Qua đây tôi xin giới thiệu phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, phường 8, Hồ Chí Minh tôi đã tham quan, gặp gỡ và được trò chuyện cùng với các
lOMoARcPSD|38837747 HỌC VIÊN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG TIỂU LUẬN NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Băng Tâm MSSV: 212040008 Lớp: K06204-CTXH Giảng viên hướng dẫn: ThS Đoàn Khắc Hưng Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 ĐỀ TIỂU LUẬN 1 Phần lý thuyết Bằng lý luận và thực tiễn, anh chị hãy làm sáng tỏ tính chuyên nghiệp là gì, tính chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội là gì? 2 Vận dụng thực tiễn Bằng hiểu biết của anh chị: Trình bày và làm sáng tỏ các hoạt động của một cơ quan, tổ chức hoặc Trung tâm đang triển khai dịch vụ Công tác xã hội trong thực tế Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ quý thầy cô tại Học viện Cán Bộ Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Xây Dựn Đảng chuyên ngành Công tác xã hội đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt học kì vừa qua Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn - ThS Đoàn Khắc Hưng, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các bạn trong lớp K6-CTXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập Việc được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc giúp em có thêm hiểu biết, kiến thức thực tế trong tương lai Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian đi thực tế có hạn nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô Đó sẽ là hành trang quý giá để em có thể hoàn thiện mình sau này Em xin chân thành cảm ơn! Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU MỞ ĐẦU 1.Khái niệm công tác xã hội………………… ……………………… 2 2 Khái niệm nhân viên công tác xã hội………… ……… 2 B NỘI DUNG…………………………………………………… 2 1 Tính chuyên nghiệp……………………… ……………… 2 2 Tính chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội……………… … 3/4 3 Mô tả hoạt động của phòng Công tác xã hội tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương .4/5 3.1 Lịch sử hình thành Công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt Nam .5 3.2 Lịch sử hình thành phòng Công tác xã hội tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương 5 3.3 Chức năng của phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 6 3.4 Mục tiêu của phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện .…….… 6 3.5 Đối tượng phục vụ .…………… 6 3.6 Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh 7 3.6.1 Hướng dẫn, tư vấn đơn giản .7 3.6.2 Hoạt động hỗ trợ người bệnh của phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương .8 3.7 Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục sức khỏe 8/9 3.7.1 Thông tin và truyền thông………… ……………………… 9 3.7.2 Truyền thông giáo dục sức khỏe 9 3.7.3 Vận động tiếp nhận tài trợ 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 3.7.4 Đào tạo, bồi dưỡng 9/10 C KẾT LUẬN………… ………………………… 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 LỜI NÓI ĐẦU Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam Do vậy, nhận thức của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế Thứ nhất, nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc nhầm lẫn Công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của Công tác xã hội ở Việt Nam chưa được khẳng định Do vậy, để phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành Công tác xã hội Bởi vì, Công tác xã hội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành Công tác xã hội là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội Giá trị của Công tác xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng như các điều đạo đức của Công tác xã hội Qua đây tôi xin giới thiệu phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, phường 8, Hồ Chí Minh) tôi đã tham quan, gặp gỡ và được trò chuyện cùng với các nhân viên trong phòng công tác xã hội tại bệnh viện để có thể hiểu thêm về ngành Công tác xã hội Cùng với những kiến thức, kỹ năng đã được học của một nhân viên Công tác xã hội tương lai và những gì đã có sau khi được bước vào phòng Công tác xã hội tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương để em có thêm kiến thức chặc chẽ hoàn thành bài tiểu luận này 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 A.MỞ ĐẦU 1 Khái niệm công tác xã hội Công tác xã hội (Social Work) là một hoạt động mang tính chuyên môn được sử dụng để giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện những chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu ấy (Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ - NASW 1970) 2 Khái niệm nhân viên công tác xã hội Nhân viên công tác xã hội là người hoạt động chuyên nghiệp tại các cơ sở giáo dục nhà nước, tư nhân và phi chính phủ Họ tham gia làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giáo dục sức khỏe, giáo dục đặc biệt, phổ biến kiến thức pháp luật, kinh tế, truyền thông chính sách xã hội, môi trường và dân số và tham gia nghiên cứu và đào tạo nhân lực công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục Với kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập họ có thể hỗ trợ thân chủ giải quyết các vấn đề của thực tiễn Nhân viên công tác xã hội còn có thể cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi; trung tâm giáo dục cộng đồng, trường học, bệnh viện.Nhân viên công tác xã hội sẽ hỗ trợ, tham gia cùng người yếu thế, cộng đồng giải quyết các xung đột nhóm, mâu thuẫn các giá trị và trợ giúp phổ biến chính sách xã hội dựa trên cơ sở nâng cao năng lực tự chủ cho chính họ Hiện tại, nhu cầu nhân lực về công tác xã hội rất cao, Học sinh tốt nghiệp THPT có thể học ngành Công tác xã hội ở nhiều trường khác nhau trong cả nước trong đó có Trường Đại học Tân Trào, trường đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, luôn lắng nghe, chia sẻ và tạo những cơ hội học tập tốt nhất cho người học B NỘI DUNG 1 Tính chuyên nghiệp 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Theo từ điển Merriam-Webster, tính chuyên nghiệp được hiểu là các hành vi, mục tiêu, hoặc phẩm chất thể hiện nét đặc trưng của một người trong tổ chức Hiểu đơn giản hơn là sự chuyên tâm trong ngành nghề mình đang làm Khi có sự chuyên tâm và dốc toàn lực thì thường người ta sẽ rất giỏi trong phạm vi nghề đó Sự chuyên nghiệp thể hiện rõ ở các thuộc tính như: Kiến thức chuyên môn, năng lực hoàn thành công việc, các phẩm chất như sự trung thực, liêm khiết, khả năng chịu trách nhiệm, khả năng tự điều chỉnh và hình ảnh của bản thân 2 Tính chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội Vậy tính chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội đang là một sự thách thức Để có được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, vấn đề cơ bản là đào tạo có chất lượng và sử dụng hiệu quả Việc đào tạo chuyên ngành công tác xã hội phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra cho từng bậc đào tạo, mức độ thành thạo kỹ năng Thách thức về phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam được nhìn thấy ở nhiều mặt Về khuôn khổ pháp lý, tuy đã có có một số văn bản quản lý nhà nước ban hành nhưng chưa đủ, thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như xác định vai trò, vị trí của nhân viên công tác xã hội, việc làm của nhân viên công tác xã hội Thêm vào đó, hệ thống dịch vụ công tác xã hội chậm phát triển, trong số 21 nhóm dịch vụ công tác xã hội mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện thì ở Việt Nam qua khảo sát năm 2015, mới chỉ thực hiện được khoảng 1/3 đặc biệt là các dịch vụ mang tính chuyên môn và chuyên sâu như đánh giá mức độ tổn thương, đánh giá nguy cơ rủi ro, đánh giá sức khoẻ… Mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội tuy đã được hình thành nhưng hoạt động về cung cấp dịch vụ công tác mang tính chuyên môn và tính chuyên sâu còn hạn chế Ở các nước có nghề công tác xã hội được chuyên nghiệp hóa đều bao gồm các yếu tố: hệ thống pháp luật quy định về hành nghề, hệ thống giáo dục và đào tạo đạt chuẩn chuyên ngành, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và thang bảng lương, hiệp hội nghề (thường là hội nhân viên xã hội và hội 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 đào tạo công tác xã hội) Một số nước còn xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề công tác xã hội theo định hướng của Hiệp hội công tác xã hội thế giới Một người làm công tác xã hội chuyên nghiệp cần hội đủ các tiêu chí: chọn và làm công tác xã hội như một nghề chính thức, được đào tạo bài bản về công tác xã hội và có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, sống được bằng nghề này, thái độ làm việc chuyên nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Theo ông Trần Công Bình - cán bộ Unicef, phó chủ nhiệm CLB CTXH chuyên nghiệp TP.HCM: “CTXH tại Việt Nam chỉ đang hướng tới chuyên nghiệp do còn thiếu các điều kiện và nhân lực chuyên nghiệp” Vậy giải pháp nào để “lên” chuyên nghiệp? Trước tiên cần hoàn thiện khung pháp lý Song, cần truyền thông rộng rãi để cán bộ, viên chức, người dân hiểu đúng về CTXH và các dịch vụ công tác xã hội, vì nhiều người vẫn nhầm lẫn hoặc đồng nhất hoạt động từ thiện, nhân đạo, tình nguyện với công tác xã hội Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò và tâm thế của nhân viên xã hội đích thực, đồng thời phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công tác xã hội có chất lượng, nhất là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu bức thiết hiện nay như bảo vệ trẻ em, công tác xã hội học đường, trong bệnh viện, người khuyết tật, nạn nhân của xâm hại, bạo hành… Phát triển nghề công tác xã hội trong cộng đồng là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Do đó, để hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội thì việc phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ cộng tác viên là yêu cầu hết sức cần thiết và vô cùng cấp bách 3 Mô tả hoạt động của phòng Công tác xã hội tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Công tác xã hội tại bệnh viện có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa bệnh nhân với bệnh viện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương với mô hình Công tác xã hội có đội ngũ tình nguyện viên tham gia hoạt động hỗ trợ bệnh viện, cán bộ y tế trong phân loại, tư 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 vấn, giới thiệu dịch vụ, hỗ trợ chăm sóc người bệnh góp phần đáng kể giảm tải những khó khăn trong quá trình khám, điều trị Do sự quá tải ở bệnh viện, áp lực công việc nặng nề đối với người thầy thuốc, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình khám, chữa bệnh cho nhân dân, nếu có sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội hoặc cán bộ y tế được trang bị tốt kỹ năng công tác sẽ làm tăng sự hài lòng của người bệnh, khiến họ tuân thủ điều trị và chất lượng khám chữa bệnh sẽ được tăng lên Có thể nói rằng, nếu Công tác xã hội tốt thì góp phần nâng cao y đức của người thầy thuốc 3.1 Lịch sử hình thành Công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt Nam Nghề công tác xã hội ở Việt Nam có thể được coi là chính thức được công nhận từ năm 2010 sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 Công tác xã hội trong ngành y tế cũng đã được hình thành ngay sau đó khi mà Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT ngày 15/7/2011 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” Và gần đây nhất là Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 15/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định lấy ngày 25 tháng 03 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt Nam”, như vậy chúng ta có thể thấy, công tác xã hội trong bệnh viện ngày càng phát triển thực sự có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế 3.2 Lịch sử hình thành phòng Công tác xã hội tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Phòng Công tác xã hội bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành lập ngày 30/06/2017 Tính đến nay phòng Công tác xã hội đã trải qua 06 năm xây dựng và phát triển, phòng Công tác Xã hội đã dần chứng minh được vai trò của mình trong việc hỗ trợ người bệnh, nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 và tăng sự hài lòng người bệnh, là cầu nối gắn kết cộng đồng với những người bệnh khó khăn cần giúp đỡ Với sự ủng hộ, tạo điều kiện tối đa của Ban lãnh đạo bệnh viện, phòng Công tác Xã hội đã trở thành điểm tựa của người bệnh, để lại những dấu ấn đặc biệt trong lòng người bệnh và cả những Nhà hảo tâm 3.3 Chức năng của phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Chức năng: Phòng Công tác xã hội là cầu nối giữa thầy thuốc, người bệnh và người nhà người bệnh có chức năng cung cấp các dịch vụ về Công tác xã hội Thống nhất quản lý các hoạt động Công tác xã hội tại Bệnh viện Ngoài các chức năng chính như trên phòng Công tác xã hội Nguyễn Tri Phương còn thực hiện một số chức năng khác như: Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc Bệnh viện Giải quyết mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa thầy thuốc, hân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh có liên quan tới bệnh tật và quá trình khám, chữa bệnh trong bệnh viện Trợ giúp giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế trong quá trình tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh và các dịch vụ khác tại bệnh viện 3.4 Mục tiêu của phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh đương đầu với các vấn đề của cá nhân và xã hội liên quan đến bệnh tật của họ Giúp họ tiếp cận, áp dụng các dịch vụ chăm sóc y tế của bệnh viện một cách tốt nhất Tạo lập mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất giữa người bệnh với bệnh viện Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chăm sóc, điều trị, tăng sự hài 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 lòng của người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 3.5 Đối tượng phục vụ Tiếp nhận thân chủ trong công tác xã hội có thể do thân chủ có nhu cầu tự tìm đến gặp nhân viên CTXH hoặc do các phòng/khoa trong bệnh viện chuyển đến Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, công nhân viên trong bệnh viện 3.6 Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh; Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội; nghiên cứu và phát triển các hình thức hỗ trợ phương thức thanh toán, dịch vụ tiện ích trong khám bệnh, chữa bệnh; Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có) 3.6.1 Hướng dẫn, tư vấn đơn giản - Tại Khoa Khám bệnh: + Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về các dịch vụ của bệnh viện cho khoảng 300 lượt người bệnh /quý + Tư vấn về thủ tục giấy tờ, chế độ bảo hiểm cho người bệnh khoảng 80.000 lượt người bệnh /quý - Tại quầy tiếp đón khu vực cấp cứu: 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 + Tiếp nhận, khai thông tin bệnh nhân nhập cấp cứu trung bình khoảng 5.600 ca/quý + Đón tiếp, hướng dẫn người bệnh tới khám bệnh và chỉ dẫn thực hiện cận lâm sàng khoảng 1.410 lượt người bệnh /quý + Tìm và cung cấp thông tin bệnh nhân nằm viện khoảng 180 lượt /quý - Tại bộ phận thu phí, phát thuốc BHYT, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh: Hướng dẫn người bệnh khoảng 500 trường hợp /quý - Tại Cổng Cấp cứu và cổng số 5: Hỗ trợ khoảng 219.294 lượt người/ quý khai báo y tế trên máy và trên giấy, giữ trật tự, hướng dẫn người bệnh khai báo y tế trung thực, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc với người khác… 3.6.2 Hoạt động hỗ trợ người bệnh của phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Hiện tại phòng Công tác xã hội đang triển khai các dịch vụ cho mượn xe lăn miễn phí, phục vụ bệnh nhân đi khám bệnh Hỗ trợ người khuyết tật, người già, người bệnh đi lại khó khăn trong quá trình khám Phối hợp với đơn vị thiện nguyện Dĩa cơm trên tường hỗ trợ suất ăn miễn phí cho bệnh nhân và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn Triển khai hoạt động gian hàng Chia sẻ yêu thương, quyên góp đồ, quần áo cũ bán và góp tiền vào quỹ Hỗ trợ bệnh nhân khó khăn của bệnh viện Khảo sát hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn tại các khoa Hỗ trợ nhân viên y tế: Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị; Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị + Hỗ trợ chỉnh sửa hồ sơ khám bệnh, toa thuốc BHYT khoảng 140 ca / quý + Hỗ trợ người bệnh khuyết tật, người già, người bệnh đi lại khó khăn trong quá trình khám bệnh khoảng 15 ca / quý + Hỗ trợ cho mượn xe lăn khoảng 2.100 lượt/ quý + Hỗ trợ Photocopy khoảng 3.600 lượt /quý 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 + Duy trì số điện thoại hỗ trợ người bệnh, tiếp nhận hỗ trợ kịp thời, giải quyết các ý kiến đóng góp, phản ánh của người bệnh + Liên hệ trả giấy tờ nhặt được cho người bệnh (CMND, BHYT, sổ khám bệnh) khoảng 4 ca/ quý + Phối hợp với đơn vị thiện nguyện Dĩa cơm trên tường hỗ trợ tổng cộng khoảng 1.700 suất ăn miễn phí/quý cho bệnh nhân và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn + Gian hàng Chia sẻ yêu thương 3.7 Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục sức khoẻ Tăng cường mối quan hệ của bệnh viện với người dân và các cơ quan báo chí, với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;… Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; Giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo; Làm đầu mối tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, chương trình gây quỹ của Bệnh viện 3.7.1 Thông tin và truyền thông - Trang fanpage Phòng Công tác Xã hội bệnh viện Nguyễn Tri Phương + Tính đến ngày 08/01/2021 có 1118 lượt thích, 1166 lượt theo dõi + Thông tin về hoạt động của phòng trên trang + Tri ân tấm lòng vàng, nhà hảo tâm + Tương tác tin nhắn hỗ trợ giải đáp, tư vấn người bệnh + Chia sẻ, quảng bá, giới thiệu các dịch vụ của bệnh viện 3.7.2 Truyền thông giáo dục sức khỏe Xây dựng định hướng truyền thông – giáo dục sức khỏe triển khai về các khoa/phòng từng tháng Thiết kế tài liệu truyền thông, tờ rơi tháng theo nội dung truyền thông của các khoa Nhắc nhở các khoa cập nhật góc truyền 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 thông – giáo dục sức khỏe theo định hướng Kiểm tra các góc truyền thông tại các Khoa phòng định kỳ mỗi tháng Báo cáo hoạt động TT-GDSK hàng tháng về Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố 3.7.3Vận động tiếp nhận tài trợ Vận động hiến máu nhân đạo Tham gia thực hiện các chương trình an sinh xã hội Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động tài trợ gây quỹ, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn Kết nối, tạo điều kiện cho các cá nhân/nhóm/tổ chức thiện nguyện có nhu cầu được triển khai các hoạt động CTXH trong bệnh viện 3.7.4 Đào tạo, bồi dưỡng Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội; Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội C.KẾT LUẬN Hiện nay, rất nhiều Bệnh viện đã triển khai thành công hoạt động công tác xã hội trong Bệnh viện để giúp người bệnh giải quyết những nhu cầu cần thiết khi đến khám bệnh, điều trị tại Bệnh viện Đây là một bước tiến mới trong công tác chăm sóc và phục vụ nhằm hướng đến sự hài lòng người bệnh Thời khắc mọi người tề tựu, sum họp bên gia đình Điều đó luôn là mong mỏi của những bệnh nhân khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện chính vì vậy mà đội ngũ nhân viên Công tác xã hội cần phải có tính chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu hiện nay và tương lai Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng đã nhiều lần khẳng định vị trí, vai trò của ngành Công tác xã hội sau nhiều lần giúp đỡ, vận động để thân chủ được chi phí củng như sức khỏe mang tới hạnh phúc để hướng đến một cuôc sống tốt hơn Từ bài tiểu luận này mong rằng các sinh viên Học viện 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Cán Bộ nói chung và sinh viên ngành Công Tác Xã Hội nói riêng sẽ có thể hiểu thêm về Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022 2.Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022 3.Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022 4 Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022 5 TS.Lê Hải Thanh (2011), Công tác xã hội đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 6 TS.Lê Chí An, Công tác xã hội nhập môn, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh-Khoa học xã hội-Công tác xã hội-Đông Nam Á học 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)