1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dư luận xã hộicác lý thuyết về dư luận xã hội

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dư Luận Xã Hội Các Lý Thuyết Về Dư Luận Xã Hội
Tác giả Nguyễn Khoa An, Hà Ngọc Bích, Nguyễn Đàm Phương Linh, Phạm Ngọc Mai, Lưu Cao Minh
Người hướng dẫn TS. Mai Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 306,39 KB

Nội dung

Trước thời kỳ thuật ngữ dư luận xã hội xuất hiện, những quan điểm về dư luận xã hội được tìm hiểu qua quan điểm của các nhà khoa học về vị thế của người dân:” Con người được đề cao do vậ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ

DƯ LUẬN XÃ HỘI

NHÓM 7: DƯ LUẬN XÃ HỘI CÁC LÝ THUYẾT VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

Hà Nội – 11/ 2023

Trang 2

M Ụ C L Ụ C

LỜI CẢM ƠN 3

I Thời kỳ trước những năm 30 của thế kỷ XIX 4

1.1 Quan điểm của He -ghen 4

1.2 Quan điểm của Rút – xô 5

1.3 Quan điểm của Mác, Ăng – ghen 5

II Từ những năm 30 của thế kỷ XIX đến 1992 6

2.1 Sự phát triển của các cuộc trưng cầu ý kiến 6

2.2 Quan điểm của cá nhà xã hội học cổ đại 7

III Từ năm 1992 đến trước thế chiến thứ 2 7

3.1 Quan điểm của F Tonnies 8

3.2 Quan điểm của W Lippmann 8

IV Từ chiến tranh thế giới T2 đến nay 9

4.1 Những nghiên cứu của trường phái Yale 9

4.2 Các quan điểm của các nhà khoa học Đức 9

4.3 Quan điểm của Luhmann (Lý thuyết kiến tạo xã hội) 10

4.4 Quan điểm của Noelle-Neumann (Lý thuyết “Vòng xoáy im lặng”) 11

V Một số quan điểm phương Đông và Việt Nam 12

5.1 Một số quan điểm thời Trung Quốc cổ đại 12

5.2 Quan điểm của Hồ Chủ Tịch 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

L I C M N Ờ Ả Ơ

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã đưa bộ môn Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội vào chương trình giảng dạy để chúng em có cơ hội tiếp thu kiến thức quý giá Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Mai Linh đã truyền đạt cho chúng em kiến thức bằng cả tất cả tâm huyết Thời gian học bộ môn của thầy là khoảng thời gian tuyệt vời vì chúng em không chỉ được học lý thuyết mà còn nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế hữu ích Đây sẽ là hành trang để chúng em có thể vững bước trên con đường đã lựa chọn ban đầu Bộ môn Xã hội học truyền thông đại chúng không chỉ bổ ích mà còn có tính thực tế cao Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp

ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

I Th i kỳ tr ờ ướ c nh ng năm 30 c a th k XIX ữ ủ ế ỷ

Những năm 30 của thế kỷ XIX được coi là thời điểm ra đời của khoa học xã hội học Thời điểm này xã hội học chưa định hình, tâm lý học cũng mới phát triển, các thể chế dân chủ mới định hình vì vậy cũng không nhiều nghiên cứu chuyên sâu

về dư luận xã hội

Jean- Jacques Rousseau (1712 – 1779) là người sáng lập và phổ biến thuật ngữ

dư luận với tác phẩm L’opinion publique vào năm 1774 (hình ảnh tác phẩm) Trước thời kỳ thuật ngữ dư luận xã hội xuất hiện, những quan điểm về dư luận xã hội được tìm hiểu qua quan điểm của các nhà khoa học về vị thế của người dân:” Con người được đề cao do vậy ý kiến của người dân được coi trọng, do đó vai trò của dư luận xã hội được đề cao Ngược lại, vị thế người dân thấp kém, bị khinh rẻ, thì ý kiến của họ sẽ bị bỏ qua, tức là dư luận xã hội bị xem nhẹ”

Quan điểm của Aristotle, Thomas d' Aquin, Marciglio: ta thấy rằng khái niệm

về dư luận xã hội không được đề cập một cách trực tiếp trong quan điểm của các tác giả cổ đại

+ Trong triết học phương Đông thì khái niệm dư luận xã hội cũng chưa được hình thành rõ ràng, tuy nhiên có thể đánh giá những quan điểm về dư luận xã hội thông qua quân điểm về vai trò của người dân trong đời sống chính trị - xã hội

+ Thời kỳ trung đại, Theo W Tempee dư luận xã hội là một trong những nguồn sức mạnh của quyền lực chính trị

+ Vào thế kỷ 17, Daniel Defoe đã lập một mạng lưới cộng tác viên để tiến hành thu thập “dư luận xã hội”

1.1 Quan đi m c a He -ghen ể ủ

- Là người đề xuất quan điểm lý thuyết đầy đủ về dư luận xã hội

- Ông phản đối những quan điểm cho rằng dường như nhân dân lãnh đạo xã hội thông qua dư luận xã hội, phủ nhận vai trò tích cực của dư luận xã hội trong xã hội

- Bản chất của dư luận xã hội là mâu thuẫn, nó thể hiện ở mặt dư luận xã hội phản ánh chân lý, cái cốt tủy, cái chung cho mọi người Mặt khác nó mang tính chủ quan, đặc thù

Trang 5

=>Không thể dùng dư luận xã hội để điều hành quốc gia Tuy nhiên, He-ghen cũng thừa nhận rằng dư luận xã hội là cơ hội để công chúng phát biểu của mình về những vấn đề chung của quốc gia

- Dư luận xã hội bao gồm các nguyên tắc công bằng, nội dung xác thực và kết quả của toàn bộ thể chế Nhà nước, luật pháp và nói chung của toàn bộ tình trạng công việc ở dạng suy nghĩ lành mạnh của con người

1.2 Quan đi m c a Rút – xô ể ủ

- Ủng hộ một cách nhiệt thành vai trò của DLXH

- Ông là người bảo vệ cho lý tưởng nhà nước dân chủ, ông cho rằng trách nhiệm của nhà nước dân chủ là phản ánh đầy đủ dư luận xã hội

- Năm 1762, trong tác phẩm "Khế ước xã hội", ông xây dựng khái niệm chủ quyền của nhân dân

- Theo ông, mọi vấn đề của Chính Phủ đều phải được đưa ra cho người dân xem xét và bỏ phiếu Việc bỏ phiếu được thực hiện theo nguyên tắc địa lý và dân số (hình ảnh địa lý và dân số), lấy biểu tượng nào đó thôi

- Ông cho rằng cần tổ chức thường xuyên hội nghị nhân dân và trong đó luôn phải đặt ra hai vấn đề:

+ Việc duy trì hình thức chính quyền đang tồn tại liệu có lợi cho nhân dân hay không?

+Chính quyền và nhà nước còn nằm trong tay những người đang cầm quyền không hay nhà nước có thực quyền hay không?

=> Quan điểm của Rút-xô đề cao vai trò tích cực của dư luận xã hội trong đời sống chính trị xã hội Nhiều quan điểm của ông vẫn còn ảnh hưởng tới quan điểm chính trị hiện đại

1.3 Quan đi m c a Mác, Ăng – ghen ể ủ

- Marx nhiều lần gọi “dư luận xã hội” là dư luận của nhân dân

- Cho rằng “Các đại biểu thường xuyên kêu gọi sự ủng hộ của dư luận nhân dân, sẽ mang lại cho nhân dân quyền phát ngôn ý kiến thực sự của mình”

Trang 6

- Theo quan điểm Mác, dư luận xã hội luôn đóng vai trò là phương tiện và yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như hành vi của con người

- Dư luận xã hội là “kết quả của sự biến đổi ý thức xã hội thành sức mạnh xã hội… thông qua các luật lệ chung”

- Theo Engels “Trong xã hội nguyên thuỷ không có sức ép xã hội đối với cá nhân ngoài dư luận xã hội”

- Những luận điểm chính của tiếp cận Mác về dư luận xã hội như sau:

+ Dư luận xã hội là một dạng đặc trưng của ý thức xã hội

+ Dư luận xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, do đó nó bị chi phối bởi những đặc điểm và tính chất của hạ tầng cơ sở trong xã hội đó Thế nhưng, nó cũng có thể là động lực tạo ra những chuyển biến của xã hội

+ Sức mạnh vật chất của dư luận xã hội xuất phát từ vai trò quyết định của các tầng lớp quần chúng nhân dân trong lịch sử Vì vậy, nếu như tiếng nói của người dân được tăng cường thì sức mạnh và hiệu lực của dư luận xã hội cũng được cùng cổ + Dư luận xã hội có tính giai cấp Nó có những chức năng nhất định trong đời sống

xã hội Nhưng nó bảo vệ cho những lợi ích của chủ thể

II T nh ng năm 30 c a th k XIX đ n 1992 ừ ữ ủ ế ỷ ế

2.1 S phát tri n c a các cu c tr ng c u ý ki n ự ể ủ ộ ư ầ ế

- Đây chính là thời kỳ gần với sự ra đời của xã hội học

- Nghiên cứu thực nghiệm mang tính khoa học đầu tiên về dư luận xã hội bắt đầu vào năm 1824 Năm 1883, tờ Boston Globe đã tiến hành trưng cầu ý kiến để thử dự đoán kết quả bỏ phiếu

- Sau này việc trưng cầu đã được mở rộng hơn, các tờ báo từ đầu thế kỷ 20 đã tiến hành trưng cầu ý kiến về nhiều vấn đề khác nhau như thái độ của người dân đối với vấn đề xã hội này sinh hay đối với chính phủ

- Năm 1910, N Weber chính thức đặt ra chương trình nghiên cứu chính thức xã hội học trong đó có khía cạnh nghiên cứu đặc điểm của dư luận xã hội hay thái độ đối với thông tin

Trang 7

- Vào đầu thế kỷ 20, là thời kỳ bùng phát của các nghiên cứu thực nghiệm, có rất nhiều cuộc trưng cầu ý kiến do tổ chức và cá nhân tiến hành về những chủ đề hết sức khác nhau

Ví dụ:Ngày 2 tháng 6 năm 1946, một cuộc trưng cầu ý dân về chế độ chính trị của

Ý được tổ chức Kết quả trưng cầu ý dân cho thấy đa số cử tri ủng hộ thành lập một nền cộng hòa, phế bỏ chế độ quân chủ; nước Cộng hòa Ý được sáng lập

2.2 Quan đi m c a cá nhà xã h i h c c đ i ể ủ ộ ọ ổ ạ

- Dư luận xã hội là tổng hợp các quan điểm, thái độ và niềm tin của cá nhân về một chủ đề cụ thể, được thể hiện bởi một cộng đồng Một số coi dư luận xã hội như một tổng hợp các quan điểm của tất cả hoặc một bộ phận xã 123 hội nhất định; những người khác coi nó như một tập hợp của nhiều quan điểm khác nhau hoặc đối lập

Ví dụ: + Trong số đầu tiên của Tạp chí The Public Opinion Quartely (năm 1937), Floyd H Allport (1890 -1979) định nghĩa dư luận như sau: “Dư luận xã hội có nghĩa hàm ý tới tình huống có nhiều cá nhân mà trong đó các cá nhân bộc lộ bản thân họ, hay có thể được yêu cầu bày tỏ ý kiến của họ - như tán thành, ủng hộ một

số điều kiện, một số người xác định nào đó, hay một đề xuất quan trọng phổ biến, tương xứng với số lượng, cường độ và sự kiên trì, khiến cho hành động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng liên quan có thể xảy ra”

+ Valdimer Orlando Key (1908-1963) cho rằng: “Dư luận xã hội là những

ý kiến được nắm giữ bởi những con người cá nhân, điều mà các chính phủ tìm thấy

và cần sự lưu ý thận trọng, khôn ngoan”

+ Ở Việt Nam, Các học giả, nhà tư tưởng thời điểm này chỉ nói đến những khái niệm, thuật ngữ tương tự như “lòng dân”, “ý dân”, “dân là gốc” Chẳng hạn, trong sách Thượng Thư có viết: “dân vi bang bản”; Mạnh Tử nói: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dịch giả Lương Khắc Hiếu, 2014)

III T năm 1992 đ n tr ừ ế ướ c th chi n th 2 ế ế ứ

Năm 1992 được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời của xã hội học về dư luận

xã hội như một chuyên ngành độc lập, đánh dấu bằng hai tác phẩm “Phê phán Dư luận xã hội” ( Krititik de offentlichen mainung) của Ferdinand Tonnies và tác phẩm

“Dư luận xã hội” của nhà báo và nhà xã hội học Mỹ Walter Lippman

Trang 8

3.1 Quan đi m c a F Tonnies ể ủ

Dlxh là ý kiến được xác định bởi bản chất đồng thuận của nó Tonnies chia DLXH thành 3 dạng: rắn chắc, lỏng, khí:

+ Dạng dư luận xã hội rắn chắc là sự nhận thức phổ biến và không thể đảo ngược của công chúng Được đặc trưng bởi các giá trị và các nguyên tắc rộng lớn, hơn là những sự kiện đang xảy ra Những ví dụ về dạng dư luận xã hội có thể tìm thấy trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội

Ví dụ: Tuân thủ với truyền thống và phong tục: Dư luận xã hội rắn chắc có thể thể hiện sự tuân thủ đối với truyền thống và phong tục Các hành vi và quan điểm truyền thống được coi là chấp nhận và không nên bị thay đổi một cách đột ngột + Dạng dư luận xã hội lỏng cũng là những ý kiến thống nhất xung quanh chủ đề nào đó, nhưng cường độ của ý kiến không mạnh bằng những ý kiến trong luồng dư luận xã hội “rắn chắc”

Ví dụ: Sự chấp nhận đa nền văn hóa: Cộng đồng có thể đánh giá cao sự đa nền văn hóa, và dư luận xã hội lỏng có thể thể hiện sự chấp nhận và tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng

+ Dạng dư luận xã hội khí là dạng DLXH không một không gian và thời gian cụ thể Nó lan tỏa giống như là sương mù Nó dễ biến đổi và gắn với những hành động cụ thể của cá nhân hay chính phủ Dạng dư luận xã hội này rất dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin được truyền tải hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng Ông cho rằng dư luận xã hội khác với tập tục và tôn giáo là sản phẩm của cộng đồng thì dư luận xã hội là sản phẩm của xã hội

Ví dụ: Mạng xã hội và các nền tảng truyền thông xã hội cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để lan truyền và tác động đến dư luận xã hội khí Những ý kiến và thông điệp có thể nhanh chóng lan truyền và tạo nên sự biến đổi nhanh chóng trong quan điểm của cộng đồng

3.2 Quan đi m c a W Lippmann ể ủ

Ông đề cập đến nhiều vấn đề như: cơ chế sàng lọc mang tính định hướng của các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm mục đích tạo ra DLXH phù hợp với quan điểm truyền thông Ông cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của Hê ghen về vai trò của DLXH

Trang 9

Bên cạnh hai nghiên cứu kinh điển này, một số tác giả khác cũng đã đề

cập nghiên cứu những vấn đề cơ bản của DLXH Thí dụ, Wilson (1937) đã

phân tích về cách tiếp cận lý thuyết đối với DLXH trong đó ông đề cập đến

vai trò của DLXH như một yếu tố không thể thiếu của xã hội dân chủ Bên

cạnh đó ông cũng đề cập đến vấn đề bản chất của DLXH, chủ thể của

DLXH…(đoạn này hình ảnh của ông wilson thôi)

IV T chi n tranh th gi i T2 đ n nay ừ ế ế ớ ế

4.1 Nh ng nghiên c u c a tr ữ ứ ủ ườ ng phái Yale

Trường phái Yale và khuynh hướng tâm lý học xã hội nhấn mạnh đến các yếu

tố trung gian Thí dụ, những nghiên cứu của Hovland và Weiss năm 1951 đã tập trung vào ảnh hưởng của yếu tố uy tín của nguồn tin đến sự thay đổi của quan điểm Kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động ngắn hạn nhưng không bền vững theo thời gian Thí nghiệm này đã đo sự tác động của những nguồn tin có uy tín cao cũng như từ nguồn ít có uy tín hơn

Năm 1953, Hovland và nhóm của ông cũng tiến hành nghiên cứu tác động của truyền thông 2 phía (two-sided) và truyền thông 1 phía (one-sided) theo đó truyền thông 2 phía có hiệu quả thuyết phục cao hơn ở nhóm có trình độ học vấn cao

4.2 Các quan đi m c a các nhà khoa h c Đ c ể ủ ọ ứ

* Quan điểm của J.habermas (Lý thuyết phê phán kép)

Lý thuyết Phê phán kép quan tâm nghiên cứu hành động giao tiếp và lĩnh vực công, vừa phê phán xã hội vừa phê phán khoa học Theo Habermas, dư luận xã hội

là kết quả của hành động giao tiếp trong lĩnh vực công Nhưng dư luận xã hội, ngoài chức năng chia sẻ thông tin, tình cảm để các cá nhân hiểu biết lẫn nhau, còn

có chức năng phê phán kép: vừa phê phán những điều xấu trong xã hội vừa tự phê phán các ý kiến, cách nhận thức, cách đánh giá Điều quan trọng trong cách tiếp cận lý thuyết của Habermas về dư luận xã hội là quan điểm cho rằng: sự hình thành

dư luận xã hội phụ thuộc vào việc các cá nhân có được bày tỏ ý kiến hay không Điều này liên quan trực tiếp đến các quy tắc của “tình huống phát biểu lý tưởng” (Nguyễn Quý Thanh, 2006, tr.88) bao gồm:

- Người nào có năng lực, kiến thức để nói và hành động thì đều được phép tham gia thảo luận;

- Mọi người đều được phép nhận xét về mọi vấn đề;

Trang 10

- Mọi người đều được phép đưa ra các ý kiến vào thảo luận;

- Mọi người đều được phép bày tỏ thái độ, nhu cầu, mong muốn của mình

- Không ai bị ngăn cản trong việc thực hiện các quyền bày tỏ ý kiến

Như vậy, các quy tắc vừa nêu đều thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng quyền bày

tỏ ý kiến, tự do ngôn luận của mọi người Do vậy, nếu áp dụng lý thuyết của Habermas vào nghiên cứu dư luận xã hội ở Việt Nam thì cần chú ý đến các quy tắc hay quy định về quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ ý kiến của mọi người Cần nghiên cứu xem có quy định nào cản trở việc thực hiện quyền này không, có quy định nào giới hạn phạm vi ý kiến của mọi người hay không Cũng cần phải tính đến các năng lực thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân trên thực tế chứ không chỉ xem xét trên văn bản, giấy tờ, “hình thức”

Ví dụ: Giả sử chúng ta muốn phê phán về tình trạng giáo dục đương đại Lý thuyết phê phán kép có thể được áp dụng như sau: Góc độ Xã hội-Quyền lực: Chúng ta có thể đánh giá hệ thống giáo dục từ góc độ xã hội và quyền lực Có thể nghiên cứu cách giáo dục có thể ảnh hưởng đến việc duy trì hay chấm dứt các bất bình đẳng xã hội, cũng như cách nó có thể phản ánh hay thách thức quyền lực hiện

có trong xã hội Lý thuyết phê phán kép đề xuất rằng chúng ta cần xem xét cách giáo dục tương tác với và phản ánh các giá trị và văn hóa đa dạng trong xã hội, cũng như cách nó có thể tạo ra hay giảm thiểu sự đa dạng trong quá trình giáo dục

4.3 Quan đi m c a Luhmann (Lý thuy t ki n t o xã h i) ể ủ ế ế ạ ộ

Nguồn gốc lý thuyết này là thuyết Hệ thống như là sự khác biệt và thuyết Hiện thực nhân đôi của Luhmann Theo cách tiếp cận này, dư luận xã hội là một cách tạo

ra một hiện thực khác với hiện thực tự nó và bằng cách đó, con người hay xã hội kiến tạo xã hội, kiến tạo hiện thực theo cách mà con người nhìn nhận, đánh giá, mong muốn Nói cách khác, dư luận xã hội không đơn giản phản ánh hiện thực xã hội mà nó còn nhân đôi, lặp lại hiện thực đồng thời tạo ra hiện thực khác với hiện thực tự nó và làm thay đổi, biến đổi, xây dựng, kiến tạo hiện thực tự nó theo mô hình của hiện thực mới do dư luận xã hội tạo ra Điều này chứng tỏ rằng dư luận xã hội không đơn giản sao chép hiện thực mà góp phần làm thay đổi hiện thực, cụ thể trong trường hợp ở đây là thay đổi xã hội theo cách nhìn nhận, đánh giá và mong muốn cũng như khả năng của chủ thể dư luận xã hội Điều này giải thích tại sao khi một ý kiến dù là sai lệch nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ có nguy cơ trở

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w