyên tắc,mục tiêu mà Đảng chính trị đã lập ra Chính phủ,nghĩa là hoạt động của Chính phủ phải nằm trong khuôn khổ đường lối của Đảng đề ra và luôn mang màu sắc chính trị.Ngược lại hành chính tư của một công ty chỉ bị chi phối bởi lợi nhuận,họ không bị đường lối chính trị nào lôi kéo,họ đứng bên lề của các mục tiêu chính trị,họ chỉ tuân thủ các mục tiêu của tổ chức mình đề ra và của pháp luật

-Tính quyền lực:Hành chính công mang tính quyền lực nhà nước,tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao.Hành chính tư không mang tính quyền lực nhà nước tính cưỡng chế không cao

Ví dụ:Quyết định của Bộ trưởng và Giám đốc của người đứng đầu một doanh nghiệp.Một đượcđảm bảo bằng quyền lực nhà nước,một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp

-Cơ sở pháp lý:Hành chính công có những thủ tục hết sức phức tạp,phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định,không được phá bỏ,nó luôn luôn cứng nhắc,mang tính quan liêu,chậm chạp,hiệu quả hoạt động thấp.Còn hành chính tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản dễ dàng thực hiện

Ví dụ:trong một kì họp thường kì của Chính phủ,phải tổ chức tại một ngày nhất định trong tháng phải do Thủ tướng chủ trì (hay ủy nhiệm),trong phiên họp phải tuân theo các thủ tục nhất định không thể làm khác,không thể thay đổi,nhưng tại một công ty sản xuất kinh doanh thì các phiên họp có thể tiến hành bất cứ lúc nào,miễn là giải quyết tốt công việc của công ty,các thủ tục đơn giản,nếu cần thiết có thể bỏ qua nhiều công đoạn

-Quy mô tổ chức hoạt động:Quy mô của hành chính công trên nguyên tắc rất lớn,có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn.Nhưng hành chính tư lại có quy mô linh hoạt,tùy vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô

Ví dụ:Bộ máy của Chính phủ là bộ máy đặc biệt về phạm vi,tầm cỡ cũng như sự đa dạng của các hoạt động mà Chính phủ thực hiện hơn nữa hoạt động của Chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố.Còn hành chính tư chỉ có phạm vi trong tổ chức đó và chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhất định.(Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 Bộ công chức hành chính của Hoa Kỳ)

Trang 6

-Hoạt động của hành chính công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định của hành chính công đều phù hợp và đáp ứng được lợi ích của cộng đồng,đó là sự đồng hành của hành chính công đối với xã hội,nghĩa là mọi quyết định hay hoạt động của hành chính công phải tham khảo ý kiến của công chúng,còn hành chính tư không cần quan tâm đến điều này.

-Tài chính công sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót của

nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội.Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước.hành chính tư

sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót có ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ,tài chính hoạt động tự có

Ví dụ:Chi phí tài chính của hệ thống hành pháp Hoa Kỳ gấp 10 lần chi phí tài chính của 5 tập đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ

-Chủ thể và khách thể của hành chính công và hành chính tư khác nhau Chủ thể của hành chính công là các cơ quan,các cá nhân được ủy quyền và các chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực nhà nước,hoạt động rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội,quản lý thông qua các quyết định hành chính và hành vi hành chính.Còn hành chính tư chủ thể có thể làcác cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập tổ chức đó,chủ thể này chỉ có quyền lực tổ chức,chỉ

có quyền quản lý trong phạm vi tổ chức,họ có thể quản lý tổ chức bằng nhiều biện pháp và hìnhthức mà pháp luật cho phép

Ví dụ:Chủ thể quản lý của hành chính công là cơ quan nhà nước,Chính phủ hoạt động trong tất

cả các mặt của đời sống xã hội,còn công ty chỉ quản lý mặ sản xuất kinh doanh mà mình đăng kí,chủ thể là giám đốc công ty hay hội đồng quản trị

-Yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động :Kỹ năng cần có đối với hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp

Ví dụ:Trong nền hành chính công kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý

Câu 4:Anh/chị hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của hành chính công.Liên hệ thực tiễn hoạt động hành chính công ở Việt Nam để làm rõ những đặc trưng đó

Những đặc trưng cơ bản nền hành chính nhà nước:

-Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị:Nền hành chính trước hết là phục vụ chính trị,thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định.Hành chính nhà nước là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống chính trị

Nền hành chính Việt Nam luôn thực hiện các nhiệm vụ do Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đề ra,ở đây nền hành chính mang đầy đủ bản chất của nhà nước Việt Nam-Nhà nước của dân,do dân và vì dân,hành chính nhà nước ở nước ta là yếu tố cấu thành hệ thống chính

trị.Trong hoạt động thực thi quản lý Nhà nước,hành chính nhà nước là yếu tố quan trọng quá trình hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước cả hệ thống chính trị

-Tính pháp quyền:Là phải đảm bảo nền hành chính hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật nhà nước.Mọi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật và hành chính là thực thi quyền lực nên phải đi đầu trong việc tuân thủ pháp luật

Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tư cách là công cụ của nhà nước pháp quyền nên nền hành chính mang tính pháp quyền,nghĩa là tính cưỡng bức của nhà nước,nó hoạtđộng theo quy tắc đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước,tổ chức xã hội,công chức đều phải nắm vững quyền lực,sử dụng đúng đắn quyền lực,đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực hiện công vụ đồng thời phải nâng cao uy tín về chính trị,phẩm chất đạo đức và năng lực trítuệ.Kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và yếu tố uy tín

-Tính liên tục,tương đối ổn định và thích ứng:Hành chính là phục vụ nhân dân mà công việc này phải làm hàng ngày,thường xuyên cho nên nền hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên

Trang 7

tục,ổn định,không bị gián đoạn trong bất cứ thời kì nào.Tuy vậy ngoài liên tục và ổn định ra thì chưa đủ,nó còn phải bao gồm tính thích ứng vì xã hội luôn luôn phát triển,biến động.Vì vậy nềnhành chính cũng phải có những thay đổi để không bị lạc hậu và đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Nền hành chính của Việt Nam khá ổn định và hiện nay đang liên tục đổi mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước,nó liên tục phát triển và ngày càng hoàn thiện.

-Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao:Các hoạt đông trong nền hành chính nhà nước có nội dung phức tạp,đa dạng nên nó đòi hỏi rất cao đến kiến thức xã hội và chuyên môn của các nhà hành chính.Vì vậy tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý phải trở thành một tiêu chuẩn cơ bản của công chức

Ở Việt nam hiện nay nền hành chính đã và đang xây dựng những tiêu chuẩn rất cơ bản và khá khe đối với viên chức hành chức,họ chỉ là những viên chức hành chính nếu họ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đưa ra,vì vậy được lựa chọn kĩ càng thì nền hành chính ở nước ta trong tương lai sẽ có những viên chức có năng lực

-Tính hệ thống thức bậc chặt chẽ:Nền hành chính nhà nước bao gồm một hệ thống định chế theo thứ bặc chặt chẽ và thông suốt từ trung ương đến địa phương,trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên,nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên.Các cơ quan hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao.Tuy vậy,hệ thống này cũng có tính linh hoạt tương đối để không trở thành một hệ thống xơ cứng và quan liêu

Nền hành chính Việt Nam hình thành một hệ thống chặt chẽ từ trung ương gồm Chính phủ,các bộ,cơ quan ngang bộ đến địa phương bao gồm ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan trực

thuộc.Các cơ quan ở địa phương phải sự quản lý và kiểm tra của các cơ quan trung ương,bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn phải chịu sự quản lý song trùng

-Tính không vụ lợi:Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân.Mọi hoạt động trong bộ máy hành chính nhà nước đều mag tính chất phục vụ chứ không theo đuổi mục đích lợi nhuận.Vì vậy hành chính phải hoạt động vô tư,tận tâm,trong sạch

Tại Việt Nam nền hành chính phục vụ hết mình cho công dân,nó không hề vụ lợi và ngày nay đang đấu tranh để làm cho nền hành chính Việt Nam ngày càng trong sạch và vì lợi ích cộng đồng hơn nữa

-Tính nhân đạo:Xuất phát từ bản chất nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa.Vì vậy tất cả cáchoạt động của nền hành chính đều vì con người và phục vụ cộng đồng,tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,không gây phiền hà cho nhân dân.Hoạt động quản lý mang tính thuyết phục là chính,sự cưỡng bức chỉ là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo để mọi vi phạm phải được xử lí chứ không thể chỉ dùng nhằm trừng phạt

Nhà nước Việt Nam có bản chất là nhà nước của nhân dân,do nhân dân và vì dân,vì vậy tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật,thể chế quy tắc,thủ tục hành chính.Các công chức không được quan liêu.cửa quyền,hách dịch,gây phiền

hà cho dân khi thực hiện công vụ.Mặt khác hiện nay chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường nên nền hành chính càng đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền kinh

tế thị trường,thúc đẩy kinh tế-xã hội bền vững

Câu 5:Nguyên tắc hoạt động của hành chính công được thể hiện trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam như thế nào?

Nguyên tắc hoạt động là những tư tưởng chỉ đạo nền tảng cơ bản của một tổ chức,trong hoạt động quản lý các nhà quản lý đều phải tìm kiếm các nguyên tắc cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam,trong hoạt động quản lý nhà nước trên cơ sở nguyên tắc chỉ đạo đã được khẳng định qua thực tiễn cách mạng Việt Nam là “Đảng lãnh đạo,nhân dân làm

Trang 8

chủ và nhà nước quản lý”và có sự nghiên cứu,áp dụng các thành tựu của hành chính học và kinh nghiệm hoạt động của nhiều nền hành chính trên thế giới,có thể đúc kết và rút ra các nguyên tắc sau đây của nền hành chính Việt Nam:

-Nguyên tắc quan trọng nhất hiện nay của chúng ta hiện nay là Đảng lãnh đạo toàn diện không chỉ hoạt động quản lý nhà nước mà cả hoạt động của hành chính nhà nước

-Nhân dân tham gia quản lý và giám sát sự hoạt động của hành chính nhà nước theo nguyên tắc

“dân biết,dân làm,dân bàn,dân kiểm tra”

Bộ máy hành chính nhà nước phải được tổ chức một các gọn nhẹ gần dân nhất để giải quyết mọi công việc hàng ngày của dân một cách nhanh nhất,mọi hoạt động thuộc hành chính nhà nước đều phục vụ nhân dân

-Tập trung dân chủ trong hoạt động hành chính nhà nước:Xuất phát từ bản chất nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn nhất,nên nền hành chính nhà nước ta phải đảm bảo tăng cường tính thống nhất và tập trung cao quyền lực vào nhà nước trung ương,bên cạnh đó việc mở rộng tính dân chủ mãnh mẽ cho chính quyền địa phương

Tập trung dân chủ trong hoạt động hành chính nhà nước còn thể hiện thông qua cách tổ chức bộmáy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở cũng như mối quan hệ trong việc thực hiện các quyết định hành chính.Tính tập trung dân chủ không đối lập với tính thứ bậc trong hoạt động hành chính nhà nước

-Hoạt động hành chính nhà nước phải tuân thủ pháp luật nhà nước đã quy định,quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật.nền hành chính có hiệu lực và hiệu quả phải đề cao và thể hiện đầy

đủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền,luôn tuân thủ pháp luật,nhà nước Việt Nam có sự phân định về chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của 3 loại cơ quan quản lý nhà nước,có sự phân

công,phối hội cân bằng thống nhất giữa 3 loại cơ quan này

-Kết hợp quản lý theo ngành,theo lĩnh vực và theo lãnh thổ:yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và theo lĩnh vực là nhằm vào yêu cầu phát triển thống nhất các mặt chiến lược,quy

hoạch,phân bổ điều tra.Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ là đảm bảo sự phát triển tổng thể các ngành,các lĩnh vực,các mặt hoạt động trên một đơn vị hành chính lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện.Hai lĩnh vực quản lý này phải được kết hợp thống nhất theo luật pháp

và dưới sự điều hành thống nhất của nền hành chính

-Nguyên tắc công khai:Đây là một nguyên tắc được nhiều nước vận dụng,vì công khai trong hoạt động hành chính nhà nước không chỉ là cách thức để mở rộng sự giám sát,tham gia của nhân dân mà còn là cách thức để nền hành chính nhà nước tự hoàn thiện mình

-Phân biệt và kết hợp quản lý nhà nước với quản trị kinh doanh:Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị.Nhưng bên cạnh đó bộ máy nhà nước vận dụng sáng tạo và kết hợp đúng mức những nguyên tắc quản lý kinh doanh vào các hoạt động hành chính nhà nước về dịch vụ công cộng.Và cũng là để nâng cao tính tự quản,khuyến khích các đơn vị kinh doanh có hiệu quả,phát huy sáng tạo của công dân thì nên tách đơn vị này ra khỏi nền hành chính

-Nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng:ở nước ta hiện nay đangtồn tại 2 loại hình cơ quan.Một là cơ quan thẩm quyền chung hoạt động theo chế độ tập thể,các

cơ quan này phải đảm bảo việc tập thể thực sự,tránh việc dân chủ và tập thể hình thức.Hai là cơquan thẩm quyền riêng hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyết định,đối với loại cơ quan này thì thủ trưởng cơ quan phải biết phát huy sức mạnh tập thể và phong cách làm việc dân chủ

Chương 2:

Câu 6:Thể chế hành chính nhà nước là gì?Các bộ phận cấu thành thể chế hành chính nhà nước

Trang 9

-Khái niệm:

Thể chế nhà nước là toàn bộ các văn kiện,bộ luật, luật,văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổpháp luật để bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn xã hội để cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật

- Các yếu tố cấu thành nền hành chính NHÀ NƯỚC

* Hệ thống thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Theo nghĩa rộng: Là một cấu trúc tổng thể của các yếu tố tiến hành hoạt động của một tổ

chức bao gồm cả tổ chức bộ máy với những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, quy tắc hoạt động buộc các thành viên trong tổ chức phải chấp hành và thậm chí cả hoạt động của các thành viên của tổ chức Như vậy, thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC bao gồm trong đó cả hệ thống cơ quan NHÀ NƯỚC và cơ chế hoạt động của các cơ quan này

- Theo nghĩa hẹp: Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC chỉ bao gồm các quy định, chế tài (có

thể được ban hành hoặc Không ban hành) tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của 1 tổ chức nào đó Như vậy, thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là toàn bộ các quy định, quy tắc

do NHÀ NƯỚC ban hành để điều chỉnh các hoạt động Quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động của cơ quan quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC và cán bộ, công chức NHÀ NƯỚC có thẩm quyền

* Hệ thống tổ chức HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Khái niệm tổ chức:Tổ chức là khái niệm dùng để chỉ một tập hợp gồm hai người trở lên cùng

làm việc với nhau theo cách thức nhất định nhằm đạt tới những mục tiêu chung nào đó Như vậy, để hình thành 1 tổ chức cần:

+ Có nhiều người (từ hai trở lên) cùng làm việc với nhau (có sự phân công công việc)

+ Có chung mục tiêu

+ Có sự phối hợp trong hoạt động của các thành viên với nhau vì mục tiêu chung

+ Có cơ cấu tổ chức xác định

- Khái niệm NHÀ NƯỚC : NHÀ NƯỚC là một tổ chức được hình thành để thực hiện chức

năng duy trì, ổn định, trật tự trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, bảo vệ lợi ích cho giai cấp cầm quyền trong xã hội, do đó cần có bộ máy tổ chức để thực hiện chức năng này Đó chính là

bộ máy NHÀ NƯỚC mà trong đó bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một bộ phận cấu thành

* Nhân sự trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Để vận hành, thực hiện các hoạt động công vụ, cần có những con người làm việc- đó là đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy HÀNH CHÍNH

- Khái niệm: Đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là tất cả

những người lao động làm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Họ có thể là những quan hệ lao động khác nhau với cơ quan NHÀ NƯỚC Như vậy, người làm việc chủ yếu trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ở nước ta gồm cán bộ, công chức:

+ Cán bộ: Là công dân VIỆT NAM , được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, giữ chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của NHÀ NƯỚC ở TRUNG ƯƠNG , ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NHÀ NƯỚC

+ Công chức: Là công dân VIỆT NAM , được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan NHÀ NƯỚC ở TRUNG ƯƠNG , cấp tỉnh, cấp huyện ,

* Các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Trang 10

- Khái niệm: Nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

là tất cả những trang thiết bị vật chất bao gồm công sở, trang thiết bị làm việc và các nguồn lực tài chính công khác cần thiết để tiến hành hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.Như vậy, các yếu tố cấu thành nền hành chính NHÀ NƯỚC , giúp cho hoạt động quản lý, điều hành bộ máy NHÀ NƯỚC một cách thông suốt, hiệu quả Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao thì các

bộ phận trên cần liên kết một cách khoa học, lôgíc

Câu 7:Thể chế hành chính có vai trò như thế nào trong hoạt động quản lý nhà nước?

Vai trò của thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC.

1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC.

Hoạt động quản lý của các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là sự tác động của quyền lực NHÀ NƯỚC đến các chủ thể trong xã hội: công dân và tổ chức, thể nhân hay pháp nhân, công pháp hay tư pháp (công quyền) mang đặc trưng cưỡng bức kết hợp với thuyết phục, giáo dục HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC phải hợp pháp và đòi hỏi công dân, tổ chức xã hội phải thực hiện pháp luật

- Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC với một hệ thống pháp luật (bao gồm Luật, các văn bảnpháp quy dưới Luật) do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chính là cơ sở pháp lý cho các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, các cấp thực hiện quản lý, bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước trên phạm vi quốc gia

- Hệ thống văn bản luật ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, hoàn thiện Nhà nước ngày càng hướng đến một Nhà nước dân chủ hiện đại, pháp quyền với ý nghĩa đầy đủ của nó thì tính hiệu lực của các thể chế Nhà nước và các thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ngày càng được nâng cao

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực của pháp luật là một yếu tố đảm bảo cho hệ thống HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC quản lý tốt đất nước theo hướng Nhà nước quản lý Nhà nước bằng pháp luật và mọi công dân, mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội bình đẳng trước pháp luật

2.Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước.

Một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động quản lý hành chínhNHÀ NƯỚC ở mọi quốcgia là vấn đề quyền lực và sự phân chia, phân công thực thi quyền lực đó giữa các cơ quan NHÀ NƯỚC cũng như giữa các cấp chính quyền NHÀ NƯỚC

Trong NHÀ NƯỚC hiện đại, Hiến pháp là đạo luật cơ bản xác định những thể thức giành và thực thi quyền lực chính trị và quyền lực NHÀ NƯỚC Nó quy định về thể chế chính trị, tức làtổng thể các vấn đề nguồn gốc, chủ thể và cơ chế phân bố quyền lực giữa các cơ quan và quyết định những thể thức liên hệ với nhau trong các mối quan hệ ngang dọc, trên dưới

Thể chế tổ chức bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một vấn đề được mọi quốc gia trên thếgiới quan tâm dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nhất định Cách thức tổ chức đó phải đượcthể chế hoá trong văn bản pháp luật của Nhà nước Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC về tổ chức xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm cũng như các phương tiện kỹ thuật vật chất, nhân sự cho các cấp đó hoạt động

Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC quy định sự phân chia chức năng, quyền hạn giữa các cơ quan hành chính của Chính phủ trung ương và giữa các cấp một cách cụ thể: Chính phủ trung ương, các Bộ có quyền trên những vấn đề gì; HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN và ỦY BAN NHÂN DÂN ở địa phương có những quyền gì; mối quan hệ giữa các cơ quan của bộ máy hành chính trung ương và giữa trung ương với các cấp chính quyền địa phương như thế nào; thẩm quyền về

Trang 11

việc ban hành các văn bản pháp luật như thế nào; nhiều vấn đề chi tiết khác về tổ chức các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC phải được quy định.

Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC càng rành mạch thì cơ cấu tổ chức của bộ máy các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC các cấp càng rõ ràng và gọn nhẹ Thiếu các quy định cụ thể,khoa học trong việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC sẽ làm cho bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo và sẽ dẫn đến một bộ máy hoạt động kém năng lực, kém hiệu lực và hiệu quả Vấn đề phân công, phân chia quyền hạn trong tổ chức bộ máy hành chính sẽ là cơ sở cho việc xác định:

- Cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG cần bao nhiêu Bộ, bao nhiêu đầu mối thực hiện chức năng quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC thống nhất trên tất cả lĩnh vực

- Có bao nhiêu đơn vị chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TRUNG ƯƠNG , huyện, quận, thị xã, xã phường và thị trấn; những căn cứ chính trị, kinh tế, xã hội và những tiêu chí gì

để xác định số lượng và quy mô của các đơn vị hành chính lãnh thổ

Nghiên cứu phân chia một cách khoa học chức năng, quyền hạn của bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC để huy động cao nhất mọi khả năng của các chủ thể trong hoạt động quản lý là một trong những vấn đề và là nội dung quan trọng của thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

3.Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Yếu tố con người trong các tổ chức nói chung và trong các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Con người trong bộ máy đó có thể được đặt vào các vị trí khác nhau.Về cơ bản có 3 loại:

- Những người có quyền ban hành các quyết định quản lý (các văn bản pháp luật) bắt buộc XÃ HỘI , cộng đồng phải chấp nhận và thực hiện (công quyền)

- Những người trong bộ máy thực hiện chức năng tư vấn giúp cho những nhà lãnh đạo ban hànhquyết định (tham mưu, giúp việc)

- Những người thực thi các văn bản pháp luật, các thể chế, các thủ tục của nền hành chính (công lực)

Nếu như chức năng, nhiệm vụ không được xác định một cách rõ ràng, khoa học thì khó có thể

bố trí hợp lý được từng người vào các chức vụ cụ thể Thể chế HÀNH CHÍNH không cụ thể, khoa học sẽ không thể bố trí được cán bộ, công chức hành chính vào đúng vị trí, những người

có năng lực, có trình độ không được bố trí đúng vị trí trong khi đó có thể bày ra quá nhiều đơn

vị với chức năng, nhiệm vụ chồng chéo hoặc quá vụn vặt để có đủ chỗ bố trí cán bộ một cách lãng phí

Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC được hiểu rõ, quy định cụ thể chức năng quản lý hành chính và quyền ban hành và giải quyết các đề nghị yêu cầu, khiếu nại tố cáo của công dân từ đó

có thể xác định rõ hệ thống các hoạt động cụ thể: Ai phải làm cái gì, được trao quyền gì và phảilàm như thế nào, do đó có thể bố trí được đội ngũ nhân sự hợp lý

4.Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa nhà nước với công

dân và tổ chức trong xã hội;

 Nhà nước hiểu theo nghĩa hiện đại không có nghĩa chỉ thực hiện chức năng cai trị mà ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò dịch vụ Công chức trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC không chỉ là người có quyền mệnh lệnh mà còn là “công bộc” của dân, người đầy tớ của dân Các tổ chức và công dân đòi hỏi NHÀ NƯỚC ban hành các quyết định, tổ chức thực hiện các quyết định để đáp ứng các loại yêu cầu của dân

Sự quyết định mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân các tổ chức xã hội thể hiện ở 2 mặt:

Trang 12

- Nhà nước với tư cách quyền lực công, có chức năng tạo ra một khung pháp lý cần thiết (luật

và các văn bản hệ thống lập quy) để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Như vậy xét trên

phương diện này, mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức xã hội mang ý nghĩa không bình đẳng, có tính bắt buộc, cưỡng bức

- Nhà nước thể hiện quyền lực nhân dân và thực hiện dịch vụ công, có trách nhiệm đáp ứng đầy

đủ mọi yêu cầu chính đáng của công dân và tổ chức xã hội đã được pháp luật ghi nhận Mối quan hệ này, theo quan niệm nhà nước hiện đại để hiện công dân, tổ chức xã hội là “khách hàng” của Nhà nước Yêu cầu đòi hỏi của công dân trong khuôn khổ pháp luật nhà nước quy định bắt buộc Nhà nước phải đáp ứng Điều này phản ánh thực sự bản chất của Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Thể chế hành chính xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân cũng phản ánh tính chất tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý Nhà nước Xét về bản chất, Nhà nước ta là Nhà nướccủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Người dân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước trong khuôn khổ pháp luật Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân được thấm nhuần trong phương châm: “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” Sức mạnh và hiệu lực của thể chế hành chính phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức xã hội

Ngoài ra, Thể chế hành chính nhà nước là căn cứ để xác lập mức độ và phạm vi can thiệp của nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng trong xã hội;

Thể chế hành chính nhà nước là căn cứ để quản lý, điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực của xã hội một cách có hiệu lực và hiệu quả

* Để thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC, phát huy được vai trò của mình trong hoạt động QUẢN Lí NHÀNƯỚC thì việc cải cách thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC là việc làm hết sức cần thiết Vấn đề đặt ra là cải cách thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC thì cải cách trên các phương tiện nào, tập trung vào mặt nào, Hội nghị lần thứ tám (khoá VII) BAN CHẤP HÀNH trung ương Đảng đã khẳng định cải cách thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC ở nước tatập trung vào 5 vấn đề cơ bản:

-Cải cách một bước cơ bản hệ thống thủ tục HÀNH CHÍNH nhằm góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa công dân, các tổ chức xã hội đối với Nhà nước

-Cải cách việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân với cán bộ, công chức trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ Nước và các tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

-Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế mới đặc biệt là các thể chế về tài chính

-Đổi mới quy trình lập pháp lập quy ban hành các văn bản pháp luật Nhà nước

-Nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật

Cải cách hệ thống thể chế của nền hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp vì nó động chạm đến hệ thống thể chế HÀNH CHÍNH cũ, tức là động chạm đến lợi ích cục bộ, bản vị của

cá nhân, của cơ quan Quản lý HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC với cung cách quản lý điều hành của cơ chế bao cấp, thiếu kỷ luật, kỷ cương Nhưng công cuộc đổi mới của đất nước ta đang đặt

ra những đòi hỏi phải cải cách hệ thống HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC trong đó cải cách thể chế

là một bộ phận cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội của sự phát triển nền kinh tế thị

trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của sự hoàn thiện nền dân chủ XÃHỘI HÀNH CHÍNH , của đòi hỏi về sự hội nhập khu vực và quốc tế

Câu 8:Khi xây dựng tổ chức bộ máy hành chính cần tính đến những yếu tố cơ bản nào?

thể chế hcnn có tính bao quát các mặt chính trị kinh tế, xã hội… bản thân hệ thống hcnn là một

bộ phận của thể chế nhà nước xét trên quan điểm triết học thể chế hcnn là một bộ thành tố của kiến thức thượng tầng và như vậy, thể chế hcnn tất yếu chịu sự chi phối, quyết định của thể chế

Trang 13

cơ sở hạ tầng và có mối liên hệ tác động qua lại đối với các thành tố khác của kiến trúc thượng tầng trong điều kiện việt nam xây dựng thể chế hcnn cần quan tâm đến các yếu tố cơ bản 1.chế độ chính trị

trong xã hội hiện đại không một nhà nước nào không dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị quan điểm các quyết sách của đảng cầm quyền có ý nghĩa quyết định trong tổ chức bộ máy nhà nước và bản chất của hệ thống pháp luật chế độ chính trị được thể hiện trong hệ thống chính trịxhcn do đó việc xây dựng thể chế hcnn phải thể hiện đầy đủ vai trò của các yếu tố cấu thành

hệ thống chính trị

2.trình độ phát triển của xã hội

thể chế hcnn là cơ sở pháp lý của hoạt động qlnn thể chế hcnn hoàn thiện có vai trò quan trọngđối với hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhưng muốn có thể chế hcnn hoàn thiện thì trong quá trình xây dựng thể chế hcnn phải lượng hoá được các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, dự báođịnh hướng các quan hệ xã hội trong tương lai thể chế hcnn phải phù hợp với xu thế vận động

và phát triển của xã hội chỉ có như vậy thể chế hcnn mới thực sự có ý nghĩa cho đời sống qlnn đới với xã hội

3.nền kinh tế và vai trò của qlnn đói với nenè kinh tế

trong thể chế hcnn có một bộ phận vô cùng quan trọng là thể chế hcnn về kinh tế trong điều kiện nền kinh tế hỗn hợp về kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của cp chính

vì vậy, để quản lý nenè kinh tế nhà nước cần xây dựng mộthệ thống thể chế hc về kinh tế tạo điều kiện khuyến khích hỗ trợ cao ổn định và bền vững trong điều kiện của việt nam thể chế hcnn về kinh tế không chỉ hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội và mụctiêu con người

4.nền văn hoá dân tộc

theo quan điểm xã hội học văn hoá là yếu tố có tính bền vững nó tồn tại và tác động vào đời sống xã hội một cách tinh vi và sâu xa sự hiện diện của nó nhiều khi như là một yếu tố tự nhiên

và vô thức trong hành vi và cộng đồng các giá trị văn hoá truyền thống có thể là cơ sở để xây dựng thể chế hcnn có hiệu quả phù hợp với thời đại nhiều nenè văn minh của lịch sử đã được xây dựng từ các yếu tố văn hoá truyền thống chính vì vậy khi xây dựng thể chế hcnn cần phải

có sự quan tâm đến yếu tố văn hoá truyền thống

5.môi trường quốc tế

trong thời đại ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành xu thể tất yếu để tồn tại và phát triển các quốc gia muốn phát triển không thể ở tình trạng “bế quang toả cảng” không hợp tác, không quanhệ quốc tế sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực đời sống xã hội thì kéo theo các quốc gia càng phải tăng cường sự điều chỉnh để thích ứng một trong những

sự điều chỉnh ấy là điều chỉnh thể chế kinh tế đối ngoại mặt khác khi xây dựng các thể chế các quốc gia cũng phải tính đến xu thế phát triển của thời đại trào lưu quốc tế để định hướng cho sựphát triển của dân tộc

Câu 9:Khái niệm và đặc trưng của bộ máy hành chính nhà nước.Liên hệ với bộ máy hành chínhnhà nước ở Việt Nam

1 Bộ máy Nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước, có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể

Trang 14

thống nhất, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, qua đó thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước.

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, có thể là một tập thể người (QH, HĐND, UBND ) 1 người (Chủ tịch nước), được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật nhằm tham gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.

2.Đặc trưng của bộ máy hành chính nhà nước:

Gồm nhiều bộ phận (là tổng thể các cơ quan nhà nước), tác động lẫn nhau và phối

hợp vận hành:

Cơ quan quyền lực nhà nước (QH, HĐND): Lập pháp, lập qui, quyết định các vấn đề quan trọng nhất

Cơ quan hành pháp (CP, UBND các cấp) là CQ chấp hành và điều hành.

Cơ quan hành pháp, tư pháp: được bầu ra, báo cáo công tác trước QH,

HĐND, chịu sự giám sát … Dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực, chức năng, nhiệm vụ để tạo ra sự đồng bộ,

hài hòa (quyền lực nhà nước là thống nhất, có phân công, phối hợp hài hòa giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Việc tổng kết thi hành HP 1992 và dự thảo HP mới đặt

ra việc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, chống lợi ích nhóm )

Để thực hiện các chức năng của nhà nước: đối nội, đối ngoại, kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh

Ban hành luật, VPQPPL có tính bắt buộc chung

Tổ chức thực hiện (hành chính nhà nước, chấp hành - điều hành theo nguyên tắc mệnh lệnh – phục tùng, quan hệ bất binh đẳng);

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các VB QPPL; thành lập đoàn thanh tra, KT việc thực hiện các QĐQL

VKS có quyền công tố, giám sát viện tuân thủ pháp luật (trước đây có thẩm quyền chung) Tòa án có chức nang xét xử (nhân danh Nước CHXHCNVN)

Thẩm quyền:

Trang 15

 Cơ quan NN được trao thẩm quyền tương xứng- là cơ sở để phân biệt địa vị pháp

lý và tạo ra quyền lực pháp lý thực tế => chống lạm quyền, trốn tránh thực hiện thẩm quyền

 Thẩm quyền chung & thẩm quyền riêng: chung (CQ hành pháp), thẩm quyền các

cơ quan tư pháp (Tòa án, VKS) Trong 1 hệ thống cơ quan hành pháp cũng có thể vừa có thẩm quyền chung (Chính phủ, UBND các cấp), vừa có thẩm quyền riêng (bộ, ngành TW)

Câu 10:Trình bày các loại cơ quan hành chính nhà nước.Liên hệ với Việt Nam để minh họa các loại đó

Khái quát về tổ chức bộ máy Nhà nước:

Xuất phát từ chức năng của nhà nước (chuyên chính, trấn áp, tổ chức và xây dựng; quản lí cộngđồng và bảo vệ lợi ích giai cấp, dân tộc), bộ máy nhà nước gồm 3 loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp

Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1992 gồm có 4 hệ thống cơ quan:

- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm:

+ Quốc hội (cơ quan lập pháp) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính vì cậy Quốc hội thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình.Quốc hội thống nhất ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng không phải là cơ

quan độc quyền Hiến pháp và pháp luật quy định cho Quốc hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, ban hành các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, tạo nên thể chế xã hội; quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước như các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; xác định các nguyên tắc

chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trực tiếp thành lập các cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước, trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các cơ quan nhà nước trung ương; thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật qua việc nghe báo cáo của các cơ quan tối cao nhà nước, thông qua hoạt động của các cơ quan quốc hội, đại biểu quốc hội, thông qua hình thức chất vấn của đại biểu quốc hội với những đối tượng xác định trong bộ máy nhà nước

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm:

Ủy ban thường vụ quốc hội: cơ quan thường trực của quốc hội, gồm có Chủ tịch quốc hội, các

phó chủ tịch quốc hội, các ủy viên thường vụ quốc hội được bầu tại kì họp thứ nhất mỗi khóa quốc hội Ủy ban thường vụ quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như sau: Ban hành pháp lệnh về các vấn đề được quốc hội trao trong chương trình làm luật của Quốc hội, giải thích hiếnpháp, luật, pháp lệnh; thực hiện giám sát thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết, hoạt động của chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, việt kiểm sát nhân dân tối cao, đình chỉ thi hành các văn bảncủa Chính phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân trái với hiến pháp luật, nghị quyết của quốc hội và trình quốc hội quyết định việc hủy bỏ; giám sát, hướng dẫn hoạt động của hội đồng nhân dân, bãi bỏ các nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giải tán hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương; thực hiện quan hệ đối ngoại của quốc hội; tổ

Trang 16

chức trưng cầu ý kiến nhân dân theo quyết định của quốc hội; ngoài ra còn một số quyền hạn khác như quyết định vấn đề nhân sự của chính phủ theo đề nghị của thủ tướng chính phủ, tuyên

bố tình trạng chiến tranh khi đất nước bị xâm lược…

Hội đồng dân tộc: được lập ra để đảm bảo sự phát triển bình đẳng, đồng đều của các dân tộc

Việt Nam, để giải quyết có hiệu quả các vấn đề dân tộc Có nhiệm vụ: nghiên cứu, kiến

nghị với quốc hội các vấn đề dân tộc; giám sát thi hành các chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác liên quan đến vấn đề dân tộc; kiến nghị về luật, pháp lệnh, chương trình làm luật của quốc hội…

Ủy ban của quốc hội: được lập ra để theo dõi các lĩnh vực hoạt động của quốc hội nhằm giúp

quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Các ủy ban của quốc hội là hình thức thu hút các đại biểu vào việc thực hiện công tác chung của quốc hội Các ủy ban của quốc hội có nhiệm vụnghiên cứu thẩm định các dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án khác, các báo cáo được quốc hội hoặc ủy ban thường vụ quốc hội trao, trình quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, kiến nghị những vẫn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy ban

Đại biểu quốc hội : là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời là đại biểu

cấu thành cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Đại biểu quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước quốc hội.Chức năng của đại biểu quốc hội là thu thập

và phản ánh ý kiến của cử tri, biến ý chí của nhân dân thành ý chí của nhà nước, đưa các quy định của luật, các quyết sách của quốc hội vào cuộc sống

Quốc hội hoạt động bằng nhiều hình thức: kì họp của quốc hội, hoạt động của các cơ quan quốchội, đại biểu quốc hội, các đoàn đại biểu quốc hội… Nhưng quan trọng nhất vẫn là các kì họp của quốc hội Kết quả hoạt động của các hình thức khác được thể hiện tập trung tại các kì họp quốc hội

+ Hội đồng nhân dân: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện

vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và các cơ quan nhà nước cấp trên

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thường trực hội đồng nhân dân, cấp xã không lập thường trực Chức năng thường trực hội đồng nhân dân xã do chủ tịch và phó chủ tịch giúp việcthực hiện

- Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhànước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại (Hiến pháp 1992) Quy định trên của Hiến pháp là nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Chủ tịch nước có quyền hạn khá rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội

+ Trong tổ chức nhân sự của bộ máy nhà nước: chủ tịch nước có quyền đề nghị quốc hội bầu,

miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó chánh

án, thảm phán tòa nhân dân tối cao, phó viện trưởng, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của quốc hội để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ

Trang 17

+ Trong lĩnh vực an ninh quốc gia: thống lĩnh các lực lượng vũ trang và giữ chức chủ tịch hội

đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao và các hàm, cấp khác trong lĩnh vực khác…

+ Các lĩnh vực khác: ngoại giao, thôi, nhập quốc tịch, đặc xá…

- Cơ quan thực hiện quyền hành pháp gồm: Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân

+ Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước

cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chấp

hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước Trong hoạt động, chính phủ phải chịu trách nhiệm

nhằm đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước vào cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội

Chính phủ có chức năng thống nhất quản lí mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương tới cơ sở về tổ chức cán bộ, đảm bảo thi hành hiến pháp

và pháp luật; quản lí xây dựng kinh tế quốc dân, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, quản lí y tế, giáo dục, quản lí ngân sách nhà nước, thi hành các biện pháp cần thiết để bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, quản lí công tác đối ngoại, thực hiện chính sách xã

hội… của Nhà nước Khi thực hiện các chức năng này, Chính phủ chỉ tuân theo Hiến pháp,

luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước Chính phủ có toàn quyền giải

quyết công việc với tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định… Chính phủ có quyền tham gia vào hoạt động lập pháp bằng

quyền trình dự án luật trước quốc hội, dự án pháp lệnh trước ủy ban thường vụ quốc hội, trình quốc hội các dự án kế hoạch, ngân sách nhà nước và các dự án khác

Chính phủ gồm có Thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơquan ngang bộ do thủ tướng chính phủ lựa chọn, không nhất thiết phải là đại biểu quốc hội, và

đề nghị quốc hội phê chuẩn Chính phủ không tổ chức ra cơ quan thường trực, thay vào đó là một phó thủ tướng được phân công đảm nhận chức vụ phó thủ tướng thường trực

+ Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: (gọi chung là Bộ) là các bộ phận cấu thành của chính phủ Bộ

và các cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh

vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lí nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật

Phạm vi quản lí của bộ và các cơ quan ngang bộ được phân công bao quát toàn bộ mọi tổ chức

và hoạt động thuộc mọi thành phần kinh tế, trực thuộc các cấp quản lí khác nhau, từ trung ươngđến địa phương, cơ sở Bộ quản lí theo ngành hoặc lĩnh vực công tác Vì vậy có hai loại Bộ: bộ quản lí theo ngành (quản lí những ngành kinh tế, kĩ thuật hoặc sự nghiệp như nông nghiệp, y tế,giao thông vận tải, giáo dục… bằng chỉ đạo toàn diện những cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành

từ trung ương tới địa phương) và bộ quản lí theo lĩnh vực (quản lí những lĩnh vực như tài chính,

kế hoạch – đầu tư, lao động – xã hội, khoa học công nghệ…bằng các hoạt động liên quan tới tất

cả các bộ, các cấp quản lí, tổ chức xã hội và công dân nhưng không can thiệp vào hoạt động quản lí nhà nước của các cấp chính quyền và quyền tự chủ, sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.)

Trang 18

Bộ trưởng là thành viên chính phủ, người đứng đầu cơ quan quản lí ngành hay lĩnh vực, một mặt tham gia cùng chính phủ quyết định tập thể những nhiệm vụ của chính phủ tại các kì họp chính phủ, mặt khác chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trongphạm vi cả nước, đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở theoquy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của bộ bao gồm: các cơ quan giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước (các vụ chuyên môn, thanh tra, văn phòng bộ) và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ (các

cơ quan nghiên cứu tham mưu về những vấn đề cơ bản, chiến lược, chính sách; các tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, giáo dục, các tổ chức kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ không nằm trong cơ cấu hành chính của bộ

+ Ủy ban nhân dân: do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân

và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân

dân Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ quản lí nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời

sống địa phương, thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, quản lí hộ khẩu, hộ tịch, quản lí công tác tổ chức biên chế, lao động tiền lương,

tổ chức thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật

Thành phần ủy ban nhân dân có Chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên

Các cơ quan hành chính nhà nước được quản lí theo các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí.

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ

+ Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lí nhà nước về kinh tế với chức năng quản lí kinh doanh của các tổ chức kinh tế

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Nguyên tắc công khai

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là những khâu trọng yếu, cơ bản thuộc hệ thống các cơ quan tư pháp, thực hiện quyền tư pháp Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân giải quyết các

vụ việc cụ thể bằng những hình thức khác nhau

+ Tòa án nhân dân: thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua hoạt động xét xử Đây là

chức năng riêng có của tòa án Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân có các đặc điểm:

- Nhân danh nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào pháp luật của nhà nước đưa ra phán xét, quyết định cuối cùng nhằm kết thúc vụ án

- Xét xử là kiểm tra hành vi pháp lí của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước trong quá trình giải quyết các vụ việc có liên quan đến việc bảo vệ các quyền, tự

do, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân

Trang 19

- Xét xử nhằm ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỉ cương xã hội, tự do an toàn cho con người,làm lành mạnh các quan hệ xã hội.

- Xét xử mang nội dung giáo dục với đương sự cũng như với xã hội, tạo ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân, từ đó có được những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật trong mối quan

hệ xã hội

Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự trung ương, tòa án quân sự quân khu, tòa án quân sự khu vực, và các tòa

án khác theo quy định của pháp luật

Tòa án nhân dân được tổ chức theo cơ cấu gồm: thấm phán (được bổ nhiệm theo nhiệm kì), hội thẩm nhân dân (ở tòa án tối cao và tòa án quân sự thực hiện chế độ cử, tại các tòa án nhân dân địa phương thực hiện theo chế độ bầu) Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa

số, các Chánh án tòa án nhân dân phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Tòa án nhân dân xét xử theo nguyên tắc:

- Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật

- Xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt theo luật định

- Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

- Công dân thuộc các dân tộc ít người được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước phiên tòa

- Các bản án, quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh

+ Viện kiểm sát nhân dân: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy

định của hiến pháp và pháp luật, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân gồm:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra

- Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các

cơ quan tư pháp

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành bản án, quyết định của tòa án nhân dân

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, quản lí, giáo dục người chấp hành

án phạt tù

Trang 20

Các Viện kiểm sát được phân thành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành trực thuộc trung ương, viện kiểm sát nhân dân thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các viện kiểm sát quân sự Các viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo.

Tóm lại, các cơ quan nhà nước hoạt động trong một thể thống nhất, đồng bộ, có liên kết hữu cơ với nhau và có các đặc điểm:

- Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy định trong pháp luật

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định

- Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy định

- Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước phải là công dân Việt Nam.Câu 11:Ở Việt Nam những ai được gọi là cán bộ,công chức?Có những cách phân loại cán bộ,công chức nào ở Việt Nam?

1.Cán bộ,công chức ở Việt Nam

*Công chức:

Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước[1], đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước[2] Công chức của một quốc gia thường là công dân, người cóquốc tịch của nước sở tại và thường nằm trong biên chế Phạm vi làm việc của công chức là các cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định công chức có thể làm việc không chỉ trong cơ quan nhà nước

Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008 có quy định rằng: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan gồm:

 Đảng Cộng sản Việt Nam

 Cơ quan Nhà nước

 Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

 Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng

 Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp

 Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam

 Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước

 Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước tổ chức chính trị – xã hội.[3]

Phân biệt với viên chức, ở Việt Nam do quy định pháp luật có khái niệm công chức và viên chức nên việc phân biệt chúng được thực hiện theo một số đặc điểm như sau[4]:

 Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm trong khi đó Viên chức thường được tuyển dụng

Trang 21

 Công chức phân thành các ngạch Viên chức: không phân thành ngạch.

 Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp có thu) còn công chức làm việc trong các cơ quan không chỉ là công lập

 Công chức làm việc theo biên chế trong khi viên chức theo hợp đồng làm việc

 Công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập trong khi viên chức thì hưởng lương chủ yếu từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

*Cán bộ:

Cán bộ trong tiếng Việt thuật ngữ chỉ những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước (cơ quan dân cử, cơ quan hành chính) và thuộc biên chế của một cơ quan, đơn vị và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước[1]

Thuật ngữ Cán bộ còn chỉ chung cho những người mang trọng trách, công vụ và có những

quyền hạn nhất định Thuật ngữ cán bộ cũng thường được những tù nhân trong trại giam gọi những người quản lý trại giam, cai tù, cai ngục ở Việt Nam Cán bộ cũng là danh xưng thường được những người dân chỉ về những người có quyền hành (cán bộ lãnh đạo, cán bộ cao cấp, cán

bộ quản lý, cán bộ nguồn ), hay đang thụ lý giải quyết một vụ việc cho người dân

2.Cách phân loại cán bộ,công chức:

a.Cách phân loại cán bộ

-Cán bộ cấp xã là những công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong thường trực hội đồng nhân dân,ủy ban nhân dân,bí thư,phó bí thư đảng ủy người đứng đầu tổ chức chính trị hưởng lương từ ngân sách nhà nước.Bao gồm:

+Bí thư đảng ủy,phó bí thư đảng ủy

+Chủ tịch,phó chủ tịch hội đồng nhân dân

+Chủ tịch,phó chủ tịch ủy ban nhân dân

+Chủ tịch MTTQ

+Bí thư đoàn

+Chủ tịch liên hiệp phụ nữ

+Chủ tịch hội nông dân

+Chủ tịch hội cựu chiến binh

-Cán bộ bán chuyên trách:

+Trưởng ban tổ chức Đảng

+Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng

+Trưởng ban tuyên giáo

+Cán bộ kế hoạch giao thông-thủy lợi,nông-lâm-ngư nghiệp

+Cán bộ thương binh xã hội

+Cán bộ dân số gia đinh trẻ em

+Cán bộ phụ trách đài truyền thanh

Ngày đăng: 21/09/2015, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w