1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾT QUẢ KHAI QUẬT DI TÍCH GÒ BA CẢNH (TÂN HƯNG, LONG AN)

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Quả Khai Quật Di Tích Gò Ba Cảnh (Tân Hưng, Long An)
Tác giả Trương Đắc Chiến, Nguyễn Văn Thủy, Lê Thị Thu Vân
Trường học Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Năm xuất bản 2019
Thành phố Long An
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kiến trúc - Xây dựng 9Museum Bulletin TRƯƠNG ĐẮC CHIẾN, NGUYỄN VĂN THỦY (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) LÊ THỊ THU VÂN (Bảo tàng - Thư viện Long An) Kết quả khai quật di tích GÒ BA CẢNH (Tân Hưng, Long An) Dẫn nhập Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã thực hiện nhiều đợt khảo sát trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ..., nhằm đánh giá hiện trạng và thu thập tư liệu về các di tích khảo cổ thuộc văn hóa Óc Eo, làm cơ sở cho kế hoạch nghiên cứu, khai quật khảo cổ học trong tương lai. Qua kết quả khảo sát, có thể thấy Long An là tỉnh có nhiều triển vọng để nghiên cứu một cách toàn diện về văn hóa Óc Eo, bởi ở đây không chỉ có các di tích Óc Eo điển hình mà còn có mặt rất nhiều các di tích thuộc giai đoạn tiền Óc Eo và hậu Óc Eo. Về mặt địa lý - sinh thái, Long An được ví như một Nam Bộ thu nhỏ, do đó việc nghiên cứu sâu kĩ các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh này cũng sẽ giúp chúng ta thấu hiểu được quá trình sinh thành, phát triển và suy tàn của nền văn minh Óc Eo - Phù Nam huy hoàng một thuở ở miền Nam nước Việt. Chính vì thế, dựa trên kết quả của các đợt khảo sát, vào năm 2019, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với Sở VHTTDL Long An khai quật di tích Gò Ba Cảnh thuộc ấp Láng Biển, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng. Sau gần hai tháng tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được khu vực cư trú, dấu vết kiến trúc và một khối lượng di tích, di vật khá phong phú, với nhiều thông tin khoa học quan trọng. I. Giới thiệu chung 1. Vị trí địa lý - cảnh quan di tích Di tích Gò Ba Cảnh (Hình 1) là một cụm gồm nhiều gò lớn nhỏ khác nhau, thuộc ấp Láng Biển, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng. Di tích có tọa độ 10°56’23,06” vĩ Bắc, 105°31’53,17” kinh Đông, cao độ khoảng 5m so với mực nước biển. Trung tâm của cụm gò này là một gò đất lớn, chúng tôi gọi là Gò Ba Cảnh A, có dạng hình tròn, đường kính khoảng 90m, diện tích khoảng 6.300m 2 , 10Thông báo khoa hoc hiện do gia đình ông Nguyễn Văn Bạch Đằng (Hai Đàn) sử dụng để canh tác. Cách gò khoảng 150m về phía đông có một bàu nước cổ, chu vi gần hình chữ nhật, hiện nay đã được người dân tận dụng làm ao thả cá. Ở phía đông bắc của gò trung tâm này, có một gò đất chu vi gần hình móng ngựa, chúng tôi gọi là Gò Ba Cảnh B. Gò có diện tích rất lớn, khoảng 13.000m 2 (130 x 100m), chạy dài theo hướng bắc nam, hiện do gia đình ông Phạm Văn Lâm (Ba Lâm) sử dụng để ở và canh tác. Trên gò hiện nay chủ yếu trồng dừa và cỏ chăn nuôi. Phần nửa gò phía bắc đã bị múc ao để nuôi cá, phần gò phía nam vẫn được bảo tồn khá tốt, còn khả năng nghiên cứu. Về mặt địa - văn hóa, Gò Ba Cảnh là một di tích nằm trong hệ thống các di tích phân bố trên dạng địa hình đất xám phù sa cổ, nằm ven rìa vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười. Về phía đông, cách Gò Ba Cảnh khoảng 3,0km là cụm di tích Gò Vàng - Gò Thanh Phong, xa hơn khoảng 6,0km là cụm di tích Gò Chùa - Bàu Xã Keo hay Gò Gòn - Gò Nổ. Các di tích này đều đã được đào thám sát và có dấu vết cư trú hoặc kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo. Về phía nam, cách Gò Ba Cảnh chỉ khoảng 600m là di tích Gò Gai - một phế tích kiến trúc bằng gạch đã bị phá hủy nghiêm trọng. Tại đây người dân đã đào được một yoni và một đầu linga bằng đá. Ngoài ra, cách Gò Ba Cảnh khoảng 700m về phía đông nam, khoảng năm Hình 1. Cảnh quan di tích Gò Ba Cảnh và vị trí các hố khai quật (Nguyễn Văn Thủy thể hiện trên bản đồ nền Google Earth 2019) Gò Ba Cảnh A Gò Ba Cảnh B 11Museum Bulletin 2005 - 2006, một nông dân là ông Đỗ Văn Bé Tư đã tìm được một tượng thần Vishnu bằng đá. Pho tượng này đã bị mất phần bàn chân, bàn tay và toàn bộ phần mặt. Điểm đáng chú ý là những bộ phận này dường như bị đục và cắt bỏ đi một cách có ý thức chứ không phải bị gãy vỡ ngẫu nhiên (Hình 2) . Hiện nay, pho tượng này vẫn đang được gia đình ông Bé Tư lưu giữ, dù Bảo tàng tỉnh và chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động để thu hồi. 2. Phát hiện và nghiên cứu Di tích Gò Ba Cảnh được Bảo tàng Long An phát hiện vào những năm 1989 - 1990. Các cán bộ của bảo tàng cho biết ở đây có cả dấu vết kiến trúc và gốm tiền sử, tuy nhiên khu vực này cũng đã bị san ủi để làm kho bãi cho Đoàn kinh tế Đồng Tháp (Bùi Phát Diệm, Đào Linh Côn, Vương Thu Hồng 2001). Vào năm 2010, di tích này cũng đã được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Long An tiến hành khảo sát. Khi đó các cán bộ khảo sát chỉ tập trung vào khu vực gò trung tâm (Gò Ba Cảnh A) nơi có kiến trúc và nhận định di tích đã bị phá hủy, không còn khả năng nghiên cứu (Nguyễn Mạnh Thắng, Lê Ngọc Hùng, Đinh Văn Mạnh 2010). Đến năm 2018, đoàn công tác của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Long An tiếp tục đến khảo sát di tích Gò Ba Cảnh. Trong đợt khảo sát này, các cán bộ khảo sát nhận định ở đây có cả khu vực cư trú (Gò Ba Cảnh B) và kiến trúc tôn giáo (Gò Ba Cảnh A), trong đó đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng nghiên cứu của địa điểm Gò Ba Cảnh B, bởi ở đây chưa bị đào phá (Trương Đắc Chiến, Hoàng Văn Thưởng, Chu Mạnh Quyền 2018). Dựa trên những kết quả khảo sát đó, năm 2019, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với Hình 2 (a,b,c). Tượng Vishnu tại nhà ông Nguyễn Văn Bé Tư (ấp Láng Biển, xã Hưng Điền) (Ảnh: Trương Đắc Chiến) a c b 12Thông báo khoa hoc Bảo tàng - Thư viện Long An tiến hành khai quật quy mô cụm di tích Gò Ba Cảnh, một mặt nhằm góp phần làm sáng tỏ bức tranh lịch sử giai đoạn đầu công nguyên ở Nam Bộ, mặt khác nhằm thu thập những di tích, di vật quý báu của người xưa để bảo tồn và phát huy phục vụ công chúng. II. Kết quả nghiên cứu Trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã xác định được khu vực cư trú (Gò Ba Cảnh B) và dấu vết kiến trúc (Gò Ba Cảnh A) của người xưa. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể kết quả khai quật tại hai khu vực này. 1. Khu vực cư trú 1.1. Các hố khai quật và diễn biến địa tầng Dấu vết cư trú tập trung chủ yếu tại Gò Ba Cảnh B. Tại khu vực này, chúng tôi đã mở 3 hố khai quật, kí hiệu 19.GBC B .H1 (6 x 3m), 19.GBCB . H2 (4 x 3m) và 19.GBC B .H3 (8 x 2m), với tổng diện tích khoảng 46m 2 . Trong 3 hố khai quật, hố H1 và H2 mở ở khu vực đỉnh gò hiện tại (phần phía nam), còn H3 mở ở nửa gò phía bắc, cách H1 và H2 khoảng 50m. Khu vực này trước đây cũng là gò cao như nửa phía nam, nhưng đã bị người dân san ủi để canh tác. Nhìn chung, về mặt địa tầng giữa khu vực gò phía nam (H1, H2) và phía bắc (H3) không có nhiều khác biệt, có khác chăng là khu vực phía bắc đã bị san bạt đi khoảng 1,0m. Căn cứ vào địa tầng của H1, có thể hình dung diễn biến địa tầng của khu vực cư trú như sau (Hình 3 ): - Lớp thứ nhất: là lớp đất canh tác màu nâu nhạt, kết cấu bở, dày khoảng 10 - 20cm, lẫn nhiều rễ cây và các mảnh sành sứ muộn. - Lớp thứ hai: là lớp đất màu xám trắng, lẫn nhiều sạn sỏi đầu ruồi, đanh cứng, dày từ 20 - 30cm, bên trong có chứa mảnh gạch, gốm. - Lớp thứ ba: là lớp đất màu nâu xám, pha cát, kết cấu cứng chắc, tuy nhiên không cứng đanh như lớp trên, dày từ 30 - 40cm, bên trong chứa nhiều gốm vụn, mảnh gạch, than tro. Hình 3. Diễn biến địa tầng vách Bắc và vách Đông hố 19.GBC B .H1 (Ảnh: Trương Đắc Chiến) 13Museum Bulletin - Lớp thứ tư: là lớp sét vàng, dày khoảng 10 - 20cm, hầu như không có hiện vật khảo cổ. - Lớp thứ năm: là lớp đất màu nâu vàng, kết cấu chắc, dày 30 - 50 cm, bên trong chứa nhiều mảnh gốm, than tro và xương răng động vật. - Lớp thứ sáu: là lớp sét vàng, dày khoảng 5 - 10cm, không có hiện vật khảo cổ. - Lớp thứ bảy: là lớp đất màu xám đen, kết cấu xốp, dày khoảng 50cm, chứa nhiều mảnh gốm, than tro và xương răng động vật. - Sinh thổ là sét màu xám trắng, pha lẫn sỏi đầu ruồi. Từ diễn biến địa tầng nói trên, có thể thấy tầng văn hóa khu vực Gò Ba Cảnh B rất dày, khoảng trên 2,0m, thể hiện sự cư trú liên tục và lâu dài của cư dân cổ. Trong các lớp đất vừa mô tả, chúng tôi cho rằng lớp thứ 2, lớp thứ 3 và lớp thứ 5 (dày khoảng 1,2 - 1,3m) là tầng văn hóa thuộc phạm trù hậu Óc Eo, còn lớp thứ 7 là thuộc giai đoạn Óc Eo (dày khoảng 0,5 - 0,6m), trong đó lớp 4 và lớp 6 là kết quả của hoạt tôn nền chống lũ của cư dân cổ (dày 0,1 - 0,2m). Cũng cần lưu ý rằng hai lớp sét đắp này không có mặt trên toàn bộ phạm vi hố đào, mà chỉ tập trung ở nửa phía đông nam. 1.2. Di tích Trong tầng văn hóa của khu vực cư trú, các nhà khảo cổ đã phát hiện một số di tích như hố đất đen, nền đất sét và xương răng động vật. a. Hố đất đen : phát hiện trong hố H1, xuất lộ ở độ sâu 2,2m, trong lớp đất thứ 7 theo diễn biến địa tầng (lớp đào 15). Di tích nằm cách vách Nam của hố khai quật khoảng 80cm, có chiều rộng khoảng 1,3m, chiều dài không xác định vì còn một phần ăn vào vách Tây hố khai quật. Bề mặt hố có một lớp than tro màu đen, dày khoảng 5cm, dưới lớp than này là lớp đất màu xám nhạt, dẻo dính, chứa một ít mảnh gốm, xương răng động vật và than tro. Đáng chú ý là ở góc đông nam của hố đất đen có một lỗhố nhỏ đường kính khoảng 30cm, đào cắt vào biên hố đất đen, có thể là hố chôn cột (?). b. Nền sét : cũng được phát hiện trong hố H1, góc tây bắc, xuất lộ ở độ sâu 1,25m, lớp đào 9 - 10. Nền sét có hình gần chữ nhật, với một phần ăn vào vách Bắc và vách Đông của hố khai quật, kích thước còn lại của 2 cạnh đo được là 1,2m và 0,8m. Di tích gồm có một đường bo bằng sét vàng, rộng khoảng 30cm, bên trong là những vệt than tro lẫn với đất màu nâu xám. Sau khi cắt xuống để kiểm tra có thể thấy lớp sét chỉ dày khoảng 10cm. Phần đất bên trong không có gì khác biệt so với đất trong tầng văn hóa. c. Xương răng động vật : trong hố khai quật 19.GBCB.H1, 19.GBCB .H3 và khu vực múc ao chúng tôi đã thu thập được một số mẫu xương răng động vật. Những di tích xương răng này đã được TS. Vũ Thế Long, chuyên gia cổ sinh học, giám định và đưa ra một số nhận định như sau: - Di tích động vật trong các hố khai quật không nhiều, tình trạng xương răng đa phần bị mục nát. Nhiều xương quá mủn nát nên không thể giám định được giống loài. - Những thành phần động vật trong di chỉ gồm có các loài sau: Lớp bò sát (Reptilia) Lớp thú (Mammalia) Họ rùa (Testudinidae) Họ hươu (Cervidae) Rùa hộp chưa định loài Hươu (Cervus sp.) Họ cá sấu (Crocodylidae) Họ trâu bò (Bobidae) Cá sấu chưa định loài Trâu bò nhà (Bos sp.) Họ lợn (Suidae) Lợn nhà (Sus crofa dm.) - Hầu hết di tích xương trâu, bò và lợn trong hố khai quật đều là xương vật nuôi. Điều này cho thấy cư dân ở đây đã định cư một cách ổn định và chăn nuôi đã phổ biến. Xương động vật hoang dã chỉ có 3 loài là cá sấu, rùa và hươu. Những loài này thể hiện một quần thể động vật sống trên những gò đất tương đối cao bên cạnh những vùng trũng ngập nước điển hình của vùng trũng Đồng Tháp Mười ngập nước thời xưa. 1.3. Di vật Tại khu vực cư trú, cùng với các di tích vừa nêu, chúng tôi còn thu thập được khối lượng khá lớn di vật khảo cổ, gồm các loại như vật liệu kiến 14Thông báo khoa hoc trúc, đồ gốm, đồ đá và đồ kim loại. Các di vật này thu được trong cả hố khai quật và sưu tầm trên bề mặt di tích. 1.3.1. Vật liệu kiến trúc - Gạch : có 268 mảnh. Các mảnh gạch thường có màu đỏ nhạt, màu hồng hoặc xám, xương thường được lọc kĩ và có độ nung tương đối cao; một số mảnh có hiện tượng được phủ men. Một số mảnh có hiện tượng tái sử dụng từ gạch chữ nhật, mài lõm lòng máng, chức năng có thể dùng làm bàn mài các loại công cụ hữu cơ như tregỗ. Về kích thước, những mảnh gạch tìm được có độ dày dao động từ 5,0 - 8,3cm, tập trung trong khoảng 6,2 - 7,2cm, rộng khoảng 16 - 17cm, và chiều dài có thể trên dưới 30cm. - Ngói : có 5 mảnh, thuộc loại ngói phẳng, xương xám mịn, bề mặt màu vàng nhạt, độ dày trung bình 1,6cm; hai mảnh có lỗ chốt. 1.3.2. Đồ gốm a. Chất liệu Gốm Gò Ba Cảnh, về mặt chất liệu, có hai loại cơ bản là gốm thô và gốm mịn. Gốm thô là gốm làm từ sét pha với cát hạt thô, lẫn nhiều sạn sỏi, hoặc pha với bã thực vật và các tạp chất hữu cơ khác. Nghiên cứu xương gốm thô Gò Ba Cảnh, có thể thấy gốm thô ở đây gồm 2 nhóm, đó là nhóm pha cát và nhóm pha bã thực vật. Nhóm gốm thô pha cát thường có áo màu nâu xám, trắng xám hay hồng nhạt, xương xám hoặc nâu đen. Nhóm gốm pha bã thực vật thường có áo màu đỏ, hồng hoặc xám hồng, xương gốm xám đen. Về kỹ thuật, có thể thấy loại gốm thô pha cát được làm từ bàn xoay là chủ yếu, trong khi đó gốm thô pha bã thực vật được nặn tay là chủ yếu. Loại hình gồm các loại đồ đựng, đồ đun nấu phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nồi, bình, bát, chậu, nắp... Gốm thô có 1.530 mảnh, chiếm 61,9 số mảnh gốm. Trong chất liệu gốm thô, loại pha cát chiếm ưu thế hơn so với loại pha bã thực vật, nhất là ở những lớp trên. Tỉ lệ gốm pha cát so với gốm pha bã thực vật dao động từ 60 - 75. Gốm mịn là loại gốm làm từ sét lọc kĩ, pha cát mịn, độ nung cao, nhiều mảnh đanh gần như sành. Gốm mịn thường có bề mặt màu trắng hồng, trắng xám, nâu vàng, nâu đỏ; xương gốm có màu xám nhạt, trắng xám hoặc cùng màu với áo gốm. Gốm mịn có độ dày đều, độ nung cao, chủ yếu làm từ bàn xoay. Loại hình gốm mịn chủ yếu là các loại đồ đựng như bình hoặc bình có vòi (kendi). Gốm mịn có 938 mảnh, chiếm 38,1 tổng số mảnh gốm. b. Loại hình b.1. Hiện vật có thể phục dựng Trên nền hai loại chất liệu gốm thô và gốm mịn, gốm Gò Ba Cảnh có các loại hình như nồi, bìnhvò, bát, chậu... Nồi : có 7 hiện vật, thường có miệng loe, vai xuôi hoặc vai gãy, đáy bằng. Kích thước: đường kính miệng 26 - 30cm, dày trung bình 0,5 - 0,6cm. Bình : có 14 hiện vật, chia làm hai kiểu. Kiểu thứ nhất làm từ gốm thô, miệng loe cong, mép tròn vê ra ngoài tạo gờ, vai xuôi, thân phình, có chân đế. Kích thước: đường kính miệng 16 - 20cm, dày trung bình 0,6 - 1,0cm. Kiểu thứ hai là dạng bình có vòi (kendi), có miệng loe cong, mép vê tròn, bên trong có đường chỉ lõm, cổ cao, vai xuôi ngang, thân hình cầu, đáy tròn. Gốm mịn, xương xám, áo hồng nhạt, không trang trí hoa văn. Kích thước: đường kính miệng 14,0cm, cao 17,3cm, dày 0,6cm. Ngoài hai kiểu nói trên, chúng tôi còn tìm được một mảnh gốm khá lạ mắt, kí hiệu 19.GBC B . H1.L4.13: đất nung dạng sành, màu nâu xám, xương mịn đanh chắc, độ nung cao; mảnh tìm được có thể là phần cổ, với 4 đường gờ nổi cách nhau không đều, giữa các đường gờ có trang trí Hình 4. Mảnh bình gốm phong cách Khmer (Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy) 0 10 15Museum Bulletin văn in chấm. Đây có thể là mảnh của một loại bình gốm phong cách Khmer, có cổ cao và hẹp, vai gãy, thân hình cầu dẹt, đáy bằng. Kích thước: cao (còn lại) 4,0cm, dày 0,7cm (Hình 4). Chậu: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC B .H1.L1.3: gốm màu trắng hồng, xương pha cát mịn. Chậu có miệng loe nhẹ, mép tròn, mặt ngoài cách mép miệng 1,4cm tạo gờ, cổ thắt, vai xuôi, thân hơi phình; trên vai có trang trí 3 đường chỉ chìm. Kích thước: đường kính miệng 34,0cm, cao (còn lại) 12,5cm, dày 0,7cm. Bát : có 2 hiện vật. - Hiện vật thứ nhất kí hiệu 19.GBC B .H2.L6.7: làm từ gốm thô, xương màu xám, pha cát và sỏi nhỏ, áo màu xám - xám đen. Bát có miệng loe, mép vê tròn, mặt trong gần mép có tạo đường rãnh chìm, thân vát thuôn dần về đáy, sâu lòng, có chân đế thấp. Kích thước: đường kính miệng 34,0cm, cao (còn lại) 7,2cm, dày 0,5 - 0,9cm. - Hiện vật thứ hai kí hiệu 19.GBC.ST.23: làm từ gốm thô pha cát, áo màu nâu đỏ, xương màu xám xanh. Bát có miệng loe, bản miệng bẻ ra ngoài, trên bản miệng có đường sống nổi, thân thuôn dần về đáy, trên thân có 2 đường chỉ chìm, đáy bằng; bên trong lòng bát có vết tô màu. Kích thước: đường kính miệng 24,0cm, cao 4,4cm, dày 0,8cm. Chén : có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC.ST.32: đã bị vỡ 12, gốm mịn, xương màu nâu đỏ, áo màu xám. Chén được nặn tay, có miệng đứng, mép tròn, thân thuôn dần về đáy, đáy bằng. Bên trong lòng chén có lớp nhựa cây cháy đen. Kích thước: đường kính miệng 4,7cm, cao 2,9cm, dày 0,4 - 1,0cm. Nắp : có 18 hiện vật, gồm 3 kiểu là nắp cong lõm, nắp cong lồi và nắp hình chóp. Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu cho mỗi kiểu. - Hiện vật kí hiệu 19.GBC B.H3.L4.12: kiểu nắp cong lõm , vỡ còn một phần mảnh miệng, miệng loe bẻ, mép tròn; áo gốm màu nâu đỏ, xương đen, thô, pha cát và bã thực vật; mặt lõm của nắp có các đường chỉ chìm chạy vòng quanh và được trang trí văn khắc vạch hình lá dừaxương cá. Kích thước: đường kính miệng 23,0cm, cao (còn lại) 4,0cm, dày 1,1cm (Hình 5 ). - Hiện vật kí hiệu 19.GBC B .H1.L5.16: kiểu nắp hình lồng bàn , chỉ còn lại phần thân và núm nắp, màu đỏ nhạt, xương hơi thô pha cát mịn; phần thân cong khum, bề mặt có các đường chỉ chìm chạy vòng quanh, phần đỉnh núm hình nón và có tạo gờ ở chân núm. Kích thước: đường kính núm 2,4cm, cao (còn lại) 2,5cm, dày 0,4cm. - Hiện vật kí hiệu 19.GBC.ST.37: kiểu nắp hình chóp, nắp làm từ gốm mịn, bên trong rỗng, dáng Hình 5. Kiểu nắp cong lõm (Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy) Hình 6. Kiểu nắp hình chóp (Ảnh: Nguyễn Văn Thủy) 0 5 0 5 16Thông báo khoa hoc như trụ gốm, trên thân thường có các đường gờ nổi. Kích thước: đường kính miệng 3,1cm, cao (còn lại) 7,3cm, dày 0,6cm (Hình 6). Vòi : có 39 hiện vật, gồm hai kiểu chính là vòi thân bầu và vòi thân thẳng. - Hiện vật kí hiệu 19.GBC B .H1.L10.21: kiểu vòi thân bầu , còn nguyên vẹn, vẫn gắn vào mảnh thân bình, gốm màu trắng hồng, xương mịn, độ nung cao. Vòi có thân bầu và thuôn dần về phía đầu rót, đầu vòi có một vòng gờ nổi, phần đầu rót phẳng. Kích thước: vòi dài 10,2cm, đường kính thân 2,5 - 4,0cm, đường kính lỗ rót 0,9cm; mảnh thân bình dày 0,7 - 1,0cm (Hình 7a ). bị mất một đầu và phần lớn thân; có thể thấy đây là loại chạc có chân đế bằng, thân hình trụ đặc, vành chân đế hơi loe. Kích thước: cao (còn lại) 5,1cm, đường kính thân 3,4cm. Cà ràng : có 9 mảnh, gốm thô, xương đen pha bã thực vật, bề mặt màu nâu đỏ, có văn thừng, chải hoặc văn hình học trên phần vành miệng. Dọi se chỉ : có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC.ST.61. Dọi có dáng gần hình cầu, một mặt cong lồi, mặt còn lại hơi lõm, làm từ gốm pha cát màu đen xám, bề mặt khá nhẵn, giữa có xuyên lỗ. Kích thước: đường kính thân 2,6cm, đường kính lỗ 0,5cm, dày 1,8cm. Tượng động vật : có 2 hiện vật. - Hiện vật kí hiệu 19.GBC B .H1.L11.29: đã bị vỡ phần đầu, còn lại phần thân và dấu vết của bốn chân, đất nung màu xám, xương mịn màu đen pha cát nhỏ lẫn bã thực vật. Bề mặt có dấu vết nặn tay tạo hình. Kích thước: dài (còn lại) 5,7cm, rộng 4,7cm, dày 3,2cm. - Hiện vật kí hiệu 19.GBC.ST.59: tượng đất nung màu trắng xám, xương đen, hình dáng gần - Hiện vật kí hiệu 19.GBCB .H1.L7.18: kiểu vòi thân thẳng , gốm màu trắng hồng, xương mịn màu xám đen pha cát mịn lẫn bã thực vật, độ nung cao, đầu vòi có một gờ nổi, phần đầu rót cắt vát. Kích thước: dài (còn lại) 7,7cm, đường kính thân 1,8 - 2,6cm, đường kính lỗ rót 0,9cm (Hình 7b). Cối: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBCB .H2.L4.3, chỉ còn lại phần đáy và thân dưới, đất nung màu đỏ tươi, xương mịn; đáy bằng, bên ngoài cách mép đế 1,5cm có 1 đường gờ nổi, thân loe vát, bên trong lõm sâu do sử dụng. Kích thước: đường kính đáy 14,0cm, cao (còn lại) 7,0cm, dày 1,5 - 1,9cm. Chân chạc: có 1 mảnh, kí hiệu 19.GBCB. H3.L3.08, gốm màu nâu đỏ, xương khá mịn, đã Hình 7b. Vòi thân thẳng (Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy) Hình 7a. V òi thân bầu (Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy) 0 5 0 5 17Museum Bulletin giống hiện vật phát hiện trong tầng văn hóa tại H1.L11. Kích thước: dài (còn lại) 4,0cm, rộng 2,1cm, cao 3,1cm. Bi gốm : có 3 hiện vật, làm từ đất nung màu trắng xám hoặc hồng, đường kính khoảng 1,75 - 1,9cm. Mảnh gốm có lỗ : có 2 hiện vật, gốm thô, là mảnh thân của nồi hoặc bình, được đục lỗ một cách có chủ ý. Kích thước: dày 0,8 - 1,2cm. Mảnh gốm tròn : có 2 hiện vật. - Hiện vật thứ nhất kí hiệu 19.GBC B .H1.25: gốm mịn màu trắng, độ nung cao, rìa cạnh xung quanh được mài nhẵn tạo thành hình tròn. Kích thước: đường kính 3,6 - 3,9cm, dày 0,7cm. - Hiện vật thứ hai kí hiệu 19.GBC.ST.60: gốm mịn, xương đen áo trắng (có thể là mảnh thân bình kendi), xung quanh được ghè tu chỉnh tạo dáng rất rõ. Kích thước: đường kính 5,6cm, dày 0,9cm. b.2. Mảnh gốm Ngoài các loại hình vừa nêu, trong tầng văn hóa đã thu được 2.468 mảnh gốm các loại. Bằng phương pháp phân loại truyền thống, 2.468 mảnh gốm được chia theo hình dáng như sau: miệng (235 mảnh ≈ 9,5), thân (2.188 mảnh ≈ 88,7), đáy - đế (45 mảnh ≈ 1,8). Dưới đây, dựa vào nghiên cứu hình thái (morphology ), chúng tôi phân những mảnh gốm này thành các nhóm sau: b.2.1. Miệng - Gốm thô: có 195 mảnh + Miệng bìnhvò : Kiểu 1: miệng loe xiên, bản miệng có đường sống nổi, mép tròn, bên ngoài thường tạo gờ, vai xiên gần ngang. Kích thước: đường kính miệng từ 20 - 42cm, tập trung trong khoảng 20 - 24cm. Kiểu 2: miệng loe xiên gần giống K1, nhưng bản miệng không có các đường gờ nổi, mép tròn, vai xuôi dốc. Kích thước: đường kính miệng từ 16 - 24cm. Kiểu 3: miệng loe nhẹ, thành miệng đứng, mép nhọn vuốt ra ngoài, vai xuôi ngan...

Trang 1

TRƯƠNG ĐẮC CHIẾN, NGUYỄN VĂN THỦY

(Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

LÊ THỊ THU VÂN

(Bảo tàng - Thư viện Long An)

Kết quả khai quật di tích

GÒ BA CẢNH

(Tân Hưng, Long An)

Dẫn nhập

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, Bảo

tàng Lịch sử Quốc gia đã thực hiện nhiều đợt

khảo sát trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ

như Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh,

Cần Thơ , nhằm đánh giá hiện trạng và thu thập

tư liệu về các di tích khảo cổ thuộc văn hóa Óc

Eo, làm cơ sở cho kế hoạch nghiên cứu, khai quật

khảo cổ học trong tương lai Qua kết quả khảo

sát, có thể thấy Long An là tỉnh có nhiều triển

vọng để nghiên cứu một cách toàn diện về văn

hóa Óc Eo, bởi ở đây không chỉ có các di tích

Óc Eo điển hình mà còn có mặt rất nhiều các di

tích thuộc giai đoạn tiền Óc Eo và hậu Óc Eo Về

mặt địa lý - sinh thái, Long An được ví như một

Nam Bộ thu nhỏ, do đó việc nghiên cứu sâu kĩ

các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh này cũng

sẽ giúp chúng ta thấu hiểu được quá trình sinh

thành, phát triển và suy tàn của nền văn minh

Óc Eo - Phù Nam huy hoàng một thuở ở miền

Nam nước Việt Chính vì thế, dựa trên kết quả của các đợt khảo sát, vào năm 2019, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với Sở VHTTDL Long An khai quật di tích Gò Ba Cảnh thuộc ấp Láng Biển, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng Sau gần hai tháng tiến hành khai quật, các nhà khảo

cổ đã tìm được khu vực cư trú, dấu vết kiến trúc

và một khối lượng di tích, di vật khá phong phú, với nhiều thông tin khoa học quan trọng

I Giới thiệu chung

1 Vị trí địa lý - cảnh quan di tích

nhiều gò lớn nhỏ khác nhau, thuộc ấp Láng Biển,

xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng Di tích có tọa

độ 10°56’23,06” vĩ Bắc, 105°31’53,17” kinh Đông, cao độ khoảng 5m so với mực nước biển Trung tâm của cụm gò này là một gò đất lớn, chúng tôi gọi là Gò Ba Cảnh A, có dạng hình tròn, đường

Trang 2

hiện do gia đình ông Nguyễn Văn Bạch Đằng (Hai Đàn) sử dụng để canh tác Cách gò khoảng 150m

về phía đông có một bàu nước cổ, chu vi gần hình chữ nhật, hiện nay đã được người dân tận dụng làm ao thả cá

Ở phía đông bắc của gò trung tâm này, có một gò đất chu vi gần hình móng ngựa, chúng tôi gọi là Gò Ba Cảnh B Gò có diện tích rất lớn,

hướng bắc nam, hiện do gia đình ông Phạm Văn Lâm (Ba Lâm) sử dụng để ở và canh tác Trên gò hiện nay chủ yếu trồng dừa và cỏ chăn nuôi Phần nửa gò phía bắc đã bị múc ao để nuôi cá, phần gò phía nam vẫn được bảo tồn khá tốt, còn khả năng nghiên cứu

Về mặt địa - văn hóa, Gò Ba Cảnh là một di tích nằm trong hệ thống các di tích phân bố trên dạng địa hình đất xám phù sa cổ, nằm ven rìa vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười Về phía đông, cách Gò Ba Cảnh khoảng 3,0km là cụm di tích Gò Vàng - Gò Thanh Phong, xa hơn khoảng 6,0km là cụm di tích Gò Chùa - Bàu Xã Keo hay Gò Gòn

- Gò Nổ Các di tích này đều đã được đào thám sát và có dấu vết cư trú hoặc kiến trúc thuộc văn hóa Óc Eo Về phía nam, cách Gò Ba Cảnh chỉ khoảng 600m là di tích Gò Gai - một phế tích kiến trúc bằng gạch đã bị phá hủy nghiêm trọng Tại đây người dân đã đào được một yoni và một đầu linga bằng đá Ngoài ra, cách Gò Ba Cảnh khoảng 700m về phía đông nam, khoảng năm

Hình 1 Cảnh quan di tích Gò Ba Cảnh và vị trí các hố khai quật

(Nguyễn Văn Thủy thể hiện trên bản đồ nền Google Earth 2019)

Gò Ba Cảnh A

Gò Ba Cảnh B

Trang 3

2005 - 2006, một nông dân là ông Đỗ Văn Bé

Tư đã tìm được một tượng thần Vishnu bằng đá

Pho tượng này đã bị mất phần bàn chân, bàn tay

và toàn bộ phần mặt Điểm đáng chú ý là những

bộ phận này dường như bị đục và cắt bỏ đi một

cách có ý thức chứ không phải bị gãy vỡ ngẫu

được gia đình ông Bé Tư lưu giữ, dù Bảo tàng tỉnh

và chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động

để thu hồi

2 Phát hiện và nghiên cứu

Di tích Gò Ba Cảnh được Bảo tàng Long An

phát hiện vào những năm 1989 - 1990 Các cán

bộ của bảo tàng cho biết ở đây có cả dấu vết

kiến trúc và gốm tiền sử, tuy nhiên khu vực này

cũng đã bị san ủi để làm kho bãi cho Đoàn kinh tế

Đồng Tháp (Bùi Phát Diệm, Đào Linh Côn, Vương

Thu Hồng 2001)

Vào năm 2010, di tích này cũng đã được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Long An tiến hành khảo sát Khi đó các cán bộ khảo sát chỉ tập trung vào khu vực gò trung tâm (Gò Ba Cảnh A) nơi có kiến trúc và nhận định di tích

đã bị phá hủy, không còn khả năng nghiên cứu (Nguyễn Mạnh Thắng, Lê Ngọc Hùng, Đinh Văn Mạnh 2010)

Đến năm 2018, đoàn công tác của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Long An tiếp tục đến khảo sát di tích Gò Ba Cảnh Trong đợt khảo sát này, các cán bộ khảo sát nhận định ở đây có cả khu vực cư trú (Gò Ba Cảnh B) và kiến trúc tôn giáo (Gò Ba Cảnh A), trong đó đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng nghiên cứu của địa điểm Gò Ba Cảnh

B, bởi ở đây chưa bị đào phá (Trương Đắc Chiến, Hoàng Văn Thưởng, Chu Mạnh Quyền 2018)

Dựa trên những kết quả khảo sát đó, năm

2019, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với

Hình 2 (a,b,c) Tượng Vishnu tại nhà ông Nguyễn Văn Bé Tư

(ấp Láng Biển, xã Hưng Điền) (Ảnh: Trương Đắc Chiến)

a

c b

Trang 4

Bảo tàng - Thư viện Long An tiến hành khai quật quy mô cụm di tích Gò Ba Cảnh, một mặt nhằm góp phần làm sáng tỏ bức tranh lịch sử giai đoạn đầu công nguyên ở Nam Bộ, mặt khác nhằm thu thập những di tích, di vật quý báu của người xưa

để bảo tồn và phát huy phục vụ công chúng

II Kết quả nghiên cứu

Trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã xác định được khu vực cư trú (Gò Ba Cảnh B) và dấu vết kiến trúc (Gò Ba Cảnh A) của người xưa

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể kết quả khai quật tại hai khu vực này

1 Khu vực cư trú

1.1 Các hố khai quật và diễn biến địa tầng

Dấu vết cư trú tập trung chủ yếu tại Gò Ba Cảnh B Tại khu vực này, chúng tôi đã mở 3 hố

H1 và H2 mở ở khu vực đỉnh gò hiện tại (phần phía nam), còn H3 mở ở nửa gò phía bắc, cách H1

và H2 khoảng 50m Khu vực này trước đây cũng

là gò cao như nửa phía nam, nhưng đã bị người dân san ủi để canh tác

Nhìn chung, về mặt địa tầng giữa khu vực gò phía nam (H1, H2) và phía bắc (H3) không có nhiều khác biệt, có khác chăng là khu vực phía bắc đã bị san bạt đi khoảng 1,0m Căn cứ vào địa tầng của H1, có thể hình dung diễn biến địa tầng

- Lớp thứ nhất: là lớp đất canh tác màu nâu nhạt, kết cấu bở, dày khoảng 10 - 20cm, lẫn nhiều rễ cây và các mảnh sành sứ muộn

- Lớp thứ hai: là lớp đất màu xám trắng, lẫn nhiều sạn sỏi đầu ruồi, đanh cứng, dày từ 20 - 30cm, bên trong có chứa mảnh gạch, gốm

- Lớp thứ ba: là lớp đất màu nâu xám, pha cát, kết cấu cứng chắc, tuy nhiên không cứng đanh như lớp trên, dày từ 30 - 40cm, bên trong chứa nhiều gốm vụn, mảnh gạch, than tro

Hình 3 Diễn biến địa tầng vách Bắc và vách Đông hố 19.GBCB.H1 (Ảnh: Trương Đắc Chiến)

Trang 5

- Lớp thứ tư: là lớp sét vàng, dày khoảng 10 -

20cm, hầu như không có hiện vật khảo cổ

- Lớp thứ năm: là lớp đất màu nâu vàng, kết

cấu chắc, dày 30 - 50 cm, bên trong chứa nhiều

mảnh gốm, than tro và xương răng động vật

- Lớp thứ sáu: là lớp sét vàng, dày khoảng 5 -

10cm, không có hiện vật khảo cổ

- Lớp thứ bảy: là lớp đất màu xám đen, kết cấu

xốp, dày khoảng 50cm, chứa nhiều mảnh gốm,

than tro và xương răng động vật

- Sinh thổ là sét màu xám trắng, pha lẫn sỏi

đầu ruồi

Từ diễn biến địa tầng nói trên, có thể thấy

tầng văn hóa khu vực Gò Ba Cảnh B rất dày,

khoảng trên 2,0m, thể hiện sự cư trú liên tục

và lâu dài của cư dân cổ Trong các lớp đất vừa

mô tả, chúng tôi cho rằng lớp thứ 2, lớp thứ 3 và

lớp thứ 5 (dày khoảng 1,2 - 1,3m) là tầng văn hóa

thuộc phạm trù hậu Óc Eo, còn lớp thứ 7 là thuộc

giai đoạn Óc Eo (dày khoảng 0,5 - 0,6m), trong

đó lớp 4 và lớp 6 là kết quả của hoạt tôn nền

chống lũ của cư dân cổ (dày 0,1 - 0,2m) Cũng

cần lưu ý rằng hai lớp sét đắp này không có mặt

trên toàn bộ phạm vi hố đào, mà chỉ tập trung ở

nửa phía đông nam

1.2 Di tích

Trong tầng văn hóa của khu vực cư trú, các

nhà khảo cổ đã phát hiện một số di tích như hố

đất đen, nền đất sét và xương răng động vật

a Hố đất đen: phát hiện trong hố H1, xuất

lộ ở độ sâu 2,2m, trong lớp đất thứ 7 theo diễn

biến địa tầng (lớp đào 15) Di tích nằm cách vách

Nam của hố khai quật khoảng 80cm, có chiều

rộng khoảng 1,3m, chiều dài không xác định vì

còn một phần ăn vào vách Tây hố khai quật Bề

mặt hố có một lớp than tro màu đen, dày khoảng

5cm, dưới lớp than này là lớp đất màu xám nhạt,

dẻo dính, chứa một ít mảnh gốm, xương răng

động vật và than tro

Đáng chú ý là ở góc đông nam của hố đất đen

có một lỗ/hố nhỏ đường kính khoảng 30cm, đào

cắt vào biên hố đất đen, có thể là hố chôn cột (?)

b Nền sét: cũng được phát hiện trong hố H1,

góc tây bắc, xuất lộ ở độ sâu 1,25m, lớp đào 9 -

10 Nền sét có hình gần chữ nhật, với một phần

ăn vào vách Bắc và vách Đông của hố khai quật, kích thước còn lại của 2 cạnh đo được là 1,2m và 0,8m Di tích gồm có một đường bo bằng sét vàng, rộng khoảng 30cm, bên trong là những vệt than tro lẫn với đất màu nâu xám Sau khi cắt xuống để kiểm tra có thể thấy lớp sét chỉ dày khoảng 10cm Phần đất bên trong không có gì khác biệt so với đất trong tầng văn hóa

c Xương răng động vật: trong hố khai quật

chúng tôi đã thu thập được một số mẫu xương răng động vật Những di tích xương răng này đã được TS Vũ Thế Long, chuyên gia cổ sinh học, giám định và đưa ra một số nhận định như sau:

- Di tích động vật trong các hố khai quật không nhiều, tình trạng xương răng đa phần bị mục nát Nhiều xương quá mủn nát nên không thể giám định được giống loài

- Những thành phần động vật trong di chỉ gồm có các loài sau:

Lớp bò sát (Reptilia) Lớp thú (Mammalia)

Rùa hộp chưa định loài Hươu (Cervus sp.)

Họ cá sấu (Crocodylidae) Họ trâu bò (Bobidae)

Cá sấu chưa định loài Trâu bò nhà (Bos sp.)

Họ lợn (Suidae) Lợn nhà (Sus crofa dm.)

- Hầu hết di tích xương trâu, bò và lợn trong

hố khai quật đều là xương vật nuôi Điều này cho thấy cư dân ở đây đã định cư một cách ổn định

và chăn nuôi đã phổ biến Xương động vật hoang

dã chỉ có 3 loài là cá sấu, rùa và hươu Những loài này thể hiện một quần thể động vật sống trên những gò đất tương đối cao bên cạnh những vùng trũng ngập nước điển hình của vùng trũng Đồng Tháp Mười ngập nước thời xưa

1.3 Di vật

Tại khu vực cư trú, cùng với các di tích vừa nêu, chúng tôi còn thu thập được khối lượng khá lớn di vật khảo cổ, gồm các loại như vật liệu kiến

Trang 6

trúc, đồ gốm, đồ đá và đồ kim loại Các di vật này thu được trong cả hố khai quật và sưu tầm trên

bề mặt di tích

1.3.1 Vật liệu kiến trúc

- Gạch: có 268 mảnh Các mảnh gạch thường

có màu đỏ nhạt, màu hồng hoặc xám, xương thường được lọc kĩ và có độ nung tương đối cao;

một số mảnh có hiện tượng được phủ men Một

số mảnh có hiện tượng tái sử dụng từ gạch chữ nhật, mài lõm lòng máng, chức năng có thể dùng làm bàn mài các loại công cụ hữu cơ như tre/gỗ

Về kích thước, những mảnh gạch tìm được có độ dày dao động từ 5,0 - 8,3cm, tập trung trong khoảng 6,2 - 7,2cm, rộng khoảng 16 - 17cm, và chiều dài có thể trên dưới 30cm

- Ngói: có 5 mảnh, thuộc loại ngói phẳng,

xương xám mịn, bề mặt màu vàng nhạt, độ dày trung bình 1,6cm; hai mảnh có lỗ chốt

1.3.2 Đồ gốm

a Chất liệu

Gốm Gò Ba Cảnh, về mặt chất liệu, có hai loại

cơ bản là gốm thô và gốm mịn Gốm thô là gốm làm từ sét pha với cát hạt thô, lẫn nhiều sạn sỏi, hoặc pha với bã thực vật và các tạp chất hữu cơ khác Nghiên cứu xương gốm thô Gò Ba Cảnh,

có thể thấy gốm thô ở đây gồm 2 nhóm, đó là nhóm pha cát và nhóm pha bã thực vật Nhóm gốm thô pha cát thường có áo màu nâu xám, trắng xám hay hồng nhạt, xương xám hoặc nâu đen Nhóm gốm pha bã thực vật thường có áo màu đỏ, hồng hoặc xám hồng, xương gốm xám đen Về kỹ thuật, có thể thấy loại gốm thô pha

cát được làm từ bàn xoay là chủ yếu, trong khi đó gốm thô pha bã thực vật được nặn tay là chủ yếu Loại hình gồm các loại đồ đựng, đồ đun nấu phục

vụ sinh hoạt hàng ngày như nồi, bình, bát, chậu, nắp Gốm thô có 1.530 mảnh, chiếm 61,9% số mảnh gốm Trong chất liệu gốm thô, loại pha cát chiếm ưu thế hơn so với loại pha bã thực vật, nhất

là ở những lớp trên Tỉ lệ gốm pha cát so với gốm pha bã thực vật dao động từ 60 - 75%

Gốm mịn là loại gốm làm từ sét lọc kĩ, pha cát mịn, độ nung cao, nhiều mảnh đanh gần như sành Gốm mịn thường có bề mặt màu trắng hồng, trắng xám, nâu vàng, nâu đỏ; xương gốm

có màu xám nhạt, trắng xám hoặc cùng màu với

áo gốm Gốm mịn có độ dày đều, độ nung cao, chủ yếu làm từ bàn xoay Loại hình gốm mịn chủ yếu là các loại đồ đựng như bình hoặc bình có vòi (kendi) Gốm mịn có 938 mảnh, chiếm 38,1% tổng số mảnh gốm

b Loại hình

b.1 Hiện vật có thể phục dựng Trên nền hai loại chất liệu gốm thô và gốm mịn, gốm Gò Ba Cảnh có các loại hình như nồi, bình/vò, bát, chậu

Nồi: có 7 hiện vật, thường có miệng loe, vai

xuôi hoặc vai gãy, đáy bằng Kích thước: đường kính miệng 26 - 30cm, dày trung bình 0,5 - 0,6cm

Bình: có 14 hiện vật, chia làm hai kiểu Kiểu

thứ nhất làm từ gốm thô, miệng loe cong, mép tròn vê ra ngoài tạo gờ, vai xuôi, thân phình,

có chân đế Kích thước: đường kính miệng 16 - 20cm, dày trung bình 0,6 - 1,0cm Kiểu thứ hai là dạng bình có vòi (kendi), có miệng loe cong, mép

vê tròn, bên trong có đường chỉ lõm, cổ cao, vai xuôi ngang, thân hình cầu, đáy tròn Gốm mịn, xương xám, áo hồng nhạt, không trang trí hoa văn Kích thước: đường kính miệng 14,0cm, cao 17,3cm, dày 0,6cm

Ngoài hai kiểu nói trên, chúng tôi còn tìm

H1.L4.13: đất nung dạng sành, màu nâu xám, xương mịn đanh chắc, độ nung cao; mảnh tìm được có thể là phần cổ, với 4 đường gờ nổi cách nhau không đều, giữa các đường gờ có trang trí

Hình 4 Mảnh bình gốm phong cách Khmer

(Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy)

0 10

Trang 7

văn in chấm Đây có thể là mảnh của một loại

bình gốm phong cách Khmer, có cổ cao và hẹp,

vai gãy, thân hình cầu dẹt, đáy bằng Kích thước:

Chậu: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBCB.H1.L1.3:

gốm màu trắng hồng, xương pha cát mịn Chậu

có miệng loe nhẹ, mép tròn, mặt ngoài cách mép

miệng 1,4cm tạo gờ, cổ thắt, vai xuôi, thân hơi

phình; trên vai có trang trí 3 đường chỉ chìm

Kích thước: đường kính miệng 34,0cm, cao (còn

lại) 12,5cm, dày 0,7cm

Bát: có 2 hiện vật

làm từ gốm thô, xương màu xám, pha cát và sỏi

nhỏ, áo màu xám - xám đen Bát có miệng loe,

mép vê tròn, mặt trong gần mép có tạo đường

rãnh chìm, thân vát thuôn dần về đáy, sâu lòng,

có chân đế thấp Kích thước: đường kính miệng

34,0cm, cao (còn lại) 7,2cm, dày 0,5 - 0,9cm

- Hiện vật thứ hai kí hiệu 19.GBC.ST.23: làm

từ gốm thô pha cát, áo màu nâu đỏ, xương màu

xám xanh Bát có miệng loe, bản miệng bẻ ra

ngoài, trên bản miệng có đường sống nổi, thân

thuôn dần về đáy, trên thân có 2 đường chỉ chìm,

đáy bằng; bên trong lòng bát có vết tô màu Kích

thước: đường kính miệng 24,0cm, cao 4,4cm,

dày 0,8cm

Chén: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC.ST.32: đã bị

vỡ 1/2, gốm mịn, xương màu nâu đỏ, áo màu xám

Chén được nặn tay, có miệng đứng, mép tròn,

thân thuôn dần về đáy, đáy bằng Bên trong lòng

chén có lớp nhựa cây cháy đen Kích thước: đường

kính miệng 4,7cm, cao 2,9cm, dày 0,4 - 1,0cm

Nắp: có 18 hiện vật, gồm 3 kiểu là nắp cong

lõm, nắp cong lồi và nắp hình chóp Dưới đây là

một số hiện vật tiêu biểu cho mỗi kiểu

cong lõm, vỡ còn một phần mảnh miệng, miệng

loe bẻ, mép tròn; áo gốm màu nâu đỏ, xương

đen, thô, pha cát và bã thực vật; mặt lõm của

nắp có các đường chỉ chìm chạy vòng quanh và

được trang trí văn khắc vạch hình lá dừa/xương

cá Kích thước: đường kính miệng 23,0cm, cao

hình lồng bàn, chỉ còn lại phần thân và núm nắp,

màu đỏ nhạt, xương hơi thô pha cát mịn; phần thân cong khum, bề mặt có các đường chỉ chìm chạy vòng quanh, phần đỉnh núm hình nón và có

2,4cm, cao (còn lại) 2,5cm, dày 0,4cm

chóp, nắp làm từ gốm mịn, bên trong rỗng, dáng

Hình 5 Kiểu nắp cong lõm

(Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy)

Hình 6 Kiểu nắp hình chóp

(Ảnh: Nguyễn Văn Thủy)

0 5

0 5

Trang 8

như trụ gốm, trên thân thường có các đường gờ nổi Kích thước: đường kính miệng 3,1cm, cao

Vòi: có 39 hiện vật, gồm hai kiểu chính là vòi

thân bầu và vòi thân thẳng

thân bầu, còn nguyên vẹn, vẫn gắn vào mảnh

thân bình, gốm màu trắng hồng, xương mịn, độ nung cao Vòi có thân bầu và thuôn dần về phía đầu rót, đầu vòi có một vòng gờ nổi, phần đầu rót phẳng Kích thước: vòi dài 10,2cm, đường kính thân 2,5 - 4,0cm, đường kính lỗ rót 0,9cm; mảnh

bị mất một đầu và phần lớn thân; có thể thấy đây

là loại chạc có chân đế bằng, thân hình trụ đặc, vành chân đế hơi loe Kích thước: cao (còn lại) 5,1cm, đường kính thân 3,4cm

Cà ràng: có 9 mảnh, gốm thô, xương đen pha

bã thực vật, bề mặt màu nâu đỏ, có văn thừng, chải hoặc văn hình học trên phần vành miệng

Dọi se chỉ: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC.ST.61

Dọi có dáng gần hình cầu, một mặt cong lồi, mặt còn lại hơi lõm, làm từ gốm pha cát màu đen xám,

bề mặt khá nhẵn, giữa có xuyên lỗ Kích thước: đường kính thân 2,6cm, đường kính lỗ 0,5cm, dày 1,8cm

Tượng động vật: có 2 hiện vật.

phần đầu, còn lại phần thân và dấu vết của bốn chân, đất nung màu xám, xương mịn màu đen pha cát nhỏ lẫn bã thực vật Bề mặt có dấu vết nặn tay tạo hình Kích thước: dài (còn lại) 5,7cm, rộng 4,7cm, dày 3,2cm

- Hiện vật kí hiệu 19.GBC.ST.59: tượng đất nung màu trắng xám, xương đen, hình dáng gần

thân thẳng, gốm màu trắng hồng, xương mịn

màu xám đen pha cát mịn lẫn bã thực vật, độ nung cao, đầu vòi có một gờ nổi, phần đầu rót cắt vát Kích thước: dài (còn lại) 7,7cm, đường kính thân 1,8 - 2,6cm, đường kính lỗ rót 0,9cm (Hình 7b)

Cối: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBCB.H2.L4.3, chỉ còn lại phần đáy và thân dưới, đất nung màu

đỏ tươi, xương mịn; đáy bằng, bên ngoài cách mép đế 1,5cm có 1 đường gờ nổi, thân loe vát, bên trong lõm sâu do sử dụng Kích thước: đường kính đáy 14,0cm, cao (còn lại) 7,0cm, dày 1,5 - 1,9cm

Chân chạc: có 1 mảnh, kí hiệu 19.GBCB.

H3.L3.08, gốm màu nâu đỏ, xương khá mịn, đã

Hình 7b Vòi thân thẳng

(Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy)

Hình 7a Vòi thân bầu

(Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy)

0 5

0 5

Trang 9

giống hiện vật phát hiện trong tầng văn hóa tại

H1.L11 Kích thước: dài (còn lại) 4,0cm, rộng

2,1cm, cao 3,1cm

Bi gốm: có 3 hiện vật, làm từ đất nung màu

trắng xám hoặc hồng, đường kính khoảng 1,75

- 1,9cm

Mảnh gốm có lỗ: có 2 hiện vật, gốm thô, là

mảnh thân của nồi hoặc bình, được đục lỗ một

cách có chủ ý Kích thước: dày 0,8 - 1,2cm

Mảnh gốm tròn: có 2 hiện vật.

gốm mịn màu trắng, độ nung cao, rìa cạnh xung

quanh được mài nhẵn tạo thành hình tròn Kích

thước: đường kính 3,6 - 3,9cm, dày 0,7cm

- Hiện vật thứ hai kí hiệu 19.GBC.ST.60: gốm

mịn, xương đen áo trắng (có thể là mảnh thân bình

kendi), xung quanh được ghè tu chỉnh tạo dáng rất

rõ Kích thước: đường kính 5,6cm, dày 0,9cm

b.2 Mảnh gốm

Ngoài các loại hình vừa nêu, trong tầng văn

hóa đã thu được 2.468 mảnh gốm các loại Bằng

phương pháp phân loại truyền thống, 2.468

mảnh gốm được chia theo hình dáng như sau:

miệng (235 mảnh ≈ 9,5%), thân (2.188 mảnh ≈

88,7%), đáy - đế (45 mảnh ≈ 1,8%) Dưới đây, dựa

phân những mảnh gốm này thành các nhóm sau:

b.2.1 Miệng

- Gốm thô: có 195 mảnh

+ Miệng bình/vò:

# Kiểu 1: miệng loe xiên, bản miệng có đường

sống nổi, mép tròn, bên ngoài thường tạo gờ, vai

xiên gần ngang Kích thước: đường kính miệng từ

20 - 42cm, tập trung trong khoảng 20 - 24cm

# Kiểu 2: miệng loe xiên gần giống K1, nhưng

bản miệng không có các đường gờ nổi, mép tròn,

vai xuôi dốc Kích thước: đường kính miệng từ 16

- 24cm

# Kiểu 3: miệng loe nhẹ, thành miệng đứng,

mép nhọn vuốt ra ngoài, vai xuôi ngang Kích

thước: đường kính miệng 28cm

+ Miệng nồi: miệng loe cong, mép tròn cuộn

ra ngoài tạo gờ, vai xuôi hợp với thân tạo thành

một góc nhọn, thân hình bán cầu, đáy bằng Kích

thước: đường kính miệng từ 16 - 20cm

+ Miệng chai: miệng hơi loe, bản miệng bằng,

mép tròn bẻ ra ngoài, cổ hẹp, thân hình ống

Kích thước: đường kính miệng 10cm

- Gốm mịn: có 40 mảnh, trong đó 37 mảnh

thuộc loại miệng bình kendi, còn lại 3 mảnh không xác định

Miệng kendi Gò Ba Cảnh đều có dáng loe cong, mép tròn, cổ cao, khác biệt chủ yếu là

ở phần bản miệng phía trong và gờ bên ngoài, đường kính miệng tập trung trong khoảng 10 - 14cm Theo đó, miệng kendi Gò Ba Cảnh có các kiểu sau:

+ Kiểu 1: miệng loe cong, mép tròn, bên trong

có đường rãnh lõm, bên ngoài mép miệng vê tròn tạo gờ nhẹ Loại này có 10 mảnh

+ Kiểu 2: miệng loe cong, mép tròn, vành

miệng đứng, bên trong lõm lòng máng, bên ngoài có gờ nổi rõ chứ không vuốt nhẹ từ mép miệng như K1 Kiểu này có 24 mảnh

+ Kiểu 3: miệng loe cong, mép tròn, vành

miệng xiên thẳng chứ không tạo lõm như hai kiểu trên, bên ngoài có hai đường gờ nổi Kiểu này có

3 mảnh

b.2.2 Chân đế - đáy: 48 mảnh, trong đó gốm

thô có 10 mảnh, gốm mịn 38 mảnh Chân đế thường có dáng choãi, thấp, mép tròn hoặc cắt vát Kích thước: đường kính từ 10 - 28cm, tập trung trong khoảng 10 - 12cm

b.2.3 Hoa văn: số mảnh gốm có hoa văn là

288, chiếm khoảng 13,2% tổng số mảnh thân, trong đó gốm thô là 244 mảnh (85%), gốm mịn

là 44 mảnh (15%) Nghiên cứu các mảnh thân gốm Gò Ba Cảnh, có thể nhận thấy, ở đây tồn tại

cả hoa văn kĩ thuật và hoa văn trang trí Hoa văn

kĩ thuật gồm có thừng, chải và đắp nổi, trong đó văn thừng là chủ đạo Các loại hoa văn này chỉ có mặt trên gốm thô Trong khi đó, hoa văn trang trí gồm có hoa văn khắc vạch và tô màu là chủ đạo, kết hợp với các kiểu hoa văn khác tạo nên các

đồ án trang trí trên gốm Gò Ba Cảnh, như: khắc vạch - thừng, khắc vạch - in chấm, khắc vạch - sóng nước, khắc vạch - tô màu, thừng - tô màu

Qua thống kê cho thấy, hoa văn trang trí xuất

Trang 10

hiện nhiều hơn trên gốm thô, với tỉ lệ 84,7% Con

số này ở gốm mịn là 15,3% Đáng chú ý là ở Gò Ba Cảnh đã tìm được một mảnh văn in khuôn trên

1.3.3 Đồ đá: có 29 hiện vật, với các loại hình sau:

Bàn nghiền: có 4 hiện vật, tiêu biểu nhất là

hiện vật kí hiệu 19.GBC.ST.1 Hiện vật làm từ đá cát hạt mịn màu xám xanh, hình dáng tương tự cái đe thợ rèn, có bề mặt hơi trũng, cấu tạo gồm hai phần: phần mặt nghiền và phần đế Phần mặt nghiền nhìn từ trên xuống có hình chữ nhật, nhìn ngang có hình trăng khuyết; chính giữa thân được mài lõm, với 3 đường rãnh thẳng nối với 2 lỗ tròn đăng đối nhau ở giữa mặt hiện vật Phần đế

có dạng hình khối chữ nhật bốn cạnh vuông vắn,

có gờ tạo chân giả hình gần chữ H; chính giữa mặt dưới đế tạo một mấu tròn, có thể là chốt cố định khi sử dụng bàn nghiền Cũng có ý kiến cho rằng, bàn nghiền này được tận dụng lại từ một bệ tượng trước đó Hiện vật đã bị sứt vỡ, bề mặt còn nhiều vết đục chế tác Kích thước: dài 41,5cm,

Bàn mài: có 20 hiện vật Hầu hết bàn mài làm

từ đá cát kết mịn màu xám xanh hoặc xám trắng, trên một hoặc nhiều mặt có vết mài phẳng hoặc lõm Đáng chú ý là hiện vật kí hiệu 19.GBC.ST.18,

có dạng hình trụ bốn cạnh vuông vắn, có thể là loại bàn mài phá, giống với tiêu bản phát hiện ở

Óc Eo (Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995: 374)

Bàn xoa: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC.ST.17,

làm từ đá cát hạt mịn máu xám, hình nấm, với phần đầu lớn loe rộng hơi cong lồi, được mài khá nhẵn, phần cán cầm hình trụ tròn, đã bị gãy Kích thước: đường kính đầu lớn 6,7cm, đường kính thân 3,8cm, cao (còn lại) 4,2cm

Dao: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC.ST.6, làm từ

đá basalt màu xám xanh, chỉ còn lại một phần lưỡi dao, có chu vi gần hình tam giác, tiết diện ngang thân hình chữ V lệch, đầu lưỡi có vết mài và vết

mẻ do sử dụng Kích thước: dài (còn lại) 9,2cm, rộng 14,0cm, dày 9,3cm

Hạt chuỗi: có 1 hiện vật, kí hiệu 19.GBC.ST.65,

làm từ đá mã não màu đỏ, hạt chuỗi dạng hình

Hình 8 Mảnh gốm mịn có dấu in khuôn

(Ảnh và bản vẽ: Nguyễn Văn Thủy)

Hình 9 Bàn nghiền Gò Ba Cảnh (sưu tầm)

(Ảnh: Nguyễn Văn Thủy)

0 5

Ngày đăng: 13/03/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w