1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luậnhọc Phần Quản Lý Điểm Đến Du Lịch Đề Tài Các Yếu Tố Kéo Ảnh Hưởng Đến Điểm Đến Dulịch Đà Nẵng.pdf

43 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Kéo Ảnh Hưởng Đến Điểm Đến Du Lịch Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thế Tài, Mông Thị Tâm, Lại Thị Thảo, Nguyễn Thị Hồng Thắm, Hoàng Thị Thuỷ, Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, Nguyễn Thị Thuý, Trần Thị Thuý, Đặng Hoài Thương, Nguyễn Thị Thương
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thu Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Lý Điểm Đến Du Lịch
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 458,14 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ KÉO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH (6)
    • 1.1. Điểm đến du lịch (6)
      • 1.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm của điểm đến du lịch (7)
      • 1.1.3. Phân loại điểm đến du lịch (8)
    • 1.2. Nội dung các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm đến du lịch (9)
      • 1.2.1. Vị trí địa lý và khả năng 琀椀ếp cận thị trường (0)
      • 1.2.2. Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch (9)
      • 1.2.3. Yếu tố văn hóa của điểm đến du lịch (9)
      • 1.2.4. Sự sẵn sàng của các dịch vụ du lịch (10)
      • 1.2.5. Giá cả dịch vụ (10)
      • 1.2.6. Hòa bình, ổn định và an toàn (10)
      • 1.2.7. Hình ảnh điểm đến du lịch (10)
      • 1.2.8. Chính sách du lịch chuyên nghiệp (11)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ KÉO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG (11)
    • 2.1. Giới thiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng (11)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (12)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (12)
      • 2.1.3. Tài nguyên du lịch (13)
      • 2.1.4. Kết quả hoạt động du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây (13)
    • 2.2. Phân 琀ch thực trạng của các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm đến du lịch Đà Nẵng (0)
      • 2.2.1. Vị trí địa lý và khả năng 琀椀ếp cận thị trường (0)
      • 2.2.2. Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch (16)
      • 2.2.3. Yếu tố văn hóa của điểm đến du lịch (17)
      • 2.2.4. Sự sẵn sàng của các dịch vụ du lịch (19)
      • 2.2.5. Giá cả dịch vụ (23)
      • 2.2.6. Hoà bình, ổn định và an toàn (27)
      • 2.2.7. Hình ảnh điểm đến du lịch (27)
      • 2.2.8. Chính sách du lịch chuyên nghiệp (29)
    • 2.3. Đánh giá chung thực trạng các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm đến du lịch Đà Nẵng (31)
      • 2.3.1. Ưu điểm (31)
      • 2.3.2. Nhược điểm (33)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ KÉO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG (35)
    • 3.1. Vị trí địa lý và khả năng 琀椀ếp cận thị trường tại điểm đến du lịch Đà Nẵng (0)
    • 3.2. Nâng cao sự hấp dẫn của điểm đến du lịch Đà Nẵng (36)
    • 3.3. Phát triển yếu tố văn hóa của điểm đến du lịch Đà Nẵng (36)
    • 3.4. Giải pháp cải thiện sự sẵn sàng của điểm đến du lịch Đà Nẵng (37)
    • 3.5. Giá cả dịch vụ tại điểm đến du lịch Đà Nẵng (37)
    • 3.6. Hòa bình, ổn định, an toàn cho du lịch Đà Nẵng (38)
    • 3.7. Nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch Đà Nẵng (38)
    • 3.8. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch (39)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ KÉO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Điểm đến du lịch

1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch

Khi nói đến hoạt động du lịch tức là nói đến hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu theo những mục đích khác nhau. Địa điểm mà khách du lịch lựa chọn trong chuyến đi có thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia, thậm chí là châu lục Trong các tài liệu khoa học về du lịch, các địa điểm này được gọi chung là điểm (nơi) đến du lịch (tour destination).

Trên phương diện địa lý, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó Với quan niệm này, điểm đến du lịch vẫn chưa định rõ còn mang tính chung chung, nó chỉ xác định vị trí địa lý phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch, chưa xác định được các yếu tố nào tạo nên điểm đến du lịch.

Xem xét trong mối quan hệ kinh tế du lịch, điểm đến du lịch được hiểu là yếu tố cung du lịch Sở dĩ như vậy là do chức năng của điểm đến chính là thõa mãn nhu cầu mang tính tổng hợp của khách du lịch Suy cho cùng, điểm đến du lịch là yếu tố hấp dẫn du khách, thúc đẩy sự thăm viếng và từ đó làm tăng sức sống cho toàn bộ hệ thống du lịch Cho nên xét trên nhiều phương diện, điểm đến du lịch là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống du lịch Theo tiến sĩ Vũ Đức Minh điểm đến du lịch là nơi xuất hiện các yếu tố du lịch quan trọng và gây ấn tượng nhất; là nơi tồn tại ngành du lịch đón khách và cũng là nơi du khách có thể tìm được tất cả các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho chuyến viếng thăm của mình.

Từ góc độ cung du lịch, điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách Theo giáo trình tổng quan về du lịch của tiến sĩ Vũ Đức Minh, hầu hết các điểm đến du lịch bao gồm một hạt nhân cùng với các yếu tố cấu thành như sau:

- Các điểm hấp dẫn du lịch (attractions)

- Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến – access)

- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ (amenities)

- Các hoạt động bổ sung (activities) Đến đây, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng hơn về điểm đến du lịch ở các yếu tố cấu thành của nó Như vậy, để trở thành một điểm đến du lịch cần phải có sự hiện hữu đồng thời của các yếu tố này, nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì chưa phải là một điểm đến du lịch Một điểm đến có hấp dẫn và khai thác tốt cho hoạt động du lịch hay không cần phải xem sự kết hợp hoàn chỉnh giữa các yếu tố

Trong Luật du lịch Việt Nam (Chương I, Điều 4) không qui định về điểm đến du lịch nhưng lại qui định về điểm du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch" Như vậy, điểm đến du lịch và điểm du lịch là khác nhau Xét theo mỗi quan niệm thì có thể thấy rằng được hiểu là một vị trí địa lý, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được quy hoạch, quản lý và thiết kế các tiện nghi, dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu khách du lịch Điểm du lịch chính là một phần của điểm đến du lịch.

Việt Nam có nhiều điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế Năm 2014, Đảo Phú Quốc, đồi cát Mũi Né, Đồng bằng sông Cửu Long, Sa Pa và địa đạo Củ Chi là 5 trong số 19 điểm đến được báo Huffington Post của Mỹ xếp vào danh sách những điểm đến ở Đông Nam Á “có thể thay đổi cuộc sống của bạn”.

1.1.2 Đặc điểm của điểm đến du lịch Được thẩm định về văn hóa: Các du khách thường cân nhắc một điểm đến có hấp dẫn và đáng để đầu tư thời gian, tiền bạc đến tham quan du lịch hay không Do đó có thể nói điểm đến là sự thẩm định về văn hóa của khách thăm Một điểm đến có hấp dẫn hay không phải do sự cảm nhận của du khách quyết định Sự thay đổi khẩu vị của du khách và kiểu mốt du lịch sẽ được bộc lộ qua các điểm đến du lịch Điều đó có nghĩa là các điểm đến đã được hình thành luôn sẵn các cơ hội mới nhưng đồng thời cũng luôn rình rập các đe dọa bởi chúng có thể bị lỗi mốt Do đó, vấn đề quan trọng là phải tạo ra và duy trì sự khác biệt giữa điểm đến du lịch và môi trường gia đình thông qua việc thiết kế và quản lý các điểm đến và đồng thời cũng cần tránh sự phát triển các cảnh quan du lịch mang tính chất “đồng phục”.

Có tính không tách biệt: Du lịch được tiêu thụ ở nơi mà nó được sản xuất ra – các du khách phải hiện hữu tại điểm đến để thu nhận được các kinh nghiệm du lịch Các điểm đến có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực du khách và có thể phải chịu đựng sự biến đổi do chính bản chất của du lịch là thu hút mọi người và có thể phải chịu đựng sự biến đổi do chính bản chất của du lịch là thu hút mọi người đến các nơi duy nhất nhưng lại dễ bị thương tổn Điều này càng trở nên tồi tệ hơn trước thực tế áp lực của khách thường tập trung theo thời vụ tại những địa điểm nổi tiếng nhất định Do vậy công tác dự báo dung lượng và các đặc tính của thị trường là một công việc bắt buộc và phải đảm bảo chính xác trước khi bắt đầu xây dựng một điểm đến du lịch

Có tính đa dụng: Cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch về cơ bản không phục vụ riêng cho hoạt động du lịch mà phục vụ cả người dân địa phương và các đối tượng khác Thông thường, các dịch vụ/ tiện nghi, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ở điểm đến du lịch thường phục vụ cư dân địa phương những vào một thời gian nhất định khi nhu cầu du lịch tăng cao thì lại được sử dụng để phục vụ du khách Trong khi tại các điểm đến du lịch, bên cạnh dân cư địa phương còn có sự có mặt của khách du lịch và những đối tượng khác nên đôi khi gây ra những tranh chấp nhất định Vì thế, để giải quyết vấn đề này, cần sự quản lý chặt chẽ của các tổ chức quản lý điểm đến để đưa ra những giải pháp phù hợp, cân đối được lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Có tính bổ sung: Trên thực tế, những trải nghiệm của du khách tại điểm đến không được cấu thành bởi bất kỳ một yếu tố riêng lẻ nào mà được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau vì nhu cầu của du khách trong chuyến đi là rất đa dạng Vì thế, điểm đến du lịch triển khai nhiều các yếu tố khác nhau bổ sung cho hoạt động du lịch để phục vụ khách và góp phần làm gia tăng trải nghiệm cho du khách tại điểm đến Những yếu tố này có ý nghĩa bổ sung, hỗ trợ nhau để cùng đáp ứng nhu cầu đa dạng và mang lại những trải nghiệm tích cực cho du khách tại điểm đến du lịch.

1.1.3 Phân loại điểm đến du lịch

Căn cứ vào vị trí của điểm đến trong chương trình du lịch: Điểm đến du lịch có ý nghĩa khác nhau trong mỗi chuyến hành trình của du khách Trong chuyến hành trình của mình, du khách có thể dừng lại ở điểm đến này lâu hơn điểm đến kia Khi xem xét vị trí của từng điểm đến trong chuyến đi của khách, chia điểm đến du lịch thành 2 loại:

- Điểm đến, điểm tham quan du lịch cuối cùng (final)

- Điểm đến, điểm tham quan du lịch trung gian (intermediate)

Căn cứ vào tiêu thức địa lý: Dựa vào đó có thể quyết định hoạt động trong một hay vài vùng địa lý hay hoạt động trong tất cả các vùng, nhưng chú ý đến những sự khác biệt về nhu cầu và sở thích của từng vùng địa lý.

Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: Điểm đến, điểm tham quan du lịch có giá trị tài nguyên nhân văn; điểm đến, điểm tham quan du lịch có giá trị tài nguyên tự nhiên.

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Điểm đến, điểm tham quan du lịch là tỉnh, miền, đất nước; điểm đến, điểm tham quan du lịch là một nhóm đất nước, một châu lục.

Nội dung các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm đến du lịch

1.2.1 Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận thị trường

Vị trí địa lý điểm đến du lịch quá xa nguồn khách: khách du lịch sẽ hạn chế lựa chọn điểm đến du lịch đó do thời gian tiếp cận điểm đến du lịch dài, chi phí cao Điều này được gọi là hiệu ứng phân rã khoảng cách.

Khả năng tiếp cận thị trường điểm đến du lịch khó khăn Điểm đến du lịch nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh khiến mạng lưới giao thông, phương tiện giao thông không phát triển, đi lại khó khăn, mất thời gian di chuyển, tốn kém nhiều chi phí và không đảm bảo an toàn.

Các thủ tục xuất nhập cảnh không thuận lợi cho khách du lịch quốc tế.

1.2.2 Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch

Là một trong những yếu tố quan trọng để xây dụng hình ảnh của điểm đến du lịch. Phản ánh cảm nhận và ý kiến của du khách về khả năng được cảm nhận của điểm đến để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Khuyến khích khách du lịch tới tham quan và lưu trú tại điểm đến du lịch.

Khả năng thu hút điểm đến là do độ hấp dẫn về các yếu tố thuộc tính của điểm đến đối với những nhận thức của du khách.

1.2.3 Yếu tố văn hóa của điểm đến du lịch

Tác động đến nhu cầu du lịch của con người và là động lực thu hút khách du lịch

Làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách có động cơ chính của chuyến đi là tìm hiểu và cảm thụ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của điểm đến du lịch.

1.2.4 Sự sẵn sàng của các dịch vụ du lịch

Là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch, nó có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên, phục vụ và thu hút khách du lịch

Một điểm đến du lịch hấp dẫn cần có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn, cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu tốt của khách du lịch, bao gồm:

- Hệ thống cơ sở vật chất cung cấp các dịch vụ du lịch

- Hệ thống cơ sở vật chất cung cấp các dịch vụ mua sắm, giải trí và chăm sóc sức khỏe

- Hệ thống cơ sở dịch vụ phục vụ sinh hoạt.

Giá cả là một vấn đề quan trọng trong việc lôi kéo khách du lịch, làm tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch này với điểm đến du lịch khác.

Giá cả dịch vụ bao gồm các yếu tố chi phí liên quan đến tất cả các sản phẩm dịch vụ mà du khách sử dụng tại điểm đến du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vé tham quan địa điểm,…

Giá cả dịch vụ quyết định đến sự thu hút du khách và du khách sẽ có sự so sánh về giá cả giữa điểm đến du lịch trước khi họ quyết định đi du lịch.

1.2.6 Hòa bình, ổn định và an toàn

Hoạt động du lịch rất nhạy cảm với yếu tố an ninh – an toàn vì đây là yếu tố chi phối tổng thể và toàn diện đến phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, cũng như điểm đến du lịch nói riêng.

Sự hòa bình, ổn định về chính trị là cơ sở thuận lợi để đảm bảo an ninh – an toàn cho du khách lựa chọn điểm đến du lịch (đặc biệt đối với du khách quốc tế) → là yếu tố quyết định quan trọng đến khả năng cạnh tranh. Điểm đến du lịch và hình ảnh điểm đến là mối quan tâm chính của du khách khi lựa chọn điểm đến du lịch, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động hiện nay.

1.2.7 Hình ảnh điểm đến du lịch

Hình ảnh của điểm đến du lịch ảnh hưởng tới hành vi của du khách

Hình ảnh của điểm đến bao gồm tổng thể các yếu tố chất lượng môi trường, sự an toàn, mức độ dịch vụ, và sự thân thiện của người dân Để tạo dựng hình ảnh của một điểm đến du lịch, có thể sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến

Hình ảnh có thể được hình thành đối với cả du khách đã từng tới điểm đến hoặc du khách tiềm năng thông qua những thông tin về điểm đến.

1.2.8 Chính sách du lịch chuyên nghiệp

Là điều kiện tiên quyết để phát triển điểm đến du lịch

Cần có đường lối, chính sách mang tính định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện kịp thời để phát triển:

- Chính sách phát triển du lịch được tích hợp vào các chính sách tổng thể phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương

- Cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch

- Chính sách hòa bình, hợp tác với các quốc gia trên thế giới để thúc đẩy phát triển du lịch.

THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ KÉO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

Giới thiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam Đà Nẵng được mệnh danh là “thành phố đáng đến nhất Việt Nam” – nơi đây đang dần trở thành điểm sáng của cả nước trong lĩnh vực du lịch, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm bởi vẻ trẻ trung, văn minh, và hiện đại.

Vị trí địa lý: Vị trí địa lý vô cùng thuận lợi phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng.

Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 - 9, mùa mưa từ tháng 10 - 12. Địa hình: Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, có độ dốc lớn.

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn.

Tài nguyên đất: Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa,

Tài nguyên nước: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.

Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư và lao động: Dân số của Đà Nẵng theo Tổng cục điều tra năm 2019 là khoảng 1,134 triệu người, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,45% Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng tăng với tốc độ nhanh hơn dân số; trong giai đoạn 2010 – 2019 tăng bình quân 2,46%; tỷ lệ lao động qua đào tạo của Đà Nẵng cao hàng đầu cả nước.

Cơ cấu lao động đang làm việc theo loại hình kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ và chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong các ngành dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông nghiệp.

Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: Được đầu tư và phát triển đồng bộ hệ thống mạng lưới giao thông, mạng lưới giao thông ở Đà Nẵng thuộc vào loại tốt và hợp lý ở nước ta Đà Nẵng có hệ thống thông tin truyền thông được đầu tư rất đồng bộ.

Có thể nói hệ thống thông tin truyền thông đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh, đảm bảo nhu cầu trong nước và quốc tế

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Thành phố có nhiều khởi sắc sau dịch, Thành phố có tốc độ phục hồi nhanh, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đều đạt và vượt kế hoạch, trong đó, nổi bật GRDP năm 2022 tăng 14,05% so với năm 2021, đứng thứ 3 cả nước Quy mô nền kinh tế Thành phố năm 2022 ước đạt hơn 125.219 tỷ đồng, quy mô tăng thêm hơn 17.381 tỷ đồng so với năm 2021 và cao hơn cùng kỳ năm 2019 là 14.032 tỷ đồng Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 120% dự toán Du lịch của Đà Nẵng phục hồi mạnh mẽ, số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tăng gấp 3 lần so với năm

2021 Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt gần 2,1 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2021 Công tác an sinh xã hội được đẩy mạnh, nhất là mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Núi Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hills, Đèo Hải Vân, Bãi biển Mỹ Khê, Bãi biển Non Nước …

Tài nguyên du lịch nhân văn:

Các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Quân khu

V, Bảo tàng Chăm, Đình làng Tuý Loan,

Lễ hội: Quan thế âm, lễ hội làng Tuý Loan, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội kinh khí cầu, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế,

Làng nghề nổi tiếng như làng đá Mỹ nghệ Non, làng dệt chiếu Cẩm Lệ, làng nước mắm Nam Ô,…

2.1.4 Kết quả hoạt động du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây

Du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây biến động bất thường do dịch bệnh covid-19 kéo dài Nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành (tỷ đồng)

Bảng 1: Du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2020 – 9/2023

Du lịch Đà Nẵng ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, từ tháng Ba đến hết năm 2020 Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế.

- Số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 2,7 triệu lượt, giảm 63,2% so cùng kỳ năm 2019, trong đó lượt khách quốc tế giảm 75,4%

- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành ước đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng, giảm 58,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện biến chủng mới, lan rộng toàn cầu và trong phạm vi cả nước Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, các quy định liên quan đến cách ly còn khác nhau giữa các địa phương, giữa các quốc gia Tâm lý du khách vẫn còn lo ngại và hạn chế đi du lịch.

- Đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động du lịch trên địa bàn, số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 1,17 triệu lượt khách, giảm 55,8% so với 2020; khách quốc tế ước đạt 110 ngàn lượt, giảm 84,2% so với cùng kỳ năm 2019; khách nội địa ước đạt gần 1,06 triệu lượt, giảm 45,5% so với cùng kỳ

- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành ước đạt gần 11 nghìn tỷ đồng giảm 15,4% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành ước đạt 2.554 tỷ đồng, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước

 Năm 2022: Trở lại ngay sau dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng tiếp tục là một điểm nhấn trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế

Đánh giá chung thực trạng các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm đến du lịch Đà Nẵng

 Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận thị trường:

Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung độ của cả nước với hệ thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển; nằm ở trung tâm của tam giác di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An Cùng với vị trí đắc địa, Đà Nẵng sở hữu tiềm năng du lịch phong phú và nhiều tài nguyên du lịch có giá trị như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà Đặc biệt bãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng đã từng được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh Những đặc điểm đó đã tạo nên nét hấp dẫn, là cơ sở để xây dựng thành những sản phẩm du lịch đặc thù làm điểm nhấn cho du lịch Đà Nẵng.

Sự gần gũi với các địa điểm du lịch khác như Huế - với di sản văn hóa lớn và Hội

An - với kiến trúc cổ kính, tạo ra một hành trình du lịch đa dạng và phong phú Đà Nẵng không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho du khách Việt Nam mà còn thu hút du khách quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch khu vực. Đà Nẵng là thành phố trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên Đà Nẵng sẽ là điểm trung chuyển, là điểm đến thu hút du khách đến vui chơi giải trí, mua sắm, học hành, y tế, tạo thành du lịch đô thị, giống như Dubai hay Singapore Đà Nẵng có tiềm năng và hạ tầng rất phù hợp để phát triển theo định hướng này Từ đó phát triển nhóm sản phẩm du lịch đô thị.

 Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch :

Du khách đến với Đà Nẵng, thích nhất là ở nơi này vừa có biển, vừa có núi lại vừa có sông Không chỉ thế, từ Đà Nẵng, du khách chẳng mất nhiều công sức hay thời gian cũng có thể ghé thăm các địa điểm du lịch lân cận vốn cực kỳ nổi tiếng Họ có thể chạy xe máy về Hội An, cũng có thể lên bus mất khoảng 1 tiếng đi ngắm Lăng Cô hay ra thẳng Huế thưởng thức hương vị trầm mặc của vùng đất cố đô Phía Tây Đà Nẵng có Bà Nà, có núi Thần tài, có hệ sinh thái du lịch nông nghiệp… Đây là tiềm năng để Đà Nẵng đầu tư phát triển nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch Ngoài ra, hệ sinh thái về đêm, Bà Nà Hills đã có sản phẩm về đêm, Công viên châu Á được kỳ vọng biến thành trung tâm giải trí về đêm… có các điểm vui chơi, giải trí, ăn uống về đêm như phố đi bộ An Thượng… , trước mắt đáp ứng được một số nhu cầu cơ bản của du khách Ẩm thực tại Đà Nẵng thực sự đa dạng và phong phú Có rất nhiều món ăn ngon và độc được du khách yêu thích.

Không chỉ du khách nước ngoài mà ngay cả du khách Việt Nam cũng cực kỳ ấn tượng với sự thân thiện và gần gũi của người dân nơi đây.

Lễ Hội Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng: Mỗi năm, lễ hội này thu hút hàng triệu du khách với màn trình diễn pháo hoa đẳng cấp thế giới.

Sự Kiện Nghệ Thuật và Văn Hóa: Các sự kiện văn hóa và nghệ thuật đa dạng, thường xuyên tổ chức tại thành phố.

 Yếu tố văn hóa của điểm đến du lịch : Văn hóa Đà Nẵng là nơi giao lưu hội tự những nét văn hóa của nhiều vùng miền Gìn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của Đà nẵng mà khi du khách đến sẽ có những ấn tượng sâu sắc.

 Sự sẵn sàng của các dịch vụ du lịch :

Dịch vụ vận chuyển phong phú và đa dạng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách du lịch Đa dạng các loại hình lưu trú, thu hút được nhiều đối tượng khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Hiện nay thành phố Đà Nẵng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch rất được chú trọng Như việc đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch (nhiều khu vui chơi, giải trí xứng tầm quốc tế); mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch (Đà Nẵng ồ ạt xây dựng rất nhiều khách sạn, resort chuẩn quốc tế); xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch.

 Giá cả dịch vụ : Nhìn chung giá cả không quá đắt đỏ phù hợp với sự chi trả của khách du lịch Đa dạng các loại hình lưu trú giúp du khách lựa chọn các hình lưu trú phù hợp với khả năng thanh toán Các trường hợp chèo kéo khách, tăng giá được xử lý tốt.

 Hòa bình, ổn định và an toàn : Tạo được môi trường du lịch thông thoáng, an ninh - an toàn, thân thiện và mến khách giúp hấp dẫn, thu hút khách, đến với Đà Nẵng thời gian qua.

 Hình ảnh điểm đến du lịch: Tạo nên thương hiệu “Đà Nẵng - thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và trải nghiệm Cụ thể là chương trình thành phố “5 không”, “3 có” và “4 an”.

 Chính sách du lịch chuyên nghiệp: Đà Nẵng đã đưa ra những chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa phương.

 Về vị trí và khả năng tiếp cận tiếp cận thị trường

Trước hết, vị trí địa lý "trung lập" của Đà Nẵng giữa Huế và Hội An có thể tạo ra một sự phân tán khách du lịch, khiến cho một số du khách chọn điểm đến khác nằm giữa các thành phố lớn này.

Tình trạng giao thông và cơ sở hạ tầng chưa đồng đều có thể tạo ra những khó khăn cho việc di chuyển trong thành phố, ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch của khách.

Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực trong thành phố có thể làm giảm trải nghiệm du lịch Một số khu vực có thể còn chưa phát triển đầy đủ cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch.

 Sự hấp dẫn của điểm đến du lịch

Tình trạng ô nhiễm môi trường và quản lý rác thải có thể giảm chất lượng của môi trường du lịch, làm mất đi một phần của sức hấp dẫn tự nhiên.

Sự bùng nổ về số lượng các cơ sở lưu trú không đồng nghĩa với sự nâng cao chất lượng của các cơ sở đó

Các dịch vụ ăn uống chưa đảm bảo được chất lượng sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các quán ăn bình dân, dịch vụ ăn uống tại các khu chợ,…

Ngoài ra, sự cạnh tranh cao từ các điểm đến khác trong khu vực có thể làm giảm lượng khách du lịch đến Đà Nẵng.

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ KÉO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

Nâng cao sự hấp dẫn của điểm đến du lịch Đà Nẵng

Đẩy mạnh mạng truyền thông, tuyên truyền quảng bá những hình ảnh đẹp, đặc sắc của Đà Nẵng từ cảnh quan, hình ảnh con người, nét văn hoá,…

Có kế hoạch truyền thông rõ ràng, theo từng giai đoạn, chiến dịch thu hút khách cụ thể theo từng tệp khách hàng Riêng thị trường quốc tế, ngành du lịch luôn nhấn mạnh thông điệp về hình ảnh Đà Nẵng Tập trung truyền thông quảng bá các hình ảnh đẹp về Đà Nẵng trên các kênh truyền thông phổ biến ( Facebook Vietnam Tourism, Board, Amazing Việt Nam)…

Tạo ra các sản phẩm mới để tăng sức hấp dẫn cho điểm đến: đặc biệt là phát triển kinh tế đêm Hình thành dịch vụ du lịch đường biển tại bán đảo Sơn trà; nghiên cứu công tác quản lý, khai thác dịch vụ tại các bãi biển trong và ngoài nước để đề xuất các sản phẩm, dịch vụ mới tại bãi biển.

Phát triển yếu tố văn hóa của điểm đến du lịch Đà Nẵng

Thực hiện Đề án Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hoá đồng bào dân tộc; hỗ trợ đồng bào trên địa bàn thành phố từng bước giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc; góp phần phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống.

Ngoài ra, có các chính sách hỗ trợ, gồm: Hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hoá và truyền thông về giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc; chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; Triển khai thực hiện, nghiên cứu đề xuất thành phố ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, người có công trong công tác bảo tồn và truyền dạy đi sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.Tăng cường liên kết giữa các ngành chức năng và cộng đồng trong phát triển du lịch Cần thực hiện tốt việc kết hợp giữa các ngành chức năng và địa phương trong việc đảm bảo môi trường du lịch thành phố Đồng thời, nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, có thái độ ân cần, thân thiện đối với du khách.

Giải pháp cải thiện sự sẵn sàng của điểm đến du lịch Đà Nẵng

Không ngừng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế; Hoàn chỉnh các tuyến đường ra vào thành phố; xây dựng mới các nút giao thông nội đô; nâng cấp các tuyến giao thông trục trong khu vực nội thành Xây dựng mới các bến xe liên khu vực và tu sửa hệ thống bến bãi nội đô Triển khai xây dựng các bến bãi đỗ xe ô tô (gồm cả các công trình ngầm) để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; Phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hiện đại mang tầm quốc gia, quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch nội địa; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự An toàn giao thông trong vận tải hành khách tại các cảng hàng không, sân bay; thường xuyên kiểm tra các quy định của pháp luật đối với đội ngũ phi công, tiếp viên phục vụ trên tàu bay, cương quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của khách du lịch; Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải khách, tập trung xử lý triệt để hiện tượng giả mạo xe taxi để lừa đảo hành khách. Cần bổ sung Bộ quy tắc ứng xử trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn về lưu trú du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; sớm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia trong du lịch; tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị khách sạn, kỹ năng nghề cho cán bộ quản lý và nhân viên cơ sở lưu trú du lịch; Phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực của Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam Các địa phương có kế hoạch hỗ trợ công tác bồi dưỡng nghiệp vụ nhân lực các cơ sở lưu trú trên địa bàn; Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chủ trương,mục tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các quy định, tiêu chuẩn đối với hoạt động lưu trú du lịch, yêu cầu các khách sạn cam kết thực hiện và duy trì chất lượng dịch vụ theo hạng sao đã được công nhận.

Giá cả dịch vụ tại điểm đến du lịch Đà Nẵng

Chính quyền đưa các quy định cụ thể về vấn đề giá cả đối với doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai, minh bạch giá cả và bán đúng giá niêm yết nhằm giữ chân du khách Doanh nghiệp du lịch cần đẩy mạnh quảng bá kết hợp với chính sách giá tốt để thu hút khách, kích cầu trong phạm vị vẫn giữ chất lượng phục vụ khách đồng thời giảm giá dịch vụ Tại các nhà hàng, khách sạn cần xây dựng những dịch vụ miễn phí,tặng sản phẩm đi kèm, Có các biện pháp mạnh xử lí các hành vi chặt chém, thổi giá.

Hòa bình, ổn định, an toàn cho du lịch Đà Nẵng

Đối với bãi biển công cộng chưa có cứu hộ và bãi biển phía trước các dự án du lịch chưa hoạt động kinh doanh, phải có hình thức đặt bảng cấm tắm biển và cử lực lượng tuần tra nhắc nhở người dân, du khách không tắm biển khu vực này Đối với bãi biển phía trước các dự án du lịch đã hoàn thành và đang hoạt động kinh doanh, yêu cầu chủ đầu tư và khách sạn tại khu vực này phải thực hiện bố trí lực lượng cứu hộ, quy định thời gian tắm biển và quản lý hướng dẫn khách tắm biển an toàn.

Chỉ đạo quyết liệt các phường tăng cường phối hợp với lực lượng công an để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là các chủ khách sạn về an ninh trật tự, nâng cao tinh thần cảnh giác trong khu dân cư.

Tăng cường thêm lực lượng bảo vệ đảm bảo tình hình an ninh trật tự bên trong và bên ngoài cơ sở các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và mua sắm để vừa đảm bảo an toàn cho du khách cũng như tài sản của khách sạn Mặt khác, cần phải nắm và kiểm tra kĩ thông tin của khách đến thuê phòng, trang bị hệ thống camera đặt ở những vị trí thuận lợi để dễ quan sát khách đi ra vào.

Các đơn vị cần kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn cho khách tham quan du lịch tại điểm đến Kiểm soát hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, trò chơi có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của du khách trên địa bàn phải đảm bảo an toàn Ngoài ra, thành phố cần tăng cường ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, các mô hình hạn chế tiếp xúc trực tiếp, trả lời các câu hỏi của khách hàng qua hệ thông chatbox trả lời tự động.

Nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch Đà Nẵng

Xử lý tốt các vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải: giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa trách nhiệm đối với tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu; thiết kế của các dự án trọng điểm của du lịch với tiêu chí hàng đầu là bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Đảm bảo lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương để họ tiếp tục phát triển du lịch. Cần lan tỏa nhận thức về tầm quan trọng của phát triển du lịch đến người dân toàn thành phố Khi du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố nghĩa là mỗi người dân cũng được hưởng lợi.

Tạo ý thức tham gia tự nguyện vào các hoạt động giữ gìn môi trường, góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường cho thành phố, tạo nên diện mạo thành phố xanh, sạch, đẹp trong mắt du khách.

Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch tại Đà Nẵng thông qua nhiều phương tiện truyền thông như phim ảnh, quảng cáo, chú trọng về sự thân thiện, văn minh, một thành phố mang đậm vẻ đẹp tự nhiên và đáng sống đến với mọi du khách để khơi gợi sự tò mò của họ.

Cơ chế, chính sách phát triển du lịch

Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư: Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên.

Cơ chế tài chính, ngân sách: Ưu tiên xem xét cân đối và bố trí từ nguồn ngân sách thành phố để triển khai thực hiện như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, có ý nghĩa trong việc phát triển du lịch của thành phố

Về xuất nhập cảnh, hải quan: Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý các thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch đến miền Trung

Về chính sách xã hội hóa du lịch: khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch xanh.

Nền công nghiệp không khói ở Việt Nam đang được đẩy mạnh trở thành ngành chiếm GDP hàng đầu ở nước ta và Đà Nẵng đang được tập trung hàng đầu về ngành du lịch với nhiều lợi thế về danh lam thắng cảnh Sau dịch Covid thì Đà Nẵng là tỉnh thành ở Việt Nam mà du lịch trở lại mạnh mẽ nhất từ khách du lịch trong nước đến du khách quốc tế Khai thác triệt để các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm đến du lịch là một cách hiệu quả để thu hút khách đến với địa phương. Đà Nẵng là một trong những thành phố du lịch trung tâm của cả nước , với vị thế đi đầu ngành Đà Nẵng luôn đứng đầu với vai trò quảng bá vẻ đẹp cũng như nền văn hoá nước nhà từ cách phát triển các yếu tố kéo ảnh hưởng đến điểm đến du lịch ĐàNẵng những năm qua đặc biệt là thời gian sau thời gian Covid thì nhờ vào sự cố gắng của chính phủ kết hợp người dân địa phương cũng như các sở ban ngành và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã khiến Đà Nẵng để lại dấu ấn to lớn và bộ mặt của du lịch Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Slide bài giảng quản lý điểm đến du lịch

2 Vũ Đức Minh (2008), Tổng quan về du lịch, NXB Thống kê.

3 Hà Nam Khánh Giao (2011), Marketing du lịch, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

4 www.vietnamtourism.gov.vn/BCTT-de-an-tieu-chi-diem-den-1111

5 https://mia.vn/cam-nang-du-lich/top-5-phuong-tien-di-chuyen-toi-da-nang- duoc-du-khach-lua-chon-nhieu-nhat-a

6 https://danangfantasticity.com/tin-tuc/danh-sach-co-so-luu-tru-du-lich-tren-dia- ban-thanh-pho-da-nang-da-duoc-xep-hang.html

7 https://vinpearl.com/vi/di-du-lich-da-nang-het-bao-nhieu-tien-7-meo-tiet-kiem- chi-phi-cuc-hieu-qua

8 https://sungroup.com.vn/tin-tuc/gia-ve-ba-na-hill-2023-la-bao-nhieu-da-bao- gom-nhung-gi-1644

1 Lars Aronsson (2000), The Development of Sustainable Tourism, Wellington House, London.

2 David Weaver, Laura Lawton (2006), Tourism Management, Jonh Wiley &Sons Australia, Ltd.

BIÊN BẢN HỌP NHÓM - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 9 Học phần: Quản lý điểm đến Du Lịch

- Buổi làm việc nhóm lần thứ: 1

- Địa điểm làm việc: Google meet

- Thời gian: từ 21h giờ đến 21h30, ngày 5 tháng 10 năm 2023

II, Thành viên tham gia

Bổ sung : Lê Quang Hiển

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN