1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thu hoạch công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam chi nhánh hải dương

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việt Nam- Chi nhánh Hải Dương, Công ty TNHH nấm Long Hải, Công ty TNHH MTVThương mại và Dịch vụ Khoa học Thái Dương, Công ty Cổ phần phát triểnAgritech, Nông trại WinEco Farm Hải Phòng,

lOMoARcPSD|38594337 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC PHẦN THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1 Sinh viên thực hiện Họ và tên: Phạm Tuấn Hùng Lớp: K66CNSHA Mã sinh viên: 6661989 HÀ NỘI – 2023 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN A MỞ ĐẦU _4 1 Đặt vấn đề 4 2 Mục đích, ý nghĩa 4 3 Yêu cầu 4 B NỘI DUNG THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 4 1 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương .4 2 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty TNHH nấm Long Hải - Quảng Ninh 7 3 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Khoa học Thái Dương - Quảng Ninh 10 4 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty cổ phần phát triển Agritech - Quảng Ninh 12 5 Tham quan, tìm hiểu tại nông trường công nghệ cao WinEco Farm - Hải Phòng .14 6 Tham quan, tìm hiểu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ thuộc Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm - Hà Nội 17 7 Tham quan, tìm hiểu tại EleFarm Vina, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông - Hà Nội: .19 C KẾT LUẬN 22 2 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, cô khoa Công nghệ Sinh học: thầy PGS.TS Nguyễn Văn Giang, cô TS Phạm Thị Dung, thầy TS Đinh Trường Sơn, cô TS Nguyễn Thị Lâm Hải đã sắp xếp thời gian đi cùng với lớp em và tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng em xuyên suốt chuyến Thực tập nghề nghiệp 1 lần này Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo và người đại diện của các quý công ty, đơn vị: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương, Công ty TNHH nấm Long Hải, Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Khoa học Thái Dương, Công ty Cổ phần phát triển Agritech, Nông trại WinEco Farm Hải Phòng, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển đậu đỗ, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được quan sát, học tập và trải nghiệm để tích luỹ thêm các kinh nghiệm quý báu giúp định hướng nghề nghiệp của chúng em sau này Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô chú cùng các anh chị đã bỏ công sức ra nhiệt tình hướng dẫn về kỹ thuật và chia sẻ các kỹ năng trong công việc với chúng em để hoàn thành bài báo cáo thu hoạch cuối chuyến thực tập này Trong quá trình thực tập, do kiến thức của em có hạn nên việc hoàn thiện bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để em rút kinh nghiệm làm báo cáo tốt hơn trong đợt thực tập tiếp theo Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phạm Tuấn Hùng 3 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 A MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Học phần Thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo của khoa Công nghệ Sinh học đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên Trong chuyến thực tập, sinh viên được trực tiếp quan sát, nghe chia sẻ từ ban lãnh đạo đến nhân viên làm các công việc khác nhau trong công ty Học phần này không những giúp sinh viên học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm của từng vị trí việc làm tương lai, mà còn giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ có lợi cho việc ứng tuyển vào các công ty Chính vì thế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khoa Công nghệ sinh học đã phối hợp tổ chức đợt Thực tập nghề nghiệp 1 để sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về công việc liên quan đến chuyên ngành của mình mai sau Kế hoạch Thực tập nghề nghiệp 1 của lớp K66CNSHA diễn ra trong 4 ngày, được chia làm 2 đợt: - Đợt 1 từ ngày 24 đến 26 tháng 8 năm 2023: Tham quan và tìm hiểu hoạt động tại các công ty: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương, Công ty TNHH nấm Long Hải, Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Khoa học Thái Dương, Công ty Cổ phẩn phát triển Agritech, Nông trại WinEco Farm Hải Phòng - Đợt 2 sáng ngày 29 tháng 8 năm 2023: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, EleFarm - Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông tại Hà Nội 2 Mục đích, ý nghĩa - Mục đích: Tạo điều kiện cho sinh viên thâm nhập thực tiễn và củng cố những kiến thức chuyên ngành đã được học ở đại học - Ý nghĩa: Phát triển các kỹ năng và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên 3 Yêu cầu - Nắm được quy trình kỹ thuật, giải quyết được các vấn đề chuyên môn trong quá trình thực tập - Cần có các kỹ năng, phẩm chất cần thiết trong công việc và cho bài báo cáo thu hoạch - Đề xuất, áp dụng tiến bộ trong CNSH vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công ty B NỘI DUNG THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương 1.1 Thông tin chung: - Năm hoạt động: 2010 - Số cán bộ: 30 4 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Số nhân viên: 70-80 người tuỳ thời điểm - Loại hình công ty: Công ty Cổ phần - Cơ cấu tổ chức: Ban Giám đốc; Phòng QA,QC (Quality Assurance, Quality Control – Đảm bảo, Quản lý chất lượng), Phòng Lab, Phòng Thu mua nguyên liệu, Phòng Kỹ thuật, Phòng Bán hàng, Phòng Cân - IT, Phòng Kế toán, Phòng Thành phẩm - Đối tượng kinh doanh: Thức ăn chăn nuôi (dành cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản) - Mục tiêu kinh doanh/ Tầm nhìn của công ty: Lấy tầm nhìn “Nhà bếp của Thế giới” làm mục tiêu kinh doanh để phát triển Hình 1.1: Nhà máy công ty và đoàn thực tập trong phòng họp cùng Phó giám đốc, trưởng phòng nhân sự Công ty Cổ phần CP 1.2 Thông tin chi tiết: - Tuyển dụng nhân sự: Công ty có tuyển nhiều vị trí khác nhau, như: + Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi: 100 người - 8 triệu đồng/tháng + Nhân viên thu mua: 2 người - 10 triệu đồng/tháng + Nhân viên kỹ thuật cơ khí: 1 người - 9.500.000 đồng/tháng + Kỹ sư dự án trung tâm: 2 người, 11- 13 triệu đồng/tháng - Thưởng, phụ cấp: Công ty có nhiều chế độ thưởng và phụ cấp hấp dẫn như: + Thưởng hiệu quả công việc: 200.000 - 300.000 đồng/tháng + Phụ cấp tiền ăn trả vào tài khoản: 600.000 đồng/tháng - Yêu cầu: Công ty có các yêu cầu khác nhau về từng vị trí tuyển dụng, cụ thể là: + Ứng viên tốt nghiệp trình độ đại học trở lên + Chăm chỉ, chịu khó, có thể làm thêm ngoài giờ, giao tiếp tốt - Quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào: Công ty có áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như: + Thiết bị lấy mẫu tự động (Auto sampling machine): Lấy mẫu tự động để đánh giá chất lượng nguyên liệu + Hệ thống chuyển mẫu tự động (Auto transfer system): Chuyển mẫu từ khu vực lấy mẫu về khu vực đánh giá 5 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 + Máy NIR (NIR machine): Đánh giá nhanh chất lượng của nguyên liệu + Thiết bị NIR online (NIR-online): Kiểm soát ngay tại khu vực đánh giá + Các hệ thống, phần mềm Smart, Smart Online: Kiểm soát, đánh giá kết quả + Máy quang phổ phát xạ nguyên tử/plasma ICP-AES/ICP-OES: Kiểm soát chỉ tiêu chuyên sâu về chất khoáng, kim loại nặng + Thiết bị HPLC/ Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-performance liquid chromatography): Kiểm soát các chỉ tiêu chuyên biệt về amino acid Hình 1.2a: Một số trang thiết bị hiện đại trong phòng Lab của công ty - Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi: Nhập nguyên liệu đầu vào → Vận chuyển cám bằng xe tải ra nhà máy → Nghiền, hấp, phối trộn, ép viên thức ăn → Đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đầu ra → Đóng gói và xuất xưởng - Quy trình đóng gói thành phẩm: + Các thông số kỹ thuật trong phòng điều khiển dây chuyền đóng gói: Luồng hơi nước (Steam flow), Áp suất (Pressure), Đường chạy viên thức ăn (Pellet line), Độ rung (Vibration) + Công nghệ sử dụng trong đóng gói: Robot - Trí tuệ nhân tạo AI → Tăng tính chính xác → Giảm tối đa sức người + Diện tích phòng điều khiển máy móc: 20 + Diện tích nhà máy, khu sản xuất, đóng gói: 10000 Hình 1.2b: Phòng điều khiển máy móc và dây chuyền đóng gói tại công ty CP - Thuận lợi, ưu điểm của công ty: + Môi trường, cảnh quan của công ty xanh, sạch đẹp + Quy trình kiểm soát và đánh giá chặt chẽ, nghiêm ngặt để cho ra sản phẩm tốt và có chất lượng đồng đều nhất + Công ty có sự đầu tư mạnh mẽ về trang thiết bị, máy móc hiện đại 6 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 + Ban lãnh đạo và nhân viên thân thiện, cùng hướng về mục tiêu phát triển chung - Khó khăn của công ty: Khu vực nhà máy của công ty còn phát ra nhiều tiếng ồn 1.3 Bài học kinh nghiệm, kỹ năng và đề xuất của em sau khi tham quan, tìm hiểu về công ty: - Kinh nghiệm, kỹ năng: + Sau khi tham quan công ty, em đã được tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra của thức ăn chăn nuôi + Hơn nữa, em thấy Robot đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền đóng gói và vận chuyển thức ăn vì nó làm việc nhanh có độ chính xác gần như tuyệt đối + Các kỹ năng em học được đó là: Kỹ năng tìm kiếm việc làm và định hướng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp với ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty - Đề xuất ứng dụng CNSH để công ty phát triển hơn: + Theo em, công ty nên bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột của vật nuôi vào thức ăn, như: trực khuẩn Lactobacillus, nấm men Saccharomyces để tăng cường hệ tiêu hoá vật nuôi cũng như tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn + Để giảm tiếng ồn phát ra từ nhà máy, công ty có thể trồng thêm nhiều cây xanh thân gỗ giúp tiêu âm xung quanh nhà máy + Ngoài ra, vì máy móc trong Công nghệ Sinh học không ngừng cải tiến nên công ty cũng cần có thêm những khoá đào tạo, tập huấn cho nhân viên sử dụng 2 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty TNHH nấm Long Hải - Quảng Ninh 2.1 Thông tin chung: - Năm hoạt động: 2003 - Giám đốc: Bác Phạm Quang Nhuệ - Loại hình công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn - Số nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất: 5-6 nhân viên - Cơ cấu tổ chức: Ban Giám đốc; Phòng Lab, Phòng khử trùng, Phòng tạo Ozone, Phòng tắm gió, Phòng giống gốc, Phòng ươm sợi, Phòng thúc/hãm mầm, Phòng nuôi quả thể - Các khu vực chuyên biệt: Khu nguyên liệu, Khu nuôi cấy giống nhiệt độ lạnh, Khu xử lý chất thải nguy hại 7 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Sản phẩm kinh doanh: nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm Trà Tân, nấm sò tím - Mục tiêu, tầm nhìn của công ty: Đưa nấm trở thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam với giá cả phải chăng nhất Hình 2.1: Giám đốc Phạm Quang Nhuệ cùng sản phẩm nấm kim châm của công ty 2.2 Thông tin chi tiết: - Tuyển dụng: Công ty chủ yếu tuyển các Nhà phân phối, Đại lý, Cộng tác viên để đưa sản phẩm nấm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và dễ dàng nhất Ngoài ra công ty có tuyển nhân viên tài chính, kế toán là nữ để đảm nhiệm các hoạt động thu chi - Quy trình kiểm tra nguyên liệu đầu vào: Công ty cử người đi thu thập và kiểm tra, đánh giá nguyên liệu ở Quảng Ninh và các tỉnh lân cận Hình 2.2a: Khu nguyên liệu của công ty nấm Việt Long Hải - Quy trình sản xuất nấm ăn: Công ty áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và Công nghệ Sinh học của Nhật Bản và bộ Khoa học & Công nghệ, gồm các bước: + Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào: Mùn cưa, cùi ngô, cám ngô, bột hạt lúa mạch được phối trộn theo tỷ lệ nhất định + Bước 2: Chuẩn bị giá thể và đậy nắp → Đưa vào lò hấp khử trùng giá thể → Chuyển ra máy cấy giống tự động → Cấy bào tử nấm mong 8 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 muốn nguồn gốc từ Nhật Bản vào giá thể → Đưa vào khay → Cho ra phòng giống gốc đã được vô trùng (nhiệt độ phòng không quá 15°C) + Bước 3: Chuyển tiếp đến máy cạo bề mặt để tích tụ chất dinh dưỡng → Đưa ra phòng ươm sợi nhiệt độ phòng từ 12-14°C và giảm dần xuống 4- 6°C sau 3-4 ngày → Lồng túi để cây nấm lên thẳng + Bước 4: Đưa vào phòng nuôi quả thể 7°C → Thu hoạch sau 25 ngày dưới điều kiện chiếu sáng, có khí → Hút chân không và đóng gói sản phẩm - Sản lượng: 600 tấn nấm các loại/năm - Nơi tiêu thụ: Hệ thống các siêu thị lớn, cửa hàng bán lẻ toàn quốc - Các công nghệ sử dụng trong sản xuất: + Hệ thống lọc nước + Hệ thống phun sương để điều hoà nhiệt độ và tạo độ ẩm + Hệ thống phun khí Ozone để tắm gió, khử trùng phòng thí nghiệm Hình 2.2b: Hệ thống các phòng ươm sợi và phòng nuôi quả thể tại công ty - Thuận lợi, ưu điểm của công ty: + Giám đốc và các chuyên viên của công ty có thâm niên 20 năm trong việc trồng và kinh doanh nấm + Là một trong những công ty đầu tiên ứng dụng thành tựu Công nghệ Sinh học của Nhật Bản vào nuôi trồng nấm + Công ty phân phối rất tốt các sản phẩm nấm của mình đến gần hơn với người dân dựa trên việc hợp tác với các siêu thị và các đại lý lớn trên toàn quốc + Giám đốc của công ty – bác Phạm Quang Nhuệ rất tích cực trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đến với người dân để nâng cao thu nhập và đẩy mạnh phát triển kinh tế - Khó khăn của công ty: + Công ty đã hoạt động lâu năm nên một số trang thiết bị của công ty bị đóng cặn hoặc bám bẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm + Do thiếu vốn đầu tư để mở rộng cơ sở nên sản lượng nấm của công ty chỉ đủ cung cấp cho thị trường Việt Nam chứ chưa đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài 9 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 2.3 Bài học kinh nghiệm, kỹ năng và đề xuất của em sau khi tham quan, tìm hiểu về công ty: - Kinh nghiệm, kỹ năng: + Sau khi tham quan và học tập tại công ty, em học hỏi được rất nhiều kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển của nấm qua lời kể của các bác đang làm nhân viên lâu năm trong công ty + Ngoài ra, em cũng hiểu hơn về ứng dụng Công nghệ sinh học vào trồng nấm qua chia sẻ từ bác giám đốc công ty + Những kỹ năng em thu được trong quá trình thực tập tại công ty: Kỹ năng tìm đầu ra cho sản phẩm, kỹ năng hội nhập với các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới - Đề xuất của em đối với công ty: + Theo em, công ty cần tăng cường kiểm tra và bảo dưỡng máy móc; lau chùi các trang thiết bị để chúng có thể hoạt động một cách tốt nhất + Em có một ý tưởng trong việc bảo quản sản phẩm nấm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đó là: Dùng kỹ thuật chiếu xạ thực phẩm từ tia gamma và chùm electron sau khi thu hoạch nấm giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hại, kéo dài thời gian bảo quản 3 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Khoa học Thái Dương - Quảng Ninh 3.1 Thông tin chung: - Năm hoạt động: 2016 - Giám đốc: Cô Trần Thị Doanh - Số nhân viên: Khoảng 20 người - Loại hình công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Hình thức kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể - Đối tượng kinh doanh: Các loại cây nông - lâm nghiệp như: keo, thông, bạch đàn, các loại hoa lan và một số loại rau - Năng suất: 3-5 triệu cây/năm 10 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Hình 3.1: Công ty TNHH MTV Khoa học Dịch vụ Thái Dương và Giám đốc – cô Trần Thị Doanh 3.2 Thông tin chi tiết: - Quy trình nuôi cấy mô tại công ty: + Bước 1: Chọn loại cây cây mẹ mong muốn (keo,bạch đàn,…) sạch bệnh và lấy từ cây mẹ một bộ phận có mô phân sinh (chồi, lá non) + Bước 2: Làm sạch và loại bỏ các tác nhân gây bệnh ở mô và chuẩn bị môi trường nuôi cấy, gồm: nước, chất dinh dưỡng, hormone để cây con phát triển + Bước 3: Đưa mô vào môi trường nuôi cấy đã chuẩn bị sẵn dưới điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp → Sau 2 tuần, phát triển thành mô sẹo + Bước 4: Mô sẹo hình thành nên cây con → Chuyển cây con ra ngoài môi trường tự nhiên (vườn ươm, nhà lưới) để cây con dần thích nghi + Bước 5: Sau một thời gian cây con phát triển tốt → Vận chuyển ra ngoài để kinh doanh Hình 3.2: Phòng ươm cây và các nhân viên nuôi cấy mô tròng phòng thí nghiệm của công ty - Thuận lợi, ưu điểm của công ty: + Chi phí nhân công rẻ và đạt hiệu quả cao + Giám đốc công ty – cô Trần Thị Doanh có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và cô cũng từng làm giám đốc tại công ty Nhà nước đã có thời gian tìm hiểu sâu hơn về quy trình nuôi cấy mô tại Trung Quốc 11 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Khó khăn của công ty: Một vài công đoạn như công đoạn vận chuyển cây con từ vòng trong ra vòng ngoài để hướng quang vẫn cần dùng sức người, chưa thể cơ giới và tự động hoá 3.3 Bài học kinh nghiệm, kỹ năng và đề xuất của em sau khi tham quan, tìm hiểu về công ty: - Kinh nghiệm, kỹ năng: + Trong quá trình thực tập tại công ty, em học được kinh nghiệm từ một hộ kinh doanh cá thể đó là giảm thiểu tối đa chi phí và lấy công làm lãi là chủ yếu + Bên cạnh đó, sau khi nghe chia sẻ từ các thầy cô và giám đốc, em đã hiểu hơn về quy trình nuôi cấy mô cây nông-lâm nghiệp tại công ty + Ngoài ra, em còn học được kỹ năng vận hành công ty và kỹ năng tìm kiếm nguồn khách hàng qua chia sẻ của giám đốc - Đề xuất của em đối với công ty: Theo em, công ty nên xúc tiến thương mại và đẩy mạnh hợp tác để trở thành một thương hiệu, nguồn cung cây giống nông-lâm nghiệp chủ lực trên toàn tỉnh và xa hơn là trên toàn quốc 4 Tham quan, tìm hiểu tại Công ty cổ phần phát triển Agritech - Quảng Ninh 4.1 Thông tin chung: - Năm hoạt động: 2014 - Giám đốc: Cô Vũ Nhật Dung - Loại hình công ty: Công ty Cổ phần - Các khu vực: Khu vực chuẩn bị, Phòng Pha chế môi trường, Phòng Nuôi cấy mô, Khu nhà lưới ươm cây - Đối tượng kinh doanh: Các giống lan như: lan hồ điệp, địa lan,… Hình 4.1: Phó giám đốc công ty Agritech chụp ảnh cùng đoàn thực tập 4.2 Thông tin chi tiết: - Quy trình nuôi cấy mô các giống lan tại công ty: 12 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 + Bước 1: Chuẩn bị lọ làm môi trường nuôi cấy → Rửa lọ bằng máy, tráng qua bằng Ozone để loại bỏ vi khuẩn → Đưa vào phòng tiệt trùng lọ bằng tia UV + Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nuôi cấy mô đưa vào lọ, gồm: Các chất hữu cơ như: khoai tây, chuối tiêu, nước dừa, táo, lê… Ngoài ra còn có nguyên tố đa lượng, vi lượng, chất điều hoà sinh trưởng, agar, đường kính, than hoạt tính rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây + Bước 3: Trộn các nguyên liệu kể trên bằng máy theo một tỷ lệ nhất định → Đưa vào máy rót môi trường để chia đều ra từng lọ → Đóng nút để hạn chế vi khuẩn → Xếp các lọ đã đóng nút vào khay → Đưa vào lò hấp tiệt trùng + Bước 4: Chuyển vào phòng cấy mô (đã được vô trùng) → Thực hiện thao tác vào mẫu + Bước 5: Đưa ra phòng nuôi cây để nhân nhanh, ra rễ và tạo thân dưới ánh đèn LED quang phổ tricolor (đỏ, hồng, xanh) Sau khoảng 2 tháng, thực hiện quá trình cấy chuyển từ môi trường này sang môi trường kia để làm mới chất dinh dưỡng trong cây + Bước 6: Chuyển cây từ trong phòng nuôi ra hệ thống nhà lưới ươm cây → Mở nắp bình để cây thích nghi với ánh sáng và nhiệt độ môi trường tự nhiên → Khi cây trưởng thành, cho ra giá thể chứa vụn dừa để tạo hoa - Một số máy móc, công nghệ hiện đại mà công ty áp dụng: Nồi ủ, hấp tiệt trùng; Máy rửa bình tự động; đèn LED quang phổ ánh sáng mặt trời dùng để trồng cây trong nhà, đèn chiếu tia UV để khử trùng - Các thông số kỹ thuật của nồi hấp tiệt trùng: + Nhiệt độ: 121°C + Áp suất: 1,2 atm + Thời gian ủ: 20 phút/lần + Số lượng bình: 300 Hình 4.2: Hệ thống các phòng lab cấy mô, phòng nuôi cây và nhà lưới của công ty 13 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Thuận lợi, ưu điểm của công ty: + Công ty áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cấy mô + Quy trình khử khuẩn và nấm của công ty rất nghiêm ngặt nên giảm thiểu tối đa lượng cây bị lây nhiễm + Các giống hoa lan thành phẩm của công ty rất được ưa chuộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao - Khó khăn của công ty: Công ty vẫn cần dùng sức người để chăm sóc cây ở giai đoạn nhà lưới chứ chưa thể tự động hoá 4.3 Bài học kinh nghiệm, kỹ năng và đề xuất của em sau khi tham quan, tìm hiểu về công ty: - Kinh nghiệm, kỹ năng: + Sau khi được quan sát và nghe chia sẻ từ bác phó Giám đốc công ty, em đã hiểu sâu hơn về quy trình nuôi cấy mô các giống lan áp dụng công nghệ hiện đại + Ngoài ra, em cũng có thêm bài học về quy trình chăm sóc cây cần chú ý hơn đến các điều kiện môi trường, thời tiết, dịch hại để tránh bị chết cây + Các kỹ năng em học được sau khi tham quan công ty: Kỹ năng xây dựng và bố trí các khu vực chuyên biệt cho một doanh nghiệp, kỹ năng phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng - Đề xuất của em sau chuyến thực tập tại công ty: Công ty nên đầu tư dây chuyền tưới nhỏ giọt kết hợp vận chuyển bình chứa cây tại khu vực nhà lưới để giảm nhânlực cũng như tăng tốc độ, độ đồng đều và tính chính xác khi tưới cây 5 Tham quan, tìm hiểu tại nông trường công nghệ cao WinEco Farm - Hải Phòng 5.1 Thông tin chung: - Năm hoạt động: 2016 - Giám đốc: Cô Nguyễn Thị Thuỷ - Tổng diện tích cơ sở: 217 ha - Số cán bộ nhân viên: 22 - Số công nhân: 150 - 180 tuỳ thời điểm - Cơ cấu tổ chức: Giám đốc nông trường; Đội sản xuất (trong nhà và ngoài trời), Đội hỗ trợ (cơ - điện); Đội kế hoạch (bộ phận kế toán, nhân sự); Phòng quản lý, đảm bảo chất lượng QC/QA; Bộ phận sơ chế; Thủ kho 14 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Các khu vực sản xuất: Khu sản xuất trong nhà - 30 ha, Khu sản xuất ngoài trời - 180 ha, Khu phụ trợ (bảo quản, sơ chế, đóng gói, kho chứa) - 7 ha - Sản phẩm của cơ sở: Các loại rau, củ, cây ăn quả như: cải, bắp cải, hành, tỏi, ớt chuông, cà chua, dưa chuột, dưa lưới,… - Nơi phân phối sản phẩm: Nông sản của trang trại tiêu thụ độc quyền tại các hệ thống siêu thị WinMart và WinMart + - Tầm nhìn/ Sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch vươn tầm thế giới, đem lại sức khoẻ cho mọi người Hình 5.1: Giám đốc nông trại WinEco Farm - cô Thuỷ và đoàn thực tập 5.2 Thông tin chi tiết: - Quy trình sản xuất và thu hoạch các loại nông sản tại WinEco Farm: Chuẩn bị giá thể → Gieo hạt → Tưới cây, chăm sóc, bón phân → Thu hoạch → Kiểm định chất lượng → Sơ chế, đóng gói → Bán ra thị trường - Các công nghệ hiện đại dùng trong sản xuất: + Hệ thống nhà lưới điều khiển theo khí hậu và thời tiết, gồm: Các cảm biến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm; Lưới cắt nắng, ngăn mưa nằm ở phía trên; Lưới ngăn bụi và côn trùng bao xung quanh; Hệ thống rèm cửa tự động, màng nilong chuyên dụng để tán xạ ánh sáng; Quạt thông gió Hình 5.2a: Hệ thống nhà lưới và lưới cắt nắng của WinEco Farm 15 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 + Hệ thống tưới, trộn phân bón tự động: Bể chứa nước tưới (dung tích 400 lít); Máy hiển thị EC-pH; Các dung dịch điều chỉnh độ pH; Máy trộn phân bón tự động phù hợp dinh dưỡng cho từng loại cây; Máy gieo hạt tự động; Phòng điều khiển lượng nước tưới và các thông số liên quan; Hệ thống tưới phun tự động theo công nghệ Israel + Toàn bộ các hệ thống, công nghệ, máy móc trong nhà lưới đều được quản lý, lưu trữ dữ liệu và vận hành bằng máy tính + Ngoài ra, nông trường còn có các máy bơm, hồ tích trữ nước mưa, máy hút côn trùng, bẫy dính côn trùng… phía khu vực sản xuất ngoài trời Hình 5.2b: Máy đo EC-pH; Bể chứa nước; Máy trộn phân bón và hệ thống tưới tự động theo công nghệ Israel tại nông trại WinEco Farm Hình 5.2c: Khu vực sản xuất ngoài trời của WinEco Farm - Thuận lợi, ưu điểm của cơ sở sản xuất: + WinEco Farm là một trong những đơn vị đi đầu ở Việt Nam sản xuất nông sản sạch với quy mô lớn, kiểm soát chặt chẽ về thuốc bảo vệ thực vật, đạt được nhiều tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, chứng nhận hữu cơ, … + Nông trường công nghệ cao có áp dụng công nghệ tiên tiến từ nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Israel,… 16 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 + Nơi đây luôn thuộc top đầu về sản lượng và chất lượng của các loại rau, củ, quả nên được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn - Khó khăn tại cơ sở: Theo những gì em được nghe chia sẻ từ cô Thuỷ - Giám đốc nông trại, em thấy tại khu vực sản xuất ngoài trời của nông trại vẫn cần dùng sức người chủ yếu để nhổ cỏ 5.3 Bài học kinh nghiệm, kỹ năng và đề xuất của em sau khi tham quan, tìm hiểu về cơ sở: - Kinh nghiệm, kỹ năng: + Sau khi được nghe những chia sẻ từ Giám đốc WinEco và từ các thầy cô, em rút ra nhiều bài học về kỹ năng làm việc mai sau như: Phải có đam mê với công việc mình làm, cần tìm hiểu trước về doanh nghiệp và các kiến thức thực tiễn đối với công việc tương lai để đáp ứng tiêu chí nhà tuyển dụng + Hơn nữa, em cũng có thêm nhiều thông tin hữu ích về các công nghệ, máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp mà cơ sở đang áp dụng + Kỹ năng em học được sau khi tham quan WinEco: kỹ năng xây dựng thương hiệu và tạo niềm tin đối với khách hàng; kỹ năng trải nghiệm, cọ xát với các điều kiện thực tế - Đề xuất của em đối với nông trại: + Trên thế giới hiện nay có một công nghệ diệt cỏ rất tân tiến, đó là robot của hãng ecoRobotix, Thụy Sĩ Robot này hoạt động bằng pin năng lượng Mặt Trời, do con người điều khiển và chúng có gắn các camera giúp nhận diện các loại cỏ ngoại lai để tiêu diệt Em thấy nông trại có thể xem xét đến phương án sử dụng robot có thay thế thuốc diệt cỏ bằng tay cơ học, để giảm thiểu tối đa nhân lực trong việc nhổ cỏ tại khu vực sản xuất ngoài trời + Về phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Integrated Pest Management) em thấy nông trại đã sử dụng các biện pháp cơ học là máy hút và bẫy dính côn trùng Em xin đề xuất thêm một vài biện pháp sinh học như: Sử dụng và bảo vệ các loài thiên địch (nhện, chim, ong,…) kết hợp với các chế phẩm vi sinh như nấm Metarhizium để tiêu diệt toàn bộ sâu bệnh gây hại cho cây 6 Tham quan, tìm hiểu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ thuộc Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm - Hà Nội 6.1 Thông tin chung: - Năm hoạt động: 1993 - Giám đốc trung tâm: Bác Nguyễn Xuân Thu 17 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Cơ cấu tổ chức của trung tâm: Ban Giám đốc; Bộ môn Nghiên cứu cây Lạc; Bộ môn Nghiên cứu cây Đậu tương; Bộ môn Nghiên cứu cây Đậu xanh, Bộ môn nghiên cứu Canh tác; Phòng Chuyển giao công nghệ & Sản xuất kinh doanh; Phòng Hành chính tổng hợp; Trạm thực nghiệm Bắc Giang - Chức năng của trung tâm: Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các cây họ Đậu và một số cây trồng khác - Sứ mệnh của trung tâm: Nghiên cứu chuyên sâu về cây họ Đậu; Sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân và thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực cây đậu đỗ Hình 6.1: Đoàn thực tập K66CNSHA chụp ảnh tại trung tâm và gửi quà tặng trung tâm đến Phó giám đốc – bác Nguyễn Ngọc Quất 6.2 Thông tin chi tiết: - Một số giống đậu đỗ mà công ty đã nghiên cứu và phát triển thành công: Các giống lạc (L14, L23, L26, L27); Các giống đậu tương (DT26, DT51); Các giống đậu xanh (DX11, DX14, DXVN70) 18 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Hình 6.2a: Hình ảnh và thông tin về hai giống đậu tương DT51 và đậu xanh DX11 tại trung tâm - Các quy trình kỹ thuật mới tại trung tâm: + Quy trình kỹ thuật che phủ nilon cho lạc + Quy trình sản xuất lạc vụ Thu – Đông trong nhà lưới ở các tỉnh phía Bắc - Quy trình sơ chế và bảo quản sau thu hoạch các giống cây họ đậu tại trung tâm: Quả của cây họ đậu được thu hái → Loại bỏ vỏ quả để lấy hạt → Cho lên máy sàng để lọc bụi bẩn và các hạt lép → Cho vào hệ thống sấy trên lưới dùng than đá để diệt sâu bệnh và vi sinh vật gây hại → Đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ lạnh trong kho chứa Hình 6.2b: Dây chuyền sơ chế quả, hạt đậu đỗ và các hệ thống sấy bằng than đá, máy sàng, máy sấy tại trung tâm - Thuận lợi, ưu điểm của trung tâm: + Ban Giám đốc và các cán bộ nhân viên tại trung tâm có kinh nghiệm 30 năm trong việc nghiên cứu và phát triển các giống cây đậu đỗ + Trung tâm nằm trong khuôn viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nên dễ dàng liên kết với các trung tâm khác như: Trung tâm nghiên cứu & Phát triển cây có củ, Trung tâm Chuyển giao công nghệ & Khuyến nông 6.3 Bài học kinh nghiệm, kỹ năng và đề xuất của em sau khi tham quan, tìm hiểu về trung tâm: - Kinh nghiệm, kỹ năng: + Trong quá trình thực tập và học hỏi tại trung tâm, em đã biết thêm được nhiều thông tin về các giống cây Đậu đỗ đã và đang được nghiên cứu, phát triển tại Việt Nam + Kỹ năng em học được sau khi tham quan trung tâm: Kỹ năng chuyển giao công nghệ đến gần hơn với người nông dân và kỹ năng hội nhập quốc tế 19 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Đề xuất của em sau khi tham quan trung tâm: Theo em, trung tâm có thể đẩy mạnh nghiên cứu và trồng thử nghiệm các giống cây đậu đỗ biến đổi gen (GMO- Genetically Modified Organism) để tăng năng suất và hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt đậu 7 Tham quan, tìm hiểu tại EleFarm Vina, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông - Hà Nội: 7.1 Thông tin chung: - Năm thành lập: 2004 - Giám đốc: Bác Phạm Văn Dân - EleFarm Vina là nông trường công nghệ cao nằm trong dự án viện trợ không hoàn lại của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm & Các vấn đề nông thôn ở Hàn Quốc: “Thành lập và vận hành nông trại thông minh theo kiểu nhà lưới Hàn Quốc tại Việt Nam” - Diện tích nhà lưới: 1,2 ha - Nhân công: 4-5 người tuỳ theo mùa vụ - Khu vực làm việc: Văn phòng, phòng phân loại, phòng trưng bày, phòng dụng cụ, phòng thiết bị - 0,2 ha - Khu vực sản xuất: Vườn ươm - 0,2 ha; Vườn trồng - 0,8 ha Hình 7.1: EleFarm Vina và đoàn thực tập chụp ảnh cùng anh An - chuyên viên của nông trại 7.2 Thông tin chi tiết: - Hệ thống các máy móc, thiết bị hiện đại trong khu trưng bày của EleFarm: Ống tưới nhỏ giọt, ống dinh dưỡng; Hệ thống ống lọc nước; Hệ thống châm phân; Van tưới tự động; Bảng điều khiển tự động, gồm: Số liệu trên máy đo EC- pH, nhiệt độ, độ ẩm trong giá thể; Vòi phun thuốc và tưới phun sương tự động; 20 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w